Trên thực tế các cơ quan trung ương và địa phương nhận thức và có quan điểm nhìn nhận vốn vay ODA chưa rõ ràng, trong tiềm thức của họ vẫn coi nguồn vốn vay ODA là sự cho không, biếu tặng của nước ngoài hoặc là khoản vay nhưng không phải trả lãi suất hay lãi suất rất thấp không đáng kể. Nguyên nhân này là do quá trình du nhập ODA vào Việt Nam ban đầu là ODA không hoàn lại chiếm 90% và hình thức ưu đãi bên ngoài của vốn vay ODA. Vì thế mà việc phân bổ và sử dụng vốn ODA tùy tiện, nhiều sơ hở để tồn tại hiện tượng tham nhũng, lãng phí, hoặc chấp nhận mua máy móc, thiết bị, công nghệ của nhà tài trợ với giá cao làm cho nguồn vốn ODA thực hiện nhưng không có khả năng thu hồi để trả gốc và lãi, gây gánh nặng nợ cho nền kinh tế đất nước.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2100 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trình bày các giải pháp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Ngân hàng Thế giới, đối với một quốc gia cơ chế quản lý tốt khi vốn ODA tăng thêm một lượng bằng khoảng 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng có thể nhích lên được 0,5% tùy theo quy mô GDP và lượng vốn ODA tương ứng của từng nước. Khi kinh tế tăng trưởng có nghĩa là GDP và GDP/đầu người tăng. Thu nhập thực tế của người dân tăng lên, góp phần vào xóa đói, giảm nghèo. Qua nghiên cứu 45 quốc gia Ngân hàng Thế giới đã đưa ra kết luận: Khi cơ chế quản lý tốt, vốn ODA tăng lên 1% GDP làm cho tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giảm 0,9%; thu nhập đầu người tăng với mức 4% thì mức nghèo khổ giảm 5%; Bình quân ở các nước đang phát triển, thu nhập đầu người tăng thêm 1% GDP dẫn đến tỷ lệ nghèo khổ giảm xuống 2% hay nói cách khác, ở các quốc gia có cơ chế quản lý tốt, viện trợ tăng lên 1% GDP thực tế tạo thêm 0,5% tăng trưởng và do vậy dẫn tới giảm tỷ lệ nghèo khổ xuống 1%.
- Vốn ODA tác động cải thiện các chỉ tiêu xã hội.
+ Tác động tới giáo dục (giáo dục cơ bản, đào tạo) thông qua các chương trình, dự án trợ giúp giáo dục và đào tạo quốc gia. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.
+ Tác động tới môi trường sống thông qua các chương trình, dự án trồng rừng, cải tạo môi trường sống, nước sinh hoạt, hệ thống điện v.v...
+ Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân thông qua các dự án tiêm chủng, phòng bệnh, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng khám và chữa bệnh.
- Vốn ODA trợ giúp cán cân thanh toán.
Một trong những công dụng quan trọng của vốn ODA là trợ giúp cán cân thanh toán quốc tế khi bị thâm hụt nhằm đảm bảo sự ổn định thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái và thị trường tài chính. ở các nước đang phát triển, thâm hụt tài khoản vãng lai (nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu) là nguyên nhân chính gây ra thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Muốn tạo sự cân bằng cán cân thanh toán thì cần có thặng dư trong tài khoản vốn. Khi đó, vốn ODA là yếu tố quan trọng đảm bảo mục tiêu này, từ đó mà có thể duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái lãi suất, làm cơ sở cho sự ổn định tốc độ tăng trưởng và phát triển.
2.3. Vốn ODA thúc đẩy các nước đang phát triển cải thiện thể chế, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước và kinh tế
Các quốc gia nhận vốn ODA không chỉ tận dụng được những ưu đãi mà cùng với điều đó là phải thực hiện những cam kết về kinh tế, chính trị và văn hóa. Một nội dung quan trọng là các quốc gia này cần phải thực hiện thành công chương trình cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Tùy từng quốc gia mà mức độ là khác nhau. Cụ thể là các quốc gia cần đưa ra chiến lược phát triển kinh tế rõ ràng và có tính khả thi, song hành là hệ thống pháp luật về kinh tế, thương mại và đầu tư được hình thành rõ ràng, có hiệu lực. Các chính sách tài chính, tiền tệ, đầu tư, đối ngoại được sử dụng như là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Các chính sách này được sử dụng theo chiều hướng khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài; mở cửa thị trường trong nước để từng bước gắn nền kinh tế với nền kinh tế thế giới.
Với việc các nhà tài trợ thường xuyên theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện những cam kết của nước nhận vốn ODA làm cơ sở để họ đưa ra quyết định có tiếp tục tài trợ hay không thì đã buộc các nước nhận vốn ODA phải từng bước thực hiện cải cách thể chế theo hướng thị trường. Như vậy, vốn ODA đã tác động tới quá trình cải cách thể chế.
- Năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế được nâng lên.
Về mặt tổ chức, chính phủ thực hiện những cải cách trong bộ máy hành chính, bắt đầu có sự phân định rõ quyền hạn, chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước địa phương, Trung ương, ngành với nhau, giữa cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh. Như vậy, hiệu lực hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế được nâng lên, mặt khác các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng chức năng của mình tuân theo hệ thống pháp luật và các chính sách của Nhà nước, vừa đảm bảo việc thu lợi nhuận, vừa đem lại lợi ích cho quốc gia.
Về năng lực cán bộ, việc tiếp nhận vốn ODA có tác dụng nâng cao năng lực cán bộ quản lý, nhất là đối với công chức nhà nước. Việc thực hiện giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA luôn cần có sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Chính phủ và các nhà tài trợ. Trong đó, các nhà tài trợ đã cộng tác với nhiều quốc gia trên nhiều lĩnh vực dự án khác nhau. Do vậy, các cán bộ, chuyên gia của Chính phủ sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quá trình khảo sát, tìm kiếm ý tưởng đầu tư, xây dựng dự án khả thi và tiền khả thi; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá hiệu quả của một chương trình, dự án đầu tư. Ngoài ra còn giúp các chuyên gia trong việc phân tích và đưa ra những chính sách kinh tế có hiệu lực.
3. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA.
Vốn ODA đã phát sinh và tồn tại trên thế giới hơn 50 năm và nó nhanh chóng được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với cả phía đối tác đầu tư và nước tiếp nhận. Hiện nay vốn ODA tồn tại ở hơn 100 quốc gia đang phát triển do hơn 20 nước tài trợ và các tổ chức song phương cung cấp. Qua sự phân bổ và sử dụng vốn ODA hàng năm, Ngân hàng thế giới, các nhà tài trợ song phương và bản thân các quốc gia nhận tài trợ cũng đều có những đánh giá độc lập để rút ra những kinh nghiệm thành công cũng như thất bại trong thu hút và sử dụng vốn ODA. Một số kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn ODA thành công ở một số quốc gia như sau:
Thứ nhất, quốc gia đang phát triển cần có ý thức chủ động và làm chủ trong hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA.
- Chủ động trong hoạch định sử dụng vốn ODA.
Nước nhận tài trợ cần phải đưa ra mục tiêu sử dụng vốn ODA rõ ràng cho nhà tài trợ xem xét và có phù hợp với chính sách tài trợ của mình hay không, làm cơ sở để tài trợ. Muốn thuyết phục được nhà tài trợ thì Chính phủ cần thực hiện.
+ Hoạch định chiến lược sử dụng vốn ODA.
Xây dựng danh mục các ngành, các địa phương, lĩnh vực của nền kinh tế sẽ thu hút vốn ODA. Nó được sắp xếp theo thứ tự lĩnh vực ưu tiên trong một khoảng thời gian xác định thường là 5 năm hoặc 10 năm. Phải thể hiện sao cho các nhà tài trợ thấy được chiến lược có tính tổng, tính khả thi trong tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và khả thi trong việc hoàn trả những khoản vốn ODA phải chi trả. Muốn vậy, chiến lược sử dụng vốn ODA cần phải dựa trên một chiến lược phát triển kinh tế rõ ràng trong khoảng thời gian 5 hoặc 10 năm của đất nước, dựa trên chiến lược huy động vốn, chiến lược phát triển từng ngành trong giai đoạn đó. Danh mục các ngành càng rộng thì khả năng thu hút vốn ODA càng cao bởi mỗi nhà tài trợ họ chỉ quan tâm tới một hoặc một vài lĩnh vực chính. Tuy nhiên cũng cần hướng trọng tâm vào một số lĩnh vực chủ yếu thông qua việc chấp nhận những ràng buộc của nhà tài trợ dễ dàng hơn hoặc có những ưu đãi hơn cho nhà tài trợ đó.
+ Xây dựng kế hoạch thu hút vốn ODA cho từng năm.
Trên cơ sở chiến lược thu hút vố ODA trong giai đoạn 5 hoặc 10 năm và mục tiêu phát triển của nền kinh tế, ngành kinh tế trong năm mà Chính phủ đưa ra kế hoạch cụ thể nhằm thu hút vốn ODA. Trong đó có chỉ tiêu lượng hóa cụ thể. Chỉ tiêu này phải phù hợp khi so sánh với giá trị xuất khẩu của nền kinh tế, nguồn thu ngân sách hàng năm phải nằm trong một giới hạn an toàn. Ví dụ như nước Thái Lan là nước tiếp nhận vốn ODA (từ năm 1980 đến năm 1986 bình quân mỗi năm là 1.75 tỷ USD nhưng Thái Lan luôn hoàn trả đúng hạn (trung bình mỗi năm trên 1 tỷ USD, riêng năm 1993 hoàn trả 2 tỷ USD). Kinh nghiệm của họ là khoản tiếp nhận ODA không tính vào nguồn thu ngân sách hàng năm, nhưng khoản trả nợ được tính vào nguồn thu ngân sách hàng năm. Chính phủ quy định mức vốn ODA hoàn lại tiếp nhận hàng năm không vượt quá 10% kế hoạch thu ngân sách, mức trả nợ dưới 9% kim ngạch xuất khẩu hoặc dưới 20% chi ngân sách hàng năm. Tổng mức tiếp nhận ODA hoàn lại phải dưới 50% GNP quốc gia. Vì vậy, đây là một trong những căn cứ quan trọng để xét duyệt, lựa chọn những dự án sử dụng vốn ODA có hiệu quả cao, đảm bảo khả năng hoàn trả.
+ Chính phủ chủ động tiếp cận các tổ chức đa phương: WB, IMF để mở hội nghị các nhà tài trợ để thông báo chiến lược và kế hoạch thu hút vốn ODA, cũng như kết quả thực hiện những cam kết với nhà tài trợ trong cải cách nền kinh tế. Các cơ quan của chỉnh phủ cần có sự kết hợp chặt chẽ như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao để quảng bá hoặc tổ chức thường xuyên những chuyến thăm của các nhà lãnh đạo các nước tài trợ. Kinh nghiệm cho thấy hoạt động này hết sức quan trọng, dù chiến lược, kế hoạch rõ ràng đến đâu nhưng không truyền tải được tới nhà tài trợ thì cũng bỏ đi.
Chính phủ phải là người chủ động trong tiếp cận nhà tài trợ và là trung gian chủ động phối hợp các nhà tài trợ với nhau nhằm tránh tình trạng mạnh nhà tài trợ nào thì họ làm và vốn ODA bị sử dụng chồng chéo không hiệu quả vì vốn ODA cũng tuân theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần.
- Chủ động trong xây dựng chương trình dự án sử dụng vốn ODA, quả khi nó được sử dụng có trọng tâm, trọng điểm. Vốn ODA được sử dụng phải gắn với từng chương trình, dự án cụ thể có nghĩa là nó được sử dụng để thực hiện những mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Khi tất cả các dự án được thực hiện thì mục tiêu chiến lược sử dụng vốn ODA cũng sẽ được thực hiện. Mặt khác, khi sử dụng vốn ODA theo dự án thì nó có những chuẩn mực nhất định để lựa chọn ra được những dự án đem lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng vốn ODA.
Thứ hai, chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả vốn ODA.
Kinh nghiệm các nước cho thấy, muốn vốn ODA được sử dụng có hiệu quả, thì công tác tổ chức thực hiện vốn ODA phải tốt. Thể hiện:
- Tổ chức bộ máy thực hiện có năng lực.
Các nước tiếp nhận vốn ODA hàng năm lớn thì đều thành lập ra một cơ quan quản lý nhà nước để quản lý, điều phối quá trình thực hiện vốn ODA. ở Philippin là cơ quan phát triển kinh tế quốc gia, ở Indonesia là cơ quan kế hoạch phát triển quốc gia và hợp tác kinh tế nước ngoài; ở Thái Lan là Tổng cục hợp tác kinh tế và kỹ thuật trực thuộc Phủ Thủ tướng.
Mỗi chương trình, dự án khi triển khai đều chỉ định thành lập ra một ban quản lý dự án do cơ quan quản lý nhà nước về vốn ODA ra quyết định. Ban quản lý dự án có chức năng và trách nhiệm thay mặt Nhà nước quản lý việc tổ chức thực hiện mục tiêu dự án.
- Đưa ra những quy chế trong tổ chức thực hiện vốn ODA.
+ Mỗi chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đều dành một khoản chi phục vụ cho công tác tư vấn mang tính chất bắt buộc khoảng 4-5% giá trị dự án nhằm chi trả cho hoạt động thuê khảo sát lập dự án tiền khả thi, dự án khả thi và giám sát thực hiện dự án. Các công việc này được thực hiện do một cơ quan tư vấn độc lập, chuyên môn hóa.
+ Thực hiện dự án, mua sắm thiết bị phải tuân theo nguyên tắc đấu thầu. Tùy từng dự án mà tuân thủ đấu thầu trong nước hay đấu thầu quốc tế. Công tác tổ chức chuẩn bị, thực hiện do một Công ty tư vấn (một cơ quan chuyên trách về đấu thầu đảm nhận thay mặt ban quản lý dự án).
+ Phần đánh giá hiệu quả dự án được thực hiện do một cơ quan quản lý nhà nước về vốn ODA (hoặc thuê một cơ quan có chức năng chuyên môn hóa).
- Kiểm soát chặt chẽ tiến độ thực hiện, hoạt động chi tiêu của dự án sử dụng vốn ODA).
Kinh nghiệm các nước chỉ ra, công tác kiểm soát hết sức quan trọng, nó vừa đảm bảo được tiến độ thực hiện dự án theo thời gian, vừa loại bỏ được những lãng phí, tham nhũng trong quá trình thực hiện. Nguyên tắc của quá trình thực hiện là quá trình vận động của luồng tài chính phải song hành với luồng vật chất và tiến độ của dự án. Công tác kiểm soát được thực hiện bởi một cơ quan kiểm soát chính phủ hay thuê một Công ty kiểm toán chuyên trách.
4. Cỏc giải phỏp sử dụng cú hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam.
4.1. Đỏnh giỏ cụng tỏc quản lý vốn ODA.
a) Những mặt đó đạt được:
Về cơ bản, cỏc quy định về quản lý tài chớnh đối với chương trỡnh, dự ỏn ODA đó được ban hành đầy đủ, toàn diện và từng bước được hoàn thiện như cỏc Thụng tư số 108/2007/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chớnh đối với chương trỡnh, dự ỏn ODA vay nợ; Thụng tư số 82/2007/TT/BTC hướng dẫn quản lý tài chớnh dự ỏn viện trợ nước ngoài; Thụng tư 123/2007/TT/BTC hướng dẫn chế độ thuế đối với dự ỏn ODA; cỏc Thụng tư hướng dẫn về quy trỡnh thanh toỏn, quyết toỏn vốn đầu tư, vốn sự nghiệp, quản lý tài sản trang bị trong cỏc chương trỡnh, dự ỏn đều cú những quy định riờng đối với chương trỡnh, dự ỏn ODA.
Cỏc quy định về quản lý tài chớnh đối với nguồn ODA khụng ngừng được cải tiến, hoàn thiện theo hướng tăng cường phõn cấp và tăng tớnh trỏch nhiệm của cơ quan thực hiện trong cỏc khõu quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện, thanh toỏn vốn; đơn giản hoỏ quy trỡnh, thủ tục, trỏnh chồng chộo về trỏch nhiệm kiểm tra, kiểm soỏt nhưng vẫn đảm bảo tuõn thủ quy định của Luật NSNN. Vớ dụ Thụng tư 108/2007/TT/BTC của Bộ Tài chớnh về quản lý tài chớnh đối với chương trỡnh, dự ỏn ODA đó quy định nguyờn tắc đổi mới trong kiểm tra việc thanh toỏn vốn ODA là chủ yếu căn cứ theo hợp đồng đó được ký kết bởi cấp cú thẩm quyền căn cứ theo quyết định trao thầu; cơ quan kiểm soỏt chi khụng can thiệp sõu về quyết định mua sắm, chất lượng, khối lượng cụng trỡnh v.v… mà căn cứ chủ yếu vào cỏc điều khoản thanh toỏn của hợp đồng để xỏc nhận thanh toỏn. Cỏc quy định cụ thể về thời hạn thanh toỏn, rỳt vốn nước ngoài cũng giỳp đẩy nhanh đỏng kể tiến độ trong khõu thanh toỏn, giải ngõn. Chớnh sỏch thuế đối với dự ỏn ODA cũng khụng ngừng được hoàn thiện để vừa cú hướng dẫn cụ thể theo phỏp luật thuế trong nước, vừa tớnh đến đặc thự và cỏc cam kết quốc tế liờn quan đến thuế đối với nguồn vốn ODA.
b) Một số tồn tại:
Về cơ chế thanh toỏn, giải ngõn vốn mặc dự đó được cải tiến đỏng kể nhưng vẫn cần tiếp tục được nghiờn cứu, rà soỏt để hoàn thiện trong bối cảnh cỏc quy định về quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước liờn tục được thay đổi, cập nhật; biến động lớn về giỏ cả, vật tư; quan hệ hợp đồng kinh tế ngày một phức tạp v.v… (vớ dụ chưa cú hướng dẫn cụ thể để xử lý việc thanh toỏn cho cỏc trường hợp phỏt sinh khối lượng, trượt giỏ, điều chỉnh hợp đồng v.v…). Đồng thời trờn thực tế vẫn cũn hiện tượng chưa cú được cỏch hiểu nhất quỏn để thực hiện tại một số địa bàn, cần phải tăng cường cụng tỏc kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn về chớnh sỏch, chế độ mới cho đội ngũ cỏn bộ của KBNN và cơ quan cho vay lại;
Về quản lý tài chớnh, nguồn vốn ODA theo hỡnh thức tài trợ dự ỏn chưa hoàn toàn được phản ỏnh đầy đủ vào NSNN từ khõu phõn bổ, lập kế hoạch, hạch toỏn chi tiờu kịp thời, bỏo cỏo, quyết toỏn nờn cú hạn chế nhất định trong hiệu quả quản lý tài chớnh. Vớ dụ cỏc dự ỏn ODA do cỏc Bộ, ngành vận động, đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trỡnh Chớnh phủ khụng phản ỏnh trong phõn bổ nguồn lực chung của NSNN, cú những trường hợp thiếu cõn đối vớ dụ một Bộ, địa phương vận động được nhiều dự ỏn nhưng khụng giải ngõn được; trong quỏ trỡnh thực hiện cỏc Bộ, địa phương chậm giao hoặc thậm chớ khụng giao đủ kế hoạch vốn nước ngoài nhưng vẫn giải ngõn được vỡ việc giải ngõn khụng phụ thuộc vào kế hoạch. Quy định giải ngõn vốn nước ngoài khụng căn cứ vào kế hoạch tài chớnh được duyệt đó gúp phần đỏng kể đẩy nhanh tiến độ giải ngõn (vỡ vốn nước ngoài được bố trớ theo dự ỏn mà khụng phải theo kế hoạch hàng năm, và cú thể giải ngõn khi cú khối lượng cụng việc được nghiệm thu); tuy nhiờn cú hạn chế là khụng buộc cỏc Bộ, địa phương thực hiện nghiờm tỳc cụng tỏc xõy dựng kế hoạch vốn, và cỏc thụng tin thể hiện trờn bỏo cỏo NSNN khụng phản ỏnh được đầy đủ việc bố trớ nguồn lực cho cỏc ngành, địa phương; việc GTGC vốn giải ngõn phụ thuộc vào thụng bỏo của nhà tài trợ và phụ thuộc vào điều hành mức bội chi NSNN nờn cũng khụng phản ỏnh đỳng tiến độ giải ngõn nguồn vốn ODA; việc quyết toỏn dự ỏn cũng bị chậm do nhiều dự ỏn ODA kộo dài đến 7- 9 năm rất khú quyết toỏn.
Nếu nguồn vốn ODA thực hiện theo hỡnh thức hỗ trợ ngõn sỏch thỡ sẽ khắc phục được cỏc bất cập trờn, tuy nhiờn hỡnh thức hỗ trợ ngõn sỏch cũng cú một số hạn chế như hệ thống cỏc quy trỡnh, thủ tục trong nước chưa hoàn toàn hài hoà với quy trỡnh, thủ tục và tiờu chuẩn của nhà tài trợ. Vớ dụ như thủ tục mua sắm, đấu thầu chưa đảm bảo minh bạch và đối xử bỡnh đẳng giữa cỏc nhà thầu; quy định về đền bự, tỏi định cư, tiờu chuẩn mụi trường chưa hài hoà v.v…; hệ thống quản lý tài chớnh chưa cung cấp được cỏc thụng tin cần thiết cho nhà tài trợ để đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn; trong khi đú cũng chưa cú hệ thống đỏnh giỏ kết quả đầu ra (đỏnh giỏ việc đạt được cỏc chỉ số phỏt triển) để thay thế cho việc đỏnh giỏ sử dụng nguồn lực đầu vào. Vớ dụ chương trỡnh 135 khi vốn phõn bổ xuống địa phương cỏc dự ỏn được phõn bổ vốn trực tiếp giao dịch với KBNN để rỳt vốn nhưng khụng bỏo cỏo kịp thời cho cơ quan chủ nhiệm chương trỡnh để cú thụng tin tổng hợp bỏo cỏo nhà tài trợ; KBNN cũng khụng cú trỏch nhiệm bỏo cỏo mà chỉ xỏc nhận đối chiếu với bỏo cỏo của cỏc BQLDA; nhà tài trợ khụng cú thụng tin để đỏnh giỏ, giỏm sỏt; cơ quan chủ nhiệm chương trỡnh khụng cú được bỏo cỏo đỏnh giỏ kết quả đầu ra. Việc điều chỉnh kế hoạch vốn đó giao trong trường hợp nguồn tài trợ nước ngoài khụng giải ngõn được đỳng theo dự kiến chưa linh hoạt. Đồng thời, yếu tố hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực và cải cỏch thể chế, hiệu quả chuyển giao cụng nghệ, tri thức của cỏc khoản hỗ trợ ngõn sỏch theo chương trỡnh mục tiờu chưa đỏp ứng được yờu cầu của cả Chớnh phủ và cỏc nhà tài trợ.
4.2. Cỏc giải phỏp sử dụng cú hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam.
a) Nâng cao nhận thức về nguồn vốn ODA
Quan điểm nhìn nhận đối với vốn vay ODA là vấn đề quan trọng chỉ khi Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cũng như Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án nhận thức và có quan điểm đúng đắn về vốn vay ODA thì mới có động cơ và hành động sử dụng có hiệu quả vốn vay ODA.
Nguồn vốn ODA chủ yếu là vốn vay phải trả
Trên thực tế các cơ quan trung ương và địa phương nhận thức và có quan điểm nhìn nhận vốn vay ODA chưa rõ ràng, trong tiềm thức của họ vẫn coi nguồn vốn vay ODA là sự cho không, biếu tặng của nước ngoài hoặc là khoản vay nhưng không phải trả lãi suất hay lãi suất rất thấp không đáng kể. Nguyên nhân này là do quá trình du nhập ODA vào Việt Nam ban đầu là ODA không hoàn lại chiếm 90% và hình thức ưu đãi bên ngoài của vốn vay ODA. Vì thế mà việc phân bổ và sử dụng vốn ODA tùy tiện, nhiều sơ hở để tồn tại hiện tượng tham nhũng, lãng phí, hoặc chấp nhận mua máy móc, thiết bị, công nghệ của nhà tài trợ với giá cao làm cho nguồn vốn ODA thực hiện nhưng không có khả năng thu hồi để trả gốc và lãi, gây gánh nặng nợ cho nền kinh tế đất nước.
Qua phân tích, quan điểm nhìn nhận vốn ODA đúng thể hiện vốn ODA là một nguồn tài chính mà Nhà nước phải đi vay nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế nhằm bổ sung cho đầu tư xã hội. Trong thời gian nhất định Nhà nước cần phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho các nhà tài trợ. Ngoài ra, nền kinh tế còn phải chịu những khoản chi phí khác như: Phí dịch vụ, ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước tài trợ, thất thu thuế đối với các doanh nghiệp trong nước bị mất thị trường, giảm doanh thu thuế nhập khẩu do phải mở cửa thị trường... Như vậy, chi phí để có được những khoản ODA không phải là thấp như hình thức thể hiện của nó, mặt khác các khoản vay ODA dù thời gian ân hạn, vay dài nhưng khi đến hạn thì nó cũng trở thành những khoản vay ngắn hạn. Nếu vốn ODA không được sử dụng có hiệu quả thì đất nước sẽ không thể trả nợ được và khi đó nợ nần chồng chất sẽ đẩy nền kinh tế rơi vào các cuộc khủng hoảng kinh tế như các nền kinh tế của Braxin, Achentina..
Để quan điểm nhìn nhận mới về vốn vay ODA này tạo ra động lực và hành động sử dụng có hiệu quả vốn vay ODA của các cơ quan liên quan thì:
- Chính phủ và cơ quan quản lý trực tiếp nguồn vốn vay ODA (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) cần giáo dục, tuyên truyền, giải thích rõ bản chất của vốn vay ODA, những kết quả có thể thu được đối với nền kinh tế khi sử dụng tốt, hiệu quả vốn ODA và những hậu quả mà nền kinh tế và đất nước phải gánh chịu khi sử dụng không hiệu quả vốn ODA. Phương tiện để thực hiện đó là các lớp tập huấn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính mở cho cán bộ của cơ quan chủ quản, Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án hoặc bằng những văn bản hành chính để từ đó giúp cho những cấp thực hiện và triển khai các dự án sử dụng vốn ODA thấy rõ được vai trò và trách nhiệm của mình.
- Do tính đa dạng về lĩnh vực của dự án sử dụng vốn vay ODA nên quan điểm Chính phủ thống nhất quản lý và nguồn vốn này phải tuân theo luật ngân sách nhà nước là có thể chấp nhận được. Nhưng Chính phủ cần điều chỉnh cơ cấu chi của vốn ODA.
- Tăng tỷ lệ cho vay lại đối với các doanh nghiệp (hiện nay trung bình đạt 37% vốn ODA thực hiện) và thể hiện rõ quan điểm là mối quan hệ kinh tế này tuân theo nguyên tắc có vay phải có trả, dự án phải đảm bảo tính khả thi đem lại hiệu quả đủ để thu hồi vốn và lãi, loại bỏ tư tưởng xin - cho, hay Chính phủ ban phát cho các doanh nghiệp.
- Để khắc phục những hạn chế do việc tăng cường phân cấp thu hút vốn vay ODA cho các địa phương thì Chính phủ cần quản lý chặt chẽ khâu hoạch định tổng thể, chiến lược thu hút vốn vay ODA; tăng cường công tác kiểm soát và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong các dự án trước đây.
Phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA để trả nợ khi đến hạn
- Trong việc hoạch định sử dụng vốn vay cần quán triệt quan điểm là phải tuân thủ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong từng thời kỳ (2001-2010) kế hoạch phát triển từng ngành, lĩnh vực, địa phương, chiến lược vay và trả nợ nước ngoài, hiệu quả cao của các chương trình, dự án khi sử dụng.
- Trong việc tổ chức thực hiện vốn vay ODA cần quán triệt quan điểm tiết kiệm và hiệu quả cao, kết hợp hài hòa giữa các loại lợi ích (Nhà nước, người lao động, xã hội (đối tượng thụ hưởng), nhà tài trợ, nhà thầu thực hiện) vay ODA phải tận dụng được các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thời đại.
- Trong tổ chức điều phối vốn vay ODA thì phải quán triệt quan điểm phân định rõ ràng chức năng, quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Thực hiện nghiêm túc quy định của sự phân định này trong thực tế.
- Trong theo dõi và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay ODA đảm bảo quan điểm chính xác, khách quan, đầy đủ và hệ thống, kịp thời. Có như vậy mọi ách tắc cũng như thành quả và thất bại mới được xem xét đánh giá kịp thời, đúng mức để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý việc sử dụng vốn vay ODA.
b) Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về vốn ODA
- Môi trường pháp lý liên quan tới giải phóng mặt bằng và tái định cư cũng cần hoàn thiện theo hướng đồng bộ và phù hợp với thực tiễn.
- Hoàn thiện các chế tài xử lý đối với chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức thiết kế và tổ chức giám sát thi công.
- Nhà nước cần sớm nghiên cứu và ban hành bộ luật về hiệu quả, để hạn chế bớt tính cục bộ và tệ tham nhũng của các quan chức địa phương trong phạm vi thẩm quyền của mình cho đầu tư các dự án ODA không hiệu quả cho cả địa phương lẫn đất nước do luận chứng sai lạc của họ đưa ra.
c) Xây dựng quy hoạch tổng thể để thu hút và sử dụng vốn ODA phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Xây dựng quy hoạch tổng thể thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam là biện pháp cấp thiết và quan trọng, nó thể hiện rõ vai trò là công cụ để xác định, đảm bảo vốn ODA được thu hút và sử dụng có trọng điểm, có mục đích rõ ràng để khi tất cả các dự án ODA được thực hiện thì mục đích tổng thể sẽ được thực hiện. Nó làm căn cứ đáng tin cậy thể hiện một nhu cầu rõ ràng về vốn ODA tới các nhà tài trợ để các nhà tài trợ căn cứ vào đó xem xét tính hợp lý, tính hiệu quả và khả năng hoàn trả vốn ODA của Việt Nam để có đưa ra quyết định tài trợ hay không. Đồng thời cũng là căn cứ quan trọng để kiểm tra hiệu quả quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA đã đúng tiến độ, đã phù hợp thực tế và đã đảm bảo chất lượng sử dụng hay chưa.
Cần xây dựng quy hoạch tổng thể thu hút và sử dụng vốn ODA dựa trên những căn cứ khách quan. Nội dung của quy hoạch tổng thể cần xác định rõ danh mục các lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng. Trên cơ sở đó mà xây dựng quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA cho từng ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2001 - 2005. Cụ thể là ngành năng lượng và công nghiệp thu hút 32,15%; giao thông, vận tải, bưu điện thu hút 21,53%; nông nghiệp thu hút khoảng 13,36%, cấp thoát nước và đô thị là 8,11%.
d) Chuẩn bị tốt vốn đối ứng để tiếp nhận ODA
Khi quyết định đầu tư đối với tất cả các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, đều phải làm rõ khả năng đáp ứng nguồn vốn đối ứng về nguồn cung cấp, số lượng, kế hoạch giải ngân theo thời gian và quy định rõ vốn đối ứng phục vụ cho chuẩn bị chương trình dự án, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện, thực hiện dự án.
- Nếu dự án từ ngân sách nhà nước cấp, khi thiếu vốn đối ứng thực hiện do nguyên nhân lập kế hoạch hoặc chi phí tăng do giải phóng mặt bằng thì cần được bổ sung từ quỹ dự phòng đầu tư của ngân sách hoặc cho phép vay vốn từ ngân hàng thương mại để bổ sung hoặc phát hành trái phiếu công trình.
- Các dự án cho doanh nghiệp vay lại, nếu thiếu vốn đối ứng thì chủ đầu tư cần tác động tới ngân hàng thương mại để tạo điều kiện cho vay vốn.
- Cần tuyên truyền và tập huấn cho cơ quan quản lý và lãnh đạo cấp địa phương nhằm nâng cao nhận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26230.doc