Đề tài Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng cho sinh viên ngành công tác xã hội

Khi nghiên cứu các tổ chức quỹ trên thế giới và tại Việt Nam, ta thấy các hình thức gây quỹ rất đa dạng, tuỳ sáng kiến và khả năng thực tế của mỗi đơn vị lập quỹ. Vậy cá nhân hay tổ chức cán sự CTXH có thể sử dụng những hình thức lập quỹ nào? Câu trả lời có lẽ không giới hạn, miễn là công việc bảo đảm các quy điều đạo đức và phát huy được những đặc nét của sứ mạng CTXH, tránh những mục tiêu phản CTXH: làm vì danh tiếng, lợi nhuận cho một cá nhân hay một nhóm chứ không đặt đối tượng mình phục vụ làm trung tâm. Qua kết quả điều tra cũng như nghiên cứu tài liệu, nhóm nghiên cứu tạm rút ra một số hình thức gây quỹ như sau:

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng cho sinh viên ngành công tác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững kỹ năng chuyên môn giúp cán sự CTXH có thể đề ra những kế hoạch hay hành động cụ thể, khoa học và thích hợp để giúp cho thân chủ của mình thoát khỏi khó khăn. Nhưng thực tế cho thấy, có rất nhiều chương trình lớn được thiết kế, nhưng không thể thực hiện được vì thiếu tiềm lực về tài chính. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng có 93,8 % ý kiến đồng ý ngoài hai yếu tố quan trọng đã nêu trên (lòng nhiệt tình, kỹ năng chuyên môn) thì vấn đề nguồn tài chính đối với các bạn sinh viên khi tham gia hoạt động xã hội là hết sức quan trọng. Khi phát ra 85 bảng hỏi, có 64 bảng trả lời hợp lệ. Trả lời cho câu hỏi : “Theo bạn khi nhân viên CTXH tham gia hoạt động xã hội thì nguồn tài chính có quan trọng, cần thiết với họ không? ” có 53 ngừơi chọn phương án “Rất cần thiết” chiếm 82,9% , có 14 % cho rằng “Yếu tố thứ yếu” và chỉ có 2 người trả lời là “Không cần thiết” chiếm 3,1 %. Biểu đồ thể hiện các yếu tố cần thiết của nhân viên Công tác xã hội Từ kết quả trên ta thấy phần lớn các bạn sinh viên ngành CTXH đều cho Quỹ chuyên dùng rất quan trọng cùng hỗ trợ với sự nhiệt thành và kỹ năng chuyên môn. Vấn đề tài chính không phải yếu tố tiên quyết đầu tiên đối với cán sự CTXH nhưng ta không thể phủ nhận nguồn tài chính đảm bảo sự hiệu quả trong các hoạt động, nói cách khác nó có thể biến những “giấc mơ, ước muốn” của những người gặp khó khăn trở thành sự thật, và là điều kiện cần để cán sự CTXH áp dụng vào thực tế những chương trình, dự án đã đề ra, nếu không, nó chỉ đơn giản là những kế hoạch vô nghĩa nằm trên trang giấy. Các sinh viên đều biết được vai trò quan trọng của quỹ nhưng kiến thức về quỹ thì còn rất mơ hồ. Họ mới chỉ hiểu biết chung chung, không rõ ràng qua nguồn chủ yếu là các phương tiện thông tin đại chúng: tỷ lệ “Biết sơ sơ” và “Chưa bao giờ nghe nói tới Quỹ chuyên dùng” là ngang nhau và chiếm khá cao (48,4 % và 50%), trong khi tỷ lệ trả lời “Biết về Quỹ chuyên dùng rất rõ” thì rất ít (1,6 %) . Điều đó chứng tỏ khái niệm Quỹ chuyên dùng chưa được phổ biến trong các bạn sinh viên. Điều đó cũng dễ hiểu, thực tế chương trình trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng chưa được đưa vào chương trình đào tạo của ngành. Vì thế, ai không có cơ hội bắt gặp chúng đó đây trên các phương tiện truyền thông thì xem như không biết gì hết. Về dữ kiện này, kết quả điều tra cũng cho thấy rất rõ. Khi tham gia trả lời câu hỏi “Qua thời gian học tập trên giảng đường, bạn đã được trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng chưa?” Tỷ lệ trả lời “Chưa được trang bị” rất cao là 90,6 % và điều này sát với thực tế nêu trên; Tỷ lệ “Đã được trang bị” chiếm rất ít (9,4 %), mà nguồn cung cấp này lại nằm ngoài giảng đường. Biểu đồ thể hiện thực trạng về Quỹ chuyên dùng trong sinh viên ngành CTXH Khi tham gia trả lời câu hỏi về kiến thức quỹ thì chỉ có 53,1 % cho rằng quỹ được sử dụng cho những hoạt động chuyên biệt nào đó và sử dụng cho các hoạt động xã hội nói chung còn lại số sinh viên chưa biết cũng khá cao. Điều đó cho hay ngay cả với những sinh viên biết rõ về Quỹ chuyên dùng, hiểu biết của họ cũng chưa sâu sắc, thấu đáo. Hiểu biết mơ hồ về Quỹ chuyên dùng trong sinh viên và cán sự CTXH có nguy cơ dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng là sử dụng sai mục đích của quỹ. Mặc dù sinh viên không có kiến thức rõ ràng về Qũy chuyên dùng, nhưng đều có những hiểu biết đáng kể về các hình thức gây quỹ hiện nay với tỷ lệ trả lời là 78,2 % gồm có các biện pháp như: Trích một phần nhỏ từ ngân sách nhà nước, quyên góp tại gia đình hoặc nơi công cộng, tổ chức kinh doanh gây quỹ, đi bộ gây quỹ, tổ chức các show văn nghệ gây quỹ, vận động các nhà tài trợ ủng hộ quỹ trong các ngày lễ lớn hay dịp đặc biệt … Hơn nữa, số đông các bạn đã từng tham gia một số hình thức ủng hộ quỹ: quyên góp tại gia đình và những nơi công cộng (64,1%), đi bộ đồng hành gây quỹ (11%). Các hình thức khác có tỉ lệ tham gia thấp hơn: vận động các nhà tài trợ lớn và các nhà kinh doanh góp quỹ chỉ có 4,7%, tổ chức show văn nghệ chiếm chỉ 1,6%. Kết quả này cho ta thấy một số hình thức gây quỹ này đang được xã hội vận dụng rất phổ biến. Chúng ta cũng thấy các bạn sinh viên CTXH rất nhiệt tình tham gia vào các chương trình lập quỹ. Các bạn đã và đang đóng góp hết sức mình vào các hoạt động giúp ích cho xã hội; các bạn mang một ước mơ, hoài bão xây dựng một xã hội ấm no, giàu đẹp hạnh phúc. Phần lớn các bạn cũng đồng ý rằng các cán sự CTXH cần là người tiên phong cho mọi hoạt động đóng góp quỹ (62,5% phiếu). Nhưng cũng cần nói thêm rằng hầu hết các hình thức gây quỹ các bạn tham gia vẫn chỉ là những hình thức mang tính tạm thời, không ổn định, chủ yếu còn ở cấp độ nhỏ, ở mức lớn còn rất ít. Có lẽ do kiến thức về quỹ cũng như kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ còn yếu nên các bạn chưa đủ tự tin để tham gia và càng không đủ tự tin để đứng ra tổ chức những chương trình gây quỹ quy mô lớn. Và điều này đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ rằng nếu như chúng ta đặt qúa nhiều mong đợi rằng sinh viên ngành CTXH cần thể hiện tính năng động của mình trước những vấn đề xã hội hơn những sinh viên ngành khác trong khi những kiến thức về xây dựng và quản lý Quỹ thì chưa biết nhiều, liệu những mong đợi ấy có dễ thành hiện thực? Cùng với sự hiểu biết về các hình thức gây quỹ, mục đích hoạt động Quỹ chuyên dùng cũng được các bạn nắm khá rõ. Hầu hết các bạn cho rằng Quỹ chuyên dùng phải được dùng vào những mục đích sẵn sàng đáp ứng, cứu trợ cho những nhu cầu trước mắt (ăn, mặc, ở, chữa bệnh tâm sinh lý ..) cho người nghèo, người rơi vào hoàn cảnh có vấn đề hay chuyên dùng để cứu trợ những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ và dùng cho những dự án phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân như xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ … Như vậy qua khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng thực trạng hiểu biết về Quỹ chuyên dùng của Sinh viên ngành CTXH là chưa đồng bộ, chưa sâu sắc và điều này dĩ nhiên dẫn tới một nhu cầu rất thực tế, đó là nhu cầu trang bị những kỹ năng cần thiết cho việc xây dựng, sử dụng và quản lý quỹ hiện nay. Phần tiếp theo đây sẽ trình bày rõ hơn vấn đề này. 2. Nhu cầu trang bị kỹ năng tạo lập, sử dụng và quản lý Quỹ chuyên dùng của sinh viên CTXH trường ĐH KHXH&NV Đây là phần nội dung hết sức quan trọng trong đề tài của chúng tôi bởi vì đó chính là tiền đề, là cơ sở thực tế để chúng tôi xây dựng nội dung “Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng”. Khi được hỏi có cần thiết phải trang bị kỹ năng này cho sinh viên ngành CTXH không, thì 97% các bạn nhất trí rằng “Rất cần thiết” còn lại chỉ 3% phiếu trả lời “Không cần thiết”, bởi hầu hết các bạn đã nắm rõ mục đích sử dụng cũng như vai trò của Quỹ chuyên dùng và thấy rằng đó là nhu cầu rất cần thiết và thiết thực, tạo điều kiện giúp các bạn thành công trong công việc hoạt động xã hội sau này. Biểu đồ thể hiện nhau cầu cần trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ trong sinh viên ngành CTXH Khi tìm hiểu nhu cầu thực tế của sinh viên ngành CTXH để xem khả năng tạo lập một quỹ chuyên dùng phục vụ cho các hoạt động của lớp thì tỷ lệ SV tham gia trả lời rằng “Rất cần và có thể thực hiện được” là rất cao, chiếm (61%). Như vậy chứng tỏ các bạn đang mang trong mình một ước mơ thực sự và các bạn cũng tin rằng mình có thể thực hiện được nếu như được trang bị những kỹ năng cần thiết. 36% ý kiến cho là “Rất cần nhưng sợ không đủ khả năng”. Điều này cũng không hề mâu thuẫn với ý kiến trước, vì các bạn đã cho thấy được nhu cầu thực sự, vấn đề là ở chỗ các bạn chưa đủ tự tin vì thấy mình chưa có những kỹ năng cần thiết. Ý kiến đối nghịch cho rằng “Không quan trọng vì chúng ta còn là sinh viên” chỉ chiếm (3%). Như vậy ta có thể khẳng định rằng việc trang bị kỹ năng tạo lập quỹ thực sự là nhu cầu hết sức cần thiết đối với các sinh viên CTXH. Đa số các bạn cho rằng việc quyên góp để tạo quỹ là một việc làm có ý nghĩa (91%) giúp cho cán sự xã hội có thể hoạt động tốt, từ đó công việc cứu trợ cho những đối tượng hay những cộng đồng “có vấn đề” mới có hiệu quả nhưng khó khăn của các bạn là ở chỗ khi đã có quỹ rồi thì công việc quản lý Quỹ là rất khó khăn. Trả lời cho câu hỏi nên giao Quỹ cho ai quản lý thì các ý kiến trả lời rất ngang nhau, chứng tỏ việc xác định giao quỹ để quản lý quỹ một cách có hiệu quả là một vấn đề mà các bạn chưa được nắm rõ. Cụ thể như sau: ý kiến cho rằng nên “Giao cho một tổ chức có uy tín quản lý Quỹ” là (53,1%), bên cạnh đó ý tưởng cho rằng nên “Giao cho Nhân viên CTXH quản lý” cũng không kém (48,0%), vì các bạn cho rằng chính nhân viên CTXH mới là người gần gũi với những người cần giúp đỡ, và hiểu được họ cần bao nhiêu, cần như thế nào? Ở đây thiết nghĩ các ý kiến đều có lý và có thể bổ túc cho nhau. Nếu giao Quỹ cho một tổ chức uy tín quản lý, ta tin rằng họ là những người vừa chuyên trong các kỹ năng về quỹ, lại vừa uy tín, ắt quỹ sẽ được bảo đảm, ít nguy cơ thất thoát. Nhưng nếu toàn những người không phải là cán sự xã hội thì liệu Quỹ có được chi tiêu theo đúng mục đích CTXH hay không? Họ có hiểu được nhu cầu thực sự của từng trường hợp đối tượng khó khăn tới mức nào hay không? Ý kiến sau có thể đáp ứng được yêu cầu ấy. Nên chăng một số phần tử quan trọng trong tổ chức quản lý quỹ là cán sự CTXH? Từ đó, một nhu cầu thiết thực nảy sinh là làm sao để trang bị kỹ năng quản lý quỹ cho các bạn sinh viên ngành CTXH để sau này khi bắt tay vào thực tế thì các bạn khỏi bỡ ngỡ. Thế nhưng kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ bao hàm những nội dung gì? Chúng ta tiếp tục khảo sát ý kiến của các đối tượng điều tra. Khi được hỏi ý kiến của bạn về việc cần trang bị thêm kỹ năng gì để sinh viên ngành CTXH có thể làm tốt công việc tạo lập và quản lý quỹ thì có tới 83% các ý kiến cho rằng cá nhân ấy phải có kỹ năng giao tiếp tốt, quan hệ xã hội rộng, có khả năng kinh doanh tạo lập quỹ, nâng cao phẩm chất nhân cách để mọi người tin cậy, có kỹ năng quản lý tài chính và chi tiêu hợp lý. Có lẽ đây là những ý kiến khó có thể phủ nhận. Vấn đề là ở chỗ làm sao để xây dựng được một hệ thống kiến thức khoa học để đáp ứng nhu cầu bức thiết này, và đó cũng chính là mục đích cuối cùng của đề tài nghiên cứu này. Và phần dưới đây chính là phần trình bày một cách cụ thể nhất những kỹ năng xây dựng, sử dụng, quản lý quỹ chuyên dùng hiện nay. Hy vọng rằng đây sẽ là phần kiến thức hữu ích cho các bạn sinh viên ngành CTXH tham khảo và tích luỹ, nó rất cần thiết cho công việc của chúng ta sau này. 3. Trình bày kỹ năng xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ chuyên dùng hiện nay: 3.1. Kỹ năng xây dựng quỹ: 3.1.1. Xác định rõ mục đích: Bước đầu tiên khi muốn lập quỹ, cá nhân hay một tổ chức các cán sự CTXH cần xác định rõ mục đích của quỹ: quỹ được tạo lập để thỏa mãn nhu cầu nào của cộng đồng, xã hội? ví dụ: cứu trợ những trường hợp đột xuất, giúp trẻ em mồ côi, khuyến khích trẻ em nghèo học tập … nếu mục quỹ chưa được xác định rõ ràng, chính xác thì điều này có thể dẫn tới nguy cơ sử dụng sai mục đích của quỹ. Mục tiêu quỹ chuyên dùng do các cán sự CTXH tạo lập, quản lý và sử dụng phải mang tính CTXH, nghĩa là phải phù hợp với mục đích và chức năng, sứ mạng của ngành. Quỹ chuyên dùng của ngành CTXH ưu tiên những hoạt động CTXH hơn là những công việc từ thiện thuần tuý, và càng không thể sử dụng vào những việc khác ngoài mục đích trợ giúp những người gặp khó khăn. 3.1.2 Xác định nguồn lực: Trước khi lập quỹ, các cán sự CTXH cũng cần xác định những nguồn lực mà mình quỹ sẽ huy động cho quỹ. Xác định nguồn lực bao gồm: 1/ Đánh giá nguồn lực bên trong (những yếu tố có sẵn): cơ sở vật chất, địa điểm nơi thành lập quỹ như thế nào? Năng lực làm việc, khả năng quản lý và mở rộng quỹ của các cán sự đạt tới trình độ nào? Phẩm chất đạo đức của cán sự có đủ tin cậy và có khả năng quản lý, chi tiêu hợp lý hay không? Nguồn lực từ bên trong hết sức quan trọng, nếu xét thấy chưa đủ, ta cần trau dồi, đào tạo trước khi tiến hành lập quỹ. 2/ Xác định nguồn lực bên ngoài: quỹ sẽ đáp đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội, được xã hội chấp nhận không? những đơn vị nào sẽ ủng hộ quỹ ngay thời gian đầu, đơn vị nào sẽ là nguồn cung cấp lâu dài của quỹ và kế hoạch mở rộng nguồn thu cho quỹ. Nếu không tiến hành bước này, chương trình tạo lập, tồn tại và phát triển quỹ sẽ thiếu cơ sở vững chắc. 3.2. Hình thành Ban vận động lập quỹ: Ban vận động lập quỹ có thể do tổ chức các cán sự CTXH bầu ra hoặc được chỉ định, gồm từ ba đến bảy người (tuỳ quy mô và tính chất của từng loại quỹ). Nên chọn những người có tâm huyết với chương trình lập quỹ, có uy tín và kinh nghiệm nhất định trong việc vận động lập quỹ. Ban vận động lập quỹ sẽ tiến hành những công việc sau: 3.2.1. Dự thảo điều lệ hoạt động của quỹ: - Đặt tên quỹ - Xác định nhiệm vụ, nội dung hoạt động của quỹ - Tổ chức sử dụng quỹ - Tiến hành bầu Ban điều hành quỹ. 3.2.2. Tổ chức việc tuyên truyền rộng về việc lập quỹ trên các phương tiện truyền thông, băng rôn, biểu ngữ, phát tờ rơi … Tìm các cá nhân và tổ chức có thể ủng hộ ngay một số kinh phí cho những hoạt động của quỹ từ khi bắt đầu thành lập. 3.2.3. Chọn và mời người tham gia vào Ban điều hành quỹ (giám đốc, trưởng khoa, chủ nhiệm…) không nhất thiết phải là đại biểu của tập thể. Nên chọn người có uy tín, có nhiệt tình với hoạt động đó. 3.2.4. Xin phép đăng ký hoạt động với những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên hệ và mở tài khoản tại ngân hàng (nếu cần). 3.2.5 Lập chương trình hoạt động của quỹ trong thời gian trước mắt (6 tháng, một năm). Tổ chức những hoạt động gì để có tiền? (quyên góp, show văn nghệ, đi bộ, bán văn hóa phẩm lưu niệm …); và sẽ sử dụng tiền vào những hoạt động nào? Để cho việc tạo lập và sử dụng quỹ có hiệu quả, cán sự CTXH cần xây dựng những kế hoạch mang tính thực tế, phù hợp với thực lực của mình. Cần tránh đưa ra kế hoạch hoạt động quá sức và không phù hợp với khả năng và nguồn tài chính. 3.2.6. Tổ chức công bố việc thành lập quỹ và ra mắt Ban điều hành. 3.3. Các hình thức gây quỹ: Khi nghiên cứu các tổ chức quỹ trên thế giới và tại Việt Nam, ta thấy các hình thức gây quỹ rất đa dạng, tuỳ sáng kiến và khả năng thực tế của mỗi đơn vị lập quỹ. Vậy cá nhân hay tổ chức cán sự CTXH có thể sử dụng những hình thức lập quỹ nào? Câu trả lời có lẽ không giới hạn, miễn là công việc bảo đảm các quy điều đạo đức và phát huy được những đặc nét của sứ mạng CTXH, tránh những mục tiêu phản CTXH: làm vì danh tiếng, lợi nhuận cho một cá nhân hay một nhóm chứ không đặt đối tượng mình phục vụ làm trung tâm. Qua kết quả điều tra cũng như nghiên cứu tài liệu, nhóm nghiên cứu tạm rút ra một số hình thức gây quỹ như sau: 3.3.1. Gây quỹ bằng cách quyên góp: Đây là hình thức công tác từ thiện khá phổ biến ở nước ta, nhất là trong những thời điểm nóng của bão lụt, thiên tai, hoả hoạn …Cán sự CTXH cũng có thể tận dụng hình thức này để huy động quỹ chuyên dùng. Theo kết quả điều tra thực tế, phần đông các sinh viên CTXH đã tham gia hoạt động này (64,1%). Nhưng để tổ chức một cuộc quyên góp có khoa học, đạt nhiều thành quả, ta vẫn còn phải tìm hiểu thêm. Tài liệu “Kỹ năng công tác thanh niên” đã đưa ra một số kỹ năng thiết yếu mà cán sự CTXH có thể học hỏi: - Chọn thời điểm quyên góp: Không phải lúc nào quyên góp cũng đạt hiệu qủa. Ta nên chọn quyên góp vào đúng lúc dư luận chung đang quan tâm đến một vấn đề gì đó của xã hội (thiên tai, dịch bệnh …) hoặc vào các dịp lễ, tết (lễ Giáng sinh, Trung thu…). - Tiến hành tuyên truyền cổ động về: mục đích việc quyên góp, việc hưởng ứng của mọi người và kết quả việc quyên góp. Tâm lý chung ai cũng muốn làm việc thiện, nhưng người ta rất ngại đóng góp khi không rõ việc đóng góp của mình có đến tay những người cần giúp hay không. Việc công khai thành quả quyên góp là một cách tạo niềm tin cho mọi người. - Lập Ban tổ chức gồm một số thành viên có uy tín, nhiệt tình, tự nguyện đứng ra tổ chức việc quyên góp, làm công tác tuyên truyền, tổ chức việc trao tiền hoặc tặng vật cho các đối tượng được giúp đỡ. - Về địa điểm: có thể tổ chức quyên góp tại gia đình, trường học hoặc những nơi công cộng khác. - Về hình thức: có thể quyên góp dưới góp tiền, góp công lao động hay góp tặng vật. + Góp tiền: kêu gọi mọi người bỏ tiền vào thùng niêm phong, có thể thu tiền có giấy chứng nhận. + Góp công lao động: thường mời gọi mọi người tham gia vào việc làm các nhà tình nghĩa, trại trẻ mồ côi, hoặc làm công để lấy tiền tạo quỹ. + Các tặng vật: quần áo, thuốc, lương thực, sách vở... tuỳ nhu cầu của những đối tượng được giúp. Quyên góp là hình thức được áp dụng phổ biến khắp nơi nhất là một vùng nào đó gặp khó khăn. Tinh thần bác ái, lá lành đùm lá rách đã khiến nhiều người mở lòng chia sẻ. Tuy nhiên việc làm này nhiều khi cũng gây ép buộc đối với một số người. Người ta không muốn giúp, nhưng vì ta đã tới nhà, hoặc tới lớp, người khác góp, chả lẽ tôi không góp! Đàng khác, đây chỉ là hình thức có thể áp dụng ở một số thời điểm đặc biệt, thường để giải quyết những nhu cầu cấp thiết. Với các cán sự CTXH, đây chưa phải là hình thức tạo quỹ tối ưu tạo QUỸ CHUYÊN DÙNG cho các công tác phát triển lâu dài của ngành. 3.3.2. Đi bộ gây quỹ: Đây cũng là hình thức hay được áp dụng trên thế giới cũng như tại Việt Nam, chẳng hạn cuộc đi bộ đồng hành gây quỹ “Đào tạo nhân tài nước Việt” do báo Thanh niên kết hợp với công TNHH thương mại và dịch vụ G.7 tổ chức ngày 05/8/2006, đã thu hút hơn 7000 người tham gia, 23 doanh nghiệp đã đóng góp gần 6 tỉ đồng (x. Đăng Giới. Quỹ đào tạo nhân tài nước Việt. Vietnamnet ngày 06/8/2006). Đây cũng là hình thức quyên góp có 11% các sinh viên CTXH được điều tra đã tham gia. 3.3.3. Tổ chức các show văn nghệ gây quỹ từ thiện : Khả năng thực hiện rất lớn bởi hầu như âm nhạc là một phần nhu cầu trong đời sống mỗi người. Thường các show diển quyên góp từ thiện được tổ chức giữa ban tổ chức quyên góp với sự góp sức của một số ca sĩ nghệ sĩ nổi tiếng; cũng có khi buổi văn nghệ chủ yếu do các diễn viên khuyết tật biểu diễn, có thể có sự xen kẽ của một số nhân vật đặc biệt. Khả năng tài chính thu được sau những dịp quyên góp thường là rất lớn. Nhưng người làm CTXH phải đề phòng cám dỗ lợi dụng việc từ thiện để đánh bóng tên tuổi mình hay cá nhân, nhóm người nào đó. Họ cũng cần đảm bảo chất lượng chương trình văn nghệ cho tươm tất (không nên vì vận động quyên góp mà làm cẩu thả). 3.3.4. Vận động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp cùng tham gia và hỗ trợ cho các hoạt động xã hội của Quỹ chuyên dùng. Đây là hình thức mang quy mô lớn hơn, các sinh viên chưa tham gia nhiều vào hình thức này. Điều đó không có nghĩa là sinh viên CTXH không thể làm được; nếu họ được trang bị những kỹ năng cần thiết họ có thể tham gia hoạt động ở một mức độ nào đó. 3.3.5. Kinh doanh gây quỹ: Hình thức kinh doanh thường được sử dụng trong lãnh vực này là mua bán các văn hoá phẩm, hoa, quà lưu niệm, sách cũ… để đóng góp vào Quỹ (Ví dụ : Quỹ CHANCE ở Mỹ do các em học sinh trung học bán mỹ phẩm, bánh kẹo và tổ chức buổi khiêu vũ đã quyên góp được 50000 USD để xây dựng trường tiểu học Hoà San ở Đà Nẵng, 7 trường mẫu giáo, 1 bệnh xá, 1 cây cầu ...). Ở những nguồn quỹ lớn, người ta có thể kinh doanh lớn hơn để sinh lợi cho quỹ như kinh doanh chứng khoán, bất động sản ... (x. Endoeed funds & program support, ohio-state.edu). Nếu như các hình thức vận động quỹ trước mang tính thời điểm và lệ thuộc vào lòng quảng đại hoàn toàn của người khác, thì hình thức này mang tính chủ dộng tích cực hơn của các cán sự CTXH. Đây là biện pháp có thể duy trì về lâu về dài. Nhiều mài ấm, nhà mở, trại khuyết tật hiện nay cũng đang áp dụng hình thức này. Nó có tác dụng tích cực, một mặt giúp những người trong hoàn cảnh khó khăn tự lập một phần nào đó để họ thấy rằng mình vẫn có giá trị, một mặt cũng đem lại nguồn kinh phí cho nhóm, hội. Nếu nguồn vốn không nhiều, cán sự CTXH có thể sử dụng môi giới về các lĩnh vực mua bán bất động sản, xe cộ hay bất cứ hàng hoá nào đó. Ta sẽ không phải bỏ vốn ra lúc đầu mà vẫn thu về các khoản hoa hồng ít nhất là 10% giá trị món hàng giới thiệu (đòi hỏi cán sự có sự giao thiệp rộng và kỹ năng giao tiếp tốt ); Hoặc ta có thể mở đại lý bán các loại hoá, sách báo cho các doanh nghiệp: bằng cách đó bạn không phải ứng vốn trước mà đã có vốn để kinh doanh ngay bởi sau hàng tháng hay vài tháng bạn mới phải thanh toán một lần. Một hình thức khác cũng khả thi là làm dịch vụ viết thư chào hàng: tức là ta dùng thư tìm khách hàng cần hàng hoá hay dịch vụ nào đó mà họ không biết nơi cung cấp. Ta đem những hàng hoá ở nơi cần bán đem về cung cấp lại cho khách hàng có nhu cầu cuối cùng có thể thu được lợi nhuận mà không cần bỏ vốn … Tuy nhiên dù kinh doanh ở bất cứ hình thức nào người cán sư CTXH cần lưu tâm đến việc bảo vệ uy tín và đạo đức của ngành nghề vì đó là đòi hỏi thiết yếu của ngành với các cán sự. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và bất cập, người cán sự cần học biết nhiều kỹ năng để có thể vận dụng những kỹ năng khả thi nhất trong mỗi hoàn cảnh. Nếu thuận tiện thì nên tiến hành nhiều hình thức để bổ túc cho nhau trong việc phát triển quỹ và khả năng phục vụ. Ngoài sự hỗ trợ từ bên ngoài thì các sinh viên CTXH được khảo sát cũng đồng ý rằng mình cũng có trách nhiệm trong việc đóng góp vào Quỹ để mình có thể chủ động hơn trong việc sử dụng. 3.4. Kỹ năng quản lý quỹ: Việc tạo lập Quỹ là một công việc khó thì việc quản lý và sử dụng Quỹ là việc hết sức quan trọng vì có thể xảy ra nhiều tiêu cực trong việc quản lý. Đa số các sinh viên CTXH cho rằng Quỹ chuyên dùng này sẽ giao cho một cá nhân hay một nhóm cán sự CTXH có uy tín quản lý vì chính cán sự CTXH là những người gần gũi với những người cần giúp đỡ và hiểu được họ cần như thế nào? Nhưng vấn đề các bạn đang trăn trở là làm sao để họ được trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc ấy. Từ những nguồn tài liệu tham khảo được, chúng tôi đã xây dựng được cơ sở kỹ năng cho công tác quản lý quỹ chuyên dùng như sau: 3.4.1. Tổ chức quản lý QUỸ CHUYÊN DÙNG: Tổ chức quản lý QUỸ CHUYÊN DÙNG gồm hai việc chính: - Khai thác nguồn thu chi quỹ theo đúng mục tiêu. Nhiệm vụ và những quyết định của điều lệ. - Cần quy định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của từng nhiệm vụ trong ban điều hành quỹ. Ai có quyền quyết định chi, thu? Ai là thủ quỹ của quỹ? Ai giữ và mở rộng liên lạc với các nguồn cung cấp cho quỹ? … - Những người chịu trách nhiệm cần làm sổ chi tiêu rõ ràng để thông báo trong các cuộc họp công hoặc để ban kiểm tra xem xét. Nếu số tiền lớn cần mở tài khoản tại ngân hàng. Tuyệt đối không cho cá nhân vay (nếu không phải đối tượng nghèo do CTXH nhắm tới), cũng không được sử dụng quỹ cho bất cứ hoạt động gì khác ngoài mục tiêu của quỹ. -Trong từng giai đoạn nhất định, những người có trách nhiệm cần thông qua trước Ban điều hành quỹ về các khoản thu chi trong thời gian đó. Nếu tập thể quản lý quỹ tụ họp thường xuyên thì nên cho cả tập thể biết. - Quỹ có số tiền lớn cần lập Ban kiểm tra hoạt động chi thu của quỹ, tránh trường hợp sử dụng quỹ cách tuỳ tiện, lãng phí. 3.4.2. Mở rộng hợp lý các nguồn thu, chi: Khai thác các nguồn thu: Một số các nguồn thu cơ bản: - Nếu cán sự CTXH hoạt động cho một tổ chức CTXH công do Nhà nước quản lý, họ có thể nhận được những khoản trợ cấp ban đầu và theo hạn kỳ. - Nguồn vận động tài trợ: trong nước và nước ngoài (cẩn thận trong giao dịch tài chính quốc tế) - Các khoản thu hợp pháp khác: Tiền lãi do gởi ngân hàng, tiền lãi thu được từ việc cho người nghèo vay với lãi suất thấp, trả chậm trong thời gian dài hay lợi nhuận do cán sự CTXH đóng góp, tiền thu được qua những hoạt động kinh doanh, quyên góp … - Khai thác những nguồn thu bao gồm việc giữ mối liên hệ lâu dài với các cá nhân, tổ chức tài trợ, phát triển một cách hiệu quả các hoạt động khác như kinh doanh, quyên góp ... Có thế, quỹ mới phát triển được lâu dài và quy mô hoạt động mới có cơ hội mở rộng. Công khai các nguồn thu: - Ban điều hành quỹ nên ghi nhận những đóng góp của cá nhân hay tập thể bằng cách cấp biên nhận. Biên nhận nên làm đẹp, trang trọng và có thể nên tổ chức trao vào những dịp đặc biệt. - Cá nhân và tổ chức tài trợ thường muốn biết rõ lợi ích những đóng góp của họ, nên từng thời gian, ban quản lý quỹ cần thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông những hoạt động và hiệu quả quỹ đạt được. 3.4.3. Quản lý và điều tiết các khoản chi: Quỹ của tổ chức các cán sự CTXH được lập để phục vụ các hoạt động CTXH vì sự con người. Nhưng thường thì trong xã hội có rất nhiều việc cần giải quyết. Một tập thể nào đó không thể đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Vì thế cần dành ưu tiên đặc biệt chi những khoản theo đúng mục đích và chương trình đã đề ra ban đầu. Những trường hợp khác cần có sự chấp thuận của Ban điều hành quỹ hoặc nếu cần của cả tập thể. Quỹ hoạt động lâu dài cũng cần trích một khoản nhất định chi cho công tác quản lý :Chi lương , chế độ bảo hiểm theo quy định pháp luật cho cán bộ, nhân viên của Quỹ; Chi cho các hoạt động phục vụ công tác vận động, xây dựng Quỹ và việc khảo sát, lập kế hoạch; Khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có đóng góp cho hoạt động của Quỹ; Chi phí cho văn phòng phẩm , hành chính phí…. 3.4.4. Kiểm tra tài chính (do Ban kiểm tra thực hiện ): - Mở sổ sách kế toán, thống kê hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ tài chính, chấp hành các chế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng cho sinh viên ngành công tác xã hội.doc
Tài liệu liên quan