Nhờ việc tham gia các liên minh mua sản phẩm và dịch vụ y tế mà mỗi bệnh viện tại Mỹ có thể
tiết kiệm tới 155 ngàn USD chi phí hành chính mỗi năm.
Liên minh cũng không được hạn chế cạnh tranh giữa các thành viên trên thị trường bán lẻ. Liên
minh được lập ra là để tăng cường vị thế của bên mua với nhà cung cấp, từ đó tăng khả năng cạnh
tranh trước các nhà bán lẻ lớn chứ không phải để tạo ra các “bên mua hàng độc quyền” và lạm
dụng vị thế độc quyền này, gây tổn hại cho người tiêu dùng.
51 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về thị trường bán lẻ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa tập
đoàn Metro Cash & Carry (Đức) trong cả
nước đang kinh doanh bán buôn bán lẻ
15.000 mặt hàng các loại với giá thấp hơn các siêu thị trong nước 10 - 15%, cùng với các đại gia khác như
Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Hàn Quốc)... đã nẫng từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống
siêu thị gần 60% lượng khách hàng. Nguyên nhân có lẽ bên cạnh tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản lý thì họ
đưa ra mức giá phù hợp hơn. Mặt khác, trong khi các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài chỉ tập trung vào khâu
phân phối, bán hàng theo hướng chuyên nghiệp thì phần nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và dịch vụ tiêu
dùng trong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và thông thường thì nhiều nghề sẽ yếu, việc không hiệu quả
trong kinh doanh, phân phối là điều khó tránh khỏi.
Mặt khác, một thực tế đáng lo ngại là trong những siêu thị hay những trung tâm thương mại của nước ngoài như
Diamond Plaza, Metro ... thì hàng hóa của những doanh nghiệp Việt Nam hầu như không xuất hiện, hoặc xuất hiện
rất ít, chủ yếu là nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù chất lượng và giá cả của hàng hóa nhãn hiệu
Việt không thua kém gì mấy so với hàng ngoại. Thậm chí các sản phẩm đó đã được xuất khẩu ra nước ngoài, được
các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật.. chấp nhận, nhưng lại không có chỗ đứng trong các khu trung tâm thương
mại ngay tại thị trường trong nước. Điều này là một câu hỏi khá lớn trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà của các
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Cuộc chiến giành thị phần:
Trong thời kỳ hậu WTO, Việt Nam phải mở rộng cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực bảo hiểm,
ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng, chuyển phát nhanh, xây dựng ... đặc biệt, trong lĩnh vực dịch vụ
phân phối, Việt Nam sẽ tự do hóa lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Điều này rất hấp dẫn đối
với các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là với các đại gia Mỹ nổi tiếng là năng động và tiềm lực mạnh.
Trước sức ép đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đã liên kết nhau lại nhằm nâng cao thế và lực trên. Đi tiên
phong trong chiến lược này là bốn nhà phân phối hàng đầu Việt Nam: Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công
ty thương mại Hà Nội, Liên hiệp HTX thương mại
TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Phú Thái đã
góp vốn thành lập Công ty cổ phần đầu tư và
phát triển hệ thống phân phối (VDA). Mục tiêu
của VDA là trở thành tập đoàn hàng đầu của Việt
Nam trong lĩnh vực phân phối và logistics. Để đạt
được điều ấy, ngoài việc phát huy thế mạnh của
từng thành viên, VDA đã ký ngay văn bản hợp
tác chiến lược với Tổng công ty hàng hải Việt
Nam (Vinalines), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam (VASEP) và Ngân hàng đầu
tư phát triển Việt Nam (BIDV).
Các doanh nghiệp trong nước đã chứng tỏ được sự cố gắng của mình: Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn-Saigon
Coopmart đang phấn đấu đến năm 2010 xây dựng được hệ thống 40 siêu thị trên cả nước và đi đầu trong việc áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 trong hoạt động quản lý. Hapro (Tổng công ty Thương mại Hà Nội)
khai trương hệ thống gần 40 siêu thị, cửa hàng tiện ích tại Thủ đô ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Công ty
TNHH Phú Thái cũng có chiến lược riêng nhằm phát triển thành tập đoàn phân phối hàng đầu của Việt Nam vào
năm 2007. Công ty Trung Nguyên đang triển khai dự án G7 Mart với kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối trên cả
nước gồm 100 trung tâm phân phối, 500 cửa hàng tiện lợi và 9500 cửa hàng thành viên trong giai đoạn đầu.
Đâu là phần kết?
Thực tế cho thấy các đơn vị bán lẻ trong nước còn chưa nhiều, lại thiếu tính chuyên nghiệp và vốn ít; hệ thống hậu
cần như kho bãi, xe chuyên dùng, nguồn hàng rời rạc, thiếu đồng bộ và chưa đạt chuẩn; hạ tầng giao thông kém...
Bên cạnh đó, Chính phủ hầu như chưa phát huy được vai trò của mình trong việc định hướng cũng như giúp đỡ các
doanh nghiệp trong nước. Điển hình là việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài; nhìn
lại ta sẽ thấy hầu hết những siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài đều chọn được những vị trí đẹp nhất, gần vị
trí trung tâm, nơi tập trung dân cư, giao thông thuận tiện, mặt bằng rộng.
Phân phối giống như chiếc chìa khóa trong nền kinh tế. Hệ thống phân phối là những huyết mạch của tổng thể nền
kinh tế. Nếu như bị nước ngoài nắm giữ thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trên bờ vực phá sản. Nhất là khi đã
gia nhập WTO, xoá bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa tiêu dùng nước ngoài được dọn đường tràn vào trong nước sẽ
đẩy các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó thấy rõ nhất là nguy cơ trở
tay không kịp và nguy cơ mất trắng thị trường trong tương lai. Tránh lặp lại bài học của Trung Quốc sau khi gia nhập
WTO, rất nhiều các doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc phá sản hoặc thua lỗ lớn.
Tương lai ngành bán lẻ Việt Nam
( Bình chọn: 3 -- Thảo luận: 3 -- Số lần đọc: 5661)
Thương mại hiện đại (siêu thị) đã đạt được vị trí vững chắc trong vòng 4 năm qua và hiện là kênh phát triển nhanh
nhất ở Việt Nam, với các siêu thị và trung tâm thương mại (TTTM) chiếm 14% mạng lưới phân phối ở đô thị toàn
quốc. Trong khi các TTTM vẫn còn bị giới hạn về số quầy hàng, các siêu thị đang chi phối thương mại hiện đại.
Nhu cầu mua sắm
80% các hộ gia đình ở thành thị đã mua sắm ở các trung tâm thuộc kênh thương mại hiện đại trong vòng 12 tháng
qua, tuy nhiên chỉ 10% sẽ chọn siêu thị là nơi mua sắm chính. Khách hàng chủ yếu là tầng lớp trung lưu và các bà
nội trợ khá giả.
Trong gần 90% hộ gia đình Việt Nam, phụ nữ là người mua đồ tạp hóa và cũng là người quản lý ngân sách gia đình.
17% thu nhập gia đình được dành mua tạp hóa và các vật phẩm cho vệ sinh cá nhân. Trung bình, mỗi hộ gia đình
tốn 550USD/năm để mua các sản phẩm đóng gói, nhưng chỉ dùng có 80USD để mua sắm tại các TTTM hiện đại.
Một bà nội trợ trung bình sẽ mua 8 mặt hàng cho mỗi lần mua sắm,
với giá trung bình là 90.000 đồng.
Một hộ gia đình bình thường sẽ mua sắm ở 4 kênh khác nhau. Sự lựa
chọn loại hình bán lẻ sẽ phụ thuộc vào việc họ muốn mua những gì.
Khi mua các mặt hàng tạp hóa và các sản phẩm sữa, thì chợ hoặc
cửa hiệu ven đường được ưa thích hơn. Khi mua các mặt hàng tạp
hóa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân hoặc các sản phẩm cho gia
đình, họ chọn kênh siêu thị.
Thuận và không thuận
Ngành bán lẻ, đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh đang trải qua nhiều thay đổi
có lợi cho người tiêu dùng. Các siêu thị và TTTM không chỉ phát triển về số lượng, mà còn hiện đại hóa các dịch vụ
và sản phẩm, từ những chiếc kệ được thiết kế đẹp hơn đến những sản phẩm khuyến mãi và những vật phẩm quảng
cáo, để đẩy mạnh doanh số và tính cạnh tranh. Được đầu tư mạnh cùng với sự đa dạng chủng loại hàng hóa và
khuyến mại quy mô lớn, siêu thị đã thành đối thủ cạnh tranh lớn với cửa hàng bán lẻ.
Nhưng vẫn còn đến 40% người thuộc tầng lớp thu nhập thấp chưa từng đi mua sắm ở các siêu thị, bởi vì họ đối mặt
với vài vấn đề: khoảng cách địa lý, giá cả cao hơn và ít thức ăn tươi có sẵn. Mua sắm ở siêu thị vẫn được xem là
một hình thức giải trí. Nó có khuynh hướng trở thành một hoạt động cuối tuần khi bà nội trợ đi cùng với các thành
viên khác trong gia đình.
Thời giờ
Việt Nam được xếp hạng hấp dẫn thứ 3 trên thế giới về bán lẻ đại trà, sau Ấn Độ và Nga và trên cả Trung Quốc
(theo Euromoney, A.T. Kearney). Lý do là nhờ vào sự bão hòa thị trường thấp và áp lực thời gian cao. Việt Nam
đang cảm nhận mạnh xu hướng tuyên truyền tiêu dùng, và chi phí cho các mặt hàng tiêu dùng đang tăng tới
20%/năm.
Việt Nam đã cam kết mở cửa hầu hết các dịch vụ bao gồm cả những lĩnh vực trước đây không tiếp nhận đầu tư
nước ngoài: bảo hiểm phi nhân thọ, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, quảng cáo và phân phối hàng hóa. Với
cam kết này, từ tháng 01/2007, các nhà đầu tư nước ngoài có thể thiết lập những công ty liên doanh về phân phối,
trong đó họ có thể sở hữu 49% số vốn. Kể từ năm 2009, Việt Nam sẽ mở cửa cho các nhà bán lẻ 100% vốn đầu tư
nước ngoài.
Mặc cho khả năng tài chính vững mạnh, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ không mở rộng chuỗi cửa hàng của
mình nhanh chóng, đặc biệt do tìm nơi thích hợp gần các thành phố lớn. Ngày nay, kênh siêu thị vẫn chưa "có sẵn"
cho tất cả mọi người. Cho đến lúc này, Bộ Thương mại vẫn chưa đưa ra kế hoạch chi tiết về việc phát triển kênh
truyền thống và kênh siêu thị trên toàn quốc.
Trong khi đó, Bộ này đang đẩy mạnh một dự án về phát triển thương mại, tập trung vào phát triển mạng lưới phân
phối được hỗ trợ từ Chính phủ Phần Lan. Cuộc chiến hứa hẹn nhiều điều hấp dẫn.
Thị trường bán lẻ Việt Nam: Thiếu mặt bằng
kinh doanh
Cập nhật : 16/04/2009 09:05
Năm 2008, doanh số bán lẻ của Việt nam đã đạt con số hơn 45 tỷ USD và trở thành nước có chỉ
số bán lẻ đứng đầu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để có thể duy trì và giữ vững ngôi vị thì ngoài
các yếu tố cơ bản như: thị trường, nguồn nhân lực, hàng hóa, dịch vụ… ngành bán lẻ Việt Nam
cần phải có thêm nhiều mặt bằng kinh doanh ở những vị trí thuận lợi hơn nữa.
Theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, kể từ 1/1/2009, cánh cửa vào thị
trường bán lẻ của Việt Nam đã được mở hoàn toàn. Như vậy đồng nghĩa với việc cùng lúc cả DN
trong nước lẫn các đại gia có tên tuổi trên thế giới cùng đồng loạt nhảy vào khai thác thị trường
bán lẻ đầy tiềm năng tại Việt Nam. Bên cạnh những nhà phân phối lớn trong nước như: Phú
Thái, Sài Gòn Coop Mart, Hapro… thì sự hiện diện của những tên tuổi lớn trên thế giới như:
Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia)… cũng sẽ hứa hẹn tạo ra một
cuộc cạnh tranh gay gắt.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ quản lý, mở rộng thị trường, cải thiện chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm cũng như đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ… thì điều mà tất cả các
DN quan tâm và tỏ ra khá lo lắng đó là vấn đề địa điểm và mặt bằng kinh doanh.
Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam
cho rằng: để đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng, các DN bán lẻ phải thông qua hệ thống
riêng của mình, vì vậy vấn đề mặt bằng, địa điểm bao giờ cũng rất quan trọng và là ưu tiên số
một của các nhà bán lẻ.
Hiện các DN Việt Nam đang rất khó khăn trong việc đi tìm vị trí kinh doanh. Thực tế là vừa
qua, dù 4 đại gia bán lẻ lớn trong nước là: Sai Gon Coop, Phú Thái, HapPro và Satra đã bắt tay
thành lập Cty cổ phần VDA với tham vọng sẽ chiếm lĩnh 60% thị phần trong nước và góp phần
điều tiết giá cả, nhưng khó khăn lớn nhất mà họ đang gặp phải vẫn là việc tìm kiếm, xin được vị
trí thuận tiện để kinh doanh tại các tỉnh, thành trên toàn quốc.
Theo một công bố mới nhất vào cuối năm 2008 của CB Richacrt Eliss Việt Nam (CBRE) - một
trong những Cty tư vấn và quản lý Bất động sản có tiếng cho thấy: tại Hà Nội, nguồn cung diện
tích sàn cho các nhà bán lẻ trong và ngoài nước thuê hiện có khoảng 100.000 m2, thấp hơn nhiều
so với nhu cầu. Mức giá thuê tại khu vực trung tâm thường dao động khoảng từ 65 - 150
USD/m2/tháng, tại các vị trí xa hơn khoảng 25 - 60 USD/m2/tháng. Nếu so sánh với giá thuê mặt
bằng bán lẻ đắc địa tại một số thành phố lớn của châu Á thì mức giá thuê trung bình tại Hà Nội
cao hơn tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Manila (Philippines) và Jakarta (Indonesia).
Tuy giá cả không “dễ thở” chút nào, nhưng ở cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
thì mặt bằng cho thuê đều không còn nữa, hoặc nếu có thì cũng không đáp ứng đủ diện tích và vị
trí mà các DN bán lẻ cần.
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh – Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính)
cho biết: Một trong những e ngại của các nhà bán lẻ nước ngoài khi “đổ bộ” vào Việt nam là mặt
bằng kinh doanh. Thông thường hệ thống bán lẻ muốn phát triển phải có vị trí kinh doanh thuận
tiện là mặt đường.
Để giải quyết sự thiếu hụt này, ngoài sự vận động của chính các nhà bán lẻ bằng cách tự đầu tư
xây dựng, thì một trong những kênh quan trọng chính là các nhà đầu tư kinh doanh mặt bằng. Họ
đã và đang cố gắng nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, sao cho sớm đưa các dự án xây dựng đi vào hoạt
động. Dự kiến trong 2 năm, từ nay đến năm 2010, mỗi năm Hà Nội sẽ có thêm hơn 41.000 m2
mặt bằng cho thuê đi vào hoạt động. Riêng Vincom Galleries của Cty CP Vincom khi đi vào
hoạt động tháng 8/2009 cũng sẽ cung cấp thêm tới hơn 14.000m2 mặt bằng tại khu vực trung
tâm, đưa tổng diện tích Trung tâm thương mại Vincom lên tới trên 35.000m2.
Tại TP Hồ Chí Minh, hàng loạt các dự án Trung tâm thương mại, siêu thị đang được khẩn trương
hoàn thiện. Giờ đây các nhà đầu tư không chỉ nhắm đến những vị trí trung tâm mà họ còn mở
rộng đầu tư ra các vùng xa, các khu đô thị mới, những nơi dân cư đông đúc.
Bằng những biện pháp này, hy vọng trong một vài năm tới, vấn đề mặt bằng không còn là nỗi lo
của các nhà bán lẻ và Việt Nam vẫn giữ vững ngôi vị quán quân trên thị trường bán lẻ thế giới.
Site được cập nhật vào: 03-11-2009
Kinh tế Việt Nam: Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn nhất thế giới
[02/07/2008]
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 06 tháng đầu năm 2008 đạt 447,3
nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2007.
Ngành bán lẻ Việt Nam được xem là thị trường hấp dẫn nhất thế giới. Việt Nam xếp
số 1 thế giới trong bảng chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu GRDI (Global Retail
Developent Index) năm 2008 của Công ty tư vấn A.T. Kearney.
Năm 2007 Việt Nam chỉ đứng thứ 4 thế giới sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Năm
2008 Việt Nam đã vươn lên vị trí số 1. Đây là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư
quan tâm đến thị trường đầy tiềm năng này.
10 nước dẫn đầu về GRDI (nguồn:A.T. Kearney)
Tên nước Xếp hạng
2008
Xếp hạng
2007
Thay đổi thứ
hạng
Việt Nam 1 4 +3
Ấn Độ 2 1 -1
Nga 3 2 -1
Trung Quốc 4 3 -1
Ai Cập 5 14 +9
Morocco 6 15 +9
Ả Rập 7 10 +3
Chi Lê 8 6 -2
Brazil 9 20 +11
Thổ Nhĩ Kỳ 10 13 +3
Theo Tổng cục Thống kê tấc độ tăng trưởng GDP 06 tháng đầu năm đạt 6,5%. Tuy
nhiên, ngành bán lẻ vẫn đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Theo A.T. Kearney người tiêu dùng Việt Nam trẻ nhất Châu Á, với 79 triệu dân có
độ tuổi dưới 65, mức độ chi tiêu tăng hơn 75% trong khoảng 7 năm từ 2000 đến
2007. Đất nước có tốc độ đô thị hoá rất nhanh, mỗi năm có hơn 1 triệu dân nhập cư
vào 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là những yếu
tố tạo nên một thị trường đầy tiềm năng.
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ 06 tháng đầu năm 2008
Nghìn tỷ đồng Tấc độ tăng so với
cùng kỳ năm 2007 (%)
Tồng số 447,3 30,0
Nhà nước 50,9 3,1
Tập thể 4,6 34,6
Tư nhân 130,3 36,1
Cá thể 250,6 33,7
KV có vốn đầu tư NN 10,9 33,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Thị trường bán lẻ phát triển, đòi hỏi về cơ sở hạ tầng cho thị trường này cũng phải
đẩy lên cao. Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam liên tục tăng cao. Hiện tại giá
thuê trung bình đạt khoảng 70-80 USD/m2/tháng ở tầng 1 các trung tâm thương mại.
Nơi cao nhất lên đến 200 USD/m2/tháng.
Giá thuê mặt bằng tại các tuyến phố kinh doanh ở trung tâm Hà Nội hiện nay cũng
khá cao khoảng 30-50 USD/m2/tháng. Chẳng hạn, tại phố Bà Triệu mặt bằng 230m2
mặt tiền 6,5m với giá thuê là 34,5 USD/m2/tháng..
Giá thuê sẽ còn tiếp tục tăng, khi mà ngày càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng vào
Việt Nam, đặc biệt là năm 2009 khi các doanh nghiệp nước ngoài được thành
lập100% vốn.
Hệ thống bán lẻ của Việt Nam hiện được nhiều chuyên gia nhận định là còn manh mún,
phát triển tự phát, quy mô không đồng đều nên sức cạnh tranh còn yếu, nhất là khi các
Tập đoàn bán lẻ nước ngoài có khả năng “đổ bộ” vào Việt Nam sau ngày 1/1/2009.
hơn lúc này, các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam cần sự khích lệ từ phía Nhà nước, ủng hộ
của người tiêu dùng (NTD). Và, điều quan trọng hơn là họ cần có thêm kinh nghiệm để có thể
đứng vững bằng “đôi chân” của mình khi vào sâu WTO.Hiện nay, ngoài một số nhà phân phối
nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam như Big C (Pháp), Metro Cash & Carry (Đức), Lotte Mart
(Hàn Quốc), Parkson (Mailaixia)…thì liệu doanh nghiệp nước ngoài có “ồ ạt” Việt Nam sau khi
mở cửa thị trường bán lẻ? chúng ta nên cân nhắc nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn khó
khăn chung. Đúng là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ bị sức ép nếu phải “đối đầu” với các
tập đoàn bán lẻ nước ngoài nhưng chưa thực sự căng thẳng vì “đặt chân” vào thị trường Việt
Nam thực sự không dễ. Một trong những e ngại của các nhà bán lẻ nước ngoài khi “đổ bộ” vào
Việt Nam là mặt bằng kinh doanh. Thông thường hệ thống bán lẻ muốn phát triển phải có vị trí
kinh doanh thuận tiện là mặt đường đồng nghĩa với việc phải có tiềm lực tài chính rất mạnh, đó
là chưa kể các nhà bán lẻ nước ngoài muốn thiết lập các chuỗi siêu thị tại Việt Nam. Vấn đề
này thật không đơn giản vì phân bổ đất đai cho hạ tầng thương mại của Việt Nam còn chật hẹp,
giá thuê lại quá cao.sang năm tới, lạm phát sẽ không phải là nguyên nhân cơ bản cản trở sức
mua của NTD nhưng cái chính là vấn đề người dân đặt niềm tin về nền kinh tế. Bên cạnh đó,
hệ thống bán lẻ phân phối nếu chưa được cải thiện sẽ rất khó tăng sức mua, nhất là thu nhập
của NTD còn thấp so với chuẩn của các nhà bán lẻ nước ngoài.
Các nhà bán lẻ nước ngoài có rất nhiều ưu thế như tiềm lực tài chính, tính chuyên nghiệp cao,
họ thừa sức có thể cung cấp hàng hóa từ khắp nơi với mức giá hấp dẫn do không phải qua
khâu trung gian. Điều quan trọng hơn cả là họ rất có ý thức quan tâm tới NTD. Tại nước ngoài,
chất lượng hàng hóa, mức giá đồng đều nhau nếu khách hàng mua cùng một chuỗi bán lẻ trên
khắp nơi. Ngoài ra, tính chuyên nghiệp còn được thể hiện ở chỗ “sau bán hàng”, đó là: Nếu
khách mua muốn đổi hoặc không đồng ý đều có thể đổi và trả lại tại bất kỳ chuỗi cửa hàng, siêu
thị của họ. Đây chính là trách nhiệm sau bán hàng. Khâu này Việt Nam còn yếu.
Phong cách bán lẻ của Việt Nam cần học người Trung Quốc. Thông thường các phục vụ bán
hàng của người Việt Nam chỉ làm tốt trong 5 năm đầu, sau là con số không. Bản thân tôi đi mua
hàng tại một số doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nhận thấy, nếu biết khách chỉ xem chứ không
mua là thái độ bán hàng khác ngay.
Bí quyết thành công bán lẻ tại nước ngoài còn thể hiện ở chỗ Bán lẻ là trung tâm của khâu sản
xuất và phân phối. Trong khi Việt Nam, sản xuất lại chi phối bán lẻ. Do vậy nếu Việt Nam hình
thành Tập đoàn bán lẻ chuyên nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề này, lúc đó sẽ thực hiện
nguyên tắc: bán cái người ta cần chứ không phải bán cái mà mình có.
Mấu chốt hiện nay là làm sao để phát triển thị trường bán lẻ, làm sao để có người mua. Để làm
được điều này các doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng giảm giá, giá là yếu tố cạnh tranh “cổ
điển” nhưng có sức mạnh “kinh điển”, giảm chi phí sản xuất. Nếu cứ giữ mức giá bán chung
như hiện nay doanh nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh, đơn cử Việt Nam là đất nông nghiệp
nhưng giá thực phẩm của mình vẫn đắt so với Úc…
Đối với cơ quan Nhà nước, việc điều tiết thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và giá trị gia tăng
có ý nghĩa quan trọng. Nếu doanh nghiệp được giảm thuế TNDN thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội
lấy tiền tái đầu tư, thay đổi công nghệ từ đó có thể mới giảm được chi phí sản xuất. Thuế giá trị
gia tăng nằm trong giá bán sản phẩm, nếu giảm nó sẽ trực tiếp tác động tới giá của sản phẩm
trong hệ thống bán lẻ.
Vũ khí chống lại đại gia bán lẻ nước ngoài
Thứ bảy, 06 Tháng 6 2009 03:27
Các đại gia phân phối nước ngoài sở hữu rất nhiều thế mạnh mà nhờ
vào đó, có thể hạ gục các đối thủ bản địa một cách nhanh chóng như thương hiệu, vốn lớn,
trình độ quản lý, công nghệ hiện đại... Nhưng xét cho cùng, vũ khí tối thượng của họ là giá rẻ,
kết quả của các đơn hàng cực lớn. Liệu có cách nào chống lại “vũ khí tối thượng này”?
Câu trả lời là có, và đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới mẻ với
các nhà bán lẻ tại Việt Nam. Đó là liên kết lại để lập ra các liên minh mua hàng, tạo thế cân bằng
với các đại gia vừa nổi tiếng, vừa lắm tiền, nhiều của đến từ bên ngoài.
Như tên gọi đã chỉ ra, liên minh mua hàng là tập hợp của một nhóm người mua, liên kết lại với
nhau để cùng mua hàng từ các nhà sản xuất. Bằng cách này, họ có thể tạo ra các đơn hàng lớn, từ
đó tăng cường sức mạnh của bên mua và thu được các điều kiện mua hàng thuận lợi hơn.
Liên minh mua hàng là gì?
Liên minh mua hàng khá phổ biến ở các nước phát triển nhưng chưa xuất hiện nhiều ở nước ta.
Các nhà bán lẻ Việt Nam tuy đã nhận thức được nhu cầu liên kết để cạnh tranh với nước ngoài
nhưng mới chỉ dừng ở mức gắn kết để “hỗ trợ nhau về vốn” hoặc “xây dựng thương hiệu”, chưa
tiến xa tới mức lập ra các liên minh mua hàng, ít nhất là trên phương diện chính thức.
Một trong những nguyên nhân có lẽ là do mức độ cạnh tranh trong
ngành phân phối ở ta chưa cao. Với hàng triệu cửa hàng đang tồn tại, cạnh tranh trên thị trường
bán lẻ là có, nhưng chưa thể nói là “khốc liệt”. Tại các nước phát triển, tình hình có khác. Cạnh
tranh đã lớn tới mức buộc các doanh nghiệp nhỏ phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí, trong đó
có việc tìm đến với nhau để lập ra các liên minh mua hàng. Nguyên nhân nữa là do các doanh
nghiệp Việt Nam chưa có thói quen cũng như văn hóa liên kết để tạo ra sức mạnh chung. Đây là
chuyện phổ biến trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành chứ không riêng trong ngành bán lẻ. Bên cạnh
các lý do khách quan như giữ bí mật kinh doanh hoặc chưa sẵn sàng hợp tác với kẻ đang “cạnh
tranh” với mình, còn một lý do khá phổ biến là việc “nhập hàng” của nhiều siêu thị và cửa hàng
lớn được coi là “đặc lợi” của một số cá nhân. Những người này sẽ rất miễn cưỡng khi phải tham
gia liên minh mua hàng với các nhà bán lẻ khác, dù việc liên minh là có lợi cho toàn doanh
nghiệp.
Có rất nhiều hình thức liên minh mua hàng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:
- Thỏa thuận hợp tác giữa những người mua nhỏ: đây là hình thức phổ biến nhất, tất cả các thành
viên đều bình đẳng trong liên minh, không thành viên nào có quyền khống chế;
- Liên minh mua hàng do một thành viên sáng lập và quản lý: thành viên sáng lập này có thể là
một nhà bán lẻ tầm cỡ hơn các thành viên còn lại, chịu trách nhiệm điều hành và thay mặt liên
minh thực hiện việc mua hàng;
- Liên minh mua hàng do bên thứ ba quản lý: hình thức này giống với hình thức trên nhưng việc
điều hành và quản lý được ủy thác cho một bên thứ ba, không phải là thành viên của liên minh;
- Liên doanh mua hàng: cũng là liên minh mua hàng nhưng tồn tại như một pháp nhân độc lập, do
một số nhà bán lẻ cùng góp vốn lập ra.
- Liên minh mua hàng theo từng hợp đồng cụ thể: các nhà bán lẻ có thể lập liên minh để đàm
phán một hợp đồng lớn, kéo dài trong nhiều năm, phạm vi hoạt động của liên minh chỉ liên quan
tới việc đàm phán và thực thi hợp đồng này;
- Liên minh mua hàng mở rộng (symbol group): đây là hình thức liên minh không chỉ trong khâu
mua hàng mà còn cả trong khâu bán hàng, các thành viên tham gia liên minh phải đáp ứng một số
yêu cầu thống nhất về phương pháp bán hàng, chào hàng v..v.
Các liên minh mua hàng nói ở trên có thể mang tính “mở” (tiêu chí gia nhập liên minh là khá thấp
khiến nhiều người có thể tham gia) hoặc mang tính “đóng” (tiêu chí gia nhập khá chặt chẽ, ví dụ
như phải đạt đến một mức nhất định về doanh thu mới có thể tham gia liên minh).
Ý nghĩa tích cực của liên minh
Liên minh mua hàng tại Pháp
Tại Pháp, liên minh mua hàng do một thành viên sáng lập và quản lý là hình thức liên minh ra đời
đầu tiên. Các nhà phân phối nhỏ lẻ sau đó đã dần dần gia nhập các liên minh này. Ví dụ điển hình
là Liên minh mua hàng thực phẩm Promode với thành viên sáng lập, điều hành là Cap. Liên minh
này hiện bao gồm rất nhiều thành viên.
Vai trò “nâng cao sức cạnh tranh” của liên minh mua hàng được thể hiện qua nhiều mặt. Trước
hết, liên minh có thể là đầu mối cung cấp thông tin cho các thành viên, ví dụ như thông tin về giá
cả của các nhà cung cấp. Thứ hai, liên minh có thể tập hợp đơn hàng của các thành viên thành
một đơn hàng lớn, đáp ứng yêu cầu về số lượng của nhà cung cấp để được hưởng chiết khấu. Đây
là vai trò “thụ động” bởi số lượng để được hưởng chiết khấu và mức chiết khấu là do nhà cung
cấp định đoạt, liên minh chỉ “tổng hợp lực lượng” để đáp ứng các yêu cầu đó mà thôi. Thứ ba,
liên minh có thể yêu cầu nhà cung cấp đàm phán về các điều kiện mua hàng. Bằng cách này, liên
minh “chủ động” thể hiện vai trò mang lại lợi ích cho các thành viên.
Liên minh mua hàng góp phần làm giảm chi phí giao dịch của xã hội. Nếu nhà cung cấp phải liên
hệ và đàm phán với nhiều nhà bán lẻ, chi phí bỏ ra sẽ lớn hơn nhiều so với việc đàm phán và ký
hợp đồng với một liên minh. Điều này đặc biệt đúng khi loại hàng hóa liên quan đòi hỏi quá trình
đàm phán, giao kết hợp đồng phức tạp. Một khi giảm được chi phí, nhà cung cấp sẽ có động lực
để chia xẻ khoản “tiết kiệm” này cho liên minh và từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh qua giá
cho các thành viên của liên minh. Ở chiều ngược lại, việc tiết kiệm chi phí giao dịch cũng đúng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổng quan về thị trường bán lẻ ở Việt Nam.pdf