MỤC LỤC
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO 14000: 1
1. Giới thiệu về ISO - Tổ chức quốc tế tiêu chuẩn hoá 1
1.1. ISO là gì? 1
1.2. Tính chất của ISO: 1
1.2.1. Tính thống nhất: 1
1.2.2. Uy tín: 2
1.2.3. Phạm vi tiêu chuẩn hoá rộng: 2
1.2.4. Quản lý phân quyền: 2
1.2.5 Cơ cấu hạ tầng quốc gia: 2
1.2.6. Sự hỗ trợ mang tính khu vực: 3
2. Hệ thống quản lý môi trường: 3
2.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000: 3
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển: 3
2.1.2. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000: 4
2.1.3. Các bước áp dụng ISO 14000: 5
2.1.4. Phạm vi của ISO 14000: 6
2.1.5. Mục đích của ISO 14000: 7
2.2. Hệ thống quản lý môi trường - ISO 14001: 7
2.2.1. Khái niệm: 7
2.2.2. Các yêu cầu của HTQLMT: 7
2.2.2.1. Cam kết của lãnh đạo: 8
2.2.2. 2. Tuân thủ chính sách môi trường: 8
2.2.2.3. Lập kế hoạch môi trường: 8
2.2.2.4. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm: 8
2.2.2.5. Đào tạo nhận thức và năng lực: 8
2.2.2.6. Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài: 8
2.2.2.7. Kiểm soát các tài liệu và hoạt động môi trường liên quan: 8
2.2.2.8. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp: 9
2.2.2.9. Kiểm tra - đánh giá - hành động khắc phục phòng ngừa: 9
2.2.2.10. Xem xét của lãnh đạo: 9
2.2.2.11. Cải tiến liên tục: 9
2.2.3. Lợi ích của việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 9
2.3. ISO 14024 - Nhãn sinh thái: 10
2.3.1. Khái niệm: 10
2.3.2. Các yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái: 11
2.3.2.1. Nhãn sinh thái phải được phản ánh chinh xác, trung thực và có thể xác minh được. 11
2.3.2.2. Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhầm hoặc khó hiểu. 11
2.3.2.3. Nhãn sinh thái có thê so sánh. 11
2.3.2.4. Nhãn sinh thái không được tạo ra những rào cản không cần thiết cho hoạt động thương mại. 11
2.3.2.5. Nhãn sinh thái phải tạo ra được sự cải thiện môi trường liên tục dưa trên những định hướng thị trường. 12
2.3.3. Lợi ích của việc áp dụng nhãn sinh thái ISO 14024: 12
2.3.3.1. Đối với môi trường: 12
2.3.3.2. Đối với chính phủ: 12
2.3.3.3. Đối với doanh nghiệp: 12
2.3.3.4. Đối với người tiêu dùng: 13
2.4. Sự cần thiết phải áp dụng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường ISO 14000: 13
2.4.1. Xuất phát từ thực trạng ô nhiễm môi trường và tính cấp thiết của vấn đề bảo vệ môi trường. 13
2.4.2. Xu hướng quốc tế hoá: 14
2.4.3. ISO 14000 bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 14
2.5. Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc áp dung ISO14000: 15
2.5.1. Vai trò của Nhà nước: 15
2.5.2. Xây dựng một cơ cấu chuyên ngành: 15
2.5.3. Lựa chọn sản phẩm là giai đoạn quyết định sự thành công - thất bại của chương trình: 16
2.5.4. Xây dựng tiêu chí phù hợp, quá trình cấp chứng nhận phải công khai và định ra mức phí hợp lý: 16
2.5.4. Giải đáp kịp thời, nhanh chóng những vướng mắc của các doanh nghiệp về ISO 14000: 17
II. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY , THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO14000: 18
1. Ngành dệt may và tổng công ty dệt may Việt Nam: 18
1.1. Vài nét về ngành dệt may: 18
1.1.1. Đặc điểm: 18
1.1.2. Thuận lợi: 19
1.1.3. Khó khăn: 20
1.2. Tổng công ty dệt may Việt Nam: 22
1.2.1. Tình hình phát triển: 22
1.2.1.1. Trước khi thành lập tập đoàn ( tháng 12/ 2005): 22
1.2.1.2. Tình hình phát triển từ khi chuyển sang mô hình tập đoàn: 24
1.2.2. Tập đoàn dệt may Việt Nam trong thời kì tới: 26
2. Thực trạng áp dụng ISO 14000: 28
2.1. Tình hình áp dụng ISO 14000: 28
2.2. Nhận thức người tiêu dùng: 30
2.3. Thuận lợi và khó khăn: 31
2.3.1. Những thuận lợi cơ bản: 31
2.3.1.1. Chủ quan: 31
2.3.1.2. Khách quan: 32
2.3.2. Thách thức: 33
2.3.2.1. Về phía quản lý nhà nước: 33
2.3.2.2. Người tiêu dùng: 35
2.3.2.3. Doanh nghiệp: 35
3. Tình hình quản lý môi trường: 37
3.1. Thực trạng môi trường thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng: 37
3.2. Tình hình quản lý môi trường ở nước ta: 39
III GIẢI PHÁP 41
1. Sự cần thiết 41
1.1. Nhận thức từ doanh nghiệp 41
1.2. Áp lực từ phía người tiêu dùng: 43
1.3. Áp lực từ phía xã hội: 43
2. Giải pháp: 44
2.1. Chính sách và giải pháp ở cấp vĩ mô 44
2.1.1. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý 44
2.1.2. Nhóm giải quyết nhằm tăng cường công tác giáo dục và quảng bá về nhãn sinh thái: 45
2.1.3. Nhóm giải phápvề tài chính nhằm hỗ trợ công tác xây dựng chương trình quản lý nhãn sinh thái: 47
2.2. Chính sách và biện pháp với tập đoàn dệt may Việt nam: 49
2.1.1. Nâng cao nhận thức và ý thức của tất các thành viên trong doanh nghiệp. 49
2.2.2. Xây dựng chiến lược. 49
2.2.3. Tham gia thương mại điện tử. 49
2.2.4. Chú trọng đào tạo về nghiệp vụ. 49
3. Kiến nghị: 49
3.1. Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chương trình. 49
3.2. Cần xây dựng một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả. 50
3.3. Tổ chức cấp nhã môi trương nhanh chóng, xây dựng tiêu chí phù hợp 50
3.4. Cần phải có quá trình công khai và tư vấn thích hợp. 50
3.5. Tổ chức đăng ký và cấp giấp chứng nhận. 51
3.6. Định ra mức phí hợp lý. 51
IV. KẾT LUẬN: 52
PHỤ LỤC 53
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5459 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về ngành dệt may, thực trạng quản lý môi trường và tình hình áp dụng ISO14000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 5% để hội nhập hoàn toàn vào AFTA; Thứ tư, là những tác động trái ngược khi Mỹ và EU tái áp đặt hạn ngạch đối với Trung Quốc, các doanh nghiệp trong nước phải đối phó với nguy cơ bị các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển tải bất hợp pháp qua Việt Nam hoặc tiêu thụ đồ tại thị trường Việt Nam qua buôn lậu.
1.2. Tổng công ty dệt may Việt Nam:
1.2.1. Tình hình phát triển:
1.2.1.1. Trước khi thành lập tập đoàn ( tháng 12/ 2005):
Tổng công ty dệt may Việt Nam thành lập từ năm 1995 theo mô hình công ty 91 với hơn 60 đơn vị thành viên, có nhiều đơn vị có quy mô lớn, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Tổng công ty có 3 trường đào tạo, 3 viện nghiên cứu chuyên ngành đã cung ứng dịch vụ cho nhiều đơn vị ngoài tổng công ty. Tổng công ty là hạt nhân cho mọi hoạt động.
Quan hệ giữa tổng công ty với các đơn vị thành viên chủ yếu là quan hệ hành chính. Khi thành lập, công ty bao gồm các đơn vị do nhà nước cấp vốn 100%, không khuyến khích được các nguồn vốn xã hội. Sự gắn bó với nhau về lợi Ých kinh tế, công nghệ, thị trường,… không rõ ràng. Từ đó dẫn đến mục tiêu tích tụ, tập trung tài sản, tài chính ở tổng công ty và các công cụ chi phối như thương hiệu, thị thường chưa mạnh.
Trong quá trình hoạt động, do cơ chế thị thường, đã có nhiều công ty tự phát hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con là công ty dệt may Hà Nội, công ty dệt Phong Phú, công ty dệt miền Trung Hoà Thọ, công ty dệt Nam Định, công ty may Việt Tiến, công ty may Nhà Bè, …
Sau 10 năm hoạt động, tổng công ty đã có sự đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam. Mặc dù với số lao động 105000 người, chỉ chiếm 10% so với lao động công nghiệp của toàn ngành nhưng năm 2004 đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp gần 9.500 tỷ đồng, chiếm 32% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Tổng công ty và các đơn vị nòng cốt đã hỗ trợ tích cực cho việc phát triển công nghiệp dệt may địa phương.
Đến cuối năm 2005, ngành dệt may đã trải qua 1 năm thực hiện bãi bỏ hạn ngạch (từ ngày 1/1/2005) giữa các nước WTO. Điều này tạo lợi thế cho các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ên Độ, … tăng nhanh lượng hàng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh về giá vì không phải chịu phí quota. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ vẫn bị áp đặt hạn ngạch. Các chi phí đầu vào như xơ, sợi tổng hợp, xăng dầu, phí vận chuyển, kho bãi… tăng do biến động của giá dầu thế giới, làm giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp thuộc tổng công ty đang trong giai đoạn đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp, nên có biến động về lao động và đội ngũ cán bộ quản lý …
Toàn ngành dệt may cuối năm ngoái đã dừng lại, tụt hậu so với yêu cầu. Các nguyên nhân khách quan là do sức Ðp của quá trình hội nhập, sự bất lợi của Việt Nam so với các thành viên WTO…Các nguyên nhân chủ quan là do các doanh nghiệp thiếu nhạy bén, phản ứng chậm khi thị trường và các điều kiện kinh doanh thay đổi, chưa chủ động tiếp cận thị trường, khách hàng. Một số doanh nghiệp sau cổ phần hoá, có xu hướng muốn đảm bảo an toàn, tránh rủi ro đã chuyển sang sản xuất hàng gia công xuất khẩu làm cho tổng doanh thu giảm sút. Có những doanh nghiệp chưa tập trung đẩy mạnh công tác xuất khẩu nên tổng doanh thu còn thấp.
Tuy trong điều kiện khó khăn, các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty dù có nhiều yếu kém nhưng cũng có một số doanh nghiệp đã nỗ lực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho 98285 lao động với mức thu nhập khá cho công nhân (bình quân 1,370 triệu đồng/người/tháng). Năm 2005, Vinatex đạt 16.265 tỷ đồng doanh thu, tăng 10,9% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu (tính đủ nguyên phụ liệu) đạt gần 900 triệu USD, tăng 9,7%. Mặc dù mức tăng trưởng sản xuất không cao bằng những năm gần đây nhưng lợi nhuận phát sinh đã đạt trên 151 tỷ đồng, tăng gần 61% so với năm 2004. Riêng 6 tháng đầu năm 2005, tổng công ty đã đạt được 4.445,9 tỉ đồng giá trị sản xuất công nghiệp, 7.793,4 tỉ đồng doanh thu; Kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty đạt 224,4 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kì năm 2004, trong đó thị thường chủ lực là Mỹ tăng 14,7%, EU tăng 9,7%, Nhật Bản tăng 19%.
Các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao là công ty dệt may Hà Nội ( Hanoisimex), dệt kim Đông xuân, dệt may Hoà Thọ, dệt Phong Phó, May 10, May Việt Tiến, May Nhà bè… Nhiều sản phẩm của các công ty này được người tiêu dùng ưa thích. Nổi bật trong đó là sự bứt phá ngoạn mục của Hanosimex (Trong cơ chế thị thường, với sự năng động và nhạy bén, từ chỗ chỉ có mặt hàng sợi chủ yếu bán trong nước, Hanosimex đã bứt phá, đầu tư mạnh để có thêm các sản phẩm dệt kim, khăn bông và Denim (vải bò)…Sau gần 10 năm giá trị tổng sản lượng tăng 8 lần, doanh thu tăng 2,95 lần, xuất khẩu tăng 3,55 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 2,4 lần… Với việc đầu tư xây dựng nhà máy dệt vải Denim, công ty đã đi tắt, đón đầu Hiệp định thương mại Việt Mỹ , mở ra thị thường xuất khẩu đầy tiềm năng. Chỉ sau 3 năm đi vào sản xuất, doanh thu từ mặt hàng này tăng gấp 3 lần, gải quyết việc làm cho hơn 200 lao động. Hanosimex hứa hẹn bước phát triển bền vững trong thời hội nhập) và sự nổi lên của May 10 thành một thương hiệu mạnh (Từ năm 1992 đến nay, công ty đạt tốc độ tăng trưởng 20-30%/năm. Doanh thu qua các năm liên tục tăng: năm 2002 là 254 tỉ đồng, năm 2003 là 350 tỉ đồng, năm 2004 là 457 tỉ đồng… doanh thu nội địa thường chiếm 20-25% tổng doanh thu toàn Công ty).
Đặc biệt, công ty cổ phần May 10 đã xây dựng và được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000 và ISO 14000, tăng thêm niềm tin cho khách hàng ở các nước phát triển.
Cuối năm 2005, tổng công ty đã đệ trình đề án phát triển thành tập đoàn dệt may Việt Nam để trình Thủ tướng chính phủ với mục tiêu đề án tập đoàn sẽ tập trung vào khắc phục những hạn chế cơ bản của mô hình tổng công ty 91 vốn có nhiều bất cập sau 10 năm hoạt động.
1.2.1.2. Tình hình phát triển từ khi chuyển sang mô hình tập đoàn:
Ngày 1/12/2005, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập tập đoàn dệt may Việt Nam trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) và các đơn vị thành viên. Đến ngày 8/12/2005, tổng công ty tuyên bố chuyển đổi thành Tập đoàn dệt may Việt Nam.
Tập đoàn dệt may Việt Nam có số lượng lớn các đơn vị thành viên, sử dụng nhiều lao động, đa sở hữu, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước, trong đó sử hữu nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Mô hình tập đoàn dệt may Việt Nam gồm công ty mẹ, các công ty con và công ty liên kết, trong đó, công ty mẹ giữ vai trò chi phối các công ty khác về vốn, thị thường, thương hiệu …
Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở kế thừa từ tổng công ty dệt may và giữ vai trò lãnh đạo tập đoàn. Công ty mẹ có tư cách pháp nhân đầy đủ, được gọi là tập đoàn dệt may Việt Nam., thực hiện các chức năng vừa là một công ty đầu tư vốn, vừa thực hiện kinh doanh và cung cấp các dịch vụ cho các công ty thành viên …
Tập đoàn hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, trong đó công nghiệp dệt may là chính. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn dự kiến ban đầu sẽ gồm 6 công ty đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, 6 công ty TNHH một thành viên, 19 công ty cổ phần liên doanh Vinatex giữ trên 50% vốn, 13 các công ty liên kết.
Vinatex hiện có 3 công ty mẹ - công ty con , 7 công ty TNHH Nhà nước một thành viên và 40 công ty cổ phần. Các công ty thành viên trang bị thiết bị đồng bộ, công nghệ hiện đại, tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu với kim ngạch ngày càng cao.
Tập đoàn thống nhất lấy tên VINATEX là thương hiệu của tập đoàn và sẽ tập trung thiết kế một số loại sản phẩm có đẳng cấp cao với nhãn mác mang tên Vinatex. Ngoài ra, các công ty cũng xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực của mình.
Mô hình tập đoàn dệt may sẽ khắc phục những hạn chế cơ bản về tổ chức, lao động, tiền lương, tài chính, kế hoạch thị thường, đầu tư, quản lý tiêu chuẩn, định mức và quản lý môi trường.
Quan hệ sở hữu giữa tập đoàn và các công ty con là quan hệ chủ sở hữu đầu tư. Các công ty con là các đơn vị hoạt động theo Luật doanh nghiệp do tập đoàn đầu tư vốn ở nhiều mức độ khác nhau.
Đặc biệt, về tổ chức sản xuất kinh doanh, tập đoàn thực hiện quản trị các công ty thành viên trên cơ sở phân nhóm sản phẩm, mỗi nhóm có thể có đến 1-2 công ty nòng cốt và một số các công ty vệ tinh cùng nhóm hình thành những nhóm sản phẩm. Trong từng nhóm, tập đoàn cử lãnh đạo tập đoàn vào vị trí chủ chốt các công ty này để trực tiếp quản trị và chỉ đạo có hiệu quả thực hiện chuyên môn hoá và hợp tác theo nhóm và giữa nội bộ tập đoàn.
Để khắc phục sự không rõ ràng, minh bạch về quan hệ sở hữu, tập đoàn đưa ra kiến nghị phân định rõ chức Chính phủ là đại diện chủ sở hữu, Bộ công nghiệp là cơ quan được Đại diện chủ sở hữu uỷ quyền trên một số lĩnh vực và là cơ quan quản lý nhà nước về phát triển và an toàn công nghiệp. Các bộ khác là cơ quan quản lý nhà nước về một số lĩnh vực liên quan.Hội đồng quản trị cuả công ty mẹ đề ra các quy chế và một hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật .
Khác với tổng công ty 91 là Nhà nước vừa giao vốn cho tổng công ty vừa có thể bổ sung vốn trực tiếp cho đơn vị thành viên khiến tổng công ty không thể làm đại diện chủ sở hữu thực sự. Mô hình tập đoàn sẽ được khắc phục bằng cách Nhà nước chỉ đầu tư vốn cho tập đoàn chứ không đầu tư trực tiếp cho các công ty con. Tập đoàn sẽ đầu tư vốn vào các công ty con, và việc tăng, giảm vốn, đầu tư vốn sẽ do tập đoàn quyết định theo nguyên tắc thương mại.
Mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ tập đoàn với các công ty con là mối quan hệ đầu tư tài chính. Công ty mẹ tập trung được lợi nhuận từ chia cổ tức và có thể dùng nguồn vốn này để tập trung đầu tư vào các mũi nhọn theo chiến lược của tập đoàn. Về quan hệ thị thường, trước đây nhà nước giao kế hoạch cho tổng công ty, tổng công ty giao kế hoạch cho các đơn vị thành viên sẽ được thay bằng việc giao kế hoạch sản xuất kinh doanh theo khả năng.
Năm 2006, tập đoàn đầu tư đồng bộ hoá sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tập đoàn đang thành lập các trung tâm, công ty giao dịch nguyên phụ liệu dệt may, thiết kế, kinh doanh mẫu thời trang. Tập đoàn đang tập trung xây dựng từ 10-20 thương hiệu sản phẩm quốc gia và mua bản quyền, liên kết sản xuất 2-4 thương hiệu nổi tiếng thế giới.
Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hai tháng đầu năm 2006 đạt 867 triệu USD, tăng gần 45% so với cùng kỳ. Riêng kim ngạch xuất khẩu hàng có hạn ngạch đạt trên 320 triệu USD.
Cho đến nay, tổng công ty mới chuyển sang mô hình tập đoàn được hơn 2 tháng. Cho nên đây mới chỉ là giai đoạn đầu để kiểm nghiệm những thay đổi khi chuyển đổi mô hình.
1.2.2. Tập đoàn dệt may Việt Nam trong thời kì tới:
Trong thời kỳ tới, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ phải tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn nữa, nhất là sau khi thoả thuận thương mại dệt may giữa Trung Quốc và Mỹ được kí kết, có phần nào có lợi cho Trung Quốc, cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ có thay đổi.
Xu hướng trong nước những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp có xu hướng giảm tỷ lệ gia công hàng dệt may, tăng tỷ lệ hàng FOB (mua đứt, bán đoạn). Trên thị trường Mỹ, Bộ Thương mại đàm phán nhằm tăng lượng hạn ngạch cho ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là đối với các mã hàng nóng. Trên thị trường EU, Nhật, liên bộ khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường tìm kiếm khách hàng với những mã hàng giá trị cao nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục kêu gọi đầu tư từ nước ngoài vì tiềm năng phát triển của ngành là rất lớn. Các chuyên gia cho rằng thị phần hàng dệt may tại Mỹ có đẳng cấp cao hơn so với hàng Trung Quốc bắt đầu có sức cạnh tranh.
Đáng chó ý, điểm mới trong cơ chế điều hành hạn ngạch năm 2006 là việc áp dụng song song hai hình thức cấp hạn ngạch: cấp theo đăng ký quỹ/bảo lãnh và cấp visa tự động. Doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2005 được quyền đăng kí quỹ/ bảo lãnh tối đa 60% thành tích của mình và đồng thời được tham gia sử dụng visa tự động. Doanh nghiệp không có thành tích được tham gia cấp visa tự động tối thiểu 40% tổng nguồn hạn ngạch.
Về phía tổng công ty, mục tiêu thành lập tập doàn dệt may theo mô hình công ty mẹ - công ty con của tổng công ty dệt may Việt Nam sẽ trở thành tập đoàn đa sở hữu hàng đầu về vả quy mô hoạt động lẫn sức cạnh tranh sản phẩm trong khu vực Đông Nam Á hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dệt may. Theo đó, Vinatex đang hoàn chỉnh chiến lược phát triển đến năm 2015, có tính đến 2010, Tập đoàn nêu rõ nhiệm vụ thực hiện chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt may như tập trung đầu tư nâng cấp doanh nghiệp, loại bỏ dần các thiết bị cũ, lạc hậu, đầu tư các thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, đẩy mạnh xúc tiến thị thường, thành lập một số văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ, Hồng Kông, Nhật Bản, EU, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu của một số doanh nghiệp nổi tiếng nhằm đưa ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam từ vị trí thứ 16 lên vị trí thứ 10 vào năm 2010 và đạt được kim ngạch xuất khẩu là 15 tỷ USD năm 2015. Riêng năm 2006 mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may dự kiến tăng 12,4% đạt 5,44 tỷ USD.
Theo lộ trình, đến năm 2008 tập đoàn vinatex sẽ gồm các đơn vị sự nghiệp, 18 công ty cổ phần chi phối và 30 đơn vị Vinatex giữ cổ phần dưới 50%. Đến năm 2010, con số này là 10 đơn vị và 37 đơn vị.
Trước mắt, Vinatex sẽ thành lập các trung tâm thiết kế, kinh doanh mẫu thời trang công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội; mở rộng hệ thống bán lẻ trong nước và trực tiếp nước ngoài với thương hiệu Vinatex; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm phụ liệu.
Cuối cùng, về vấn đề cổ phẩn hoá, theo chủ trương của Bộ Công nghiệp, năm nay, các doanh nghiệp dệt may đã cổ phẩn hoá cũng sẽ bán tiếp cổ phần Nhà nước, nhất là các đơn vị làm ăn thua lỗ. Tập đoàn sẽ cổ phần hoá toàn bộ các đơn vị trực thuộc, những đơn vị thuộc diện di dời ra khỏi thành phố lớn cũng được cổ phần hoá trong năm 2007.
2. Thực trạng áp dụng ISO 14000:
2.1. Tình hình áp dụng ISO 14000:
Theo thống kê trung tâm năng suất Việt Nam năm 2002, Việt Nam có 321 tổ chức/doanh nghiệp được nhận chứng chỉ ISO, trong đó, 309 doanh nghiệp nhận chứng chỉ ISO 9000 và 12 doanh nghiệp nhận chứng chỉ ISO 14000, tăng 23,94% so với năm 2001. Đến nay, theo số liệu không chính thức, có gần 50 tổ chức, doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001: 1998.
Tính đến tháng 12/2002, Việt Nam có 1.046 tổ chức/ doanh nghiệp được cấp chứng chỉ có hệ thống quản lý phù hợp với tiêu chuẩn, trong đó, chứng chỉ về ISO vẫn chiếm hàng đầu với 1019 chứng chỉ. (bảng 2 - phụ lục)
Từ danh sách có thể thấy: các doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực rất gần với những nhóm sản phẩm đã được các chương trình nhãn sinh thái trên thế giới lựa chọn. Từ năm 1999, các nhà sản xuất Việt Nam mới bắt đầu được nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14000 và chỉ có 2 tổ chức. Trong các năm sau, số lượng các tổ chức áp dụng ISO 14000 tăng nhanh hơn và chuyển dần từ phía các công ty, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sang phía các công ty, tổ chức liên doanh hoặc trong nước. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với Việt Nam.
Việc áp dụng ISO 14001, bên cạnh lợi Ých là giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, còn trở thành một công cụ kinh doanh nhạy cảm và cần thiết đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Vì trong một chừng mực nào đó, ISO 14001 vẫn đang được xem là một rào cản phi thuế quan thương mại. Những quy định của WTO làm cho việc chứng nhận phù hợp với ISO 14001 trở thành một điều kiện của kinh doanh như một chứng minh tin cậy của bên cung cấp về khả năng quản lý môi trường tốt của mình.
Trong thời gian qua, để mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện cho hàng hoá từ nước ngoài vào trong nước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, khái niệm về nhãn sinh thái dường như vẫn chưa tiếp cận được đến chiến lược kinh doanh của các nhà sản xuất hàng tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Điều này có thể được chứng minh bằng tình hình thực tế.
Từ sau 2010, chương trình nhãn sinh thái của Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động một cách toàn diện. Cần tiếp tục duy trì và không ngừng hoàn thiện nội dung chương trình hoạt động.
Ngoài ra, các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến các hệ thống quản lý khác như hệ thống phân tích nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn, hệ thống thực hành sản xuất tốt, hệ thống an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, hệ thống an toàn chất lượng sản phẩm, hệ thống trách nhiệm xã hội. Việc áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn đã thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề xã hội nói chung và đối với chất lượng môi trường nói riêng. Đây là một trong những điều kiện tạo sức mạnh giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng năng lực xuất khẩu và phát triển bền vững trong thời kì hội nhập.
Trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng các tiêu chuẩn do giới hạn về chất lượng, thiết bị, phương tiện, chi phí, phương pháp sản xuất,…
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị yếu thế trong việc lấy chất lượng hàng hoá làm phương tiện cạnh tranh, chưa có nhận thức đúng đắn và gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Hơn nữa, mối quan tâm của các doanh nghiệp mang tính thời vụ, năng lực tài chính yếu.
2.2. Nhận thức người tiêu dùng:
Các chương trình nhãn sinh thái, các tổ chức khi tìm hiểu hiệu quả của nhãn sinh thái trên thế giới đã tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu dựa trên sự hiểu biết và những kiến thức về môi trường, về sản phẩm thân thiện với môi trường và thái độ thừa nhận của người tiêu dùng trong quá trình mua sắm, sử dụng, loại bỏ sản phẩm và sự sẵn lòng chi trả cho những sản phẩm thân thiện với môi trường của người tiêu dùng để gải quyết các vấn đề môi trường.
Qua thu thập và nghiên cứu tài liệu cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam có rất Ýt hiểu biết hoặc hiểu biết rất mơ hồ về sản phẩm hay gắn việc tiêu dùng sản phẩm trong hoạt động bảo vệ môi trường. Mặc dù trong thời gian gần đây, trên thị thường đã xuất hiện một số sản phẩm đã quảng cáo hoặc có biểu tượng về nhãn sinh thái trên sản phẩm của mình. Ví dụ, bột giặt bảo vệ môi trường, bếp điện tìm kiếm năng lượng, giấy có thể tái chế, sử dụng Ýt tài nguyên, giảm tác động tới môi trường,… Những lời quảng cáo đó mới chỉ do nhà sản xuất tự công bố mà chưa có một cơ quan, tổ chức nào công nhận nó thật sự có những tính năng đó hay không. Lời quảng cáo còn chung chung, chưa cụ thể nên chưa thật sự gây được sự chú ý, tin tưởng của người tiêu dùng.
Mức độ ảnh hưởng đến việc lựa chọn trong các quyết định mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường của người tiêu dùng còn thấp. Sự sẵn lòng chi trả không cao, đối với họ, những sản phẩm đó dường như đắt hơn và họ có thiên hướng mua rẻ hơn là mua "xanh".
Qua thực tế điều tra 1440 người tiêu dùng, tổng hợp ý kiến với 9 câu hỏi cho thấy, người Việt Nam bắt đầu có nhận thức về nhãn sinh thái nhưng tỉ lệ chưa cao, mới đạt 34%, trong đó chỉ có 4% là ưa chuộng. Họ đều hiểu mục đích của việc sử dụng nhãn sinh thái chủ yếu để bảo vệ sức khoẻ con người (72%) và cho rằng mua sản phẩm xanh đắt hơn (64%). (bảng 3 - phụ lục)
Tỉ trọng những người có nhận thức đúng đắn và hiểu biết về nhãn sinh thái là cao, song vẫn còn tồn tại không Ýt người không hoặc Ýt quan tâm đến nhãn sinh thái. Việc phổ biến thông tin về nhãn sinh thái và tác dụng của nhãn sinh thái đến người tiêu dùng chưa hiệu quả, có tới 45% số người tiêu dùng được hỏi chưa từng nghe nói về nhãn sinh thái. Đây là một thiếu sót lớn cần được khắc phục.
2.3. Thuận lợi và khó khăn:
2.3.1. Những thuận lợi cơ bản:
Để xây dựng, thực hiện chương trình cấp nhãn sinh thái cho một số mặt hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, Việt Nam có những thuận lợi hết sức cơ bản về mặt chủ quan lẫn khách quan.
2.3.1.1. Chủ quan:
Nhìn trên góc độ vĩ mô, mặc dù vấn đề môi trường nói chung và nhãn sinh thái nói riêng ở Việt Nam còn mới mẻ nhưng môi trường pháp lý đã dần được hình thành. Việc Đảng và nhà nước ta quan tâm đến vấn đề này được thể hiện thông qua Luật Môi trường (ra đời tháng 12/1993) và các chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường đến năm 2010 (ra đời tháng 12/2003). Các văn bản này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhãn sinh thái ở Việt Nam.
Tốc độ và quy mô xuất khẩu những năm qua tăng khá nhanh, hàng hoá của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Đặc biệt, tại các thị thường lớn đã áp dụng nhãn sinh thái có sức mua cao, đòi hỏi chất lượng hàng hoá ngày càng tăng và ổn định như thị thường Mỹ, EU, Nhật Bản…, sự xuất hiện những sản phẩm Việt Nam đã minh chứng cho việc hàng hóa Việt Nam đã đáp ứng phần nào các tiêu chí về nhãn sinh thái. Mặt khác, cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu có nhận thức tốt về nhãn sinh thái. Điều này tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các chương trình nhãn sinh thái ở Việt Nam.
Tại VN, theo số liệu không chính thức, tới nay dã có gần 50 tổ chức doanh nghiệp được chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001:1998. Đây là dấu hiệu chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã quan tâm tới vấn đề môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ý thức của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp cũng được nâng cao. Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 là một bước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm quen với các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường và chứng tỏ Việt Nam có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và các tiêu chuẩn mang tính quốc tế.
Các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO14001 hoạt động trong lĩnh vực gần với những nhóm sản phẩm đã được các chương trình nhãn sinh thái trên thế giới lựa chọn như giày, dệt, may mặc, thuốc trừ sâu, thiết bị và linh kiện điện tử, bột giặt, chất tẩy,…. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành lựa chọn các nhóm sản phẩm , xây dựng tiêu chí cấp nhãn, thí điểm, tổ chức chương trình cấp nhãn sinh thái tại Việt Nam.
Gần đây, ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng lên rõ rệt. Trước hết là do xuất phát từ tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tương đối ổn định ở mức cao, dẫn đến mức thu nhập, đời sống của người dân đã tăng lên đáng kể, góp phần cải thiện nhận thức của người tiêu dùng cũng như khơi dậy sự sẵn lòng chi trả và những nhu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thứ hai, một số vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm liên tiếp xảy ra trong thời gian qua gây ảnh hưỏng đến sức khoẻ người tiêu dùng như: sử dụng hàn the, phoomon chế biến, bảo quản thực phẩm,.. khiến người ta đặc biệt chú ý đến chất lượng sản phẩm trong các quyết định mua sắm. Bằng chứng là ngày càng có nhiều người quan tâm và mua hàng hoá, thực phẩm tại các cửa hàng rau sạch và trong siêu thị, mặc dù hàng hoá ở đây chưa được các tổ chức chứng nhận. Tiêu dùng của người dân đang dần tiến tới những sản phẩm thân thiện với môi trường.
2.3.1.2. Khách quan:
Trước tiên, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị gia nhập WTO, các doanh nghiệp VN phải hết sức năng động thì mới có thể đứng vững trên thị thường trong và ngoài nước. Nhãn sinh thái là một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề kinh doanh trong một môi trường có áp lực chiến tranh cao đến vậy. Đây vừa là một đòi hỏi, vừa là động lực cho việc xây dựng chương trình nhãn sinh thái ở Việt Nam.
Môi trường không chỉ còn là mối quan tâm của riêng một quốc gia mà đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu. Đã có nhiều chương trình nhãn sinh thái ở các quốc gia khác nhau và họ đã đạt được những thành công nhất định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Với tư cách là nước đi sau có thể có được nhiều bài học kinh nghiệm, Việt Nam sẽ tiết kiệm được nhiều công sức tiền của, thời gian để làm sáng tỏ. Chẳng hạn, Việt Nam có khả năng lựa chon công nghệ phù hợp mà không nhất thiết phải tự mình nghiên cứu, như các công nghệ sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các vật liệu thay thế,…
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam ở những quốc gia đã có chương trình nhãn sinh thái như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia, Canada, Trung Quốc, Thái Lan, Đức, Hà Lan, Singapore, Italia, Anh, Pháp, Bỉ,… đạt 94% kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỷ lệ 54% trong tổng số thị thường các nước xuất khẩu. Ở các thị thường này, người tiêu dùng rất ưa chuộng những sản phẩm được cấp nhãn sinh thái, giá bán những sản phẩm đó có thể cao hơn, có khi cao hơn tới 20% so với các sản phẩm khác cùng loại.
Qua đó cho thấy, thị thường hàng xuất khẩu của Việt Nam là những thị thường mà người tiêu dùng không chỉ yêu cầu cao về chất lượng mà còn về các yếu tố môi trường, đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu sản phẩm Việt Nam có được nhãn sinh thái thì nó sẽ có một thị thường vô cùng rộng lớn, ví dụ như châu Âu là thị thường của 450 triệu người tiêu dùng ưa thích hàng hoá có nhãn sinh thái.
Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã nằm trong danh mục hàng hoá được cấp nhãn sinh thái như giầy dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ, điện tử, máy tính… Theo số liệu thống kê năm 2003, các mặt hàng này chiếm 32 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
2.3.2. Thách thức:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 810 moi truong.doc