Lời nói đầu 1
Chương I: Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA8000 3
I. Lịch sử hình thành và phát triển của SA8000 3
1. Lịch sử hình thành 3
2. SA8000 là gì? 5
II. Nội dung cơ bản của SA8000. 6
1. Mục đích và phạm vi 6
2. Các chuẩn mực và cách giải thích 6
3. Định nghĩa 6
4. Các yêu cầu về trách nhiệm xã hội 8
III. Tình hình áp dụng SA8000 và sự cần thiết áp dụng SA8000 trong ngành May Việt Nam 15
1. Thực trạng triển khai áp dụng SA8000 hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam 15
2. Sự cần thiết áp dụng SA8000 trong ngành may Việt Nam 18
Chương II: Đánh giá mức độ tương thích với SA8000 tại xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì 24
I. Giới thiệu chung về xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì 24
1. Quá trình hình thành và phát triển 24
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong những năm gần đây 25
II. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật tác động đến việc áp dụng SA8000 tại Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì 26
1. Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp 26
2. Cơ cấu tổ chức 27
3. Lao động 29
4. Đặc điểm máy móc thiết bị công nghệ 38
5. Vật tư 39
6. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 39
7. Thị trường xuất khẩu của Xí nghiệp 41
8. Tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 tại Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì 42
II. Đánh giá mức độ tương thích của hệ thống hiện tại với SA8000 tại xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì 43
1. Về lao động trẻ em 43
2. Lao động cưỡng bức 44
3. Sức khoẻ và sự an toàn 45
4. Quyền tự do hiệp hội và thoả ước tập thể 46
5. Phân biệt đối xử 47
6. Thi hành kỷ luật 47
7. Thời gian làm việc 49
8. Trả công lao động 49
9. Hệ thống quản lý 50
Chương III: Biện pháp áp dụng thành công hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA8000 tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì 53
1. Phương hướng hoạt động của xí nghiệp trong thời gian tới 53
2. Nâng cao nhận thức của xí nghiệp về SA8000 544
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 545
4. Đổi mới máy móc thiết bị 57
5. Quy trình triển khai áp dụng SA8000 tại Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì 59
6. Về phía cơ quan nhà nước 67
Kết luận 72
Tài liệu tham khảo 75
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000 tại Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Tr, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
114
17
15
2
2
PX 2
474
199
69
154
26
9
7
3
PX3
266
181
59 9
27
8
1
Tổng số (người)
1196
635
181
295
51
24
10
Tỷ lệ (%)
100
53,09
15,13
24,67
4,26
2,00
0,84
(Nguồn: Phòng TC – LĐ - TL)
Dựa vào bảng trên cho thấy số công nhân có tay nghề bậc 0 chiếm đa số trong Xí nghiệp với 635 người tương đương với 53,09%.
- Số công nhân bậc 1 là 181 người chiếm15,13%.
- Số công nhân bậc 2 là 295 người chiếm 24,67%.
- Còn lại số công nhân bậc 3 có 51 người chiếm 4,26%, công nhân bậc 4 có 24 người chiếm 2,00%. Chuyên môn kỹ thuật khác là 10 người chiếm 0,84%.
Nhìn chung trình độ tay nghề công nhân trong các phân xưởng của Xí nghiệp là tương đối thấp. Đa số công nhân có tay nghề bậc 0, trong khi đó không có công nhân có tay nghề bậc 5, bậc 6. Số công nhân có chuyên môn kỹ thuật khác thì chỉ chiếm một phần rất nhỏ (0,84%). Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất chất lượng của Xí nghiệp.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong Xí nghiệp lực lượng lao động còn quá trẻ, lại mới bước vào nghề nên trình độ tay nghề và kinh nghiệm chưa cao.
Cán bộ quản lý
- Ban lãnh đạo
Đây là đội ngũ cán bộ có vai trò quan trọng trong công tác Quản lý chất lượng. Ban lãnh đạo Xí nghiệp đều là những người có trình độ đại học và có nhiều kinh nghiệm chuyên môn về ngành may. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Xí nghiệp là những người nhận thức khá sâu sắc về công tác quản lý và về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, họ đã được học qua các lớp bồi dưỡng đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO do Trung tâm Năng suất (VPC) tổ chức.
- Cán bộ quản lý cấp phân xưởng
Đây cũng là đội ngũ đóng vai trò không kém phần quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác quản lý chất lượng của Xí nghiệp, là đội ngũ có nhiệm vụ truyền đạt, giúp cho người công nhân hiểu được chính sách, mục tiêu chất lượng và các chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh do cán bộ quản lý cấp cao đưa ra.
Lực lượng này tuy có chuyên môn kỹ thuật song những kiến thức về chất lượng hệ thống quản lý chất lượng còn có những hạn chế nhất định. Điều này ảnh hưởng đến việc truyền đạt cho công nhân những kiến thức về chất lượng.
3.2. Công tác tuyển dụng và đào tạo
Công tác tuyển dụng
Để đảm bảo chất lượng của lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng yếu tố con người trong QLCL, trong các năm qua Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì đã rất quan tâm đến công tác tuyển chọn cán bộ công nhân viên
Do đặc điểm lao động trong Xí nghiệp là lao động phổ thông nên đối tượng tuyển dụng chủ yếu là học sinh đã tốt nghiệp phổ thông và từ 18 tuổi trở nên.
Để đảm bảo chất lượng lao động đầu vào Xí nghiệp đã thiết kế một qui trình về tuyển dụng lao động. Khi lao động đã được tuyển dụng làm việc tại Xí nghiệp thì phải qua quá trình:
- Học nội qui, qui chế của Xí nghiệp.
- Nếu là lao động phổ thông phải học việc trong 3 tháng với mức học phí qui định là 800.000 đồng/người. Sau đó Xí nghiệp tiến hành thi tuyển. Công nhân sau khi thi đạt tay nghề, đủ sức khỏe, hồ sơ hoàn chỉnh sẽ được bố trí vào làm việc tại các bộ phận sản xuất, thời gian thử việc không quá 30 ngày. Sau thời gian thử việc, nếu đạt kết qủa Xí nghiệp ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm. Trong hợp đồng thể hiện rõ: quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi, thời hạn trả lương, mức lương được hưởng, BHXH, BHYT, và các điều khoản khác.
- Nếu lao động đã có tay nghề, Xí nghiệp sẽ xét thi tuyển ngay với lệ phí là 50.000 đồng/người.
Công tác đào tạo
Trong những năm qua, để đảm bảo và nâng cao chất lượng lao động, Xí nghiệp đã chú trọng đến công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo cho công nhân (bao gồm cả công nhân cũ và công nhân mới tuyển). Để công tác đào tạo có hiệu quả, Xí nghiệp đã thiết lập và duy trì thủ tục dạng văn bản về công tác đào tạo nhằm xác định nhu cầu đào tạo cũng như đảm bảo mọi cán bộ công nhân viên làm việc trong lĩnh vực có ảnh hưởng đến chất lượng đều được đào tạo
Chương trình đào tạo của Xí nghiệp trong năm 2002 vừa qua được cụ thể hóa trong chương trình và kế hoạch đào tạo, kết quả đào tạo được đánh giá thông qua bài kiểm tra.
Bảng 10: Hồ sơ đào tạo của Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì
TT
Ngày
Nội dung đào tạo
SL
Kết quả đào tạo
Khá, Giỏi
TB
K. đạt
1
23/3/02
Tập huấn luật LĐ - ATVSLĐ - PCCC
1183
Đạt
2
13/3/02
Tập huấn Kaizen- 5S
02
Đạt
3
25/3/02
Tập huấn sơ cấp cứu
73
Đạt
4
26-28/3/02
Tập huấn PCCC
71
Đạt
5
18-19/4/02
Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê
02
Đạt
6
25-26/4/02
Quản lý sản xuất – kiểm soát lưu kho
02
Đạt
7
8/02
Học ĐH tại chức Bách khoa
10
Đạt
(Nguồn: Phòng TC- LĐ - TL)
3.3. Vấn đề nhận thức về chất lượng, quản lý chất lượng và hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000
3.3.1. Nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng
Cán bộ quản lý cấp cao
Ban lãnh đạo công ty đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ trong nhận thức về chất lượng và vai trò của quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng vì họ là những người đưa ra các chính sách, chính sách chất lượng và chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh khác. Nếu ban lãnh đạo không có quyết tâm, thiếu hiểu biết về chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng thì thì công tác quản lý chất lượng sẽ không có hiệu quả. ở Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì ban lãnh đạo Xí nghiệp trong qúa trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 đã nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 và quyết tâm xây dựng hệ thống trong phạm vi toàn Xí nghiệp. Sự quyết tâm đó thể hiện qua những hoạt động sau của Xí nghiệp:
- Xí nghiệp liên tục đầu tư máy móc thiết bị mới hiện đại phục vụ cho công tác quản lý chất lượng như: máy dò tìm kim loại…
- Chú trọng bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Trong năm 2002, cử 9 cán bộ đi học tại chức khoa Công nghệ Dệt May trường Đại học Bách Khoa. Tổ chức các khoá huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn tại Xí nghiệp.
- Nâng cao điều kiện phục vụ sản xuất cho người công nhân.
- Đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo đặc biệt là đào tạo cán bộ chất lượng.
- Ngoài ra ban lãnh đạo Xí nghiệp còn luôn duy trì công tác tổ chức thi tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp.
Cán bộ quản lý cấp phân xưởng
Nhận thức của đội ngũ này về chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng còn chưa cao thể hiện ở chỗ họ cho rằng mọi công việc từ kiểm tra, giám sát đến các công việc liên quan đến công tác quản lý chất lượng đều do phòng KCS đảm nhiệm. Chính vì quan điểm còn hạn chế như vậy nên dẫn đến hiệu quả của việc thực hiện công tác quản lý chất lượng cũng như quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 còn kém hiệu quả.
Đội ngũ công nhân
Do lực lượng lao động chính trong Xí nghiệp đa số là lao động phổ thông nên nhìn chung vấn đề nhận thức của họ về chất lượng, quản lý chất lượng ở đây còn thấp thể hiện ở chỗ: gần 90% số công nhân khi được hỏi các khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng đều trả lời không đúng hoặc không trả lời được. Chính vì vậy công tác quản lý chất lượng gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 của Xí nghiệp. Vì đội ngũ công nhân là lực lượng trực tiếp thực hiện các công việc có liên quan đến chất lượng nên nếu không nhận thức được trách nhiệm đối với với công việc sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm tra giám sát của cán bộ quản lý chất lượng.
3.3.2. Nhận thức về SA8000
Hiện nay tại Xí nghiệp, nhận thức về hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA8000 còn rất hạn chế. Không chỉ người lao động chưa biết về SA8000 mà ngay cả cán bộ làm công tác quản lý cũng chưa biết nhiều về SA8000. Đối với họ, SA8000 như là một chính sách nhân đạo đối với người lao động chứ không phải vì lợi ích của chính doanh nghiệp. Khi xí nghiệp muốn áp dụng SA8000 thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền thu hút sự tham gia của người lao động. Hơn nữa trong việc thực hiện chính sách với người lao động, Xí nghiệp còn có một số tồn tại làm cho người lao động cảm thấy chưa thoả mãn với công việc hiện tại, chưa thực sự gắn bó với môi trường lao động trong Xí nghiệp dẫn đến tình trạng bỏ việc của người lao động còn xảy ra. Việc không tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo dẫn đến sự không tự nguyện trong việc thực hiện các chính sách trong Xí nghiệp của người lao động, khó thuyết phục người lao động thực hiện đúng các yêu cầu của SA8000 vì họ cho rằng đây chỉ là hình thức, là một chứng chỉ cần thiết cho việc xuất hàng chứ không phải vì lợi ích của chính họ
3.4. Công tác thực hiện chính sách đối với người lao động
3..1. Việc thực hiện các chế độ đối với người lao động
Ban lãnh đạo Xí nghiệp luôn lo đủ công ăn việc làm cho người lao động, hàng năm thường xuyên tổ chức học Bộ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, ký kết TƯLĐTT, phối hợp với công đoàn chăm lo tới đời sống người lao động. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho CBCNV được nâng cao đã tổ chức khám sức khoẻ cho 100% CBCNV, mua BHYT, BHXH, BHTT cho toàn thể CBCNV tạo điều kiện tốt cho CBCNV yên tâm công tác.
Tổ chức cho người lao động đi thăm quan nghỉ mát trong dịp hè, trong năm 2002 đã tổ chức cho 350 người đi Hạ Long hết 140.000.000 đồng.
Kết hợp với BCH công đoàn duy trì trợ cấp khó khăn tổ chức thăm hỏi giúp đỡ gia đình và bản thân CBCNV khi gặp khó khăn, ốm đau, hoạn nạn tạo không khí đoàn kết tương thân tương ái trong toàn Xí nghiệp với số tiền 48.200.000 đồng.
Tổ chức tặng quà sinh nhật cho toàn thể CBCNV hết 29.900.000 đồng.
Trợ cấp ngoài chế độ cho chị em sinh đẻ có kế hoạch là: 8.000.000 đồng.
Trong Xí nghiệp luôn có hoạt động của Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, Công đoàn. Người lao động đựơc tự do tham gia vào các hiệp hội đoàn thể trên. Bên cạnh những mặt tích cực như tạo ra các hoạt động lành mạnh thu hút sự tham gia của người lao động, đã quan tâm đến đời sống của người lao động thì còn có những mặt hạn chế. Công đoàn chưa thực sự đứng về phía người lao động, công đoàn còn có nhiều hoạt động mang tính hình thức. Sự phân công bộ máy quản lý trong Xí nghiệp chưa thực sự mang lại sự tin tưởng của người lao động bởi vì giám đốc Xí nghiệp và chủ tịch công đoàn là chị em ruột có cùng chung lợi ích, nếu không có sự giải thích rõ ràng cho người lao động thì họ sẽ không đặt lòng tin vào tổ chức công đoàn.
3.4.2. Sử dụng lao động
Do đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh ngành may mặc là sản xuất mặt hàng gia công nên Xí nghiệp luôn phải đảm bảo hai nhiệm vụ chính đó là chất lượng và thời hạn giao hàng theo yêu cầu của khách hàng. Bởi vậy thời gian sử dụng lao động của Xí nghiệp được bố trí như sau:
Mốc thời gian
Buổi sáng
Buổi chiều
Từ 7h30’ – 12h
Từ 1h – 4h30’
Ngành may mặc là ngành sản xuất mang tính thời vụ do đó khi vào thời vụ thì người lao động thường xuyên phải làm thêm giờ. Khi có nhu cầu làm thêm giờ, người sử dụng lao động chỉ cần báo trước cho người lao động biết bởi vì quy định làm thêm giờ đã có trong hợp đồng lao động đựơc ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Theo như quy định thì người lao động không bị phân công làm thêm quá 6 h/ngày tức là không quá 300h/năm theo đúng luật lao động. Tuy nhiên khi sản xuất với một đơn hàng lớn thì Xí nghiệp lại thường xuyên vi phạm về chế độ làm thêm giờ cho người lao động.
Do đặc điểm nguồn lao động trong xí nghiệp chủ yếu là nữ cho nên thời gian sử dụng lao động cũng bị ảnh hưởng như ốm đau, thai sản, con ốm mẹ nghỉ….
3.4.3. Về tiền lương, thưởng cho người lao động
Chế độ nâng bậc lương: Với lao động mức lương khởi điểm hệ số thấp hơn 1,78 thì cứ 2 năm người lao động được tham gia thi tay nghề, nếu đạt thi tay nghề sẽ được nâng bậc thợ.
Định mức tiền lương tiền thưởng: Xí nghiệp áp dụng phương thức trả lương khoán sản phẩm với toàn bộ công nhân khối sản xuất. Định mức lao động được hội đồng định mức, tiền lương phê duyệt khi vào sản xuất mã hàng. Người lao động 3 tháng liền không hoàn thành định mức lao động mà người sử dụng lao động không có lỗi thì người lao động đương nhiên bị buộc thôi việc. Phân phối tiền thưởng tùy theo mức đóng góp của người lao động và mức cân đối tài chính từng thời điểm.
Ngoài ra Xí nghiệp còn có các hình thức khuyến khích người lao động phát huy tính sáng tạo trong công việc như khen thưởng cả bằng hiện vật và tinh thần… Tuy nhiên hiện nay trong Xí nghiệp còn có tồn tại về chế độ tiền lương đối với từng lao động. Ví dụ như lương của nhân viên phòng KCS và lương của OTK chuyền. Cùng thực hiện các bước công việc như nhau là kiểm tra sản phẩm trong cùng thời gian như nhau, OTK kiểm tra sản phẩm thuộc chuyền của mình còn KCS kiểm tra sản phẩm cho cả phân xưởng để phát hiện ra những lỗi hệ thống để ngăn ngừa sự không phù hợp, nhưng OTK hưởng mức lương theo sản phẩm và KCS hưởng mức lương theo khối hành chính nên mức lương của OTK cao hơn của KCS từ 1.5- 2 lần dẫn đến sự bất mãn của người lao động làm cho hiệu quả công việc không cao.
3.4.4. Điều kiện làm việc của người lao động
Xí nghiệp đã tiến hành tập huấn lao động kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức, huấn luyện chuyên sâu cho lao động vận hành thiết bị có tính nghiêm ngặt, huấn luyện sơ cấp cứu cho màng lưới an toàn viên và chữ thập đỏ. Để đảm bảo an toàn cho sản xuất xí nghiệp đã chi 73.053.000 đồng để mua bảo hiểm lao động cá nhân, 16.000.000 đồng đo kiểm môi trường, 8.870.000 đồng kiểm định các thiết bị nghiêm ngặt, 943.241.000 đồng cải tạo mới mái nhà, 655.232.000 đồng lắp đặt hệ thống chống nóng thổi nước lấy hơi làm mát xưởng, công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, luôn luôn có 2 người làm việc vệ sinh liên tục trong ngày tại phân xưởng.
Trong năm 2002 Xí nghiệp đã đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng thêm phân xưởng may 4 đồng thời đầu tư xây mới lại khu vệ sinh cho người lao động đảm bảo cho người lao động luôn được hưởng những điều kiện tốt nhất.
4. Đặc điểm máy móc thiết bị công nghệ
Do đặc thù của nghề may nên phần lớn máy móc thiết bị trong Xí nghiệp là các loại máy may công nghiệp và một số máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho việc hoàn thiện sản phẩm như: máy cắt tự động, máy ép mex, máy cắt vòng, máy định vị.…
Xí nghiệp có tất cả 3 phân xưởng may và 1 phân xưởng thêu đều được trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hầu hết máy móc thiết bị chuyên dụng phục vụ ngành may như máy may công nghiệp, máy cắt tự động, máy định vị, máy ép mex... đều được xí nghiệp nhập từ nước ngoài. Do yêu cầu về chất lượng đòi hỏi cao nên xí nghiệp đã chú trọng đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất như : máy dò kim loại, máy dính bọ điện tử, máy một kim cắt chỉ tự động... Hiện nay để phục vụ nhiệm vụ sản xuất, xí nghiệp hiện có hơn 1200 máy may công nghiệp với tốc độ trung bình 5000vòng/phút, một máy ép mex công suất lớn, 2 máy dò kim loại của Nhật...
Máy móc thiết bị nhà xưởng luôn được phòng cơ điện lập kế hoạch theo dõi tu dưỡng bảo trì bảo dưỡng nên quá trình sản xuất luôn luôn được liên tục không bị gián đoạn do máy hỏng, hoặc nếu có hỏng thì sẵn có bộ phận thay thế.
Bảng 11: Báo cáo về máy móc thiết bị trong Xí nghiệp
stt
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng thiết bị đến thời điểm
9/2000
9/2001
9/2002
1
Máy 1 kim
Chiếc
568
604
800
2
Máy 2 kim
Chiếc
146
146
156
3
Máy vắt sổ
Chiếc
119
125
184
4
Thiết bị là hơi
Chiếc
46
178
186
5
Máy đính bọ
Chiếc
21
22
25
6
Máy cắt các loại
Chiếc
28
41
34
7
Máy thùa khuy
Chiếc
26
26
32
8
Thiết bị chuyên dùng khác
8.1
Máy đính cúc
Chiếc
19
17
35
8.2
Máy KANSAI
Chiếc
23
23
86
8.3
Máy ziczac
Chiếc
4
4
4
8.4
Máy ép mếch
Chiếc
11
14
14
8.5
Máy dò kim loại
Chiếc
1
1
2
8.6
Máy vắt gấu
Chiếc
3
3
3
8.7
Máy dán đường may
Chiếc
4
7
7
8.8
Dàn máy thêu
Chiếc
1
2
4
8.9
Nồi hơi
Chiếc
1
7
6
8.10
Máy nén khí
Chiếc
6
7
10
8.11
Hệ thống tạo mẫu vi tính GGT
Bộ
1
1
2
Tổng số
1028
1228
1590
(nguồn: Phòng kỹ thuật)
So với các ngành khác, vốn đầu tư vào máy móc thiết bị ngành may không lớn nhưng tuổi đời của thế hệ máy được thay đổi rất nhanh do tiến bộ của khoa học công nghệ. Đây là một vấn đề khó khăn nhất là đối với các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển như Việt Nam, chúng ta không có vốn để áp dụng những thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới mà sự thay đổi của chúng rất nhanh. Sử dụng những thiết bị hiện đại sẽ làm giảm các nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh lao động. Tuy nhiên dù khả năng còn hạn hẹp nhưng Xí nghiệp đã cố gắng ưu tiên đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn nghề nghiệp cho người lao động.
5. Vật tư
Nguyên vật liệu của Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì chủ yếu sử dụng nguyên liệu ngoại nhập. Do đặc điểm của Xí nghiệp chủ yếu là gia công may hàng cho khách nước ngoài, khách hàng chịu trách nhiệm giao toàn bộ nguyên phụ liệu theo hợp đồng của từng model. Trong trường hợp khách hàng chưa kịp chuyển nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc chuyển thiếu thì xí nghiệp báo với khách hàng và chủ động mua nguyên vật liệu để quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài mặt hàng gia công xí nghiệp đang chuyển dần sang loại hàng mua nguyên phụ liệu, bán thành phẩm. Các nguyên phụ liệu cũng được nhập từ nước ngoài tuy đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nhưng giá thành lại cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Do đó nhằm xúc tiến việc hạ giá thành nhưng không làm giảm chất lượng sản phẩm, Xí nghiệp đã chủ động tìm nguyên phụ liệu trong nước đáp ứng yêu cầu về mặt chất lượng đồng thời có giá thành thấp.
6. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ và tình hình cạnh tranh, Xí nghiệp không thể tồn tại nếu chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có. Vì vậy để nâng cao uy tín và củng cố lòng tin của khách hàng Xí nghiệp luôn quan tâm đến phát triển sản phẩm mới, luôn phấn đấu nhằm thực hiện tốt mục tiêu “nhiều về số lượng và tốt về chất lượng”. Để thực hiện được mục tiêu này Xí nghiệp luôn đổi mới máy móc thiết bị, có nhiều sáng kiến cải tiến quy trình công nghệ nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Quy trình công nghệ sản xuất của Xí nghiệp được sắp xếp theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguyên liệu
Cắt
May
OTK
Hoàn thiện
Thành phẩm xuất khẩu
Thành phẩm tồn nhập kho
Thêu
Giặt là
Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì là một Xí nghiệp lớn gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín bằng các loại máy móc chuyên dùng. Tính chất sản xuất của các loại hàng trong Xí nghiệp là phức tạp đa dạng, sản xuất hàng loạt, liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, quy mô sản xuất lớn.
Quy trình sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp được diễn giải như sau:
- Giai đoạn cắt: Nguyên liệu sau khi được kiểm tra thì thực hiện trải vải và giác sơ đồ sao cho tiết kiệm nguyên liệu nhất mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Xí nghiệp sử dụng máy vi tính để giác sơ đồ và tiết kiệm nguyên liệu ở bộ phận thiết kế. Công đoạn cắt được thực hiện tự động. Các sản phẩm dở dang sau cắt có thể chuyển đến các bộ phận phụ trợ thêu hoặc mài vải tuỳ theo mẫu thiết kế.
- Giai đoạn may: Bộ phận may nhận bán thành phẩm từ bộ phận cắt, căn cứ vào quy trình may và sản phẩm mẫu để lắp ráp các chi tiết vào thành sản phẩm hoàn chỉnh. Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng thì các sản phẩm sau khi hoàn thành có thể được chuyển tới phân xưởng mài, giặt, tẩy trắng. Các sản phẩm sau khi hoàn thiện được bộ phận KCS kiểm tra, sản phẩm không đạt chất lượng được trả lại cho tổ sản xuất để sửa chữa, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển sang bộ phận đóng gói.
- Giai đoạn là: Bộ phận là tiếp nhận các thành phẩm đã hoàn chỉnh thực hiện là sản phẩm. Các sản phẩm sau khi hoàn thiện được bộ phận KCS kiểm tra, sản phẩm không đạt chất lượng được trả lại cho tổ sản xuất để sửa chữa, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển sang bộ phận đóng gói.
7. Thị trường xuất khẩu của Xí nghiệp
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết đã mang lại cho ngành dệt may nước ta nhiều thuận lợi lớn. Tỷ trọng hàng dệt may của Việt Nam trong tổng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ đã tăng từ 0,07% năm 2001 lên 0,44% trong 7 tháng đầu năm 2002. Đồng thời, tỷ trọng của hàng dệt may trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng rõ rệt. Năm 2001, hàng dệt may chỉ chiếm 4,7% tổng xuất khẩu của Việt Nam thì đến tháng 7/2002 đã lên đến 24,2%. Hòa cùng xu thế chung, năm 2002 Xí nghiệp đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ và có kế hoạch thâm nhập sâu vào thị trường này trong năm 2003.
Bảng 12: Thị trường xuất khẩu của Xí nghiệp May Thanh Trì năm 2002
TT
Chủng loại hàng
Đơn vị
Thực hiện
Nước xuất khẩu
Số lượng
Trị giá (USD)
Gia công
FOB
Thị trường có hạn ngạch
1
áo T- shirt
chiếc
12.000
6.000.00
82.800,00
Thuỵ Điển
2
áo nỉ
chiếc
27.424
87.756,80
260.528,00
Anh, Đức
3
Quần dài
chiếc
61.429
187.519,20
508.788,15
Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ailen, Đức, ý, Thuỵ Điển
4
áo khoác nữ
chiếc
3500
12.250,00
60.900,00
Đức
5
Bộ thể thao
chiếc
4.094
10.644,40
49.186,00
Anh, ý
6
áo Jacket
chiếc
66.216
244.999,20
1.011.872,00
Anh, Pháp, Ailen, ý, Đức
7
Quần trẻ em
tấn
1,03
34.333,33
49.722,91
ý, Thuỵ Điển
8
Bộ bảo hộ
tấn
8,55
13.961,00
68.550,00
Phần Lan, Ailen
9
Quần sóoc
tấn
19.31
32.493,58
624.637,07
Anh, áo, Pháp, Đức,
ý, Thuỵ Điển
10
Quần, áo
tấn
7,35
16.255,67
85.373,40
Đức
11
áo Jacket
chiếc
41.373
119.981,70
442.800,95
Canada
12
Quần mùa đông
chiếc
/bộ
5.056
16.179,20
137.483,97
Canada
13
Bộ quần áo trẻ em
bộ
2.750
7.700,00
73.290,36
Canada
14
Quần dài, quần soóc
chiếc
2.040
3.774,00
10.632,23
Canada
15
áo sơ mi
chiếc
150
105,00
2.475,00
Canada
Thị trường không hạn ngạch
1
Quần soóc
Chiếc
22.490
12.369,50
157.430,00
Nga,Venezuela,HồngKông, Singapo,Canada,Peru,Panama, UAE, Anh,Ecuado
2
áo Jacket
Chiếc
85.209
230.064,30
1.302.111,29
Canada,Nauy,Singapo, Malaysia,Nhật,Peru, Dakota,Tây Ban Nha
3
Quần dài
Chiếc
3466
4.505,80
24.608,60
HồngKông,UEA,Singapo, Peru, Nhật,Canada
4
Bộ thể thao
Bộ
21.538
55.998,80
107.690,00
Séc, Nauy
5
áo phông
Chiếc
24.624
12.312,00
73.872,00
Venezuela, Nauy, Mỹ
6
Quần DK
5952
2.976,00
17.856,00
Mỹ
(Nguồn: Phòng XNK)
8. Tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 tại Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì
Căn cứ vào tình hình sản xuất sản xuất của Xí nghiệp là sản xuất hàng gia công may mặc xuất khẩu và nội dung của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, Ban lãnh đạo Xí nghiệp đã chọn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. Không ngại khó khăn, ban lãnh đạo Xí nghiệp đã quyết tâm nghiên cứu và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 vào thực tế sản xuất của Xí nghiệp. Được ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Khoa học – Công nghệ – Môi trường, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Nội quan tâm giúp đỡ, Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì đã chọn Trung tâm Năng suất Việt Nam làm cơ quan tư vấn.
Những ngày đầu tiên, việc làm quen với từng khái niệm trong bộ tiêu chuẩn còn rất mới mẻ, không biết nên bắt đầu từ đâu, tài liệu còn hạn chế, trình độ CBCNV không đồng đều…Đứng trước những khó khăn này, chi bộ, Ban lãnh đạo Xí nghiệp đã cử những cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn đảm nhiệm công việc đồng thời thành lập ban ISO Xí nghiệp gồm các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Xí nghiệp. Trong suốt quá trình áp dụng vào sản xuất, công đoàn, đoàn thanh niên Xí nghiệp đã theo sát và phát động nhiều phong trào thi đua với các hình thức phong phú phù hợp với từng giai đoạn áp dụng. Đến ngày 5/8/2000, Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì đã chính thức được QUACERT và QMS cấp chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng của Xí nghiệp phù hợp với ISO 9002. Chỉ trong vòng 10 tháng áp dụng (10/1999 – 7/2000) Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì đã thử làm quen, nghiên cứu, viết tài liệu, hướng dẫn người lao động, tự đánh giá chất lượng nội bộ, đánh giá trước chứng nhận, đánh giá chứng nhận và được cấp chứng chỉ. Đây là một thời gian không dài để hoàn thành một hệ thống quản lý chất lượng. Nhưng do Đảng ủy Công ty và chi bộ Xí nghiệp đã định hướng đúng đắn trong công tác áp dụng khoa học quản lý vào sản xuất thực tiễn sản xuất, đồng thời theo sát quá trình để động viên ủng hộ, uốn nắn sao cho hệ thống quản lý chất lượng theo sát và phản ánh đúng được thực tiễn sản xuất. Lãnh đạo Xí nghiệp có đầu tư thích đáng về cán bộ, về cơ sở vật chất và có sự kiểm soát chặt chẽ tiến độ theo kế hoạch đã đặt ra…
Sau khi hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 đi vào thực tiễn hoạt động sản xuất của Xí nghiệp, việc áp dụng ISO 9002 đã mang lại cho Xí nghiệp một số kết quả đáng khích lệ.
Về chất lượng sản phẩm: trước khi đưa hệ thống quản lý chất lượng vào áp dụng, tỷ lệ hàng mắc lỗi thông thường phải sửa chữa thường chiếm trên 10% trên tổng số lượng hàng sản xuất. Sau khi áp dụng, do kiểm soát quá trình chặt chẽ hơn, việc chuẩn bị cho sản xuất bài bản hơn nên tỷ lệ mắc lỗi đã giảm xuống dưới 1%.
Về năng suất l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37068.doc