MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN A: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CHƯƠNG I : CƠ SỞ PHÁP LÝ
CHƯƠNG II: GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.
1. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Quyền và nghĩa vụ của người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
CHƯƠNG II: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.
1. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình ở xã, thị trấn.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình ở phường.
3. Một số trường hợp cụ thể.
4. Một số vấn đề về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.
1. Đánh giá chung.
2. Những ưu điểm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Một số hạn chế trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
LỜI KẾT
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4622 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên và Môi trường.
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBND cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
- Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xem xét, ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
d) Thời gian kể từ ngày UBND xã, thị trấn nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không quá 55 ngày làm việc.
2. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại phường.
2.1. Hộ gia đình, cá nhân nộp một bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có) theo quy định tại điều 50 của Luật đất đai năm 2003 (đã nêu tại chương I, phần 2);
c) Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
2.2. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất có trách nhiệm:
- Thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết;
- Lấy ý kiến xác nhận của UBND phường về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; Trong trường hợp người đang sử dụng đất không có một trong số các giấy tờ về quyền sử dụng đất đã quy định thì lấy ý kiến của UBND phường về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt.
- Trong vòng 15 ngày, công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất;
- Xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện;
- Làm giấy trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính;
- Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
- Gửi hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
b) Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ, trình UBND cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xem xét, ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
c) Thời gian thực hiện công việc kể từ khi Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất nhận được hồ sơ hợp lệ đến khi người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không quá 55 ngày.
3. Một số trường hợp cụ thể.
3.1. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở theo quyết định giao đất.
Cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất theo quyết định giao đất cần đến Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất và làm hồ sơ theo quy định. Trường hợp đối với cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất ở xã, thị trấn thì UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ trình lên Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất. Hồ sơ đăng kí quyền sử dụng đất gồm:
Đơn xin đăng kí quyền sử dụng đất;
Quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Văn bản uỷ quyền kê khai đăng kí quyền sử dụng đất (nếu có).
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Danh sách kèm theo quyết định.
UBND cấp xã, thị trấn thẩm định hồ sơ, trường hợp không đủ điều kiện sẽ trả lại hồ sơ và nói rõ lý do; nếu đủ điều kiện UBND xã, thị trấn trình UBND huyện (Qua phòng TN&MT) xem xét ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, niêm yết công khai danh sách những trường hợp đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tại trụ sở UBND cấp xã.
Cán bộ địa chính cấp xã (đối với trường hợp đất ở xã, thị trấn) hoặc văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất (đối với trường hợp đất ở phường) có trách nhiệm :
- Làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính;
- Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
- Gửi hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường
* UBND cấp huyện có trách nhiệm:
- Kiểm tra hồ sơ của cá nhân, hộ gia đình thuộc trường hợp có quyết định giao đất (đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ);
- Nếu cần phòng TN&MT kiểm tra vị trí thửa đất ngoài thực địa;
- Phòng TN&MT lập tờ trình trình UBND huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình;
Trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện xem xét, ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3.2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất (Cho tặng, chuyển nhượng, chuyển đổi).
Đối với cá nhân, hộ gia đình chuyển quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy trình luật định như trên, song hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
- Hợp đồng chuyển quyền (cho tặng, chuyển nhượng, chuyển đổi) gồm 03 bản;
- Đơn xin giảm thuế chuyển quyền gồm 03 bản;
- Tờ khai chuyển quyền sử dụng đất gồm 03 bản;
- Tờ khai lệ phí trước bạ gồm 03 bản;
- Giấy khai sinh hai hộ Cho tặng gồm 06 bản;
- Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính (phòng TN&MT).
Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ phòng TN&MT chuyển hồ sơ về Chi cục thuế huyện để xác định nghĩa vụ tài chính của cá nhân, hộ gia đình chuyển quyền sử dụng đất.
- Sau khi người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính xong, hồ sơ chuyển về phòng TN&MT (chi cục thuế giữ 1 bộ), phòng TN&MT lập Tờ trình trình UBND huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- UBND trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, xem xét và ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhìn chung các trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều trải qua trình tự, thủ tục như nhau về thời gian giải quyết, quy trình thực hiện... song có sự khác nhau về hồ sơ, về nghĩa vụ tài chính... đối với từng trường hợp cụ thể.
Một số vấn đề về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất cần thực hiện.
Nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện là những khoản tiền mà người đó phải nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi đến đăng ký quyền sử dụng đất, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất, tuỳ vào từng trường hợp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các nghĩa vụ tài chính sau:
Lệ phí địa chính, gồm:
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Lệ phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai;
+ Lệ phí trích lục bản hoặc các văn bản cần thiết trong hồ sơ địa chính;
+ Lệ phí xác nhận tính pháp lý của các loại giấy tờ nhà, đất.
Tiền sử dụng đất;
Thuế chuyển quyền sử dụng đất (đối với trường hợp chuyển quyềnsử dụng đất);
Lệ phí trước bạ.
4.1. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Thông tư số 93/2002/TT-BTC của Bộ tài chính về lệ phí sử dụng đất được quy định như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân ở xã, thị trấn thuộc huyện: nộp 10.000 đồng/giấy.
- Hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thưộc TW, phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh (gọi chung là các phường): nộp 25.000 đồng/giấy.
- Đối với tổ chức: nộp 100.000 đồng/giấy.
- Đối với cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn thuộc khu vực III theo quy định của pháp luật thì được miễn tiền lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4.2. Lệ phí trích lục bản đồ hoặc các văn bản cần thiết trong hồ sơ địa chính.
Các loại lệ phí bao gồm:
STT
Lệ phí.
Đơn vị tính
Mức thu
cá nhân,hộ gia đình
tổ chức tại các xã tại các
thị trấn phường
1
Trích lục văn bản
đồng/văn bản
5.000 10.000 10.000
2
Trích lục bản đồ
đồng/văn bản
10.000 10.000 10.000
3
Cấp GCN quyền sử dụng đất .
đồng/giấy
10.000 25.000 100.000
4
Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai, gồm: chứng nhận thay đổi chủ sử dụng đất, thay đổi hình thể,diện tích thửa đất và thay đổi mục đích sử dụng đất.
đồng/giấy
5.000 15.000 20.000
5
6
Trích lục bản đồ hoặc các văn bản cần thiết trong hồ sơ địa chính:
Trích lục văn bản;
Trích lục bản đồ.
Xác nhận tính hợp pháp của các giấy tờ nhà, đất.
đồng/văn bản
đồng/lần
10.000 5.000 10.000
10.000 10.000 10.000
20.000 10.000 20.000
4.3. Tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Nghị định số 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất và Thông tư số 117/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP, quy định: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở từ ngày 15/10/1993 đến thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chưa nộp tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất theo căn cứ:
Diện tích đất: là phần diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Giá đất: là giá tại thời điểm giao đất do UBND ban hành theo quy định của Chính phủ;
Thời hạn sử dụng đất;
* Tuỳ từng trường hợp mà người sử dụng đất phải nộp số tiền nhất định:
- Trường hợp giao đất sử dụng ổn định lâu dài thì giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất tại thời điểm giao đất do UBND tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ;
- Trường hợp giao đất có thời hạn được tính như sau:
+ Đối với dự án giao đất 70 năm:
Tiền sử dụng đất = Giá đất (đồng/m2) x Diện tích đất (m2)
+ Đối với dự án giao đất dưới 70 năm: Giảm thu tiền sử dụng đất của mỗi năm không được giao đất sử dụng là 1,2% của mức thu 70 năm. Được tính theo công thức:
Tiền sử dụng đất = Tiền sử dụng đất - [ Tiền sử dụng đất của
của thời hạn giao của thời hạn 70 năm thời hạn 70 x (70 - n)x 1,2%] đất (n năm) năm
(Trong đó: n là thời hạn giao đất tính bằng năm)
- Ngoài ra, người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 198/2004/NĐ - CP và quy định cụ thể tại Thông tư số 117/2004/TT - BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ - CP về thu tiền sử dụng đất.
4.4. Lệ phí trước bạ (LPTB)
LPTB là lệ phí phải nộp khi người sở hữu tài sản đi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gồm:
Nhà, đất;
Phương tiện vận tải, bao gồm:
+ Tàu thuỷ, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, vỏ, tổng thành máy;
+ Thuyền;
+ Ô tô, kể cả khung, tổng thành máy;
+ Xe máy, kể cả khung, tổng thành máy.
Súng săn, súng thể thao.
Căn cứ tính LPTB là giá tính LPTB và tỷ lệ (%) LPTB. Giá tính LPTB là trị giá tài sản chịu lệ phí trước bạ theo giá thị trường trong nước tại thời điểm tính LPTB:
LPTB = Giá tài sản tính LPTB x tỷ lệ LPTB
Tỷ lệ LPTB được quy định như sau:
Nhà, đất là 1%;
Tàu, thuyền là 1% (riêng tàu đánh cá xa bờ là 0,5%);
- Ô tô, xe máy, súng săn, súng thể thao là 2% (riêng xe máy đăng ký, nộp LPTB tại Việt Nam lần thứ 2 trở đi là 1%).
Như vậy, khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp LPTB cho cơ quan Nhà nước là 1%. Tuy nhiên cũng tuỳ từng trường hợp mà người sử dụng đất có phải nộp LPTB hay không (xem chi tiết tại Nghị định số 176/1999/NĐ - CP của Chính phủ ngày 21/12/1999 về lệ phí trước bạ).
Mức thu LPTB đối với tài sản đăng kí quyền sử dụng, quyền sở hữu tối đa là 500 triệu đồng/1 tài sản. Mỗi lần nhận tài sản phải kê khai LPTB với cơ quan thuế theo đúng mẫu khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của tờ khai. Đối với đất đai, khi chuyển quyền sử dụng đất người nhận chuyển quyền tuỳ từng trường hợp mà phải nộp LPTB đối với thửa đất đó.
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Đánh giá chung.
Để đảm bảo các quyền lợi cho người sử dụng đất một trong những biện pháp được chú trọng hiện nay là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận. Theo kết quả thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đến cuối tháng 02/2007 hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã đạt được các kết quả sau:
- Có 11 tỉnh hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt trên 90% diện tích các loại đất chính, trong đó có các địa phương thực hiện tốt như: Cần Thơ, Hà Tĩnh, Bình Phước...
Có 10 tỉnh đạt dưới 60% như: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái...
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với từng loại đất đạt được các kết quả cụ thể như sau:
- Đối với đất Nông nghiệp, cả nước đã cấp được 13.392.895 giấy với diện tích là 7.413.500 ha, đạt 81,3% diện tích đất Nông nghiệp cần được cấp giấy.
- Đối với đất Lâm nghiệp, cả nước đã cấp được hơn 1 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích gần 8 triệu ha, đạt 59,2% diện tích đất Lâm nghiệp cần cấp giấy.
- Đối với đất ở:
+ Tại đô thị, cả nước cấp được gần 2,7 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích khoảng gần 60.000 ha, đạt 59,6% diện tích đất cần cấp giấy.
+ Tại nông thôn, cả nước đã cấp được khoảng gần 10 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích trên 376.000 ha, đạt 75% diện tích đất cần được cấp giấy.
Tại Hà Nội, trưởng phòng đăng ký thống kê (Sở TN-MT&NĐ) Hà Nội, Nguyễn Văn Quang cho biết đến hết năm 2006 tỉ lệ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn toàn Thành phố đạt trên 98%. Như vậy, những trường hợp đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận chỉ cũng còn 1%. Tuy nhiên, trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội vẫn còn khoảng 10% chưa đủ điều kiện cấp giấy, tương ứng với hàng chục nghìn trường hợp. Trong đó lý do tranh chấp, khiếu kiện chưa thể cấp giấy chiếm 5%.
Đạt được những kết quả như trên một phần là nhờ vào sự đổi mới hệ thống luật pháp quản lý Nhà nước về đất đai thông qua Luật đất đai năm 2003 và sự ý thức được tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân. Tuy nhiên trên thực tế việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng còn gặp không ít khó khăn và những ưu, nhược điểm đó sẽ được trình bày cụ thể ở các mục 2 và mục 3 dưới đây.
Những ưu điểm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hiện nay cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về đất đai, công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng được hoàn thiện hơn. Việc cấp giấy chứng nhận là một trong những biện pháp rất quan trọng không chỉ đối với công tác quản lý của Nhà nước mà còn đảm bảo những lợi ích hợp pháp từ phía người sử dụng đất. Thực tế đã cho thấy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có những bước tiến sau:
- Về phía Nhà nước, Luật đất đai năm 2003 đã mở rộng thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho UBND cấp huyện và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể uỷ quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp. Đây là một quy định nhằm làm giảm sự ách tắc về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo tính kịp thời trong quá trình giải quyết công việc cho người dân.
- Về thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã dần được đơn giản hoá, minh bạch hoá. Nhiều địa phương đã niêm yết công khai trình tự, thủ tục giải quyết, các loại lệ phí... tại trụ sở cơ quan làm việc. Nhờ sự minh bạch hoá cũng như đơn giản hoá thủ tục hành chính đã góp phần giảm sự phiền phức cho người dân và qua đó nâng cao niềm tin của người dân vào cơ quan Nhà nước; Đồng thời cũng nhờ đó hạn chế được sự hách dịch, cửa quyền, tệ tham nhũng, nhũng nhiễu người dân... của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức Nhà nước.
- Cải cách Hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục Hành chính ngày càng đẩy mạnh, cơ chế “một cửa” trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai, giảm bớt được sức ép về thời gian, công sức và tiền bạc cho người dân khi xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Về phía người dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là “chứng minh thư”, là cơ sở pháp lý đảm bảo cho quyền lợi của người sử dụng đất, xác lập quyền sử dụng đất của họ, phù hợp với mong muốn và yêu cầu của người sử dụng đất; tạo điều kiện về tâm lý cho người sử dụng đất sử dụng đất lâu dài, ổn định, yên tâm sản xuất, kinh doanh trên mảnh đất của mình.
- Hiện nay với sự cải cách về mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đất thuộc sở hữu chung hoặc là tài sản chung của cả vợ và chồng... thì ghi tên của cả vợ và chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là một quy định mới nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người cùng sở hữu tài sản chung là quyền sử dụng đất.
3. Những hạn chế trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhìn chung việc cấp giấy chứng nhận đã đạt được nhiều kết quả tốt, song trên thực tế còn rất nhiều những bất cập, yếu kém trong công tác thực hiện.
- Một trong những yếu kém cơ bản nhất là tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa thật toàn diện và còn chậm. Lý do chủ yếu là do người tâm lý của người dân không muốn nhận giấy vì phải mất tiền, phiền phức khi làm các thủ tục, giấy tờ phức tạp, một bộ phận cán bộ, công chức hách dịch, chưa tận tâm với công việc và sự chậm chễ của cơ quan quản lý đất đai...
Theo thống kê, hiện nay tại đô thị việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn hạn chế. Khi thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở phía Nam, tổng số 100% hộ gia đình được đền bù thì chỉ có khoảng 30% số hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là một thực tế đáng phải suy ngẫm về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam mở cửa, hội nhập với thế giới.
- Do hệ thống pháp luật chưa thực hoàn thiện, ý thức chấp hành pháp luật của pháp luật còn yếu kém nên nhiều cơ quan đã vượt quá thẩm quyền về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đặc biệt là ở UBND cấp xã, phường, thị trấn); tình trạng một bộ phận cán bộ công chức thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức vụ để trục lợi trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân... Vì thực tế đó đã gây mất niềm tin của người dân, gây khó khăn cho Nhà nước trong quá trình quản lý đất đai.
- Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tuy đã được cải cách, đơn giản đi rất nhiều cả về giấy tờ, về các bước tiến thực hiện và thời gian giải quyết... Song nhìn chung trình tự, thủ tục vẫn còn rất phức tạp, rườm rà gây phiền hà cho người sử dụng đất khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Các quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng với các loại đất chưa được thống nhất nên khi người sử dụng đất muốn thế chấp, giao dịch nhà đất còn vướng mắc nhiều khó khăn.
- Cơ chế “một cửa” trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do mới bắt đầu được đưa vào triển khai thực hiện nên còn chậm, các địa phương chưa thực hiện một cách đồng bộ.
4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể tiến hành một số giải pháp sau:
- Tăng cường và tiến tới hoàn thiện hệ thống hệ thống pháp luật quản lý Nhà nước về đất đai; Có những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai để tránh được tình trạng vượt cấp trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tiếp tục cải cách thủ tục Hành chính, giảm bớt thủ tục đăng kí, tinh giảm các bước nhưng vẫn đảm bảo được tính hợp pháp; Thực hiện nghiêm chỉnh nghiêm tắc công khai và minh bạch về thủ tục khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất....
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn trong công tác quản lý đất đai nói chung và trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi thực hiện theo cơ chế “một cửa” nhằm đảm bảo cho hoạt động của “phòng một cửa” đạt được kết quả cao, nâng cao chất lượng quản lý đất đai của Nhà nước.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, đặc biệt về vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Qua đó, người dân vừa tự bảo vệ quyền lợi cho bản thân vừa giúp các cơ quan Nhà nước quản lý tốt nguồn tài nguyên quốc gia.
- Thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra đất đai, kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm trong quá trình sử dụng đất của cá nhân, công dân, tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo và trong hoạt động quản lý đất đai của các cơ quan Nhà nước.
- Đẩy mạnh công tác tự do dân chủ trong quản lý đất đai, phát huy tinh thần dân chủ trong nhân dân, khuyến khích người dân phát hiện và khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật đất đai trong quản lý và sử dụng đất đai.
- Có những quy định cụ thể, rõ ràng để tránh sự phiền hà cho người dân khi thực hiện các quyền về chuyển quyền, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hay các trường hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất...
Trên đây là một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Qua đó thể hiện được bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nâng cao uy tín của Nhà nước trong lòng của mỗi người dân.
LỜI KẾT
Như đã trình bày ở trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một văn bản pháp lý rất quan trọng ghi nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng thửa đất đó, xác lập mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân thông qua hoạt động sử dụng đất. Qua đó người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi có tranh chấp đất đai diễn ra, được đền bù khi giải phóng mặt bằng... và là căn cứ pháp lý người sử dụng đất được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất...
Như vậy, giấy chứng nhận là một văn bản không thể thiếu đối với người sử dụng đất, không thể không có trong hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công việc cần phải được quan tâm hàng đầu trong tất cả các công việc của hoạt động quản lý đất đai. Trong giai đoạn hiện nay điều này càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết, nếu thủ tục về những hoạt động liên quan đến quyền sử dụng đất nói chung và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng được giải quyết nhanh chóng, gọn nhẹ, đơn giản thì sẽ góp phần thu hút những nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam, đẩy nhanh quá trình hội nhập của nước ta trên trường quốc.
Do chưa có nhiều điều kiện để tìm hiểu sâu hơn về chuyên đề nên trong tiểu luận của mình còn nhiều hạn chế, vì thế tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và thầy cô. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Hoàng Thị Hoài Hương cùng bạn bè đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành tốt chuyên đề nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân..........................................................
I - PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
1- Người sử dụng đất:
1.1. Tên chủ hộ: ................................................... Năm sinh ..............
1.2. Tên chồng (vợ): ............................................ Năm sinh ...............
1.3. Số CMND: ..................... Ngày cấp..............................................
Nơi cấp .......................................................................................
1.4. Địa chỉ: .........................................................................................
2- Thửa đất xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
2.1. Thửa đất số: ..................... 2.2. Tờ bản đồ số: ........................
2.3. Địa chỉ tại: ................................................................................
2.4. Diện tích: ...........m2. Hình thức sử dụng:
+ Sử dụng chung: ...................m2
+ Sử dụng riêng: .......................m2
Mục đích sử dụng đất:................................................................
Thời gian sử dụng đất: ...............................................................
Nguồn gốc sử dụng: ..................................................................
3- Tài sản gắn liền với đất:
3.1. Loại nhà hoặc công trình xây dựng: ............................................
Diện tích xây dựng: ....................m2
3.2. Cây rừng, cây lâu năm:
a) Loại cây: ...............................
b) Diện tích có cây: ......................m2
4- Những giấy tờ kèm theo đơn này gồm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng, nế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay.doc