Đề tài Tổng quan về vườn quốc gia Việt Nam và các chính sách bảo tồn động thực vật quý hiếm

Thực vật rừng quý hiếm là những loài có giá trị đặc biệt về khoa học, kinh tế và môi trường, có số lượng, trữ lượng ít hoặc đang có nguy cơ bị diệt chủng. Dựa theo tính chất và mức độ quý, hiếm của thực vật rừng, Nghị định số 18/HĐBT đã sắp xếp chúng thành 2 nhóm trong Danh mục thực vật rừng quý, hiếm, cụ thể là: Nhóm I: gồm những loài thực vật (IA) đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít hoặc đang có nguy cơ diệt chủng. Nhóm II: gồm những loài thực vật có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt và có nguy cơ diệt chủng. Trong Danh mục thực vật rừng quý, hiếm năm 1992, ở nhóm IA có 13 loài và nhóm IIA có 19 loài, đến năm 2002 trong Danh mục thực vật rừng quý, hiếm ở nhóm IA có 16 loài và nhóm IIA có 26 loài.

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3894 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về vườn quốc gia Việt Nam và các chính sách bảo tồn động thực vật quý hiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến phù hợp. Một số tuyến chính: Khám phá bí ẩn thiên nhiên ; Tìm hiểu các giá trị khảo cổ Tìm hiểu văn hoá; Tuyến tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá và lịch sử Xem động vật hoang dã vào buổi tối Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, vườn quốc gia có thể tổ chức tour xem động vật hoang dã ở trong rừng vào buổi tối. Thực hiện tuyến này du khách sẽ có cơ hội được nhìn thấy một số loài động vật hoang dã ở như: Sóc đen, sóc bay, hoẵng, culi và một số loài thú ăn thịt nhỏ. Xem chim Vườn quốc gia là một trong những điểm đa dạng nhất về chim ở Việt Nam. Với rất nhiều loài đã phát hiện và thống kê được, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Gõ kiến đầu đỏ, gà lôi trắng, niệc nâu, đuôi cụt bụng vằn…, đặc biệt có nhiều là loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương. Vì vậy vườn quốc gia đã trở thành một địa điểm không thể bỏ qua đối với các nhà khoa học và các nhà xem chim. Đạp xe trong rừng Một trong những hình thức khám phá bí ẩn của thiên nhiên đó là đạp xe đạp xuyên qua rừng. Đạp xe trong rừng sẽ mang lại cho du khách không chỉ những cảm giác yên tĩnh, cảm nhận thực sự về thiên nhiên mà còn giúp cho du khách có được những cơ hội để khám phá những loài chim, động vật bí ẩn ở ). Quan sát các loài bò sát, lưỡng cư và côn trùng Ngoài ra, Vườn quốc gia cũng là điểm rất đa dạng về bò sát, lưỡng cư và côn trùng, nhiều loài là đặc hữu của Việt Nam. Một số loài dễ bắt gặp và có hình dạng kỳ lạ như: Rắn lục, ếch xanh hay các loài bọ que… Thăm các điểm đa dạng sinh học Hiện tại đã thống kê được 43 điểm đa dạng sinh học, đây là kết quả từ sự hợp tác nghiên cứu giữa vườn quốc gia Cúc Phương và nhóm hợp tác nghiên cứu đa dạng sinh học quốc tế (ICBG). Thăm các điểm đa dạng sinh học này du khách sẽ có nhiều cơ hội để học tập và tìm hiểu các loài thực vật nhiệt đới. II. Thực trạng vườn quốc gia ở Việt Nam 1. Tình trạng xâm hại nguồn tài nguyên vườn quốc gia diễn ra ngày càng phức tạp. Các hoạt động xâm hại cây rừng dọc dãy Nam Trường Sơn Bắc thường gặp gây hậu quả suy thoái đa dạng sinh học được tổng kết qua nhiều tài liệu lưu trữ ở các chi cục kiểm lâm sở tại và tài liệu công bố bởi các nhà khoa học là khai thác gỗ, củi, đốt than, chưng cất tinh dầu Re hương, khai thác lá nón, song mây, mật ong... Trong các hoạt động đó, nhiều loài cây gỗ có giá trị cao hoặc quý hiếm, nguy cấpvẫn thường xuyên bị khai thác trái phép như kiền (Hopea siamensis), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Pơ mu (Fokienia hodginsii)... Theo số liệu điều tra ở nhiều tỉnh từ Nghẹ An đến Quảng Nam, mặc dù số lượng vụ vi phạm và khối lượng gỗ bị khai thác trái phép có nơi giảm rõ rệt trong những năm vừa hiệu tăng dần. Các vụ vi phạm gây tiếng vang dư luận cả nước trong vài năm vừa qua tập trung vào các loài nguy cấp, quý, hiếm. Điển hình là các vụ khai thác, vận chuyển trái phép huê mộc (Dalbergia tonkinensis) từ Quảng Bình vào đến Quảng Nam. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay đang có hiện trạng một số người dân bản xứ ngày đêm săn lùng khai thác một số loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm ở Trường Sơn để bán cho tư thương như củ bình vôi (Stephania spp.) thuộc nhóm IA trong Nghị đinh 32/2006/NĐ-CP, lan kim tuyến (Anoetochilus spp.), lan hài (Padiopedilum spp.) thuộc … nhưng các cơ quan, ban ngành hữu trách ở các địa phương xảy ra hiện tượng chưa ngăn chặn kịp thời hoặc chưa có phương án xử lý thích hợp. Đôi khi mẫu vật của các loài này được trưng bày bán ở các chợ hay vỉa hè đường phố năm này qua tháng nọ, nhưng vãn không bị xử lý, theo dõi, tìm giải pháp khắc phục. Lấy ví dụ, củ bình vôi được bày bán ở chợ Đông Hà, vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, thành phố Huế… lan kim tuyến được tư thương đến tận vùng cao huyện Quế Sơn, Đại Lộc… tỉnh Quảng Nam để mua từ những nông dân sống ven rừng… Ngay cả việc môt số người dân tộc thiểu số khai thác, vận chuyển, bày bán đủ chủng loại lan rừng trên vỉa hè đường phố ở thành phố Huế, Đông Hà, Đồng Hới… suốt mấy năm nay, ai bảo đảm rằng trong đó không có loài thạch hộc (Dendrobium nobile), là một loài nguy cấp, quý hiếm được ghi ở nhóm IIA trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP? Chính sự vi phạm âm ỷ thiếu kiểm soát này còn nguy hại gấp bội sự khai thác ồ ạt gỗ huê xảy ran trong vài năm vừa qua, vì ồ ạt, gây tiếng vang khiến nhiều ban ngành vào cuộc, rồi ngăn chặn kịp thời, ngược lại sự xâm hại âm ỷ ít người biết đến nên cũng ít cơ quan hữu trách quan tâm và cũng chẳng có chiến dịch nào truy bắt, ngăn chặn. Chúng ta không thể làm ngơ, vì "nước chảy ào ào không hao bằng lỗ mội". Đó là chưa kể đến việc để có đủ số lượng lan rừng đem bán kiếm lợi nhuận, người khai thác lan không ngần ngại chặt cả cây gỗ lớn có lan đeo bám. Vệc làm này vô hình chung xâm hại tiếp đến nhiều đối tượng cây gỗ rừng, mà không loại trừ cả cây gỗ quý, hiếm có tên trong Sách Đỏ hay trong Nghị định 32 về quản lý động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Chính phủ.. 2.Thực trạng bảo tồn những loài cây rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhìn chung, trong vòng mười năm trở lại đây đã có nhiều dự án triển khai nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và nguồn thực vật rừng quý hiếm nói riêng, từ những dự án nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức của người dân sống ở vùng đệm các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên trong khu vực, cho đến các dự án đầu tư tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân sống gần rừng nhằm giảm áp lực xâm hại rừng. Tuy nhiên, cho đến nay, trong khu vực chưa có một dự án nào được triển khai nhằm bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ghi trong Nghị định 48/2002/NĐ-CP từ năm 2002 đến năm 2006 và Nghị định 32/2006/NĐ-CP từ 2006 đến nay một cách hệ thống. Có chăng chỉ mới khởi đầu điều tra, nghiên cứu cách nhân giống một cách nhỏ lẻ như ở Vườn Quốc gia Bạch Mã đối với cây re hương. Điều 4, chương II, Nghị định 32/2006/NĐ-CP đã ghi rằng "Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đánh giá tình trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại địa phương; tổng hợp trên địa bàn cùng với việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng quy định tại Điều 32 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", thế nhưng trong thực tế, chưa thấy Ủy ban nhân dân các cấp ở các địa phương trong khu vực triển khai tinh thần đó, có chăng chỉ mới dừng lại ở mức kiểm kê rừng, đánh giá rất chung nguồn tài nguyên hiện hữu và đề ra phương hướng hành động quản lý, bảo tồn tổng hợp. Chính vì thế khi xảy ra những vụ vi phạm trên diện rộng, khai thác vận chuyển trái phép các loài nguy cấp, quý hiếm thì các địa phương rất lúng túng trong xử lý vụ việc. Điển hình là các vụ khai thác, vận chuyển trái phép loài cây gỗ huê (sưa, trắc thối) - Dalbergia tonkinensis từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam trong năm 2006 đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác xử lý của các địa phương. Đến lúc vụ việc rộ lên, lực lượng kiểm lâm và công an kinh tế tịch thu tang vật, mới bắt đầu tìm chuyên gia giám định. Có nghĩa là các địa phương đã rất bị động. Sở dĩ như vậy là vì trước đó các địa phương chưa bao giờ kiểm tra, xác định và ghi nhận loài này để định vị trên bản đồ và đề ra phương án bảo tồn. Tương tự, mãi tới nay, theo chỗ chúng tôi biết thì cũng chưa có Ủy ban nhân dân địa phương nào quan tâm chỉ đạo, tổ chức điều tra, xác định và khoanh vùng để bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm có ở dịa phương đựoc ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP như các loài tuế (Cycas spp.) bình vôi (Stephania spp.), các loài lan kim tuyến (Anoectochilus spp.), các loài lan hài (Paphiopedilum spp.), thạch hộc (Dendrobium nobile) là những loài đang bị người dân khai thác, vận chuyển trái phép liên tục. Nói tóm lại, thực trạng bảo tồn những thực vật nguy cấp, quý hiếm được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP hiện nay rất đáng báo động. Với đà này, các loài vừa nói có nguy cơ mất dần số lượng cá thể và cũng có nguy cơ tuyệt chủng trong thời gian ngắn sắp tới. 3.Thực trạng bảo tồn động vật ở vườn quốc gia Việt Nam: Trong thành phần động vật, ở Sách Đỏ Việt Nam 1992, mức độ bị đe dọa cao nhất của các loài chỉ ở thứ hạng Nguy cấp thì năm 2004 đã có tới 6 loài bị coi là tuyệt chủng trên lãnh thổ. Về thú rừng có 3 loài: Tê giác hai sừng, heo vòi, cầy rái cá có thể coi là tuyệt chủng hoàn toàn. Hươu sao chỉ còn tồn tại ở trạng thái nuôi dưỡng và đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Trong số các loài động vật sống dưới nước, loài cá chép gốc và cá sấu hoa cà cũng được coi là tuyệt chủng hoàn toàn trong thiên nhiên. Hiện có 149 loài động vật sống dưới nước được coi là Nguy cấp, tăng hơn rất nhiều so với 71 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 1992. Có 46 loài được coi là Rất nguy cấp, nhiều nhất là ở các nhóm: Thú rừng (12 loài), Chim (11), Bò sát lưỡng cư (9), Côn trùng (4)... Đáng chú ý là một số loài côn trùng có hình dáng, màu sắc đẹp bị săn bắt quá nhiều và đang là đối tượng Rất nguy cấp như: Cặp kìm sừng kiếm, cặp kìm lớn, bọ hung 3 sừng, cánh cam bốn chấm... 'Không nơi nào động vật hoang dã giảm nhanh như ở VN' Những con khỉ quý trở thành "thuốc bổ" như thế này. (WWF) Cứ 2 người dân Hà Nội thì có 1 người đã và đang tiêu thụ các loài động vật hoang dã. Người càng nhiều tiền càng tiêu thụ mạnh, và ăn "đặc sản" đang trở thành mốt, thành biểu tượng cho địa vị của tầng lớp cán bộ công chức và giới doanh nhân. Đây là kết quả ban đầu rút ra từ cuộc khảo sát của tổ chức TRAFFIC trên 2.000 hộ dân ở Hà Nội, vừa được công bố. Khảo sát lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam đã tìm thấy phần lớn người dân Hà Nội không biết đến các quy định cơ bản về việc bảo vệ những loài bị đe doạ và môi trường sống của chúng tại Việt Nam. Mặc dù đa số biết đến khái niệm tuyệt chủng, song họ đều nghĩ rằng những loài động, thực vật quý hiếm đang suy giảm là do bị săn bắn, bị mất nơi cư trú... chứ chẳng liên quan gì đến việc họ "ăn đặc sản" hay dùng chúng làm thuốc bổ, đồ trang sức... Một xu hướng rõ ràng được tìm thấy là người càng nhiều tiền, địa vị càng cao thì sử dụng càng nhiều động vật hoang dã. Nếu như chỉ có chưa đầy 3% những người có mức lương dưới 1 triệu đồng "dám" mạnh tay tiêu dùng các đặc sản cao cấp, thì con số này ở những người có thu nhập từ 1 đến 5 triệu đồng là 64%. Người có trình độ trên đại học chiếm đến 39% trong các cuộc nhậu đặc sản, trong khi nhóm có trình độ từ phổ thông cơ sở trở xuống chỉ là 6%. Đặc biệt, giới công chức và doanh nhân đang ngày càng chiếm ưu thế trong nhóm tiêu thụ này, và xem chúng như là biểu hiện cho "đẳng cấp" khi vào nhà hàng. Bất chấp các lệnh cấm, nhiều người vẫn vô tư săn lùng cao hổ cốt, mật gấu, nhung hươu, sừng tê giác... để chữa bệnh hoặc làm đồ trang trí trong nhà. Các kết quả trên đều chứng tỏ việc tuyên truyền hoặc các quy định pháp lý lâu nay của Việt Nam về vấn đề này hầu như mới chỉ có ý nghĩa trên văn bản, chứ chưa tác động được tới người dân. "Rất nhiều trong số các loài động vật hoang dã được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam lại nằm trong danh sách của Công ước buôn bán quốc tế các loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa (Công ước CITES) mà Việt Nam tham gia từ năm 1994, và được luật pháp Việt Nam bảo vệ", ông Sulma Warne, Điều phối viên của TRAFFIC Đông Nam Á, thông báo. "Việc tiêu thụ các sản phẩm hoang dã đã trở nên nghiêm trọng nhất trong những thập kỷ gần đây khi kinh tế của người dân khá lên, gây phá huỷ hệ sinh thái, ảnh hưởng nặng nề đến các quần thể loài và đến môi trường", ông Warne nhấn mạnh. Cuộc khảo sát trên đây chỉ là một phần của Dự án "Thay đổi hành vi - Giảm tiêu thụ các sản phẩm động thực vật hoang dã tại Hà Nội, Việt Nam", do Đan Mạch tài trợ, thực hiện từ năm 2005 đến 2007. "Tuy đã có chế tài xử lý đối với những người tàng trữ, buôn bán... trái phép động thực vật hoang dã, nhưng Việt Nam chưa có chế tài xử phạt đối với người tiêu dùng các loại 'đặc sản' này", ông Nguyễn Văn Cương, phó cục trưởng Cục kiểm lâm Việt Nam. Song song với cuộc khảo sát,WWF Chương trình Đông Dương cùng TRAFFIC cũng đã phát động một cuộc thi ý tưởng sản xuất phim quảng cáo từ nay đến tháng 5, mà người tham gia là tất cả học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội. Theo đó, mỗi bài thi phải gồm 2 phần, miêu tả và giải thích ý tưởng của một quảng cáo dài 30 giây, nêu bật được khẩu hiệu "Đừng đánh đổi sự sống thiên nhiên để thoả mãn nhu cầu của bạn". Tại các trường Đại học, WWF cũng sẽ tổ chức các câu lạc bộ, diễn đàn để cảnh báo về tình trạng tiêu thụ trái phép động vật hoang dã. "Không nơi nào mà các quần thể hoang dã lại bị suy giảm với tốc độ đáng báo động như ở Việt Nam, tất cả đều do buôn bán và tiêu thụ trái phép", ngài Eric Coull, Trưởng đại diện của WWF Greater Mekong phát biểu. Và để Việt Nam đừng trở thành "khoảng trắng" về các sinh vật quý hiếm, cần có sự góp tay của mỗi người, mà trước hết là ngừng ăn thịt các loài động vật hoang dã trái phép. III-Các chính sách và giải pháp về việc bảo tồn thực vật ở vườn quốc gia: 1. Khái quát về chính sách a. Quy định chung: Thực vật rừng quý hiếm là những loài có giá trị đặc biệt về khoa học, kinh tế và môi trường, có số lượng, trữ lượng ít hoặc đang có nguy cơ bị diệt chủng. Dựa theo tính chất và mức độ quý, hiếm của thực vật rừng, Nghị định số 18/HĐBT đã sắp xếp chúng thành 2 nhóm trong Danh mục thực vật rừng quý, hiếm, cụ thể là: Nhóm I: gồm những loài thực vật (IA) đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít hoặc đang có nguy cơ diệt chủng. Nhóm II: gồm những loài thực vật có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt và có nguy cơ diệt chủng. Trong Danh mục thực vật rừng quý, hiếm năm 1992, ở nhóm IA có 13 loài và nhóm IIA có 19 loài, đến năm 2002 trong Danh mục thực vật rừng quý, hiếm ở nhóm IA có 16 loài và nhóm IIA có 26 loài. b. Về quản lý, bảo vệ thực vật rừng quý, hiếm: Nhà nước quy định, mọi diện tích rừng trong cả nước có thực vật rừng quý, hiếm đều được xác định cụ thể trên bản độ và trên thực địa. Những vùng, những khu rừng tập trung nhiều thực vật rừng quý, hiếm cần được khoanh giữ, tổ chức quản lý và bảo vệ chặt chẽ. Các cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp các cấp phải lập phương án, kế hoạch, tổ chức điều tra theo dõi nắm tình hình diễn biến về số lượng, trữ lượng; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng quý, hiếm kể cả nghiêm cấm việc làm hại môi trường sống của thực vật rừng quý, hiếm. Chính phủ đã có nhiều văn bản, đề ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tàn phá làm suy thoái tài nguyên. Trong Chỉ thị số 287/TTg, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định: Nghiêm trị bọn lâm tặc và xử lý nghiêm minh những tổ chức và cá nhân vi phạm, kể cả người cho phép khai thác không đúng thẩm quyền, sai pháp luật; nếu nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý trách nhiệm hành chính và bắt bồi thường thiệt hại về rừng do họ gây ra. Trong Chỉ thị số 283/TTg ngày 14/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách để quản lý gỗ quý, hiếm đã chỉ rõ: UBND tỉnh, thành phố có rừng phải ra lệnh đình chỉ ngay việc khai thác gỗ Pơ Mu và các loại gỗ quý, hiếm khác (quy định tại Nghị định số 18/HĐBT) kể cả các trường hợp gọi là khai thác tận dụng, khai thác tỉa. Phải tiến hành kiểm tra truy quét, bắt giữ và giải tán ngay tất cả các tụ điểm chuyên chặt phá, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ trái phép gỗ quý, hiếm, các vụ vi phạm nhất thiết phải bị xử lý hành chính hoặc đưa truy tố trước pháp luật và giao cho Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) chỉ đạo các địa phương quy hoạch, xây dựng cụ thể phạm vi, diện tích rừng gỗ quý, hiếm tập trung, rừng núi đá, để khoanh giữ, quản lý, bảo vệ, nuôi dưỡng đối với các loại rừng này. c. Khai thác, sử dụng và phát triển thực vật rừng quý, hiếm: Về khai thác và sử dụng: Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi thực vật rừng quý, hiếm. Trong Nghị định số 18/HĐBT quy định: nghiêm cấm việc khai thác, sử dụng thực vật rừng quý, hiếm thuộc nhóm I. Trong trường hợp đặc biệt cần sử dụng cây, sản phẩm của cây và hạt giống phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc yêu cầu về quan hệ và hợp tác quốc tế, phải được Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) cho phép theo đề nghị của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Hạn chế việc khai thác, sử dụng thực vật rừng quý, hiếm thuộc nhóm II. Cây lấy gỗ chỉ được phép khai thác với mức độ hạn chế về chủng loại, số lượng, khu vực và phải được Chính phủ phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy phép. Những loại gỗ này chỉ được sử dụng để xây dựng các công trình đặc biệt của Nhà nước, chế biến hàng mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp phục vụ tiêu dùng trong nước và xuât khẩu. Không được xuất khẩu gỗ tròn và gỗ sơ chế. Đối với cây mọc tự nhiên thuộc nhóm II việc khai thác cũng phải theo kế hoạch hàng năm và phải được cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp tỉnh theo phép. Khi khai thác, phải chấp hành đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật. Đối với tổ chức, hiếm được khai thác, sử dụng, tiêu thụ sản phẩm và được miễn thuế tài nguyên song phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp địa phương (hạt kiểm lâm sở tại) biết để kiểm tra, xác nhận. Trong những năm gần đây thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên, quyết định số 52/2001/QĐ-TTg, ngày 12/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định sản lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2001 – 2005 chỉ cho phép bình quân mỗi năm khai thác 300.000 m3 gỗ rừng tự nhiên, thay vào đó là việc đẩy mạnh trồng rừng và khuyến khích sử dụng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành nhiều văn bản quy định về việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ lâm sản nhằm mục đích bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng. Quyết định số 2/1999/QĐ-BNN-PTLN, ngày 5/1/1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quy chế khai thác gỗ, lâm sản quy định đối tượng rừng được phép khai thác, cường độ khai thác cho từng đối tượng rừng, quy định từ việc thiết kế, tổ chức đến nghiệm thu khai thác và đóng cửa rừng sau khai thác, trong đó quy định những cây bài chặt phải đạt tiêu chuẩn khai thác và không được khai thác các loài cây bị cấm. Quyết định số 47/1999/QĐ-BNN-KL ngày 12/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quy định kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản quy định khi vận chuyển ra tỉnh ngoài thực vật rừng quý, hiếm thuộc nhóm IIA, chủ hàng phải có giấy phép vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm sở tại cấp và gia hạn giấy phép nếu có nhu cầu. Nghị định số 11/2002/NĐ-CP, ngày 22/1/2002 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động, thực vật hoang dã quy định: cấm xuất khẩu vì mục đích thương mại các loài thực vật rừng quý, hiếm được pháp luật Việt Nam nghiêm cấm khai thác, sử dụng. Trong trường hợp cụ thể, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định việc xuất khẩu không vì mục đích thương mại mẫu vật của các loài thực vật rừng quý, hiếm có nguồn gốc trồng cây nhân tạo từ thế hệ F2 tại các cơ sở trồng cây nhân tạo đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Trường hợp mẫu vật của các loài thực vật hoang dã quý, hiếm là đối tượng hạn chế khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không quy định trong các phụ lục của Công ước CITES, khi xuất khẩu, nhập khẩu phải có chứng chỉ xuất khẩu hoặc chứng chỉ nhập khẩu do cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp. Trường hợp mẫu vật của các loài thực vật quý, hiếm. Trường hợp mẫu vật của các loài thực vật quý, hiếm, là đối tượng mà pháp luật Việt Nam cho phép khai thác, sử dụng hoặc hạn chế khai thác, sử dụng nhưng được quy định trong các phụ lục của Công ước CITES, khi xuất khẩu phải tuân theo các quy định của Công ước CITES. Nghị định số 77/CP, ngày 29/11/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định những hành vi vi phạm khai thác, vận chuyển gỗ quý, hiếm bị xử phạt lớn hơn nhiều lần so với loại gỗ thông thường và mức cao nhất lên đến 100 triệu đồng cho mỗi hành vi. Khi hành vi vi phạm gây thiệt hại vượt quá mức độ tối đa thuộc phạm vi xử phạt hành chính sẽ chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự. Về phát triển thực vật rừng quý hiếm: Quyết định số 556/TTg ngày 12/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 327/CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) quy định rõ cơ cấu cây trồng trong rừng phòng hộ đầu nguồn là trồng rừng hỗn giao, nhiều tầng, gồm những loài cây rừng bản địa, những loài cây gỗ quý, chủ yếu lấy giống từ rừng nguyên sinh với mật độ trồng bình quân 1600 cây/ha, trong đó khoảng 40% là các loài cây rừng bản địa. Văn bản này còn quy định, Nhà nước ưu tiên dành một tỷ lệ đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu giống, xây dựng một số khu rừng nguyên sinh thành rừng giống; chỉ đạo việc gieo ươm giống cây bản địa đa dạng, có chất lượng phù hợp với từng tiểu vùng. Trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng còn quy định rõ: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn trồng rừng sản xuất là các loài cây gỗ đặc biệt quý hiếm có chu kỳ trên 3 năm được Nhà nước hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/ha. Quyết định số 8/2001/QĐ-TTg ngày 11/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã quy định biện pháp chủ yếu được áp dụng để phục hồi hệ sinh thái rừng đặc dụng là khoanh nuôi và tái sinh tự nhiên, nếu trồng lại rừng thì nhất thiết phải có cây bản địa. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn ban hành quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung quy định: Tra dặm hạt hoặc trồng bổ sung các loài cây mục đích (cây gỗ, cây đặc sản) ở các khoảng trống lớn trên 1.000 m2 hoặc xen kẽ trong rừng. 2. Tồn tại và những vấn đề đặt ra a. Tồn tại: Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo tồn và phát triển thực vật quý hiếm, song sự hiểu biết về chúng và những chính sách để bảo vệ và phát triển chúng còn nhiều bất cập. - Việt Nam đã tham gia vào 4 trong tổng số 5 Công ước quốc tế liên quan đến quản lý, bảo tồn các loài động thực vật hoang dã, đó là: Công ước về Đa dạng sinh học – Công ước ĐDSH; Công ước về đất ngập nước – Công ước RAMSAR; Công ước về cấm buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp – Công ước CITES; Công ước di sản thế giới – Công ước DSTG. Song sự hiểu biết của cộng đồng về các công ước này còn quá hạn hẹp, nhất là đối với cộng đồng dân cư sống trong rừng hoặc ở gần rừng, để qua đó xác định vai trò của người dân và các cấp chính quyền về thực hiện các công ước mà trong đó có việc bảo vệ, phát triển các loài thực vật quý, hiếm. - Chưa có một cuộc điều tra toàn diện để thấy hết các loài thực vật rừng quý, hiếm ở Việt Nam, kể cả xác định chính xác số lượng, trữ lượng và sự phân bố của các loài đã có trong danh mục thực vật rừng quý, hiếm hiện nay. - Danh sách các loài thực vật rừng quý, hiếm chưa nhiều nhưng sự hiểu biết về chúng còn quá ít, nhất là về đặc tính sinh lý, sinh thái, kỹ thuật gây trồng cũng như tác dụng của nó, do vậy việc nghiên cứu, khảo sát, tổng kết, đánh giá và đưa ra các giải pháp khoa học, kỹ thuật để duy trì và phát triển các loài cây này là điều cần thiết phải được tiến hành. Chưa có chính sách phù hợp để người dân địa phương tham gia vào bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý hiếm. - Nhận thức của chính quyền nhiều địa phương, năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về bảo tồn và phát triển thực vật rừng quý hiếm có nhiều bất cập đòi hỏi cần được tổ chức lại, đào tạo để nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực này. b. Những vấn đề đặt ra - Cần xây dựng chương trình dài hạn về bảo tồn và phát triển các loài thực vật rừng quý, hiếm ở Việt Nam. Xác định rõ số lượng, trữ lượng và sự phân bố của các loài thực vật rừng quý, hiếm làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình dài hạn về bảo tồn và phát triển các loài thực vật này. Đầu tư cho công tác nghiên cứu sinh lý, sinh thái của các loài thực vật rừng quý, hiếm cũng như nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tiên tiến, nhằm xây dựng quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác để duy trì và phát triển các loài cây này. - Xây dựng chính sách bảo tồn và phát triển thực vật rừng quý, hiếm: cần xây dựng chính sách cụ thể về bảo tồn và phát triển thực vật rừng quý, hiếm. Trong đó chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, sử dụng và phát triển các loài thực vật này. Nhà nước đã quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi thực vật rừng quý, hiếm. Những chính sách khuyến khích hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi là những gì và như thế nào thì các văn bản pháp luật dưới nó hoặc hướng dẫn nó để thực hiện trong thực tiễn cuộc sống chưa có hoặc nếu có thì cũng rất ít. - Nâng cao năng lực và tăng cường quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển thực vật rừng quý, hiếm. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng thông qua các biện pháp t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25030.doc
Tài liệu liên quan