Đề tài Tổng quan tài liệu về cây ích mẫu - Leonurus Heterophyllus

MỤC LỤC 2

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 3

2. TỔNG QUAN 3

2.1. Đặc điểm thực vật 3

2.1.1. Mô tả cây 3

2.1.2. Phân bố và sinh thái 6

2.1.3. Bộ phận dùng 6

2.1.3.1 Vi phẫu thân .7

2.1.3.2 Vi phẫu lá .8

2.1.3.4 Bột dược liệu .8

2.1.4. Trồng trọt và thu hái 10

2.2. Thành phần hóa học 11

2.3. Tiêu chuẩn chất lượng và kiểm nghiệm 13

2.3.1. Độ ẩm 14

2.3.2. Tro toàn phần 14

2.3.3. Tỷ lệ vụn nát 14

2.3.4. Tạp chất 14

2.3.5. Tỷ lệ lá trên toàn bộ dược liệu 15

2.3.6. Định tính 15

2.3.7. Định lượng 16

2.4. Tác dụng dược lý 17

2.5. Tính vị và công năng .19

2.6 Công dụng .20

2.7. Bài thuốc có chứa ích mẫu .21

2.8. Ích mẫu dùng trong dược thiện .21

3. KẾT LUẬN .24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc26 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6075 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan tài liệu về cây ích mẫu - Leonurus Heterophyllus, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN DƯỢC LIỆU  TIỂU LUẬN DƯỢC LIỆU Chủ đề: Tổng quan về cây Ích mẫu (Leonurus heterophyllus Sw.) Sinh viên thực hiện : Mã SV : Lớp : HÀ NỘI, 02-2011 MỤC LỤC 2 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 2. TỔNG QUAN 3 2.1. Đặc điểm thực vật 3 2.1.1. Mô tả cây 3 2.1.2. Phân bố và sinh thái 6 2.1.3. Bộ phận dùng 6 2.1.3.1 Vi phẫu thân………………………………………….7 2.1.3.2 Vi phẫu lá…………………………………………….8 2.1.3.4 Bột dược liệu………………………………………...8 2.1.4. Trồng trọt và thu hái 10 2.2. Thành phần hóa học 11 2.3. Tiêu chuẩn chất lượng và kiểm nghiệm 13 2.3.1. Độ ẩm 14 2.3.2. Tro toàn phần 14 2.3.3. Tỷ lệ vụn nát 14 2.3.4. Tạp chất 14 2.3.5. Tỷ lệ lá trên toàn bộ dược liệu 15 2.3.6. Định tính 15 2.3.7. Định lượng 16 2.4. Tác dụng dược lý 17 2.5. Tính vị và công năng ………………………………….....19 2.6 Công dụng………………………………………………..20 2.7. Bài thuốc có chứa ích mẫu……………………………….21 2.8. Ích mẫu dùng trong dược thiện…………………………..21 3. KẾT LUẬN…………………………………………………..24 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong xã hội hiện đại,việc sử dụng các cây cỏ có nguồn gốc dược liệu để làm thuốc đang là một xu hướng toàn cầu.Con người đang dần quay trở về với thiên nhiên, phát huy hết các tiềm năng của thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con người. Ích mẫu là một dược liệu đã được biết đến từ lâu và được dùng như là vị thuốc có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ). Trong những năm gần đây cây ích mẫu được nhiều công ty, xí nghiệp Dược sản xuất vì là một trong những mặt hàng tiêu thụ được nhiều phụ nữ quan tâm, ưa chuộng. Những thực tế đó đã chứng minh ngày càng rõ giá trị của cây ích mẫu trong đời sống của người dân Việt Nam. Trong tiểu luận này, xin được trình bày một cách tổng quan nhất về dược liệu ích mẫu và 1số sản phẩm trên thị trường . B. TỔNG QUAN: I. Đặc điểm thực vật: Ích Mẫu hay còn gọi là Sung Úy, Chói Đèn, Làm Ngài, Xác Điến( Tày), Chạ Linh Lo (Thái). Tên khoa học Leonurus heterophyllus Sw, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Tên Leonurus do chữ Hy Lạp leon là sư tử, oura là đuôi, heterophyllus là lá có dạng biến đổi, vì cây ích mẫu giống đuôi con sư tử có lá hình dạng thay đổi. 1. Mô tả cây: Ích mẫu là một loại cỏ, sống 1-2 năm, cao 0,6-1 m. Thân đứng, hình vuông, thẳng xốp, có rãnh dọc, đường kính 0,2-0,8 cm, ít phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ ngắn. Lá mọc đối chữ thập, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hay đầu cành mà có hình dạng khác nhau: Lá ở gốc, có cuống dài, phiến lá xẻ sâu lông chim, mép có răng cưa thô và sâu. Lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa. Lá trên cùng phần lớn không chia thùy và hầu như không cuống. Trên và dưới lá có lông. Khi vò lá có mùi tinh dầu. L. sibiricus L. heterophylllus L. cardiaca L. macranthus Hình 1: Một số loài Leonurus spp. Hoa tự: xim co, có cuống ngắn. Hoa không đều. Cụm hoa gồm nhiều vòng ở nách lá phía ngọn cành. Lá bắc hình dùi, thường tập trung ở phía dưới các cụm hoa. Đài dính liền, hình chuông, dài 6-8 mm, có lông ở ngoài, có 2 môi: môi trên 3 thùy, môi dưới 2 thùy dài hơn. Tràng hoa màu tím hồng hoặc trắng hồng, dài 11-15 mm có lông ở phía ngoài, có 2 môi: môi trên 1 thùy, môi dưới 3 thùy với thùy giữa có khuyết nhị 4, không thò, bầu nhẵn, vòi thùy xẻ đôi.  Hình 2: Hoa thức và hoa đồ Hình 3: Hoa loài L.cardiaca Quả nhỏ,3 cạnh,nhẵn,cụt 1 đầu,khi chín màu nâu sẫm. Hình 4: Quả và hạt loài L.heterophyllus Cây có công dụng tương tự: Cây ích mẫu Leonurus sibiricus L. : cây nhỏ,cao 0,2 -0,8 m, phiến lá giữa xẻ rất sâu ,sát tận gân lá, lá ở ngọn chia 3 thùy,thùy giữa lại chia 3 thùy nữa. Cụm hoa có đường kính 3-3,5 cm,hoa có môi dưới ngắn bằng ¾ môi trên. 2. Phân bố và sinh thái: Chi Leonurus L. có 8 loài, phân bố ở vùng ôn đới ấm,cận nhiệt đới và nhiệt đới châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Việt Nam có 3 loài: ích mẫu,ích mẫu Siberi và Xư nhĩ. Ích mẫu vốn là cây mọc tự nhiên ở các bãi sông, ruộng ngô trong các thung lũng. Do nguồn cung cấp tự nhiên hạn chế, cây đã được trồng nhiều ở các tỉnh và đồng bằng trung du phía Bắc. Cụ thể là : Các vùng Việt Nam: Lào Cai (Sa Pa), Yên Bái (Yên Bình), Hà Giang (Hoàng Su Phì), Lạng Sơn (Chi Lăng, Lộc Bình), Hà Bắc, Hà Tây (Ba Vì, Bất Bạt), Hà Nội (Văn Điền), Hà nam (Kim Bảng), Lâm Đồng (Đà Lạt), Tp. Hồ Chí Minh (Chợ Quán). Các nước: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhât Bản, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, châu Phi, châu Mỹ. Trong tự nhiên, ích mẫu mọc từ hạt vào tháng 3-4. Mùa hoa tháng 6-9, mùa quả tháng 9-10. Cây sinh trưởng nhanh, thích hợp với môi trường đất thịt và đất phù sa. Cây ưa sáng và ưa ẩm; phân nhánh nhiều theo kiểu lưỡng phân.Trong thời kỳ sinh trưởng nhanh cần đủ ẩm nhưng không chịu được ngập úng. 3. Bộ phận dùng: Phía trên mặt đất của cây ích mẫu (ích mẫu thảo) và quả ích mẫu (sung úy tử).Khi cây bắt đầu ra hoa,vào lúc trời nắng ráo,cắt để lại chồi gốc để cây tái sinh, rửa sạch, dùng tươi hay phơi trong râm cho khô. Có thể nấu cao. Hình 5: Dược liệu khô 3.1.Vi phẫu thân: Thiết diện gần vuông, có 4 góc lồi. Từ ngoài vào trong có: Biểu bì là một hàng tế bào xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào tập trung nhiều ở 4 góc lồi và lông tiết chân đơn bào đầu 4 tế bào rải khắp biểu bì. Các đám mô dày góc sát dưới biểu bì. Mô dày gồm 4-6 lớp tế bào thành dày, rất phát triển ở phần góc. Mô mềm vỏ gồm 3-4 hàng tế bào màng mỏng. không có vòng nội bì là một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn hơn ở 4 góc mà chỉ có trụ bì xếp thành từng cụm riêng rẽ. Trong mô mềm vỏ sát libe có sợi trụ bì xếp thành từng đám nhỏ. Libe cấu tạo từ các tế bào nhỏ tạo thành vòng bao quanh mô gỗ. Tầng phát sinh libe-gỗ. Gỗ có các mạch gỗ to tập trung nhiều ở 4 góc, có thể có vết tích của gỗ sơ cấp, xếp ly tâm, mô mềm gỗ có màng dày xếp đều đặn xuyên tâm. Mô mềm tủy cấu tạo gồm những tế bào đa dạng, tròn to, màng mỏng, kích thước không đều. Hình 6: Vi phẫu thân 3.2.Vi phẫu lá: Biểu bì trên và dưới mang lông che chở 2-4 tế bào, màng hơi dày, đầu nhọn và mang lông tiết - chân 1 tế bào, đầu 4 tế bào, chứa chất tiết màu vàng nâu. Phần gân lá có tiết diện lõm ở mặt trên và lồi ở mặt dưới. Có mô dày góc xếp nhiều dãy ở 2 mặt gân lá và bao quanh các bó libe gỗ ở giữa gân lá. Hai bên phiến lá có chứa một hàng mô mềm giậu; và bên dưới là mô mềm khuyết. Bó libe-gỗ ở trung tâm gân xếp hình vòng cung là libe-gỗ có cấu trúc cấp 1, ngoài ra còn có 2 bó libe-gỗ phụ phía gần 2 bên phiến. Hình 7: Vi phẫu lá 3.3. Bột dược liệu: Bột màu xám, mùi hắc, vị đắng. Quan sát dưới kính hiển vi thấy (trừ hình lông tiết số 1) Thành phần gồm có: Mảnh biểu bì thân mang lông che chở, lông tiết; ở chân lông tiết có 4-8 tế bào biểu bì tỏa ra như hình hoa thị. Lông che chở có thể nguyên nhưng thường gãy thành từng đoạn, vách dày lấm tấm. Lông tiết có đầu tròn, to hay nhỏ, thường gồm 1-4 tế bào xếp trên cùng một mặt phẳng. Mảnh biểu bì trên của lá, tế bào hình đa giác, vách thẳng. Mảnh biểu bì dưới của lá, tế bào có vách ngoằn ngoèo, mang lỗ khí kiểu trực bào. Mảnh biểu bì đài hoa tế bào có vách rất ngoằn ngoèo. Mảnh mô dày. Mảnh mô mềm. Mảnh phiến lá với mô giậu. Sợi có vách ít dày, khoang rộng, riêng lẻ hay kết thành từng đám. Tế bào mô cứng có vách ít dày. Mảnh mạch nhiều loại: mạch vòng, mạch xoắn, mạch vạch, mạch mạng, mạch điểm. Hạt phấn hoa hình cầu hay hình bầu dục có rãnh dọc. Mảnh cánh hoa có lông che chở uốn lượn. Hạt tinh bột, hình đa giác, tễ ở giữa, riêng lẻ hay xếp thành từng đám. Hình 8: Bột dược liệu Trong y học cổ truyền ích mẫu được chế biến như sau: Ích mẫu cắt đoạn: Lấy ích mẫu tươi hoặc đã phơi khô bỏ rễ, cắt đoạn dài 3-5 cm phơi khô. Trong trường hợp các thân và cành to cần nhúng nước , ủ mềm rồi mới cắt đoạn,phơi khô. Ích mẫu chích rượu: Cho ích mẫu vào rượu với tỷ lệ ích mẫu 10 kg,rượu 3 kg trộn đều, ủ 1 đêm .Dùng lửa nhỏ sao đến khi có màu hơi đen. Ích mẫu chích giấm: Tẩm giấm vào ích mẫu (ích mẫu 10kg, giấm 2kg), ủ, sao vàng. Ích mẫu chế: Dùng ích mẫu 10kg, giấm 1kg, gừng tươi 2 kg, rượu 1kg, muối ăn 200g, nước sôi vừa đủ. Trước hết giã gừng vắt nước, dùng nước sôi pha muối rồi trộn với giấm vào rượu cho hỗn hợp phụ kiện vào ích mẫu trộn kỹ, ủ chừng 1h, phơi khô(1) 4.Trồng trọt và thu hái: Ích mẫu được trồng phổ biến ở khắp nơi. Cây được gieo trồng bằng hạt. Khi hạt già, cắt lấy cả cây về phơi trên nong nia và dập lấy hạt. Hạt tiếp tục được phơi khô, sàng sảy rồi bảo quản đến vụ gieo trồng. Hạt để cách năm, tỉ lệ nảy mầm kém nên không dùng hạt cũ của năm trước để gieo. Hạt ích mẫu nảy mầm thích hợp ở 20-25 oC, cây sinh trưởng tốt ở 15-20 0C. Vì vậy, thời vụ gieo hạt tốt nhất ở đồng bằng và trung du là tháng 10-11, ở miền núi là tháng 8-9. Ngoài ra, cũng có thể gieo vào các tháng khác nhưng năng suất không cao. Ở miền Trung, cần tránh mùa khô và gió Lào. Ích mẫu trồng được trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất phù sa, đất trồng màu, tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước, không bị úng ngập. Đất cần được cày ải, đập nhỏ, lên luống cao 20-25 cm, rộng 70-80 cm, rạch thành hàng ngang cách nhau 30-40 cm, bón lót 10-15 tấn/ha phân chuồng mục rồi gieo hạt. Hạt cần được ngâm nước qua 10-12 tiếng ,vớt ra, trộn với cát hoặc tro để gieo cho đều. Khi cây có 3-4 đôi lá thật,tiến hành tỉa định cây, giữ khoảng cách giữa các cây 25-30 cm. Có thể tận dụng những cây tỉa ra để trồng trên ruộng khác. Cũng có thể gieo hạt trong vườn ươm rồi đánh cây con đi trồng. Thời gian đầu, cây mọc chậm, sang tháng thứ 3 bắt đầu phân cành. Hai tháng đầu cần làm cỏ, xới xáo và tưới đủ ẩm. Cuối tháng thứ 2 và thứ 3 dùng nước phân chuồng, nước giải hoặc đạm pha loãng (2%) để tưới cho cây đến khi cây phủ kín luống. Chú ý phòng trừ bệnh thối gốc vào thời kỳ cây ra nụ bằng cách giữ cho ruộng không bị úng, phát hiện sớm và loại bỏ kịp thời cây bị bệnh đồng thời bón thêm vôi bột. Ngoài ra cần đề phòng sâu xám, rệp hại lá vá cây con. Cây trồng 1 lần có thể thu hoạch 2-3 lứa. Khi cây bắt đầu ra hoa, cắt toàn bộ thân lá đem phơi khô hoặc băm nhỏ rồi phơi khô. Tiếp tục chăm sóc cây lại tái sinh. Mỗi lứa cắt có thể thu được 7-10 tấn thân lá tươi/ha. Người ta còn phân biệt 3 loại: Ích mẫu mùa đông cần trồng vào mùa thu, ích mẫu mùa xuân gieo trồng vào mùa xuân hay mùa thu, ích mẫu mùa hạ cũng có thể gieo trồng vào mùa xuân hay mùa thu. Ích mẫu mùa hạ cho hiệu suất cao nhất (9 tấn khô/ha) nhưng thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch trên 10 tháng còn các loài mùa đông và mùa xuân chỉ cần hơn 8 tháng nhưng năng suất chỉ đạt 4-5 tấn khô/ha. II. Thành phần hóa học: Phần trên mặt đất của ích mẫu đã phân lập được 2 alkaloid là leonurin và stachydrin. Leonurin Stachydrin Hàm lượng leonurin cao nhất ở giai đoạn đầu khi cây ra quả và thấp nhất ở giai đoạn ra hoa, ngược lại stachydrin cao nhất trước giai đoạn nở hoa và thấp nhất ở giai đoạn đầu ra quả. Hàm lượng alkaloid toàn phần trong ích mẫu là 0,1% - 2,1%.(2) Theo Viện Dược liệu, ích mẫu Việt Nam có 3 alkaloid, trong đó có alkaloid với N bậc 4; 3 flavonoid trong đó có rutin, 1 glucoid có khung steroid, acid amin, tanin, chất đắng; saponin và 0,03% tinh dầu. Ích mẫu Trung Quốc cũng chứa leonurin, leonurin (nitrit), stachydrin, leonuridin, leonurinin, leosibrin, isoleosibrin, leosibiricin. Các acid béo như acid linolenic, lauric, fumaric, 4- guanidino butyric. Một hợp chất diterpen mới thuộc loại labdan đã được phân lập từ ích mẫu là prehispanolon.(3) Prehispanolon Cycloleonurinin Trong quả ích mẫu, một số peptid vòng đã được phân lập và xác định cấu trúc như: Cycloleonurinin (peptid vòng gồm 12 đơn vị amino acid), Cyclonuripeptid A, Cyclonuripeptid B, Cyclonuripeptid C, Cyclonuripeptid D. (4) (5) Hiện nay người ta đã phát hiện được 2 vòng nonapeptides mới là cyclo -leonuripeptid E và F được chiết từ quả của Leonurus heterophyllus và cấu trúc được xác định bởi phổ NMR và sự thoái biến hóa học vòng peptide có hoạt tính sinh học. (6) Trong lá loài ích mẫu L.sibiricus cũng chứa các alkaloid như leonurin 0,05%, dầu béo 0,5%, nhựa 0,37%, acid nhựa 0,83%, dầu béo gồm các acid béo như lauric, oleic, linoleic, linolenic. Hạt chứa leonurinin, tinh dầu, dầu béo từ hạt có tỷ trọng ở 15,5° : 0,9199, n15,5° : 1,4739, chỉ số acid 112,47. Trong một số loài ích mẫu khác, người ta còn thấy có các flavonoid p, coumaroyl glucosid như apigenin, 7. p. coumaroyl glucosid, apigenin- 7- di. p. coumaroyl glucosid và các aglycon như apigenin 7. Me ether, luteolin 7-methyl - ether. III. Tiêu chuẩn chất lượng và kiểm nghiệm: Theo Dược Điển Việt Nam III. 1. Độ ẩm: Không quá 13% 2. Tro toàn phần: Không quá 10%. Nếu không có hướng dẫn khác trong chuyên luận thì áp dụng phương pháp 1 Phương pháp 1: Với mẫu thử là thảo mộc: cho 2-3 g bột đem thử vào một chén sứ hoặc chén platin đã nung và cân bì. Nung ở nhiệt độ không quá 450 C tới khi không còn carbon, làm nguội rồi cân. Bằng cách này mà tro chưa loại được hết thì dùng một ít nước nóng cho vào khối chất đã than hóa, dung đũa thủy tinh khuấy đều, lọc qua giấy lọc không tro. Rửa đũa thủy tinhvà giấy lọc, tập trung nước rửa vào dịch lọc. Cho giấy lọc và cắn vào chén nung rồi nung cho đến khi được tro màu trắng hoặc gần như trắng. Cho dịch lọc vào cắn trong chén nung, đem bốc hơi đến khô rồi nung ở nhiệt độ không quá 450oC đến khi khối lượng không đổi. Tính tỉ lệ phần trăm của tro toàn phần theo dược liệu làm khô trong không khí. Với các mẫu thử khác: cũng thực hiện như trên nhưng chỉ dùng 1g mẫu thử nếu không có chỉ dẫn gì khác trong chuyên luận. 3. Tỷ lệ vụn nát: Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 10% Cân một lượng dược liệu nhất định (P gam) đã được loại tạp chất. Rây qua rây có số quy định theo chuyên luận riêng. Cân toàn bộ phần đã lọt qua rây (a gam). Tính tỷ lệ vụn nát (x%) theo công thức:  Ghi chú: Lượng dược liệu lấy để thử (tùy theo bản chất của dược liệu) từ 100 đến 200g. Đối với dược liệu mỏng manh thì chỉ lắc nhẹ, tránh làm vụn nát thêm. Phần bụi và bột vụn không phân biệt được bằng mắt thường được tính vào mục tạp chất. 4. Tạp chất: Đoạn ngọn cành dài quá 40cm: Không quá 5% Tạp chất khác: không quá 1% . Tạp chất lẫn trong dược liệu bao gồm tất cả các chất ngoài qui định của dược liệu đó như: Đất, đá, rơm rạ, cây cỏ khác, các bộ phận khác của cây không quy định làm dược liệu, xác côn trùng… Cách xác định: Cân một lượng vừa đủ đã được chỉ dẫn trong chuyên luận, dàn mỏng trên tờ giấy, quan sát bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp, khi cần có thể dùng rây để phân tách tạp chất và dược liệu. Cân phần tạp chất và tính phần trăm như sau:  a: số lượng tạp chất tính bằng gam b: số lượng mẫu thử tính bằng gam 5. Tỷ lệ lá trên toàn bộ dược liệu: Không ít hơn 55%. 6. Định tính: Lấy khoảng 5g bột dược liệu, thấm ẩm bằng 5 - 7ml amoniac đậm đặc. Để yên 5 phút. Chiết bằng 50ml ether. Để yên 2 giờ, thỉnh thoảng lắc. Lọc. Lắc dịch lọc với 2ml dung dịch acid sulfuric 1N. Lấy phần dịch acid chia vào 3 ống nghiệm. ỐNG  THUỐC THỬ  KẾT QUẢ   1  Mayer  Tủa trắng   2  Dragendorff  Vàng cam   3  Bouchardat  Vàng nâu   Phương pháp sắc ký giấy Giấy sắc ký FN4 hay Whatman có kích thước 22 x 5cm. Dung môi khai triển: n-butanol – aceton - acid acetic – nước (70:70:20:40). Dung dịch thử: đun sôi 10g dược liệu đã cắt nhỏ vào 50ml nước cất cho đến khi thu được 5ml dịch chiết. Lấy 2 ml dịch chiết trộn với 6g bột silic thô,nhào vào một cột nhỏ đã lót bông và khỏang 1g bột oxyd silic thô. Dùng alcol isopropylic chiết lấy khoảng 25ml dung dịch chiết qua cột. Lọc. Dung dịch đối chiếu: đun sôi 10g ích mẫu đã cắt nhỏ vào 50ml nước cất, rồi tiếp tục làm như trên. Cách tiến hành: chấm riêng biệt lên giấy 30(l mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký trong 12 giờ. Lấy giấy sắc ký ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch A vừa đủ ẩm giấy, rồi phun tiếp dung dịch B. Trên sắc ký đồ của dung dịch thô phải cho vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Ghi chú : Dung dịch A: hoà tan 16g ure trong 100ml nước cất. Dung dịch B: hoà tan 0,2g (-naphthol trong 100ml etanol 90%. 7. Định lượng: Tiến hành theo phương pháp chiết nóng ghi trong chuyên luận xác định các chất chiết được trong dược liệu. Dược liệu phải chứa ít nhất 20% chất chiết được trong nước tính theo dược liệu khô kiệt. Phương pháp chiết nóng: Nếu không có chỉ dẫn đặc biệt trong chuyên luận riêng, cân chính xác 2,000-4,000 g bột dược liệu có cỡ bột nửa thô cho vào bình nón 100 hoặc 250 ml. Thêm chính xác 50,0 hoặc 100,0 ml nước, đậy kín, cân xác định khối lượng, để yên 1 giờ sau đó đun hồi lưu trong cách thủy 1 giờ, để nguội , lấy bình nón ra, đậy kín, cân để xác định lại khối lượng, dùng nước để bổ sung phần khối lượng bị giảm, lọc qua phễu lọc khô vào một bình hứng khô thích hợp. Lấy chính xác 25 ml dịch lọc vào cốc thủy tinh đã cân bì trước, cô trong chách thủy đến cắn khô, cắn thu được sấy ở 105 C trong 3 giờ, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân nhanh để xác định khối lượng cắn. Tính phần trăm lượng chất chiết được bằng nước theo dược liệu khô. IV. Tác dụng dược lý(13): 1. Tác dụng đối với tử cung: Các chế phẩm từ ích mẫu đối với tử cung cô lập của thỏ, chuột lang, chó đều có tác dụng kích thích co bóp, tác dụng này giống như pituitrin nhưng yếu hơn. Cao chiết nước từ cao chiết cồn từ ích mẫu đối với tử cung cô lập, tử cung tại chỗ (Cho thuốc bằng đường tĩnh mạch) đều có tác dụng kích thích, biên độ co bóp và trương lực tử cung đều tăng. Thuốc có tác dụng cả trên tử cung có mang cũng như tử cung chưa có mang; thời gian tác dụng kéo dài. Dung dịch nước 10% ích mẫu khô tác dụng trên tử cung mạnh hơn dung dịch rượu 20%. Thành phần có tác dụng kích thích chủ yếu tồn tại ở lá, thân cây ích mẫu không có tác dụng đối với tử cung, còn tác dụng kích thích của rễ lại rất yếu. Trong ích mẫu, thành phần tan trong ether không có tác dụng kích thích mà lại có tác dụng ức chế tử cung; do đó ích mẫu đã qua xử lý ether không còn tác dụng ức chế. Hoạt chất leonurin có tác dụng kích thích co bóp tử cung, trong dịch này chỉ có thành phần bay hơi và không có alcaloid. 2. Tác dụng ngừa thai: Chế phẩm khô thu được từ nước sắc ích mẫu, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường uống với liều 50mg/lần, dùng 4 – 5 lần (tổng liều 200 – 250mg) có tác dụng chống làm tổ của trứng đã thụ tinh. Nước sắc ích mẫu thí nghiệm trên chuột lang có chửa, bằng đường uống với liều 15 – 17,5g cho một chuột, sau 2 – 4 ngày, các chuột dùng thuốc đều bị sẩy thai. Trên 3 thỏ có chửa uống nước sắc ích mẫu với liều 6 – 7g/kg sau 2 – 7 ngày toàn bộ thỏ dùng thuốc đều bị sẩy thai. Trên thỏ cái đã được giao phối với thỏ đực, cho uống nước sắc ích mẫu với liều hàng ngày 4g/kg, dùng trong 7 ngày liên tiếp sau khi giao phối, kết quả các thỏ dùng thuốc đều không có chửa trong vòng 35 ngày, trong khi đó, nhóm chứng sinh đẻ bình thường. 3. Tác dụng đối với hệ tim mạch: Leonurin trên tim ếch cô lập dùng liều nhỏ có tác dụng tăng cường sức co bóp, nhưng với liều lớn lại có tác dụng ức chế co bóp. Trên mèo gây mê,leonurin tiêm tĩnh mạch với liều 2g/kg có tác dụng hạ huyết áp và sau một thời gian ngắn huyết áp trở về mức bình thường. Tác dụng hạ huyết áp có thể do các đoạn cuối của dây thần kinh phế vị hưng phấn gây nên. Trên mô hình gây thiếu máu cơ tim thực nghiệm, dùng ích mẫu sau một giờ thì đại bộ phận các biến đổi về điện tâm đồ (như biến đổi của sóng T) đều phục hồi trở về trạng thái bình thường. Trên mô hình gây vi tuần hoàn bị trở ngại ở mạch treo ruột, tiêm tĩnh mạch dung dịch ích mẫu sau 1 – 2 phút vi tuần hoàn được cải thiện. Cao ích mẫu làm giảm huyết áp,nhất là với giai đoạn đầu của bệnh cao huyết áp. Loài ích mẫu Leonurus quinquelobatus và Leonurus cardia có tác dụng tốt trên tim mạch và đối với cơ tim có bệnh. 4. Tác dụng chống kết tập tiểu cầu: Thí nghiệm trên chuột cống Wistar đã bọ gây bỏng hoặc tiêm tĩnh mạch ADP gây hoạt động kết tập tiểu cầu tăng cao, tiêm tĩnh mạch dung dịch ích mẫu có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Tác dụng này có liên quan đến hiện tượng tăng cao hàm lượng cAMP trong tiểu cầu. Ngoài ra, ích mẫu còn có tác dụng giảm độ nhớt của máu. 5. Tác dụng đối với hô hấp: Ích mẫu có tác dụng kích thích trực tiếp trung khu hô hấp. Trên mèo gây mê, leonurin tiêm tĩnh mạch thì tần số và biên độ hô hấp đều tăng; nhưng với liều lớn, hô hấp lại bị ức chế và rối loạn. 6. Các tác dụng khác: Trên thỏ thí nghiệm, leonurin tiêm tĩnh mạch với liều 1mg/kg có tác dụng tăng bài tiết nước tiểu. Trên lâm sàng Ích mẫu chữa khỏi một số trường hợp viêm thận và phù cấp tính (7). Trên tiêu bản thần kinh – cơ, leonurin có tác dụng giãn cơ kiểu curare. Leonurin dùng với nồng độ cao có tác dụng gây tán huyết máu thỏ. Dịch chiết từ nước ích mẫu (1:4) thí nghiệm trên ống kính có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da.(8) 7. Độc tính: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, bằng đường tiêm tĩnh mạch leonurin có LD50 = 57,2 ± 37,2mg/kg. Trên thỏ thí nghiệm, leonurin tiêm dưới da với liều 30mg/kg/ngày, dùng trong 2 tuần liên tiếp không có ảnh hưởng gì đến thể trọng, ăn uống và sự bài tiết phân, nước tiểu. Dùng ích mẫu để nuôi thỏ có chửa ngoài hiện tượng gây sẩy thai, đối với hô hấp, nhịp tim, thân nhiệt không có ảnh hưởng, đồng thời không có hiện tượng ngộ độc xảy ra. V. Tính vị và công năng(13): Ích mẫu có vị đắng, cay, tính hơi hàn, vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, khư ứ, tiêu thuỷ. Quả ích mẫu (sung uý tử) có vị cay, ngọt, tính hơi hàn, vào 2 kinh can tỳ, có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, thanh can, minh mục. VI. Công dụng: Ích mẫu đã được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa bệnh từ lâu đời, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh. Thường ích mẫu dùng trong trường hợp đẻ xong bị rong huyết (cầm máu tử cung), chữa viêm niêm mạc dạ con, rối loạn kinh nguyệt. Về việc điều trị rối loạn kinh nguyệt, có những nhận định không giống nhau. Đối với những trường hợp kinh ít, thống kinh cơ năng, kinh thẫm màu, làm cho huyết tươi thì Ích mẫu điều trị tốt. Với những ca kinh thưa, thì nó làm cho chu kỳ kinh tương đối nhanh và đều hơn. Đối với thống kinh cơ năng thì nó làm giảm hoặc khỏi hẳn nhưng với trường hợp kinh nhiều, rong kinh do cường estrogen thì ích mẫu không có tác dụng. Song cũng có nhận định cho rằng Ích mẫu có tác dụng đối với trường hợp huyết kinh quá nhiều hoặc rong kinh. Ngoài ra Ích mẫu còn dùng chữa Cao huyết áp, viêm thận và làm thuốc bổ huyết,các bệnh về tuần hoàn cơ tim,thần kinh của tim,chứng tim hẹp nhẹ (stenocardie), chữa lỵ. Đối với viên thận cấp và mãn, sau khi dùng Ích mẫu thống phù giảm rõ rệt, biểu hiện tăng nhiều,ăn ngon cơm,dùng lâu không có tác dụng phụ. Quả ích mẫu dùng với tên sung úy tử làm thuốc thông tiểu tiện, chữa phù thủy, thận suy, mắt mờ, thiên đầu thống (glocom). Dùng ngoài: thận và quả Ích mẫu dùng giã đắp hay sắc lấy nước rửa có thể chữa một số bệnh như sưng vú, chốc đầu, lở ngứa. Liều dùng mỗi ngày 10-12g toàn cây Ích mẫu dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu thành cao, hoặc 6-12g quả Ích mẫu sắc uống. Kiêng kỵ : Kỵ thai, âm huyết hư (10) Người vốn đã có huyết hư nhưng không có ứng huyết (9) VII. Bài thuốc có chứa Ích mẫu: Chữa kinh nguyệt không đều: Cao hương ngải gồm ích mẫu 800g, ngải cứu 200g, phương phụ 250g. Nấu với nước vài lần. Cô đặc còn 1000ml.Thêm đường. Uống mỗi lần 2 – 3 thìa canh, ngày 2 lần trước bữa ăn. Ích mẫu, bạc thau, cỏ roi ngựa với lượng bằng nhau, sắc uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Thuốc bổ huyết điều kinh: Ích mẫu 80g, nghệ đen (nga truật) 60g, ngải cứu 40g, hương phụ 40g, hương nhu 30g. Tất cả sao vàng tán bột mịn, luyện với mật, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 viên. Chữa mắt đỏ, sưng đau: Sung uý tử, cúc hoa, quyết minh tử, thanh tương tử, sinh địa, mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày. VIII. Ích mẫu dùng trong dược thiện(18): a. Canh ích mẫu: Dùng lá non nấu canh, nấu cháo kích thích tiêu hóa và chữa bệnh đường ruột, hạ cao huyết áp. b. Ích mẫu với trứng gà: Ích mẫu 30-60g, huyền hồ 20g, trứng gà 2 quả. Cho 2 vị thuốc vào túi vải thưa nấu chung với trứng gà. Khi trứng chín, bóc bỏ vỏ, xong cho trứng vào thuốc nấu một lúc nữa, sau đó ăn trứng, uống nước thuốc, bỏ bã. Dùng trước kỳ kinh nguyệt 1 lần trong 7 ngày để chữa rối loạn kinh nguyệt, thống kinh do huyết ứ (có kinh đau bụng). c. Ích mẫu,trứng gà,đường đỏ: Cách dùng như trên, dùng cho chứng ít kinh do huyết ứ. d. Ích mẫu,hương phụ,trứng gà: Ích mẫu 50-60g, hương phụ 15g, trứng gà 2 quả. Cách dùng như 2 bài trên, chữa kinh nguyệt kéo dài, đóng cục. e. Gà tiềm, Ích mẫu: Gà mái 1 con, ích mẫu 2 lạng hầm ăn cái, uống nước, chữa kinh nguyệt không đều, bồi dưỡng sau sinh và phòng chứng ứ huyết. f. Ích mẫu, mộc nhĩ thang: Ích mẫu 50g, hoắc mộc nhĩ 10g, đường 50g, nấu nước uống hàng ngày trong 1 tuần. Dùng chữa ác lộ bất tuyệt (kinh ra dầm dề không dứt). g. Trà ích mẫu: Lá trà 3g, ích mẫu 6g, đường đỏ 15g. Hãm nước sôi 15 phút, uống thay trà, chữa đau bụng kinh do huyết ứ, viêm khoang chậu mãn tính. h. Trà ích mẫu: Nhúng lá ích mẫu vào nước sôi rồi phơi khô.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổng quan tài liệu về cây Ích mẫu - Leonurus heterophyllus.doc
Tài liệu liên quan