LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
KHÁI NIỆM PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN. 3
1. KHÁI NIỆM PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP. 3
2. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN: 9
CHƯƠNG II 14
TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN 14
1. THỦ TỤC NỘP VÀ THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP. 14
1-1. Thủ tục nộp đơn: 14
1-2.Thủ tục thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp: 19
1-3. Khiếu nại quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. 20
2- MỞ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP. 21
2-1. Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. 21
2-2. Thủ tục cử thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và các nhân viên tổ quản lý tài sản. 23
2-3. Ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ. 26
3.HỘI NGHỊ CHỦ NỢ. 29
3-1. Hội nghị chủ nợ- một thủ tục hoà giải bắt buộc trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 29
3-2. Thủ tục tiến hành hội nghị chủ nợ. 30
3.3. Trách nhiệm thực hiện những thoả thuận tại Hội nghị chủ nợ. 31
4. TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 32
4.1 Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 32
4-2. Cách thức xác định và phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp. 33
4-3. Thủ tục khiếu nại và kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 35
4-4. Thủ tục thông báo quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp đã có hiệu lực. 35
5.THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP. 36
5-1. Để thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Thẩm phán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ra quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản, Trưởng phòng thi hành án phải ra quyết định thành lập Tổ thanh toán tài sản. 36
5-2. Thủ tục nhận bàn giao tài sản từ Tổ quản lý tài sản: 38
5-3. Thủ tục thu hồi và bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp phá sản. 39
5-4. Việc mở tài khoản phá sản doanh nghiệp tài Ngân hàng và phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp. 39
5-5. Thủ tục khiếu nại và chấm dứt việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản. 40
Chương III 42
Những đánh giá và kiến nghị 42
1. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG. 42
2. NHỮNG KIẾN NGHỊ. 45
2.1- Cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phá sản: 45
2-2. Hạn chế những ảnh hưởng xấu của các vụ việc phá sản đối với các mặt đời sống kinh tế xã hội nước ta. 47
2-3. Đảm bảo tính khả thi của Luật phá sản doanh nghiệp. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
54 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trình tự thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyến bố phá sản doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mở hay không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là tuỳ thuộc doanh nghiệp đó có thực sự lâm vào tình trạng phá sản hay không. Điều 13 Luật phá sản doanh nghiệp quy định: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, Chánh án Toà án kinh tế cấp tỉnh phải xem xét đơn cùng các giấy tờ tài liệu có liên quan, nếu xét thấy không đủ căn cứ, thì quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Như vậy việc điều tra về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp chỉ kéo dài 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn.
Đối với cơ quan toà án, khi xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp với tư cách là căn cứ để thụ lý vụ phá sản, cần phải xem xét bản chất của của hiện tưọng chứ không chỉ xem xét hình thức bên ngoài là trả hay không trả được nợ bởi vì thực tế, rất có thể có những doanh nghiệp không trả được một vài khoản nợ nào đó nhưng hiện tượng đó chỉ mang tính nhất thời, trong khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Các chủ nợ cũng có thể lợi dụng quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp cuả mình để gây áp lực đời nợ hoặc là thủ đoạn gây bất ổn định cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh với doanh nghiệp trên thị trường.
1-3. Khiếu nại quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
Điều 13 luật phá sản doanh nghiệp có quy định việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại như sau:
- Quyền khiếu nại thuộc về người làm đơn (chủ nợ có bảo đảm một phần, chủ nợ không có bảo đảm, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn) và doanh nghiệp mắc nợ.
- Thời hạn khiếu nại: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Thuộc thẩm quyền của chánh án toà án nhân dân cấp tỉnh.
- Thủ tục giải quyết khiếu nại:
+ Đơn khiếu nại phải gửi lên chánh án toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi có khiếu nại, chánh án Toà án nhân dân phải ra một trong hai quyết định sau:
. Giữ nguyên quyết định của Chánh toà Toà kinh tế.
. Huỷ quyết định của chánh toà kinh tế, yêu cầu Chánh toà Toà kinh tế xem xét lại.
+ Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chánh toà Toà kinh tế phải ra quyết định mới và phải gửi cho Chánh án Toà án nhân dân và các bên đương sự.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mới nếu các bên vẫn còn khiếu nại thì trong thời hạn 7 ngày Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh phải xem xét và quyết định. Quyết định này là quyết định cuối cùng và có hiệu lực.
2- mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2-1. Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
Việc mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản được bắt đầu bằng quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
Thẩm quyền ra quyết định thuộc về Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh.
Nội dung của quyết định được quy định trong điều 15 Luật phá sản doanh nghiệp, bao gồm:
- Lý do mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
- Thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
Họ, tên của Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và các nhân viên tổ quản lý tài sản.
Thủ tục ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản được quy định như sau: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn hoặc sau 7 ngày kể từ ngày Chánh án Toà án nhân dân ra quyết định giữ nguyên hoặc huỷ bỏ quyết định của Chánh án Toà Kinh tếnếu thấy đủ căn cứ Chánh Toà kinh tế ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Như vậy việc ra quyết định trên được hiểu như sau:
Thứ nhất: Sau khi thụ lý đơn, kết thúc điều tra, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi thụ lý Chánh toà Toà kinh tế sẽ ra quyết định này nếu như đủ căn cứ.
Thứ hai: Nếu việc ra quyết định của Chánh toà Toà kinh tế (quyết định mở hoặc không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản) bị khiếu nại thì sau khi có quyết định của Chánh án Toà án nhân dân, trong thời hạn 7 ngày Chánh toà Toà kinh tế sẽ ra quyết định mới về việc này nếu thấy đủ căn cứ.
Căn cứ ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, điều tất yếu là Toà án sẽ áp dụng thủ tục tố tụng phá sản để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản song phải dựa trên những căn cứ nhất định. Điều đáng quan tâm ở đây là phải xem xét dấu hiệu mất khả năng thanh toán nợ với tư cách là căn cứ để Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản như thế nào.
* Doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nếu kinh doanh thua lỗ trong 2 năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động trong 3 tháng liên tiếp. Do vậy các trường hợp trên chỉ được coi là dấu hiệu của sự mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi nó là hậu quả của sự kinh doanh thua lỗ trong 2 năm liên tiếp.
* Theo điều 2 Luật phá sản doanh nghiệp thì doanh nghiệp được coi là lâm vào tình trạng phá sản sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.Cụ thể:
- Có phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Có biện pháp xử lý hàng hoá, sản phẩm, vật tư tồn đọng.
Thu hồi các khoản nợ, tài sản bị chiếm dụng.
Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ, giảm xoá nợ.
Tìm kiếm các khoản tài trợ, các khoản vay để trang trải các khoản nợ đến hạn và đầu tư đổi mới công nghệ.
Như vậy, về thực chất quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là sự ghi nhận của Toà án sau khi đã điều tra về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và cần được áp dụng thủ tục tố tụng phá sản để giải quyết việc thanh toán giữa doanh nghiệp mắc nợ và các chủ nợ khác.
Trong thực tế kinh doanh, một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thường có những dấu hiệu phụ sau:
- Doanh nghiệp đã không trả được những chi phiếu hay thương phiếu đã ký.
- Doanh nghiêp không thi hành án lệnh trả nợ đã có hiệu lực pháp luật.
Số nợ đến hạn quá cao đối với mức hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong đó số nợ thuế khá nhiều.
Tài sản doanh nghiệp đã bị tịch biên.
Giá bán tài sản của doanh nghiệp có hành vi thanh toán nợ bất hợp pháp.
Doanh nghiệp vay tiền với số lãi suất quá cao.
Doanh nghiệp bán tài sản cầm cố hay tẩu tán tài sản..
Song như vậy không có nghĩa là cứ thấy doanh nghiệp có những dấu hiệu như vậy đã có thể kết luật doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản mà còn phải xem xét các dấu hiệu đó trong mối quan hệ biện chứng với các dấu hiệu khác trước khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản phải được đăng báo địa phương nơi doanh nghiệp đặt tru sở chính và báo hàng ngày của Trung ương trong 3 số liên tiếp.
2-2. Thủ tục cử thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và các nhân viên tổ quản lý tài sản.
Điều 15 Luật phá sản doanh nghiệp quy định: Trong quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản phải nêu rõ họ tên của thẩm phản phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và các nhân viên Tổ quản lý tài sản. Tuỳ tính chất của từng việc cụ thể, Chánh án Toà án kinh tế chỉ định một thẩm phán hoặc một tập thể gồm 3 thẩm phá và Tổ quản lý tài sản....
Như vậy việc cử thẩm phán và các nhân viên Tổ quản lý tài sản thuộc về Chánh toà Toà kinh tế. Cụ thể:
* Chánh toà Toà kinh tế có thể chỉ định một hoặc ba thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, tuỳ theo từng vụ việc. Trong trường hợp có ba thẩm p0hán thì một người được giao nhiệm vụ phụ trách. Quy chế làm việc của tập thể Thẩm phán do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định.Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước Chánh án Toà án nhân dân tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.
Theo điều 17 NĐ 189/CP trước khi mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Chánh toà Toà kinh tế yêu cầu các cơ quan có liên quan cử người có năng lực, độc lập về kinh tế và pháp lý với các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ tham gia Tổ quản lý tài sản.
- Thành phần Tổ quản lý tài sản bao gồm:
. Một cán bộ Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh do Chánh toà Toà kinh tế phân công, làm tổ trưởng.
. Một chấp hành viên Phòng thi hành án do Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp cử.
. Chủ nợ có số nợ nhiều nhất hoặc đại diện chủ nợ do Hội nghị chủ nợ cũ.
. Một đại diện của doanh nghiệp mắc nợ do chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp cử.
. Một đại diện công đoàn doanh nghiệp.
. Một đại diện Sở tài chính do Giám đố Sở tài chính cử.
. Một đại diện Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh do Giám đốc Ngân hàng đó cử.
Tuỳ từng trường hợp Chánh toà Toà kinh tế có thể mời thêm một số chuyên gia khác tham gia.
- Tổ quản lý tài sản làm việc theo sự điều hành của Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản và chịu sự giám sát của Thẩm phán, Luật phá sản trao cho Thẩm phán và Tổ quản lý tài sản những những nhiệm vụ quyền hạn nhất định. Cụ thể:
- Đối với Thẩm phán: Điều 16 Luật phá sản doanh nghiệp quy định: Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản thẩm phán có những nhiệm vụ quyền hạn sau:
+ Thu thập tài liệu chứng cứ để lập hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
+ Giám sát và kiểm tra hoạt động của các nhân viên Tổ quản lý tài sản.
+ Ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.
+ Tổ chức và chủ trì Hội nghị chủ nợ.
+ Ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
+ Tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Thẩm phán là người có quyền triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ. Vai trò của Thẩm phán có ý nghĩa quyết định tại Hội nghị chủ nợ. Biên bản hoà giải thành cũng như biên bản Hội nghị đều phải có chữ ký của Thẩm phán. Thẩm phán có quyền ra các quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trong giai đoạn tiến hành Hội nghị chủ nợ. Tại Hội nghị chủ nợ, Toà án thông qua Thẩm phán đã thể hiện được vai trò trung gian hoà giải, giúp cho các bên chủ nợ và các con nợ thoả thuận được những lợi ích của nhau.
Thẩm phán có quyền ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong những trường hợp mà Luật đã quy định tại điều 36. Việc tuyên bố phá sản cũng là một quyền năng thể hiện vai trò, vị trí trung tâm của thẩm phá trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
- Đối với Tổ quản lý tài sản và các nhân viên của tổ: Cũng như Thẩm phán, trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, Tổ quản lý tài sản có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
. Lập bản kê tài sản toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
. Giám sát, kiểm tra việc quản lý tài sản của doanh nghiệp.
. Tập hợp danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả của từng chủ nợ.
Như vậy thì việc giám sát kiểm tra của thẩm phán và Tổ quản lý tài sản đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở chỗ kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định này. Vậy còn những hành vi kinh doanh khác của doanh nghiệp như ký kết, thực hiện hợp đồng, bán và tiêu thụ sản phẩm thì chưa đề cập.
2-3. ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ.
Trong khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, Chánh toà kinh tế phải ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ và thời điểm này phải được ghi rõ trong quyết định trên. Việc ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ ở đây không có nghĩa là doanh nghiệp mắc nợ không phải trả nợ nữa mà nhằm mục đích bảo đảm sự bình quyền cho các chủ nợ trong việc toán, bảo đảm việc thanh toán diễn ra theo một thủ tục chung đó là thủ tục tố tụng phá sản doanh nghiệp. Việc ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ còn giúp cho mọi tài sản của doanh nghiệp sau thời điểm ngừng thanh toán nợ còn giúp cho mọi tài sản của doanh nghiệp sau thời điểm ngừng thanh toán không bị thất thoát hoặc suy chuyển vì những hành vi trả nợ của doanh nghiệp, giúp cho Tổ quản lý tài sản có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kê khai tài sản của doanh nghiệp, bảo vệ các quyền về tài sản của các chủ nợ đối với số tài sản còn lại của doanh nghiệp. Chính vì tính chất quan trọng như vậy mà luật phá sản coi đây là nội dung không thể thiếu trong quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
2-4. Việc xây dựng phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp.
Trách nhiệm xây dựng thuộc về doanh nghiệp. Theo quy định của điều 20 luật phá sản doanh nghiệp ngay sau khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, Thẩm phán phải yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại kinh doanh.
Phương án và giải pháp này phải gửi đến Thẩm phán trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Thẩm phán yêu cầu. Hết thời hạn này nếu không có phương án hoà giải thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp và tổ chức hội nghị chủ nợ bàn phương án phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, tổ quản lý tài sản phải lập xong bảng kê toàn bộ tài sản.. Bảng kê tài sản và bảng cân đối tài sản phải ghi rõ các loại tài sản, nếu tài sản là đồ vật phải được ghi rõ tên, tình trạng và được định giá (điều 20 NĐ 189/CP).
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm:
- Tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đang có ở doanh nghiệp.
- Tiền hoặc tài sản góp vốn, liên doanh, liên kết với các cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức khác.
- Tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức doanh nghiệp khác nợ hoặc chiếm đoạt.
- Tài sản mà doanh nghiệp đang cho thuê hoặc cho mượn.
- Các quyền về tài sản.
- Tài sản của doanh nghiệp tư nhân còn bao gồm cả tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh.
(Điều 19 Luật phá sản doanh nghiệp)
ý nghĩa của việc lập bản kê toàn bộ tài sản của doanh nghiệp:
- Giúp Tổ quản lý tài sản nắm được số tài sản còn lại của doanh nghiệp để quản lý tốt số tài sản còn lại đó, hạn chế việc doanh nghiệp làm thất thoát tài sản của mình bằng những hành vi bất hợp pháp.
- Dựa vào bảng kê tài sản, có thể đối chiếu với số nợ mà doanh nghiệp phải trả (số nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn, nợ có bảo đảm và nợ không có bảo đảm) từ đó xác định được khả năng phục hồi cũng như khả năng trả nợ của doanh nghiệp, qua đó đưa ra những cách thức tốt nhất cho phương án phân chia tài sản, dự kiến kế hoạch trả nợ, giúp cho thẩm phán và tổ quản lý tài sản xác định đúng thực trạng của con nợ, giải quyết nhanh chóng vụ việc.
2-6. Việc lập danh sách chủ nợ.
* Nghĩa vụ gửi giấy đòi nợ của các chủ nợ.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng báo địa phương và báo hàng ngày của Trung ương về quyết định của Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ đến Toà án (điều 21).
Nội dung đơn đòi nợ: Luật quy định đơn đòi nợ phải ghi rõ số nợ doanh nghiệp phải trả và phân định rõ nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn, nợ có bảo đảm và không có bảo đảm, những tài liệu chứng minh về số nợ đó.
* Lập danh sách chủ nợ:
Việc lập danh sách các chủ nợ và số nợ do Tổ quản lý tài sản tiến hành trên cơ sở đơn đòi nợ của các chủ nợ. Luật quy định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý tài sản phải lập xong danh sách chủ nợ.
Nội dung: Bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Họ tên, địa chỉ của chủ nợ.
Số nợ của từng chủ nợ, trong đó ghi rõ nợ có bảo đảm, nợ không bảo đảm, nợ đến hạn vànợ chưa đến hạn.
Tổ quản lý tài sản có nhiệm vụ niêm yết danh sách chủ nợ tại trụ sở, các chi nhánh của doanh nghiệp, tại trụ sở Toà án giải quyết phá sản doanh nghiệp. Thời hạn niêm yết là 10 ngày.
* Khiếu nại về danh sách chủ nợ:
Chỉ có chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ mới có quyền khiếu nại về danh sách chủ nợ bởi vì giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản thực chất là giải quyết vấn đề thanh toán giữa các chủ nợ và con nợ. Song đối với các chủ nợ Luật phá sản không quy định rõ các chủ nợ đã gửi giấy đòi nợ hay các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đúng hạn mới thường có nhiều lý do để khiếu nại hơn. Họ khiếu nại với Thẩm phán để được ghi tên vào danh sách chủ nợ, mặc dầu đã quá hạn.
Thẩm phán là người có quyền xem xét khiếu nại và ra quyết định bổ sung hay sửa đổi bổ sung danh sách chủ nợ theo quyết định của Thẩm phán và khoá sổ danh sách chủ nợ. Sau khi khoá sổ danh sách chủ nợ, những chủ nợ không có tên trong danh sách chủ nợ sẽ mất quyền tham gia Hội nghị chủ nợ.
3.Hội nghị chủ nợ.
3-1. Hội nghị chủ nợ- một thủ tục hoà giải bắt buộc trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
ở một số nước trên thế giới Hội nghị chủ nợ không phải là một thủ tục bắt buộc (chẳng hạn ở úc, việc họp Hội nghị chủ nợ là do các chủ nợ quyết định triệu tập nếu xét thấy cần thiết). Theo luật phá sản doanh nghiệp nước ta thì Hội nghị chủ nợ là một giai đoạn không thể thiếu được trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản bởi nếu Hội nghị chủ nợ không được tiến hành thì phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không được thông qua và các bên sẽ không nhất trí được với nhau về quyền lợi của mình.
* Nhiệm vụ quyền hạn của Hội nghị chủ nợ:
- Xem xét, thông qua phương án hoà giải tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thảo luận và kiến nghị với Thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiêp, nếu không có phương án hoà giải hoặc phương án hoà giải không được thông qua.
* Thành viên của Hội nghị chủ nợ.
Điều 25 Luật phá sản doanh nghiệp có quy định: Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có tên trong danh sách chủ nợ đều là thành viên của Hội nghị chủ nợ có tên trong danh sách Hội nghị chủ nợ mới có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ.
* Tại Hội nghị chủ nợ các bên xem xét phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra những ý kiến nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của mình. Từ đó đi đến sự thống nhất và thông qua phương án hoà giải của doanh nghiệp.
Trong trường hợp các bên không nhất trí với nhau về việc khôi phục lại doanh nghiệp (doanh nghiệp không đưa ra phương án hoà giải hoặc các bên không thông qua phương án hoà giải) thì đương nhiên là doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố phá sản. Khi đó Thẩm phán vẫn phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để thảo luận, kiến nghị với Thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp trên cơ sở phương án phân chia và dự kiến kế hoạch trả nợ Tổ quản lý tài sản đã xây dựng.
3-2. Thủ tục tiến hành hội nghị chủ nợ.
Tại hội nghị chủ nợ: Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải trình bày phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, trả lời các vấn đề nêu ra tại hội nghị.
Tại Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất biểu quyết được thông qua khi được quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm thông qua ( Điều 29 Luật phá sản doanh nghiệp).
Tại hội nghị chủ nợ lần thứ hai biểu quyết được thông qua khi được sự chấp thuận của số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm của các chủ nợ có mặt.
Nội dung của Hội nghị chủ nợ phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản hội nghị. Biên bản hội nghị phải có chữ ký của Thẩm phán, thư ký, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp và các chủ nợ có mặt tại hội nghị.
Trong khi tiến hành Hội nghị chủ nợ: Thẩm phán là người triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ, là người có quyền quyết định công nhận hay không công nhận biên bản giải thành. Trong giai đoạn này Thẩm phán có quyền ra quyết định đình chỉ hay tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo quy định của điều 31,32 luật phá sản doanh nghiệp. Các quyết định trên đây phải được đăng báo địa phương và báo hàng ngày của Trung ương trong 3 số liên tiếp.
3.3. Trách nhiệm thực hiện những thoả thuận tại Hội nghị chủ nợ.
- Đối với doanh nghiệp mắc nợ:
Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng kế hoạch và thời hạn đã được thông qua.
Trong quá trình thực hiện các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không được tiến hành những hành vi mà luật đã nghiêm cấm thực hiện tại điều 18 khoản 2.
- Đối với các chủ nợ: Luật có quy định các chủ nợ phải có nghĩa vụ thực hiện các thoả thuận tại Hội nghị chủ nợ và theo dõi doanh nghiệp thực hiện các thoả thuận đó (Điều 34 luật phá sản doanh nghiệp)
- Trong giai đoạn thực hiện phương án hoà giải này. Thẩm phán có thể ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo kế hoạch đã được Hội nghị chủ nợ thông qua và không có khiếu nại của các chủ nợ (Điều 35 Luật phá sản doanh nghiệp)...
Nếu việc hoà giải không thành thì Toà án sẽ đứng ra giải quyết việc thanh toán nợ ở giai đoạn tiếp theo. Nếu hoà giải thành thì Toà án sẽ ghi nhận sự hoà giải đó và kiểm tra giám sát việc thực hiện những thoả thuận đó thông qua hoạt động của Thẩm phán và Tổ quản lý tài sản.
4. Tuyên bố phá sản doanh nghiệp
4.1 Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Thẩm phán là cơ sở pháp lý cần thiết để bắt đầu giai đoạn thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Theo điều 36 Luật phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán là người có quyền ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Sau khi xem xét và bảo đảm đầy đủ các cơ sở pháp lý cần thiết. Thẩm phán sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong những trường hợp sau:
. Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp.
. Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thực hiện các quy định tại điều 28 của luật phá sản doanh nghiệp.
. Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
. Hết thời hạn tổ chức lại kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn kinh doanh không có hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản.
. Trong quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ trốn hoặc chết và người thừa kế từ chối thừa kế hoặc không có người thừa kế.
- Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải có những nội dung sau:
. Tên của Toà án, họ và tên của Thẩm phán giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
. Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
. Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
. Ngày tuyên bố phá sản.
. Lý do tuyên bố phá sản.
. Phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Sau khi ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Thẩm phán phải gửi cho các chủ nợ, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản về Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp quyết định này.
4-2. Cách thức xác định và phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết, kể từ thời điểm ngừng thanh toán nợ, tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp được ngừng thanh toán, kể cả các khoản nợ có bảo đảm. Mọi tài sản của doanh nghiệp được tổ quản lý tài sản thống kê và quản lý. Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Thẩm phán có quyền ra các quyết định bảo toàn tài sản của doanh nghiệp kể cả đối với các tài sản đã được đem ra bảo đảm (Điều 38 Luật phá sản doanh nghiệp). Theo đó việc thanh toán nợ có bảo đảm được diễn ra dưới sự giám sát của Thẩm phán, theo đúng giá trị của tài sản đã đem ra bảo đảm. Như vậy, giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp bao gồm cả phần chênh lệch giá trị tài sản đem ra bảo đảm sau khi thanh toán nợ có bảo đảm. Trong trường hợp giá trị tài sản thế chấp hay cầm cố không đủ thanh toán số nợ của có bảo đảm thì chủ nợ đó được tham gia vào việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp như các chủ nợ không có bảo đảm khác.
Theo điều 39 Luật phá sản doanh nghiệp quy định phương thức phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên sau:
. Các khoản lệ phí, các chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
. Các khoản nợ thuế.
. Các khoản nợ cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ.
- Các khoản lệ phí và chi phí phá sản bao gồm:
. Lệ phí Toà án giải quyết việc phá sản - do Toà án quyết định theo quy định của pháp luật về lệ phí.
. Chi phí kê biên, vận chuyển, thu hồi, giám định, bảo quản, tổ chức bán đấu giá tài sản, chi phí cho việc triệu tập và tiến hành Hội nghị chủ nợ.
Chi phí liên quan thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp thì các khoản nợ có bảo đảm của doanh nghiệp sẽ được thanh toán theo nguyên tắc sau: Nếu giá trị tài sản thế chấp, cầm cố không đủ thanh toán số nợ của chủ nợ có bảo đảm thì chủ nợ đó được tham gia vào việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp như các chủ nợ không có bảo đảm. Nếu giá trị tài sản thế chấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV584.doc