- Ngày 26-01-2010, Việt Nam đã đánh dấu sự trở lại thị trường trái phiếu quốc tế với đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm và lợi tức phát hành là 6,95%/năm dưới sự phối hợp của tổ hợp bảo lãnh bao gồm Barclays Capital, Citi, Deutsche Bank.
- Trái phiếu này được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và đáo hạn vào ngày 29/1/2020. Mặc dù định mức tín nhiệm của Việt Nam cao hơn cả Indonesia và Phillippines một bậc, thế nhưng mức lợi tức của trái phiếu chính phủ Việt Nam (6,95%/năm) cao hơn mức lợi tức của Indonesia và Phillippines phát hành trong tháng 1-2010 đến 1%/năm. Cụ thể là Philippines phát hành 1 tỉ USD trái phiếu ngày 7/1/2010 và đã vay được với lãi suất 5,67%, Indonesia phát hành 2 tỉ USD ngày 13/1/2010, lãi suất cũng chỉ 6%. Năm 2009, tổ chức xếp hạng Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ở mức Ba3 như hai năm trước đó. Mức xếp hạng này tương đương với Philippines và thấp hơn 1 bậc so với Indonesia, nhưng thấp hơn 3 bậc so với mức chuẩn của đầu tư trái phiếu. Theo Standard&Poors, Việt Nam được xếp hạng BB, cao hơn mức BB- của Indonesia và Philippines.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3069 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trái phiếu quốc tế, tổng quan, thực trạng và giải pháp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đem lại lợi nhuận cao cho công ty thì sẽ làm gia tăng uy tín và kéo theo việc nâng bậc hệ số tín nhiệm, một chỉ số rất quan trọng mà các nhà đầu tư thường tham khảo khi muốn đầu tư vào một công ty. Một khi công ty được đánh giá cao thì lãi suất vay cho những lần phát hành sau sẽ giảm hơn lần trước.
Không cần thế chấp :
Phát hành trái phiếu không đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm hay thế chấp. Điều đó giúp các công ty chủ động hơn trong việc sử dụng tài sản của mình trong kinh doanh.
Công cụ quản lý nợ quốc gia :
Đối với những nước có thị trường tài chính phát triển, ngân sách nhà nước thặng dư, trái phiếu quốc tế còn đóng vai trò là công cụ để thực hiện chính sách quản lý nợ quốc gia. Thông qua việc phát hành mới trái phiếu ra thị trường quốc tế, chính phủ có thể chủ động điều tiết danh mục tài sản nợ chính phủ để thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ.
Đối với nhà đầu tư :
Về phía các nhà đầu tư, khi mua các trái phiếu quốc tế họ cũng thường tham khảo thêm chỉ số tín nhiệm của tổ chức phát hành do các tổ chức có uy tín lâu năm xếp hạng. Để có thể đưa ra các chỉ số này thì các tổ chức xếp hạng đã phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố quan trọng như tình hình tài chính, doanh số, các dự án… của công ty. Điều đó có nghĩa là các tổ chức xếp hạng đã đảm bảo một phần cho sự an toàn khi đầu tư vào trái phiếu của các tổ chức đó.
Nhược điểm của việc phát hành trái phiếu quốc tế :
Bên cạnh những ưu điểm, thì việc phát hành trái phiếu quốc tế vẫn có những nhược điểm sau đây :
Đối với tổ chức phát hành:
Các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu quốc tế là chi phí tư vấn, minh bạch hóa thông tin và đáp ứng các yêu cầu thủ tục là không nhỏ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn chịu rủi ro ngoại hối do vay vốn bằng ngoại tệ trong khi tiền đồng có xu hướng giảm giá. Nếu không có nguồn thu trong tương lai bằng ngoại tệ hoặc thực hiện các công cụ bảo hiểm, doanh nghiệp có thể sẽ bị thua lỗ do biến động tỉ giá.
Phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản chút nào. Các tổ chức phát hành phải tuân thủ chặt chẽ các thông lệ quốc tế về trình tự, thủ tục phát hành và cách thức thanh toán trái phiếu. Những thủ tục này tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được chuẩn bị chu đáo về cơ sở pháp lý, kinh tế, các kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp như lựa chọn thị trường, loại tiền tệ, hình thức phát hành, lựa chọn người bảo lãnh, đại lý thanh toán, tư vấn pháp lý. Tất cả các nghiệp vụ này đều yêu cầu phải được tiến hành thận trọng bởi những chuyên gia có kinh nghiệm.
Trái phiếu quốc tế thường trung hoặc dài hạn mà những trái phiếu càng dài hạn thì rủi ro tiềm ẩn càng cao. Khi đầu tư vào các trái phiếu này các nhà đầu tư đứng trước nguy cơ đối mặt với các rủi ro về khủng hoảng kinh tế, thay đổi lãi suất, tỷ giá hay khả năng thanh toán của tổ chức phát hành. Điều đó buộc các tổ chức phát hành phải có những cam kết vay chặt chẽ với những điều khoản khắt khe hơn để tạo lòng tin nơi các nhà đầu tư.
Để phát hành trái phiếu quốc tế buộc phải có sự xếp hạng tín nhiệm của một công ty xếp hạng uy tín mà chi phí cho việc mời công ty đó thường không rẻ và việc mời các công ty xếp hạng thường là công ty nước ngoài sẽ cần nhiều thời gian để đưa ra xếp hạng.
Nguy cơ là chính phủ và các công ty trong nước sẽ trở nên phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nước ngoài, để né tránh những quyết định khó khăn hơn nhưng cần thiết để củng cố hệ thống tài chính trong nước. Nếu sử dụng các khoản vay này không hiệu quả thì các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường vốn quốc tế thì rủi ro phải trả một cái giá khá đắt cho những khoản vay không mang lại mấy giá trị. Bên cạnh đó, ngay cả trong giai đoạn thị trường thuận lợi thì nhà nước vẫn phải thận trọng trong việc giữ nợ ở mức kiểm soát được để tránh những cú sốc chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai.
Lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế sẽ được quyết định theo thị trường quốc tế và sẽ phản ánh mức chi phí vốn thực tế so với các nước khác. Với chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế sản phẩm hàng hóa quốc gia cần phải cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lãi suất trái phiếu quốc tế sẽ phản ánh chi phí vốn thực tế của quốc gia trên thị trường và sẽ giúp cho chính phủ cũng như các công ty tính toán đầu tư vào các dự án có hiệu quả, đảm bảo sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường. Đây là một bước đi chiến lược đảm bảo tính hiệu quả và cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Lãi suất có thể cao hơn lãi suất danh nghĩa của các khoản vay ưu đãi, tín dụng xuất nhập khẩu và vay qua ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên theo dự đoán nguồn ODA sẽ giảm trong tương lai tín dụng xuất nhập khẩu thường kèm theo các ràng buộc đẩy phí vay lên cao, trong khi hệ thống ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu quốc tế sẽ đa dạng hóa các nguồn vốn vay, tạo kênh huy động vốn trung dài hạn, nếu được quản lý thận trọng, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh tài chính quốc gia, hình thức huy động mới này sẽ tạo động lực thúc đẩy tiến trình tự do hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Phải xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả ngay tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế: Với hình thức huy động vốn qua thị trường trái phiếu quốc tế, một lượng vốn lớn sẽ được thu về trong một thời gian ngắn, cho nên, cần có kế hoạch cụ thể để giải ngân ngay cho đầu tư, tránh ứ động vốn sẽ làm tăng chi phí, gây nên lãng phí trong đầu tư.
Có kế hoạch cụ thể trong thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu khi đáo hạn: Chính phủ cần phải có kế hoạch cân đối nguồn thu và chuẩn bị nguồn ngoại tệ đủ để thanh toán lãi và vốn gốc khi đáo hạn. Nếu việc thanh toán không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, và đến các đợt phát hành tiếp sau.
Đối với nhà đầu tư :
Trái phiếu quốc tế thường trung hoặc dài hạn mà những trái phiếu càng dài hạn thì rủi ro tiềm ẩn càng cao. Khi đầu tư vào các trái phiếu này các nhà đầu tư đứng trước nguy cơ đối mặt với các rủi ro về khủng hoảng kinh tế, thay đổi lãi suất, tỷ giá hay khả năng thanh toán của tổ chức phát hành.
Từ những phân tich trên ta có thấy rằng phát hành trái phiếu quốc tế có những khó khăn và thuận lợi nhất định, nếu như có phương án phát hành và sử dụng vốn vay hợp lý thì việc làm này sẽ mang lại hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển mạnh hơn; nếu sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả, nó sẽ tác động tiêu cực đến đến nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển kinh tế của quốc gia. Do đó, phát hành trái phiếu quốc tế là việc làm cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng dựa vào các yếu tố khách quan như điều kiện thị trường tại thời điểm phát hành cũng như các điều kiện chủ quan như tính hấp dẫn của trái phiếu, sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư quốc tế….
Chương 3: Thực trạng của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường quốc tế:
Phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ:
Phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005:
Thực trạng phát hành:
Ngày 27-10-2005, Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên chính thức phát hành ra thị trường vốn quốc tế trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm tại New York. Theo dự định ban đầu, Việt Nam sẽ phát hành ở mức 500 triệu USD với lãi suất 7,5%/năm nhưng do nhà đầu tư đăng ký lên đến 4,5 tỷ USD, Việt Nam đã quyết định phát hành 750 triệu USD, giá bán 98,223% so với mệnh giá với mức lãi suất 7,125% tuy nằm dưới mức định hướng 7,25% lúc đầu nhưng thấp hơn trái phiếu các nước tương đương như Philippines (8,09%) và Indonesia (7,75%) là 90 và 60 điểm và được niêm yết tại thị trường Singapore. Trong số các trái phiếu được phát hành, các quỹ đầu tư tài chính nắm 51%, ngân hàng nắm 25%, các công ty bảo hiểm nắm 17,5% và các tổ chức khác nắm 7% còn lại. Đặc biệt là số trái phiếu này các châu lục bao gồm châu Á nắm giữ 38%, châu Âu nắm giữ 32% và châu Mỹ nắm 30% còn lại ). Điều quan trọng nhất là việc một trái phiếu phát hành từ châu Á có mức lãi suất thấp đã thực sự được phân bổ toàn cầu mà không bị dồn vào các nhà đầu tư châu Á.
Mức lãi suất 7,125%/năm cho trái phiếu thời hạn 10 năm là một mức lãi suất rất có lợi cho Việt Nam bởi nó thấp hơn mức lãi suất trái phiếu của các nước có cùng, thậm chí cao hơn mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam như Philippines, Indonesia – những nước có mặt trên thị trường trái phiếu quốc tế từ lâu (Việt Nam có hệ số tín nhiệm lần lượt là B1/BB-/BB- theo Moody’s/Standard & Poors/Fitch; hệ số tín nhiệm của Indonesia là B2/B+/BB- nhưng lãi suất trái phiếu là 7,7%/năm.
Nguyên nhân của sự phát hành thành công là do :
Thứ nhất, các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới trước đó.
Thứ hai, các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan với việc Việt Nam được coi là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Bên cạnh đó, phải kể đến việc sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu cùng loại của Indonesia và Phillipines do tình hình kinh tế chính trị các nước này trong khoảng thời gian đó không ổn định lắm.
Thứ ba, đến thời điểm năm 2005, cơ hội phát hành trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên ra thị trường vốn quốc tế đã thực sự tốt. Trước hết, các khoản nợ thương mại và Chính phủ quá hạn do yếu tố lịch sử trước đây đã được xử lý dứt điểm thành công thông qua Câu lạc bộ London và Paris. Nợ quốc gia đang ở mức 32% GDP, được đánh giá là an toàn (Phillipines là 72%, Indonesia 80%)
Kết quả phát hành:
Nếu so với mức lãi suất cho vay ngoại tệ trong nước với thời hạn cho vay ngắn, khối lượng cho vay rất hạn chế, thì việc huy động phát hành trái phiếu quốc tế này là có hiệu quả.
Sau 1 năm phát hành, trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam đã được Tạp chí Tài chính quốc tế và các nhà đầu tư khu vực châu Á đánh giá là trái phiếu phát hành thành công nhất của năm 2005. Bên cạnh đó, Ông Jon Pratt – lãnh đạo Thị trường vốn châu Á của Ngân hàng Credit Suisse First Boston (CSFB) nhận định rằng đây là một đợt phát hành trái phiếu quốc tế tạo bước ngoặt đặc biệt và tạo nền tảng quan trọng cho các đợt phát hành sau vì sự thành công của đợt phát hành này đã có ý nghĩa tác động đến các nhà đầu tư quốc tế để họ xây dựng các hạn mức tín dụng đầu tư vào Việt Nam trong tương lai.
Phát hành trái phiếu quốc tế năm 2010:
Thực trạng phát hành:
Ngày 26-01-2010, Việt Nam đã đánh dấu sự trở lại thị trường trái phiếu quốc tế với đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm và lợi tức phát hành là 6,95%/năm dưới sự phối hợp của tổ hợp bảo lãnh bao gồm Barclays Capital, Citi, Deutsche Bank.
Trái phiếu này được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và đáo hạn vào ngày 29/1/2020. Mặc dù định mức tín nhiệm của Việt Nam cao hơn cả Indonesia và Phillippines một bậc, thế nhưng mức lợi tức của trái phiếu chính phủ Việt Nam (6,95%/năm) cao hơn mức lợi tức của Indonesia và Phillippines phát hành trong tháng 1-2010 đến 1%/năm. Cụ thể là Philippines phát hành 1 tỉ USD trái phiếu ngày 7/1/2010 và đã vay được với lãi suất 5,67%, Indonesia phát hành 2 tỉ USD ngày 13/1/2010, lãi suất cũng chỉ 6%. Năm 2009, tổ chức xếp hạng Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ở mức Ba3 như hai năm trước đó. Mức xếp hạng này tương đương với Philippines và thấp hơn 1 bậc so với Indonesia, nhưng thấp hơn 3 bậc so với mức chuẩn của đầu tư trái phiếu. Theo Standard&Poors, Việt Nam được xếp hạng BB, cao hơn mức BB- của Indonesia và Philippines.
Nguyên nhân của mức lãi suất cao:
Thứ nhất, trong quá trình triển khai đợt phát hành này, Việt Nam phải đối mặt với không ít diễn biễn bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới. Do nhu cầu kích thích kinh tế sau khủng hoảng, hàng loạt các quốc gia như: Indonesia, Phillippines, Hy Lạp, Mehico, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Slovakia.... đã tung ra thị trường quốc tế hàng chục tỉ USD trái phiếu.
Trong khi đó, đối mặt với sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng và tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ, Tổng thống Obama đã đề xuất đưa ra một số quy định hạn chế các định chế tài chính nắm giữ các khoản đầu tư rủi ro: Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ được quyền kiểm tra bất cứ tập đoàn ngân hàng và tài chính nào có tài sản lớn hơn 50 tỷ USD; đồng thời có quyền buộc các ngân hàng phải cắt giảm hoặc đình chỉ các hoạt động giao dịch nhiều rủi ro; các tập đoàn tài chính lớn phải ký quỹ 50 tỷ USD dự phòng nhằm giải cứu chính nó khi bị thua lỗ,…Ngoài ra thị trường tài chính quốc tế cũng đang lo ngại về các biện pháp thắt chặt kinh tế của Trung Quốc.
Thứ hai, về phía Việt Nam, dù hơn Indonesia và Philippines một bậc ở Bảng xếp hạng tín nhiệm của S&P, nhưng không được đánh giá cao bằng hai nước này, vì chưa có đà lên hạng: Việt Nam phát hành trái phiếu, khi tình hình lạm phát và sự định giá thấp đồng tiền, khủng hoảng cán cân thanh toán và dự trữ của Việt Nam sụt giảm, ảnh hưởng tới lòng tin của nhà đầu tư trong đợt phát hành lần này. Tóm lại, đó là sự lo ngại của các nhà đầu tư quốc tế về sự ổn định kinh tế vĩ mô trong tương lai của Việt Nam.
Thứ ba, sở dĩ Việt Nam sẵn sàng trả lãi suất cao để vay mượn, đó là vì Việt Nam đang rất cần ngoại tệ vào lúc cán cân thanh toán bị thiếu hụt, thâm thủng mậu dịch tiếp tục đáng ngại. Cụ thể trong năm khủng hoảng kinh tế thế giới, thâm hụt cán cân thương mại 18 tỷ đô la, năm 2009 khoảng 13 tỷ đô la, thời điểm đó chưa thấy có một sự biển chuyển kinh tế để tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, cho nên nhập siêu vẫn là lớn.
Thứ tư, lợi tức trái phiếu của Việt Nam trong đợt phát hành này còn được căn cứ vào tình hình giao dịch của trái phiếu Việt Nam đáo hạn vào năm 2016 (VN2016), tính thanh khoản của trái phiếu Việt nam ngoài việc phụ thuộc vào tình hình thị trường vốn quốc tế tại thời điểm phát hành, hệ số tín nhiệm quốc gia. Theo đó, lợi tức của VN2016 so với lợi tức TP của Indonesia và Philippines có cùng thời gian đáo hạn (năm 2016) cao hơn từ 1,25 - 1,5%. TP có kỳ hạn còn lại 6 năm có mức chênh lợi tức khá lớn như vậy, nếu tính theo kỳ hạn 10 năm thì khả năng chênh lệch còn lớn hơn. Có hai điều mà bất kỳ một NĐT nào bỏ tiền ra mua TP cũng đặc biệt quan tâm là lợi tức và tính thanh khoản. Trong khi đó, do khối lượng TP Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế còn mỏng, nên tính thanh khoản còn hạn chế. Do vậy, để có thể thu hút các NĐT, không có sự lựa chọn nào khác là phải dựa vào tỷ lệ lợi tức. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao mức lợi tức TP của đợt phát hành lần này cao hơn một số nước có điều kiện phát hành tương đương.
Kết quả phát hành:
Từ những nguyên nhân trên, ta thấy sức cạnh tranh của Trái phiếu quốc tế Việt Nam khó sánh được với TP của các nền kinh tế tương đương trong khu vực.
Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực nhằm củng cố uy tín trước khi phát hành trái phiếu trong bối cảnh lạm phát ở Việt Nam có thể ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư như: tổ chức quảng bá tại các thị trường châu Á (Hồng Kông), châu Âu (London) và châu Mỹ (Boston, New York),…Trái phiểu Chính phủ Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm từ những luồng vốn chất lượng. Cụ thể là, 56% giao dịch thuộc về các nhà đầu tư Mỹ, 16% là các nhà đầu tư châu Âu và 28% là châu Á. Có thể nói, đây cũng là một đợt phát hành thành công của TP Việt Nam.
Nhận xét về hai đợt phát hành:
Tác động tích cực:
Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế là một trong ba cách vay nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước. Việc phát hành thành công trong 2 lần đầu bước đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế và tham gia trực tiếp vào thị trường này trong tương lai.
1 tỷ USD thu về trong lần hai sẽ là một nguồn thu ngoại tệ bổ sung khi nguồn cung ngoại tệ trong nước đang tương đối căng thẳng do khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước tác động đến xuất khẩu, kiều hối cũng như thu ngoại tệ từ du lịch. Có thể nói sự thành công của đợt phát hành 1 tỷ đô la trái phiếu quốc tế là đã đạt được mục tiêu mà chính phủ đề ra. Đó là có thêm nguồn vốn vay nước ngoài để trang trải cho thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thanh toán do nhập siêu.
Tác động tiêu cực:
Hiện tại Việt Nam đã phải mượn với lãi suất cao hơn thị trường. Hơn thế nữa, chính cách dùng số tiền vay được là mối quan tâm của giới phân tích, lo ngại rằng việc sử dụng không hợp lý sẽ đè nặng thêm trên nền tài chính Việt Nam vốn đang gặp khó khăn. Nếu như việc sử dụng nguồn vốn vay này là không có hiệu quả thì khi đó áp lực trả nợ gia tăng, làm cho chính phủ phải cắt giảm chi tiêu cho đầu tư. Sự cắt giảm này sẽ làm cho nền kinh tế trở nên trì trệ hơn.
Nợ Chính phủ gia tăng và rủi ro tài chính cao: Bội chi ngân sách trong những năm gần đây luôn duy trì ở mức cao. Mức bội chi trong năm 2009 lên tới 7% GDP, trong đó chưa bao gồm các khoản chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ và các khoản Chính phủ vay về cho doanh nghiệp vay lại. Do thường xuyên ở trong tình trạng bội chi ngân sách nên nợ công (mà chủ yếu là nợ Chính phủ) tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2008, nợ Chính phủ chiếm khoảng 36,5% GDP, năm 2009 ước lên đến 40% GDP và năm 2010 dự kiến khoảng 44% GDP. Nếu không có các biện pháp để giảm bội chi ngân sách thì nợ Chính phủ sẽ tiến dần đến mức giới hạn an toàn là 50% GDP. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh tài chính quốc gia và làm giảm mức độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới. Việc vay thêm 1 tỷ USD bằng ngoại tệ (tương đương 18.000 tỷ VND, ở thời điểm 2010) sẽ làm cho gánh nặng nợ nần càng thêm chồng chất, rủi ro gặp phải sẽ là rủi ro thanh toán và rủi ro tỷ giá. Rủi ro thanh toán là việc khi trái phiếu đáo hạn, Nhà nước sẽ phải dành ra một số lượng tiền tương ứng để thanh toán số tiền gốc đã vay, hơn nữa, hàng năm Việt Nam cũng sẽ phải chi trả lãi coupon tương ứng. Rủi ro tỷ giá do trong thời gian 10 năm cho tới ngày đáo hạn, diễn biến đồng USD cũng như VNĐ rất khó lường đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi phục hồi kinh tế thế giới cũng như sự phát triển của Việt Nam còn nhiều câu hỏi vẫn được bỏ ngỏ.
Đánh giá về việc sử dụng vốn vay:
Phát hành trái phiếu Chính Phủ ra thị trường quốc tế là một kênh huy động vốn hữu hiệu với nền kinh tế các nước đang phát triển. Nguồn vốn huy động được sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển, đầu tư của Chính Phủ. Tuy nhiên, nếu không quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ gây ra những tác động đảo ngược, tiêu cực và ảnh hưởng tới an ninh tài chính quốc gia cả theo lý thuyết lẫn thực tế Việt Nam hiện nay.
Trước hết, về đợt phát hành 2005, mục đích của đợt phát hành trái phiếu quốc tế này là nhằm cho vay lại đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt nam Vinashin. Toàn bộ 750 triệu USD từ đợt phát hành này, chính phủ cho Vinashin vay lại, thế nhưng tập đòan này đã đầu tư giàn trải và không hiệu quả, cách làm ăn tùy tiện không những thế mà còn dẫn đến nợ nần chồng chất. Đây là kết quả tất yếu từ yếu kém trong thanh tra, giám sát nguồn vốn vay từ việc phát hành trái phiếu.
Còn về đợt phát hành 2010, số tiền này ban đầu dự kiến cho một số dự án lớn, trong đó có Nhà máy lọc dầu Dung Quất vay lại, nhưng sau đó đã điều chuyển và Vinashin được vay 300 triệu USD để trả nợ cho ngân hàng Pháp.
Có thể nói vụ Vinashin sẽ có ảnh hưởng lâu dài và lan rộng, nó làm ảnh hệ số tín nhiệm của Vịệt Nam giảm, điều này khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam càng khó khăn hơn ( phải trả lãi suất cao hơn so với các công ty, doang nghiệp các nước trong cùng khu vực). Công ty Moody's đặc biệt nhấn mạnh đến nhu cầu vay nợ của Việt Nam trong những thập niên sắp tới. Một nước đang bắt đầu phát triển cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu, sân bay, bến cảng, không thể thiếu và không thể chậm được. Muốn vậy, phải vay nợ trên thị trường quốc tế. Ấy vậy, vì vụ Vinashin, nếu như Việt Nam muốn đi vay cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở sẽ khó khăn hơn, và tất nhiên khi vay sẽ phải trả lãi suất cao hơn. Vì thế đối diện với vấn đề này, phải chăng Việt Nam có lẽ sẽ chậm trễ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ? Hậu quả là cả nền kinh tế sẽ chạy chậm lại, trong khi nhà nước tiếp tục lo trả nợ cho công ty Vinashin.
Phát hành trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam:
Phát hành thành công:
Ngày 17/11/2009, Công ty Cổ phần Vincom phát hành thành công 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế và đã niêm yết trái phiếu này tại sàn giao dịch chứng khoán Singapore, trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành và niêm yết trái phiếu ở thị trường vốn quốc tế. Trái phiếu chuyển đổi Vincom có kỳ hạn 5 năm được phát hành bằng đồng USD, không có tài sản đảm bảo và có lãi suất hàng năm là 6%, thanh toán sáu tháng một lần vào cuối kỳ. được phát hành nhằm đa dạng hóa kênh huy động vốn và cung cấp nguồn vốn dài hạn cho Công ty. Mục đích của việc phát hành trái phiếu đợt này là nhằm huy động vốn phục vụ việc triển khai các dự án bất động sản lớn của Công ty, gồm các tổ hợp BĐS cao cấp quy mô lớn tại Hà Nội: “Royal City” và “Eco City”. Trái phiếu này có thể được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của Vincom. Quyền chọn mua cổ phiếu chính là giá trị gia tăng của loại trái phiếu này, khiến nó trở thành mặt hàng rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Hơn nữa, một yếu tố quan trọng trong thành công của đợt phát hành đó là đơn vị đứng ra bảo lãnh cho Vincom là Credit Suisse.
Trong năm 2007, Deutsche Bank đã tư vấn cho Vinashin phát hành 3.000 tỉ đồng (tương đương 187 triệu USD) trái phiếu trong nước và quốc tế. Báo Nhân Dân ngày 8/5/2007 đưa tin 3.000 tỉ đồng trái phiếu có kỳ hạn 10 năm, lãi suất 9%/năm và được Chính phủ bảo lãnh. Tiền thu về được Vinashin đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu Cam Ranh, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, mở rộng nhà máy đóng tàu 76 và cụm dự án ngành công nghiệp phụ trợ. Tạp chí Marine Money (Asia Edition) số 6 ngày 10/5/2007 cho biết chi tiết 95% người mua trái phiếu Vinashin do Deutsche Bank tư vấn là các ngân hàng nước ngoài, công ty bảo hiểm và các nhà buôn trái phiếu quốc tế.
Ngày 12/5/2011, Công ty Hoàng Anh Gia Lai, mã chứng khoán là HAG, đã chính thức là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế bằng cách đánh giá hệ số tín nhiệm mà không có sự bảo lãnh của một tổ chức nào thuộc chính phủ. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm với tổng giá trị 90 triệu USD thanh toán 1 lần vào đáo hạn. Lãi suất danh nghĩa là 9,875%. Giá phát hành ban đầu là 95,76 USD, có lợi suất đáo hạn 11%. Tổ chức Credit Suisse là tổ chức bảo lãnh duy nhất và công ty chứng khoán Sài Gòn là tổ chức tư vấn cho đợt phát hành này. Trước đó, vào cuối tháng 3 vừa qua, Hoàng Anh Gia Lai đã thực hiện niêm yết hơn 24,3 triệu chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDRs) trên Sở Giao dịch Chứng khoán London. Ngày 23-12-2010, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã tổ chức đại hội cổ đông bất thường năm 2010, thông qua phương án huy động vốn quốc tế bằng việc phát hành trái phiếu quốc tế và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) với tổng giá trị phát hành 200 triệu USD,thời hạn 5 năm với lãi suất sẽ được xác định sau khi Standard & Poor's và Moody's có được hệ số tín nhiệm của tập đoàn, thanh toán 6 tháng một lần cho đến ngày đáo hạn.Trái phiếu quốc tế của HAGL phát hành theo luật New York (Mỹ), doanh nghiệp có quyền mua lại trái phiếu này trong vòng ba năm kể từ ngày phát hành. Số tiền ròng thu về từ việc phát hành trái phiếu quốc tế được dùng để trồng mới và chăm sóc 15.000 ha cao su tại Campuchia, 25.000 ha cao su tại Lào và 11.000 ha cao su tại Việt Nam. Ngoài ra, HAGL cũng dùng nguồn vốn này để xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Kông 2 và 3 ở Lào, thủy điện Đắk Srông 3A, 3B và Bá Thước 1, 2 ở Việt Nam.
Phát hành không thành công:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện đang triển khai xây dựng 15 dự án điện, với tổng công suất 10.581 MW. Tổng vốn đầu tư cho 15 dự án là 9 tỷ USD. Ngoài ra, EVN còn có 11 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, với tổng công suất 7.285 MW và đang thực hiện các thủ tục đầu tư 5 dự án nguồn điện khác, dự kiến khởi công trong giai đoạn 2011 - 2015 gồm 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1&2 (hơn 4.000 MW) và 3 dự án thuỷ điện tích năng (Bắc Ái, Hàm Thuận Bắc, Mộc Châu, tổng công suất 3.600 MW). Với những dự án lớn như vậy, khó có thể chỉ trông chờ vào vốn nội địa. Để đảm bảo nguồn vốn cho các dự án điện, EVN có kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu trong nước và 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế năm 2011. Năm 2010, EVN cũng lên kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế 1 tỷ USD để lo vốn cho các dự án điện nhưng phương án này đã hoãn lại do thị trường không thuận lợi…
Bên cạnh đó, kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) dự kiến phát hành từ năm 2009, nhưng gần 2 năm trôi qua, kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện. Thực tế này đã tạo ra áp lực rất lớn lên nguồn vốn phát triển của PVN bởi PVN chỉ tự thu xếp được 30% nguồn vốn. Trong năm 2011, PVN sẽ phải tiếp tục khởi công một loạt dự án nhiệt điện quan trọng như Long Phú 1, Sông Hậu 1, Thái Bình 2, Quảng Trạch 1 và Lọc dầu Ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trái phiếu quốc tế, tổng quan, thực trạng và giải pháp tại Việt Nam.doc