Đề tài Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – lý luận và thực tiễn

Tại Điều 51 Luật giáo dục và bảo vệ chăm sóc trẻ em quy định,

“Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập”.Tinh thần của khoản 1 điều này được thể hiện rõ trong các Luật chuyên ngành, đơn cử như Luật Hôn nhân gia đình dành hẳn chương 8 để quy định về nuôi con nuôi, các thủ tục pháp lý, quyền và nghĩa vụ cụ thể của cha mẹ nuôi. Quy định trong Bộ luật Hôn nhân gia đình tạo cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi cho các cá nhân, cặp vợ chồng nuôi con nuôi mà trong số đó trẻ mồ côi chiếm tỷ lệ cao.

Tại khoản 2 điều này quy định “Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.”Ta thấy việc khuyến khích này thể hiện trong điều 36 nghị định 68/2002 của chính phủ quy định chi tiết về quan hệ Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài và điều 9 nghị định 69/2006 của Chính phủ sửa đổi một số điều trong nghị định 68. Các điều khoản của nghị định này quy định về đối tượng trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em sống tại các cơ sở nuôi dưỡng thành lập hợp pháp tại Việt Nam trong đó có trẻ em mồ côi.Nếu người nước ngoài nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi thì được khuyến khích hơn so với trẻ em sống cùng cha mẹ, thủ tục pháp lý nhận trẻ em mồ côi cũng đơn giản hơn.

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8799 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nhưng họ lại nhận được tình cảm và sự ủng hộ nhiệt tình từ phía cộng đồng quốc tế. Đây là sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt tinh thần để giúp họ tiếp tục vững bước trên con đường đi tìm công lý. 10. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS 10.1. Luật Quốc Tế: Cơ sở pháp lý: Công Ước Về Quyền Của Trẻ Em Nội Dung: Công ước về quyền của trẻ em có những quy định liên quan đến việc phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em và bảo vệ những trẻ em không may bị nhiễm HIV/AIDS. Điều 2 của Công ước có quy định “ các quốc gia tham gia công ước phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ, tránh khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử”. Đây là những quy định rất quan trọng mang tính phổ quát, chi phối toàn bộ các quy định khác của công ước trên mọi phương diện bảo vệ, chăm sóc. Liên quan đến vấn đề HIV/AIDS, quy định này chỉ ra rằng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em có bố mẹ bị nhiễm HIV/AIDS hay trẻ em vì lý do này hay lý do khác, chịu sự tác động của đại dịch HIV/AIDS phải được bảo vệ và đối xử bình đẳng như tất cả mọi trẻ em khác. Cụ thể Công ước về quyền trẻ em đã đề cập đến những vấn đề mà trẻ em được hưởng trong đó bao gồm cả trẻ em nhiễm HIV/AIDS “ trẻ em dù ở trong hoàn cảnh nào cũng có quyền được sống và phát triển”-Điều 6. “không bị cách khỏi cha mẹ”- Điều 9. “Được chăm sóc sức khoẻ”- Điều 24. “Được quan tâm dành cho những lợi ích tốt nhất”- Điều 3. “Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội’- Điều 26, được học hành, vui chơi giải trí. Đặc biệt công ước đã quy định trách nhiệm của các quốc gia là “phải bảo vệ trẻ em khỏi sự lạm dụng ma tuý- Điều 33, góp phần phòng ngừa và hạn chế khả năng các em khỏi sự lây nhiễm HIV/AIDS qua những con đường này. Những điều khoản nói trên, cùng với những quy định có liên quan khác của công ước, được áp dụng trực tiếp nay cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của các quốc gia về phòng chống HIV/AIDS. Đặc biệt đã đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị tác động bởi đại dịch HIV/AIDS nói riêng, bảo đảm cho trẻ em trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng dược những quan tâm, dành cho sự chăm sóc tốt nhất. 10. 2. Luật Việt Nam: Cơ sở pháp lý: Điều 53 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nội Dung: Sớm nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của hành động phối hợp chung có tính chất toàn cầu trong công cuộc ngăn chặn thảm hoạ của đại dịch HIV/AIDS, do đó Việt Nam đã tích cực tham gia và nổ lực phấn đấu cùng cộng đồng quốc tế trong phòng chống HIV/AIDS. Theo UNAIDS cho biết Việt Nam và Inđônêxia đang là những điểm đáng lo ngại về HIV/AIDS. Ở Việt Nam việc quy định quyền lợi cho các trẻ em nhiễm HIV/AIDS ngày càng cụ thể hơn. Trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV được ưu tiên trợ giúp để phục hồi và tái hoà nhập. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được sửa đổi và được Quốc Hội Việt Nam thông qua năm 2004, trong đó dành riêng một chương IV với 17 điều quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và nhà nước trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV. Trong đó trách nhiệm bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, nhà nước, xã hội và công dân, cụ thể trách nhiệm này được nêu rõ trong điều 5 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu”. Trường hợp bất hạnh nhất là những trẻ em nhiễm HIV/AIDS bị chính cha mẹ, những người thân trong gia đình bỏ rơi, kỳ thị. Chính vì vậy, pháp luật việt Nam cũng đã có những quy định nghiêm cấm đối với những hành vi trái đạo đức, trái lương tâm đó, cụ thể trong điều 7 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định, cấm “Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ”. Và “Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật”( Điều 6 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Đặc biệt trong điều 53 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã nêu lên “đối với trẻ em nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử được nhà nước và xã hội tạo điều kiện để giúp các em chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em”. Theo luật Giáo dục và Luật phòng chống HIV/AIDS thì mọi trẻ em VN nếu đến tuổi đi học là phải được đến trường, kể cả những em bị nhiễm HIV. Tóm lại nhìn chung Việt Nam đã có những qui định tương thích với luật quốc tế, điều này đã thể hiện Việt Nam đã tuân thủ, thực thi các qui định của pháp luật quốc tế. Về cơ bản nhà nước Việt Nam đã qui định những quyền cơ bản mà trẻ em được hưởng như quyền không phân biệt đối xử, quyền được chăm sóc, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe điều đó phù hợp với tinh thần và nguyên tắc của luật quốc tế và cụ thể là công ước về quyền trẻ em. Tuy nhiên việc những qui định của pháp luật Việt nam có được thực thi, và đã thực thi như thế nào thì còn phụ thuộc vào phản ánh của thực tiễn. Để làm rõ các vấn đề trên nhóm tác giả chúng tôi đã đưa ra một vài số liệu thực tiễn như sau: Chương II: THỰC TRẠNG VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT 1.Trẻ em tàn tật. -Trong năm 2000 , cả nước có 182.234 trẻ em thuộc dạng tàn tật nặng. Trẻ em tàn tật được nhận sự quan tâm giúp đỡ của toàn xã hội, từ chính sách pháp luật của Nhà nước. Hiện có 81.212 trẻ trong tổng số trẻ tàn tật nặng được nhận sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ từ phía gia đình, xã hội và Nhà nước, chiếm 44, 56% tổng số trẻ em tàn tật nặng trên toàn quốc. Theo thống kê năm 2003, cả nước có 126.972 trẻ em tàn tật nặng trên tổng số184.390 trẻ bị tàn tật nặng, đạt tỷ lệ 68,86 %. -Còn năm 2004, số trẻ em tàn tật nặng tăng lên, cụ thể là có 201.194 trẻ, trong số này được chăm sóc là 141.247 trẻ, đạt tỷ lệ 70,20 %. Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước với mật độ dân số cao thì việc chăm sóc trẻ em khuyết tật có những kết quả khả quan hơn. -Năm 2000, số lượng trẻ em tàn tật nặng được chăm sóc là 3990 trẻ trên tổng số 5120 trẻ em chiếm tỷ lệ 77,93 %. -Năm 2003 có 3320 trẻ em trong tổng số 5000 trẻ em tàn tật nặng của toàn thành phố được nhận sự giúp đỡ, chiếm tỷ lệ 66,40 %. -Gần đây nhất, năm 2004, số trẻ em tàn tật nặng được chăm sóc là 7980 trẻ trên tổng số 4980 , chiếm tỷ lệ 159,79 %. Nhìn chung trẻ em tàn tật chưa được nhận hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ một cách đồng đều giữa các vùng miền. Ở những vùng kinh tế phát triển thì tỷ lệ trẻ tàn tật được chăm sóc cao hơn so với những vùng kinh tế kém phát triển( tỷ lệ trẻ được chăm sóc ở Hà Nội là 142,60 %, Thành phố Hồ Chí Minh là 159,79 %, Cần Thơ là 95,83 %, trong khi đó các vùng kinh tế kém phát triển tỷ lệ này rất thấp như Trà Vinh là 0,38 % ;Quảng Bình 0,33 %; Gia Lai 1,19 %). Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ trẻ tàn tật nhiều hơn so với các tỉnh thành khác. Điều này có lẽ do nguyên nhân lịch sử, đặc điểm kinh tế xã hội của vùng (lượng dân nhập cư đông, tập trung nhiều trung tâm giáo dục nuôi dạy trẻ tàn tật). Và cũng có lẽ do thế mạnh về kinh tế nên phúc lợi xã hội cao, tỷ lệ trẻ tàn tật được chăm sóc tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2004 lên đến 159,79%. Dưới góc độ giáo dục, trẻ khuyết tật được hiểu là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc, suy giảm về chức năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông (chưa được một nửa chỉ số 50% mà Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 đề ra cho năm 2005). Như vậy, hiện nay vẫn có hơn 800 nghìn trẻ khuyết tật chưa được đến trường. Trong số trẻ khuyết tật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ học. Trong cả nước còn khoảng 2,57% số trẻ em chưa có cơ hội đến trường vì lý do khuyết tật. Nếu tình trạng này kéo dài thì chỉ 99% số trẻ em trong độ tuổi đến trường vào năm 2010 (Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010) khó có thể đạt được.(*) Tuy nhiên không thể không kể đến những kết quả đạt được trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em tàn tật, khuyết tật mà Nước ta đã đạt được. Đó là cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển. Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện. Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng. Đến nay có hơn 269 nghìn trẻ khuyết tật được đi học trong các trường, lớp hòa nhập và bảy nghìn trẻ trong các trường chuyên biệt. ( *)Số liệu từ Viện chiến lược và nghiên cứu giáo dục. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và về khả năng phát triển của trẻ khuyết tật khi được giáo dục, trong đó có cả cha mẹ, cán bộ giáo dục và giáo viên của các trường; cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại thể hiện các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật chưa có những trang thiết bị phục vụ cho việc phục hồi chúc năng, thiết bị hỗ trợ, thiết bị học tập dành riêng cho từng đối tượng trẻ khuyết tật; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật (hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được bồi dưỡng kiến thức về giáo dục trẻ khuyết tật và quản lý chuyên môn trong trường trẻ khuyết tật học hòa nhập). Theo số liệu từ Viện chiến lược và chương trình giáo dục, số giáo viên được đào tạo chính quy và tại chức về giáo dục trẻ khuyết tật, trình độ đại học mới có 339 người và trình độ cao đẳng là 688 người. Thiết nghĩ với số lượng này sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của gần 35 nghìn trường học từ mầm non đến trung học cơ sở trong cả nước mà mới chỉ đáp ứng được ở những nơi có chương trình dự án. Vì vậy nên hơn 800 nghìn trẻ khuyết tật chưa được đến trường. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng xa, vùng sâu hầu hết trẻ khuyết tật không được đi học. Năng lực đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật của các trường sư phạm còn rất thấp hoặc không có. Cả nước mới có bảy cơ sở đào tạo có khoa, tổ giáo dục đặc biệt. Vì vậy, số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng quá ít không thể đáp ứng được việc triển khai giáo dục trẻ khuyết tật ở quy mô lớn trong cả nước. Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục,hỗ trợ trẻ khuyết tật còn ít. Tại điều , Luật giáo dục bảo vệ chăm sóc trẻ em quy định: -“Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội”. Quy định trên của Luật còn chung chung, chưa cụ thể để thi hành trong thực tiễn. Tuy nhiên tinh thần của điều Luật này đã được cụ thể hóa trong các quy định khác của pháp luật. Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội quy định mức trợ cấp xã hội hằng tháng là 120.000đ .Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS nhận mức trợ cấp hằng tháng là 300.000đ.Các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường quản lý là 240.000đ. Mức trợ cấp hiện nay dành cho trẻ em khuyết tật là quá thấp, khó lòng đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho trẻ. -Trong nghị định 68/2002 của chính phủ quy định chi tiết về quan hệ Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài và điều 9 nghị định 69/2006 của Chính phủ sửa đổi một số điều trong nghị định 68, quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình, Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em tàn tật, khuyết tật làm con nuôi đang sống trong các cơ sở nuôi dưỡng thành lập hợp pháp ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tại K3, K4 Đ9 NĐ 69/2006/NĐ-CP cũng cho phép việc cho trẻ em đang sống tại gia đình được nhận làm con nuôi. 2.Trẻ em lang thang Năm 2000, trên cả nước có 22.423 trẻ em lang thang. Trong số này có 10.346 trẻ được chăm sóc, chiếm tỷ lệ 46,14 %. Theo thống kê năm 2003, số trẻ em được chăm sóc là 11.544 trẻ trên tổng số 17.918 , đạt tỷ lệ 64,43 %. Năm 2004, tỷ lệ trẻ lang thang trên cả nước là 16.173 em, số lượng được chăm sóc là 12.014 em, đạt tỷ lệ 74,28 %. Trong năm 2000, toàn thành phố có 6000 trẻ em lang thang. Trong số này thì có 4200 được nhận sự chăm sóc, chiếm tỷ lệ 70 %. Hai năm sau, năm 2003, số lượng trẻ lang thang gia tăng, lên đến 8000 trẻ, trong số này có 4556 trẻ được chăm sóc, chiếm tỷ lệ 56,95 %. Năm 2004, số lượng trẻ lang thang toàn thành phố là 8150 em,được chăm sóc là 4848 em, chiếm tỷ lệ 59,48 %. Như vậy Số lượng trẻ em lang thang trên toàn quốc có chiều hướng giảm qua các năm, điều này cho thấy có những chuyển biến tích cực trong giảm trẻ em lang thang, đưa các em về lại gia đình, giúp các em ổn định cuộc sống.Tỷ lệ trẻ em được chăm sóc trên toàn quốc cũng tăng dần qua các giai đoạn. Tỷ lệ trẻ lang thang giữa các tỉnh thành trong cả nước có sự chênh lệch khá lớn. Trẻ lang thang tập trung đông đảo ở các thành phố, đô thị lớn, các vùng kinh tế-du lịch phát triển và ít ở khu vực nông thôn, khu vực kinh tế kém phát triển. Ta có thể đưa ra số liệu để dẫn chứng cho ý kiến vừa nêu trên: ở Hà Nội trong năm 2004 có 781 trẻ lang thang, Thừa Thiên Huế là 830 trẻ, thành phố Hồ Chí Minh là 8150 trẻ.Trong khi đó, ở các tỉnh thành như Quảng Ngãi là 5 trẻ; Ninh Thuận và Đắc Lắc là một trẻ.Việc trẻ em tập trung đông ở một số tỉnh sẽ gây khó khăn cho công tác chăm sóc và hỗ trợ trẻ em lang thang. Qua số liệu vừa so sánh ở trên, ta có thể rút ra nguyên nhân khiến các thành phố, đô thị lớn có nhiều trẻ lang thang là do đặc điểm về kinh tế xã hội, trẻ tìm tới đây để dễ dàng mưu sinh. Một nguyên nhân nữa là do sự phân hóa giàu nghèo dẫn đến một số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nghỉ học kiếm sống sớm. Do độ tuổi chưa thể tham gia quan hệ pháp luật lao động nên các em không thể làm việc trong các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật mà thường kiếm sống bằng các ngành nghề tự do như: bán báo, vé số, đánh giày… Do sự thiếu quan tâm chăm sóc từ phía gia đình, các em dễ bị những thành phần bất hảo rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội và bỏ nhà đi lang thang. Do sự bạo hành, ngược đãi từ bố mẹ, người giám hộ nên trẻ có ý muốn thoát ly khỏi gia đình. Các trẻ em có hoàn cảnh gia đình thật sự khó khăn, từ nông thôn ra thành phố làm việc để phụ giúp gia đình. Các trẻ là con em của các hộ gia định không nơi cư trú, sống lang thang. Từ những nguyên nhân trực tiếp trên, ta rút ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề là: Sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường. Cộng đồng chưa có ý thức tốt trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho trẻ em. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo của Nhà nước ta chưa thật sự hiệu quả, giải quyết tận gốc những vướng mắc, khó khăn. Việc tuyên truyền kiến thức pháp luật đến với người dân chưa được những người có trách nhiệm thực hiện tốt, chưa có những biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn nạn bạo hành, ngược đãi trẻ em và chế tài nghiêm khắc. Những bất cập xảy ra đối với trẻ lang thang: Do chưa đủ tuổi tham gia quan hệ pháp luật lao động, trẻ lang thang dễ bị lợi dụng vào làm việc với giá công lao động rẻ mà không có chế độ phúc lợi như bảo hiểm, tiền công nghỉ khi ốm đau… Chưa được trang bị kiến thức pháp luật đầy đủ cộng với tâm lý ham thích kiếm tiền, trẻ dễ bị các đối tượng có những hành vi trái pháp luật lôi kéo tham gia. Trẻ em bị chúng sử dụng trong việc thực hiện các hành vi trái phạm pháp như cướp, giật tài sản, móc túi, vận chuyển trái phép chất ma túy… Trẻ em làm việc trong môi trường độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển về thể chất. Trẻ em lang thang không được giáo dục, chăm sóc sẽ phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, có xu hướng trở thành tội phạm trong tương lai. Điều 55 Luật giáo dục, bảo vệ chăm sóc trẻ em quy định như sau: Khoản 1 của điều này đã quy định khá rõ ràng về cơ quan có trách nhiệm trong việc hỗ trợ trẻ em lang thang và đưa ra cách giải quyết, phương thức hỗ trợ với từng nhóm trẻ. Những trẻ em lang thang mà có gia đình thì Nhà nước giúp đỡ các em hòa nhập gia đình, quy định này là hợp lý ở chỗ gia đình là mái ấm đối với trẻ. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ hòa nhập gia đình thôi là chưa đủ vì nếu điều kiện sống quá khó khăn hoặc không giải quyết được nạn bạo hành, ngược đãi thì rất có thể việc làm này không đạt hiệu quả, sớm hay muộn trẻ cũng sẽ trở lại cuộc sống lang thang. Nhằm giải quyết vấn đề này, Luật quy định trẻ em là con hộ nghèo sẽ được hỗ trợ, giúp đỡ xóa đói giảm nghèo.Tuy nhiên quy định trên còn khá chung chung, khó khăn khi áp dung trong thực tế. Về trách nhiệm thực hiện công tác trên: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đến phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em lang thang. Đối với trẻ không còn nơi nương tựa sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các gia đình thay thế, các trung tâm,cơ sở chăm sóc, nuôi dạy trẻ em. Trẻ lang thang không phải lúc nào cũng là những trẻ sống xa hoặc không có gia đình, có trường hợp trẻ cùng gia đình đi lang thang. Đối với trường hợp này,trách nhiệm giúp đỡ cá gia đình này thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em cùng gia đình đến lang thang. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh này có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện để họ định cư ổn định cuộc sống và để trẻ em được hưởng các quyền của mình. Cách làm này mới giải quyết tận gốc vấn đề, chỉ khi ổn định được cuộc sống thì trẻ em mới có điều kiện học tập, vui chơi, hưởng các quyền trẻ em. Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em lang thang được sống trong môi trường an toàn, không rơi vào tệ nạn xã hội. Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân nào mà là của toàn xã hội. Uỷ ban nhân dân với chức năng và quyền hạn của mình đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm này bằng các biện pháp như mở các lớp học bổ túc cho trẻ lang thang, giúp đỡ trẻ học nghề, hỗ trợ pháp lý cho trẻ em lang thang. 3.Trẻ em mồ côi. Trên cả nước trong năm 2000 có 46443 trẻ em mồ côi được chăm sóc trên tổng số 124444 trẻ, chiếm tỷ lệ 37.32%. Trong năm 2003 có 90524 trẻ em mồ côi được chăm sóc trên tổng số 153800 trẻ, chiếm tỷ lệ58.86 %. Và trong năm 2004 có 88516 trẻ em mồ côi được chăm sóc trên tổng số trẻ, chiếm tỷ lệ 61.67 %. Trong năm 2000 tại Thành phố Hồ Chí Minh có 1658 trẻ em trên tổng số 10010 được chăm sóc, chiếm tỷ lệ 16.56 %. Năm 2003 là 4114 trẻ trên tổng số 8000 ,chiếm tỷ lệ 51.43%. Và số liệu từ năm gần đây nhất, năm 2004 là 3875 trẻ trên tổng số 4277 , đạt tỷ lệ 110.37%. Từ những số liệu trên, ta thấy rằng mặc dù trên cả nước có sự gia tăng về số lượng trẻ em mồ côi qua các năm thế nhưng tỷ lệ trẻ được chăm sóc tăng lên đáng kể. Đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh thì công tác chăm sóc trẻ em mồ côi được thực hiện khá tốt, tỷ lệ trẻ được chăm sóc từ năm 2000 đến 2003, từ 2003 đến 2004 đều tăng hơn gấp đôi. Tỷ lệ trẻ em mồ côi được hưởng sự chăm sóc giữa các tỉnh thành không đồng đều, nều như các thành phố lớn tỷ lệ này khá tốt ( năm 2004, Hải Phòng đạt tỷ lệ 200.30 %, Đà Nẵng là 98.54 %) thì ở các tỉnh vùng sâu vùng xa thì tỷ lệ này là rất thấp ( năm 2004, Tây Ninh là 7.86 %, Bạc Liêu là 0 %, Hưng Yên 15.52%) Tại Điều 51 Luật giáo dục và bảo vệ chăm sóc trẻ em quy định, “Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập”.Tinh thần của khoản 1 điều này được thể hiện rõ trong các Luật chuyên ngành, đơn cử như Luật Hôn nhân gia đình dành hẳn chương 8 để quy định về nuôi con nuôi, các thủ tục pháp lý, quyền và nghĩa vụ cụ thể của cha mẹ nuôi. Quy định trong Bộ luật Hôn nhân gia đình tạo cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi cho các cá nhân, cặp vợ chồng nuôi con nuôi mà trong số đó trẻ mồ côi chiếm tỷ lệ cao. Tại khoản 2 điều này quy định “Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.”Ta thấy việc khuyến khích này thể hiện trong điều 36 nghị định 68/2002 của chính phủ quy định chi tiết về quan hệ Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài và điều 9 nghị định 69/2006 của Chính phủ sửa đổi một số điều trong nghị định 68. Các điều khoản của nghị định này quy định về đối tượng trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em sống tại các cơ sở nuôi dưỡng thành lập hợp pháp tại Việt Nam trong đó có trẻ em mồ côi.Nếu người nước ngoài nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi thì được khuyến khích hơn so với trẻ em sống cùng cha mẹ, thủ tục pháp lý nhận trẻ em mồ côi cũng đơn giản hơn. “ Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.”.Quy định tại khoản 3 này được thực thi bằng các chế độ trợ cấp xã hội. Trong quyết định số 38/2004/QĐ-TTg (ngày 17/3/2004) của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi đã quy định các mức trợ cấp cụ thể như sau: -Trẻ mồ côi, bị bỏ rơi sống tại cộng đồng mức trợ cấp là:120.000 - 180.000 - 240.000 đồng/tháng/trẻ tương ứng với trường hợp từ 18 tháng tuổi trở lên; dưới 18 tháng tuổi và từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS; dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS.   -Trẻ mồ côi, bị bỏ rơi sống tại nhà xã hội chỉ có mức trợ cấp là 240.000đồng/tháng/trẻ; trẻ sống tại cơ sở bảo trợ xã hội mức trợ cấp là 240.000 - 300.000đồng/tháng/trẻ (từ 18 tháng tuổi trở lên; dưới 18 tháng tuổi và từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS).  -Với các gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng mức trợ cấp lần lượt là 240.000 - 300.000 - 360.000đ/tháng/ trẻ tương ứng với trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên; dưới 18 tháng tuổi và từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS; dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS.   -Ngoài các chế độ trợ cấp hàng tháng, trẻ mồ côi còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; đang học văn hóa, học nghề thì được miễn, giảm học phí, được cấp sách vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật... Bên cạnh đó trong quyết định số 65/2005/QĐ-TTg (ngày 25/3/2005) của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010 trong đó có trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi còn quy định như sau: Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập. Các bộ, các ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ sở trợ giúp trẻ em trong việc giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc quy định mức trơ cấp xã hội cũng như các kế hoạch hỗ trợ đã phần nào giúp trẻ em mồ côi vượt qua những khó khăn, tuy nhiên mức trợ cấp trên là quá thấp để đảm bảo cho trẻ phát triển một cách tốt nhất.Hơn nữa, đối tượng trẻ em mồ côi được hưởng trợ cấp mà Luật hướng tới là các trẻ mồ côi cà cha lẫn mẹ. Thiết nghĩ các trẻ em chỉ mồ côi mẹ hoặc cha nếu có hoàn cảnh thật sự khó khăn cũng cần được xem xét để hưởng trợ cấp. Trẻ em bị xâm hại tình dục Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế xã hội, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần điều đó đã làm cho con người ngày càng sống có đạo đức, có văn hóa hơn tuy nhiên cũng có một số bộ phận chủ yếu là những người trong thế hệ trẻ đã bị suy thoái về mặt đạo đức, nhân cách, có lối sống buông thả, lười lao động thích ăn chơi đua đòi hưởng thụ và dục vọng thấp hèn. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Trẻ em hiện nay thường bị xâm hại tình dục dưới hình thức sau: Hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu và dâm ô. Theo qui định của BLHS Việt Nam 1999 thì: Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác nhằm giao cấu trái với ý muốn của họ. Tuy nhiên trường hợp giao cấu không trái với ý muốn của trẻ em dưới 13 tuổi vẫn được coi là hành vi hiếp dâm. Bởi vì theo các nhà làm luật với độ tuổi dưới 13 thì các em chưa có đầy đủ kiến thức về giới tính, chưa ý thức được hậu quả hành vi của mình do vậy dù giao cấu thuận tình thì vẫn được coi là hiếp dâm trẻ em. Cưỡng dâm là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang trong tình trạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBảo vệ quyền lợi của trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt-Cơ sở pháp lý.doc
Tài liệu liên quan