Đề tài Tổng quan về ODA ở Việt Nam

Mục lục

A.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1

I.Vai trò của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế 1

1.Phát triển kinh tế 1

2.Vai trò của nguồn vốn: 1

2.1 Đối với mỗi đơn vị kinh tế 1

3.Tổng quan về các nguồn huy động vốn cho sự phát triển kinh tế. 3

II. VAI TRO CỦA NGUỒN VỐN ODA: 5

1.Khái Niệm 5

2. Nguồn gốc ODA: 6

3.Phân loại ODA : 7

5. Đặc điểm của nguồn vốn ODA 8

6. So sánh ODA với một số nguồn tài trợ khác : 10

B. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM 11

I.TINH HINH HUY DỘNG ODA TẠI VIỆT NAM : 11

1. Tình hình huy động ODA tại Việt Nam giai đoạn 1993-2006: 12

2. Tình hình huy động ODA tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2010: 21

II.Thực trạng sử dụng : 28

1.Hiệu quả do vốn ODA mang lại: 28

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về ODA ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoảng 100 triệu USD viện trợ không hoàn lại. Kể từ 1993 đến nay (2010) nguồn ODA cam kết và ký kết của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam ngày càng gia tăng, điều này cho thấy các nhà tài trợ đánh giá cao công cuộc đổi mới cũng như thành tựu phát triển kinh tế- xã hội và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian qua. Để đánh giá và phân tích thực trạng huy động vốn ODA trong thời gian qua, cũng như phân tích những ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đến nguồn vốn ODA tại Việt Nam nên nhóm thuyết trình chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn 1993-2006 và giai đoạn 2007-2010 Sau 11 năm chuẩn bị và 8 năm đàm phán thương thuyết cam go 7/01/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO : 1. Tình hình huy động ODA tại Việt Nam giai đoạn 1993-2006: 1.1 Thực trạng cam kết ký kết và giải ngân vốn ODA: Để có những nhận xét, đánh giá cụ thể về thực trạng thu hút vốn ODA trong giai đoạn này, dựa trên những số liệu thứ cấp đã thu thập được từ những nguồn tin cậy (bộ kế hoạch đầu tư, tổng cục thống kê..v..v..) nhóm xin đưa ra một số nhận xét như sau (thực trạng sử dụng ODA tại Việt Nam sẽ được trình bày cụ thể trong phần sau): Trong giai đoạn này, các nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm trên 70% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA được ký kết, trong đó Nhật Bản chiếm trên 40%. Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu giai đoạn 1993-2006                                                                         Đơn vị: Triệu USD Nhà tài trợ Số lượng vốn cam kết Nhật Bản 8.469,73 WB 5.329,82 ADB 2.900,97 Pháp 912,26 Đức 597,35 Đan Mạch 549,48 Thuỵ Điển 412,83 Trung Quốc 301,08 Ôxtrâylia 282,32 EU 269,83 Nguồn :(Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Dưới đây là bảng tổng hợp số liệu: thực trạng Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-2006 Đơn vị: Triệu USD Năm Cam kết Ký kết Giải ngân Tỷ lệ ký kết /cam kết Tỷ lệ giải ngân / ký kết 1993 1.860,80 816,68 413 43.89% 50.57% 1994 1.958,70 2.597,86 725 132.63% 27.91% 1995 2.311,50 1.443,53 737 62.45% 51.06% 1996 2.430,90 1.597,42 900 65.71% 56.34% 1997 2.377,10 1.685,81 1.000 70.92% 59.32% 1998 2.192,00 2.444,30 1.242 111.51% 50.81% 1999 2.146,00 1.503,15 1.350 70.04% 89.81% 2000 2.400,50 1.772,02 1.650 73.82% 93.11% 2001 2.399,10 2.427,42 1.500 101.18% 61.79% 2002 2.462,00 1.826,17 1.528 74.17% 83.67% 2003 2.838,40 1.772,98 1.422 62.46% 80.20% 2004 3.440,70 2.569,22 1.650 74.67% 64.22% 2005 3.748,00 2.529,11 1.782 67.48% 70.46% 2006 4.445,60 2.824,58 1.785 63.54% 63.20% Tổng số 37.011,30 27.810,25 17.684,00 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Biểu đồ thể hiện số lượng vốn ODA, cam kết, ký kết, giải ngân tại VN (1993-2006) Nhận xét chung: Tổng giá trị ODA cam kết giai đoạn này là 37,011 tỷ USD chiếm khoảng 2% tổng ODA toàn cầu; tổng vốn ODA ký kết đạt khoảng 27,810 tỷ USD, tương đương 75% tổng vốn OĐA cam kết; tổng vốn ODA giải ngân đạt xấp xỉ 17,684 tỷ USD, tương đương 63,54% tổng vốn ODA ký kết. Nếu xét riêng từng năm thì thực trạng cam kết, giải ngân tăng tương đối ổn định (Sự bắt đầu giảm sút vốn cam kết năm 1997 và 1998 là phản ánh tác động của khủng hoảng tiền tệ châu Á), nhưng tình hình vốn ký kết có sự biến động lớn kể cả về giá trị ký kết cũng như tỷ lệ vốn ký kết/cam kết. Nhưng đánh giá trên góc độ tổng thể thì giá trị tuyệt đối cũng như tương đối của những chỉ tiêu nêu trên đều đạt được mức độ tăng trưởng nhất định trong giai doạn này.Từ 1993 đến 2006, vốn ODA cam kết tăng gần 2.4 lần; ký kết tăng 3.46 lần; giải ngân tăng hơn 4.3 lần. a) Số lượng vốn ODA cam kết ngày càng tăng Thông qua 14 Hội nghị CG (Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam) tổng giá trị ODA cam kết mà nhà tài trọ dành cho nước ta trong giai đoạn này là 37,011 tỷ USD. Tuy có một vài giai đoạn mức cam kết bị sụt giảm nhưng nhìn chung giai đoạn này thì mức cam kết năm sau cao hơn năm trước và đạt đỉnh điểm trong năm 2006 (4,4 tỷ USD). Trong đó lượng vốn cam kết tương đối ổn định trong giai đoạn 1993-2002, và bắt đầu tăng với tốc độ khá nhanh giai đoạn 2003-2006, điều này có thể giải thích là do các nhà tài trợ ngày càng đánh giá cao công cuộc đổi mới, thành tựu phát triển kinh tế- xã hội và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, cũng như khả năng hấp thụ và sử dụng nguồn vốn ngày càng hiệu quả của Việt Nam. Trong đó: Viện trợ không hoàn lại: hầu hết là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, còn lại một phần nhỏ là các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ và phi dự án (viện trợ hàng hóa). Vay ưu đãi: tập trung cho các dự án đầu tư xây dựng, trong đó có các dự án cấp quốc gia với giá trị hàng trăm triệu đô la Mỹ. Vay theo chương trình: gắn với việc thực hiện khung chính sách, như khoản vay thể chế tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của IMF, chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo của WB. b) Tình hình ký kết vốn ODA cho Việt Nam Trên cơ sở vốn ODA cam kết đa phương và song phương, nước ta ký kết với các nhà tài trợ các Điều ước quốc tế về ODA dưới các hình thức hiệp định, nghị định thư, dự án, chương trình... Từ 1993 đến 9/2006, giá trị các điều ước quốc tế về ODA được ký kết khoảng 31,6 tỷ USD tương đương 85% tổng vốn ODA cam kết. (Trong đó:vốn vay là 25,65 tỷ USD với 559 hiệp định; viện trợ không hoàn lại khoảng 6 tỷ USD) Trích số liệu báo cáo của Trung tâm Thông tin kinh tế - Viện Kinh tế TPHCM . Phần lớn các hiệp định vay có lãi suất rất ưu đãi, thời hạn vay và ân hạn dài. (Cụ thể: 48,8% số hiệp định vay đã ký có lãi suất dưới 1%/năm, thời hạn vay trên 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; 33,9% hiệp định vay đã ký có lãi suất từ 1 – 2,5%/năm; khoảng 17,3% hiệp định vay đã ký có điều kiện vay kém ưu đãi hơn. Vốn ký kết không ổn định, có tăng qua các năm nhưng không đáng kể,( đột biến tăng vọt ở các năm 1994,1998,2001) tỷ lệ vốn ký kết trên cam kết trung bình đạt trên 75% (trong các năm 1994,1998,2001 tỉ lệ này đạt trên 100% lần lượt là 132.63%, 111.51% và 101.18%). Đặc biệt,vào năm 1994, sau khi mở cửa tiếp nhận các nguồn vốn nước ngoài được 1 năm, Việt Nam trở thành thị trường đầu tư tiềm năng cho các đối tác nước ngoài khiến cho lượng ODA kí kết tăng lên đột biến (tăng từ 816,68 đến 2597,86) và sau đó chững lại. c) Tình hình giải ngân vốn ODA: Nguồn vốn ODA giải ngân thấp chỉ chiếm 15,9 tỷ USD, bằng 75% tổng giá trị ODA ký kết, bằng khoảng 47.8% tổng lượng ODA cam kết . Mức giải ngân ODA khác nhau giữa nhà tài trợ và loại hình dự án. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật có mức giải ngân cao (chủ yếu chi cho chuyên gia, mua sắm thiết bị, máy móc và đào tạo). Các dự án đầu tư xây dựng thường giải ngân chậm (do phải mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị như đền bù, di dân và tái định cư). Tỷ lệ giải ngân thấp ,tiến độ giải ngân vốn ODA chậm, chỉ đáp ứng được 70 – 80% yêu cầu giải ngân bình quân một năm của thời kỳ kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân/ kí kết: Có nhiều biến động, (trung bình đạt 64.5% thấp nhất là 29% (1994) cao nhất là 93% (2000), phản ánh tình hình sử dụng ODA của Việt Nam vẫn chưa ổn định. 1.2 Cơ cấu vốn ODA theo lĩnh vực: Cơ cấu vốn ODA theo lĩnh vực giai đoạn 1993-2006 Nguồn: bộ kế hoạch đầu tư Nhận xét: Hơn một nửa số vốn ODA được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- kỹ thuật (như năng lượng, GTVT, hạ tầng viễn thông…) và hạ tầng xã hội (như y tế, giáo dục, văn hóa…),trong đó cơ sở hạ tầng-kĩ thuật chiếm tỉ trọng cao nhất(gần 50%) bởi trong giai đoạn này là giai đoạn khởi đầu của công cuộc đổi mới nên cần có cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng phát triển hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước theo hướng CNH – HĐH. Bên cạnh đó, khoảng 13.2% tổng vốn ODA được sử dụng vào phát triển nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Điều này có thể lý giải là do nước ta vốn là một nước nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân còn cao, nước ta cũng có tỷ lệ người nghèo, người có thu nhập thấp chiếm tỷ trọng lớn trong dân số, nên Đảng và nhà nước ta tận dụng nguồn lực về tài chính và kỹ thuật cũng như con người của các nước tiên tiến trên thế giới (thông qua các dự án ODA) để thúc đẩy sự phát triển trong nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người nghèo từng bước giảm đói nghèo. Một tỷ lệ 15.7% vốn ODA hỗ trợ cho mục tiêu nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Đây là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tập trung vào những lĩnh vực cụ thể như quản lí vĩ mô, quản lí nhà nước, cải cách hành chính, đào tạo nhân lực con người. 10.1% tỷ trọng vốn ODA dành cho bảo vệ môi trường và tài nguyên, vì đây là những lĩnh vực rất khó thu hồi lợi nhuận, hầu như không mang lợi ích nhiều về mặt kinh tế cho chủ đầu tư, nên có thể nói tận dụng vốn ODA phát triển những lĩnh vực này là sự lựa chọn đúng đắn của Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và lợi ích xã hội). Một phần rất nhỏ, khoảng 4.4% được sử dụng vào những lĩnh vực không thuộc ưu tiên vận động huy động ODA của Chính phủ. 1.3 Cơ cấu ODA theo vùng miền: Nhận xét: Thực tế cho thấy rằng, ODA chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm, và có sự phân phối không đều giữa các vùng kinh tế. Có thể thấy sự bất cân đối này trong những số liệu sau: Ta nhận thấy có sự chênh lệch về khả năng thu hút và được đầu tư vốn giữa các vùng miền, so sánh giữa các vùng thì trong giai đoạn này, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ và duyên hải miền trung là các vùng thu hút được nhiều vốn ODA nhất. Sự chênh lệch này khá rõ và tạo nên sự bất cân xứng giữa các vùng. Nguyên nhân là do: Năng lực xây dựng, thu hút tiếp nhận (Khả năng đảm bảo vốn đối ứng của các địa phương trong trường hợp sử dụng vốn vay), và quản lý các dự án ODA giữa các vùng, địa phương có sự chênh lệch lớn.Nhất là các vùng nghèo và tỉnh nghèo dẫn đến mất lòng tin của nhà đầu tư về môi trường đầu tư cũng như khả năng sử dụng vốn hiệu quả. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai địa điểm thu hút ODA cao nhất nước vì 2 vùng này là vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Đây là hai khu vực có nhiều thành phố lớn, nhiều vùng công nghiệp, nên nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng,rất cao, trong các lĩnh vực ưu tiên và có suất đầu tư cao như giao thông (cầu, đường, cảng), năng lượng, đô thị và môi trường. Các vùng còn lại, vốn ODA trải rộng ở tất cả các lĩnh vực ưu tiên, từ giao thông, năng lượng cho đến giáo dục, y tế, phát triển nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Theo biểu đồ, Duyên hải miền trung tuy chiếm tỷ trọng thu hút ODA cao (13%) nhưng dựa vào số liệu này, có thể sẽ có những đánh giá sai lầm vì đây đây là khu vực rộng bao gồm cả bắc trung bộ và nam trung bộ trải dài trên địa bàn nhiều tỉnh thành. Dựa trên số liệu phân bổ ODA theo vung của 1 nhà tài trợ song phương, và 3 nhà tài trợ đa phương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư ODA vào bước ta giai đoạn 1993-2006 chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét sát thực hơn: Theo qua điểm chúng tôi, Duyên hải miền trung trong bảng số liệu này, được hiểu là không bao gồm bắc trung bộ nên sẽ thu hẹp về diện tích so với khái niệm “duyên hải miền trung” trong biểu đồ 1. Theo số liệu thì ĐB sông Hồng và Đông nam bộ vẫn là những địa phương chiếm tỷ trọng nhiều nhất, khu vực Tây nguyên và Bắc Trung bộ, duyên hải miền trung (không bao gồm bắc trung bộ) là những khu vực ít được quan tâm nhất. Bảng 4: Cơ cấu ODA theo vùng (1993-2006) của các nhà tài trợ đa phương và UNDP Đơn vị tính: Triệu USD Vùng Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) Ngân hàng Thế giới (WB) Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) Tổng Tỷ lệ % Tây Nguyên 50.81 70.29 121.1 1.86 Đồng bằng sông Cửu Long 135.71 434.61 570.32 8.76 Miền núi trung du phía bắc 137.14 133.58 4.62 270.72 4.16 Đồng bằng sông Hồng 239.23 210.31 2.08 449.54 6.90 Bắc Trung Bộ 273.08 209.83 1.6 482.91 7.42 Duyên hải miền Trung 337.1 186.96 14.86 524.06 8.05 Đông Nam Bộ 409.39 329.25 7.65 738.64 11.34 Liên vùng 795.03 2560.19 12.7 3355.22 51.52 Bảng 5: Cơ cấu ODA theo vùng (1993-2006) của các nhà tài trợ song phương Đơn vị tính: Triệu USD Nhà tài trợ Tây Nguyên ĐB SCL Miền núi trung du phía bắc ĐB sông Hồng Bắc Trung bộ Duyên hải miền Trung Đông Nam Bộ Liên vùng Tổng Vốn Tỷ lệ (%) Vương quốc Anh 10.18 1.14 1.98 13.3 13.3 137.89 1.31 Canađa 35.89 56.6 19.82 27.77 62.41 3.57 1.02 128.18 39.9 0.38 Đan Mạch 19.67 32.01 55 36.94 55.63 14.98 9.14 160.24 335.26 3.18 CHLB Đức 6.3 23.03 2 19.34 3.07 14.43 47.22 383.61 3.64 Hà Lan 1 24.1 6.5 5.9 75.5 55.94 115.39 1.10 Hàn Quốc 819.62 1038.6 894.95 1239.6 138.11 211.98 1418.2 2473.7 168.94 1.60 Nhật Bản 2.16 118.06 3.86 6.68 10.45 35.37 2.25 4.9 8234.8 78.19 Ôxtrâylia 1.92 8.5 84.02 43.91 1.96 8 23.45 183.73 1.74 Phần Lan 38.24 9.77 43.81 92.62 35.37 48.05 125.96 264.4 171.76 1.63 Pháp 5.31 63.93 6.77 27 51.09 22.62 63.93 658.22 6.25 Thuỵ Điển 10.18 1.14 1.98 13.3 13.3 240.35 2.28 Tổng 929.11 1288.25 1094.01 1539.83 395.446 372.9 1677.16 3235.24 10531.95 Tỷ lệ (%) 8.82 12.23 10.39 14.62 3.75 3.54 15.92 30.72 100 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2. Tình hình huy động ODA tại Việt Nam  trong giai đoạn 2007-2010: 2.1.Bối cảnh : Thế giới: Phức tạp, nhiều yếu tố thay đổi làm nền kinh tế toàn cầu lâm vào khủng hoảng; nguồn ODA của thế giới ngày càng suy giảm, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng càng tăng của các quốc gia đang phát triển và những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu của sự phát triển. Thế giới thông qua chương trình hành động Accra (3 chữ A) với các hành động ưu tiên nhằm thực hiện thành công tuyên bố Paris về hiệu quả viện trợ vào năm 2010.( Tăng cường vai trò làm chủ quốc gia đối với quá trình phát triển; Xây dựng quan hệ đối tác có hiệu quả và rộng rãi về phát triển; Cung cấp viện trợ và trách nhiệm giải trình về kết quả phát triển) Trong nước: Nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đang từng bước khôi phục. Quá trình hội nhập của Việt Nam tiếp tục đi vào chiều sâu thực hiện tốt các cam kết khi gia nhập WTO. 2.2 Tình hình thu hút và sử dụng ODA Tiếp nối những thành tựu trong thu hút vốn ODA của giai đoạn 1993-2006, Hội nghị CG 12/2006 được đánh giá là Hội nghị thành công nhất từ trước đến nay trước bối cảnh Việt Nam sắp bước vào một giai đoạn phát triển mới Tại Hội Nghị, ta thảo luận với các nhà tài trợ về vấn đề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010; phát triển xã hội và môi trường bền vững; xây dựng nền tảng pháp luật và thể chế, hội nhập quốc tế và khu vực; hài hoà thủ tục và nâng cao hiệu quả viện trợ... Từ đó đến nay, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động nhưng nước ta vẫn đạt được nhiều thành tựu trong kết quả thu hút nguồn vốn ODA. Thể hiện trong bảng số liệu tổng hợp tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA cho Việt Nam như sau Nguồn số liệu: được nhóm tác giả tổng hợp từ bộ kế hoạch đầu tư, bản tin ODA số 32, tài liệu báo cáo tiến độ hiệu quả viện trợ tháng 6/2010 của vụ kinh tế đối ngoại. : Đơn vị tính: triệu USD Năm Cam kết Ký kết Giải ngân Tỷ lệ ký kết/ cam kết 2006 4450 2.824,58 1.785 63.47% 2007 5430 3.795,9 2.176 69.91% 2008 5014,6 4.348,5 2.253 86.72% 2009 8.063,78 6.131,38 4.105 76.04% a)Tình hình cam kết vốn ODA  cho Việt Nam Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cam kết mạnh mẽ cung cấp nguồn vốn ODA cho Việt Nam. Tổng vốn ODA cam kết của cộng đồng tài trợ quốc tế dành cho VN trong thời kỳ 2007-2010 đạt khoảng 18,51 tỷ USD, nhìn chung năm sau tăng hơn năm trước (2007 cam kết cho 2008 là 5.43 tỷ USD, 2008 cam kết cho 2009 là 5.0146 tỷ USD năm 2009 cam kết cho 2010 là 8.063,78 ) Nguồn số liệu “Bản tin ODA số 32 (31/05/2009) “Số liệu năm 2010 từ bộ kế hoạch đầu tư . Trung bình mỗi năm đạt 6.17 tỷ USD, đây là kết quả tiên bộ vượt bậc khi so với mức cam kết 4.45 tỷ USD của 2006 cho năm 2007. b) Tình hình kí kết vốn ODA  cho Việt Nam Tổng giá trị ký kết trong 3 năm 2007-2009 đạt 14,276 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 77,13% tổng số vốn cam kết. Trong đó: có nhiều chương trình, dự án quy mô lớn và quan trọng như : “xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội” (245,27 triệu USD), “cải thiện môi trường nước thành phố Huế” (182,48 triệu USD), “xây dựng đường cao tốc Bắc Nam (tp.HCM – Dầu Giây)” ((145,43 triệu USD),Đường hành lang ven biển phía nam thuộc tiểu vùng sông Meekong mở rộng” (250 triệu USD),”lưới điện nông thôn Việt Nam (150 triệu USD) …. c) Tình hình giải ngân vốn ODA Giải ngân ODA trong 2006-2009 đạt kỷ lục 10,319 tỷ USD (riêng mức giải ngân 2010 được dự đoán sẽ đạt 3,5 tỷ USD vốn vay là 3,2 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là 300 triệu USD, trong đó 558,5 triệu USD là các khoản giải ngân nhanh. ), riêng 3 năm 2007-2009 đạt 8,534 tỷ USD, cao hơn những năm trước rất nhiều (tham khảo bảng số liệu giai đoạn 1993-2006) Tuy nhiên, bộ cũng cho rằng, mức giải ngân vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tỉ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực theo đánh giá của các nhà tài trợ quốc tế theo đại diện nhóm 6 ngân hàng phát triển quốc tế do World Bank đứng đầu lại đánh giá tỉ lệ giải ngân này đạt thấp hơn mức trung bình của khu vực. Hiện tỉ lệ giải ngân trung bình của khu vực là 20%, trong khi VN chỉ đạt 14%. Chẳng hạn: dự án sử dụng vốn của WB, trong tháng 3/2010, việc giải ngân chỉ đạt 16% trong khi tỷ lệ giải ngân trung bình của khu vực là 23%. Nhận xét: Lượng ODA giải ngân trong 2 năm 2007 và 2008 xấp xỉ nhau, ko tăng trưởng mạnh do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Năm 2009, vượt qua khủng hoảng, lượng ODA được giải ngân tăng mạnh Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA được cải thiện rõ rệt, đạt và vượt kế hoạch giải ngân. 2.3 Những lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 2006-2010 Ngày 29 tháng 12 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010. Bao gồm 5 lĩnh vực sau - Phát triển nông nghiệp và nông thôn - Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại. - Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội - Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai. Và đây là:Thực trạng cơ cấu vốn ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2006-2009 Trích báo cáo tiến độ hiệu quả viện trợ 6/2010 Ngành, lĩnh vực Dự kiến ODA ký kết 2006 – 2010 theo Đề án (%) ODA ký kết 2006-2009 Dự kiến cơ cấu ODA ký kết (%) Tổng ODA ký kết Cơ cấu ký kết (%) Tổng ODA ký kết (Tỷ USD) 1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo 21 4,27 - 4,98 16,77 2,89 2. Năng lượng và công nghiệp 15 3,05 - 3,56 19,44 3,36 3. Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị 33 6,72 - 7,84 38,32 6,62 4. Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực…) 31 6,31 - 7,37 25,48 4,40 Tổng 100 20,35-23,75 100 17,28 Nhận xét:cơ cấu nguồn vốn ODA được ký kết theo ngành và lĩnh vực phù hợp với định hướng cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2006-2010. 2.4 Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đến thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA: Gia nhập WTO là một bước đệm tạo nên những biến chuyển mạnh mẽ trong nền kinh tế Việt Nam, tạo cơ hội cho Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho chúng ta. Vậy gia nhập WTO liệu có tác động gì đến nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam? Nếu có thì đó là những tác động theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực? Trên cơ sở đánh giá các cơ hội và thách thức cũng như đánh giá tác động của các cam kết gia nhập WTO từ góc độ thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, có thể nhận thấy một số tác động đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA đối với Việt Nam. Cụ thể là: Thứ nhất: Gia nhập WTO, sẽ thúc đẩy dòng vốn ODA vào Việt Nam, kể cả về tổng số nguồn vốn và số lượng các nhà tài trợ (đa dạng hóa nguồn tài trợ ODA). Nguyên nhân là, thông qua các nguyên tắc, các định chế của WTO về thương mại, đầu tư v..v.. đã tạo cơ hội cho Việt Nam đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế với các quốc gia trên thế giới, bên cạnh đó, sau gần 4 năm gia nhập WTO, với đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng trên cơ sở nền chính trị ổn định, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu kinh tế được cộng đồng thế giới đánh giá cao, điều này đã góp phần nâng cao vị thế, mức tín nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế. Hơn thế nữa, trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu không ổn định nhưng Việt Nam vẫn là một trong số những nước sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA chính vì vậy, ngày càng có nhiều đối tác tin tưởng vào công cuộc đổi mới, và khả năng quả lý, sử dụng hiệu quả đồng vốn này. Ngoài ra, gia nhập WTO, ngày càng có nhiều quốc gia, đối tác và các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Vì lợi ích kinh tế của mình tại Việt Nam,nên các đối tác, doanh nghiệp này có xu hướng thông qua đại diện của họ trong chính quyền nước mình thúc đẩy tài trợ cho Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam,(nhằm hưởng những ưu đãi, lợi ích từ chính phủ Việt Nam). Thứ hai: thực hiện các cam kết gia nhập WTO nhất là các cam kết đa phương sẽ thúc đẩy cải cách hành chính, điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với chuẩn mực quốc tế. góp phần phát triển và hoàn thiện chính sách và thể chế quản lý và sử dụng ODA, nhất là hài hoà hoá quy định và thủ tục quản lý và thực hiện dự án ODA với các nhà tài trợ Qua đó nâng cao hiệu quả trong quản lý, giám sát và sử dụng nguồn vốn, đồng thời khi hệ thống pháp lý mang tính minh bạch, tính đồng bộ, tính công bằng và hợp lý thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, uy tín nước ta trong mắt nhà tài trợ sẽ được nâng cao, tạo lợi thế trong cạnh tranh thu hút nguồn ODA với các nước trong khu vực. Thứ ba: hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, càng làm tăng nguy cơ bị ảnh hưởng bởi những biến động, những khủng hoảng mang tính hệ thống trên thị trường hàng hoá, tài chính, tiền tệ quốc tế. Dẫn đến nguy cơ về sự bất ổn nền kinh tế vĩ mô, và từ sự bất ổn kinh tế vĩ mô kéo theo sự bất ổn của toàn bộ nền kinh tế mà việc thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA cũng không phải là ngoại lệ. 3. Những nhận định và đánh giá chung cho cả giai đoạn 1993-2010: 3.1 Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA được cải thiện qua các thời kỳ. So sánh cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giữa các thời kỳ Đơn vị tính: Triệu USD THỜI KỲ CAM KẾT KÝ KẾT GIẢI NGÂN Tỷ lệ vốn Ký kết/ cam kết Tỷ lệ giải ngân /ký kết 1993-1995 6.131 4.858,07 1.875 79.24% 38.60% 1996-2000 11.546,5 9.008,00 6.142 78.01% 68.18% 2001-2005 14.889,2 11.237,76 7.887 75.48% 70.18% 2006-2009 23.849,8 17.282,97 10.319 72.47% 59.71% Giá trị tuyệt đối tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA qua các thời kỳ có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ vốn ký kết/ cam kết tuy có xu hướng giảm về tỷ trọng tương đối nhưng luôn duy trì ổn định trên 70% mỗi thời kỳ, còn tỷ lệ giả ngân/ ký kết tăng nhanh chóng (từ 1993-2005) nhưng có xu hướng chững lại về tỷ lệ (chỉ còn 59,71 % trong giai đoạn 2006-2009) do sự bất ổn và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 3.2 Quy mô dự án theo các hiệp định ODA ký kết tăng qua các thời kỳ THỜI KỲ SỐ HIỆP ĐỊNH KÝ KẾT TỔNG SỐ VỐN (Triệu USD) QUY MÔ TRUNG BÌNH (Triệu USD) 1993 - 2000 1.025 13.866,07 13,52 2001- 2005 713 11.237,76 15,76 2006 - 2009 298 17.282,97 57,99 Số lượng hiệp định ký kết giảm với tốc độ rất nhanh từ 1025 hiệp định (1993-2000) xuống chỉ còn 298 hiệp định (2006-2009), tuy nhiên tổng số vốn lại có chiều hướng tăng lên, điều này thể hiện quy mô trung bình của dự án tăng lên đáng kể (từ 13,52 triệu USD tăng lên 57,99 Triệu USD). Thể hiện Việt Nam càng ngày càng có sự chọn lọc kỹ càng trong việc thu hút các dự án ODA, và thể hiện mức cam kết không ngừng tăng lên cho mỗi dự án ODA đầu tư tại Việt Nam ODA vốn vay tăng trong khi viện trợ không hoàn lại giảm qua các thời kỳ Cơ cấu vốn vay và viện trợ qua các thời kỳ Tỷ trọng vốn vay ODA thay đổi theo xu hướng tỷ lệ viện trợ (không hoàn lại) càng ngày càng giảm. Điều này được giải thích là nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển tốt, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước nghèo có thu nhập thấp, chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện, chính vì thế những ưu đãi của cộng đồng quốc tế cho Việt Nam có xu hướng giảm. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới là chúng ta phải tăng cường hiệu suất sử dụng vốn ODA cho hiệu quả để tránh khả năng gây gánh nặng nợ cho các thế hệ tương lai. 3.4Đóng góp của ODA vào tăng trưởng kinh tế ngày càng cao 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP chuyển đổi sang USD (tỷ USD) 45,30 53,11 60,83 70,99 89,11 86,52 Tỷ trọng ODA trong GDP (%) 3,64 3,36 2,93 3,07 2,53 4,16 Bảng số liệu cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổng quan về oda ở việt nam.doc
Tài liệu liên quan