MỤC LỤC
Trang
A- Sơ yếu lý lịch
B- Nội dung đề tài
I. Tên đề tài
II. Lý do viết đề tài
III. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
C- Quá trình thực hiện đề tài
I. Mục tiêu
II. Phương pháp
III. Khảo sát thực tế
IV. Những biện pháp thực hiện
a. Xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng HS có biểu hiện hư nghịch
b. Các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết hiện tượng học sinh hư nghịch
V. Kết quả thực hiện đề tài có so sánh đối chứng
VI. Kết luận sư phạm
VII. Bài học kinh nghiệm
VIII. Những kiến nghị và đề nghị qua quá trình thực hiện đề tài 1
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng phụ trách với các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết hiện tượng học sinh hư nghịch bậc THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à trường nhất là Giáo viên chủ nhiệm, kết hợp với ban đại diện Hội phụ huynh, với các tổ chức, ban ngành đoàn thể trong xã, tổ chức Đoàn đội; Điều tra thực trạng học sinh trong trường có chiều hướng hư nghịch để xác định nguyên nhân. Từ đó có giải pháp cho việc ngăn ngừa, giải quyết các hiện tượng này.
1. Điều tra qua số liệu giáo viên chủ nhiệm từ tháng 9/2006
Khối lớp
6
7
8
9
Số Học sinh có
chiều hướng hư nghịch
3
8
0
4
- Có danh sách học sinh, phụ huynh, nơi ở và hoàn cảnh gia đình, các biểu hiện hư nghịch kèm theo (trình bày ở phần biện pháp).
- Lập sổ theo dõi chiều hướng hư nghịch của học sinh.
2. Điều tra về xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu qua báo cáo Tổng kết năm học của Nhà trường trong 2 năm học trước :
Năm học
2004 - 2005
2005 - 2006
Số HS xếp loại hạnh kiểm TB
9,1%
7,1%
Số HS xếp loại hạnh kiểm Yếu
1,27%
0,85%
Trong đó :
- Năm học 2004-2005 học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu là em :
+ Nguyễn Cao Biên – Lớp 8B ở Khê tang
+ Nguyễn Cao Thăng – Lớp 8A ở Khê tang
+ Lưu Văn Cương – Lớp 9A ở Khê tang
+ Hoàng Ngọc Cường – Lớp 9A ở Khê tang
- Năm học 2005-2006 có 2 học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu là em :
+ Đặng Ngọc Chuẩn lớp 7A
+ Lưu Văn Thắng lớp 7A
3. Quan sát, thu thập thông tin các hiện tượng có biểu hiện hư nghịch :
- Ăn cắp xe đạp trong tháng 9, 10 năm học 2006 – 2007 có 1 vụ, người mất xe là em Nguyễn Việt Linh lớp 9A.
- Đánh lộn, rủ rê thành nhóm : Trong tháng 9, 10/2006 : Đã xảy ra, có em :
+ Lưu Quốc Quân : lớp 9B tham gia 2 vụ
+ Nguyễn Văn Vũ : lớp 9B tham gia 1 vụ
+ Lê Hữu Xuân : lớp 7B tham gia 1 vụ
- Trốn học bỏ tiết : Tháng 9, 10/2006 : Thường xảy ra. Đó là các em :
+ Trịnh Văn Phong – Lớp 6A
+ Trịnh Văn Khoa – Lớp 6A
+ Đào Tuấn Anh – Lớp 7A
+ Trịnh Văn Đông – Lớp 7A
+ Lê Quốc Thiện – Lớp 7A
+ Vũ Văn Hưởng – Lớp 9B
- Phá phách tài sản, bàn ghế : Đầu năm học thường xảy ra.
+ Nổi bật nhất là em Nguyễn Thành ý – Lớp 7B phá bàn giáo viên trong lớp.
+ Bàn ghế học sinh và cá cánh cửa lớp, cửa sổ, các em đẩy ra đẩy vào mạnh, đu vít, nhiều lớp bị đổ rơi, hỏng bản lề như lớp 6B, 7B, 9A.
4. Phỏng vấn giáo viên về trách nhiệm, cách giải quyết vấn đề học sinh hư nghịch (Điều tra 10 GV).
Các phương án trả lời
Số lượng
- Trách nhiệm của BGH, GV phụ trách Đội và GV chủ nhiệm.
4/10
- Trách nhiệm chung của cả Hội đồng Giáo viên
6/10
- Nếu phạt HS thì sợ HS trả thù
5/10
- Giáo dục là chính, phối hợp nhiều người để giáo dục
6/10
- Hiệu trưởng cần trực tiếp phạt HS, những trường hợp vi phạm nặng.
4/10
- Cần phối hợp với Công an và chính quyền, đoàn thể địa phương
7/10
5. Điều tra bằng phiếu phỏng vấn học sinh là Cán bộ lớp :
8 lớp x 3 HS = 24 HS
Chọn các phương án trả lời sau đây :
Số lượng
- Các bạn HS hư nghịch là do :
1) Thanh thiếu niên bên ngoài rủ rê
10/24
2) Học kém chán học
13/24
- Ban cán sự lớp có thể khuyên nhủ các bạn HS có chiều hướng hư nghịch.
9/24
- Sợ HS hư nghịch trả đũa nếu BCS lớp phản ánh với Nhà trường
17/24
6. Điều tra về hoàn cảnh, các điểm đặc biệt của số học sinh có chiều hướng hư nghịch
Số lượng 15 (Thống kê tháng 9/2006)
Hoàn cảnh hay các đặc điểm cá nhân
Số lượng
- Cha mẹ thuần túy làm ăn mà không dạy bảo được con cái
4/15
- Cha mẹ thiếu quản lý con cái do bận rộn việc làm ăn
13/15
- Cha mẹ thiếu hợp tác với Nhà trường, bênh con
3/15
- Sống gần thanh thiếu niên hư hỏng
7/15
IV.Những Biện pháp thực hiện
a. Xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Học sinh có biểu hiện hư nghịch :
Là một nhà giáo dục, trực tiếp giảng dạy truyền thụ những kiến thức khoa học cho các em học sinh; Bên cạnh đó Tôi còn là một giáo viên Tổng phụ trách đội luôn hướng dẫn rèn luyện ý thức đạo đức, nhân cách, tác phong, thực hiện nề nếp, nội quy, ý thức tập thể học sinh trong Nhà trường. Tôi thường xuyên tổ chức và theo dõi thu thập đánh giá sát thực với mọi hoạt động của các cá nhân và các tập thể học sinh trong Nhà trường. Nghiên cứu thực tế giáo dục ở Nhà trường, Tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh có biểu hiện hư nghịch; Song theo Tôi có 7 nguyên nhân cơ bản sau :
1- Nhà trường chưa có biện pháp thường xuyên, chưa xã hội hóa việc giáo dục học sinh thiếu niên hư nghịch.
2- Gia đình thiếu quan tâm đến con em mình, cá biệt có phụ huynh học sinh còn bênh vực con em trong những trường hợp con em họ vi phạm nội quy Nhà trường.
3- Giáo viên chưa đều tay trong việc giáo dục học sinh, chưa thấy hết trách nhiệm dạy chữ kết hợp dạy người; còn ngại học sinh trả thù khi giáo dục học sinh.
4- Vấn đề thiếu niên hư hỏng tác động xấu và trực tiếp vào Nhà trường chưa được chính quyền địa phương, công an, đoàn thể …. Trực tiếp tham gia giải quyết một cách tích cực.
5- Vai trò của tổ chức Đoàn, Đội, Ban cán sự các lớp chưa được phát huy đúng mức.
6- Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm chưa làm hết khả năng hoặc chưa đều trong giáo dục hạnh kiểm học sinh giữa các lớp. Công tác giáo dục cảm hóa học sinh còn hạn chế, chưa kết hợp chặt chẽ các môi trường giáo dục để giáo dục hạnh kiểm học sinh.
7- Tình trạng vết dầu loang về hiện tượng học sinh vi phạm kỷ luật chưa khắc phục kịp thời.
b. Các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết hiện tượng học sinh hư nghịch :
Là một giáo viên địa phương – giáo viên Tổng phụ trách đội được Ban giám hiệu Nhà trường phân công theo dõi thi đua, xếp loại các lớp trong toàn trường. Tôi thường xuyên quan sát, nhắc nhở, giáo dục học sinh hư nghịch; Để có được những biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và giải quyết hiện tượng học sinh hư nghịch, trước và trong khi thực hiện đề tài Tôi có tham khảo một số tài liệu :
- Luật giáo dục
- Điều lệ trường phổ thông
- Các hồ sơ lưu trữ của Nhà trường
- Tài liệu tâm sinh lý thời thiếu niên
- Tài liệu chương trình quốc gia phòng chống tội phạm
Đồng thời Tôi thường xuyên tham mưu với BGH, ban Chi Uỷ trong Nhà trường tìm ra các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết học sinh hư nghịch trong Nhà trường như sau :
1. Tôi cùng với giáo viên chủ nhiệm điều tra xác định số học sinh có chiều hướng hư nghịch ngay từ đầu năm học, lập hồ sơ theo dõi các đối tượng. Cụ thể như sau :
Khối lớp
6
7
8
9
Toàn trường
Số lớp
2
2
2
2
8
Số học sinh toàn Khối
47
65
69
53
234
Số học sinh có chiều hướng hư nghịch
3
8
0
4
15
Tỷ lệ
6,38%
12,31%
0%
7,54%
6,41%
Trong đó cụ thể là :
* Khối 6 có :
- Em : Trịnh Văn Phong, lớp 6A ở thôn Cự Đà
+ Bố : Trịnh Văn Công – Tính gia trưởng và có nhiều vợ
+ Hoàn cảnh gia đình khó khăn
+ Mẹ : Bỏ nhà đi
+ Nhà đông anh chị em (cùng cha khác mẹ)
+ Sống gần Thanh thiếu niên hư hỏng.
+Thiếu đồ dùng học tập, hay bắt học sinh khác thu nộp đồ dùng
+ Hay hứa hẹn sửa chữa khuyết điểm suông.
- Em : Trịnh Văn Khoa , lớp 6A ở thôn Cự Đà.
+ Bố : Trịnh Văn Khá
+ Mẹ Lưu Thị Loan
+ Hay nghỉ học, trốn tiết, thường xuyên đi học muộn, thường xuyên thiếu đồ dùng học tập. Trong lớp thường hay nói chuyện, không ghi chép bài, hay gây mất đoàn kết, tham gia đánh nhau và lấy đồ của học sinh cấp 1.
- Em : Trịnh Đình Quý - Lớp 6B ở thôn Khê tang
+ ở nhà với bà
+ Bố mẹ trông cửa hàng và làm nghề sắt thuê ở Hà Nội.
+ Hay chơi bời lêu lổng.
+ Học yếu, trong lớp thường hay nói chuyện và không viết bài
* Khối 7 :
Các em hư nghịch học yếu, thường hay bỏ học, bỏ giờ, trốn tiết, nghỉ học không có lý do, hay nói bậy, hay phá phách tài sản trường lớp như trèo làm đánh đổ bàn ghế, đập và làm hỏng các cánh cửa lớp học, trèo cây đu vít bẻ cành. Hay adua theo bạn và có một vài em chơi với thanh thiếu niên hư hỏng cụ thể là các em :
- Đào Văn Anh - Lớp 7A, ở thôn Khúc Thủy - Bố ĐàoVăn Lân
(Hay chơi với Thanh thiếu niên hư , còn bỏ học đi chơi Game-net)
- Lưu Minh Đô - Lớp 7A, ở thôn Khúc Thủy – Bố Lưu Văn Minh
- Trịnh Văn Đông – Lớp 7A, ở thôn Khê tang – Bố Trịnh Hoàng Hà
- Lê Việt Anh – Lớp 7A, ở Khê tang - Mẹ Nguyễn Thị Lụa
(còn bênh con)
- Lê Quang Thiện –Lớp 7A, ở Khê tang – Mẹ Nguyễn Xuân Hoa
(còn bênh con)
- Lê Hữu Xuân – Lớp 7B, ở Khê tang – Bố Lê Bá Tân
(Hay cầm đầu các vụ vi phạm nội quy Nhà trường)
- Phạm Văn Phúc – Lớp 7B, ở Khê tang – Bố Phạm Văn Bàng
- Nguyễn Thành ý – Lớp 7B, ở Khê tang – Bố Nguyễn Văn Thành
(Hay phá phách tài sản Trường lớp, còn biểu hiện cãi lại Thầy cô giáo, vi phạm nội quy trường, lớp).
* Khối 9 :
Các em có danh sách dưới đây đều có ý thức đạo đức chưa tốt, còn hay gây mất đoàn kết, hay tham gia các vụ đánh nhau trong Nhà trường, đánh nhau theo nhóm. Đó là các em :
- Vũ Văn Hưởng – Lớp 9B, ở Khê tang – Mẹ Lưu Thị Uyên
(Biểu hiện : bỏ giờ đến bám các lớp khác, gây mất trật tự, không viết bài)
- Lưu Quốc Quân – Lớp 9B, ở Khúc Thủy – Bố Lưu Ngọc Luật
(Biểu hiện : Tham gia các vụ đánh nhau trong Nhà trường)
- Nguyễn Văn Thành – Lớp 9A, ở Khê tang (Bố đi cải tạo, mẹ đi lấy chồng khác) : Hay đi học muộn, thiếu đồ dùng học tập, không ghi chép bài.
- Phạm Thành Lộc – Lớp 9A, ở Khê tang – Bố Phạm Ngọc Phát :
Hay nói tự do, nói to trong giờ học, ra vào lớp không đúng giờ.
Tổng danh sách toàn liên đội có 15 đối tượng học sinh được đánh giá có chiều hướng hư nghịch ngay từ đầu năm học; Tìm mọi biện pháp giáo dục phù hợp với từng em.
2. Tham mưu trực tiếp cụ thể với Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch cùng với Hội đồng sư phạm Nhà trường tìm mọi biện pháp giáo dục ngăn ngừa học sinh hư nghịch. Thực hiện trong mỗi tiết học, mỗi môn học đều chú trọng dạy chữ kết hợp với dạy người.
Nâng cao chất lượng dạy – học, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh yếu kém, tạo cơ hội để những học sinh đó vươn lên trong học tập. Bởi vì số học sinh yếu kém thường chán học và dẫn đến hư nghịch.
Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban, nghe báo cáo và vạch kế hoạch ngăn ngừa, lôi cuốn học sinh hư tập trung học tập và rèn luyện đạo đức như :
- Tổ chức các hoạt động hội vui học tập tìm hiểu về truyền thống, về sự phát triển của đất nước, của khoa học qua các cuộc thi tập thể “Em yêu khoa học”, “Nhà sử học nhỏ tuổi”. Nếu cá nhân học sinh trả lời xuất sắc được nhận chuyên hiệu của Hội Đồng Đội Huyện; Tập thể có nhiều học sinh trả lời xuất sắc, tập thể đó đạt danh hiệu tiên tiến đoàn kết vững mạnh.
- Xây dựng các nhóm học tập tốt, nhóm học sinh chăm ngoan học giỏi “đôi bạn cùng tiến”, có sự tham gia của đối tượng học sinh hư nghịch, như nhóm của học sinh :
+ Phạm Văn Phúc lớp 7B với bạn Lê Thị Thu Trang, lớp trưởng lớp 7B.
+ Vũ Văn Hưởng lớp 9B với bạn Phạm Thị Quỳnh, lớp phó học tập ở lớp 9B.
Được tham gia, nhóm em Phúc, em Hưởng có ý thức hơn trong học tập : đi học đúng giờ, không bỏ giờ, bỏ tiết, trong lớp ghi chép bài đầy đủ, có ý kiến phát biểu xây dựng bài học, lập thành tích cho cá nhân và nhóm học tập của mình, nhóm đã được tuyên dương, bản thân em Hưởng, em Phúc tiến bộ rõ rệt.
- Tham gia lao động có ích, xây dựng các công trình măng non như trồng và chăm sóc bồn hoa, cây xanh, giao gắn trách nhiệm cho bạn hư nghịch, cá biệt làm nhóm trưởng. Cụ thể giao cho em Lê Hữu Xuân lớp 7B cùng nhóm trồng và chăm sóc bồn hoa trước cửa phòng BGH, phòng Hội đồng để nhắc nhở, quan sát những hành động của em để kịp thời động viên, tuyên dương khích lệ em phấn đấu.
- Trong mỗi tiết học, mỗi môn học đều chú trọng dạy chữ kết hợp với dạy người. Đặc biệt là môn Giáo dục công dân, chú ý dạy, hướng dẫn các em nhận biết đầy đủ tư chất, phẩm chất về người có đạo đức – có tài trong xã hội – sống, “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng, Đoàn – Nhà nước ta đang thực hiện.
- Kịp thời biểu dương những tiến bộ của các em, đồng thời kịp thời giải quyết những biểu hiện xấu thêm về hạnh kiểm.
Kết quả rất khả quan, có nhiều em tiến bộ rõ rệt như em :
+ Lưu Quốc Quân – Lớp 9B
+ Vũ Văn Hưởng – Lớp 9B
+ Nguyễn Văn Thành – Lớp 9A
+ Phạm Thành Lộc – Lớp 9A
+ Phạm Văn Phúc – Lớp 7B
Trong toàn liên đội có sự gắn kết tập thể rất lớn, đa số các em học sinh đều có ý thức rất cao về ý thức học tập và rèn luyện đạo đức.
3. Tổ chức các hoạt động tập thể, các buổi sinh hoạt ngoài giờ trên lớp, có thể có sự kết hợp của Ban chấp hành Đoàn xã như cắm trại, tham quan học tập, giao lưu. Thực hiện tốt các chương trình hoạt động đội của Phòng giáo dục và Huyện đoàn triển khai từ đầu năm theo các chủ đề như : “Trung thu nhớ ơn Bác Hồ”, Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam”, “Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”, “Mừng Đảng mừng xuân mới”, “Tuyên truyền măng non về Đại hội đoàn các cấp”, “Kỷ niệm ngày thành lập đoàn 26/03”, “Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ”. Qua đó giáo dục tình cảm yêu quê hương đất nước, yêu Đảng, yêu Bác Hồ, noi gương các anh hùng liệt sĩ, thế hệ cha anh, yêu trường lớp, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý ông bà cha mẹ, yêu mến bạn bè. Tổ chức các loại hình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong Nhà trường như : Các trò chơi, bóng đá mini, đá cầu, cầu lông, bóng bàn, cờ vua … Các hoạt động thu hút được rất nhiều học sinh tham gia, đặc biệt là một số em học sinh hư nghịch có nhiều tiến bộ, có nhiều biểu hiện tốt về đạo đức như em :
+ Nguyễn Thành ý – Lớp 7B, trước và sau chuyến tham quan học tập Ban chấp hành Đoàn tổ chức ngày 26/03 có biểu hiện tốt về ý thức phấn đấu học tập.
+ Lưu Quốc Quân – Lớp 9B
+ Phạm Thành Lộc – Lớp 9A,
hai em đã tham gia đá bóng, đá cầu, bóng bàn, cờ vua có thành tích được Nhà trường tuyên dương khen thưởng.
4. Tổng Phụ trách cùng với giáo viên chủ nhiệm xây dựng và duy trì tốt Ban cán sự lớp, Ban chỉ huy Chi đội, Ban chỉ huy Liên đội “Đội tuyên truyền măng non”, “Đội thiếu niên xung kích chữ thập đỏ”, “Câu lạc bộ phóng viên nhỏ”, giúp học sinh làm tốt nhiệm vụ tự quản trong học sinh. Kịp thời phát hiện những biểu hiện xấu về hạnh kiểm để có biện pháp giáo dục thích hợp, không để tình trạng vết dầu loang gây bất lợi cho giáo dục. Cụ thể như phân công đối tượng học sinh hư, đó là các em :
+ Đào Văn Anh - lớp 7A
+ Trịnh Văn Phong - lớp 6A
+ Nguyễn Thành ý - lớp 7B
+ Phạm Thành Lộc - lớp 9A
tham gia “câu lạc bộ phóng viên nhỏ” thường xuyên quan sát, theo dõi, thu thập thông tin, những biểu hiện, hiện tượng hư nghịch trong các giờ tự quản, nếp đầu giờ, giữa giờ, trên đường tới trường như nhóm học sinh hay là cả trên đường đi – tới lớp muộn, vi phạm giờ học, nhóm học sinh trên đường đi có biểu hiện trêu giữ xe, nạt đe dọa, ném gạch đá người Thanh thiếu niên lạ qua đường; Việc phá phách cơ sở vật chất Nhà trường trong các giờ ra chơi như trèo bàn ghế, viết bậy bẩn lên tường, cánh cửa, lấy đồ dùng học tập của các bạn …. Báo cáo, kết hợp với nhóm “Câu lạc bộ an ninh”, “Đội tuyên truyền măng non”. Ban chỉ huy liên đội làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, tuyên dương, phê bình, nhắc nhở nêu tên cá nhân cụ thể nhằm nâng cao chất lượng học tập, phẩm chất đạo đức trong học sinh, ngăn ngừa tình trạng vết dầu loang gây bất lợi cho giáo dục.
Mặt khác các đối tượng học sinh hư nghịch được phân công rất tích cực trong công việc, phát hiện được nhiều những biểu hiện các vụ việc để báo cáo, để ngăn ngừa. Bản thân các em thấy có trách nhiệm hơn đối với gia đình và Nhà trường, có những tiến bộ rõ rệt trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
5. Phối hợp tốt giữa gia đình, Nhà trường và các tổ chức xã hội để cùng ngăn ngừa và giải quyết hiện tượng học sinh hư nghịch. Triển khai họp phụ huynh học sinh toàn trường. Hiệu trưởng trực tiếp nói chuyện với phụ huynh học sinh về các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt cuộc vận động hai không : “Nói không với tiêu cực trong thi cử và chống bệnh thành tích trong giáo dục”, trong nhà trường, thông qua các bản cam kết trách nhiệm giữa gia đình và nhà trường về giáo dục, quản lý học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp trực tiếp trao đổi với phụ huynh học sinh từng lớp về trách nhiệm giáo dục con em. Xây dựng Ban đại diện Hội phụ huynh học sinh lớp, trường để thường xuyên trao đổi họp giao ban vào ngày 26 mỗi tháng, đảm bảo thông tin 2 chiều nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Tăng cường công tác bảo vệ của nhân viên Bảo vệ, công tác trực của giáo viên và học sinh lớp trực tuần : Quan sát và tiến hành phạt nhắc nhở, viết bản kiểm điểm, hoặc phê bình dưới cờ, trước lớp đối với những học sinh có biểu hiện hư nghịch trong Nhà trường. Các biểu hiện hư nghịch, phá phách tài sản Nhà trường không còn, thay vào đó là các giờ ra chơi vui vẻ, lành mạnh, đoàn kết. Bố trí lại khu vực để xe của học sinh, giao trách nhiệm cho từng lớp quản lý phòng học nhằm gìn giữ được cơ sở vật chất của lớp, trường. Thành lập Ban giáo dục kỷ luật học sinh gồm Ban giám hiệu, giáo viên phụ trách Đoàn Đội, giáo viên có uy tín cao như cô Lương Thị Thanh, cô Lê Thị Muộn để giúp Ban giám hiệu giáo dục học sinh. Từ đó đã cảm hóa được các đối tượng học sinh hư như em : Trịnh Văn Khoa lớp 6 A, Lê Hữu Xuân lớp 7 B, Nguyễn Văn Thành lớp 9A.
Báo cáo kịp thời với Chính quyền địa phương và Công an những hiện tượng nhóm Thanh thiếu niên bên ngoài có mặt ở khu vực Nhà trường gây ảnh hưởng xấu tới giáo dục bằng Văn bản và gọi điện trực tiếp khi có biểu hiện, hiện tượng. Qua đó tạo sự hỗ trợ đắc lực của Chính quyền địa phương và ngành Công an. Tìm mọi cách hạn chế mối quan hệ giữa học sinh với các nhóm Thanh thiếu niên xấu ngoài xã hội, nhằm ngăn ngừa biểu hiện adua, đua đòi bỏ giờ, bỏ tiết của học sinh, như em Đào Văn Anh lớp 7A đã chấm dứt hiện tượng bỏ giờ, bỏ tiết.
Triển khai hội nghị giáo dục hạnh kiểm đối với học sinh có biểu hiện hư nghịch. Cuộc họp do Ban giám hiệu, ban giáo dục kỷ luật học sinh làm chủ tọa, có sự hiện diện của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh, cha mẹ những học sinh có biểu hiện hư nghịch và các học sinh đó. Qua hội nghị phân tích để cha mẹ học sinh thấy trách nhiệm của gia đình, còn bản thân các em học sinh đó thấy được các hành vi sai trái của mình mà sửa đổi.
V. Kết quả thực hiện đề tài có so sánh đối chứng :
1- So sánh hạnh kiểm học sinh xếp loại năm học 2006 – 2007 :
Năm học
(2006-2007)
Xếp loại
Học kỳ I
Học kỳ II
Tốt
64,3%
73,4
Khá
27,4%
23,6
TB
6,9%
3,0
Yếu
1,4%
0
2- Hiện tượng mất xe đạp học sinh trong Nhà trường năm học 2005 – 2006 và năm học 2006 – 2007 :
Năm học
2005 - 2006
2006
- 2007
Tháng 9, 10
Các tháng sau
Số lần
3
1
0
3- Số lần gây gổ đánh nhau có sự tham gia của các nhóm Thanh thiếu niên bên ngoài :
Năm học 2006 - 2007
Học kỳ I
Học kỳ II
Số lần
4
1
4- Theo dõi sự tiến bộ của 15 học sinh được đánh giá có chiều hướng hư nghịch ngay từ đầu năm học :
Mốc thời gian
Đầu năm học
Cuối học kì I
Học kỳ II
Số lượng HS có biểu hiện hư nghịch
15
5
1
Số HS có tiến bộ rõ rệt
0
6
12
Số HS có tiến bộ nhưng chậm
0
4
2
5- Tỉ lệ giáo viên tích cực tham gia giáo dục hạnh kiểm học sinh năm học 2006 – 2007 :
Thời điểm
Đầu năm học
Cuối học kì I
Học kỳ II
Tỉ lệ
40%
60%
90%
6- Số lần Công an xã tham gia tích cực vào việc giáo dục hạnh kiểm học sinh (Hội họp, giải quyết vụ việc) :
Năm học
2005 - 2006
2006 - 2007
Số lần
ít và không rõ trách nhiệm
3 lần, rõ trách nhiệm
VI. Kết luận sư phạm :
- Việc giáo dục hạnh kiểm học sinh cần được tất cả các thành viên Hội đồng sư phạm tham gia. Đồng thời phải tiến hành thường xuyên, chú ý từng biểu hiện nhỏ trong học sinh về các hành vi hạnh kiểm.
- Cần xã hội hóa việc giáo dục học sinh có biểu hiện hư nghịch để chính quyền, đoàn thể, lực lượng công an, gia đình học sinh và các lực lượng giáo dục khác cùng quan tâm giải quyết.
- Tổ chức các hội nghị giáo dục hạnh kiểm các đối tượng học sinh có nhiều lần vi phạm nội quy như phần biện pháp đã trình bày, qua đó các thành phần có trách nhiệm thấy rõ vấn đề cần giáo dục và các em được trực tiếp nghe phân tích giáo dục; kết quả sẽ cao hơn.
- Lập hồ sơ theo dõi về hạnh kiểm các đối tượng học sinh nói trên, sẽ giúp việc hệ thống các sai phạm của học sinh đó mà có biện pháp và mức giáo dục thích hợp. Nếu phải kỷ luật học sinh thì đủ điều kiện pháp lý.
- Thành lập Ban giáo dục hạnh kiểm học sinh sẽ giúp Ban giám hiệu theo dõi các diễn biến xấu về hạnh kiểm học sinh, cũng như giải quyết các trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật.
- Cần xây dựng và phát huy vai trò Ban đại diện Hội phụ huynh học sinh của lớp và của trường trong giáo dục hạnh kiểm học sinh.
- Cần tăng cường công tác bảo vệ Nhà trường, thực hiện tốt chế độ trực của giáo viên và học sinh lớp trực tuần.
- Tăng cường công tác Đoàn, Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp thu hút học sinh vào các hoạt động vui chơi có ích mà giáo dục các em. Tạo trong học sinh phong trào chăm ngoan, học tốt, xa rời những biểu hiện xấu trong cuộc sống; và như thế cái tốt sẽ lấn át cái xấu. Làm cho học sinh có ý thức tố giác các biểu hiện xấu trong học sinh để nhà trường biết mà kịp thời chấn chỉnh.
- Bước đầu các biện pháp giáo dục học sinh có chiều hướng hư nghịch có kết quả. Tuy nhiên việc làm này phải được thường xuyên quan tâm và có sáng tạo phù hợp, kịp thời, đúng hệ thống pháp luật. Trong đó giáo dục cảm hóa là chủ yếu, đây là việc làm rất cần thiết của một Nhà trường nói chung, nhất là bậc THCS.
VII.Bài học kinh nghiệm
Là một giáo viên địa phương trực tiếp giảng dạy chuyên môn và rèn luyện hạnh kiểm đạo đức học sinh. Thực hiện đề tài “Tổng phụ trách với các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết hiện tượng học sinh hư nghịch” trong năm học đạt kết quả. Tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau :
1. Trước tiên Tổng phụ trách phải điều tra, nắm chắc đối tượng về bản thân, gia đình và môi trường sống của các em học sinh có biểu hiện hư nghịch.
2. Tổng phụ trách phải nhiệt tình, phải luôn cập nhật thông tin ở trong trường và ngoài xã hội, phát hiện kịp thời các thói hư tật xấu, ngăn chặn kịp thời hiện tượng khi còn trứng nước.
3. Phải kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, tham mưu tốt với Ban giám hiệu mọi hoạt động, mọi công việc nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, nêu gương người tốt, việc tốt thường xuyên.
4. Thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động tập thể vui chơi – học tập, thực hiện tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao ý thức xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh ở mỗi học sinh, thu hút và phát huy tính tích cực, năng khiếu của học sinh hư nghịch.
5. Muốn giáo dục học sinh có chất lượng phải biết kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong địa bàn toàn xã, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh.
Kết quả đạt được : Toàn liên đội là một khối thống nhất, toàn trường từ giáo viên tới học sinh là một tập thể đại đoàn kết. Chất lượng dạy và học được đảm bảo, được đánh giá đúng thực chất là một niềm vui lớn, một nguồn động viên tinh thần lớn cho Tôi cũng như bao đồng nghiệp khác trong công tác giảng dạy của mình. Chúng tôi sẽ say mê, thêm yêu nghề hơn, thực hiện tốt công cuộc trồng người của mình.
VIII. Những kiến nghị và đề nghị qua quá trình thực hiện đề tài :
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy chuyên môn và là giáo viên địa phương được phân công là giáo viên Tổng phụ trách đội. Tôi thấy để nâng cao chất lượng dạy học tốt, mỗi giáo viên phải luôn tìm tòi các biện pháp gây hứng thú học tập cho các em trong mọi hoạt động dạy học. Thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động đội, hoạt động tập thể vui chơi học tập thu hút lôi cuốn tất cả các đội viên học sinh để các em thoải mái học tập tìm hiểu về khoa học và lịch sử phát triển … Qua đó xây dựng tinh thần đoàn kết tập thể nhằm giáo dục ý thức đạo đức nhân cách học sinh qua các hoạt động dạy và học.
Thực hiện đề tài trong một năm học, từ kinh nghiệm của bản thân, cùng với sự chỉ đạo của Thầy Hiệu trưởng với sự giúp đỡ cộng sự của Hội đồng sư phạm Nhà trường, của đại diện Hội phụ huynh học sinh, của Đảng, Chính quyền và Ban công an xã. Hy vọng đề tài này của Tôi sẽ góp phần tăng thêm hiệu quả học tập của học sinh đáp ứng thực sự với cuộc vận động hai không : ”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong ngành giáo dục”.
Trong khuôn khổ để đề tài : “Tổng phụ trách với các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết hiện tượng học sinh hư nghịch bậc THCS” thực hiện có hiệu quả, Tôi xin có một vài kiến nghị với Đảng Uỷ, UBND xã, Đoàn xã và Huyện đoàn, Ban giám hiệu, các bộ ngành liên quan, những nội dung sau :
1. Đảng ủy, UBND xã, Đoàn xã và các tổ chức hội, chi hội trên địa bàn dân cư chỉ đạo và tham gia tổ chức tốt mọi hoạt động của Ban chấp hành Chi đoàn ở từng thôn về vấn đề sinh hoạt đội thiếu niên trong địa bàn quản lý – xây dựng chương trình sinh hoạt đội thiếu niên theo từng chủ điểm, chủ đề lôi cuốn tất cả các em đội viên học sinh trong lứa tuổi tham gia nhằm mục đích tích cực giáo dục xã hội cho các em. Đặc biệt xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động vui chơi giải trí trong dịp nghỉ hè cho học sinh.
2. Huyện đoàn và Hội Đồng Đội các cấp duy trì tốt hoạt động giao ban, tập huấn thường xuyên để nâng cao trình độ, nghiệp vụ phụ trách Thanh thiếu niên.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho phụ trách ở địa bàn dân cư.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho phụ trách chi đội – GV chủ nhiệm lớp.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho Ban chấp hành chi đoàn, Đoàn xã.
Để phối kết hợp tốt với Tổng phụ trách ở trường thực hiện tốt “chương trình rèn luyện đội viên” ở lứa tuổi bậc THCS.
3. Ban giám hiệu tích cực chỉ đạo các hoạt động đội, hoạt động tập thể, nhằm xây dựng tinh thần đoàn kết tập thể vững mạnh trong Nhà trường. Có nhiều hoạt động dạy và học thu hút, lôi cuốn học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổng phụ trách với các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết hiện tượng học sinh hư nghịch bậc thcs.doc