MỤC LỤC
MỤC LỤC. iii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH.v
DANH SÁCH BẢNG BIỂU. viii
CHỮ VIẾT TẮT .ix
MỞ ĐẦU.x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỐI ƯU HÓA VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ BẰNG
ĐƯỜNG ỐNG KẾT NỐI.1
1.1. Tổng quan về tối ưu hóa vận chuyển dầu khí bằng đường ống kết nối.1
1.2. Mục đích của việc tối ưu hóa vận chuyển dầu khí trong đường ống .2
1.3. Phương pháp tối ưu hóa.3
1.3.1. Mục tiêu tối ưu hóa.3
1.3.2. Các thông số kiểm soát quá trình tối ưu hóa .3
1.3.3. Các phương pháp sử dụng cho quá trình tối ưu hóa.3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT DÒNG CHẢY ĐA PHA TRONG ĐƯỜNG ỐNG
VẬN CHUYỂN .8
2.1. Tổng quan về dòng chảy đa pha .8
2.1.1 Các chế độ dòng chảy trong đường ống nằm ngang.8
2.1.2 Các chế độ dòng chảy trong đường ống thẳng đứng .10
2.1.3 Biểu đồ chế độ dòng chảy (Flow regime maps) .11
2.2 Cơ sở tính toán và xây dựng mô hình dòng chảy hai pha .15
2.2.1. Phương trình bảo toàn khối lượng.15
2.2.2. Phương trình bảo toàn động lượng.16
2.2.3. Phương trình bảo toàn năng lượng .17
2.2.4. Phương trình áp suất.18
2.2.5. Sự truyền khối giữa bề mặt phân cách các pha .18
2.3. Các tính chất cơ bản của chất lưu vận chuyển trong đường ống.19
101 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tối ưu hóa quá trình vận chuyển hỗn hợp dầu khí bằng đường ống ngầm dưới biển từ mỏ cá ngừ vàng đến giàn xử lý trung tâm số 3 của mỏ Bạch Hổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c loại chất lỏng.
Khi τo = 0, n =1 ta có mô hình Newton : .
v
y
τ µ
∂
= ∂
Luận văn tốt nghiệp Lý thuyết dòng chảy đa pha trong đường ống
____________________________________________________________________________
SVTH: Đỗ Xuân Hòa –MSSV: 30800690 22
Khi τo = const, n = 1 ta có mô hình Bingham : 0 .p
v
y
τ τ µ
∂
= + ∂
Khi τo = 0, n < 1 ta có mô hình Ostwald : .
n
vk
y
τ
∂
= ∂
Khi τo = 0, n > 1 ta có mô hình Dilatant : .
n
vk
y
τ
∂
= ∂
- Mô hình chất lỏng nhớt dẻo Bingham (Birmingham plastic)
Tất cả những quan hệ trong đó pha lỏng bị ràng buộc bởi một cấu trúc mạng
chất rắn (mạng tinh thể paraffin trong dầu thô), hệ đó chỉ có khả năng chuyển động khi
hệ thống mạng bị phá vỡ. Khi hệ thống mạng bị phá vỡ hoàn toàn, dòng chảy tuân theo
quy luật của chất lỏng Newton thì hệ đó được gọi là chất lỏng nhớt dẻo Bingham.
Các nghiên cứu mô hình lưu biến của dầu mỏ chứng minh rằng ở điều kiện nhiệt
độ đông đặc, dòng chảy của dầu tuân theo mô hình Bingham. Sử dụng mô hình
Bingham trong nghiên cứu dầu nhiều paraffin độ nhớt cao đã được trình bày trong các
công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của Mirzanzadeh, Gubin. Phương trình
lưu biến:
( )
0
0
0 0
0
YP + PV. .
1p
p
v if
yv with
vy if
y
τ τ
τ γ τ µ
τ τ τ τ
µ
∂ = >∂∂ = = + ∂∂ = − ≤
∂
(2.30)
Nếu 0τ τ≤ , lúc này chất lỏng không chảy,
Nếu 0τ τ> , xuất hiện chảy nhớt.
Trong đó,
YP : giới hạn chảy (yield point),
PV - μp : độ nhớt dẻo (plastic viscosity),
τo : ứng suất trượt tĩnh (ứng suất trượt tới hạn), (Pa).
Luận văn tốt nghiệp Lý thuyết dòng chảy đa pha trong đường ống
____________________________________________________________________________
SVTH: Đỗ Xuân Hòa –MSSV: 30800690 23
Ứng suất trượt tĩnh là giá trị mà áp lực tiếp tuyến phải thắng được để gây ra sự
trượt giữa hai lớp lân cận, khởi sự quá trình phá hủy cấu trúc trong dầu tạo ra dòng
chảy. τo phát sinh do quá trình tái tạo cấu trúc dầu ở trạng thái tĩnh có nhiệt độ thấp nên
nó là hàm số của thời gian tĩnh (thời gian ngừng vận hành). Thời gian càng dài thì cấu
trúc càng bền và τo càng tăng, kéo theo sự tăng của ứng suất trượt τ và do đó nó làm
tăng áp suất khởi động đường ống.
- Mô hình chất lỏng giả dẻo Ostwald (Pseudoplastic)
Chất lỏng giả dẻo là những chất lỏng có độ nhớt giảm nhanh khi gradient vận
tốc tăng. Hiện tượng giảm độ nhớt khác với chất lỏng Bingham, chất lỏng giả dẻo đã
bắt đầu chảy khi giá trị của τ còn rất nhỏ. Sự phụ thuộc của ứng suất trượt τ vào vận tốc
là đường cong đi qua gốc tọa độ và được biễu diễn bằng phương trình có dạng hàm số
mũ.
. 1
n
vk with n
y
τ
∂
= < ∂
(2.31)
Trong đó,
k : chỉ số độ sệt, đặc trưng cho độ nhớt,
n : hệ số mũ, đặc trưng cho mức sai lệch với chất lỏng Newton.
- Mô hình chất lỏng Dilatant
Chất lỏng Dilatant là một loại chất lỏng có độ nhớt luôn luôn phụ thuộc vào giá
trị của gradient vận tốc. Một chất lỏng được gọi là Dilatant khi chất lỏng đó có độ nhớt
tăng khi giá trị gradient vận tốc tăng. Trong thực tế, chất lỏng Dilatant rất ít gặp. Nếu
gặp thì người ta sẽ thay đổi thành phần của nó nhằm làm giảm tính chất Dilatant
Phương trình đặc trưng cho chất lỏng Dilatan được biểu diễn:
. 1
n
vk with n
y
τ
∂
= > ∂
(2.32)
Luận văn tốt nghiệp Lý thuyết dòng chảy đa pha trong đường ống
____________________________________________________________________________
SVTH: Đỗ Xuân Hòa –MSSV: 30800690 24
c. Tính chất phi Newton của dầu Cá Ngừ Vàng (CNV)
Khi nhiệt độ thay đổi, tính chất lưu biến của dầu cũng thay đổi theo. Thực tế dầu
thô ở mỏ CNV cho thấy, khi nhiệt độ của dầu lớn hơn 35oC thì dầu là chất lỏng
Newton, còn khi nhiệt độ của dầu nhỏ hơn 35oC thì dầu CNV lúc này trở thành chất
lỏng phi Newton, cụ thể là chất lỏng Bingham. Điều này có thể giải thích là do trong
dầu thô CNV có chứa một hàm lượng paraffin khá cao nên nhiệt độ đông đặc của dầu
cao.
Khi nhiệt độ của dầu thấp thì cấu trúc của chất keo nhựa trở nên bền vững hơn
dẫn đến độ nhớt của dầu cao, dầu sẽ trở nên đặc sánh hơn (nhớt - dẻo) thể hiện được
tính chất của chất lỏng phi Newton. Ngược lại, khi nhiệt độ của dầu cao, các cấu trúc
của paraffin bị phá vỡ, độ nhớt giảm, thể hiện được tính chất của chất lỏng Newton.
2.3.2. Nhiệt độ kết tinh
Nhiệt độ kết tinh (WAT) là nhiệt độ mà tại đó các tinh thể paraffin bắt đầu xuất
hiện hay còn gọi là điểm mù (CP). Tại nhiệt độ đưới điểm CP, các tinh thể bắt đầu tăng
dần. Các tinh thể này có thể hình thành dưới dạng khối lỏng, những hạt nhỏ và di
chuyển dọc theo đường ống cùng với sự di chuyển của chất lưu hoặc lắng đọng lại ở
những bề mặt có nhiệt độ thấp.
2.3.3. Nhiệt độ đông đặc
Nhiệt độ đông đặc của dầu là nhiệt độ mà tại đây dầu không còn khả năng di
chuyển (không linh động nữa) hay nhiệt độ mà tại đây dầu bắt đầu chuyển từ trạng thái
lỏng sang trạng thái rắn. Nhiệt độ của dầu phụ thuộc vào thành phần hydrocacbon, các
chất keo nhựa. Hàm lượng paraffin, đặc biệt là các cấu tử nặng sẽ quyết định nhiệt độ
đông đặc của dầu.
Luận văn tốt nghiệp Lý thuyết dòng chảy đa pha trong đường ống
____________________________________________________________________________
SVTH: Đỗ Xuân Hòa –MSSV: 30800690 25
2.3.4. Ảnh hưởng hóa phẩm giảm nhiệt độ đông đặc đến các tính chất của
chất lưu
Chất làm giảm nhiệt độ đông đặc (PPD) là một cấu tử quan trọng sử dụng trong
khai thác và vận chuyển dầu thô. Tùy thuộc vào thành phần và tính chất của dầu thô mà
người ta đưa ra một PPD thích hợp nhằm đạt được hiệu quả tác dụng tối ưu.
Việc nghiên cứu đưa ra chất làm giảm nhiệt độ đông đặc (PPD) cho dầu thô mỏ
Cá Ngừ Vàng (CNV) nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo dòng chảy trong quá trình khai
thác và vận chuyển dầu.
PPD cần có tác dụng ức chế quá trình kết tinh & phát triển tinh thể paraffin có
trong dầu thô và qua đó cải thiện tính chất chảy của dầu thô. Thành phần và tỷ lệ các
hợp chất hóa học có trong dầu thô ảnh hưởng đến hiệu quả tác dụng của PPD và vì thế
đối với từng mẫu dầu cần nghiên cứu đưa ra loại PPD phù hợp.
Thông thường PPD gồm 03 nhóm cấu tử chính: nhóm chất điều chỉnh tinh thể
paraffin, nhóm chất phân tán paraffin và nhóm dung môi. Chất điều chỉnh thường là
các hợp chất, các polime hoặc copolime như 2-hydroxy-naphtalene, polyethylene,
copolyme ethylene-butene, copolime ethylene-vinylaxetate, copolime olefin-ester,
polyacrylate, polymethacrylate, nhựa alkylphenol Các chất này cùng kết tinh với
paraffin và ngăn cản sự phát triển tinh thể paraffin bằng cách làm cho các tinh thể
paraffin có kích thước nhỏ dần.
Chất phân tán paraffin là các chất hoạt động bề mặt có tác dụng hỗ trợ phân tán
các tinh thể paraffin, làm giảm độ nhớt của dầu và ma sát giữa dầu và thành ống, chống
sự kết tụ và phát triển tinh thể. Đó là các hợp chất như là asphaltene trong dầu thô, các
hợp chất sunphonat, dẫn xuất của alkylphenol, ketone, terpene, polyamide,
naphtalene
Dung môi được sử dụng làm môi trường hòa tan/phân tán các chất điều chỉnh và
phân tán paraffin. Việc sử dụng dung môi/hỗn hợp dung môi phụ thuộc vào các nghiên
Luận văn tốt nghiệp Lý thuyết dòng chảy đa pha trong đường ống
____________________________________________________________________________
SVTH: Đỗ Xuân Hòa –MSSV: 30800690 26
cứu để phù hợp với các thành phần của PPD. Một số công trình công bố chỉ ra rằng
dung môi cũng có ảnh hưởng đến nhiệt độ đông đặc của dầu thô.
Hình 2.7 – Các tinh thể paraffin trước (trái) và sau (phải) khi sử dụng hóa phẩm [16]
Việc sử dụng một hay nhiều chất điều chỉnh tinh thể, chất phân tán và dung môi
phụ thuộc vào tác dụng của chúng tới nhiệt độ đông đặc và tính chất chảy của dầu thô.
Nhằm tìm ra loại PPD thù hợp nhất để sử dụng, các mẫu dầu thô CNV được tiến
hành thu thập và thí nghiệm với các chất làm giảm nhiệt độ đông đặc khác nhau
(Bảng 2.1) theo tiêu chuẩn ASTM D5853.
Bảng 2.1 – Bảng liệt kê các chất PPD sử dụng cho việc sàng lọc
Stt PPD
1 Baker's Sepaflux
2 EC5351A
3 EC6393A
4 EC6393B
5 EC6509A
6 EC6560A
7 VX7951
8 VX9788
9 VX9589 + 500ppm EC6508A
10 VX9590 + 500ppm EC6508A
11 VX9591 + 500ppm EC6508A
Luận văn tốt nghiệp Lý thuyết dòng chảy đa pha trong đường ống
____________________________________________________________________________
SVTH: Đỗ Xuân Hòa –MSSV: 30800690 27
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các chất làm giảm nhiệt độ đông đặc đến dầu
thô CNV được trình bày ở hình 2.8.
Hình 2.8 – Kết quả thí nghiệm các chất làm giảm nhiệt độ đông đặc khác nhau với các
liều lượng khác nhau
Quan sát đồ thị từ hình 2.8, các chất làm giảm nhiệt độ đông đặc sau khi được
sàng lọc là Baker's Sepaflux, EC5351A, EC6509A, VX9591 + 500ppm EC6508A. Các
kết quả này sẽ được tiếp tục sàng lọc cho tới khi tìm ra được chất PPD tốt nhất.
Tiến hành sử dụng các chất Baker's Sepaflux, EC5351A, EC6509A, VX9591 +
500ppm EC6508A với liều lượng 1000ppm để đánh giá ảnh hưởng của chúng đến độ
nhớt động học và độ cản ban đầu đối với dầu thô CNV. Kết quả được biểu diễn ở hình
2.9, hình 2.10 và bảng 2.2
0
5
10
15
20
25
30
35
Baker's
Sepaflux
EC5351A EC6393A EC6393B EC6509A EC6560A VX7951 VX9788 VX9589 +
500ppm
EC6508A
VX9590 +
500ppm
EC6508A
VX9591 +
500ppm
EC6508A
Te
m
pe
ra
tu
re
(o
C
)
Pour Point Chemicals for manual screening
0ppm 500ppm 1000ppm 1250ppm 1500ppm
Luận văn tốt nghiệp Lý thuyết dòng chảy đa pha trong đường ống
____________________________________________________________________________
SVTH: Đỗ Xuân Hòa –MSSV: 30800690 28
Hình 2.9 – Ảnh hưởng của các chất PPD với liều lượng 1000ppm đến độ cản ban đầu
Hình 2.10 – Ảnh hưởng của các chất PPD với liều lượng 1000ppm đến độ nhớt động
học dầu của CNV
Luận văn tốt nghiệp Lý thuyết dòng chảy đa pha trong đường ống
____________________________________________________________________________
SVTH: Đỗ Xuân Hòa –MSSV: 30800690 29
Bảng 2.2 – Bảng kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng các loại PPD khác nhau
PPD Liều lượng Độ nhớt động học
tại 15oC, [Pa]
Độ cản ban đầu
tại 15oC, [Pa]
Blank - 1270 80
EC5351A 1000pm 227 30
EC6509A 1000pm 130 14
NES 320 - 155 + 500ppm EC6508A 1000pm 488 56
Baker's Sepaflux 1000pm 275 54
Qua quá trình sàng lọc các chất PPD, kết quả bảng 2.2 cho thấy rằng sản phẩm
EC6509A được đánh giá tốt nhất trong số các sản phẩm trên, nó có thể làm nhiệt độ
đông đặc của dầu thô CNV giảm từ 33oC xuống còn 18oC, bên cạnh đó, độ nhớt động
học và độ cản ban đầu (Yield value) đối với dầu thô CNV khi xử lý bằng EC6509A đạt
giá trị thấp hơn so với các sản phẩm khác.
Luận văn tốt nghiệp Tối ưu hóa quá trình vận chuyển dầu khí
____________________________________________________________________________
SVTH: Đỗ Xuân Hòa –MSSV: 30800690 30
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH NHIỆT THỦY ĐỘNG
DÒNG CHẢY TRONG ĐƯỜNG ỐNG KẾT NỐI MỎ CÁ NGỪ
VÀNG ĐẾN MỎ BẠCH HỔ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN TỐI
ƯU HÓA QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN HỖN HỢP DẦU KHÍ
3.1. Tổng quan hệ thống kết nối mỏ Cá Ngừ Vàng – mỏ Bạch Hổ
3.1.1. Giới thiệu chung mỏ Cá Ngừ Vàng
Mỏ Cá Ngừ Vàng (CNV) được phát hiện vào tháng 9 năm 2002, nằm ở lô 09.2
thuộc khu vực bồn trũng Cửu Long trên vùng biển Bình Thuận cách mỏ Bạch Hổ 17km
về phía đông bắc với tọa độ φ = 090 50' 43,38 "N - 1800 09' 22,37" E, với độ sâu mực
nước biền xấp xỉ 60m nước. Mỏ Cá Ngừ Vàng được điều hành bởi công ty liên doanh
điều hành chung Hoàng Long – Hoàn Vũ JOCs, do xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro
vận hành và bảo dưỡng và được đưa vào khai thác từ ngày 25 tháng 7 năm 2008.
`
Hình 3.1 – Sơ đồ vị trí mỏ Cá Ngừ Vàng [9]
Luận văn tốt nghiệp Tối ưu hóa quá trình vận chuyển dầu khí
____________________________________________________________________________
SVTH: Đỗ Xuân Hòa –MSSV: 30800690 31
Khu vực mỏ Cá Ngừ Vàng thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai loại
gió mùa rõ rệt :
+ Gió mùa Tây – Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm.
+ Gió mùa Đông - Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Trong mùa gió chướng sức mạnh cấp 6, cấp 7, có lúc lên trên cấp 7, độ cao sóng
từ 3 – 5m, nhiệt độ đáy biển thấp 20 – 21oC ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
khai thác và vận chuyển hỗn hợp dầu khí.
3.1.2. Hệ thống đường ống kết nối CNV – CPP3
Hình 3.2 – Sơ đồ vận chuyển dầu khí từ CNV WHP [9]
Giàn đầu giếng Cá Ngừ Vàng (CNV WHP) được xây dựng trên phần trung tâm
của mỏ cách đáy biển 55m và được kết nối với giàn công nghệ trung tâm số 3 (CPP-3)
cách đáy biển 46,5m thuộc mỏ BH của xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro bằng
hai tuyến ống ngầm với đường kính 10 inches (Bảng 3.1). Đây là tuyến ống ngầm khai
thác với công dụng vận chuyển sản phẩm hydrocacbon từ mỏ CNV về giàn CPP-3 mỏ
BH để xử lý. Sau đó, dầu thương phẩm sẽ được bơm đến các tàu chứa dầu FSO – 01
của Vietsopetro và phần khí sẽ được vận chuyển về bờ đến nhà máy Dinh Cố, tuyến
Luận văn tốt nghiệp Tối ưu hóa quá trình vận chuyển dầu khí
____________________________________________________________________________
SVTH: Đỗ Xuân Hòa –MSSV: 30800690 32
ống ngầm thứ hai là tuyến ống bơm ép với công dụng vận chuyển nước bơm ép từ giàn
CPP-3 đến CNV WHP để bơm vào giếng duy trì áp suất vỉa. Khoảng cách từ giàn đầu
giếng CNV WHP đến CPP-3 là 25km.
Bảng 3.1 – Các đặc tính kỹ thuật của đường ống ngầm khai thác [9]
Số TT Mô tả Thông số kỹ thuật
1 Đường kính ngoài (mm) 273.1
2 Chiều dày thành ống (mm) 20.10
3 Đường kính trong (mm) 232.9
4 Mác thép làm đường ống API 5L X65
5 Mác thép làm ống cong API 5L X65
6 Lực kéo tối đa của vật liệu làm ống SMYS (MPa) 448.27
7 Lực kéo tối đa của vật liệu làm ống cong SMYS (MPa) 448.27
8 Chiều dài thiết kế (m) 24,917
9 Chiều dài thực tế lắp đặt (m) 25,177
10 Lớp bọc cách nhiệt 41.9mm PU
11 Lớp bọc bê tông 53.5mm
12 Lớp bọc giữa các mối hàn 33mm PU
13 Lớp bọc của đoạn ống đứng 12.7mm
14 Thể tích mỗi m chiều dài ống (m3/m) 0.043
15 Dạng mặt bích liên kết 1500# RTJ
16 Áp suất vận hành tối đa 22.8 MPa
17 Áp suất thử thủy lực 34.1 MPa
18 Áp suất đầu vào đường ống (phía CNV WHP) 710 - 750 Psi
19 Áp suất đầu ra đường ống (phía CPP-3) 500 - 560 Psi
20 Nhiệt độ đầu vào đường ống 75oC
21 Nhiệt độ đầu ra đường ống 43oC
22 Công suất vận chuyển thiết kế 20,000 bbl/ngày
23 Lưu lượng vận chuyển thực tế 7,500 bbl/ngày
Luận văn tốt nghiệp Tối ưu hóa quá trình vận chuyển dầu khí
____________________________________________________________________________
SVTH: Đỗ Xuân Hòa –MSSV: 30800690 33
Giàn CNV WHP được thiết kế vận hành theo chế độ không có người ở trên
giàn, được giám sát vận hành, điều khiển từ giàn công nghệ CPP-3. Số lượng thiết bị,
phương tiện phục vụ sản xuất trên giàn được hạn chế tối đa để tiết kiệm chi phí xây
dựng. Để vận hành khai thác mỏ CNV được hiệu quả, công ty Hoàn Vũ đã tự động hoá
các thiết bị điều khiển, ứng dụng các phần mềm tiên tiến n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_toi_uu_hoa_qua_trinh_van_chuyen_hon_hop_dau_khi_bang.pdf