Đề tài Trình tự kiểm toán đối với kiểm toán ngân sách nhà nước

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

A.Tổng quan về kiểm toán Nhà nước và Ngân sách Nhà nước 2

1. Ngân sách Nhà nước 2

2. Kiểm toán Nhà nước 3

3. Trình tự của một cuộc kiểm toán nói chung 5

B. Trình tự kiểm toán Ngân sách Nhà nước 5

I. Lập kế hoạch kiểm toán 5

1.Khảo sát và thu thập thông tin cơ sở, hệ thống kiểm soát nội bộ 5

2. Lập kế hoạch kiểm toán 6

2.1. Mục đích yêu cầu kiểm toán 6

2.2. Nội dung kiểm toán 7

2.3. Phạm vi kiểm toán 7

2.4.Phương pháp kiểm toán 7

2.5. Thời gian kiểm toán 7

2.6. Bố trí nhân sự 7

2.7. Phê chuẩn kế hoạch kiểm toán và ra quyết định kiểm toán 8

3. Chuẩn bị điều kiện vật chất cho đoàn kiểm toán. 8

II. Thực hiện kiểm toán 8

1 kiểm toán thu Ngân sách Nhà nước 8

1.1 Kiểm toán tại cơ quan tài chính 9

1.2.Kiểm toán tại kho bạc Nhà nước. 10

1.3. Kiểm toán tại cơ quan thuế Nhà nước. 11

1.4. Kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước. 13

2. Kiểm toán chi Ngân sách Nhà nước 14

2.1. Kiểm toán thực hiện dự toán chi Ngân sách Nhà nước. 15

2.2.Kiểm tra tính đúng đắn và hợp pháp của số liệu báo cáo quyết toán. 16

2.3. Kiểm toán sự tuân thủ chế độ chính sách Nhà nước trong quản lý chi Ngân sách Nhà nước. 20

3. Kiểm toán tại các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước. 21

3.1. Kiểm toán nhóm tài sản bằng tiền. 21

3.2.Kiểm toán nhóm tài khoản nguyên vật liệu, vật tư hàng hoá 22

3.3.Kiểm toán tài sản cố định 24

3.4. Kiểm toán tài khoản xây dựng cơ bản dở dang 25

3.5.Kiểm toán tài khoản nguồn vốn xây dựng cơ bản. 26

3.6.Kiểm toán các khoản phải thu, tạm ứng, các khoản nợ phải trả. 27

3.7 Kiểm toán hoạt động chi dự án 28

3.8. Kiểm toán nguồn kinh phí hoạt động và nguồn kinh phí dự án: 29

3.9. Kiểm toán thu sự nghiệp 30

III. Kết thúc kiểm toán : 31

1. Nội dung của báo cáo kiểm toán Ngân sách Nhà nước 31

2.Trình tự thông qua và công bố báo cáo kiểm toán: 33

3. Phát hành báo cáo kiểm toán 33

4. Lưu trữ hồ sơ và tài liệu kiểm toán 33

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

 

doc37 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trình tự kiểm toán đối với kiểm toán ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện tỷlệ điều tiết được quy định, xác định chính xác số thu từng cấp Ngân sách. b)Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán. Kiểm tra việc hạch toán các khoản thu và điều tiết giữa các cấp Ngân sách theo mục lục Ngân sách Nhà nước. Xem xét việc mở sổ theo dõi và sử dụng hệ thống tài khoản kế toán kho bạc theo quy định hiện hành. Xem xét hệ thống mẫu biểu báo cáo và cơ cấu tổ chức của bộ phận kế toán để đánh gía việc quản lý và luân chuyển chứng từ của kho bạc Nhà nước. Kiểm tra nội dung tài khoản kế toán phản ánh thu Ngân sách Nhà nước và số thu điều tiết cho mỗi cấp Ngân sách qua các tài khoản “thu Ngân sách trung ương”... Kiểm tra các tài khoản điều tiết thu Ngân sách năm nay, năm trước, năm sau... Kiểm tra bảng kê chứng từ thu, bảng kê điều tiết thu Ngân sách cho mỗi cấp Ngân sách, sổ chi tiết thu Ngân sách Nhà nước. đánh giá tính trung thực hợp pháp của số liệu thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn và việc chấp hành tỷ lệ điều tiết giữa các cấp Ngân sách. Đối chiếu số liệu giữa báo cáo quyết toán Ngân sách do kho bạc lập và báo cáo quyết toán do cơ quan tài chính lập. Số liệu quyết toán phải khớp đúng về tổng số và các nội dung thu theo mục lục Ngân sách Nhà nước. c) Các rủi ro kiểm toán. Hạch toán sai nguồn thu giữa các cấp Ngân sách. Thực hiện sai tỷ lệ điều tiết giữa các cấp Ngân sách. Hạch toán sai mục lục Ngân sách. Số liệu báo cáo quyết toán do kho bạc Nhà nước lập không khớp đúng với số liệu báo cáo quyết toán do cơ quan tài chính lập. Từ kết quả thu được, kiểm toán viên đưa ra ý kiến và kiến nghị về tính đúng đắn hợp pháp của số liệu báo cáo nhập quỹ Ngân sách tại kho bạc Nhà nước, về việc thực hiện tỷ lệ điều tiết, về công tác hạch toán và lập báo cáo quyết toán Ngân sách do kho bạc Nhà nước lập và báo cáo quyết toán do cơ quan tài chính lập. 1.3. Kiểm toán tại cơ quan thuế Nhà nước. a)Nội dung kiểm toán. Xem xét chi tiết dự toán thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho cơ quan thuế. Trình tự xây dựng từ đơn vị cơ sở đến cơ quan tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan trong việc thực hiện dự toán, phân tích các chỉ tiêu thu không đạt, các chỉ tiêu vượt cao so với dự toán và một số chỉ tiêu thu trong dự toán không giao. đánh gía mức độ tăng giảm so với dự toán. chú ý đến yếu tố chủ quan và khách quan. Công tác quản lý thu nộp Ngân sách theo từng sắc thuế, phí lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách Nhà nước. Công tác lập sổ bộ quản lý các đối tượng nộp thuế trong và ngoài quốc doanh, thuế nông nghiệp, thuế nhà đất, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xem xét thủ tục giải quyết miễn giảm, hoàn thuế theo luật định. Xem xét hệ thống báo cáo thu do ngành thuế quản lý. b)Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán. Kiểm tra xem xét hệ thống báo cáo do cơ quan thuế lập gồm: báo cáo thu 12 tháng, báo cáo thu ngoài quốc doanh, báo cáo thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, báo cáo tồn đọng thuế, báo cáo thu phí, lệ phí.. Kiểm tra hệ thống sổ bộ thuế với từng khoản thu, so sánh, đối chiếu giữa số lên sổ bộ, số thực thu với số quyết toán, số tồn đọng, số miễn giảm, số hộ nghỉ bỏ kinh doanh. Xác định nguyên nhân chênh lệch nếu có. Kiểm tra, đối chiếu số liệu với kho bạc Nhà nước để xác định số thực thu, của cơ quan thuế với số thực hiện nộp vào kho bạc, chênh lệch và nguyên nhân của nó. Kiểm tra hồ sơ, thủ tục miễn giảm, xử phạt, hoàn thuế, ghi thu, ghi chi, các quyết định liên quan của cơ quan có thẩm quyền, xác định sự phù hợp so với luật định. Kiểm tra chọn mẫu một số biên lai, chứng từ thu để xem xét việc sử dụng biên lai phát hiện xâm tiêu, chiếm dụng tiền thuế, việc hành tự biên lai, giấy nộp tiền. c) Các rủi ro kiểm toán. Lập dự toán thu Ngân sách Nhà nước không sát thực tế. Công tác lập sổ bộ không đầy đủ so với thực tế để ngoài bộ, thu dưới dạng phí trái quy định. Chiếm dụng, xâm tiêu tiền thuế đối với những khoản thu trực tiếp bằng tiền mặt. Hồ sơ miễn, giảm, xử phạt và hoàn thuế sai đối tượng, trái quy định, vượt thẩm quyền. Các văn bản của các cấp chính quyền, cơ quan thuế liên quan đến việc thu nộp Ngân sách trái với quy định quản lý thu nộp Ngân sách. Không thực hiện quyết toán thuế đầy đủ, bỏ sót nguồn thu, che giấu nguồn thu. Kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét và kiến nghị về việc thực hiện dự toán của ngành thuế, công tác quản lý thu nộp và chấp hành các quy định của Pháp luật đối với cơ quan thuế. 1.4. Kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước. a) Nội dung kiểm toán: Kiểm toán nộp Ngân sách Nhà nước tại các đối tượng có nghĩa vụ thu nộp Ngân sách chủ yếu là đối chiếu kiểm tra số liệu của cơ quan thuế với báo cáo quyết toán thuế tại đơn vị đánh giá. Việc chấp hành các luật thuế, chế độ Nhà nước trong thực hiện nghĩa vụ thu nộp Ngân sách Nhà nước. Đánh giá nợ đọng thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, khả năng thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Thông qua đối tượng này đánh giá công tác quản lý xây dựng và bồi dưỡng nguồn thu của cơ quan thuế. b) Phương pháp thu thập bằng chứng. Kiểm tra, xem xét báo cáo quyết toán thuế, báo cáo quyết toán tài chính cảu các đối tượng nộp thuế, đối chiếu với biên bản quyết toán của cơ quan thuế. Đối chiếu số liệu giữa quyết toán thuế của đối tượng nộp thuế với báo cáo của cơ quan thuế về các chỉ tiêu như: số phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp, số tồn đọng, số đọng nghiệp vụ. Xác định nguyên nhân chênh lệch nếu có. đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước của các đối tượng nộp thuế, công tác quản lý của cơ quan thuế. Kiểm tra việc chấp hành các luật thuế, chế độ thu nộp Ngân sách Nhà nước, pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ hạch toán kế toán của các đối tượng nộp thuế. Thu thập các số liệu thống kê như: số liệu về nhà đất, diện tích đất, sản lượng thóc, số hộ kinh doanh... để có cơ sở đánh giá thất thu Ngân sách về diện không tương ứng với từng sắc thuế. Điều tra thu thập các số liệu về giá cả, doanh số , diện hộ để có bằng chứng về công tác quản lý thuế khoán, thất thu Ngân sách về doanh số dịch vụ thuế công thương nghiệp ngoại quốc doanh. Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước của một số doanh nghiệp có số thu nộp Ngân sách lớn theo quyết định của Tổng kiểm toán Nhà nước để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp Ngân sách Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan thuế, công tác chỉ đạo thu nộp của các cấp chính quyền. Khi thực hiện kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước tại doanh nghiệp, kiểm toán viên áp dụng quy trình kiểm toán doanh nghiệp do kiểm toán Nhà nước ban hành về những nội dung kiểm toán liên quan. c) Các rủi ro kiểm toán. Số hộ quản lý ít hơn số hộ thực tế các loại thuế như: thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh số khoán thấp hơn so với doanh thu thực tế gây thất thu đối với thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Thuế thực tế phải nộp của các doanh nghiệp cao hơn báo cáo của đơn vị, báo cáo quyết toán của cơ quan thuế. Không đưa hết số hộ phát sinh vào quản lý, để ngoài thu dưới dạng phí lệ phí. Các đối tượng có nghĩa vụ thu nộp không kê khai dúng số thuế phải nộp; trốn lẩn doanh thu hạch toán các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ vào giá thành làm giảm thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước, áp dụng sai thuế suất quy định. 2. Kiểm toán chi Ngân sách Nhà nước Quyết toán chi Ngân sách được thực hiện tại cơ quan tài chính. Mục đích của kiểm toán chi Ngân sách Nhà nước nhằm đánh giá tình hình chi Ngân sách Nhà nước, các chính sách chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi Ngân sách Nhà nước, công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp các ngành trong lập chấp hành và quyết toán chi Ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính Ngân sách. *Yêu cầu đạt được các nội dung: Trình tự xây dựng và thực hiện dự toán chi Ngân sách Nhà nước, mức độ sát thực của lập và phân bổ dự toán chi Ngân sách Nhà nước, tình hình thực hiện dự toán chi Ngân sách Nhà nước, các nguyên nhân khách quan , chủ quan ảnh hưởng đến thực hiện dự toán chi Ngân sách Nhà nước. Việc chấp hành Luật Ngân sách Nhà nước trong quản lý điều hành Ngân sách Nhà nước, các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi Ngân sách Nhà nước. Tính đúng đắn, hợp pháp của số liệu báo cáo quyết toán chi Ngân sách Nhà nước, các khoản chi của Ngân sách Nhà nước phải được phản ánh trong quyết toán chi Ngân sách Nhà nước. Công tác xét duyệt tổng hợp quyết toán Ngân sách Nhà nước của cơ quan tài chính; số liệu quyết toán chi Ngân sách Nhà nước phải được đối chiếu với kho bạc Nhà nước, yêu cầu phải đảm bảo khớp đúng, nếu có chênh lệch phải giải thích nguyên nhân. Kiểm toán viên phải thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán tổng hợp chi Ngân sách Nhà nước tại các cơ quan quản lý tài chính tổng hợp, báo cáo quyết toán của các đơn vị thụ hưởng Ngân sách Nhà nước, quyết toán chi của Ngân sách cáp dưới 2.1. Kiểm toán thực hiện dự toán chi Ngân sách Nhà nước. a) Nội dung kiểm toán: Kiểm toán viên phải kiểm tra xác định mức độ đầy đủ, đúng đắn, trung thực và hợp pháp của số liệu báo cáo tổng hợp chi Ngân sách, các báo cáo quyết toán tổng hợp theo ngành kinh tế quốc dân, báo cáo tổng hợp theo chương cụ thể như sau: Sự phù hợp giữa các chỉ tiêu trên báo cáo với các chỉ tiêu trong dự toán được phê duyệt. Sự phù hợp giữa các số liệu trên báo cáo tổng hợp với số liệu trên báo cáo theo chương trình và theo loại. b) Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán: Tiến hành thu thập những bằng chứng để đánh gía tình hình thực hiện dự toán chi Ngân sách Nhà nước các cấp. Bằng chứng có thể thu thập từ báo cáo về tình hình thực hiện Ngân sách, báo cáo thuyết minh quyết toán, các buổi tiếp xúc tại đơn vị được kiểm toán, đặc điểm kinh tế, xã hội, của địa phương hoặc đặc điểm hoạt động của từng ngành. Kiểm toán viên phải đánh giá được số tuyệt đối, số tương đối, tỷ trọng trong tổng số chi Ngân sách, phân tích được nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến tình hình thực hiện dự toán chi Ngân sách. Ngoài ra đánh giá mức độ phù hợp của dự toán chi Ngân sách Nhà nước với hệ thông định mức của Nhà nước. Xem xét quy trình lập dự toán Ngân sách theo quy đình của Luật Ngân sách Nhà nước và hướng dẫn của chính phủ, bộ tài chính. Dự toán chi Ngân sách Nhà nước phải phản ánh đầy đủ các khoản chi và phù hợp với các định mức tiêu chuẩn chi Ngân sách của Nhà nước. Trường hợp dự toán Ngân sách có điều chỉnh, xem xét trình tự điều chỉnh theo luật định. Kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét về thực hiện dự toán chi Ngân sách Nhà nước, nguyên nhân tăng, giảm so vớí dự toán, các khoản chi ngoài dự toán, hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu so với tình hình thực tế. Về lập dự toán chi Ngân sách Nhà nước về các mặt: tính sát thực, tính khả thi, mức độ bao quát các nội dung chi, sự phù hợp với định mức, tiêu chuẩn chế độ. 2.2.Kiểm tra tính đúng đắn và hợp pháp của số liệu báo cáo quyết toán. a)Nội dung kiểm toán: Kiểm tra tính đúng đắn và hợp pháp của báo cáo quyết toán chi Ngân sách ở khâu sử dụng Ngân sách, quyết toán Ngân sách với Nhà nước, việc xét duyệt quyết toán của cac cơ quan chức năng, kiểm toán viên cần phải kiểm tra: Việc khoá sổ cuối năm đối với các đơn vị dự toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, việc xử lý các khoản tạm ứng, tạm thu, tạm giữ chờ xử lý của các cơ quan đơn vị theo quy định của Nhà nước. Điều kiện và tiến độ cấp phát Ngân sách cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước. Việc sử dụng và hoàn trả các khoản vay và cho vay, kể cả vay quỹ dự trữ tài chính. Việc tổng hợp quyết toán chi Ngân sách Nhà nước của cơ quan tài chính. Quyết toán chi Ngân sách được tổng hợp từ số liệu quyết toán của các đơn vị thụ hưởng Ngân sách Nhà nước cùng cấp , quyết toán chi của Ngân sách cấp dưới sau khi đã được cơ quan tài chính kiểm tra, xét duyệt , thẩm định. 2.2.1.Thực hiện kiểm tra và đối chiếu số liệu với kho bạc Nhà nước. a) Nội dung kiểm toán: Kiểm tra tính đúng đắn và hợp pháp của báo cáo quyết toán do kho bạc Nhà nước lập, so sánh, đối chiếu với báo cáo quyết toán của cơ quan tài chính. Đánh giá công tác quản lý quỹ Ngân sách và các quỹ khác tại kho bạc Nhà nước trên các mặt sau: Đánh giá công tác hạch toán kế toán của kho bạc : chi Ngân sách được thực hiện dưới hai hình thức cấp phát Ngân sách Nhà nước bằng lệnh chi tiền và cấp phát Ngân sách bằng hạn mức kinh phí. Với cả hai hình thực cấp phát đều do cơ quan tài chính lập lệnh chi tiền hoặc hạn mức kinh phí. Kho bạc chỉ thực hiện chi tiền theo lệnh hoặc chi tiền cho các đơn vị dự toán theo thông báo hạn mức kinh phí được phân phối. Công tác kế toán của kho bạc Nhà nước phải tổ chức theo dõi các nghiệp vụ chi quỹ Ngân sách Nhà nước dưới hai hình thức cấp phát Ngân sách. Kiểm tra việc sử dụng các tài khoản kế toán kho bạc Nhà nước: tài khoản “chi Ngân sách trung ương”... Kiểm tra sự vận động số dư của các tài khoản chi của mỗi cấp Ngân sách để xác định số chi Ngân sách trong năm của các cấp Ngân sách. Kiểm toán viên căn cứ vào sổ chi tiết chi Ngân sách Nhà nước kiểm tra số phát sinh, số dư cuối năm và số dư sau khi chỉnh lý, làm cơ sở để xác định được số thực chi của Ngân sách Nhà nước và Ngân sách các cấp trong năm, đối chiếu với báo cáo cuả cơ quan tài chính lập. Kiểm toán viên phải đối chiếu số liệu giữa báo cáo quyết toán chi Ngân sách Nhà nước của kho bạc Nhà nước với báo cáo quyết toán chi Ngân sách Nhà nước do cơ quan tài chính lập để xác định tính chính xác và mức độ tin cậy của số liệu báo cáo quyết toán chi Ngân sách.số liệu trên báo cáo quyết toán do hai cơ quan lập phải phù hợp về tổng số và chi tiết theo mục lục Ngân sách Nhà nước. Nếu có sai lệch phải xác định rõ nguyên nhân. phải đánh giá việc thực hiện khóa sổ cuối năm tại kho bạc Nhà nước, việc chuyển số dư tiền gửi của các đơn vị dự toán chuyển sang năm sau. b) Các rủi ro kiểm toán: Số liệu trên báo cáo quyết toán do cơ quan tài chính và kho bạc Nhà nước Nhà nước lập thựờng không khớp đúng. Việc xử lý số dư cuối năm trên tài khoản tiền gửi của cácđơn vị dự toán không theo đúng hướng dẫn. Số liệu báo cáo quyết toán không phản ánh hết số thực hiệực chi Ngân sách Nhà nước của đơn vị được kiểm toán. 2.2.2. Kiểm tra việc xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán a) Nội dung kiểm toán: Kiểm tra việc lập báo cáo quyết toán kinh phí của các đơn vị dự toán . Kiểm tra việc xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán cảu cơ quan tài chính các cấp. Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán kinh phí của các đơn vị dự toán tại cac bộ phậnh quản lý của cơ quan tài chính. Kiểm tra việc tổng hợp xet duyệt và ra thông tri duyệt y quyết toán của cơ quan tài chính, thực hiện đối chiếu gĩưa báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán với số tổng hợp của cơ quan tài chính, xác định các khoản chênh lệch và nguyên nhân của nó. b) Các rủi ro kiểm toán Các khoản kinh phí tồn tại các đơn vị dự toán vẫn đưa vào quyết toán, quyết toán không tổng hợp hết các khoản chi Ngân sách Nhà nước,báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán và các cấp Ngân sách không được kiểm tra trước khi tổng hợp quyết toán. 2.2.3.Kiểm tra xét duyệt và tổng hợp quyết toán chi xây dựng cơ bản a) Nội dung kiểm toán: Qua dự toán chi xây dựng cơ bản, đánh giá tính tích cực hợp lý trong chỉ đạo lập và phân bổ vốn Ngân sách Nhà nước của các cơ quan chức năng Đối chiếu số cấp phát và số quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản, số quyết toán của cơ quan tài chính với số quyết toán của cơ quan quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đánh giá tính trung thực, hợp pháp của báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đánh giá công tác quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mức độ và tiến độ thực hiện dự toán, việc thẩm định dự toán quyết toán các công trình theo trình tự quy định của Nhà nước. b) Các rủi ro kiểm toán: Các khoản chi tạm ứng ngoài kế hoạch được duyệt đưa vào quyết toán. Kinh phí xây dựng cơ bản cho các chương trình mục tiêu thường quyết toán khi các công trình đó chưa được nghiệm thu. Các khoản kinh phí chưa được thực hiện vẫn đưa vào quyết toán, thường là kinh phí điều tra, khảo sát, kinh phí đền bù giải toả mặt bằng. Các công trình phải được đấu thầu theo đúng trình tự xây dựng cơ bản, nhưng lại chỉ định thầu. Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về công tác quản lý, cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, việc thanh quyết toán đối với các công trình hoàn thành, việc bố trí vốn cho các công trình ngoài kế hoạch, việc thẩm định và xét duyệt quyết toán. Đối với kiểm toán kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tại các ban quản lý công trình, kiểm toán viên phải áp dụng quy trình kiểm toán Nhà nước về xây dựng cơ bản do kho bạc Nhà nước ban hành 2.2.4. Kiểm tra chi hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước. a) Nội dung kiểm toán: Xem xét số liệu quyết toán Ngân sách của cơ quan tài chính về cấp phát vốn cho doanh nghiệp Nhà nước theo quy định hiện hành, đối chiếu với dự toán được duyệt, kiểm tra hồ sơ cấp phát vốn, để xác định tính hợp pháp của các khoản chi hỗ trợ cho doanh nghiệp Nhà nước. Đưa ra ý kiến nhận xét và kiến nghị về công tác quản lý và cấp phát khoản chi hỗ trợ này. b) Các rủi ro kiểm toán: Chi không đúng đối tượng, không có trong dự toán, hồ sơ không có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. 2.2.5. Kiểm tra quyết toán kinh phí uỷ quyền. a)Nội dung kiểm toán: Kiểm tra báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kinh phí uỷ quyền và quyết toán chi tiết kinh phí uỷ quyền. So sánh đối chiếu giữa số nhận với kinh phí đã cấp phát sử dụng, quyết toán theo mục đích, nội dung và cơ chế quản lý của từng khoản chi được uỷ quyền do Nhà nước quy định. Đưa ra ý kiến nhận xét về công tác quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí uỷ quyền. b)Các rủi ro kiểm toán: Kinh phí sử dụng không đúng mục đích, quyết toán kinh phí của đơn vị sử dụng không được kiểm tra xét duyệt khi tổng hợp quyết toán, kinh phí thừa cuối năm không hoàn trả cơ quan tài chính uỷ quyền. 2.3. Kiểm toán việc chấp hành chế độ, chính sách của Nhà nước trong quản lý chi Ngân sách Nhà nước. a) Nội dung kiểm toán: Kiểm tra việc phân bổ Ngân sách qúy tháng cho các đơn vị dự toán. Kiểm tra quản lý cấp phát Ngân sách trên các mặt: tiến độ cấp phát, hình thức cấp phát và điều kiện cấp phát Ngân sách theo dự toán đã được duyệt. Kiểm tra quỹ dự trữ tài chính: Tiến hành kiểm tra việc lập, quản lý và sử dụng quỹ sự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Kiểm tra các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong công tác điều hành Ngân sách. Kiểm toán viên xác định tính hợp pháp và đúng đắn của các quyết định do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, liên quan đến dự toán và điều hành Ngân sách Nhà nước. Kiểm tra các điều kiện cần và đủ khi quyết định xuất quỹ chi Ngân sách Nhà nước, đưa ra các nhận xét và kiến nghị về các quyết định này phù hợp với luật định. b) Các rủi ro kiểm toán: áp dụng hình thức cấp phát không đúng đối tượng, cấp phát không đủ điều kiện, không đảm bảo tiến độ, các quyết định điều hành Ngân sách không phù hợp với luật định. 3. Kiểm toán tại các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước. Sau khi thực hiện kiểm toán thực hiện tại các cơ quan quản lý tài chính thực hiện, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào báo cáo tài chính, các tài liệu kế toán liên quan kiểm toán viên tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị thụ hưởng Ngân sách Nhà nước, với các yêu cầu sau: Việc xử lý số dư cuối năm trên tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự toán không theo đúng hướng dẫn. Kiểm toán tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của số liệu báo cáo quyết toán chi Ngân sách do các đơn vị thụ hưởng Ngân sách Nhà nước lập. Kiểm toán việc tuân thủ quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trong quản lý chi tiêu Ngân sách, các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu tài chính tại các đơn vị thụ hưởng Ngân sách Nhà nước. Kiểm tra việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, công tác hạch toán kế toán tại đơn vị. Thông qua kiểm toán tại đơn vị thụ hưởng Ngân sách Nhà nước đánh giá công tác quản lý tài chính của cơ quan tài chính đối với đơn vị thụ hưởng Ngân sách Nhà nước. Nội dung kiểm toán: Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, các so sách kế toán và các tài liệu liên quan tại các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước theo các trình tự sau: 3.1. Kiểm toán nhóm tài sản bằng tiền. a)Nội dung kiểm toán: Tài khoản tiền bao gồm : tài khoản “ quỹ tiền mặt”, tài khoản “ tiền gửi”. Kiểm toán viên phải xác định tính chính xác số dư tiền mặt, tiền gửi trên bảng cân đối kế toán. Xác định nguồn gốc của số tiền còn dư trên tài khoản đơn vị được chuyển năm sau sử dụng hay phải nộp trả Ngân sách Nhà nước. b) Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán: Kiểm tra số dư đầu kỳ: đối chiếu tiền mặt tồn quỹ trên biên bản kiểm quỹ , số dư tiền gửi tại kho bạc, ngân hàng theo xác nhận của kho bạc ngân hàng, số dư tài khoản tiền mặt tiền gửi trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm khoá sổ kế toán ngày 31tháng 12 năm trước với số dư các tài khoản này trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm nay. Kiểm tra số phát sinh trong kỳ : kiểm tra số thu, chi từng tháng, số cộng dồn 12 tháng, đối chiếu giữa sổ chi tiết với số phát sinh của tài khoản tiền mặt, tiền gửi trên sổ cái. Kiểm tra một số chứng từ thu, chi theo phương pháp chọn mẫu. Kiểm tra số dư cuối lỳ: trên cơ sở số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ tính toán số dư cuối kỳ, so sánh với số dư tiền mặt trên biên bản kiểm quỹ, số dư tiền gửi thực tế tại kho bạc, ngân hàng, so sánh với số dư trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Xác định nguồn của khoản tiền còn trên tài khoản tiền mặt, tiền gửi và xử lý số dư cuối kỳ theo quy định. đánh giá công tác quản lý tiền mặt, tiền gửi theo chế độ hiện hành. c) Các rủi ro kiểm toán: Tiền mặt, tiền gửi thực tế tăng hoặc giảm so với số dư trên bảng cân đối kế toán. Sử dụng tiền không đúng mục đích theo chế độ hiện hành. Số dư tiền mặt, tiền gửi thuộc nguồn gốc Ngân sách không nộp trả Ngân sách Nhà nước. 3.2.Kiểm toán nhóm tài khoản nguyên vật liệu, vật tư hàng hoá a) Nội dung kiểm toán: Kiểm toán viên phải đưa ra nhận xét về giá trị vật liệu, hàng hoá ghi trên báo cáo tài chính, số lượng vật liệu hàng hoá tồn kho, phải phù hợp với giá trị ghi trên tài khoản kế toán. Kiểm tra việc tuân thủ các chế độ quản lý trong quá trình mua hàng, bảo quản và xuất dùng như: các hợp đồng mua hàng, hoá đơn mua hàng theo quy định của bộ tài chính, vật liệu hàng hoá xuất dùng. Kiểm tra nguồn kinh phí hình thành giá trị vật liệu, hàng hoá tồn kho, đơn vị chuyển sang năm sau sử dụng hay thanh lý thu hồi nộp Ngân sách Nhà nước. b) Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán: Kiểm tra số dư đầu kỳ: so sánh số liệu kiểm kê tại thời điểm ngày31 tháng12 năm trước với số dư năm nay Kiểm tra số phát sinh trong kỳ: kiểm tra báo cáo nhập xuất hàng tháng, quý, đối chiếu số liệu dế toán chi tiết với thẻ kho theo từng loại về chỉ tiêu số lượng. Kiểm tra phương pháp tính giá mà đơn vị đang áp dụng, xác định giá trị nhập xuất trong năm. Kiểm tra chọn mẫu các hoá đơn nhập xuất thực tế tính tuân thủ các quy định về mua bán định mức tiêu hao, mục đích sử dụng. Kiểm toán viên lưu ý đối với vật tư hàng hoá xuất dùng nhưng đã đưa vào quyết toán năm trước theo dõi xuất dùng năm sau, tránh tình trạng quyết toán trùng lắp. Xác định số dư cuối kỳ: đối chiếu số dư của vật tư hàng hoá trên bảng cân đối kế toán năm nay với giá trị tồn kho theo kiểm kê, xác định nguồn kinh phí hình thành gía trị vật tư hàng hoá tồn kho. Kiểm toán viên đưa ra kết luận về tính trung thực, hợp pháp của vật tư hàng hoá tồn kho được ghi tại thời điểm trên bảng cân đối kế toán, mức độ phù hợp với trình bày của kế toán đơn vị. c) Các rủi ro kiểm toán: Vật tư hàng hoá bị tăng giảm giữa tồn kho thực tế với sổ sách Sử dụng không đúng mục đích, định mức của Nhà nước. Dùng kinh phí Ngân sách Nhà nước dự trữ sai quy định. Đưa vào quyết toán đối với vật tư hàng hoá đã quyết toán năm trước xuất dùng trong năm báo cáo. 3.3.Kiểm toán tài sản cố định a) Nội dung kiểm toán: Tài khoản “ tài sản cố định”, tài khoản “tài sản cố định vô hình”. Tài khoản “hao mòn tài sản cố định ”. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các nội dung: Công tác quản lý, hạch toán tài sản cố định, hao mòn tài sản cố định. Việc tính hao mòn tài sản cố định theo quy định hiện hành. Nguồn hình thành tài sản cố định , tăng , giảm, thanh lý, nhượng bán, cho thuê tài sản cố định . b)Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán : Kiểm tra số dư đầu kỳ : đối chiếu biên bản kiểm kê tài sản cố định với số dư tài khoản : “tài sản cố định”, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước và số dư tài khoản “ tài sản cố định ”, đầu năm nay. Kiểm tra thẻ tài sản cố định, hồ sơ của từng loại tài sản, xác định chênh lệch nếu có, nguyên nhân chênh lệch. Kiểm toán số phát sinh trong kỳ: kiểm tra số phát sinh tăng, giảm của tài sản cố định , nguồn hình thành tài sản cố định , hao mòn tài sản cố định tài sản cố định , nguyên nhân tăng, giảm. kiểm tra hồ sơ của tài sản cố định tăng, tài sản cố định giảm. Kiểm tra việc tính hao mòn tài sản cố đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1231.doc
Tài liệu liên quan