Đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

1. Phần thứnhất Báo cáo tổng quan 02

2. Phần thứhai Báo cáo chuyên đề 62

2.1 Chuyên đề1 Những vấn đềlý luận vềthiệt hại trong lĩnh vực bảo vệmôi trường.63

2.2 Chuyên đề2 Những căn cứvà nguyên tắc xác định thiệt hại vềmôi trường.75

2.3 Chuyên đề3 Bước đầu nghiên cứu vềgiám định thiệt hại môi trường.87

2.4 Chuyên đề4 Những vấn đềlý luận vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại vềmôi trường.100

2.5 Chuyên đề5 Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên với trách nhiệm bồi thường thiệt hại từsựcốmôi trường.110

2.6 Chuyên đề6 Mối quan hệgiữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường với trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường.126

2.7 Chuyên đề7 Mối quan hệgiữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường với trách nhiệm hình sựtrong lĩnh vực môi trường.138

2.8 Chuyên đề8 Thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường tại Việt Nam trong thời gian qua. 151

2.9 Chuyên đề9 Kinh nghiệm của nước ngoài vềáp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên. 160

2.10 Chuyên đề10 Bước đầu nghiên cứu vềbảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại vềmôi trường.

183

3. Tài liệu tham

pdf194 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vi nào làm thay đổi chất lượng môi trường cũng sẽ bị coi là nghiêm trọng nếu nó gây nguy hại đến tính mạng và sức khoẻ của con người. Trong việc giám định thiệt hại môi trường, tính mạng và sức khoẻ của con người phải luôn luôn được đề cao và coi trọng. 2. Xem xét và kết hợp hài hoà giá trị kinh tế của thiệt hại với giá trị xã hội, giá trị nhân văn và giá trị môi trường. Xuất phát từ đặc tính của môi trường, thiệt hại môi trường xảy ra có thể xâm hại tới rất nhiều các lợi ích khác nhau như giá trị kinh tế, giá trị xã hội, giá trị nhân văn và giá trị môi trường. Thông thường, những giá trị kinh tế được ưu tiên giải quyết trước và thậm chí có khi còn được xem như căn cứ để giải quyết các vụ việc có liên quan tới môi trường. Mặc dù trong các vụ việc này, giá trị thiệt hại về môi trường có khi lại rất lớn, lâu dài và để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng khác. Ví dụ, khi xảy ra một vụ tràn dầu, các loại thiệt hại môi trường bị xâm hại là các nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng như đất, nước, không khí, nước biển, hệ sinh thái ven biển, các loại nguồn lợi thuỷ sản, tài nguyên sinh vật biển… Vì các nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng nên kéo theo hàng loạt các thiệt hại khác về kinh tế như các chủ thể tiến hành nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển bị ảnh hưởng trực tiếp, sức khoẻ của người dân sống ở ven biển có thể bị ảnh hưởng do môi trường sống bị ô nhiễm… Trong trường hợp này, cần trưng cầu giám định để xác định các thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, đối với đa phần các vụ giám định thiệt hại môi trường, việc bồi thường thiệt hại được ưu tiên giải quyết trước, trong khi đó, các giá trị thiệt hại về môi trường có thể xếp hàng sau, tiến hành sau hoặc thậm chí bị bỏ qua. Do đó, một nguyên tắc đặt ra khi giải quyết các vụ việc có liên quan tới môi trường là cần kết hợp hài hoà các giá trị thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường. 92 3. Trung thực, chính xác và khách quan Tính trung thực, chính xác và khách quan là một yêu cầu quan trọng khi giám định thiệt hại môi trường. Việc giám định đòi hỏi phải được thực hiện bởi một cơ quan hoặc tổ chức hợp pháp, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn cũng như đáp ứng được các yêu cầu khác về mặt kỹ thuật nghiệp vụ. Thực hiện công tác giám định cũng đòi hỏi người giám định và các tổ chức giám định phải công tâm khi giải quyết vấn đề, không thể vì các lý do riêng mà giải quyết vụ việc một cách thiếu khách quan và không trung thực. 4. Tuân thủ pháp luật, tuân theo các quy chuẩn chuyên môn. Trên thực tế, các quy định pháp luật về giám định thiệt hại môi trường là rất thiếu. Tuy nhiên, công tác giám định trong một số lĩnh vực đặc thù lại có những quy định tương đối cụ thể và chi tiết, ví dụ như pháp lệnh về giám định tư pháp… Vì vậy, cá nhân và tổ chức tiến hành giám định thiệt hại môi trường cần tuân theo các quy định pháp luật về công tác giám định nói chung. Mặt khác, lại có những quy chuẩn chuyên môn đã được quy định cụ thể, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường, ví dụ tiêu chuẩn chất lượng môi trường, tiêu chuẩn về chất thải… Các tổ chức cá nhân vừa phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan, vừa phải tuân theo các quy chuẩn chuyên môn đặc thù này. 5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định Không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có chức năng giám định thiệt hại môi trường hoặc có khả năng giám định thiệt hại môi trường. Những tổ chức có khả năng và chức năng giám định thiệt hại môi trường mới được phép tiến hành giám định thiệt hại môi trường. Vì vậy, trong phạm vi công việc của mình, cá nhân tổ chức tiến hành giám định thiệt hại môi trường sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan và trung thực của kết quả giám định. 3. Phân loại các thiệt hại về môi trường cần giám định 93 Thiệt hại về môi trường cần giám định có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Ví dụ, căn cứ vào đối tượng bị gây hại, thiệt hại được chia thành thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của con người, thiệt hại về tài sản, thiệt hại đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái, thiệt hại do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan… Căn cứ vào khoảng thời gian mà hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả cho môi trường, cho tài sản và cho sức khoẻ của con người, thiệt hại được chia thành thiệt hại trước mắt, thiệt hại lâu dài, thiệt hại thực tế, thiệt hại tiềm ẩn… Căn cứ vào mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả xảy ra, thiệt hại được chia thành thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp, thiệt hại thứ sinh, thiệt hại phái sinh… Theo quy định tại điều 130 Luật bảo vệ môi trường 2005, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm: Thứ nhất, thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Bất kỳ một nguồn tài nguyên và thành phần môi trường nào cũng đều có những chức năng và tính hữu ích nhất định như tài nguyên đất, tài nguyên nước, không khí hay tài nguyên rừng… Khi các nguồn tài nguyên này bị tác động bởi một hoặc một số yếu tố tiêu cực thì chức năng, tính hữu ích của nguồn tài nguyên đó sẽ bị suy giảm, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, khi một cơ sở sản xuất kinh doanh xả khí thải ô nhiễm vào môi trường, toàn bộ bầu không khí xung quanh cơ sở đó sẽ bị ô nhiễm. Lúc đó, hàm lượng ôxy trong không khí sẽ bị suy giảm, lượng khói ô nhiễm và bụi lơ lửng tăng lên làm ảnh hưởng tới chức năng duy trì sự sống của không khí sạch. Vì vậy, chức năng và tính hữu ích của môi trường không khí đã bị ảnh hưởng. Những thiệt hại như vậy chiếm phần chủ yếu trong các vụ giám định thiệt hại môi trường. Tuy nhiên, khi chức năng, tính hữu ích của các nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng thì thông thường sẽ làm kéo theo những thiệt hại khác từ việc con người thụ hưởng các giá trị thực tế của các nguồn tài nguyên thiên 94 nhiên. Vì vậy còn có thêm một loại thiệt hại nữa cần được giám định, đó là những thiệt hại tiếp theo từ nguyên nhân do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Thứ hai, thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Như trên vừa phân tích, việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường để lại những hậu quả nghiêm trọng. Sự nghiêm trọng thể hiện ở việc nó làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của rất nhiều người, thậm chí cả một cộng đồng dân cư. Từ việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, các giá trị khác có thể bị ảnh hưởng theo như sức khoẻ, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của con người. Trong trường hợp này, việc giám định cần được thực hiện để xác định các giá trị thiệt hại thực tế, như tỉ lệ phần trăm sức khỏe bị giảm sút ra sao, tính mạng con người bị đe doạ ở mức độ nào, giá trị tài sản thực tế bị hao tổn là bao nhiêu, các lợi ích hợp pháp bị xâm hại như thế nào… Có thể thấy một thực tế là trong nhiều các vụ án hình sự, vụ việc dân sự hay hành chính, sức khoẻ, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của con người cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các giá trị thiệt hại cụ thể này trong vụ việc môi trường thường khác với các giá trị thiệt hại đó trong các lĩnh vực khác. Nếu trong các vụ án hình sự, các vụ việc dân sự hay hành chính, các thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của con người là đối tượng thiệt hại trực tiếp. Trong khi đó, tại các vụ việc có liên quan tới môi trường, sức khoẻ, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của con người cũng có thể bị ảnh hưởng, thậm chí có nhiều khi là nghiêm trọng, nhưng đó cũng vẫn chỉ là những thiệt hại gián tiếp. Do đó, việc giám định những giá trị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản và các lợi ích 95 hợp pháp khác của con người trong các vụ việc có thể tiến hành giống nhau, trưng cầu các cơ quan tiến hành giám định như nhau, và thậm chí với trình tự thủ tục có thể cũng giống nhau. Với các loại thiệt hại môi trường cần giám định đó, theo quy định tại khoản 2 điều 132 Luật bảo vệ môi trường 2005, căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, các thông tin, số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại. Như vậy, để tiến hành giám định thiệt hại môi trường có thể dựa trên các căn cứ cơ bản sau đây: Hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại: Việc giám định thiệt hại môi trường có thể được tiến hành trên cơ sở của hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại. Thông thường, chủ thể bị hại sẽ lập một bộ hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, trong đó nêu cụ thể về hành vi vi phạm, giá trị thiệt hại thực tế, nguyên nhân gây ra thiệt hại, chủ thể gây thiệt hại và mức độ đòi bồi thường cụ thể là như thế nào… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bộ hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại cũng có thể được lập ra bởi một chủ thể khác được uỷ quyền. Chủ thể này có thể có uy tín, có kinh nghiệm hoặc có thầm quyền. Các thông tin, số liệu, chứng cứ có liên quan: Để đòi bồi thường thiệt hại, người bị hại cần phải đưa ra được các chứng cứ xác thực để chứng minh thiệt hại là có thật, hành vi gây hại là có cơ sở, mối liên hệ nhân quả giữa hành vi gây hại và hậu quả xảy ra, lỗi của người gây thiệt hại… Các thông tin, số liệu, chứng cứ có thể không quá cụ thể và chi tiết về mặt khoa học, có thể không mang tính định tính hay định lượng cụ thể, nhưng ít nhất các số liệu đó phải thuyết phục và có cơ sở thực tiễn. Tất cả các số liệu này cũng cần rõ ràng, lôgic, cụ thể về không gian và thời gian, từ đó nêu ra các yêu cầu, đòi hỏi cũng như kiến nghị hướng giải quyết vụ việc đó. Mặt khác, nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật gây 96 thiệt hại hoặc trường hợp cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường trong quá trình giải quyết vụ việc thì các cơ quan này cũng cần phải đưa ra được các thông tin, số liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc nhằm bước đầu chứng minh việc tiến hành giám định thiệt hại môi trường là có cơ sở. Ngoài hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại và các thông tin, số liệu, chứng cứ như trên còn có rất nhiều các căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại. 4. Các cơ quan, tổ chức tiến hành giám định thiệt hại môi trường Giám định thiệt hại môi trường cần phải được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức hoặc các cơ quan có thầm quyền, có chức năng hoặc có chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về vấn đề liên quan tới việc giám định thiệt hại môi trường. Người trưng cầu giám định thiệt hại môi trường có thể là các cá nhân người gây hại, người bị hại, người có quyền và lợi ích liên quan hoặc có thể là các cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại đó. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường. Người trưng cầu giám định thiệt hại môi trường có thể trưng cầu các chủ thể như: cá nhân, tổ chức có chức năng giám định thiệt hại môi trường hoặc các tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện về chuyên môn, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện giám định. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu vụ việc là quá lớn, hoặc trường hợp khả năng chuyên môn, điều kiện về trang thiết bị, phương tiện giám định của cơ quan, tổ chức giám định thiệt hại môi trường trong nước không đáp ứng được các yêu cầu giám định thiệt hại môi trường thì cần đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc trưng 97 cầu cá nhân, tổ chức giám định thiệt hại môi trường của nước ngoài. Thủ tục này cũng cần phải được thực hiện chặt chẽ theo một trình tự luật định. Đề cập tới các quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của các cơ quan, tổ chức tiến hành giám định thiệt hại môi trường, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định toàn diện về vấn đề. Các quy định này mới chỉ nằm rải rác trong các văn bản dưới luật chuyên ngành có liên quan tới các lĩnh vực khác nhau. Do đó, trên thực tế, việc giám định thiệt hại môi trường đã được thực hiện bởi một số cơ quan, tổ chức sau đây: Thứ nhất, các cơ quan có chức năng liên quan tới giám định thiệt hại môi trường do việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường: - Trung tâm quan trắc và thông tin môi trường thuộc Cục Bảo vệ môi trường và các trung tâm quan trắc, phân tích tài nguyên và môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương. Các trung tâm này đã tiến hành việc giám định các thiệt hại thực tế xảy ra đối với các vụ việc có thiệt hại về môi trường. Đây là các đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch vụ mà không tiến hành việc quản lý nhà nước. - Uỷ ban nhân dân các địa phương cũng có thể xác định một số thiệt hại thực tế đối với các vụ việc có liên quan tới môi trường thông qua một số các cơ quan chức năng trực thuộc. Nếu thiệt hại xảy ra trên địa bàn nào thì uỷ ban nhân dân ở địa phương đó tổ chức việc xác minh, xác định các thiệt hại thực tế của vụ việc. - Các cơ quan trực tiếp tiến hành việc giám định thiệt hại môi trường đối với các thiệt hại là việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của các nguồn tài nguyên cụ thể. Ví dụ: + Nếu thiệt hại tới hệ sinh thái, có thể trưng cầu giám định Viện sinh thái Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học Xã hội. 98 + Nếu thiệt hại là tài nguyên biển, có thể trưng cầu giám định Viện Hải dương học Hải Phòng, Nha Trang… + Nếu thiệt hại là tài nguyên đất, có thể trưng cầu giám định Trung tâm Công nghệ và xử lý Môi trường thuộc Bộ Tư lệnh Hóa học. .. + Ngoài ra, cũng có thể trưng cầu giám định Viện Vật lý điện tử thuộc Trung tâm khoa học và Công nghệ quốc gia các vấn đề về viễn thám, ảnh vệ tinh, phân tích vật lý các mô hình lan truyền… Thứ hai, các cơ quan tiến hành giám định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ do suy giảm chức năng tính hữu ích của môi trường: + Viện Pháp y quốc gia + Trung tâm pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương + Giám định pháp y trong quân đội và ngành công an (như Viện pháp y quân đội, trung tâm pháp y thuộc Viện khoa học Hình sự) + Viện giám định pháp y tâm thần trung ương + Ngoài ra, các thiệt hại về sức khoẻ con người do việc suy giảm chức năng tính hữu ích của môi trường có thể được thực hiện phối hợp giữa các cơ quan khác ở địa phương như y tế, lao động, tài nguyên môi trường… Thứ ba, các cơ quan tổ chức tiến hành giám định các thiệt hại về tài sản, tổn thất về hàng hoá từ việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường: Có một số các tổ chức, cơ quan có chức năng giám định các thiệt hại về tài sản, hàng hoá như Công ty cổ phần giám định hàng hoá Xuất nhập khẩu ASIACONTROL. Giám định thiệt hại về tài sản, hàng hoá là một lĩnh vực tương đối rộng và phục vụ cho rất nhiều các chủ thể khác nhau với các mục đích khác nhau. Muốn giám định hiệt hại về tài sản, hàng hoá từ việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường cũng có thể trưng cầu các cơ quan, tổ chức này để giám định. 99 Về kết quả giám định: Kết thúc quá trình giám định, người giám định, cơ quan, tổ chức giám định cần lập thành văn bản ghi lại toàn bộ quá trình giám định và những vấn đề có liên quan như về chủ thể trưng cầu giám định, chủ thể thực hiện giám định, thời gian giám định, nội dung yêu cầu giám định, phương pháp thực hiện giám định, kết luận cuối cùng. 5. Trách nhệm của các chủ thể có liên quan 5.1 Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan tiến hành giám định Cá nhân, tổ chức, cơ quan tiến hành giám định có thể thực hiện công tác giám định thiệt hại môi trường với những quyền và nghĩa vụ cụ thể. Vấn đề này cũng chưa được quy định trong văn bản phảp luật nào. Những chủ thể này có thể có một số quyền và nghĩa vụ như sau: Về quyền: cá nhân, tổ chức, cơ quan tiến hành giám định có thể yêu cầu các chủ thể có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng giám định. Những chủ thể này có toàn quyền chủ động lựa chọn phương pháp cần thiết và phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định. Họ có thể sử dụng kết quả giám định bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc cho việc giám định của mình. Có thể từ chối giám định trong trường hợp không được cung cấp đầy đủ thông tin, thời gian và tính chính xác của vấn đề có liên quan. Tất nhiên, các chủ thể này cần phải được đảm bảo an toàn khi thực hiện giám định hoặc khi tham gia tố tụng (nếu có). Các cá nhân, tổ chức, cơ quan tiến hành giám định được hưởng chế độ thù lao theo quy định của pháp luật. Nhà nước có thể có các chính sách cụ thể về tài chính đối với các chủ thể này, kể cả khi họ có hưởng lương từ ngân sách hay không. Về nghĩa vụ: Các cá nhân, tổ chức, cơ quan tiến hành giám định cần tuyệt đói tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan đén công tác giám định, cần tuân thủ các nguyên tắc của công tác giám định, thực hiện theo đúng nội 100 dung yêu cầu giám định, thời gian giám định. Các chủ thể này cần tuyệt đối giữ bí mật về kết quả giám định, thông tin cũng như tài liệu giám định. Nếu trong quá trình tiến hành giám định, người giám định thực hiện các hành vi vi phạm đến các quy định về công tác giám định, vi phạm trình tự thủ tục giám định, cố ý đưa ra các kết luận sai sự thật thì phải hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. Người giám định có thể đưa ra những kết luận mang tính chuyên môn. Kết luận này có thể làm thay đổi toàn bộ sự việc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của rất nhiều các chủ thể khác nhau. Nếu kết luận chính xác, lợi ích thu được là không nhỏ. Ngược lại, nếu kết luận không chính xác, khách quan và khoa học, hậu quả có thể là khôn lường. Vì vậy, pháp luật cần có các quy định thật cụ thể và chi tiết về những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện, xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với những người tiến hành công tác giám định thiệt hại môi trường. 5.2 Trách nhiệm của người trưng cầu giám định Người trưng cầu giám định là người có yêu cầu đối với các cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan tiến hành giám định giúp họ kiểm tra bằng phương pháp nghiệp vụ để có kết luận cụ thể về một vụ việc liên quan tới bồi thường thiệt hại. Là người trực tiếp yêu cầu tiến hành hoạt động giám định, người trưng cầu giám định có thể có một số quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau: Về quyền của người trưng cầu giám định: Có quyền trưng cầu tổ chức hoặc cán nhân tiến hành việc giám định, có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân tiến hành giám định trả kết luận giám định đúng nội dung yêu cầu và thời hạn, có quyền yêu cầu chủ thể giám định giải thích cụ thể về kết luận giám định. Về nghĩa vụ của người trưng cầu giám định: Việc trưng cầu phải được ghi thành văn bản, cần cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của chủ thể tiến hành giám định, có thể phải 101 chịu một số chi phí theo quy định của nhà nước về giám định thiệt hại môi trường và một số nghĩa vụ khác. Tóm lại, có thể thấy giám định thiệt hại môi trường là một nội dung không còn mới nhưng còn rất thiếu nếu xem xét dưới góc độ pháp luật. Vì vậy chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị cụ thể sau đây: - Cần ban hành một văn bản pháp luật với các quy định hướng dẫn thi hành cụ thể về giám định thiệt hại môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện công tác này. - Cần thành lập một tổ chức giám định thiệt hại môi trường với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như phân cấp quản lý và thực thi các công việc cụ thể liên quan tới giám định thiệt hại môi trường. - Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ được trang bị các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về giám định thiệt hại môi trường cũng như các kiến thức pháp luật cần thiết để tiến hành công tác giám định. 102 Chuyên đề 4 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG Người thực hiện: Thạc sĩ Nguyễn Văn Phương I. Đặt vấn đề: Do những nguyên nhân khác nhau, các hoạt động của con người gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và từ đó gây thiệt hại cho người khác và cho môi trường. Những người gây thiệt hại phải có nghĩa vụ bù đắp một cách tương xứng những thiệt hại mà họ gây ra. Các nhà khoa học pháp lý đều thống nhất cho rằng, nhiều hành vi gây ra hậu quả cho môi trường vô cùng lớn, vừa có thiệt hại trực tiếp vừa có thiệt hại gián tiếp và có cả thiệt hại lâu dài. Thiệt hại gây ra cho môi trường chủ yếu xẩy ra ngoài quan hệ hợp đồng dân sự, kinh tế. Cho nên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường chủ yếu là trách nhiệm dân sự và là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm này được áp dụng khi có đủ các dấu hiệu cấu thành sau đây: 1) xuất hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường; 2) có thiệt hại thực tế xảy ra; 3) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và 4) người có hành vi vi phạm có năng lực hành vi dân sự. Các vấn đề liên quan đến thiệt hại về môi trường đã được giải quyết trong chuyên đề 1 và chuyên đề 2 nên các vấn đề cần giải quyết về mặt lý luận trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường bao gồm: Những trường hợp làm phát sinh trách mối quan hệ về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra, đối tượng được bồi thường và đối tượng phải bồi thường thiệt hại về môi trường và trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường. II. Những trường hợp làm phát sinh mối quan hệ về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường 103 Lý luận chung về bồi thường thiệt hại cho rằng: khi một người thực hiện hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ tài sản của người khác sẽ làm phát sinh mối quan hệ về bồi thường thiệt hại. Theo đó, người thực hiện hành vi trái pháp luật có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho phía bên kia. Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ bù đắp một cách tương xứng những hậu quả bất lợi mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, thể hiện tinh thần và phản ánh mục đích của pháp luật: tạo lập lại sự bình đẳng và bảo vệ công lý. Theo cách hiểu chung nhất hiện nay thì mối quan hệ về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường phát sinh khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra thiệt hại cho chủ thể khác. Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại làm pháp sinh mối quan hệ về bồi thường thiệt hại. Hành vi trái pháp luật được hiểu là hành vi không tuân theo các qui định của pháp luật môi trường, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, xâm phạm các quyền của công dân được pháp luật bảo vệ như quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản. Hành vi vi phạm pháp luật môi trường được coi là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Căn cứ này sẽ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những người có hành vi gây thiệt hại nhưng lại là hành vi hợp pháp hoặc trong trường hợp họ phòng vệ chính đáng, trong trường hợp tình thế cấp thiết... Trên thực tế, hành vi trái pháp luật môi trường được thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau nhưng tồn tại phổ biến một số dạng sau: 1) Vi phạm các qui định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép về môi trường; 104 2) Vi phạm các qui định về bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như các qui định về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động, thực vật quí hiếm; bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất đai; vi phạm các qui định về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ...; 3) Vi phạm các qui định về xuất, nhập khẩu công nghệ, thiết bị, chất thải, hoá chất độc hại; 4) Vi phạm các qui định trong việc bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm như qui định về phòng tránh sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí; qui định về hoạt động có liên quan đến chất phóng xạ; 5) Vi phạm các qui định về vệ sinh công cộng như qui định về vận chuyển và xử lí chất thải, rác thải; qui định về tiếng ồn, độ rung... Tuy nhiên, những trường hợp làm phát sinh mối quan hệ về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường còn có những trường hợp đặc thù sau đây: +) Khi xem xét những nguyên nhân làm xuất hiện thiệt hại về môi trường, chúng ta thấy còn có những nguyên nhân do hệ thống pháp luật gây ra, hay nói một cách khác là nguyên nhân do quá trình xây dựng pháp luật của Nhà nước gây ra. Nguyên nhân này biểu hiện ở chỗ Nhà nước chưa có những quy định đầy đủ nhằm xác định nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức và cá nhân (ví dụ như chưa ban hành tiêu chuẩn môi trường). Trong trường hợp này, mặc dù tổ chức, cá nhân không thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng có những hoạt động làm ảnh hưởng tới môi trường và từ đó gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Một vấn đề cần giải quyết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTrách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên.pdf
Tài liệu liên quan