Đề tài Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán (TTCK) trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm.

Đến 2004, Chính phủ đã quyết định chuyển Ủy Ban chứng khoán vào Bộ tài chính theo Nghị định 66/2004/NĐ-CP.

UBCKNN thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Về nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức, lãnh đạo của Ủy Ban có thể tham khảo tại NĐ 66/2004/NĐ-CP.

 

docx21 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường khiến họ dễ mua được cổ phiếu với giá hời. 2.2.1. Ngân hàng thương mại. Trong những năm gần đây, khi mà TTCK ngày càng phát triển với số lượng hàng hóa đa dạng và phong phú thì khoản mục đầu tư CK là một trong những vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Đối với các NHTM, tỷ lệ chứng khoán nợ chiếm phần lớn như tín phiếu NHNN, TPCP, công trái, .......Đầu tư vào các giấy tờ này có độ rủi ro thấp và trong trường hợp cần thiết các loại giấy tờ có giá này có thể được đem đi cầm cố, thế chấp, chiết khấu, đem giao dịch trên thị trường mở để rút tiền về đảm bảo thanh khoản cho NH. Chính vì vậy, NHTM đầu tư vào các chứng khoán nợ với mục đích thanh khoản nhiều hơn là lợi nhuận. Trong năm 2009, 2 ngân hàng có số vốn đầu tư vào chứng khoán nhiều nhất là Vietinbank (CTG) và Vietcombank (VCB) với số vốn lần lượt là 39.279 tỷ đồng và 33.066 tỷ đồng còn NHTMCP Sài Gòn Hà Nội khiêm tốn nhất với 4.892 tỷ đồng. Khi xem xét báo cáo tài chính của các NHTM, không ít các nhà đầu tư có những tiên đoán sai lầm về những khoản lỗ lớn từ các khoản mục đầu tư chứng khoán hàng ngàn tỷ đồng của các NHTM, ảnh hưởng đến giá và thanh khoản của nhiều cổ phiếu ngân hàng, có ngân hàng cổ phiếu đóng băng không giao dịch. Trong khi đó, phần lớn chứng khoản đầu tư của NHTM như đã nói ở trên là chứng khoán nợ nhằm mục đích thanh khoản, các CK này không có rủi ro về giá và không bị ảnh hưởng bới thị trường cổ phiếu. 2.2.2. Công ty tài chính. Công ty tài chính có thể mua vào hoặc bán ra các chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của CTCK Việt Nam trong nâng cao lợi nhuận. Hoạt động đầu tư này của CTCK đã được nêu rõ trong quy chế hoạt động của CTCK số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/6/2004. Lợi nhuận của một số CTCK năm 2007 và năm 2008 Công ty Năm 2007 Năm 2008 CTCK Kim Long (KLS) 126 -347,4 CTCK Rồng Việt (VDSC) 43 -100 CTCK Bảo Việt (BVSC) 215 -452,86 CTCK Hải Phòng (HPC) 20 -119,8 CTCK Sài Gòn (SSI) 864 +252,5 Nguồn: UBCKNN Tài sản chủ yếu của các công ty chứng khoán là chứng khoán đầu tư (ngắn hạn và dài hạn). Giá trị danh mục đầu tư đi xuống cùng với thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến việc thua lỗ của các công ty chứng khoán trong năm 2008. Năm 2009, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của TTCK và mức độ thanh khoản tăng nhanh, cùng với việc các cty chứng khoán thực hiện nhiều DV hỗ trợ, kết quả kinh doanh của nhiều cty chứng khoán đã cải thiện. Tỷ lệ chứng khoán đầu tư/tổng vốn đầu tư tại các công ty chứng khoán lớn đều mức lớn. Tại SSI khoảng 80%, BVSC khoảng 40%, HPC (55%), KLS (53%), ACBS (76%), Thăng Long (26%)… Bảng dưới đây đề cập đến kết quả kinh doanh của một số công ty chứng khoán đã niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX. Cơ cấu vốn ở các công ty chứng khoán năm 2009. (Đơn vị: Tỷ đồng) Nguồn: Tổng hợp từ HOSE và HNX Cơ cấu vốn ở các công ty chứng khoán. Mã CK Tiền và TĐ tiền Đầu tư TCNH Tổng TSLĐ ĐTTC dài hạn Tổng tài sản Vay ngắn hạn Vay dài hạn Vốn góp Vón CSH Tiền/ Nợ ngắn hạn TSLĐ/ Nợ NH Vốn vay/ Tài Vốn vay/ Vốn Sở hữu nước ngoài ÂGR 473 166 6.075 4.364 10.533 7.156 2.000 1.200 1.376 0.84 0.85 0.87 6.65 0.67% BVS 476 757 1.318 0 1.777 524 0 722 1.253 2.51 2.52 0.29 0.42 6.77% CTS 498 299 1.072 2 1.120 N/A N/A 790 852 2.23 2.17 0.17 0.31 0.14% HCM 827 300 2.024 21 2.090 N/A N/A 395 1.548 3.48 3.75 - - 44.60% HPC 71 108 328 88 464 59 0 310 396 5.32 4.84 0.13 0.15 1.68% KLS 1.348 301 2.029 290 2.342 N/A N/A 1.000 1.508 2.44 2.44 - - 2.96% SHS 271 183 790 32 834 185 0 411 446 2.03 2.04 0.22 0.41 3.08% SSI 2.650 1.372 4.738 2.132 7.077 N/A N/A 1.533 4.849 2.58 2.54 0.03 0.05 44.78% VIX 121 198 348 88 453 N/A N/A 302 336 2.98 2.96 - - 0.00% WSS 39 245 290 141 440 N/A N/A 366 400 7.33 7.32 - - 6.03% Ngành 677 293 1901 716 2.713 N/A N/A 703 1.296 3.17 3.14 0.17 0.80 11.03% Nhìn vào bảng cơ cấu vốn có thể thấy, hầu hết các công ty chứng khoán đều tập trung vào đầu tư ngắn hạn, liên quan đến các hoạt động tự doanh. Nhìn chung, các công ty chứng khoán đều có các khoản đầu tư dài hạn ít hơn so với nguồn vốn dài hạn (vốn vay dài hạn và vốn chủ sở hữu), điều này cho thấy các công ty sử dụng vốn khá an toàn. Ngoại trừ trường hợp AGR sử dụng cả vốn ngắn hạn cho hoạt động đầu tư dài hạn. Nếu chất lượng và tính thanh khoản của các khoản đầu tư dài hạn không tốt, khi gặp các biến động thị trường, AGR có thể phải chịu rủi ro lớn. 2.2. Nhà đầu tư nước ngoài. * Giai đoạn 1997-2002: Do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997-1998 nên làn sóng đầu tư vào châu Á (gồm cả trực tiếp và gián tiếp) đều giảm, Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó. Trong 1998-2002, không những không có một quỹ đầu tư mới nào được thành lập mà quỹ đầu tư trước đó lại đua nhau rút vốn, trong số 7 quỹ hoạt động tại Việt Nam thì có đến 5 quỹ rút hoạt động khỏi Việt Nam, một quỹ thu hẹp quy mô đến 90%, riêng chỉ còn quỹ Enterprise Investment Fung là còn hoạt động tại Việt Nam. * Giai đoạn 2003 tới nay: Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới thực sự được xem là hồi phục và ngày càng tăng lên cùng với sự cải thiện môi trường đầu tư, sự ra đời của các Sở GDCK, cổ phần hóa doanh nghiệp, nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các DNNN trong các DN cổ phần hóa từ 30% lên 49% ,..... Dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam tăng dần qua các năm và đột biến trong năm 2006-2007 do chính sách cổ phần hóa DNNN, chủ trương hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam,.... cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam. Theo thống kê của ANZ, tổng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam từ 2001-2006 đạt 12 tỷ đồng và 2007 đạt 5.7 tỷ đồng. Cùng với đó, lĩnh vực hoạt động của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng có sự thay đổi. Nếu như các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việ Nam trong thời gian đầu chủ yếu là các quỹ mạo hiểm sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam với khung pháp lý chưa hoàn thiện, khu vực KT tư nhân chưa phát triển, cơ hội đầu tư ít thì những quỹ sau này được thành lập do các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy tiềm năng lớn của TTCK Việt Nam cùng với chính sách cổ phần hóa DNNN. Tuy nhiên, sang tới 2008 và 2009, trước những khó khăn của kinh tế Việt Nam, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có dấu hiệu chậm lại và thậm chí đảo chiều trong nửa đầu 2008. Tuy nhiên, sang 2009, quy mô vốn ĐT gián tiếp nước ngoài rút khỏi TTCK đã giảm và có xu hướng quay trở lại từ quý II/2009. Tính đến hết 2009, đã có 12439 2009 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 1149 tài khoản là của tổ chức đầu tư nước ngoài (quỹ đầu tư + tổ chức khác). Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1.5% số nhà đầu tư tham gia TTCK, tuy nhiên khối lượng giao dịch chiếm tới 20-25%. 3. Cơ quan quản lý. 3.1. Ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC). Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán (TTCK) trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm. Đến 2004, Chính phủ đã quyết định chuyển Ủy Ban chứng khoán vào Bộ tài chính theo Nghị định 66/2004/NĐ-CP. UBCKNN thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. Về nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức, lãnh đạo của Ủy Ban có thể tham khảo tại NĐ 66/2004/NĐ-CP. * Có nên tách ủy ban CKNN ra khỏi Bộ tài chính? Bộ tài chính là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính (ngân sách, thuế, lệ phí và phí, dự trữ nhà nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính NN, đầu tư tài chính, tài chính DN, HTX, kinh tế tập thể), hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập, giá, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ tài chính; Bộ thực hiện đại diện phần vốn chủ sở hữu của nhà nước tại các doanh nghiệp. Theo đó, Bộ vừa là tổ chức phát hành trên thị trường, vừa là tổ chức kinh doanh, vừa là CQ quản lý nhà nước đối với thị trường. Khi "vừa đá bóng, vừa thổi còi" thì tất yếu mâu thuẫn lợi ích sẽ phát sinh: việc quy định giá tối thiểu cao hơn nhiều giá trị thực của cổ phiếu trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được hiểu là Bộ đã lạm dụng thị trường để bán quá đắt cổ phiếu DNNN cổ phần hóa, gây tổn hại tới quyền lợi nhà đầu tư. Hơn nữa, Bộ vẫn áp thuế đối vơi thu nhập từ cổ tức của cổ đông, trong khi đó, cổ tức là 1 phần của lợi nhuận sau thuế, nếu như vậy thì nhà đầu tư (cổ đông) bị đánh thuế 2 lần. Sau hơn 10 năm hoạt động, UB CKNN đã có đủ điều kiện vật lực, nhân lực để có thể hoạt động độc lập, vì vậy, việc tách ra là một điều cần thiết. 3.2. Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) VASB được thành lập ngày 11/6/2003, tính đến đầu năm 2011 có 67 thành viên chính thức là các CTCK, công ty quản lý quỹ và 3 hội viên liên kết là các tổ chức tín dụng. Hiện VASB đã thực hiện hợp tác với 4 hiệp hội chứng khoán tại Đài Loan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Úc. Hiệp hội có vai trò là cầu nối giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với các cơ quan quản lý nhà nước và công chúng đầu tư, tham gia tích cực và đóng góp ý kiến vào việc ban hành các cơ chế, chính sách của các cơ quản lý nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển. Từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình hoạt động của TTCK liên tục giảm sút nghiêm trọng (ngày 28/05/2010 HOSE đạt 512.99 điểm, HNX 166,71 điểm; sau 01 năm: HOSE còn 387.44 điểm, HNX 69.23 điểm, Hiệp hội đã trình lên Chính phủ các kiến nghị sau: 1. Chính phủ cần sớm có giải pháp cứu thị trường chứng khoán Việt nam trong thời kỳ khó khăn này. Trước mắt: • Xin tạm thời ngừng việc đánh thuế thu nhập cá nhân từ cho các nhà đầu tư chứng khoán, coi đây là một ngành huy động vốn phục vụ trực tiếp cho sản xuất-kinh doanh, hỗ trợ đắc lực cho chủ trương kiềm chế lạm phát và thắt chặt tín dụng. • Là một ngành hết sức nhạy cảm, nếu đổ bể là một hệ lụy dây chuyền, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Vì vậy, cần có sự chỉ đạo từ Ban Tư tưởng văn hóa, Bộ Thông tin tuyên truyền …. Trong việc đăng tải và đưa tin cần hết sức cẩn trọng, đảm bảo an ninh tài chính Quốc gia. 2. Chính phủ cần có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài chính, ủy ban Chứng khoán Nhà nước sớm đưa ra các giải pháp cứu thị trường, trong đó: • Để xử lý nhanh đối phó kịp thời với thị trường, đề nghị phân cấp cho ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn những văn bản mang tính nghiệp vụ như mua bán chứng khoán trong ngày, mở tài khoản của các nhà đầu tư, quy định trần cho vay… • Trước tình hình thị trường như hiện nay đề nghị 02 Sở giao dịch Hà nội và TP. Hồ Chí Minh giảm 50% tất cả các loại phí mà các Sở đang thu của các công ty chứng khoán thành viên, nhằm giảm bớt khó khăn trong thời gian này. • Bỏ việc thu phí lưu ký chứng khoán đối với các nhà đầu tư vừa mới được ban hành. 3. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cơ quan quản lý tạo sự đồng thuận và hỗ trợ cho ngành chứng khoán phát triển, chính sách của từng ngành không nên mang tính cục bộ mà phải đảm bảo tính tổng thể chung của nền kinh tế, đối với thanh tra giám sát là cần thiết; Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay khi phát hiện vi phạm cần có sự chỉ đạo và tập trung tháo gỡ từ Trung Ương. Nhìn chung, VASB hiện vẫn chưa phát huy được vai trò tích cực đối với các thành viên, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, "huynh đệ tương tàn" đang xảy ra không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà trong cả LV cung cấp dịch vụ tài chính tại VN. Luật hiện tại không có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Hiệp hội KDCK nên cần có những quy định về vấn đề này. 3.3. Sở giao dịch. SGDCK là thị trường giao dịch CK được thực hiện tại 1 địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch hoặc thông qua hệ thống máy tính. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Theo Quyết định 559/QĐ/TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trung Tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, được chuyển đổi là Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM). Ngày 7/1/2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Công ty TNHH Một thành viên cho Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE). HOSE có sự tự chủ cao hơn rất nhiều so với mô hình Trung tâm trực thuộc UB Trung tâm Giao dịch CK TPHCM (HOSTC) chuyển đổi thành Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (Hochiminh Stock Exchange – HOSE) theo mô hình cty TNHH 1 thành viên Sở giao dịch Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 là đơn vị sự nghiệp có thu, với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ngày 24/6, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) chính thức chuyển thành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), được gắn liền với sự kiện khai trương thị trường giao dịch chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) sau nhiều năm chuẩn bị. Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu có hai Sở tại hai đầu Nam – Bắc. 4. Tổ chức cung ứng dịch vụ. 4.1. Công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Doanh nghiệp, chính phủ luôn có nhu cầu đánh giá một cách khách quan về tình hình hoạt động, triển vọng phát triển tương lai, vị thế tín dụng để đưa ra các quyết định đầu tư, mua bán và sáp nhập, tài trợ tín dụng hay hợp tác, cung ứng hàng hóa. Do đó, xếp hạng tín nhiệm là một nhu cầu câp thiết. Xếp hạng tín nhiệm là việc phân loại, sắp xếp một đối tượng trên cơ sở đo lường rủi ro tín dụng. * Chức năng chính: là phân tích, xếp hạng tín nhiệm các tổ chức tín dụng, các DN; đồng thời, đánh giá và xếp hạng cổ phiếu, trái phiếu DN. * Hoạt động: - Công ty cung cấp thông tin cho các đối tượng. Cụ thể, đối với các tổ chức tín dụng, Cty hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng, giám sát và đánh giá khách hàng, kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả hơn; đối với với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán, Cty giúp cho các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo, so sánh đối chiếu kỹ càng trước khi ra quyết định đầu tư cuối cùng, giảm bớt rất nhiều rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán; giúp cho các Công ty chứng khoán lựa chọn một danh mục đầu tư tốt nhất đối với các công ty quản lý quỹ, các công ty chứng khoán trong việc quản lý danh mục đầu tư và các dịch vụ tư vấn đầu tư; bênh cạnh đó, tạo điều kiện huy động vốn trên thị trường chứng khoán thực hiện được dễ dàng, thuận lợi hơn. - Công ty giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được đối tượng quản lý của mình, có cơ sở để đưa ra những giải pháp thích hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. - Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đây là một kênh thông tin quan trọng để tìm hiểu về đối tác và môi trường kinh doanh tại Việt Nam để có được những kế hoạch kinh doanh hiệu quả, ít rủi ro. - Công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng hình ảnh và mức tín nhiệm của mình trong sản xuất, kinh doanh, đánh giá được năng lực hoạt động của doanh nghiệp cũng như giúp các doanh nghiệp hiểu rõ đối tác của mình, từ đó có những quyết định hợp tác, giao dịch an toàn, hiệu quả. * Thực trạng ở việt nam Tại Việt Nam, vai trò của hoạt động đánh giá và xếp hạng về doanh nghiệp được khẳng định rất rõ, trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, thông tin về các doanh nghiệp đang thiếu một cách trầm trọng. Khi chưa có đầy đủ thông tin, thì chưa thể có được sự “minh bạch, lành mạnh” đáng mong muốn.  Trong bối cảnh đó, Hồ sơ 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500 Profiles) phiên bản 2009, do Báo VietNamNet, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (VNR) và Viện Nghiên cứu đổi mới truyền thông Hoa Kỳ (IIM) đồng phát hành, là một cố gắng đáng ghi nhận nhằm nâng cao chất lượng của nguồn thông tin và những đánh giá xếp hạng bước đầu các doanh nghiệp lớn Việt Nam. VNR500 Profiles phiên bản 2009 còn được bổ sung các thông tin hỗ trợ hoạt động marketing cho doanh nghiệp như cập nhật địa chỉ và các vị trí lãnh đạo, nhân sự chủ chốt trong doanh nghiệp được giới thiệu và xếp hạng. Ngoài ra, VNR500 Profiles với song ngữ Việt-Anh sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh sự hiện diện trên thị trường quốc tế, cả về xuất khẩu và đầu tư quốc tế. VNR500 Profiles được quảng bá rộng rãi ở nước ngoài, thông qua hệ thống của Viện Nghiên cứu đổi mới truyền thông Hoa Kỳ, sẽ giúp doanh nghiệp  định vị vị thế của mình trong tầm quan sát của các đối tác đầu tư và kinh doanh quốc tế, mang đến nhiều cơ hội hợp tác làm ăn cho các doanh nghiệp Việt Nam có chiến lược vươn ra sân chơi toàn cầu. Để xếp hạng tín nhiệm thì có các: Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam. Ví dụ: Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2010, Báo cáo năm 2011 sẽ đi sâu phân tích, đánh giá, xếp hạng tín nhiệm những lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế Việt Nam dựa trên những phương pháp đã được giới thiệu trong Báo cáo năm 2010, đúng theo lộ trình mà Ban Biên soạn đã dự liệu từ 2 năm trước. Báo cáo này được đánh giá là tài liệu nghiên cứu hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Báo cáo năm 2011 xoay quanh 5 chủ đề chính: -      Tổng quan những nét nổi bật tình hình kinh tế trong năm; khái quát tình hình thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ - ngân hàng năm 2010 và một số chỉ tiêu phản ánh tính dễ tổn thương của khu vực tài chính ở Việt Nam. -     Phân tích chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam năm 2010 - 2011. Phần này đã định vị được nền kinh tế Việt Nam đang ở đâu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới; đồng thời chỉ rõ năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam có điểm gì tiến bộ hơn so với năm trước. -     Phân tích, đánh giá năng lực và vị thế của một số ngành định hướng xuất khẩu ở cấp độ doanh nghiệp. -     Phân tích năng lực tài chính và chỉ số tiến bộ công nghệ của 100 doanh nghiệp lớn và ngân hàng Việt Nam. Ở phần này, Báo cáo đi sâu vào phân tích, đánh giá năng lực tài chính, kết quả kinh doanh cũng như các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh và chỉ số tiến bộ công nghệ của 100 doanh nghiệp lớnvà ngân hàng. -   Xếp hạng tín nhiệm 596 doanh nghiệp đang niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam. 4.2. Công ty chứng khoán. Môi giới Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty. Trong trường hợp khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty chứng khoán có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng và phải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức lưu ký. Tiền hoa hồng môi giới thường được tính phần trăm trên tổng giá trị của một giao dịch. Tùy theo quy định cua mỗi nước, cách thức hoạt động của từng Sở giao dịch chứng khoán mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau như sau: Môi giới dịch vụ (Full Service Broker) Là loại môi giới có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ như mua bán chứng khoán, giữ hộ cổ phiếu, thu cổ tức, cho khách hàng vay tiền, cho vay cổ phiếu để bán trước, mua sau và nhất là có thể cung cấp tài liệu, cho ý kiến cố vấn trong việc đầu tư. Môi giới chiết khấu ( Discount Broker) Là loại môi giới chỉ cung cấp một số dịch vụ như mua bán hộ chứng khoán. Đối với môi giới loại này thì khoản phí và hoa hồng nhẹ hơn môi giới toàn dịch vụ vì không có tư vấn, nghiên cứ thị trường. Môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành Đây là những nhân viên của một công ty chứng khoán thành viên của một Sở giao dịch, làm việc hưởng lương của một công ty chứng khoán và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán hay cho khách hàng của công ty trên sàn giao dịch. 4.1.4. Môi giới độc lập Môi giới độc lập (Independent Broker) chính là các môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng hay thù lao theo dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại Sở giao dịch (sàn giao dịch) giống như các công ty chứng khoán thành viên. Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của Sở giao dịch. 4.1.5. Nhà môi giới chuyên môn Các sở giao dịch chứng khoán thường quy định mỗi loại chứng khoán chỉ được phép giao dịch tại một điểm nhất định gọi là quầy giao dịch (Post), các quầy này được bố trí liên tiếp quanh sàn giao dịch (floor). Trong quầy giao dịch có một số nhà môi giới được gọi là nhà môi giới chuyên môn hay chuyên gia. Các chuyên gia này chỉ giao dịch một số loại chứng khoán nhất định. Nhà môi giới chuyên môn thực hiện 2 chức năng chủ yếu là thực hiện các lệnh giao dịch và lệnh thị trường. Thị phần môi giới chứng khóan của các công ty đầu năm 2011 Sở GDCK Hà Nội thông báo về thị phần Môi giới chứng khoán của các CTCK thành viên quý I/2011 như sau: 1.   Mười (10) CTCK Môi giới CP lớn nhất trên HNX trong Qúy I/2011: STT Tên CTCK Thị phần MGCP (%) 1 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long 8,908% 2 Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect 6,270% 3 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 5,590% 4 Công ty Cổ phần Chứng khoán Hòa Bình 4,799% 5 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT 3,777% 6 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 3,622% 7 Công ty TNHH Chứng khoán ACB 3,590% 8 Công ty TNHH Chứng khoán NH Đông Á 2,882% 9 Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam 2,540% 10 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sacombank 2,365% 2.     Mười (10) CTCK Môi giới TP lớn nhất trên HNX trong Quý I/2011: STT Tên CTCK Thị phần MGTP (%) 1 Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt 42,322% 2 Công ty TNHH Chứng khoán NH Ngoại Thương 19,313% 3 Công ty Cổ phần Chứng khoán NH Đầu tư và Phát triển VN 13,516% 4 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 5,780 5 Công ty Cổ phần Chứng khoán NH Nông Nghiệp & PTNT VN 4,854% 6 Công ty TNHH Chứng khoán ACB 3,669% 7 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sacombank 2,946% 8 Công ty TNHH Chứng khoán NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 1,835% 9 Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu Khí 1,750% 10 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT 1,594% Thị phần môi giới chứng khoán đầu năm 2011 có những thay đổi: 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất chiếm 51,59% thị phần tại sàn HOSE và 44,34% thị phần tại HNX trong quý 1/2011. Theo công bố của Sở  Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), trong quý 1, SSI giữ vị trí số 1 với 11,74% thị phần môi giới. Đây là một mức khá cao so với mức 11,61% mà SSI đạt được trong quý 4/2010 và cao hơn hẳn mức 9,37% mà TLS đã đạt được khi ở vị trí số 1 trong quý I/2010. Với 8,58% thị phần, TLS  xuống thứ 2. HSC thứ 3 với 6,38% thị phần, giảm mạnh so với mức 8,71% thị phần mà HSC đạt được trong quý IV/2010. Vị trí thứ 4, thứ 5 và thứ 6 không có sự biến đổi so với quý trước khi Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS), Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) và Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) lần lượt nắm 4,98%, 4,8% và  3,51% thị phần. Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vươn lên vị trí thứ 7 khi tăng thị phần lên 3,02% thay vì mức 2,5% trong quý 4/2010. Công ty Chứng khoán VPBank (VPBS) đạt 2,97% thị phần, xếp thứ 8, Công ty Chứng khoán Hòa Bình, chiếm 2,87% thị phần, vị trí thứ 9, và cuối cùng là Công ty Chứng khoán VnDirect (VNS) với 2,74% thị phần. Mất vị trí số 1 tại sàn HOSE, nhưng Chứng khoán Thăng Long vẫn giữ được vị trí số 1 về thị phần môi giới tại sàn HNX với 8,908% thị phần. Kết quả này giảm đáng kể so với mức thị phần 9,715% của quý 4/2010 và mức 11,94% của quý 1/2010. VNS đã vượt qua nhiều đối thủ để chiếm vị trí số 2 với 6,27% thị phần. HSC xuống vị trí thứ 3. Bám ngay sau HSC là Chứng khoán Hòa Bình với 4,799% thị phần. FPTS và SSI giữ vị trí thứ 5 và 6 với thị phần lần lượt là 3,777% và 3,622%. ACBS giữ vị trí thứ 7 với 3,59%, Chứng khoán Đông Á chiếm 2,882% thị phần. Không có mặt trong top 10 ở  sàn HOSE, nhưng Chứng khoán Quốc tế vẫn giữ được vị trí thứ 9 tại HNX với 2,54% thị phần. SBS đứng cuối bảng xếp hạng với 2,365% thị phần. Quản lý danh mục đầu tư - Theo Luật chứng khoán Việt Nam có hiệu lực từ 01/01/2007, chỉ có công ty quản lý quỹ mới được phép quản lý danh mục đầu tư. Như vậy, sau khi luật này có hiệu lực thì các công ty chứng khoán phải rút lại nghiệp vụ này. Tư vấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan