MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
Các thuật ngữ viết tắt 4
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các bảng biểu 6
Chương1: HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI A1000 E10MM 7
1.1. Tổng quan về tổng đài A1000 E10 MM 7
1.2. Kiến trúc chức năng tổng đài A1000 E10 MM 10
1.2.1 Trạm SMB 10
1.2.2 Ma trận chuyển mạch RCH 13
1.2.3 Cấu trúc trạm SMM 15
1.3. Mạch vòng thông tin, mạch vòng cảnh báo trong A1000E10MM 17
1.4. Các kiểu phòng vệ trong A1000 E10 MM 19
1.5. Kết luận chương 1 21
Chương 2: Phân hệ vệ tinh CSN MM của tổng đài A1000E10 MM. 22
2.1. Giới thiệu chung về CSN. 22
2.2. Cấu trúc CSN trong tổng đài A1000E10 MM. 23
2.3. Vận hành và Bảo dưỡng CSN. 28
2.4. Kết luận chương 2. 30
Chương 3: TỔNG ĐÀI A1000E10 MM TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG HÀ NỘI3 31
3.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, địa lý, tự nhiên Hà Nội 3. 31
3.2 Tổng quan mạng Viễn thông Cty ĐT Hà Nội 3. 31
3.2.1 Mạng chuyển mạch 31
3.2.2 Mạng truyền dẫn 33
3.2.3 Mạng băng rộng, dịch vụ 34
3.3 Ứng dụng tổng đài A1000 E10 MM trên mạng Viễn thông Hà Nội 3 35
3.4. Kết luận chương 3 47
KẾT LUẬN CHUNG 47
Tài liệu tham khảo 48
48 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4555 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng đài A1000E10 MM và ứng dụng trên mạng viễn thông công ty điện thoại Hà Nội 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch vòng cảnh báo MAL.Việc cập nhập và truyền tải thông tin cảnh báo trong MAL do phàn mềm phòng vệ trung tâm nằm trong SMM.
1.4 Các kiểu phòng vệ trong tổng đài A1000 E10 MM:
Trong tổng đài A1000 E10 MM có 2 kiểu phòng vệ:
Hình 1.16 Phòng vệ trong tổng đài A1000 E10 MM
-Phòng vệ trung tâm (đặt tại trạm SMM):Có chức năng giám sát toàn bộ hệ thống, giám sát trạng thái của tất cả các khối và cấu hình lại trạng thái của các khối trong hệ thống. Nếu cần thiết phòng vệ trung tâm có thể khoá trạm hoặc reset lại trạm. và có thể báo cho người vận hành biết tình trạng lỗi các trạm đó thông qua bản tin cảnh báo, đèn cảnh báo….Phòng vệ trung tâm gồm :
+ Phòng vệ trạm
+ Phòng vệ vòng Ring
-Phòng vệ nội bộ (đặt tại các khối trong trạm): Các khối xác định và ghi lại lỗi trong chức năng cảnh báo của mình.Nếu lỗi xuất hiện nhiều thì trạm đó tự khoá lại và chuyển trạng thái hoạt động cho các khối, trạm dự phòng.
Dự phòng cho cac phần mềm
- Dự phòng chia tải (Loadshading): Khi tất cả các phần mềm đều ở trạng thái bình thường, lưu lượng tải được chia đều cho tất cả các trạm.Khi có 1 trạm (1 phần mềm trong trạm) bị lỗi lưu lượng trạm lỗi sẽ được chuyển sang tất cả các trạm còn lại. Các phần mềm dự phòng theo kiểu Loadshading: ETA, AN, MQ, TR, TX, MR, GX, CC, GS.
- Dự phòng active/standby:Lưu lượng tải được xử lý trên mặt hoạt động (active), khi mặt active bị lỗi sẽ chuyển sang mặt dự phòng(standby).Các phần mềm dự phòng theo kiểu active/standby: URM,HD,PC,OC.
-Hoạt động song công(duplicated). COM,GT chức năng ETA,RCH
- Dự phòng theo kiểu N+1: ML PUPE
1.5 Kết luận chương 1:
Tổng đài Alcatel 1000 E10 Multimedia - Multiservice là loại tổng đài số thích hợp với mọi loại hình mật độ dân số, các mã báo hiệu và các môi trường khí hậu. Nó tạo ra những lợi nhuận cao cho tất cả các dịch vụ thông tin hiện đại như: điện thoại thông thường, ISDN, các dịch vụ nghiệp vụ, điện thoại vô tuyến tế bào (điện thoại di động) và các ứng dụng cho mạng thông minh. Chính bởi tính năng đa ứng dụng mà Alcatel 1000 E10 có thể được sử dụng cho chuyển mạch với các dung lượng khác nhau, từ loại tổng đài nội hạt dung lượng nhỏ cho đến loại tổng đài quá giang hay cửa ngõ quốc tế. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như các yêu cầu về mặt khách quan, tổng đài số Alcatel luôn được củng cố, nâng cấp để phù hợp với sự phát triển ngày càng toàn diện hơn của mạng viễn thông quốc tế cũng như Việt Nam.
CHƯƠNG 2
ĐƠN VỊ ĐẤU NỐI THUÊ BAO CSN
---------------------
2.1. Giới thiệu chung về CSN:
Hiện nay, phần lớn các nhà quản trị đều có những phương thức đa truy cập đặc biệt dành cho dịch vụ như những bộ tập trung thuê bao điện thoại, các bộ ghép kênh đấu nối trực tiếp, các đường đầu cuối ADSL, các đường kết nối bằng cáp thường hay cáp quang tới người sử dụng. Có rất nhiều cách thức để kết nối tới các điểm truy nhập mạng thông qua kỹ thuật ghép kênh vòng SDH, điều này sẽ làm tăng khả năng tập trung hoá và bảo mật việc truyền thông tin tới các Host trung tâm mạng viễn thông.
Đơn vị truy cập thuê bao số (CSN) gồm các bộ tập trung số (CN). Tuỳ thuộc vào yêu cầu mà các CN được thiết lập ở gần (CNL) hoặc ở xa (CNE) CSN. Tương tự, CSN được thiết lập ở xa hoặc gần tổng đài. Cấu trúc tập trung đường thuê bao hai mức này cho phép sử dụng tối ưu thiết bị để phục vụ những vùng tập trung đông đúc hoặc thưa thớt thuê bao.
CSN được kết nối tới tổng đài theo các đường PCM (điều xung mã) chuẩn nếu là CSND (đơn vị truy cập thuê bao số vệ tinh) hoặc theo các đường LR (liên kết ma trận) nếu là CSNL (đơn vị truy cập thuê bao số nội hạt).
CSN có thể được dùng để kết nối:
+ Các thuê bao số với các bộ quay số.
+ Các thuê bao số với các bộ nút bấm DTMF.
+ Các thuê bao số với truy cập ADSL.
+ Các thuê bao số tốc độ cơ sở (2B + D).
+ Các thuê bao số tốc độ sơ cấp (30B + D).
CSN có cấu trúc đơn giản: Nó bao gồm một bộ điều khiển số và các đơn vị kết nối. CSN của tổng đài A1000 E10 MM có thể được mở rộng tới 20 bộ tập trung với 16 khe thời gian cho mỗi bộ. Các bộ tập trung nội hạt được ký hiệu là CSNL còn của các bộ tập trung ở xa được ký hiệu là CSNE
Tính mềm dẻo trong CSN: Đáp ứng được một giới hạn rất lớn của các giao diện các đường liên kết với thuê bao là một trong những nét đặc trưng lớn nhất của CSN trong A1000E10 MM. Nó có 16 khe cắm "vạn năng" trên một môdun và cho phép chấp nhận tất cả các loại kết nối cho các mạng hiện thời như POTs, ISDN - BRA hay ISDN - PRA, các đấu nối trực tiếp, đấu nối thông qua giao diện V5.1, các đấu nối với ADSL, hoặc các loại bảng phục vụ cho việc tạo tone, các thông báo cho thoại, các đường kiểm tra thiết bị, tập trung các khung thông tin hay nối tới các công Gateway của IP. CSN của A1000E10 MM có thể kết nối tới mọi loại thuê bao như:
- Thuê bao tương tự 2 dây hoặc 4 dây.
- Thuê bao số truy nhập cơ sở với tốc độ 144 kbps (2B+ D16).
- Thuê bao số truy nhập sơ cấp với tốc độ 2,048 Mbps (2B+ D64).
Trong đó, kênh B là kênh tiếng hay kênh mang số liệu thực, kênh D được sử dụng cho 3 mục đích là báo hiệu, chuyển mạch tốc độ chậm, đo lường từ xa. Tối đa có 5120 thuê bao trong một CSN. Sự chuyển đổi từ các dịch vụ tương tự sang dịch vụ số như ISDN hay ADSL là rất đơn giản ; tại các giá trị giá trị giới hạn, các đường ISDN, ADSL được kết nối bằng cách thay thế hoặc đưa thêm vào các đường card thuê bao trong CSN.
Trong các mạng nội hạt, các cặp hệ thống khuếch đại không yêu cầu cả hai đường nội hạt và đường từ xa kết nối tới CN theo cùng một cách. Điều này đem lại những thuận lợi đối với những thiết bị thuê bao giống nhau; CSN không yêu cầu nối với tất cả các thuê bao do vậy trong cùng một vùng sự truy nhập của các dịch vụ POTs, ISDN, ADSL là như nhau, không có dịch vụ nào được ưu tiên hơn dịch vụ nào.
2.2. Cấu trúc của CSN trong A1000 E10 MM:
2.2.1. Cấu trúc của CSNHD:
Cấu trúc của CSNHD được chia thành hai phần:
- Thiết bị truy nhập thuê bao và bộ tập trung số được cấu thành từ hai bộ tập trung số CSNL hoặc CSNE. CSNHD có thể được mở rộng lên tới 20 khối CSNL hoặc CSNE.
Đơn vị điều khiển số (UCN) có những chức năng chính như sau:
- Tiền xử lý cuộc gọi cho các cuộc gọi vào và ra khỏi khu vực nó quản lý.
- Thiết lập đường dẫn tới các tổng đài mẹ.
- Thiết lập các cuộc gọi đơn giản thông thường.
Cấu hình tổng quan của CSNHD được thể hiện trong hình sau:
Hình 2.1 : Cấu hình tổng quan của CSNHD
2.2.2. Cấu trúc của CSNMM:
CSNMM chính là sự phát triển của CSNHD, các đặc điểm giống với CSNHD như sau:
- Cấu hình đơn giản, gồm một khối UCN và có thể lắp đặt được 20 bộ tập trung CN (CSNL hoặc CSNE).
- Có hai cấp của bộ tập trung thuê bao xa: Cấp vùng/vùng xa CSN và vùng/vùng xa CSN (CSNE).
- Có tính tương thích khi ta cắm các loại bản mạch thuê bao khác nhau tại mức CN.
- Phần mềm được tải về cho các cấp bản mạch thuê bao.
- Cấu trúc phần cứng là như nhau, có từ 1 đến 3 ngăn giá, với 8 CNL trên một ngăn giá.
Trong cấu trúc của CSNMM, nhà sản xuất đã gộp thêm một loại CN mới (CNLMM và CNEMM) với một đường bus tốc độ 155 Mbps trên một bản mạch được đặt phía sau ngăn giá - đây là loại bản mạch cho thuê bao mới (ADSL) - nó có khả năng truyền qua mạng băng rộng trên công nghệ ATM và gồm có các chức năng vận hành bảo dưỡng đối với mạng băng rộng. Cấu hình tổng quan của CSNMM được thể hiện trên hình vẽ sau:
Hình 2.2 : Cấu hình tổng quan của CSNMM
2.2.3. Các đường card thuê bao:
* Đường card thuê bao tương tự:
Các đặc trưng cơ bản của các thuê bao tương tự: Mỗi đường thuê bao tương tự được nối với một đường gộp thiết bị của mạch giao diện thuê bao (SLIC), bộ mã hoá (LSI) và bộ lọc chuyển đổi A/D (COFIDEC) theo đúng yêu cầu của khuyến nghị G.711, Q.551 và Q.552 (luật mã hoá) của ITU - T.
Trên một card thuê bao tương tự có 16 đường thiết bị và được điều khiển bằng một chíp vi xử lý lôgíc cơ bản (nếu một đường bị lỗi thì nó không thể gây ảnh hưởng tới quá 16 đường đồng thời cùng một lúc). Ngoài ra, nếu 1 đường thiết bị bị lỗi thì đường đó sẽ được chuyển sang đường phòng vệ. Khi đó đường bị hỏng phải được sửa chữa ngay lập tức. Bên cạnh đó, trong thế hệ CSNMM của A1000 E10 MM hiện nay, các đường card thuê bao tương tự còn được trang bị thêm các xung đo lường và có khả năng đảo ngược pin mà không gây ảnh hưởng tới thiết bị.
Một số loại card thuê bao tương tự vẫn còn được cung cấp cho các nhà khai thác dịch vụ như:
- Card thuê bao tương tự liên kết dữ liệu 2 dây hoặc 4 dây.
- Card thuê bao tương tự 3d.
* Đường card thuê bao ISDN:
Các đường card thuê bao ISDN tốc độ (2B + D) bao gồm 8 đường thiết bị và được điều khiển bởi một khối lôgíc chung. Tất cả các chức năng của đường card thuê bao đêu tuân theo những chuẩn truy nhập cơ sở đặc trưng của quốc tế, các khuyến nghị của ITU - T như I.412, I.430, I.451 và ETSI ETR 80. Các chức năng cung cấp cho các cuộc gọi qua mạng Internet nhằm xác định - tại cấp của card và trong bộ tập trung - các khe thời gian được sử dụng trong cuộc gọi. Nó cho phép kết nối các khe thời gian với các thiết bị mở rộng hoặc tới các bộ xử lý của chúng thông qua các đường ghép kênh thống kê bằng các kênh đặc trưng, vì vậy nó cho phép nâng cao các luồng lưu lượng đưa đến CSN.
Tốc độ cơ sở của đường card thuê bao ISDN: Bộ tập trung thuê bao CSN cung cấp các đường card truy nhập thuê bao ISDN với tốc độ là (30B + D), các đường này được kết nối từ CSN tới các tổng đài đa dịch vụ ISDN. Mọi đường kết nối đều tuân theo khuyến nghị của ITU - T G.703, G.704 và G.705 cũng như các khuyến nghị về giao diện như I.412, I.431, I.441 và I.451. Mỗi card cung cấp một đường thiết bị tốc độ (30B + D) truy nhập vào các tổng đài mẹ thông qua các đường kết nối PCM. Dung lượng đạt cực đại khi có một lượng lớn lưu lượng yêu cầu được đưa vào từ các đường PCM.
Một số loại card thuê bao ISDN được cung cấp như sau:
- Card truy nhập qua giao diện V5.1: Loại card này sẽ phải tuân theo các khuyến nghị của giao diện V5.1 khi kết nối với mạng truy nhập. Mỗi card V5.1 không phải là một card tập trung giao diện sẽ được cấu thành từ một đường PCM tốc độ 2 Mbps. Có từ 28 đến 30 khe thời gian giành cho tín hiệu thoại hoặc dữ liệu tuỳ thuộc vào số lượng khe thời gian được sử dụng làm báo hiệu.
- Card kết nối dữ liệu tốc độ 64 kbps: Loại card này cung cấp đường liên kết hướng dữ liệu tốc độ 64 kbps (theo khuyến nghị G.703 của ITU - T). Nó có thể kết nối được 4 đường liên kết trực tiếp (Lease Line).
- Packet unit card: Loại card này được sử dụng cho các thuê bao ISDN trong việc nhận và gửi dòng dữ liệu tốc độ thấp , sử dụng cấu trúc khung khi kênh truy nhập họ sử dụng là kênh D.
Tất cả các loại card trên đều có thể cắm vào đường card ở bất cứ vị trí nào trong khối tập trung thuê bao số CN.
* Đường card thuê bao ADSL:
DSL là một kỹ thuật điều chế tần số bao gồm một số loại như đương dây thuê bao số tốc độ cao HDSL, đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL. Với công nghệ này, các nhà khai thác có thể giảm bớt đi chi phí phát triển và giám sát thông qua mạng vòng truy nhập nội hạt với sự cài đặt vật lý thống nhất sử dụng một giao thức đơn. Ngoài ra, họ còn có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau như thoại hay dịch vụ số liệu thế hệ kế tiếp. Đối với những người sử dụng dịch vụ, DSL cho phép họ kết nối với nhiều loại mạng khác nhau như ISDN, LAN, WAN, PABx, gửi FAX,.... của các nhà cung cấp dịch vụ qua một đường đơn E1. Không giống như kết nối đường dây thuê riêng truyền thống, kết nối này là sự kết hợp của cả thoại và số liệu do đó giá cước sẽ giảm hơn so với việc khách hàng phải trả riêng cho từng đường dây thoại và số liệu.
Card thuê bao ADSL cung cấp 4 đường thiết bị và một bộ điều khiển lôgíc chung. Mỗi cổng của card đều có thể giao tiếp với các mạng thoại tương tự như POTs và các đường lưu lượng dữ liệu của mạng băng rộng. Tuỳ thuộc vào độ dài và chất lượng của đường truyền, tốc độ bít dữ liệu cung cấp cho mạng băng rộng có thể lên tới 640 kbps từ ANT tới CSN và 2 Mbps từ CSN tới ANT. Card thuê bao ADSL có khả năng tách lưu lượng thoại từ lưu lượng dữ liệu mạng băng rộng trước khi truyền mỗi đường trên các đường bus tương ứng trên bản mạch trong CSN.
Hình 2.3: Các chức năng của card ADSL
Với việc đưa card thuê bao số không đối xứng ADSL vào sử dụng đã giúp giảm tải cho lưu lượng quay số Internet trực tiếp trong khi lợi nhuận từ khách hàng đầu cuối vẫn tăng. Trong dạng cơ bản của nó đường dây thoại và đường dây dẫn môdun số liệu được kết hợp lại trên một đường truy nhập dây đồng duy nhất tại địa điểm mà khách hàng truy nhập và nó sẽ được phân tách với nhau bằng một bộ chia tách tại bộ ghép kênh truy nhập đường day thuê bao sô DSLAM (Digital Subcriber Line Access Multiplexer). Lưu lượng thoại được gửi trực tiếp tới các tổng đài chuyển mạch kênh truyền thống còn lưu lượng dữ liệu sẽ được đưa đến mạng gói.
2.2.4. Bộ tập trung số:
* Bộ tập trung số của CNLHD/CNEHD:
Với sự đa năng của khe cắm card, bộ tập trung số có thể mở rộng lên thành 16 đơn vị đầu cuối (UT). Mọi loại card khác nhau (POTs, ISDN-BRA, ISDN-PRA,ADSL, ...) đều có thể cắm và kết nối tương thích. Trong các bộ tập trung số đều đã được gộp những mạch định vị và kiểm tra, các giao diện với các đường PCM và các mạch tín hiệu thời gian cho dịch vụ băng hẹp.
Các bộ thuê bao số CNL hoặc CNE đều có những chức năng giống nhau đối với mọi đường kết nối. Còn trong các thành phần phần cứng cũng chỉ khác nhau về giao diện khối đơn vị điều khiển (UCN).
Các kênh tín hiệu từ những đường card được kết nối qua 1 PCM (có thể tới 4 đường) đến khối CN và khối đơn vị diều khiển số UCN. Mọi đường truy nhập của thuê bao được nối tới tất cả các khe thời gian của các đường PCM. Nếu lưu lượng là dạng lưu lượng không cân bằng thì nói sẽ bị từ chối ngay lập tức và sẽ không có sự kết nối nào bị ép buộc hay không có một đường card nào được sử dụng để kết nối với các đường khác. Trong bộ tập trung số của CSLHD/CSEHD có tới 4 đường PCM nên xác suất bị từ chối là rất nhỏ, không đáng kể.
* Bộ tập trung số của CNLMM/CNEMM:
Đối với lưu lượng mạng băng hẹp ISDN, bao gồm cả lưu lượng của mang POTs từ các đường ADSL sẽ được xử lý theo cùng một cách giống như trong khối CNLHD/CNEHD. Còn lưu lượng mạng băng rộng B-ISDN một nguyên tắc tương tự cũng được sử dụng đó là mọi thuê bao ADSL trong CSN đều được truy nhập trên bus băng rộng của bản mạch phía sau (bản mạch lưng) của ngăn giá CSN.
Trong CNLMM, bus của băng rộng là một bản mạch đầu cuối mở rộng. Chuỗi xích vòng (Daisy Chain) của bản mạch mở rộng kết nối giữa các CNLMM với nhau có khả năng ghép các đường ADSL từ các CNL khác nhau vào luồng tốc độ STM-1 (155 Mbps). TRên một CNL, bản mạch giao diện đầu cuối của chuỗi xích vòng DC có khả năng truy nhập vào mạng truyền thông bên ngoài.
Trong CNEMM, lưu lượng mạng băng rộng được tập trung trên một bus băng rộng có sử dụng bản mạch giao diện STM-1 (trong trường hợp CME 512, chuỗi xích vòng sẽ được thiết lập giữa hai CN). Đối với thiết bị đầu cuối STM-1, trong CNL của CNEMM mẹ sẽ nằm trên bản mạch giao diện. Với loại bản mạch mới nhất hiện nay, ta có thể kết nối 4 chuỗi xích vòng DC dạng thứ cấp ngoài một chuỗi ban đầu và nó tuân theo luồng thông tin của mạng băng rộng từ các khối CNEMM khác nhau được tập hợp và từ các khối CNLMM khác nhau trên cùng một đường liên kết có tốc độ 155 Mbps.
2.2.5. Đơn vị điều khiển UCN:
* Đơn vị điều khiển của CSNHD:
CSNHD được điều khiển bởi một khối đơn vị điều khiển số, chức năng chính của khối điều khiển này là điều khiển kết nối. Chức năng điều khiển và kết nối này được thực hiện bởi hai môdun UCX theo phương thức phòng vệ Active/Standby có nghĩa là chỉ có một khối hoạt động còn khối còn lại được dùng để phòng vệ trường hợp khi khối hoạt động bị hỏng.
Mỗi UCX bao gồm:
- Một ma trận chuyển mạch thời gian dang 64 * 64 (PCM), và có thể có tới 42 đường kết nối tới các CN.
- Một trạm điều khiển chính với một bộ vi xử lý chính, một bộ nhớ chính, và các phần mềm điều khiển liên kết tín hiệu báo hiệu số 7, giao thức của CN và quản trị ma trận chuyển mạch.
Trong UCN chỉ có mạch giao diện cho khối thuê bao số ở xa với tổng đài mẹ và các đơn vị cài đặt dịch vụ như:
- Máy thu tần số.
- Thiết bị tạo Tone.
- Thiết bị đo lường cho đường dây thuê bao và đường dây thiết bị của tổng đài.
- Mạch cảnh báo lỗi.
* Đơn vị điều khiển của CSNMM:
CSNMM và CSNHD có thể thích nghi với cùng một đơn vị điều khiển số UCN. Như vậy, ở đây sẽ không có sự thay đổi lớn trong việc chuyển đổi từ CSNHD sang CSNMM. Vì lý do đó, CSNHD có thể được nâng cấp lên CSNMM nhằm đáp ứng cho các thuê bao ADSL bằng cách thay những giá thuê bao của CSNHD bằng các giá thuê bao của CSNMM mà không cần thay đổi khối UCN.
2.3. Vận hành và bảo dưỡng CSN:
2.3.1. Phòng vệ:
Các đặc điểm của CSN được giám sát từ tổng đài mẹ bao gồm:
- Xác định và phân tích các lỗi của CSN.
- Nhận diện và cách ly các thành phần bị lỗi.
- Khởi tạo lại cấu hình và sử dụng các thủ tục bảo dưỡng.
Phòng vệ các CNL được dựa trên cơ sở phòng vệ các đơn vị cả phần cứng và phần mềmtheo cơ chế Active/Standby (ATC/STB cơ chế này đã được trình bày ở trên). Trong việc chuyển đổi từ ACT/STB, các cuộcc gọi đã được thiết lập đều không bị ảnh hưởng, còn trong khi vận hành khởi tạo việc chuyển đổi, các cuộc gọi đã được thiết lập cũng không bị ảnh hưởng.
Ma trận chuyển mạch có thể chuyển đổi mọi loại kết nối ngay cả với các cuộc kết nối nội hạt đặc biệt khi CSN bị lỗi đã được cách ly. Chức năng đó được thực hiện bởi việc kiểm tra động trước khi thiết lập mỗi kết nối. Việc thực hiện kiểm tra được điều khiển bằng các lệnh điều khiển.
Đối với các đơn vị đường tín hiệu tương tự, khi mỗi một CSN găp lỗi thì nó không thể gây ảnh hưởng cùng một lúc tới 16 đường còn lại. Vì khi có lỗi thì toàn bộ thông tin của đường bị lỗi đó sẽ được đưa vào đường phòng vệ thông qua việc điều khiển của các lệnh điều khiển, còn môđun bị lỗi sẽ phải được sửa chữa ngay lập tức.
2.3.2. Bảo dưỡng:
Các đường CSN yêu cầu một khoảng kiểm tra rộng cho cả đường dây thuê bao tương tự cũng như đường dây thuê bao số (ISDN, ADSL). Việc kiểm tra đó được khởi tạo bằng các lệnh đưa ra từ người vận hành và khai thác mạng. Có hai loại kiểm tra:
- Tổng đài tự động kiểm tra các thủ tục hoạt hoá dựa trên các lệnh nằm trong các file lệnh.
- Khi có nhu cầu kiểm tra bằng các lệnh được đưa vào trong suốt khoảng kiểm tra các thủ tục.
2.3.3. Cảnh báo:
Các bản tin cảnh báo được tạo ra trong khi một thành phần nào đó bị lỗi. Bản tin đó dược làm chủ bởi hệ thống xử lý cảnh báo lỗi. Hệ thống sẽ nhanh chóng đưa ra những hành động được yêu cầu và những thông tin dược sử dụng như thế nào (bản tin đầu ra, trên màn hình giám sát hiển thị, cảnh báo bằng âm thanh hoặc cảnh báo bằng thị giác). Mỗi cảnh báo đều có những đặc trưng dựa trên:
- Thông tin xung quanh bản tin cảnh báo hoặc yêu cầu cảnh báo.
- Loại cảnh báo (mức độ nghiêm trọng của lỗi).
Bản tin cảnh báo sẽ chỉ ra cho ta biết loại cảnh báo (chuyển mạch việc truyền thông tin lỗi, nguồn lỗi, môi trường, nhiệt độ, ...) và nguyên nhân cảnh báo. Ngoài ra, tín hiệu cảnh báo và các thông tin cảnh báo đều được tích hợp trong mạng quản trị viễn thông của hãng ALCATEL.
Dưới đây là một số cấu hình dung lượng của CSNMM được đưa ra của nhà bán hàng như sau:
Số lượng đường thuê bao tương tự lớn nhất
Số lượng đường thuê bao ISDN lớn nhất
Số lượng đường thuê bao ADSL lớn nhất
CNE 64
(trong nhà/ngoài trời)
(HD 64)
64
(HD 64)
32
Giá CNE
trong nhà
* 1 ngăn giá
* 2 ngăn giá
(HD/HD2/MM)
256
512
(HD/HD2/MM)
128
256
(MM)
64
128
Giá CNE trong tủ để ngoài trời
* 1 ngăn giá
* 2 ngăn giá
(HD/MM)
256
512
(HD/MM)
256
512
(MM)
64
128
Giá CNS
trong nhà (48V)
* Ngăn giá cơ sở
* Dung lượng cực đại (3 ngăn giá)
(HD/MM)
2048
5120
(HD/MM)
1024
2060
(MM)
512
1250
Giá CSN
trong nhà (230V)
* Ngăn giá cơ sở
* Dung lượng cực đại (3 ngăn giá)
(HD2/MM2)
1536
5120
(HD2/MM2)
768
2304
(HD2/MM2)
384
1024
Giá CSN trong tủ hay trong container
* Trong tủ
* Trong container
(HD/MM)
1204
6144
(HD/MM)
512
3072
(HD/MM)
256
1536
Bảng2.1 : Dung lượng và đặc tính của họ CSN trong tổng đài
2.4 Kết luận chương 2:
Như vậy CSN là đơn vị đấu nối thuê bao có khả năng phục vụ cả thuê bao tương tự và thuê bao số, nó cũng được thiết kế phù hợp với mạng sẵn có và có thể đấu nối tới mọi hệ thống sử dụng báo hiệu số 7. Trong tổng đài A1000 E10 MM, CSN là một thiết bị đã được modun hoá cao, nó có thể được lắp đặt trong các phòng chuyển mạch, hoặc trong những toà nhà ở xa trung tâm, hoặc trong những container và đặc biệt CSN có cấu trúc rất đơn giản.
CHƯƠNG 3:
TỔNG ĐÀI A1000E10 MM TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG HÀ NỘI 3
3.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, địa lý, tự nhiên Cty Điện thoại HN 3(Hà Tây cũ):
Hà Tây (cũ) là tỉnh cửa ngõ phía tây nam Thủ đô Hà Nội với diện tích 22.000Km2, gồm 14 huyện – Quận, thị xã, có địa hình trải dài trên 100 km.
Từ phía bắc xuống phía nam tỉnh, phân làm 2 khu vực phát triển kinh tế xã hội. Khu Công nghiệp dịch vụ phía Bắc tỉnh với trung tâm là Thị xã Sơn Tây, khu thương mại dịch vụ du lịch phía nam tỉnh với trung tâm quận Hà Đông. Dân số trung bình đến năm 2010 là 2.500.000 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 1.523.000 người, chiếm 57,5% dân số toàn tỉnh Hà tây (cũ).
Giá trị GDP đến năm 2010 đạt 12.050 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu các ngành kinh tế là:
- Nông - lâm nghiệp là 23%;
- Công nghiệp - xây dựng cơ bản là 40%;
- Thương mại - dịch vụ là 37%.
Hà Tây(cũ) là 1 tỉnh có nhiều nghề truyền thống với điều kiện giao thông phát triển thuận tiện cho phát triển các khu công nghiệp và sản phẩm của các làng nghề truyền thống nên tốc độ phát triển viễn thông rất mạnh trong những năm vừa qua. Trong những năm 2002 đến 2010 tốc độ phát triển dịch vụ viễn thông trong tỉnh nay là viễn thông Hà Nội 3 mỗi năm là 40.000 dịch vụ các loại gồm điện thoại cố định, ADSL, FTTH, Metronet, MyTV, di động Vinaphone…
3.2 Tổng quan mạng Viễn thông Cty Điện thoại Hà Nội 3.
3.2.1 Mạng chuyển mạch
Hà Tây có 2 Thành phố là Thành phố Hà Đông và Thành phố Sơn Tây cùng 12 huyện. Cấu hình mạng Viễn thông Hà Tây gồm 4 HOST được đặt tại Viễn thông Hà tây ( sử dụng 3 loại tổng đài là A1000E10 MM (HC lắp đặt năm 2005) và A1000 E10 OCB 283 (lắp đặt năm 1999), tổng đài STAREX-VK(lắp đặt 1998) ) được đấu nối với 14 huyện, Thành phố gồm các vệ tinh ( Vệ tinh A1000E10-CSN, Vệ tinh STAREX-VK-SSP ), 1 HOST đặt tại Thành phố Sơn Tây sử dụng tổng đài STAREX-VK có dung lượng 120.000 số bao gồm 11 trạm vệ tinh. Các HOST được nối với mạng Quốc gia theo sơ đồ sau:
Tandem
Đ.T Hòang
PS=4520
Tandem
Cầu Giấy
PS=4521
CSN
CCS07
Các DNVT
CCS07
CCS07
Hình 3.1 : Sơ đồ các HOST nối với mạng quốc gia .
CSN
.
.
.
.
E10-MM
PS=3401
V5.2
E10- OCB283
PS=3403
Các DNVT
TAM_CS
SSP
TAM_CS
. . . .
SSP
. . . .
CCS07
CCS07
CSN
CSN
VKX-HD
PS=3402
VKX-ST
PS=3400
Host A1000 E10 OCB 283 đấu nối với 46 vệ tinh và có số thuê bao 60 000 thuê bao.
Host A1000 E10 MM đấu nối với 56 vệ tinh và có số thuê bao 110 000 thuê bao.
Host STAREX – VKX đấu nối với 23 SSP có số thuê bao 66 000 thuê bao.
Host STAREX VKX Sơn Tây đấu nối với 13 SSP có số thuê ba lên đến 50 000 thuê bao.
Trong sơ đồ mạng chuyển mạch trên chúng ta nhận thấy rằng tổng đài A1000 E10 MM đóng vai trò như 1 tổng đài tandem nội bộ cho viễn thông Hà Nội 3.
3.2.2 Mạng truyễn dẫn
Hình 3.2: Sơ đồ mạng truyền dẫn viễn thông Hà Nội 3
Mạng truyền dẫn của Viễn thông Hà Nội 3 gồm 2 vòng Ring lớn:
Vòng Ring phía Bắc: Hà Đông – Hoài Đức – Đan Phượng – Sơn Tây – Hòa lạc – Thạch Thất – Quốc Oai – Hà Đông.
Vòng Ring phía Nam: Hà Đông – Chương Mỹ - Xuân Mai – Mỹ Đức - Ứng Hòa – Phú Xuyên – Thường Tín – Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Đông.
Ngoài ra mỗi nút trên vòng Ring lớn lại là 1 nút trên vòng ring nhỏ của huyện, thị xã đó. Cách bố trí như vậy để giảm tối đa sự cố mất liên lạc khi đứt cáp quang
3.2.3 Mạng băng rộng, dịch vụ
Hình 3.3: Mạng băng rộng viễn thông Hà Nội 3
Mạng băng rộng của viễn thông Hà Nội 3 được bố trí khá đơn giản:
Có 3 Router đóng vai trò BRAS là Cisco E320, SW 8502, Juniper ERX 1400.
Tại trung tâm mỗi huyện Thị xã đặt 1 Switch truy nhập Access Switch SW 6502 hoặc 66151i.
Tại các trạm viễn thông nhỏ đặt các thiết bị truy nhập DSLAM.
Các dịch vụ mà mạng băng rộng cung cấp:
Dịch vụ ADSL
Dịch vụ IP TV
Dịch vụ FTTH
Dịch vụ Mega Wan
Dịch vụ Metronet
3.3 Ứng dụng tổng đài A1000 E10 MM trên mạng Viễn thông Hà Nội 3.
1. Phiên bản A1000E10 MM trên mạng Viễn thông là Nội 3 là HC3.1
Hình 3.4 : Cấu trúc Tổng đài A1000E10 MM tại viễn thông Hà Nội 3
Tổng đài A1000 E10 MM đặt tại viễn thông Hà Nội 3 là tổng đài HC chưa hoàn chỉnh (HC 3.1) với các đặc điểm sau:
Các thông số
Tối đa của HC3.1
Số lượng thực tế
Số thuê bao
200 000
77 560
Số trung kế
768
604
Số kênh báo hiệu
3 528
121
Số lượng tuyến báo hiệu
189
61
Bảng 3.1: Bảng thống kê số liệu tổng đài HC3.1 của viễn thông Hà Nội 3
Cách bố trí sắp xếp ngăn giá của A1000 E10 MM tại viễn thông Hà Nội 3
2. Điểm khác nhau cơ bản của HC3.1 và HC 3.4 (HC hoàn chỉnh)
Có 4 điểm khác nhau cơ bản của HC3.1 và HC3.4
Các thành phần khác nhau
HC3.1
HC3.4
SMT 2G
Có SMT 2G
TU modul
SMM
Không có SML-M
Có thêm SML-M
Mạch vòng thông tin
Token R
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổng đài a1000e10 mm và ứng dụng trên mạng viễn thông công ty điện thoại hà nội 3.doc