MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I. Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga từ 1991 đến nay
1. Nhân tố Quốc tế
2. Chính sách đổi mới của Việt Nam là động lực thúc đẩy tích cực trong quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
3. Sự điều chỉnh của chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga sau chiến tranh lạnh
II. Quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
1. Quan hệ chính trị - đối ngoại
2. Quan hệ kinh tế - thương mại
3. Quan hệ văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, quân sự
III. Triển vọng của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
3. Triển vọng của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3701 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Triển vọng của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c song phương và đa phương với các nước, các tổ chức Quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau bình đẳng cùng có lợi thông qua đàm phán, giải quyết những vấn đề tranh chấp, đảm bảo hoà bình an ninh khu vực. Việt Nam nhấn mạnh tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, coi trọng quan hệ với các nước đang phát triển và các trung tâm kinh tế thế giới, nêu cao tinh thần đoàn kết anh em đang phát triển ở Châu á, Phi, Mỹ La Tinh và phong trào không liên kết... Nhờ có chủ hướng đúng đắn Việt Nam đã có những thành công nhất định. Việt Nam có quan hệ chính thức với 165 nước trên toàn thế giới, Đảng cộng sản Việt Nam có quan hệ với 188 Đảng trên thế giới. Chúng ta đã quan hệ buôn bán với 120 nước trên thế giới trong đó 61 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với tổng số vốn tính đến hết năm 1999 khoảng trên 33 tỷ USD trong hơn 2200 dự án.
* Những phương hướng chủ yếu trong quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
Nhìn chung tình hình thế giới hết sức có lợi cho quan hệ Việt Nam-. Liên Bang Nga. Trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam vẫn coi trọng Nga là nhân tố, là bạn hàng truyền thống. Hơn nữa quan hệ Việt - Nga có chiều hướng đi lên nên Đảng và Nhà nước ta xác định một số định hướng chủ yếu trong việc giải quyết mối quan hệ Việt - Nga hiện nay là:
- Tăng cường hợp tác hữu nghị nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên Bang Nga. Trên cơ sở của chính sách đối ngoại mở rộng góp phần bảo vệ hoà bình an ninh ổn định khu vực Đông Nam á, Châu á - Thái Bình Dương và thế giới.
- Liên Bang Nga là thị trường rộng lớn và quen thuộc với hàng hoá của Việt Nam nên ta cần khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, những thế mạnh trong việc buôn bán hai chiều và phát triển kinh tế.
- Trong quá trình hợp tác ta cần lựa chọn những nội dung kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nào có hiệu quả để hợp tác .
- Trên cơ sở kinh tế đầu tư của Nga tại Việt Nam thì Việt Nam cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để Liên Bang Nga buôn bán với Việt Nam.
- Việt Nam cần triển khai kế hoạch để trả nợ trên tinh thần bình đẳng cùng có lợi:
- Ngoài ra Việt Nam cần nâng cao vai trò ảnh hưởng về hoạt động tổ chức có nhiệm vụ thực hiện đoàn kết tham gia hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Liên Bang Nga.
3. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga
Sau chiến tranh lạnh mặc dầu là “quốc gia kế thừa Liên Xô” nhưng Liên Bang Nga không phải là Liên Xô. Đặc điểm nổi bật của chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga là lấy việc bảo đảm lợi ích quốc gia làm mục tiêu bao trùm, là chìa khoá để hoạch định chính sách đối ngoại. Được thừa kế chính sách đối ngoại của Liên Xô trước đây Nga đã đề ra mục tiêu chính sách đối ngoại sau:
Thứ nhất, tạo môi trường quốc tế thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài vừa tập trung các nguồn lực trong nước vừa giải quyết các vấn đề Quốc tế kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng đang đặt ra với Nga sau chiến tranh lạnh.
Thứ hai : cải thiện mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trước hết là Mỹ và các nước Phương Tây để Nga sớm hoà nhập vào các tổ chức kinh tế, an ninh ở khu vực và thế giới
Thứ ba; từ việc khẳng định vai trò của mình trong các nước SNG Nga tiếp tục khẳng địnhvị thế cường quốc của mình trên trường Quốc tế trong trật tự thế giới mới sau chiến tranh lạnh.
Để thực hiện mục tiêu trên, Nga đã triển khai qua hai gia đoạn của sự điều chỉnh;
a) Giai đoạn từ 1991đến 1993
Điểm chốt yếu trong chính sách đối ngoại của Nga là hướng về Phương Tây với lý do là trong ban lãnh đạo Nga lúc đó hy vọng Nga sẽ thực hiện được những biện pháp củng cố quyền lực chính trị, nhận được sự đầu tư của Phương Tây để chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên chính sách Nga về Phương Tây ngay từ đầu đã bộc lộ những hạn chế, Nga không đem lại kết quả như mong muốn, Nga đứng trước nguy cơ bị cô lập, mất vai trò chủ động trong việc sắp xếp lực lượng ở Châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương. Nga đã đánh mất vai trò của thành viên chi phối không gian ở khu vực . Để đối phó với tình hình này, tháng 12/1993 chính sách đối ngoại của Nga có bước thay đổi. Nga đã áp dụng chính sách đối ngoại theo định hướng “cân bằng Đông - Tây” Nga bắt đầu chú trọng đến các quan hệ với Phương Đông. Chính sách đối ngoại trên của Nga đã ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Nga giai đoạn này, làm cho quan hệ hai bên bị trì trệ trên nhiều lĩnh vực. Trong đó hệ quả lớn nhất là sự suy giản mối quan hệ truyền thống vốn có bề dày mà hai bên được kế thừa.
b. Giai đoạn 1994 đến nay
Trong giai đoạn này chính sách "cân bằng Đông - Tây" đã được điều chỉnh, chủ trương nhượng bộ trong quan hệ với Mỹ và các nước Phương Tây của Liên Bang Nga được thay thế bằng nguyên tắc đối ngoại “ưu tiên trước hết cho lợi ích quốc gia dân tộc” điều này đã được thể hiện đầy đủ ở nguyên tắc đối ngoại trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga do Tổng thống B. Yelsin phê chuẩn tháng 1 năm 1994.
Để nâng cao vị thế trên trường quốc tế, mấy năm gần đây Nga đã tham gia vào các hoạt động của diễn đàn an ninh khu vực ASEAN,ARF . Nga đẩy mạnh quan hệ với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam...
Việc Nga tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam á mở rộng quan hệ với các nước ASEAN tạo điều kiện phát triển quan hệ giữa Liên Bang Nga với các nước trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam á nói riêng là tiền đề quá trình cho khu vực tăng cường thúc đẩy quan hệ Việt - Nga lên một bước cao hơn, có hiệu quả hơn là bạn hàng truyền thống và quen thuộc với mặt hàng Việt Nam. Đây là cơ hội thúc lợi để hai bên tăng cường mạnh mẽ hơn trên mọi lĩnh vực kinh tế.
II - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA
Quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga được thiết lập trên cơ sở kế thừa phần lớn của quan hệ hữu nghị Việt - Xô truyền thống. Tuy nhiên từ khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã đến nay mối quan hệ giữa hai nước được ghi nhận bằng những chuyển biến tích cực. Xuất phát từ lợi ích kinh tế- chính trị và nhu cầu riêng của mỗi nước nên tính chất quan hệ của hai nước thay đổi một cách căn bản. Nó được thể hiện trên nhiều lĩnh vực sau :
1. Quan hệ chính trị - đối ngoại
Do tác động của tình hình quốc tế sau chiến trnah lạnh và những vấn đề đặt ra trong nội bộ của mỗi nước. Từ khi Liên Xô tan rã quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga có thể nói phát triển qua các giai đoạn thăng trầm khác nhau.
a. Giai đoạn từ 1991 đến 1993
Đặc trưng nổi bật của giai đoạn này là quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga bị trì trệ, lạnh nhạt, các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai cấp cao giữa hai nước không tiến hành hoặc có tiến hành thì chỉ tiến hành mang tính chất xã giao. Cụ thể là cuộc đàm pháp Việt Nam - Liên Bang Nga nhân chuyến thăm của phó Thủ tướng Việt Nam Trần Đức Lương sang các nước SNG tháng 7 năm 1992 đã không đạt được kết quả mong muốn về mở rộng quan hệ hai nước.
Nguyên nhân là do :
Một số điều kiện của Nga đưa ra trong đó có vấn đề nợ. Mục tiêu của Nga khác Việt Nam hai bên thiếu nhất quán trong quan điểm, lợi ích chiến lược của mỗi quốc gia khác nhau. Nếu giai đoạn này chính sách đối ngoại của Nga hướng về Đại Tây Dương thì ưu tiên hàng đầu của Việt Nam làquan hệ với các nước Đông Nam Á. Trên diễn đàn quốc tế, diễn đàn an ninh khu vực quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga bị suy giảm còn là do sự thụ động của cả hai phía trước sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới. Khi cơ chế, cơ cấu quan hệ kiểu cũ bị đổ vỡ còn cơ chế quan hệ mới phù hợp với thông lệ quốc tế,rõ ràng là rất phức tạp, không thể ngay lập tức thiết lập được. Mục tiêu trên theo đuổi hai bên khác nhau trước sự thay đổi nhanh chóng của thế giới.
b. Giai đoạn từ 1994 đến 1996
Xuất phát từ chuyến đi thăm của phó thủ tướng Trần Đức Lương mà từ đó các cuộc viếng thăm của các vị nguyên thủ Quốc Gia được thường xuyên hơn. Hai bên nhằm tăng cường quan hệ truyền thống và mong muốn phối hợp đối ngoại đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ hai nước trong tình hình mới. Sự kiện đáng chú ý nhất đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển quan hệ Việt - Nga là chuyến đi thăm hữu nghị chính thức đầu tiên sang Liên Bang Nga của Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào tháng 6 năm 1994 với việc ký kết hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hai nước.Việc này đã phản ánh quyết tâm của mỗi nước nhằm tạo cơ sở nền tảng cho định hướng phát triển hai nước trong tình hình mới.
Trên các diễn đàn an ninh Quốc tế và khu vực Đông Nam Á. Nga đánh giá rất lớn vai trò của Việt Nam còn Việt Nam ủng hộ Nga tham gia vào công việc ở Đông Nam Á.
Là thành viên của ARF và Liên Hiệp Quốc... Nga và Việt Nam đã tăng cường hợp tác, phối hợp hoạt động ngoại giao cùng phát triển ở các tổ chức này.
Với vai trò án ngữ vị trí quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã góp phần thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và Nga thuận lợi hơn trong việc Nga trở thành thành viên đối thoại đầy đủ của ASEAN.
c. Giai đoạn 1997 đến nay
Đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này là quan hệ Việt - Nga bước sang giai đoạn phát triển mới về chất, trong đó chính trị ngoại giao giữ vị trí mở đường.
Tháng 2 năm 1997 chủ tịch Viện DUMA quốc gia Nga G.XeleJone sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam nhằm xác lập quan hệ cơ quan lập pháp hai nước. Tháng 3 năm 1997 lần đầu tiên trong thông điệp của mình Tổng thống Nga Boris Yelsin đã nhấn mạnh tăng cường hợp tác quan hệ với Việt Nam
Đến tháng 1 năm 1997 Thủ tướng chính phủ Liên Bang Nga Checnomudin đã đi thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên. Đây có thể coi là cột mốc quan trọng mang ý nghĩa đánh dấu bước chuyển biến về lập trường mỗi bên.
Trong khung cảnh mối quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga được cũng cố tích cực thì sự kiện đánh dấu cho giai đoạn mới nỗ lực ở cấp cao nhất đưa mối quan hệ phát triển của hai nước lên cao hơn đó là chuyến đi thăm hữu nghị chính thức đầu tiên của Chủ tịch nước CHXHCH Việt Nam Trần Đức Lương sang Liên Bang Nga. Ở giai đoạn này hai nước đều ưu tiên cho nhau đã phát triển tạo triển vọng cho sự hợp tác lâu daì trong chính sách đối ngoại của mình. Nga coi Việt Nam là một đối tác quan trọng ở Đông Nam Á. Việt Nam xác định chính sách đối ngoại của Việt Nam là định hướng lâu dài trong sự phát triển quan hệ với Nga.
2. Quan hệ Kinh tế - Thương mại
Trước đây mối quan hệ Việt Nam- Liên Xô mang đượm tình hữu nghị thiêng liêng cao đẹp Việt Nam được Liên Xô viện trợ giúp đỡ rất nhiều trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược giải phóng đất nước đó là Pháp và Mỹ. Cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 sau khi Liên Xô tan rã quan hệ kinh tế Việt - Nga mặc dầu kế tục cơ sở mối quan hệ kinh tế Việt - Xô trước đây thế nhưng thực trạng của mối quan hệ kinh tế thương mại ViệtNam - Liên Bang Nga là bức tranh ảm đạm với sự suy giảm đáng kể , cụ thể là :
* Từ năm 1991 quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Liên Bang Nga giảm sút mạnh, phần lớn các quan hệ truyền thống theo Hiệp định bị phá vỡ. Nếu như trong năm 1980 buôn bán hai chiều Việt - Nga chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì đến năm 1996 tỷ lệ này còn chưa bằng 0,2% chiếm 0,25% kim ngạch xuất khẩu của Nga. Ngay từ đầu thập kỷ 90 hai bên đã thoả thuận việc buôn bán giữa hai bên chuyển sang thanh toán theo giá cả thế giới bằng ngoại tệ có thể chuyển đổi. Buôn bán hai chiều Việt - Nga vẫn được duy trì nhưng khối lượng thì giảm rất nhiều so với quan hệ Việt Xô trước đây. Nga vẫn tiếp tục nhập từ Việt Nam và xuất sang Việt Nam các mặt hàng truyền thống như trước đây, Nga giúp Việt Nam hoàn thiện công trình thuỷ điện Hoà Bình và các công trình đang còn dở khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong năm 1991 khối lượng buôn bán Việt - Nga giảm 10 lần so với năm 1990, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga chỉ bằng 70% mức năm 1990. Tình hình này đã gây ra cho Việt Nam khá nhiều khó khăn trong nền kinh tế.
Tình trạng đình đốn sản xuất hàng xuất, nhập khẩu làm ảnh hưởng đến việc làm của hàng chục vạn người lao động trong các nghành sản xuất. Mặt khác trong nhập siêu Việt Nam không được vay lãi mà còn phải trả nợ nên Việt Nam không còn có khả năng để nhập khẩu như trước. Thêm vào đó trong quan hệ thanh toándo chưa có cơ chế và thiếu ngoại tệ nên quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Liên Bang Nga chủ yếu thông qua các hình thức hàng đổi hàngvà việc này đã gặp nhiều khó khăn. Một số đơn vị kinh tế đã ký được một số hợp đồng hàng đổi hàng theo tính toán có lợi cho cả hai bên nhưng lại không thực hiện được do vận chuyển hoặc do chính sách của Liên Bang Nga thay đổi.
Trước tình hình đó tháng 7 năm 1992 hai bên đã ký kết được biên bản kinh tế thương mại
Hai bên đã ký kết các hợp đồng chuyển giao các loại hàng hoá đã xác định. Ngoại thương Việt Nam - Nga năm1992 đạt 191triệu USD trong đó xuất khẩu chiếm 749 triệu USD, nhập khẩu chiếm 112 triệu USD.
Lưu thông hàng hoá giữa hai nước theo các kênh khác nhau đến 1993 Việt Nam trả nợ được 300 triệu USD.
Mặc dầu nỗ lực như vậy, nhưng trên thực tế quan hệ hai nước gặp rất nhiều khó khăn. Việc giá cả không hợp lý dẫn đến hàng hóa Việt Nam ở thị trường Nga tăng gấp 5-6 lần so với giá các mặt hàng cùng loại. Về phía Nga cũng gặp nhiều trở ngại trong vấn đề thanh toán song phương.
Những năm gần đây, nhất là từ những năm 1994 đến nay quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Liên Bang Nga có một số khởi sắc hơn. Băng sự nổ lực của hai bên, hai nước đã ký thoả thuận nhiều chương trình về nông sản, chè, cao su... Về mặt nhà nước, tháng 6/1994 chính phủ hai nước đã ký hiệp ước hợp tác kinh tế khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực tổ hợp công, nông nghiệp. Ngoài “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản” đã nêu và một số hiệp ước cụ thể khác, hai bên đã ký hơn 20 hiệp định hợp tác thuộc các lỉnh vực khác nhau. Việt Nam- Liên Bang Nga đang tích cực hoàn thiện những cơ sở pháp lý của hợp tác song phương có tính đến những diễn biến ra nền kinh tế . Hai bên đã xem xét các hình thức tương hộ lẫn nhau như xí nghiệp liên doanh, hiệp hội cổ phần, các lĩnh vực được ký kết mang tính thực tế hơn. Hai bên tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn ở Việt Nam như dầu mỏ, khí đốt, năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp và chế biến. Phía Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát thị trường với những quy mô và tại khu vực khác nhau ở Liên Bang Nga, nhờ đó mà trong những năm gần đây giá trị xuất khẩu Việt – Nga có xu hướng tăng lên nhưng so với thời kỳ Việt - Xô thì còn rất nhỏ bé. Năm 1992 : 204 triệu USD, 1993 : 279,7 triệu USD, 1994: 378,9 triệu USD.
Trên lĩnh vực đầu tư cũng chiếm một phần quan trọng trong quan hệ Việt – Nga. Hiệp ước liên chính phủ về khuyến khích và bảo vệ song phương vốn đầu tư ký ngày 16/6/1994 đã thúc đẩy việc phát triển đầu tư hai nước. Mặc dầu vốn đầu tư Nga vào Việt Nam tăng chậm, manh mún, nhỏ giọt vì nhiều lý do khác nhau nhưng theo số liệu hai bên chưa đầy đủ tính đến 1994 Nga có hơn 30 dự án liên doanh ở Việt Nam .Nâng tổng số vốn lên trên 110 triệu USD xếp 18/53 nước và lãnh thổ đầu tư vàoViệt Nam .
Tháng 3/1998 hai nước ký hiệp định xây và vận hành nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất công suất 6,5 triệu tấn / năm, khai thác = 130.000 thùng/ngày với số vốn đầu tư là 1.3 tỷ US
Hiên nay Nga vươn lên vị trí thứ 8 trong danh sách 61 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong lĩnh vực đầu tư, một gương mặt ta cần phải kể đến đó là liên doanh dầu khí Việt - Xô Petro. Tổng số 7 triệu tấn dầu mà Việt Nam khai thác năm 1995 và hơn 8,3 triệu tấn năm 1996 thì phần áp đảo thuộc về liên doanh này. Tính đến tháng 11/1997 liên doanh đã khai thác được 50 triệu tấn dầu thô. Riêng tính giai đoạn từ 1994 đến 1997 xí nghiệp liên doanh Việt - Xô Petro đã nộp ngân sách Nhà nước Việt Nam 3,4 tỷ USD bằng từ doanh thu dầu thô.
Một điều đáng chú ý trong quan hệ kinh tế Việt-Nga là các công ty tư nhân của người Việt Nam tại Nga đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế ở Nga và thúc đẩy sự hợp tác Việt Nga như công ty :Guarton, công ty :Crixtan, công ty : Sovico...
Số lượng doanh vốn nghiệp của người việt có khoảng 300 triệu USD. Tuy vậy quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Nga vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng mỗi bên . Hơn nữa quan hệ hai bên còn tồn tại những vấn đề hạn chế trước hết là bất hợp lý, mất cân đối giữa đầu tư sản xuất và trao đổi thương mại. Những khó khăn trong khâu thanh toán cũng hạn chế đáng kể quan hệ kinh tế giữa hai nước .
3. Quan hệ Văn hoá Giáo dục,Khoa học - Kỹ thuật ,Quân sự
Về văn hoá, khoa học - kỹ thuật và giáo dục .
Trước khi bị giải thể, Liên Xô đã dành cho Việt Nam nhiều ưu tiên về sự giúp đỡ trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật rất lớn!. Nhiều công trình hợp tác giữa hai nước đến nay vẫn còn có nhiều giá trị .Từ cuối thập kỷ 80, sự khủng khoảng của Liên Xô làm giảm sút toàn diện các quan hệ hợp tác trong đó có quan hệ hợp tác văn hoá giáo dục khoa học kỹ thuật Nga –Việt. Mặc dù cả Việt Nam và Liên Bang Nga đều rât cố gắng để khắc phục tình trạng này .Mãi đến tháng 12/1993 hiệp định hợp tác khoa học xã hội Nga –Việt mới được ký kết, song quá trình thực thi sau đó không đưa lại kết quả mong được. Xuất phát từ chủ trương khôi phục và củng cố quan hệ Việt Nam –Nga, từ 1994 đến nay hợp tác trong lĩnh vực này đã được khởi sắc. Đến ngày 16/1/1996 hai nước đã ký hiệp định hợp tác khoa học trên lĩnh vực khoa học xã hội đến hết năm 2000. Đồng thời thoả thuận bổ sung những điều khoản thay đổi quan trọng so với hiệp định cũ. Viện Hàn Lâm khoa học Nga và Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn quốc gia Việt Nam đã thống nhất đưa ra kế hoạch hợp tác với nhau trong những năm 1996-1998 bao gồm 12 công trình lớn. Trong đó công trình đáng chú ý là công trình biên soạn bộ từ điển lớn Việt –Nga.
Trong điều kiện khó khăn về ngân sách khoa học hiện nay nhưng nước Nga vẫn tài trợ một phần vốn lớn cho công trình lớn này .
Trong lĩnh vực văn hoá, nét nổi bật trong quan hệ Việt – Nga là hình thức ngoại giao nhân dân được xúc tiến mạnh mẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cường hữu nghị gắn bó giữa hai dân tộc .
Tóm lại : trên lĩnh vực này ta đánh giá rằng, quan hệ Việt Nam- Nga trong những năm qua chưa tương xứng với nhu cầu hai phía nhưng ta hy vọng rằng bước sang thế kỷ 21 này quan hệ về văn hóa, khoa học – kỹ thuật, giáo dục sẽ là cột mốc mở ra thời kỳ mới giữa quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga
b.Về quân sự
Trên lĩnh vực quân sự Việt Nam- Liên Bang Nga ngày càng tỏ ra quan tâm hơn trong lĩnh vực hợp tác này. Trước đây quan hệ Liên Xô - Việt Nam như anh với em. Liên Xô đã giúp Việt Nam chiến thắng hai kẻ thù lớn là Pháp và Mỹ để dành lại đất nước .Hiện nay Nga được kế tiếp về điều đó nhưng quan hệ giữa Nga-Việt còn có nhiều hạn chế. Nga vẫn tiếp tục chính thức đề nghị cho phép hãi quân Nga tiếp tục ở lại cảng Cam Ranh. Tuy qua nhiều vòng dầm phán nhưng hai bên chưa đi đến thoả thuận cuối cùng. Trong những năm gần đây hai nước bắt đầu nối lại quan hệ quân sự trên mức độ nhất định phù hợp với mỗi bên. Nga đã cung cấp cho Việt Nam một số trang thiết bị, vũ khí thay thế trang thiết bị có nguồn gốc của Liên Xô cũ. Về đào tạo quân sự, hai bên cũng đã thoả được một số vấn đề quan trọng.
III. TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM- LIÊN BANG NGA
1. Thuận lợi
+ Quan hệ giữa hai nước là quan hệ hữu nghị truyền thống được thử thách qua nhiều thập kỷ và hiện vẫn có lợi ích, song trùng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương .
Trên lĩnh vực kinh tế, Nga đã tham gia tích cực vào việc hội nhập vào nền kinh tế Châu á- Thái Bình Dương bằng nhiều biện pháp cụ thể như Nga mở cửa vùng Viễn Đông với nhiều chính sách ưu đãi mở rộng quan hệ buôn bán thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN... Đến nay tổng kim ngạch ngoại thương của các nước Châu Á- Thái Bình Dương chiếm 40% tổng kim ngạch ngoại thương của Nga. Riêng với các nước ASEAN năm 1995 tổng kim ngạch buôn bán của các nước này với Nga là 4,5 tỷ USD Nga tiếp tục mở rộng thị trường buôn bán vũ khí sang các nước Châu A-Thái Bình Dương để tăng thêm nguồn ngoại tệ.
Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, Nga chú trọng cải thiện phát triển quan hệ song phương và đa phương với các nước Châu Á- Thái Bình Dương với các nước ASEAN, vị thế ASEAN ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế kể từ sau chiến tranh lạnh. Chính vì thế Nga càng chú trọng nhiều đến quan hệ với các nước ASEAN trong đó đặc biệt là Việt Nam .
Về quân sự, Liên Bang Nga đã duy trì lợi ích an ninh quân sự ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương đồng thời xây dựng cơ chế an ninh mới ở khu vực này. Đây là dấu hiệu tốt cho quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga. Đối với Việt Nam, từ lâu Nga coi Việt Nam có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương . Lúc này Việt Nam vẫn là nước khá cần thiết đối với Nga. Trước đây Liên Bang Xô Viết giúp Việt Nam rất nhiều trong các dự án chương trình xây dựng. Liên Xô đã đầu tư xây dựng các công trình kinh tế mũi nhọn, chủ chốt như dầu mỏ, công nghiệp và các nghành điện ở Việt Nam. Hiện nay với tư cách là người kế thừa Liên Bang Nga đã hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực nổi bật là khai thác thăm dò dầu khí đem lại thu nhập lớn cho Việt Nam. Việt Nam coi Nga là đối tác tin cậy và có hiệu qủa. Đây là nhân tố rất thuận lợi tạo đà cho việc mở rộng các quan hệ khác.
+ Trải qua bao khó khăn, nhưng Nga vẫn là một trong những nước có hệ thống quân sự mạnh nhất thế giới. Ở Thái Bình Dương, Nga có hạm đội hải quân rất mạnh do đó cảng Cam Ranh của Việt Nam là nơi cần thiết cho việc dừng chân để phục vụ công tác kỹ thuật. Mặt khác Việt Nam cũng có cố gắng trong việc trả nợ cho Liên Bang Nga để giải quyết việc khó khăn trong nước.
+ Bước sang nền kinh tế thị trường hai nước đã có những bước chuyển biến bước đầu khả quan. Với Liên Bang Nga do nhiều yếu tố tác động đền sự phát triển kinh tế nên Nga còn có nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Nhưng mấy năm gần đây Liên Bang Nga đã có dấu hiệu tốt. Năm 1999 GDP tăng 3,2% so với năm 1998, sản xuất công nghiệp tăng 8,1% nông nghiệp tăng 2,4%, ngân sách bội thu khoảng 90 tỷ xuất siêu đạt trên 30 tỷ USD. Năm 2000 tình hình kinh doanh Liêng bang Nga tiếp tục chuyển biến tích cực GDP 5 tháng đầu năm tăng so với năm 1999 là 7,3% sản xuất công nghiệp tăng 6% đầu tư tăng 9% thu nhập thực tế của dân tăng 8% (lần đầu tiên sau 20 năm) Nga đã đưa ra chương trình phát triển kế hoạch giai đoạn 2001 đến 2010 trong đó đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm tối thiểu là 5% tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới 10% vào năm 2004 so với 18 đến 20% hiện nay. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 104,2 tỷ USD vào năm 2010 so với 84,6 tỷ USD của năm 1999. Việt Nam thì có một số thành công đáng kể trong công cuộc đổi mới. Trong giai đoạn từ 1991 đến 1995 tăng trưởng trung bình hàng năm của Việt Nam đã đạt mức 8,2% trong đó riêng năm 1995 là 9,5%, nhiều tổ chức Quốc tế dự báo mức tăng trưởng năm 1998 sẽ là 10%. Các tính toán cũng cho thấy tính khả thi của chi tiêu GDP tăng bình quân 9 đến 10%/năm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000.
+ Việt Nam - Liên Bang Nga đang là thị trường quen thuộc của nhau. Đến nay quan hệ kinh tế này đã gần 50 năm. Mặc dù trong hợp tác kinh tế ở thời kỳ này Việt Nam không được Liên Bang Nga giúp đỡ và dành ưu tiên như thời kỳ Liên Xô. Nhưng hai nước quen biết thị trường của nhau và là bạn hàng truyền thống nên đã tạo cho hai nước có nhiều thuận lợi hơn trong việc buôn bán trên cơ sở tập quán truyền thống hai nước sẽ giúp tạo điều kiện cho nhau kinh doanh. Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Nga những mặt hàng nông sản nhiệt đới, còn Nga sẽ xuất khẩu sang Việt Nam những mặt hàng có ý nghĩa như xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn để đáp ứng nhu cầu của hai nước.Có thể nói, nếu như đối với Nga, Việt Namcó thể là chiếc cầu nối với Đông Nam Á thì ngược lại các nước ở khu vực này coi Việt Nam là một kênh để qua đó để thâm nhập vào thị trường Nga và các nước SNG.
+ Việt Nam có đội ngũ cán bộ đông đảo, các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực được đào tạo từ Liên Bang Nga và các nước thành viên SNG. Từ khi có quan hệ chính thức, Liên Xô đã đào tạo giúp Việt Nam hơn 30 nghìn chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Số cán bộ được đào tạo này có trình độ chuyên môn cao, thông thạo tiếng Nga và phong tục tập quán nước Nga. Một số lượng lớn trở về nước hiện đang nắm trong tay chức vụ chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể. Số còn lại sau khi tan rã đã ở lại hoạt động buôn bán và thành lập các công ty tư nhân của người Việt Nam tại Nga. Các công ty này kinh doanh khá đa dạng và làm ăn có hiệu quả.
2. Khó khăn
+ Quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga đã thay đổi về chất so với quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước đây. Từ chỗ là quan hệ tình hữu nghị anh em cao đẹp, cùng chung một hệ tư tưởng, chung một chí hướng nay chuyển sang quan hệ bình đẳng cùng có lợi theo thông lệ quốc tế.
+ Đang trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, hai nước đang gặp nhiều khó khăn bất trắc nên ít có khả năng bổ sung cho nhau. Việt Nam đã có bước đầu đổi mới và có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt đời sống, chính trị, kinh tế - xã hội. Tuy vậy, Việt Nam không phải đã hết khó khăn. Còn về phía Nga kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư trong mỗi năm phải trả nợ nước ngoài khoảng 10 tỷ USD. Hiện Nga đang nợ nước ngoài trên 150 tỷ USD trong đó kế th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QHT35t (2).doc