Đề tài Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group

Lời mở đầu . 1

Mục lục

Các ký hiệu viết tắt trong bài .3

Bảng phụ lục và sơ đồ trong Báo cáo 4

Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính

ACA Group .5

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .5

1.2. Lĩnh vực hoạt động .6

1.2.1. Các dịch vụ liên quan đến kiểm toán 6

1.2.2 Các dịch vụ liên quan đến tư vấn .7

1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh .9

1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh .9

1.3.2 Uy tín và kinh nghiệm của Công ty Kiểm toán và tư vấn

tài chính ACA Group trên thị trường kiểm toán. .10

1.6. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 11

1.7. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại ACA Group .15

1.5.1 Phương pháp tiếp cận kiểm toán .15

1.5.2 Quy trình kiểm toán cụ thể tại ACA Group .16

Chương 2: Thực trạng về kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group .29

2.1 Khái quát về kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính .29

2.1.1 Vai trò của kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 29

2.1.2 Yêu cầu của việc kiểm toán doanh thu .30

2.1.3 Những rủi ro thường gặp trong việc hạch toán doanh thu 30

2.1.4 Các căn cứ để kiểm toán doanh thu .32

2.1.5 Mục tiêu của kiểm toán doanh thu .33

2.2 Kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group .35

2.2.1 Quy trình kiểm toán tại Công ty cổ phần BDA .35

1.Tiếp cận khách hàng .35

2. Lập kế hoạch kiểm toán .37

2.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng 37

2.2 Tìm hiểu về hệ thống kế toán và môi trường kiểm soát nội bộ .39

2.3 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán 41

2.4 Thiết kế chương trình kiểm toán .42

3. Thực hiện kiểm toán .44

3.1 Thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với doanh thu 44

3.2 Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát doanh thu .47

3.3 Thực hiện kiểm tra chi tiết doanh thu .49

3.4 Thực hiện kiểm toán chi tiết các khoản phải thu của khách hàng .53

4. Kết thúc kiểm toán doanh thu 54

4.1 Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán .54

4.2 Kiểm tra lại giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 55

4.3 Kết luận, lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý .56

2.2.2 Quy trình kiểm toán tại Công ty Cổ phần MNY .57

1. Tiếp cận khách hàng .57

2. Lập kế hoạch kiểm toán 58

2.1Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng .58

2.5 Tìm hiểu về hệ thống kế toán và môi trường kiểm soát nội bộ 60

2.6 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán 61

2.7 Thiết kế chương trình kiểm toán .62

3. Thực hiện kiểm toán .64

3.1 Thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với doanh thu 64

3.2 Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát doanh thu .65

3.3 Thực hiện kiểm tra chi tiết doanh thu .66

3.4 Thực hiện kiểm toán chi tiết các khoản phải thu của khách hàng .71

4. Kết thúc kiểm toán doanh thu 72

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group .75

3.1 Đánh giá chung về công tác kiểm toán .75

3.1.1 Ưu điểm 75

3.1.2 Nhược điểm .76

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán doanh thu .78

 

Kết luận .82

Tài liệu tham khảo .83

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n có kết quả kinh doanh cũng trái ngược, một đang làm ăn có lãi còn một thì đang thua lỗ liên tục. 2.2.1 Quy trình kiểm toán tại Công ty cổ phần BDA Tiếp cận khách hàng Công ty kiểm toán ACA Group trước mỗi mùa kiểm toán sẽ gửi thư mời đến các công ty khách hàng kể cả cũ lẫn những khách hàng mới . Trong thư mời gửi cho khách hàng mới, công ty sẽ gửi kèm tập tài liệu giới thiệu các dịch vụ của công ty, trình bày về khả năng đáp ứng dịch vụ của công ty, năng lực công ty. Qua những phần này công ty khách hàng sẽ có một cái nhìn sơ bộ về công ty ACA Group, có thể hiểu về những quyền lợi mà họ được hưởng, chi phí của một cuôc kiểm toán, và có thể so sánh với các công ty kiểm toán khác để họ có thể lựa chọn. Còn đối với các công ty khách hàng cũ, do khách hàng đã hiểu về uy tín, năng lực của ACA Group cho nên công ty sẽ chỉ phát hành thư mời kiểm toán. Nếu khách hàng chấp nhận, ACA Group sẽ gửi hợp đồng kiểm toán đến cho khách hàng. Việc gửi hợp đồng kiểm toán có thể được gửi qua đường bưu điện, cũng có thể trực tiếp do nhân viên của ACA Group mang đến, đặc biệt nếu đó là những khách hàng mới, những khách hàng hoạt động trong địa bàn thành phố Hà Nội. Hợp đồng kiểm toán do ACA Group cung cấp được lập theo đúng quy định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 210 - Hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán gồm những nội dung cơ bản sau đây: Phạm vi kiểm toán, chi tiết tên công ty và các công ty con hoặc chi nhánh mà ACA cung cấp dịch vụ. Thời gian tiến hành,địa điểm và thời gian kết thúc của cuộc kiểm toán, thời gian, số lượng báo cáo kiểm toán được phát hành. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan từ khi tiến hành ký kết hợp đồng đến khi thanh lý xong hợp đồng. Phí kiểm toán và phương thức thanh toán. Chữ ký và dấu xác nhận của giám đốc ACA và công ty khách hàng. Công ty BDA là một khách hàng mới, có quy mô tương đối lớn do đó ACA Group đã gửi thư mời kiểm toán và kèm theo tài liệu giới thiệu về công ty. BDA chấp nhận kiểm toán và hợp đồng kiểm toán được lập ngay sau đấy. Thời gian kiểm toán dự kiến diễn ra trong 6 ngày từ ngày 23 đến 28 tháng 1 năm 2008. Số lượng kiểm toán viên là 4 người, trong đó có 2 kiểm toán viên chính và 2 trợ lý kiểm toán viên. Danh sách những tài liệu ACA Group yêu cầu BDA cung cấp bao gồm: Báo cáo tài chính năm 2007 của cả công ty và các công ty thành viên. Báo cáo kiểm toán năm 2006. Sổ sách kế toán, bao gồm sổ cái, sổ chi tiết, sổ đối ứng của các tài khoản. Biên bản kiểm kê tiền mặt, kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định. Các quyết định của hội đồng quản trị, các chính sách, quy chế của công ty, các hợp đồng kinh tế Các chứng từ và hoá đơn phát sinh trong kỳ. Lập kế hoạch kiểm toán Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng BDA là một công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp máy, là thành viên của một tổng công ty lắp máy lớn tại Việt Nam với một thương hiệu nổi tiếng về chất lượng. Cho đến nay sau 47 năm hoạt động công ty BDA được xem là lá cờ đầu ngành xây lắp trong nước. Lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm Xây dựng các công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế đến 220V. Xây dựng nhà ở, trang trí nội thất, kinh doanh bất động sản. Lắp đặt thiết bị và dây chuyền thiết bị công nghệ. Lắp đặt điện nước, thông gió, điều hòa các công trình công nghiệp và dân dụng. Chế tạo thiết bị, bình bể chịu áp lực, bồn bể chứa xăng dầu và kết cấu thép, sơn mạ thiết bị kết cấu thép. Thiết kế chế tạo cầu trục, cổng trục. Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, kinh doanh các ngành nghề theo quy định của pháp luật. Đến nay, hầu như khắp mọi miền đất nước đều có công trình của BDA. Năm 2004, lần đầu tiên trong lịch sử ngành cơ khí chế tạo máy Việt Nam đã xuất khẩu được sản phẩm thiết bị lọc bụi tĩnh cho Nhật Bản do công ty BDA sản xuất. Sản phẩm đã được khách hàng nước ngoài khen ngợi và đánh giá cao. Đây là thiết bị đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe và chính xác cao với 18800 chi tiêt các loại. Trong tương lai, các hợp đồng cam kết sản xuất, tiêu thụ giá trị hàng chục triệu đô la Mỹ được ký giữa công ty với khách hàng để xuất khẩu sản phẩm lọc bụi tăng nhanh, góp phần đưa doanh thu của công ty lên cao. Đặc biệt BDA vừa làm lễ động thổ công trình thuỷ điện Thắc Xăng ( Lạng Sơn) có công suất thiết kế là 16 MW, lớn nhất tỉnh Lạng Sơn do BDA đầu tư. Trong năm 2007, để ghi nhận những nỗ lực phấn đấu của công nhân viên công ty BDA, Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao cho công ty giải thưởng : “ Cúp vàng ISO – chìa khoá hội nhập ”. Ngoài ra công ty còn được nhận thêm giải thưởng “Nhà quản lý giỏi” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao tặng. Sơ đồ 4:Bộ máy tổ chức công ty BDA Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc PTGĐ kỹ thuật PTGĐ nhà máy PTGĐ kinh doanh Ban kiểm soát Phòng kinh tế kỹ thuật P. tài chính kế toán P.kinh doanh XNK P. kế hoạch và đầu tư P. Cung ứng vật tư P. Tổ chức P. Quản lý máy P. Hành chính Các đội xây lắp Xí nghiệp chế tạo thiết bị và kết cấu thép. P. hành chính P. tài chính P. cung ứng vật tư P. kỹ thuật P. QA - QC BDA hiện nay đang làm ăn rất có hiệu quả, mặc dù có quy mô không lớn so với các công ty xây lắp khác nhưng về mặt hiệu quả trong kinh doanh BDA hiện đang dẫn đầu trong các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty, được chọn thí điểm cho việc tham ra thị trường chứng khoán. Bảng 5: Kết quả kinh doanh của công ty BDA ( Triệu đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng giá trị tài sản 43.258 48.147 120.369 Doanh thu 53.589 62.145 124.325 Lợi nhuận sau thuế 2.514 3.025 9.456 Có thể thấy qua các số liệu ở trên thì công ty đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đang xây dựng được thương hiệu cũng như uy tín trên thị trường. Một ưu điểm của công ty BDA nữa là một doanh nghiệp quốc doanh nhưng công ty đã minh bạch hóa báo cáo tài chính bằng việc thuê kiểm toán độc lập từ nhiều năm nay. Do đó kết báo cáo tài chính của công ty là rất đáng tin cậy, là cơ sở vững chắc cho khách hàng đặt niềm tin vào công ty. Tìm hiểu về hệ thống kế toán và môi trường kiểm soát nội bộ Công ty BDA hiện nay áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam vào việc tiến hành lập báo cáo tài chính. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung, niên độ năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 năm dương lịch. Các chính sách đối với khoản mục doanh thu của công ty BDA là ghi nhận khi kết quả của việc giao dịch hàng hóa được xác định một cách đáng tin cậy, Công ty sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai tương ứng với giao dịch này. Khoản mục doanh thu của Công ty BDA chia là hai phần là doanh thu bán hàng và doanh thu trong các hợp đồng xây lắp. Đối với doanh thu bán hàng thì sẽ được ghi nhận là doanh thu trong trường hợp giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua. Đối với doanh thu trong các hợp đồng xây lắp, công ty BDA ghi nhận doanh thu theo hình thức thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện. Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ và phản ánh trên hóa đơn đã lập. Doanh thu không được ghi nhận nếu như có các yếu tố không chắc chắn liên quan đến khả năng thu hồi các khoản phải thu. Công ty BDA đã tuân thủ đúng theo các chính sách kế toán, quy định cũng như chuẩn mực của nhà nước hiện hành. Về tổ chức bộ máy kế toán, thì phòng kế toán của công ty có năm nhân viên, trong đó một kế toán trưởng, ba kế toán chuyên trách và một thủ quỹ. Trong đó kế toán trưởng là bà Ngô Mai Lan, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán, một kế toán chuyên trách là bà Nguyễn Thị Phương, kiêm luôn kế toán xí nghiệp. Ngoài ra còn có một kế toán phụ trách liên doanh thủy điện Xử Pán, mà công ty nắm 51% vốn chủ sở hữu. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty, kiểm toán viên đánh giá ở mức hoạt động có hiệu quả. Tại Công ty BDA Tổng giám đốc là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị, Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về công tác kế toán và báo cáo kết quả với Tổng giám đốc. Do Công ty đã bắt đầu tiến hành kiểm toán từ năm 2004 nên công tác kế toán được tổ chức tương đối khoa học và hợp lý. Kế toán trưởng là người có rất nhiều kinh nghiệm, nhân viên kế đều tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kế toán. Tuy nhiên so với khối lượng công việc của một công ty xây lắp và sản xuất hàng xuất khẩu thì số lượng nhân viên vẫn chưa đáp ứng đủ và chưa đảm bảo. Hơn nữa kế toán viên Nguyễn Thị Phương vừa kiêm nhiệm cả kế toán trưởng xí nghiệp do đó chắc chắn khối lượng và áp lực công việc là rất lớn. Kiểm toán viên xác định có thể có xảy ra sai sót trong việc ghi chép, kế hoạch kiểm toán sẽ được xây dựng dựa trên các thủ tục kiểm tra cơ bản nhiều hơn. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán Mục tiêu của Kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cớ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Kiểm toán viên không thể kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được, cũng như không thể khẳng định chắc chắn báo cáo tài chính của khách hàng là hoàn toàn chính xác. Do đó kiểm toán viên phải đưa ra một con số gọi là mức trọng yếu. Mức độ trọng yếu là sai sót có thể chấp nhận được trên báo cáo tài chính, nó cũng là cơ sở để kiểm toán viên xác định phạm vi kiểm toán trong quá trình tiến hành kiểm toán. Tại ACA Group mức độ trọng yếu (PM) được tính toán theo công thức PM nằm trong khoảng từ 5 đến 10% thu nhập trước thuế hoặc tính theo doanh thu thì PM vào khoảng 0.5 đến 1% . Con số cụ thể sẽ do kiểm toán viên quyết định dựa trên tình hình đặc điểm cụ thể của Công ty khách hàng. Do BDA là khách hàng mới nên kiểm toán viên chọn giá trị PM là 0,75% doanh thu trong kỳ. PM = 0,75 % × Doanh thu trong kỳ = 927.673.437 đồng. Theo trên thì mức sai số có thể chấp nhận được trên báo cáo tài chính của công ty BDA năm 2007 là 927.673.437 đồng. Nếu có sự sai số lớn hơn số liệu trên thì kiểm toán viên cần phải xem xét lại Báo cáo tài chính của khách hàng. Dựa trên số PM, mức trọng yếu cho khoản mục doanh thu được phân bổ theo công thức: TE = 20% PM = 185.534.687 đồng. Đây là giới hạn sai sót có thể chấp nhận được đối với khoản mục doanh thu, bên cạnh đó ACA Group xây dựng công thức tính giá trị mà nếu sai số phát sinh lớn hơn con số đó thì kiểm toán viên phải tiến hành điều chỉnh. Threshold = 25% TE = 46.383.371 đồng. Threshold bằng 46.383.371 nghĩa là kiểm toán viên phải điều chỉnh nếu sai số lớn hơn con số này cho phù hợp với nguyên tắc kế toán mà doanh nghiệp áp dụng. Nếu sai số nhỏ hơn con số này thì kiểm toán có thể đưa vào thư kiểm toán mà không cần điều chỉnh giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện hơn công tác kế toán. Rủi ro kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty BDA chủ yếu nằm ở việc tính doanh thu tại các công trình đang thi công dở dang. Doanh nghiệp áp dụng việc ghi nhận doanh thu với khách hàng theo khối lượng công việc hoàn thành. Vì vậy có thể nảy sinh việc có những công trình mà doanh nghiệp đã phát hành hóa đơn và ghi nhận doanh thu trong khi đối tác chưa chấp thuận. Việc Công ty BDA chuẩn bị tham ra sàn chứng khoán chắc chắn cũng có ảnh hưởng đến việc ghi nhận doanh thu do họ muốn có một báo cáo tài chính đẹp hơn nên có thể có những khoản mực doanh thu được phản ánh không chính xác. Đây cũng chính là rủi ro mà kiểm toán viên cần tập trung đánh giá và kiểm tra. Thiết kế chương trình kiểm toán Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán và tìm hiểu về khách hàng, Ban giám đốc công ty sẽ tiến hành việc sắp xếp nhân sự và thiết kế chương trình kiểm toán. Do đặc thù kinh doanh của công ty liên quan đến xây lắp và đây là khách hàng mới nên Ban giám đốc sẽ sắp xếp những kiểm toán viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này cũng như trong giao tiếp. Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán là từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 1 năm 2008, trưởng đoàn sẽ do kiểm toán viên cao cấp Nguyễn Thành Giang đảm nhiệm. Trong quá trình kiểm toán, trưởng đoàn sẽ phân công cho từng thành viên trong đoàn nhiệm vụ cụ thể. Các thành viên sẽ phụ trách và kiểm soát các khoản mục của mình sau đó sẽ đối chiếu và so sánh với nhau nếu có những vấn đề nảy sinh. Do tính chất quan trọng nên trưởng đoàn Nguyễn Thành Giang sẽ phụ trách khoản mục doanh thu. Danh sách thành viên đoàn kiểm toán như sau: Trưởng đoàn Kiểm toán viên cao cấp Nguyễn Thành Giang. Kiểm toán viên cao cấp Trần Mạnh Kiên. Kiểm toán viên chính Phan Anh Tú. Trợ lý kiểm toán viên Lê Hoài Anh. Chương trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu tại công ty BDA Biểu 6: Chương trình kiểm toán Mục tiêu 1. Đảm bảo các khoản ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp tuân theo đúng các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành. 2. Các khoản thu nhập phải được phân loại cụ thể, theo tính chất công việc như doanh thu về xây lắp, doanh thu xuất khẩu sản phẩm, Số liệu phải chính xác. 3. Các nghiệp vụ doanh thu được phản ánh đúng kỳ kế toán Phạm vi kiểm toán Tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ có liên quan đến thu nhập của doanh nghiệp, các nghiệp vụ liên quan đến việc xây dựng dở dang, các hợp đồng cung ứng chưa hoàn thành. Thủ tục kiểm toán 1. Thực hiện việc phân tích tổng quát khoản mục doanh thu tại đơn vị, xem xét và đánh giá xu hướng phát triển và các thay đổi bất thường xảy ra trong kỳ về . 2.Kiểm tra các quy định về việc ghi nhận doanh thu được phê chuẩn bởi các cấp có thẩm quyền trong doanh nghiệp. 3. Xem xét các công trình đang được thực hiện, hoặc vừa mới hoàn thành, kiểm tra quy mô, đặc điểm tình hình ghi nhận doanh thu tại các công trình này để có thể suy rộng hơn ra cho toàn bộ các công trình trong kỳ. 4. So sánh doanh thu thực tế với doanh thu kế hoạch, nếu có chênh lệch lớn, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá vấn đề. 5. Kiểm tra các hợp đồng kinh tế phát sinh trong kỳ, các hợp đồng của kỳ trước mà công trình hoàn thành trong kỳ này, hợp đồng kinh tế xuất khẩu sản phẩm thiết bị lọc bụi tĩnh. 6. Xem xét các khoản phải thu trong kỳ, nhật ký thu tiền, các khoản phát sinh bất thường. 7. Chọn ra 5 công trình để kiểm tra các hóa đơn chứng từ, đối chiếu với việc ghi chép trên sổ cái đảm bảo nghiệp vụ được ghi nhận đúng đắn. 8. Kiểm tra hợp đồng có liên quan đến ngoại tệ. 9. Xem xét các công trình xây dựng cơ bản dở dang xem doanh thu ghi nhận đã đảm bảo đủ các điều kiện chưa, đã có sự chấp nhận của khách hàng hay chưa. Kết luận Đánh giá và đưa ra các điều chỉnh nếu cần thiết. Thực hiện kiểm toán Thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với doanh thu Khi tiếp cận với khách hàng, kiểm toán viên sẽ tiến hành việc phỏng vấn kế toán trưởng để có cái nhìn cơ bản ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Theo đánh giá thì hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp là tương đối tốt do đó sẽ hạn chế đi các thủ tục kiểm tra chi tiết mà tập trung vào việc tiến hành các thủ tục phân tích về hệ thống kiểm soát nội bộ, tức là các thủ tục để tìm hiểu và đánh giá về việc có hay không việc thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm soát của công ty từ lúc bắt đầu phát sinh nghiệp vụ đến lúc kết thúc và ghi nhận doanh thu. Biểu 7: Các bước trong quá trình ghi nhận doanh thu tại công ty BDA STT Thủ tục Người phê duyệt 1 Tham ra đấu thầu và ký kết hợp đồng thi công các công trình. Tổng giám đốc. 2 Tiến hành thiết kế, lắp ráp và thi công các công trình. Các đội xây lắp. 3 Sau một thời gian, thường là sau một quý đối với các công trình lớn, và sau khi kết thúc và hoàn thiện công trình đội xây lắp sẽ tiến hành lập phiếu xác định giá trị đã hoàn thành của công trình gửi lên bộ phận kế toán. Các đội xây lắp. 4 Bộ phận kế toán sẽ tiếp nhận phiếu xác định khối lượng hoàn thành của công trình, kiểm tra, tính toán, gửi lên cho Tổng giám đốc và chuẩn bị hóa đơn. Bộ phận kế toán. 5. Tổng giám đốc phê duyệt, và sẽ gửi đến khách hàng để lấy xác nhận của khách hàng. Tổng giám đốc. 6. Khi khách hàng đồng ý, bộ phận kế toán sẽ xuất hóa đơn giá trị gia tăng và tiến hành ghi nhận doanh thu vào sổ sách kế toán. Kế toán sẽ phản ánh vào nhật ký bán hàng, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 131- phải thu theo đối tượng khách hàng. Bộ phận kế toán. 7. Sau khi khách hàng thanh toán toàn bộ giá trị công trình và hết thời gian chạy thử và bảo hành sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng. Bộ phận tài chính. Ngoài ra kiểm toán viên còn phải xem xét các chính sách liên quan đến chiết khấu thương mại, chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán của công ty. Kiểm tra xem những chính sách trên có được phê duyệt của Ban giám đốc hay không. Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị lọc bụi tĩnh điện cho đối tác Nhật Bản sẽ được kiểm tra chi tiết vì chỉ có một khách hàng liên quan đến nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Ngoài khoản doanh thu về xây lắp và xuất khẩu hàng, công ty còn có một số khoản doanh thu về các hoạt động tài chính, và thu nhập khác, nhưng tỷ lệ này chiếm không đáng kể. Đánh giá bước đầu, kiểm toán viên nhận xét công ty đã áp dung chính sách nghi nhận doanh thu một cách nhất quán và phù hợp trong các năm qua. Để xem xét và đánh giá cụ thể hơn vấn đề này, nhóm kiểm toán của ACA Group tiến hành lập biểu các công việc phải làm và kết quả. Biểu 8: Thủ tục kiểm soát được thực hiện với doanh thu STT Nội dung cần xác minh Kết quả 1 Các hợp đồng xây dựng và dấu vết sự phê duyệt của các bên liên quan, chi tiết các điều khoản trong hợp đồng đặc biệt là những chi tiết liên quan đến việc ghi nhận kết quả công việc. Có 2 Có người chịu trách nhiệm về việc phê chuẩn thời gian cho nợ và giá trị nợ tối đa của khách hàng. Có 3 Có người chịu trách nhiệm về việc lập và phát hành các hóa đơn. Có 4 Có người chịu trách nhiệm về việc phản ánh các nghiệp vụ phát sinh lên sổ sách kế toán, đảm bảo tính đúng kỳ. Có 5 Có người chịu trách nhiệm về việc có sự không thống nhất giữa số liệu trên hóa đơn và số liệu trên hợp đồng, về việc có rắc rối nảy sinh nếu có sự không thống nhất giữa công ty và khách hàng trong việc đánh giá khối lượng công trình hoàn thành trong kỳ, dẫn đến chưa đủ điều kiện ghi nhận là doanh thu. Có Kết luận Dựa trên các thủ tục trên, kiểm toán viên nhận thấy có đủ cơ sở để đảm bảo việc ghi nhận doanh thu trong kỳ về mặt thủ tục kiểm soát là hợp lý. Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát doanh thu Sau khi tiến hành đánh giá và kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty BDA, thực hiện các thủ tục kiểm tra việc hệ thống này có hoạt động không, Kiểm toán viên tiến hành phân tích một cách tổng quát khoản mục doanh thu tại công ty. Quá trình phân tích dựa trên hai hướng là phân tích ngang và phân tích dọc. Phân tích dọc là việc so sánh chỉ số doanh thu của công ty qua các thời kỳ, qua đó tìm hiểu và đánh giá về bước phát triển của công ty, kiểm tra xem doanh thu có bị tăng lên một cách bất thường không, tìm hiểu nguyên nhân nếu có sự tăng lên bất thường này. Phân tích ngang là phân tích các chỉ số liên quan đến khoản mục doanh thu trong kỳ, bao gồm phân tích các tỉ suất tài chính và phân tích thành phần các khoản mục về những khoản thu của khách hàng bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và các khoản thu khác. Bảng 9: Doanh thu của công ty trong những năm gần đây Năm Doanh thu Chênh lệch % 2005 53.589.356.215 2006 62.145.254.122 8.555.879.910 15,96 2007 124.325.258.787 62.180.004.665 100,06 Qua bảng phân tích trên có thể thấy là công ty đã có một bước tăng trưởng vượt bậc về doanh thu, tăng trưởng năm 2007 là 100,06% so với năm 2006 tức là tăng lên gấp đôi. Điều này gây ra sự nghi ngờ của kiểm toán viên về việc ghi nhận doanh thu của công ty, do công ty sắp tới sẽ tham ra thị trường chứng khoán nên việc báo cáo tài chính của công ty được làm đẹp bằng cách ghi tăng doanh thu là hoàn toàn có thể xảy ra. Kiểm toán viên tìm hiểu và được biết là năm nay công ty do càng ngày thương hiệu càng có uy tín nên nhận được nhiều hợp đồng xây lắp hơn hẳn năm ngoái, ngoài ra việc xuất khẩu máy lọc bũi tĩnh cũng mang lại một khoản thu không nhỏ nên việc tăng trưởng vượt bậc của doanh thu là hợp lý. Ngoài ra Kiểm toán viên cùng kiểm tra các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu đầu kỳ xem có sự hạch toán sai kỳ từ kỳ trước sang kỳ này không. Kiểm toán viên không phát hiện được có sự sai sót này, và đánh giá việc doanh thu phát triển là phù hợp với thực tế. Bảng 10: Các tỉ suất tài chính của công ty Chỉ tiêu Năm 2007 Tỷ suất doanh thu trên tổng tài sản 1,03 Tỷ suất doanh thu trên vố chủ sở hữu 2,78 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 0.09 Các tỷ suất tài chính của công ty là tương đối tốt so với các doanh nghiệp trong cùng ngành xây lắp cũng như các doanh nghiệp trong cùng tổng công ty, điều này chứng tỏ công ty đang trải qua thời kỳ làm ăn tốt và có hiệu quả. Mặc dù là một doanh nghiệp xây lắp, nhưng trong năm nay công ty đã bắt đầu xuất khẩu được một mặt hàng được xem là có giá trị gia tăng rất cao và rất có ý nghĩa trong ngành xây lắp, đó là sản phẩm thiết bị lọc bũi tĩnh. Từ trước đến nay sản phẩm này hoàn toàn phải nhập ngoại với giá thành tương đối cao, việc Công ty BDA tự sản xuất được sản phẩm này được xem là một thành công lớn, có thể giúp các công trình trong tương lai nâng cao được tỷ lệ nội địa hoá. Hiện nay doanh thu của việc xuất khấu sản phầm này là trên 43 tỉ, chiếm khoảng 30% tổng doanh thu của toàn công ty. Chắc chắn trong tương lai tỷ lệ này còn tăng cao hơn do công ty sẽ tiêu thụ sản phẩm này trong nước, giúp đa dạng hoá doanh thu cho công ty. Bảng 11: Tỷ lệ các thành phần doanh thu Chỉ tiêu Số tiền % Tổng doanh thu 124.325.258.787 100 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 124.113.739.053 99,83 Doanh thu tài chính 126.254.236 0,10 Thu nhập khác 85.265.498 0,07 Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm một tỷ lệ gần như tuyệt đối, đây cũng là đặc điểm chung của các doanh nghiệp trong ngành. Doanh thu tài chính chủ yếu nằm ở lãi gửi ngân hàng, công ty BDA có hợp đồng kinh tế liên quan đến ngoại tệ với đối tác Nhật nhưng chênh lệch tỷ giá trong kỳ là không đáng kể và đã được kế toán phản ánh chính xác do đó doanh thu tài chính của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể. Đối với các khoản thu nhập khác thì chỉ chiếm 0,07% tương đương với 85 triệu, các nghiệp vụ liên quan đều có đầy đủ chứng từ hóa đơn và đều là hợp lý nên không có sai phạm liên quan đến các khoản này. Kiểm toán viên tập trung kiểm tra chi tiết các khoản được ghi nhận là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, được phản ánh vào tài khoản 511 và được chi tiết theo đối tượng. Thực hiện kiểm tra chi tiết doanh thu Trong kỳ, phát sinh rất nhiều nghiệp vụ liên quan đến việc ghi nhận doanh thu, thường thì một hợp đồng được ký kết sẽ được ghi nhận doanh thu làm nhiều lần theo khối lượng công việc hoàn thành. Do đó đối với từng hợp đồng, kiểm toán viên phải kiểm tra chi tiết từng lần ghi nhận doanh thu cho đến khi thanh lý hợp đồng. Việc kiểm tra chi tiết trong trường hợp này gắn với việc kiểm tra hóa đơn gốc, đối chiếu với biên bản quyết toán khối lượng công việc hoàn thành, kiểm tra việc có hay không sự phê chuẩn của các cấp có thẩm quyền và đặc biệt là sự chấp nhận của khách hàng. Biên bản quyết toán khối lượng công việc hoàn thành sẽ do bộ phận xây lắp lập, trình Ban giám đốc phê duyệt sau đó gửi cho khách hàng kiểm tra và ký. Nếu khách hàng chấp nhận, bộ phận kế toán sẽ xuất hóa đơn và tiến hành ghi nhận doanh thu vào sổ sách kế toán. Việc kiểm tra chi tiết cũng rất chú trọng đến các công trình đang thi công dang dở, đảm bảo doanh thu ghi nhận phải phù hợp và đúng kỳ. Quá trình kiểm tra chi tiết khoản mục doanh thu đã phát hiện được có một nghiệp vụ trong đó công ty đã xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu trong kỳ nhưng chưa được sự phê duyệt của khách hàng, do đó chưa đủ điều kiện ghi nhận là doanh thu. Kế toán trưởng cho biết là do sự chậm trễ trong việc gửi biên bản đến cho khách hàng vì đội trưởng của đội xây lắp bận nhiều việc nên chưa có sự xác nhận của khách hàng, và vào hai ngày hôm sau thì mới có xác nhận này. Kiểm toán viên nhận thấy việc ghi nhận khoản này vào tài khoản 511 là vẫn hợp lý nên quyết định không xuất toán nghiệp vụ này ra khỏi khoàn mục doanh thu. Tuy nhiên trong thư quản lý gửi cho công ty đã phản ánh tình trạng này, đề nghị công ty khắc phục và cẩn thận hơn trong việc nghi nhận này. Chi tiết việc kiểm tra chi tiết khoản mục doanh thu Biểu 12 : Kiểm tra chi tiết doanh thu xuất khẩu máy lọc bụi tĩnh Objectives : Đảm bảo doanh thu trong thực tế đã phát sinh Work done : Đối chiếu giữa hoá đơn bán hàng, đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu, phiếu xuất kho. Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có {a} {b} 50124 15/04/2007 Doanh thu XK máy lọc bụi cho Alstom 13105 2.546.214.458 v v 50135 20/06/2007 Doanh thu XK máy lọc bụi cho Alstom 13105 6.214.254.936 v v 50138 3/8/2007 Doanh thu XK máy lọc bụi cho Alstom 13105 3.231.002.408 v v 50142 10/9/2007 Doanh thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2008K.toan-1.doc
Tài liệu liên quan