Mục lục
Trang
I.Đặt vấn đề 2
II.Tổng quan tài liệu
1. Vị trí phân loại 2
2. Thành phần hóa học 5
3. Kĩ thuật khai thác và kiểm nghiệm 6
4. Tác dụng sinh học 14
5. Công dụng 15
6. Bài thuốc từ cây chanh 17
III. Kết luận 18
Tài liệu tham khảo 19
23 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6631 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan tài liệu về cây Chanh - Citrus Limonia Osbeck, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TIỂU LUẬN DƯỢC LIỆU
CHỦ ĐỀ :Tổng quan về cây chanh
( Citrus limonia Osbeck)
HÀ NỘI - 2011
Mục lục
Trang
I.Đặt vấn đề 2
II.Tổng quan tài liệu
1. Vị trí phân loại 2
2. Thành phần hóa học 5
3. Kĩ thuật khai thác và kiểm nghiệm 6
4. Tác dụng sinh học 14
5. Công dụng 15
6. Bài thuốc từ cây chanh 17
III. Kết luận 18
Tài liệu tham khảo 19
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Cha ông ta từ xa xưa đã biết sử dụng, sáng tạo cũng như tích lũy những kinh nghiệm trong việc sử dụng các loại cây thân thuộc trong vườn nhà để xử lý, pha chế sáng tạo ra các bài thuốc dân gian. Chúng đã tồn tại hàng ngàn năm và hiện nay vẫn đang chứng tỏ giá trị cũng như vị trí vô cùng quan trọng trong công tác phòng và chữa bệnh.
Và một trong những loài cây hết sức gần gũi với con người Việt Nam từ bao đời nay đó là cây chanh. Cây chanh gần gũi bởi lẽ nó được trồng và sử dụng rất phổ biến ở nước ta. Bên cạnh vai trò là một loài cây cho quả làm gia vị và giải khát, xét trên khía cạnh dược học, chanh chứa rất nhiều hợp chất hữu ích như tinh dầu, vitamin C... và cùng với những nỗ lực nghiên cứu không ngừng của các nhà khoa học, cây chanh ngày càng thể hiện giá trị không chỉ trong đời sống mà còn trong việc trị bệnh.
Hình 1.1. cây chanh
II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.Vị trí phân loại
a. Phân loại thực vật
Tên khoa học : Citrus limonia Osbeck, họ Cam – Rutaceae
Thuộc họ Cam : Rutaceae
Chi Citrus được phân loại khá phức tạp và số loài khó xác định do nhiều loài được cho là có nguồn gốc lai ghép. Có giả thiết cho rằng các loài cây trong chi Citrus được trồng có thể là con cháu của chỉ 4 loài tổ tiên.
b. Đặc điểm thực vật
Chanh là một loài cây nhỏ, cao từ 1m đến 3m. Thân có gai. Lá hình trứng, dài từ 5,5 đến 11cm, rộng 3,5 đến 6cm, mép hình răng cưa. Hoa trắng, mọc đơn độc hay từng chùm 2 dên 3 hoa. Vỏ quả có màu xanh, chuyển sang vàng khi chín. Quả chia nhiều múi. Dịch rất chua. Vỏ quả lá chanh có nhiều tinh dầu.
Có nhiều chủng loại chanh :
- Chanh giấy: Vỏ quả mỏng, được trồng phổ biến
- Chanh núm: Quả có núm, vỏ dày
- Chanh tứ thời: Ra hoa và quả chanh quanh năm
- Chanh đào: Vỏ quả vàn đỏ, ruột đỏ, vị thơm.
Hình 2.1.cây chanh (toàn cảnh và chi tiết)
c. Phân bố và sinh thái
Cây chanh, Citrus limonia Osbeck, có nguồn gốc ở miền bắc Ấn Độ và vùng tiếp giáp với Myanma và phái bắc Malaysia. Hiện nay chanh được trồng ở nhiều nơi trên thế giới .
Về mặt sinh thái học, cây chanh cũng như hầu hết các loài trong chi Citrus không chịu được điều kiện giá rét. Chúng ưa điều kiện nóng ẩm, lượng mưa hay lượng nước tưới đủ lớn. Mặc dù có tán lá rộng nhưng chúng là cây thường xanh và không rụng lá theo mùa. Chúng nở hoa vào mùa xuân và tạo quả chỉ một thời gian ngắn sau đó. Quả bắt đầu chín vào mùa thu hay đầu mùa đông .
d. Bộ phận dùng
Bên cạnh nhiều lợi ích sử dụng trong đời sống hàng ngày, chanh còn được sử dụng rộng rãi trong dân gian để làm thuốc. Các bộ phận trong cây chanh được dùng làm thuốc là quả, lá và rễ với rất nhiều công dụng như cầm ho hen, chống nắng nóng...
2. Thành phần hóa học
- Trong quả chanh có các thành phần chính sau :
+ Tinh dầu (ở vỏ quả chiếm 0,5% ,ở lá khoảng 0,09 – 0.11%)
+ Acid hữu cơ
+ vitamin C
+ Các hợp chất flavonoid như: hesperetin, rutinosid, neohesperidin
+ Pectin
Cụ thể trong 100gr thịt quả chanh có 90% nước, protein 0.8gr, chất béo 0.5gr, carbohydrat 8.2gr, chất xơ 0.6gr, tro 5.4gr, calci 33mg, phospho 15mg, sắt 0.5mg, natri 3mg, kali 137mg, vitamin A 12mg, B1 0.5mg, B2 0.02mg, B3 0,1mg, C 52mg.
- Tinh dầu vỏ chanh, Oleum Limettae là chất lỏng màu vàng đỏ, mùi thơm đặc biệt của chanh, vị đắng. Tỉ trọng ở 15˚C từ 0.857 đến 0.862. Dưới tác dụng của khí trời và ánh sáng, tinh dầu chanh sẽ để lắng một chất đặc và nhầy, tỉ trọng cũng tăng lên. Với tinh dầu chanh Việt Nam có 28 thành phần trong đó có limonen (82%), α- và β- pinen (6%), terpinen (4,5%), alcol toàn phần (3,8%), aldehyd (citral) (0,33%).
Hình 2.2. limonene Hình 2.3. pinene
Hình 2.4. Neohesperidin dihydrochalcone
Hình 2.5. Túi tiết tinh dầu vỏ chanh
- Hiện nay các nhà khoa học còn đang tập trung nghiên cứu một chất chống oxi hóa thuộc nhóm flavonoid có trong lá và vỏ chanh đó là polymethoxilated flavones (PMF) và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
3. Kĩ thuật khai thác và kiểm nghiệm
3.1. Kĩ thuật khai thác tinh dầu
3.1.1. Tách tinh dầu bằng phương pháp chưng cất
* Chưng cất với nước: Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị. Khi đun sôi hơi nước bay ra sẽ cuốn theo tinh dầu, ngưng tụ hơi bay ra sẽ thu được hỗn hợp nước và tinh dầu không tan vào nhau nên dễ dàng tách khỏi nhau.
Phương pháp này đơn giản, thiết bị rẻ tiền và dễ chế tạo tuy nhiên hiệu suất thấp, chất lượng tinh dầu không cao do nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với thiết bị nên dễ bị cháy khét, khó điều chỉnh các thông số kĩ thuật như tốc độ và nhiệt dộ chưng cất.
* Chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng: Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nhưng cách nhau bởi một vỉ nồi. Khi đun sôi, hơi nước bôc hơi qua khối nguyên liệu kéo theo tinh dầu và đi ra thiết bị ngưng tụ.
So với phương pháp trên, phương pháp này ưu điểm hơn, nguyên liệu ít bị cháy khét vì khoonh tiếp xúc trực tiếp với đáy thiết bị, các nhược điểm khác vẫn chưa khắc phục được. Phương pháp này phù hợp cho những loại nguyên liệu không chịu được nhiệt độ cao.
* Chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng: Hơi nước được tạo ra từ nồi hơi riêng và được dẫn vào thiết bị chưng cất.
Phương pháp này khống chế tốt hơn các thông số công nghệ, tuy nhiên với một số tinh dầu bị phân hủy ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ bị giảm chất lượng.
-> Ưu diểm:
- Thiết bị gọn gàng, quy trình sản xuất đơn giản
- Có thể ngưng tụ từng phần theo thời gian để phân chia các cấu tử
- Thời gian chưng cất nhanh
-> Nhược điểm:
- Không áp dụng với nguyên liệu hàm lượng tinh dầu thấp vì thời gian chưng cất sẽ kéo dài, tốn nhiều hơi và nước ngưng tụ
- Tinh dầu thu được có thể bị giảm bớt chất lượng nếu có các cấu tử dễ bị thủy phân
- Không có khả năng tách các thành phần khó bay hơi hoặc không bay hơi trong nguyên liệu ban đầu, mà những thành phần này rất cần thiết vì chúng có tính chất định hương rất cao.
- Hàm lượng tinh dầu còn lại trong nước sau chưng tương đối lớn
- Tiêu tốn một lượng nước khá lớn để nhưng tụ hỗn hợp hơi.
-Các thiết bị chưng cất thường có dạng sau:
Loại I: Nguyên liệu được phân bố đều, hơi ra tập trung nhưng khó cho nguyên liệu vào
Loại II: Ít phổ biến
Loại III: Tiện lợi khi chưng cất với nước nhưng năng suất không lớn lắm
Loại IV: Phổ biến nhất, có khả năng nâng cao năng suất bằng cách kéo dài thiết bị, mở rộng dung tích dễ dàng.
- Nắp có thể hình chóp (I), chỏm cầu (II), hoặc elip
- Cổ nồi, vòi voi: có thể là hai bộ phận riêng biệt hay chung, cổ nồi có hình dáng sao cho hỗn hợp hơi ra nhanh, và thường có các hình dáng sau:
- Đáy nồi: có cấu tạo giống nắp nồi, sao cho tháo nước dễ dàng
- Vỉ nồi: Chiều dày vỉ nồi từ 8-10 mm, có thể làm từ các thanh sắt đan. Thường thì tiết diện lỗ vỉ bằng ½ diện tích của bề mặt vỉ.
- Ống phân phối hơi: có nhiều dạng khác nhau. Các lỗ phân phối hơi bố trí so le thành 2 hàng hướng về phía đáy nồi để hơi tỏa đều. Tổng tiết diện các lỗ phân phối hơi bằn 2 lần tiết diện ống phân phối hơi.
- Thiết bị phân ly: Dùng để phân tinh dầu và nước thành từng lớp riêng biệt, các thiết bị thường dùng là
Loại I: TBPL với tinh dầu nhẹ hơn nước
Loại II: TBPL với tinh dầu nặng hơn nước
Loại III: TBPL có nhiều ngăn
3.1.2. Tách tinh dầu bằng phương pháp trích ly
Trích ly là dùng những dung môi hữu cơ hòa tan các chất khác, sau khi hòa tan, ta được hỗn hợp gồm dung môi và chất cần tách, đem hỗn hợp này tách dung môi ta sẽ thu được chất cần thiết. Cơ sở lý thuyết của quá trình trích ly này là dựa vào sự khác nhau về hằng số điện môi của dung môi và chất cần trích ly. Những chất có hằng số điện môi gần nhau sẽ dễ hòa tan vào nhau.
Dung môi đóng vai trò rất quan trọng trong phương pháp này, do đó dung môi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Không tác dụng với tinh dầu
- Độ nhớt của dung môi ngắn để rút ngắn thời gian trích ly (độ nhớt nhỏ khuếch tán nhanh)
- Dung môi hòa tan tinh dầu lớn nhưng hòa tan tạp chất bé
- Dung môi không ăn mòn thiết bị, không gây mùi lạ cho tinh dầu và đặc biệt không độc hại
- Dung môi rẻ tiền và dễ mua.
- Thiết bị trích ly: sau đây là hệ thống trích ly gián đoạn
1: thiết bị trích ly 2: thiết bị làm bay hơi dung môi
3: thiết bị ngưng tụ 4: thùng chứa
3.1.3. Khai thác tinh dầu bằng phương pháp ngâm
Phương pháp này có ưu điểm là thu được tinh dầu ít tạp chất hơn nhưng nhược điểm là chất béo dùng làm dung môi rất khó tinh chế và bảo quản, cách tiến hành thủ công.
3.1.4. Khai thác tinh dầu bằng phương pháp cơ học
Phương pháp này chủ yếu để tách tinh dầu trong các loại vỏ như cam, chanh, quýt...Trong những loại nguyên liệu này, tinh dầu nằm trong những túi tế bào ở bề mặt ngoài, do đó khi dùng lực cơ học tác dung vào vỏ quả, tinh dầu sẽ thoát ra. Các cách thường dùng như sau:
* Vắt, bóp: Quả cắt làm 2-3 phần, tách thịt quả rồi dùng tay vắt bóp cho tinh dầu thoát ra ngoài. Tinh dầu thoát ra được thấm vào bông, khi bông đã bão hòa tinh dầu, vắt lại cho vào cốc, đem lọc, lắng sấy thu được tinh dầu thành phẩm, vỏ đã vắt xong đem chưng cất để thu hết tinh dầu.
* Bào, nạo: Dùng nguyên quả rồi xát mặt ngoài của vỏ vào bề mặt nhám, tế bào vỏ quả sẽ vỡ ra, tinh dầu thoát ra ngoài, lớp gai của bàn xát phải vừa phải để tránh đâm thủng ruột quả, vì nếu thủng sẽ gây khó khăn vì tinh dầu lẫn nước quả và lớp cùi bị nạo rách sẽ hút mất một ít tinh dầu. Phương pháp này cũng nhue phương pháp trên gây tổn thất rất nhiều tinh dầu. Tinh dầu cam, chanh quýt muốn sử dụng trong thực phẩm phải tách bớt tecpen, chủ yếu là limonen vì nếu không tách thì limonen sẽ bị oxi hóa thành pinen có mùi nhựa thông.
* Ép: Có thể ép nguyên quả bằng những máy đặc biệt, trong quá trình ép có dội nước. Sau khi ép ta được hỗn hợp gồm nước quả, tinh dầu, mô và thịt quả. Để tách tinh dầu ra, cần phải lọc để loại bớt tạp chất, sau đó dùng máy li tâm có tốc độ 15000-20000 vòng/phút để tách tinh dầu.
3.1.5. Quy trình sản xuất tinh dầu cam, chanh, quýt
a. Sản xuất tinh dầu cam, chanh, quýt bàng phương pháp trích ly: Nguyên liệu là vỏ cam, chanh, quýt, nếu cần bảo quản để sản xuất lâu dài thì nghiền nhỏ và ngâm trong dung dịch muối ăn 25%.
Nguyên liệu được ngâm trong cồn thực phẩm 80%V trong thùng nhôm, sau 48h chiết ra và thay bằng cồn cao độ hơn (90-94%V) ngâm tiếp trong 24h, tỉ lệ cồn và vỏ sao cho đủ để ngập hết vỏ trong thùng, cồn ngâm xong đem cất để lấy riêng từng phần. Phần đầu đục, để riêng ra để cất lại, phần kế đó trong, có mùi thơm là thành phẩm.
Loại có độ cồn 60% trở lên trộn chung lại để pha nước ngọt, loại 15-60 %V cho vào nồi cất để cất lại.
b. Sản xuất tinh dầu cam, chanh, quýt bằng phương pháp chưng cất: Cất tinh dầu cam, chanh, quýt tốt nhất là từ vỏ tươi. Trước khi cất cần nghiền nhỏ, thời gian chưng cất từ 2,5-4h.
Tinh dầu cam, chanh, quýt thu được bằng phương pháp này chứa nhiều tecpen và seckitecpen nên dễ bị oxi hóa ở nhiệt độ thường, do đó sau khoảng 5 tuần bảo quản đã có mùi khó chịu. Phải tách bớt tecpen và seckitecpen bằng cách hóa tan tinh dầu trong cồn cao độ (96 %V), tinh dầu sẽ hòa tan hoàn toàn, sau đó thêm nước cất để hạ nồng độ cồn đến 65 %V, các dạng tecpen sẽ không hòa tan ở cồn thấp độ nên nổi lên trên, lọc đi ta sẽ thu được tinh dầu không còn tecpen. Loại tinh dầu này có thể dùng trực tiếp để pha rượu mùi, nước giải khát mà không sợ đục.
Tinh dầu cam, chanh, quýt đã loại tecpen cần đóng trong các chai lọ có màu, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, không khí.
3.2. Kiểm nghiệm tinh dầu
3.2.1. Định lượng tinh dầu
* Nguyên tắc: Tách tinh dầu ra khỏi dược liệu bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Từ lượng tinh dầu thu được so với khối lượng dược liệu tính được hàm lượng tinh dầu trong dược liệu.
* Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu theo phương pháp của dược điển Việt Nam III
Tinh dầu trong dược liệu được định lượng bằng cách cất kéo hơi nước trong dụng cụ cất mô tả trong hình vẽ. Dịch cất được hứng vào nột ống chia độ được phân độ tới 1/20 ml và pha nước được tự động trở lại bình cất. Thể tích tinh dầu cất được có thể đọc trực tiếp ở phần chia độ của ống này hoặc có thể dúng xilen hòa ta tinh dầu để đưa tinh dầu nổi lên phần chia độ của dụng cụ.
* Định lượng tinh dầu có tỉ trọng nhỏ hơn 1
Cân chính xác tới 0.01g một lượng mẫu cho vào bình cất. Thêm 300-500 ml nước và vài mảnh đá bọt. Lắp bình cất với đầu A của bộ dụng cụ cất. Thêm nước qua phễu N tới mức B. Đun bình cho đến sôi, điều chỉnh cất 2-3 ml /1 phút. Xác định tốc độ cất như sau: mở vòi 3 nhánh M để hạ mức dịch cất trong ống đến vạch J, khoa vòi M, đồng thời bấm đồng hồ cho chạy. Khi mức dịch cất đến ngang vạch H thì bấm dừng đồng hồ và đọc thời gian. Sau đó mở vòi M và tiếp tục cất trong vòng 5h cho đến khi thể tích tinh dầu không tăng nữa. Ngừng cất, sau ít nhất 10 phút đọc thể tích tinh dầu cất được trong ống hứng chia độ.
4. Tác dụng sinh học
Cây chanh thuộc nhóm 54 cây thuốc có giá trị dược liệu cao nhất trong một danh mục hơn 7.300 loài thực vật được tổ chức Plants For a Future ở Anh Quốc phân loại và xếp hạng căn cứ vào giá trị dinh dưỡng cũng như dược liệu. Bên cạnh một số sinh tố và khoáng chất khác, chanh là một nguồn quan trọng cung cấp vitamin C và những chất chống oxi hóa thuộc nhóm flavonoids. Do đó chanh có chức năng bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế tác hại của những gốc tự do để làm chậm sự lão hóa. Kết quả của những nhà khoa học Nhật Bản cho biết chanh có thể làm gia tăng 19% lượng máu lưu thông trong hệ thống các tĩnh mạch, mao mạch và làm giảm nguy cơ máu đông.
Tiến sĩ Elzbieta Kurowska ở công ty dược KGK Synergize ở Mỹ cho biết trong là hoặc vỏ chanh có chứa lượng polymethoxilated flavones (PMF) nhiều gấp 20 lần so với các loại rau quả thông thường . PMF là chất chống oxi hóa nhóm flavonoid. Ông Kurowska đã nuôi béo những con chuột đồng bằng chế độ ăn giàu cholesterol rồi cho chúng hấp thu PMF từ là hoặc vỏ chanh. Kết quả cho thấy chỉ 1% PMF trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng làm giảm đến 40% lượng cholesterol LDL ở chuột. Lá chanh hoặc phần ngoài của quả chanh không những có thể kích thích tiêu hóa, trung hòa bớt vị béo của thức ăn để giúp ngon miệng mà còn có tác dụng tăng cường chuyển hóa để làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Dịch chiết từ quả chanh có thể giúp phụ nữ tránh thai qua việc làm tê liệt hoạt động của tinh trùng.Nhiều bộ tộc trên thế giới có tập quán ngừa thai bằng cách tẩm dịch chiết từ quả chanh vào một miếng bọt biển và đặt vào âm đạo.
Những nghiên cứu còn cho thấy dịch chiết từ quả chanh có tính sát khuẩn cao. Ở nồng độ 20%, dịch chanh có thể tiêu diệt 90% virus HIV.
5. Công dụng
5.1. Công dụng
- Rễ chanh: thu hái quanh năm, rễ nhỏ dùng cả, rễ to chỉ lấy vỏ, có vị đắng, tính ôn, có tác dụng chỉ khái, bình suyễn, hành khí, chỉ thống.
- Lá chanh: chứa tinh dầu, có vị cay, ngọt, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái sát khuẩn.
- Quả chanh: có vị chua, ngọt, tính bình.
Vỏ quả có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng (phối hợp với hương phụ, đương quy), nôn mửa, ho nhiều đờm (với bán hạ, trúc lịch). Chất pectin ở phần xốp trắng của mặt trong vỏ quả có tác dụng cầm máu, chống tiêu chảy, thường phối hợp với kaolin.
Tinh dầu chanh kích thích nhẹ đường tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, đẩy mạnh sự tiết dịch tiêu hóa giúp bài hơi và có tác dụng khử đờm. Dung dịch chế từ tinh dầu chanh với nước (1/10) dùng xoa bóp lên da hoặc dùng tinh dầu chanh làm chất phụ cho vào nước tắm để chữa chứng hay hoảng hốt, sợ hãi trầm uất. Mùi thơm của tinh dầu chanh dưới dạng phun sương làm tỉ lệ sai sót trong đánh máy giảm 54%. Hỗn hợp tinh dầu chanh và bạc hà làm cho con người làm việc tập trung hơn.
Dịch chanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm, cầm máu chữa cảm sốt, bệnh Scorbut (thiếu vitamin C). Ngậm chanh với ít muối giúp trừ ho. Ngoài ra chỉ cần 2 thìa dịch chanh hòa vào 1l nước uống đủ để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
- Hạt chanh: chứa dầu béo và chất đắng lemonin. Thông qua xử lý và phối hợp với các vị thuốc khác dùng để chữa táo bón, ho lâu ngày, ngộ độc và chữa rắn cắn.
5.2. Một số sản phẩm trên thị trường
Hiện nay, nhờ nhiều công dụng rất thiết thực trong đời sống mà tinh dầu chanh ngày càng được sản xuất, phân phối và tiêu thụ rông rãi trên thị trường.
Một số công dụng của tinh dầu chanh bao gồm: giúp làm se da, giúp tinh thần sảng khoái, kích thích hệ thống tiêu hóa, chống thấp khớp, chống nhiễm trùng...
Một số sản phẩm trên thị trường như:
6. Bài thuốc có thành phần dược liệu từ cây chanh
- Rễ chanh:
+ Chữa ho: Rễ chanh 10g, vỏ rễ cây dâu hoặc tầm gửi cây dâu 10g, lá trắc bách 8g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày.
+ Chữa ho gà: Rễ chanh 12g, lá chua me đất hoa vàng 10g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g, sắc lấy nước đặc thêm đường uống.
+ Chữa đau răng, sâu răng: Rễ chanh 10g, rễ cây cà dại 10g, vỏ cây lai 10g, vỏ cây trám 10g. Sắc lấy nước đặc, ngậm trong 10-15 phút, rồi nhổ nước.
+ Chữa rắn cắn: Rễ chanh 8g, hạt chanh 4g, gừng 2g, phèn chua 2g, giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi, lọc kĩ, uống làm 2 lần cách nhau 2 giờ.
- Lá chanh:
+ Chữa cảm cúm, nhức đầu: lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu mỗi thứ 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu với nước đến sôi, rồi xông cho ra mồ hôi.
+ Chữa mụn rò lâu ngày có mủ: Lá chanh, lá bưởi bung, tinh tre, phơi khô, tán bột, rây bột mịn, rắc hàng ngày.
+ Chữa ho gà: Lá chanh 4g, lá táo 4g, rễ cỏ gà 4g, vỏ quýt 1g, vỏ trứng gà 1 quả, sắc uống 1 lần trong ngày.
- Quả chanh:
+ Chữa hắc lào lở chốc: dịch chanh (nửa thìa cà phê) hòa với bột long não 1g và rễ bạch hoa xà giã nhỏ 10g dùng để bôi.
+ Nhuận gan, giải độc: Vỏ chanh 8g, lá chanh, lá gai, lá cối xay, nhân trần mỗi thứ 12g, sắc uống.
+ Chữa ho: Chanh bóc vỏ bỏ hạt, thái lát, ướp muối khoảng 12 tiếng. Dùng để ăn hay ngậm.
III.KẾT LUẬN
Trải qua hàng ngàn năm cây chanh vẫn chứng tỏ được tầm quan trọng của nó không chỉ trong đời sống hàng ngày mà trong cả y dược học.
Ngày nay cùng với những tiến bộ trong công tác nghiên cứu, ứng dụng, các sản phẩm cũng như dược liệu từ chanh càng khẳng định được giá trị của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Phạm Thanh Kỳ,Nguyễn Thị Tâm ,Trần Văn Thanh(2007),Dược liệu học,Nxb Y học,tr 194- 195
2. Cây thuốc Việt Nam- Võ Văn Chi
3. Cây thuốc và động vật làm thuốc – Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật.
4. Watt và Breyer-Brandwijk, 1962
5. Atta AH, Alkofahi A. Anti-Nociceptive and Anti-inflammatory effect of some medicinal plant extracts Ethnopharmacology Jordan. Journal. 1998; 60 (2) :117-24.
6. Sartorelli, P., Marquioreto, A. D., Amaral-Baroli, A., Lima, M. E., and Moreno, P. R. Chemical composition and antimicrobial activity of the essential oils from two species of Eucalyptus. Phytother Res 2007;21(3):231-233.
7. Santos, F. A. and Rao, V. S. Antiinflammatory and antinociceptive effects of 1,8-cineole a terpenoid oxide present in many plant essential oils. Phytother Res 2000;14(4):240-244.
8. Silva J, Abebe W, Sousa SM, Duarte VG, Machado MI, Matos FJ. Reduce pain and inflammation of the effects of eucalyptus oils Anti. J Ethnopharmacol;. December 2003 89 (2-3) :277-83.
9. Spiridonov, N. A., Arkhipov, V. V., Foigel, A. G., Shipulina, L. D., and Fomkina, M. G. Protonophoric and uncoupling activity of royleanones from Salvia officinalis and euvimals from Eucalyptus viminalis. Phytother Res 2003;17(10):1228-1230
10. Takahashi, T., Kokubo, R., and Sakaino, M. Antimicrobial activities of eucalyptus leaf extracts and flavonoids from Eucalyptus maculata. Lett Appl Microbiol 2004;39(1):60-64.
11. Whitman, B. W. and Ghazizadeh, H. Eucalyptus oil: therapeutic and toxic aspects of pharmacology in humans and animals. J Paediatr Child Health 1994;30(2):190-191
12. Siurin, S. A. [Effects of essential oil on lipid peroxidation and lipid metabolism in patients with chronic bronchitis]. Klin Med (Mosk) 1997;75(10):43-45
13. Banerjee, R. and Bellare, J. R. In vitro evaluation of surfactants with eucalyptus oil for respiratory distress syndrome. Respir Physiol 2001;126(2):141-151
14. Riechelmann, H., Brommer, C., Hinni, M., and Martin, C. Response of human ciliated respiratory cells to a mixture of menthol, eucalyptus oil and pine needle oil. Arzneimittelforschung 1997;47(9):1035-1039 15. Lawless(1995), The Illustrated Encyclopedia of essential oil , pp 57-66
17. Kumar A, Sharma VD, Sing AK, and et al. Antibacterial properties of different Eucalyptus oils. Fitoterapia 1988;59(2):141-144.
18. Osawa, K., Yasuda, H., Morita, H., Takeya, K., and Itokawa, H. Macrocarpals H, I, and J from the Leaves of Eucalyptus globulus. J Nat Prod 1996;59(9):823-827.
19.Pizsolitto AC, Mancini B, Fracalanzza L, and et al. Determination of antibacterial activity of essential oils officialized by the Brazilian pharmacopeia, 2nd edition. Chem Abstr 1977;86:12226s.
20. Takarada, K., Kimizuka, R., Takahashi, N., Honma, K., Okuda, K., and Kato, T. A comparison of the antibacterial efficacies of essential oils against oral pathogens. Oral Microbiol Immunol 2004;19(1):61-64.
21. Ahmad, I. and Beg, A. Z. Antimicrobial and phytochemical studies on 45 Indian medicinal plants against multi-drug resistant human pathogens. J Ethnopharmacol 2001;74(2):113-123.
22. Egawa, H., Tsutsui, O., Tatsuyama, K., and Hatta, T. Antifungal substances found in leaves of Eucalyptus species. Experientia (Specialia) 7-15-1977;33(7):889-890
23. Shahi, S. K., Shukla, A. C., Bajaj, A. K., Banerjee, U., Rimek, D., Midgely, G., and Dikshit, A. Broad spectrum herbal therapy against superficial fungal infections. 2000;13(1):60-64
24. Juergens, U. R., Stober, M., and Vetter, H. Inhibition of cytokine production and arachidonic acid metabolism by eucalyptol (1.8-cineole) in human blood monocytes in vitro. Eur J Med Res 11-17-1998;3(11):508-510
25. Juergens, U. R., Stober, M., Schmidt-Schilling, L., Kleuver, T., and Vetter, H. Antiinflammatory effects of euclyptol (1.8-cineole) in bronchial asthma: inhibition of arachidonic acid metabolism in human blood monocytes ex vivo. Eur J Med Res 9-17-1998;3(9):407-412
26. Atta, A. H. and Alkofahi, A. Anti-nociceptive and anti-inflammatory effects of some Jordanian medicinal plant extracts. J Ethnopharmacol 1998;60(2):117-124
28. Grassmann, J., Hippeli, S., Dornisch, K., Rohnert, U., Beuscher, N., and Elstner, E. F. Antioxidant properties of essential oils. Possible explanations for their anti-inflammatory effects. Arzneimittelforschung 2000 ; 50(2):135-139
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổng quan tài liệu về cây Chanh - Citrus limonia Osbeck.doc