Đề tài Toán học và các trò chơi cho trẻ lớp mẫu giáo 3- 4 - 5 tuổi

- Học sinh mầm non nói chung và học sinh Mẫu giáo nói riêng, thường sự tri giác trên tổng thể sự chú ý không chủ định còn chiếm ưu thế sự chú ý này chưa bền vững, sự chú ý này thường hướng ra bên ngoài, chưa có khả năng hướng vào bên trong trí nhớ trực quan hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ máy móc hình tượng, hình ảnh cụ thể là các câu chữ khô khan.

- Trí tưởng tượng còn tản mạn ít có tính chất còn chịu tác động nhiều của hứng thú, kinh nghiệm sống và mẫu hình đã biết.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Toán học và các trò chơi cho trẻ lớp mẫu giáo 3- 4 - 5 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán học và các trò chơi cho trẻ lớp mẫu giáo 3- 4 - 5 tuổi. A. Phần I: Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục - Đào tạo là một trong những công tác được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu một đất nước có văn minh giầu đẹp kinh tế phát triển mạnh hay không phần lớn phụ thuộc vào giáo dục - Đào tạo của đất nước đó. Chính vì thế Đảng đã giao cho ngành giáo dục - Đào tạo trực tiếp giữ vai trò chính trong việc đào tạo con người. Như chúng ta đã biết muc tiêu của giáo dục từ Mầm non trở lên, là hình thành cho trẻ những chức năng tâm lý, năng lực và nhân cách ban đầu và chuẩn bị cho trẻ những kiến thức sơ đẳng rồi đi đến những kiến thức cơ bản hiện đại và phù hợp với thực tiễn của nước ta. Đồng thời rèn cho trẻ có một hệ thống kỹ năng, kỹ sảo để trẻ nhớ lâu và kỹ hơn. Để đạt được những mục tiêu đó hiện nay ở ngành học Mầm non đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học. Riêng dạy học môn toán dựa vào những hoạt động tích cực chủ động sáng tạo của học sinh với sự trợ giúp hợp lý của các hình thức tổ chức dạy học là chủ thể tích cực cô là người tạo ra cơ hội hướng dẫn trẻ gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá. Thật vậy, trong thực tế mỗi con người sinnh ra ai cũng phải trải qua quá trình giáo dục về mọi mặt đó là quá trình không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng. Nói đến giáo dục tự giáo dục cho từng giai đoạn, theo từng lứa tuổi. Trên đây đã không quên đến chương trình giáo dục Mầm non nói chung và chương trình giáo dục mẫu giáo 3- 4-5 tuổi nói riêng. Trong môn học và đã không quên môn toán là môn khoa học nghiên cứu nó đã xác định rõ của một thế giới hiện thực như quan hệ số lượng, cân đo những đối tượng như vậy rất trừu tượng khái quát với đặc điểm của môn toán. Như vậy cần phải có phương pháp phù hợp làm sao cho mỗi gìơ học toán để trẻ nhớ lâu hơn và kỹ hơn những kiến thức. Đặc biệt là với toán của trẻ Mẫu giáo 3- 4-5 tuổi bài nọ liên quan đến bài kia và đặc trưng cho lứa tuổi Mầm non là “ Chơi mà học, học mà chơi ”. Bởi vậy trò chơi toán học giữ một vai trò quan trọng và cần thiết là được coi là thành phần chính trong nội dung dạy học trò chơi làm tăng tính chất thoải mái vui tươi trong học tập kích thích sự hứng thú, nâng cao tính tích cực của tư duy trẻ. Trong giảng dạy thực tế trên lớp tôi nhận thấy đối với tiết toán học sinh thương không thích học bởi bản chất của môn học này vừa khó và vừa khô khan học sinh ít được chơi, có trò chơi thường chỉ là những trò chơi củng cố. Tôi chợt nghĩ mình cần phải làm như thế nào để học sinh hào hứng đón đợi giờ học toán như những giờ học khác, làm thế nào để học sinh nhớ được kiến thức của bài sâu hơn xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “ Toán học và các trò chơi cho trẻ Mầm non ”. 2. Mục đích chọn đề tài. Với mục đích bước đầu tìm hiểu thực trạng của môn toán và việc áp dụng các trò chơi trong việc dạy học để nâng cao chất lượng học tập từ đó tôi vận dụng kiến thức đã học và qua học hỏi để nghiên cứu và áp dụng trò chơi vào các tiết dạy học toán nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong môn học toán cho phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ trong trường Mầm non. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài toán học và các trò chơi cho trẻ 3- 4-5 tuổi. Học sinh trường Mầm non Ta Gia Học sinh lớp Mẫu giáo Bản Huổi Cầy 4. Đặc điểm tình hình. Tổng số: 15 học sinh. Trong đó trẻ: 5 tuổi: 3 4 tuổi: 7 3 tuổi: 5 100% là dân tộc HMông. a. Thuận lợi: Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm và chỉ đạo sát sao mọi hoạt động của lớp. Trưởng bản cùng các bậc phụ huynh luôn có tinh thần đoàn kết giúp đỡ cô giáo trong việc huy động trẻ ra lớp. b. Khó khăn: Do trẻ có nhiều độ tuổi ghép lại nêm việc nhận thức của trẻ còn hạn chế. Một số trẻ bắt đầu đến lớp nên còn quấy khóc nhiều có phần ảnh hưởng đến việc dạy học của cô giáo. Trẻ 100% là con dân tộc nên trẻ còn nói ngọng, một số trẻ còn chưa biết nói Tiếng việt nên việc học tập chưa có hiệu quả. Lớp học còn phải học nhà tạm nên chưa có điều kiện cho trẻ hoạt động thoả đáng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. a. Đối với giáo viên. Cần có kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng. Nghiên cứu kỹ nội dung của từng loại bài trong toán học sao cho phù hợp. Nắm rõ và làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài học toán. Truyền thụ kiến thức chính xác của môn học. Ra vào lớp đúng giờ, giảng dạy nhiệt tình, có đồ dùng trực quan. b. Đối với học sinh: Đi học chuyên cần. Trong lớp chú ý nghe cô. 6. Các phương pháp nghiên cứu. - Khảo sát điều tra đúc rút kinh nghiệm vận dụng vào thực tế. - Tìm hiểu sự hứng thú và đặc điểm nhận thức của trẻ Mầm non về phương pháp dạy toán và trò chơi toán học. - Phương pháp áp dụng các trò chơi trong môn toán và hứng thú của trò chơi toán học đối với học sinh. - Đề xuất các biện pháp đưa trò chơi dạy học toán vào tiết học một cách hợp lý nhằm phát huy hiệu quả của phương pháp trò chơi trong dạy học toán. - Phương pháp đánh giá kết quả. B. Phần II: Giải quyết vấn đề. 1. Một số vấn đề chung về môn toán học và phương pháp trò chơi dạy toán trẻ mẫu giáo. a. Vài nét về đặc điểm nhận thức học toán của trẻ. - Học sinh mầm non nói chung và học sinh Mẫu giáo nói riêng, thường sự tri giác trên tổng thể sự chú ý không chủ định còn chiếm ưu thế sự chú ý này chưa bền vững, sự chú ý này thường hướng ra bên ngoài, chưa có khả năng hướng vào bên trong trí nhớ trực quan hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ máy móc hình tượng, hình ảnh cụ thể là các câu chữ khô khan. - Trí tưởng tượng còn tản mạn ít có tính chất còn chịu tác động nhiều của hứng thú, kinh nghiệm sống và mẫu hình đã biết. b. Phương pháp chủ yếu khi dạy toán ở trường Mầm non. * Hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ. - Dạy trẻ đếm, biết so sánh ít nhiều. - Dạy trẻ biết thực hành theo tốc độ đơn giản về chiều cao của 3 đối tượng. - Trẻ nhận biết gọi tên các hình và mầu sắc. - Xác định vị trí của vật với các hướng cơ bản của bạn và của mình, như phía trên, phải, trái, trước, sau. Với các mục tiêu đó khi dạy môn toán việc sử dụng phương pháp trực quan được áp dụng nhiều, ngoài ra còn phương pháp quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và phương pháp không thể thiếu được là phương pháp dạy học môn toán rất phù hợp với đặc điểm tâm lý và trò chơi giữ vai trò quan trọng và được coi là một phần trong nội quy dạy học làm tăng tính chất tập kích thích hứng thú, nâng cao tính tích cực. c. Trò chơi dạy học toán. - Trò chơi dạy học toán là một phương pháp và là hình thức tổ chức dạy học góp phần phát huy tính tích cực của học sinh và làm cho việc dạy học toán có kết quả cao gây hứng thú học tập cho học sinh có tác dụng củng cố khắc sâu, và mở rộng và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt sáng tạo góp phần giáo dục học sinh qua trò chơi toán học cần lựa chọn tổ chức các trò chơi trong các giờ học toán cho phù hợp. d. Trò chơi học tập là trò chơi có mục đích và rõ nét vừa là phương pháp vừa là hình thức dạy học thấy hấp dẫn, thích hợp với đặc điểm tâm sin h lý của lứa tuổi Mầm non. - Trò chơi góp phần giải quyết tốtg mâu thuấn việc trẻ muốn độc lập, tự chủ, thích làm người lớn với khả năng tự có của bản thân. - Qua trò chơi trẻ được học tập làm thử đồn tình tích cực suy nghĩ để khẳng định mình từ đó có thể hình thành được nhân cách rèn tính trung thực tinh thần hợp tác tập thể tự tin khéo léo, linh hoạt và sáng tạo trẻ được “ chơi khi học và học khi chơi ”. 2. Phân loại trò chơi và cách thức. a. Phân loại trò chơi. b. Cách thức. - Nêu tên trò chơi. - Giới thiệu trò chơi - làm mẫu chơi thử. - Tiến hành chơi: cá nhân - nhóm - tập thể. - Đánh giá - xếp loại. 3. Giới thiệu một số trò chơi toán học. * Trò chơi tìm đúng nhà. a. Chuẩn bị: Có 3 ngôi nhà: 1 nhà dán một chấm tròn. Nhà thứ 2 gián 2 chấm tròn. Nhà thứ 3 gián 3 chấm tròn. - Số lượng đủ mỗi trẻ 1 thẻ và cho trẻ quan sát thẻ trên tay và qua sát nhà có số chấm tròn giống trên tay cô và trẻ vừa đi vừa hát khi nghe tìn hiệu tìm nhà thì trẻ tìm nhanh vẽ nhà của mình. 4. Vài nét về sự hứng thú của học sinh. Khi ta thấy một học sinh thật sự có sự hứng thú với môn toán là ta đã nhận ra rằng trẻ này đã có ý thức và hiểu rõ ý nghĩa của môn học đối với bản thân mình. Đồng thời trẻ ấy cũng có tình cảm đặc biệt với môn học và học tập say sưa để đạt được kết quả cao. 5. Quan điển cá nhân. Tôi nghĩ với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là chủ đạo, chính vì thế trẻ được học trong lúc chơi và ngược lại trẻ được vui chơi trong lúc học vì thế nên dù học hay chơi thì trẻ vẫn phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn. vui chơi cho trẻ vui vẻ thoải mái, trẻ được chơi các trò chơi chọn lọc và xuất hiện các trò chơi mới. Những trò chơi được vận dụng vào kiến thức môn toán những trò chơi sau những bài học được sự tổ chức của cô tác động đến tri thức của trẻ góp phần làm cho tâm hồn trẻ thêm phong phú cuộc sóng của trẻ thêm tươi sáng, lành mạnh hơn những trò chơi đã đi vào chức năng như một hình thức hoạt động tạo ra sự thoải mái vui vẻ, không làm cho trẻ bị ức chế trong qua trình học tập kéo dài. Duy trì tính tích cực học tập của môn toán của trẻ Mầm non với tính chất này là phương pháp dạy học qua trò chơi học sinh sẽ được củng cố kiến thức bằng hình thức “ chơi mà học ”. 6. Những kết quả điều tra khảo sát thực tế. a. Một số thông tin ban đầu về việc học toán qua tổ chức trò chơi cho trẻ lớp ghép trường Mầm non Ta Gia. Sau khi nhận lớp qua thực tế giảng dạy của đầu năm học đã kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh cụ thể như sau: Thực trạng về việc tổ chức trò chơi dạy toán. Năm học Lớp TSHS Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu 2008 - 2009 Mẫu giáo 3- 4 - 5 tuổi 15 Đầu năm 1 10 4 Kỳ I Một số trẻ mới đến lớp còn khóc nhiều nên việc nhận thức của trẻ còn nhiều hạn chế. - Trẻ có nhiều độ tuổi khác nhau nên việc nhận thức của trẻ không đồng đều. - Sau một học kỳ, tôi thấy chất lượng môn toán đã tăng lên rõ rệt so với đầu năm các giờ toán đã được tổ, đánh giá % trẻ nhận thức được bài. - Sử dụng trò chơi toán học vào tiết học toán đã đưa lại những kết quả đáng khích lệ trẻ hăng hái học toán hơn, giờ toán trở nên sôi nổi như các giờ học khác trẻ nhớ kiến thức lâu hơn qua các trò chơi và rất mong được chơi thật nhiều các trò chơi toán học. 7. Giải pháp. Muốn đạt đươc vấn đề nêu trên một cách có hiệu quả bản thân cô giáo phải là người tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình với công việc có dự chuẩn bị bài chu đáo và nhận thức rõ về vấn đề cần thực hiện có như vậy chất lượng mới được từng bước đi lên. - Giáo viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu, soạn giáo án để tìm ra trò chơi một cách khoa học và phù hợp với bài học và nhận thức của trẻ. - Ngoài các trò chơi tham khảo, và các trò chơi phản ánh sinh động giáo viên nên sưu tầm những câu đố về toán học và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện chơi và chọn thời điểm thích hợp dự kiến thời gian chơi có hình thức thưởng phạt kịp thời để kích thích sự hứng thú của học sinh. - áp dụng thường xuyên các trò chơi vào toán học. C. Phần III: Kết thúc vấn đề. Qua thực tế nghiên cứu giảng dạy tôi thấy trò chơi toán học là một phương pháp hình thức tổ chức dạy học góp phần phát triển tính tích cực của trẻ bởi lẽ đặc trưng của lứa tuổi học sinh Mầm non là “ Chơi mà học học mà chơi”. Nếu như các tiết học ( Đặc biệt là tiết toán ) mà không có các trò chơi thì sẽ rất căng thẳng trẻ ở lứa tuổi này lại nhanh chán dẫn đến việc tiếp thu kiến thức sẽ bị động không phát huy được tính tự giác sáng tạo vốn có của trẻ. Ta thường nói nếu chơi cho tinh thần sảng khoái trở lại sau mỗi giờ học căng thẳng việc đưa các trò chơi vào môn học toán là việc làm cần thiết vì sau mỗi trò chơi có tác động rất nhiều đến trí tuệ của trẻ qua đó khiến trẻ nhớ lâu hơn ngoài ra trò chơi có chức năng như một hình thức nghỉ ngơi, thư giãn không bị ức chế trong quá trình học tập kéo dài duy trì tính tích cực toán học ở trẻ. Tóm lại cô giáo là người trực tiếp đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Mỗi người ta đều phải cố gắng hết mình ở mọi lính vực nhiều hình thức và lòng say mê nghề nghiệp tất cả vì học sinh cac dân tộc thân yêu, thực sự là người mẹ thứ 2 đối với học sinh, cần gần gũi quan tâm, giúp đõ các em về mọi mặt. Để đạt được điều đó giáo viên cần không ngừng rèn luyện tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, trau dồi các kiến thức đã học rút ra những kinh nghiệm giảng dạy sao cho bài dạy ngày càng hay hơn, chất lượng tiết dạy ngày càng cao hơn để đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng đổi mới và tiến bộ nhằm chuẩn bị cho trẻ những hành trang ban đầu để bước vào học lớp 1 và hiểu thêm về nhân cách con người mới của xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Người viết Trần Thị Đào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docToán học và các trò chơi cho trẻ lớp mẫu giáo 3- 4 - 5 tuổi.doc
Tài liệu liên quan