Đề tài Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

Trong quản lý kinh tế có nhiều công cụ khác nhau để quản lý nhưng kế toán được xem là công cụ quản lý quan trọng nhất trong đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp nó đã cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản lý phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí; tình hình sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn, lao động; tình hình thực hiện về kế hoạch giá thành sản phẩm để có các quyết định thích hợp. Góp phần phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

 

doc40 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất. a. Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. + Tiền lương chính: thường được phân bổ tỷ lệ với chi phí tiền lương định mức, chi phí tiền lương kế hoạch, giờ công định mức hoặc giờ công thực tế, khối lượng định mức... + Tiền lương phụ: thường được phân bổ tỷ lệ với tiền lương chính, tiền lương định mức, giờ công định mức. b. Tài khoản sử dụng. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí như tài khoản 621. Kết cấu tài khoản: + Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. + Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư. 2.1.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết để sản xuất sản phẩm . Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. a. Phân bổ chi phí sản xuất chung. Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo các tiêu thức phù hợp: theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ là việc thực tế của công nhân sản xuất. b. Tài khoản sử dụng. Kế toán sử dụng tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung” để tập hợp chi phí sản xuất chung. Kết cấu tài khoản. + Bên nợ: - Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh. + Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển ( hay phân bổ) chi phí sản xuất chung. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hay phân bổ cho các loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ và được chi tiết thành 6 tiểu khoản: + 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng” : Phản ánh chi phí về lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. + 6272 “Chi phí vật liệu”: Bao gồm các khoảm chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng và các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng. + 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”: Là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng trong phân xưởng. + 6274 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”: Phản khấu hao tài sản cố định thuộc các phân xưởng sản xuất, kinh doanh chính,sản xuất, kinh doanh phụ như máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng... + 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”: Bao gồm những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, của các phân xưởng, bộ phận như chi phí sửa chữa TSCĐ, nước, điện thoại. + 6278 “Chi phí bằng tiền khác”: Là những chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, lễ tân, tiếp khách... của các phân xưởng, bộ phận sản xuất. 2.1.4 Hạch toán các chi phí trả trước. Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà đuợc tính cho hai hay nhiều kỳ. a. Phân bổ chi phí trả trước. Về nguyên tắc, các khoản chi phí trả trước phải phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí trong các năm tà chính có liên quan. Bởi vậy, việc tính và phân bổ chi phí trả trước đã phát sinh vào các kỳ hạch toán phải được kế hoặch hoá chặt chẽ trên cơ sở các dự toán chi phí và kế hoạch phân bổ chi phí. Trong một năm tài chính, kế toán có thể phân bổ đều cho các tháng nếu xét thấy cần thiết. b. Tài khoản sử dụng. Để theo dõi các khoản chi phí trả trước, kế toán sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản 142 “ Chi phí trả trước” : Tài khoản 142 chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2. + Tài khoản 1421 “Chi phí trả trước” + Tài khoản 1422 “Chi phí chờ kết chuyển” - Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” Kết cấu tài khoản. + Bên nợ: Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ. + Bên có: Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ này. + Dư có: Các khoản chi phí trả trước thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh. 2.1.5 Hạch toán chi phí phải trả. Chi phí phải trả (còn gọi là chi phí trích trước) là những khoản chi phí thực tế chưa chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. a.Tài khoản sử dụng. Các khoản chi phí phải trả được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 335 “ Chi phí phải trả”. Về mặt chế độ, tài khoản 335 có thể chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2. +TK 3353 “ Quỹ dự phòng trợ cấp mất v iệc làm” +TK 3358 “ Chi phí phải trả khác” Kết cấu tài khoản. + Bên nợ: Tập hợp chi phí phiat trả thực tế phát sinh. + Bên có: Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch. + Dư có: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng chưa thực tế phát sinh. 2.1.6 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. 2.1.6.1 Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất. Thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ được tính vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác hoặc được trừ vào quỹ dự phòng tài chính. Vì thế, cần thiết phải hạch toán riêng giá trị thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức. Tài khoản sử dụng. Toàn bộ giá trị thiệt hại của sản phẩm hỏng ngoài định mức được theo dõi chi tiết trên tài khoản 1381 “ Sản phẩm hỏng ngoài định mức”. 2.1.6.2 Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất. Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan ( thiếu nguyên vật liệu, thiên tai, địch hoạ...) các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động như: tiền công lao động, khấu hao TSCĐ... Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Tài khoản sử dụng. + Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán theo dõi qua tài khoản 335 “ Chi phí phải trả”. + Truờng hợp ngừng sản xuất bất thường, các khoản chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải được theo dõi chi tiết trên tài khoản 1381 “ Thiệt hại về ngừng sản xuất”. 2.1.7 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.1.7.1 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. a. Tài khoản sử dụng. Theo phương pháp kê khai thường xuyên, các chi phí sản xuất( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được tổng hợp vào tài khoản 154 “ Chi phí kinh doanh dở dang”. Kết cấu tài khoản. + Bên nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ. + Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm. Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành. +Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành. b. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK 111,112 TK 152, 153 TK 621 TK154 TK 138,152,811 Xuất kho NVL cho KC,PB chi phí NVL Trị giá SP hỏng bắt Sản xuất trực tiếp bồi thường, phế liệu TK 133 thu hồi TK 334, 338 TK 622 TK 155 KC, PB chi phí nhân Zsp hoàn thành Công trực tiếp nhập kho TK 335, 214 TK 627 TK 157 KC, PB chi phí sản Zsp hoàn thành Xuất chung gửi bán CP điện, nước KHTSCĐ TK 632 Zsp hoàn thành Bán ngay 2.1.7.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: a. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm.Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính. Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng sản hẩm dở dang trong kỳ x Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang b. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá sản phẩm dở dang, phương pháp này chỉ áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. Giá trị vật liệu chính nằm trong vật liệu dở dang = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (không quy đổi) x Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang (không quy đổi) Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang(theo từng loại) = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (không quy đổi) x Tổng chi phí chế biến từng loại Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi ra thnàh phẩm c. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí kế toán thường sử dụng phuơng pháp này. Giá trị sản phẩm dở dang chưa hoàn thành = Giá trị nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang + 50% chi phí chế biến d. Xác định chi phí sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật, liệu trực tiếp hoặc theo chi phí gián tiếp. Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp mà không tính các chi phí khác. e. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch. Căn cứ vào định mức tiêu hao hoặc chi phí kế hoạch cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. 2.2 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 2.2.1 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Về cơ bản, việc hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ cũng giống như phương pháp kê khai thường xuyên đó là đều tập hợp chi phí sản xuất từ các tài khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(621), chi phí nhân công trực tiếp(622), Chi phí sản xuất chung(627).Tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệt nhất định ở việc sử dụng tài khoản tổng hợp để tập hợp chi phí sản xuất. Tài khoản sử dụng. Khác với phương pháp kê khai thường xuyên (sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”). Theo phương pháp này, kế toán sử dụng tài khoản 631 “ Giá thành sản xuất”.Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí, theo loại, nhóm sản phẩm. Kết cấu tài khoản. + Bên nợ: Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm, dịch vụ, lao vụ. + Bên có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Tổng giá trị thành phẩm, lao vụ, dịch vụ, hoàn thành. Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư. 2.2.2 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Kết chuyển chi phí SX dở dang cuối kỳ TK 611 TK 154 TK 631 TK 632 KC chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Giá thành Sp hoàn thành trong kỳ TK 621 Chi phí NVL trực tiếp TK138,811,611 KC, PB chi phí NVL cuối kỳ Phế liệu SP hỏng thu hồi, TK 334, 338 TK 622 Bắt bồi thường Chi phí nhân công KC, PB chi phí nhân công Trực tiếp cuối kỳ TK 214 TK 627 Chi phí khấu hao KC, PB chi phí sản xuất TSCĐ chung cuối kỳ TK 111,112,331 Chi phí dịch vụ TK 133 Mua ngoài 2.2.3 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cũng được tiến hành tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành là phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính gía thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm các phương pháp. 3.1 Phương pháp trực tiếp( phương pháp giản đơn). Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ ngắn như các nhà máy điện, nước,các doanh nghiệp khai thác( quặng, gỗ, than).Giá thành sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho tổng số lượng hoàn thành. 3.2 Phương pháp tổng cộng chi phí. áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Giá thành sản xuất được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. 3.3 Phương pháp hệ số. Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà được hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá sản phẩm gốc và giá thành từng lại sản phẩm. Giá thàn đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc quy đổi Giá thành đơn sản phẩm i = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc x Hệ số quy đổi sản phẩm i Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang trong kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ _ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 3.4 Phương pháp tỷ lệ: Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại. Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạnh hoặc định mức đơn vị thực tế sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch hoặc định mức của tất cả các loại sản phẩm 3.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể đựoc xác định theo nhiều phương pháp khác nhau như: giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu... Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ 3.6 Phương pháp liên hợp: Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. B. trình tự tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần liên sơn lào cai. 1. Đặc điểm chung và các chính sách kế toán của Công Ty Cổ Phần Liên Sơn Lào Cai. 1.1 Đặc điểm chung. Công ty Cổ Phần Liên Sơn là một đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp có nhiệm vụ: - Chủ yếu là sản xuất và kinh doanh nước uống có cồn, nước giải khát có hương bia, nước giải khát các loại, các loại rượu và các sản phẩm thực phẩm khác nhằm đáp ứng yêu cầu cho nhân dân trong và ngoài tỉnh - Ngoài ra công ty còn sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi và kinh doanh gia súc gia cầm, kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm, nguyên liệu sản xuất. Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. 1.2 Các chính sách kế toán chung: - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. - Niên độ kế toán: áp dụng theo quy định của Nhà nước bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12. - Kỳ hạch toán: hạch toán theo quý. - Phương pháp tính trị giá vốn xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền vào cuối tháng. - Các loại thuế phải nộp: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế TTĐB, thuế môn bài và thuế đất. - Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành theo quyết định 1141/QĐ/CT/CĐ-KT ngày 01/11/1995. 2. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất ở công ty cổ phần Liên Sơn Lào Cai : 2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất ở Công Ty Cổ Phần Liên Sơn Lào Cai: - Đặc thù của công ty là sản xuất ra nhiều sản phẩm nên công ty sử dụng nhiều loại NVL có đặc tính và công dụng khác nhau. 2.2 Phân loại chi phí sản xuất tại Công Ty Cổ Phần Liên Sơn Lào Cai: Trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán Công Ty Cổ Phần Liên Sơn Lào Cai đã tiến hành phân loại chi phí theo 2 tiêu thức sau đây: - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí phát sinh công ty chia thành các yếu tố chi phí sau: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính như gạo, malt, đường , hoa quả, đậu tương, vật liệu phụ như nhãn mác, hoá chất, phụ tùng thay thế. + Chi phí nhiên liệu, động lực: Đó là toàn bộ chi phí về than trong các giai đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm. + Chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp: bao gồm toàn bộ số tiền lương phải trả cho công nhân viên hoạt động sản xuất trong kỳ và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn + Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định đã sử dụng cho hoạt động sản xuất của công ty. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền mà công ty trả cho các nhà cung cấp về điện, nước, điện thoạiphục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty. + Chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ các chi phí khác bằng tiền ngoài các chi phí nêu trên. - Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí : Theo tiêu thức này chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành ba khoản mục chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính như Malt, gạo, đường, ngô, sắn. vật liệu phụ như nút chai, nhãn mác, bao bì. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các chi phí về tiền lương chính, lương phụ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn phát sinh trong kỳ sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ chung cho quy trình sản xuất sản phẩm như vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao máy móc thiết bị, khấu hao nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài 2.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: - Quá trình sản xuất bia hơi, bia chai, sữa đậu nành, thức ăn gia súc ở Công Ty Cổ Phần Liên Sơn Lào Cai được tổ chức ở phân xưởng và trên các dây chuyền khác nhau. Việc xác định sản xuất loại sản phẩm nào được xác định ngay từ đầu quy trình sản xuất khi đưa nguyên liệu vào chế biến. Quy trình sản xuất liên tục, giữa các giai đoạn không có bán thành phẩm ra ngoài hoặc nhập kho.Từ đó công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm bia hơi, bia chai, sữa đậu nành, thức ăn gia súc. 2.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 2.4.1. Kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với khoản mục chi phí này, có loại được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng như chi phí nguyên vật liệu chính ( Malt, gạo) tập hợp cho từng loại sản phẩm bia, thức ăn gia súc vật liệu phục vụ như nhãn mác, nút chai được tập hợp cho bia chai và sữa đậu nành, có loại được tập trung toàn phân xưởng như hoá chất nhiên liệu đến cuối kỳ mới phân bổ cho từng đối tượng. Việc tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được thực hiện thông qua TK 621 ‘‘Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ’’. - TK 621 được mở chi tiết: + TK621- Chi phí NVLTT sản xuất bia hơi. + TK621- Chi phí NVLTT sản xuất bia chai. + TK621- Chi phí NVLTT sản xuất sữa đậu nành. + TK621- Chi phí NVLTT sản xuất rượu vang + TK621- Chi phí NVLTT sản xuất thức ăn gia súc. Sau khi tiến hành ghi sổ cái và sổ chi tiết kế toán tiến hành bút toán kết chuyển toàn bộ chi phí bên Nợ TK 621 vào bên Nợ TK 154, thể hiện qua chứng từ ghi sổ số 235 ( Biểu số 1). Biểu số 1: Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Số 235 ĐVT: Đồng Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí NVLTT 621 1.002.450.310 - Bia chai:302.709.578 - Bia hơi:127.075.255 - Sữa đậu nành:3.823.800 - Thức ăn gia súc:539.392.717 - Rượu vang:29.448.960 Vào sản xuất kinh doanh chính: 154 1.002.450.310 - Bia chai:302.709.578 - Bia hơi:127.075.255 - Sữa đậu nành:3.823.800 - Thức ăn gia súc:539.392.717 - Rượu vang:29.448.960 Cộng 1.002.450.310 1.002.450.310 2.4.2 Kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Về nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Toàn bộ số tiền phải trả cho người lao động được tập hợp vào bên Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. - TK 622 được mở chi tiết: + TK622- Chi phí NCTT sản xuất bia hơi. + TK622- Chi phí NCTT sản xuất bia chai. + TK622- Chi phí NCTT sản xuất sữa đậu nành. + TK622- Chi phí NCTT sản xuất thức ăn gia súc. + TK 622- Chi phí NCTT sản xuất rượu vang. - Việc tập hợp như sau: + Đối với tiền lương sản phẩm và tiền lương thời gian của công nhân có quan hệ trực tiếp đến từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thì kế toán hạch toán cho từng đối tượng. + Đối với tiền lương thời gian và lương phụ của công nhân sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thì kế toán sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng. Tiêu thức phân bổ có thể là giờ công định mức hay cũng có thể là giờ công thực tế. + Đối với khoản bảo hiểm xã hội 15%, bảo hiểm y tế 2% tính trên tiền lương cơ bản, kế toán lập và theo dõi trên TK 338- Phải trả khác + Đối với tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được hạch toán luôn vào TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp.” Hình thức tiền lương áp dụng tại công ty là hình thức trả lương theo sản phẩm. Hàng tháng căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm để tính lương cho công nhân sản xuất. Đơn giá tiền lương được duyệt cho từng loại sản phẩm theo quy định của Sở Công Nghiệp Tỉnh Lào Cai. + Bia hơi: 318.3 đồng / lít + Bia chai: 438, 7 đồng / chai + Rượu vang: 576, 1 đồng / chai + Sữa đậu nành: 188, 7 đồng / chai + Thức ăn gia súc: 214.432 nghìn / tấn Tiền lương sản phẩm phải trả = Khối lượng sản phẩm tính lương * Đơn giá tiền lương sản phẩm Sau khi tiến hành ghi sổ cái và sổ chi tiết kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí bên Nợ tài khoản 622 sang bên Nợ tài khoản 154 thể hiện qua chứng từ số 235 ( Biểu số 2) Biểu số 2: Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Số 235 ĐVT:Đồng Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí NCTT 622 193.070.179 - Bia chai:45.150.179 - Bia hơi:122.072.800 - Sữa đậu nành:1.380.000 - Thức ăn gia súc:19.067.200 - Rượu vang:5.400.000 Vào sản xuất kinh doanh chính: 154 193.070.179 - Bia chai:45.150.179 - Bia hơi:122.072.800 - Sữa đậu nành:1.380.000 - Thức ăn gia súc:19.067.200 - Rượu vang:5.400.000 Cộng 193.070.179 193.070.179 2.4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Kế toán sử dụng tài khoản 627 ‘‘Chi phí sản xuất chung” để tập hợp và phân bổ chi phí. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng bộ phận, phân xưởng sản xuất kinh doanh. Tài khoản 627 được mở chi tiết: + TK627- Chi phí SXC sản xuất bia hơi. + TK627- Chi phí SXC sản xuất bia chai. + TK627- Chi phí SXC sản xuất sữa đậu nành. + TK627- Chi phí SXC sản xuất thức ăn gia súc. + TK627- Chi phí SXC sản xuất rượu vang. Sau khi tiến hành ghi sổ cái và sổ chi tiết kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí bên Nợ tài khoản 627 sang bên Nợ tài khoản 154 thể hiện qua chứng từ số 235 ( Biểu số 3). Biểu số 3: Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Số 235 ĐVT: Đồng Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí SXC 627 257.089.029 - Bia chai:55.109.407 - Bia hơi:141.036.190 - Sữa đậu nành:4.355.000 - Thức ăn gia súc:45.088.432 - Rượu vang:11.500.000 Vào sản xuất kinh doanh chính: 154 257.089.029 - Bia chai:55.109.407 - Bia hơi:141.036.190 - Sữa đậu nành:4.355.000 - Thức ăn gia súc:45.088.432 - Rượu vang:11.500.000 Cộng 257.089.029 257.089.029 3. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: Chi phí sản xuất sau khi đã được tập hợp riêng cho từng khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cần phải được phân bổ và kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Công Ty Cổ Phần Liên Sơn Lào Cai áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do đó, để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, công ty sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tập hợp số liệu trên từng sổ chi tiết, sổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1327.doc
Tài liệu liên quan