Đề tài Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo

MỤC LỤC

Nội dung

A. Mở đầu.

1. Lý do chọn đề tài.

2. Mục đích nghiên cứu.

3. Đối tượng nghiên cứu.

B. Nội dung

1. Tổng quan các nghiên cứu về TCĐVTCĐ ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.

Các nghiên cứu về TCĐVTCĐ trên thế giới

Các nghiên cứu về TCĐVTCĐ ở Việt Nam

2. Các khái niệm cơ bản

Hoạt động chủ đạo

Hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

Trò chơi

Trò chơi đóng vai theo chủ đề

3. Đặc điểm của TCĐVTCĐ ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

Cấu trúc của TCĐVTCĐ

Sự phát triển của TCĐVTCĐ

4. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo

Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển nhận thức

Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển ngôn ngữ

Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển tình cảm

Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển ý chí

Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển hệ thống động cơ

Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển cái tôi

C. Kết luận và kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 74366 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đạo không phải vì trẻ mẫu giáo dành nhiều thời gian cho nó, mà chính là trò chơi đã gây nên những biến đổi về chất trong tâm lý trẻ, nó chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ và các dạng hoạt động khác, làm cho chúng mang màu sắc của lứa tuổi mẫu giáo. Những hình thức trò chơi như trò chơi chức năng, trò chơi xây dựng, trò chơi có luật, trò chơi đóng kịch…đều xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ mẫu giáo cũng thích những trò chơi này nhưng hấp dẫn nhất vẫn là trò chơi đóng vai theo chủ đề - loại trò chơi mang đầy đủ ý nghĩa nhất của hoạt động vui chơi. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo có đặc điểm sau: + Khác với học tập và lao động, vui chơi là một hoạt động không mang tính bắt buộc. Vui chơi không phải là hoạt động tạo ra sản phẩm và hành động chơi không nhất thiết phải tuân theo một phương thức chặt chẽ. + Động cơ của hoạt động vui chơi nằm ngay trong quá trình hoạt động chứ không phải ở kết quả (A. N. Lêônchep – D. B. Encônin ). Trò chơi mang tính tự nguyện rất cao. Có vui thì mới chơi, đã chơi thì phải vui. Đó chính là tính chất đặc biệt của vui chơi. Không ai có thể áp đặt hay chơi hộ trẻ. + Vui chơi là một dạng hoạt động mang tính chất tự lập. Trong khi chơi, trẻ mẫu giáo thể hiện rõ nhất ý thức làm chủ, trẻ hoạt động hết mình, tích cực và độc lập hơn hẳn. Với những gợi ý của người lớn, trẻ sáng tạo những dạng hoạt động mới để thỏa mãn nhu cầu của mình. + Trong hoạt động vui chơi, trẻ có nhu cầu chơi với nhau. Các trò chơi của trẻ không còn mang tính chất riêng lẻ, đơn độc mà có liên quan đến người khác, tức là trẻ có tính hợp tác với bạn cùng chơi. Sự hợp tác tạo ra nhóm chơi ở trẻ, một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của loài người. + Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo mang tính chất ký hiệu - tượng trưng. Tính chất ký hiệu - tượng trưng ở đây là trẻ biết lấy cái này để thay thế cho cái khác, có thể là thay thế cho con người, cho các đồ vật hay thay thế cho những động tác trong hoạt động thực. Như vậy có nghĩa là trẻ không hoạt động một cách trực tiếp với các đồ vật mà hoạt động với cái thay thế. Vì vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo nên cần phải tập trung sinh lực để hình thành và hoàn thiện hoạt động ấy ngay từ khi nó còn non yếu. Giáo dục ở giai đoạn này cần phải quan tâm hơn cả đến việc tổ chức hoạt động vui chơi, làm cho hoạt động này có hiệu quả giáo dục và phát triển mạnh mẽ nhất. 2. 3. Trò chơi. Ngay từ đầu tuổi vườn trẻ, trong hoạt động phối hợp với người lớn, trẻ em đã lĩnh hội được một số hành động với các đồ chơi rồi về sau tự trẻ tái tạo lại những hành động đó. Người ta thường gọi những hành động đó là trò chơi. Trò chơi của trẻ là một hoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo, thực hiện tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Qua đó làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Trò chơi với tư cách là một hình thức hoạt động đặc biệt của trẻ em, có lịch sử phát triển riêng gắn liền với sự biến đổi địa vị của đứa trẻ trong xã hội. Không thể gắn liền trò chơi của đứa trẻ với cái gọi là trò chơi của các động vật “non”. Cái gọi là trò chơi của các “động vật non” là sự luyện tập các hình thức hành vi bản năng được truyền lại bằng con được di truyền. Hành vi của con người không có bản chất bản năng, trẻ em lấy nội dung của các trò chơi của mình từ cuộc sống xung quanh người lớn. Các loại trò chơi hiện nay của trẻ mẫu giáo: Ở nước ta, trong những năm 60, trò chơi của trẻ mẫu giáo được phân thành hai nhóm: + Nhóm 1: Trò chơi phản ánh sinh hoạt. + Nhóm 2: Trò chơi vận động. Trong những năm 70, sự phân loại trò chơi của trẻ mẫu giáo chưa được thống nhất. Các nhà giáo dục được học và tiếp cận với quan điểm phân loại của nước nào thì đứng về quan điểm phan loại của nước đó. Từ những năm 80 trở lại đây, trong các trường mầm non ở nước ta vận dụng cách phân loại trò chơi theo quan điểm của Liên Xô(cũ). Theo quan điểm này, trò chơi của trẻ mẫu giáo được phân thành hai nhóm chính: + Nhóm 1 : Nhóm trò chơi sáng tạo, bao gồm: Trò chơi đóng vai theo chủ đề Trò chơi xây dựng-lắp ghép Trò chơi đóng kịch + Nhóm 2: Nhóm trò chơi có luật, bao gồm: Trò chơi học tập Trò chơi lao động Trò chơi là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, là phương tiện để trẻ học làm người. A. X. Macaruico đã viết: “Trò chơi có một ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ. Ý nghĩa này chẳng khác nào ý nghĩa của sự hoạt động sự làm việc và sự phục vụ đối với người lớn. Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này trong trường hợp lớn nó cũng thể hiện như thế trong công việc. Vì vậy một nhà hoạt động trong tương lai trước tiên phải được giáo dục trong trò chơi. Toàn bộ lịch sử trong một con người là một nhà hoạt động trong hay một cán bộ có thể quan niệm như là một quá trình phát triển trò chơi, một sự chuyển dịch dần từ sự tham gia vào trò chơi sang sự chuyển dịch các công việc. Cũng vì vậy mà ta có quyền gọi trò chơi là trường học của cuộc sống”. (Bài ca sư phạm). 2. 4 Trò chơi đóng vai theo chủ đề TCĐVTCĐ hay còn gọi là trò chơi giả bộ, có tính tượng trưng độc đáo, mô tả lại những sự việc diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ. Đây là một hoạt động chủ đạo vui chơi của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, giúp trẻ hình thành kỹ năng và phát triển nhân cách. Khi trẻ lên ba tuổi trẻ bắt đầu có ý thức về bản thân mình, biết phân biệt mình với người khác trong cộng đồng nhỏ. Mối quan hệ giữa trẻ em với người lớn mang tính chất mới (hoạt động cùng nhau được thay thế bằng việc thực hiện những nhiệm vụ độc lập theo lời chỉ dẫn của người lớn). Quan hệ giữa trẻ và bạn bè cùng lứa tuổi được hình thành. Trẻ bắt đầu để ý và bắt chước người lớn về mọi mặt. Trẻ muốn tự khẳng định mình bằng cách tập làm người lớn. Nhưng trên thực tế, trẻ chưa có đủ năng lực, kỹ năng kỹ xảo, cần thiết với những công việc của người lớn. Mâu thuẫn diễn ra gay gắt giữa một bên là nhu cầu một bên là khả năng của trẻ ba tuổi. TCĐVTCĐ ra đời thay thế cho hoạt động với đồ vật ở lứa tuổi vườn trẻ giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn này. Trò chơi giúp trẻ tái tạo lại đời sống lao động của người lớn cùng với những mối quan hệ xã hội, làm trẻ thỏa mãn khát vọng được sống như người lớn. Trong trò chơi trẻ được phân những vai khác nhau như vai bác sỹ - bệnh nhân, vai cô giáo - học sinh, vai mẹ con, vai người bán hàng - người mua hàng…. 3. Đặc điểm TC§VTC§ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ em thỏa mãn nhu cầu xã hội cơ bản của mình thông qua hoạt động vui chơi cụ thể là TCĐVTCĐ. Đó là khát vọng vươn tới cuộc sống chung với người lớn - một cuộc sống không thể thỏa mãn trên hiện thực. Trẻ tự cho mình hợp nhất lại thành các nhóm trẻ và tổ chức trong các nhóm đó một cuộc sống vui chơi đặc biệt. Trong cuộc sống đó, mỗi đứa trẻ tự nhận cho mình một vai trò. Trò chơi phân vai với tư cách là một hình thức đặc biệt của cuộc sống chung giữa trẻ em với người lớn, xuất hiện từ địa vị đặc biệt của trẻ trong xã hội do sự phức tạp hóa nền sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong trò chơi phân vai, sự tái tạo các hành động có đối tượng lùi xuống hàng thứ yếu, nổi lên hàng đầu là sự tái tạo các mối quan hệ xã hội và các chức năng lao động 3. 1. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo là những trẻ nằm trong độ tuổi từ 3-6 tuổi. Ở lứa tuổi này trẻ có những thay đổi về thể chÊt và các hoạt động cơ bản. + Về thể chất :ở trẻ em nhanh chóng xảy ra sự trưởng thành về hình thái cũng như não bộ: trọng lượng não tăng từ 1100 gram đến 1300 gram. Vai trò điều chỉnh và kiểm tra của bán cầu đại não tăng cường đối với các trung tâm ở dưới vỏ. Bộ xương được cốt hóa, cơ to ra, cơ quan hô hấp và tuần hoàn phát triển. Tốc độ những phản xạ có điều kiện tăng nhanh, hệ thống tín hiệu thứ hai và các bộ máy nhận cảm phát triển nhanh. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển những chức năng tâm lý cấp cao ở trÎ. + Về các hoạt động cơ bản: Hoạt động với đồ vật ở tuổi ấu nhi được thay thế dần bằng các dạng hoạt động khác: đó là hoạt động vui chơi, học tập và lao động. Ba dạng hoạt động này thể hiện các trình độ phát triển theo bậc thang khác nhau vủa đời người: lúc đầu trẻ mới biết vui chơi sau đó học tập và cuối cùng là lao động. Đặc biệt hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ được xem là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Nó tạo ra những biến đổi về chất trong sự phát triển tâm lý trẻ đồng thời còn có tác dụng chi phối những hoạt động khác. 3. 2. Cấu trúc của Trò chơi đóng vai theo chủ đề TCĐVTCĐ có cấu trúc tương đối phức tạp. Nó bao gồm chủ đề chơi, nội dung chơi, vai chơi, hành động chơi, mối quan hệ của trẻ trong trò chơi, đồ chơi, hoàn cảnh chơi… 3. 2. 1. Chủ đề và nội dung TCĐVTCĐ + TCĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo phản ánh cuộc sống xung quanh với những mảng hiện thực phong phú. Các mảng hiÖn thực được phản ánh vào trò chơi được coi là chủ đề của trò chơi. Trẻ càng tiếp xúc rộng rãi với đời sống bao nhiêu thì chủ đề của trò chơi càng phong phú bấy nhiêu: có thể là chủ đề gia đình, chủ đề bệnh viện, chủ đề bán hàng. Cùng với sự phát triển của trẻ, chủ đề chơi không chỉ tăng theo số lượng mà còn được phức tạp hóa dần và được mở rộng. Ví dụ: cùng chủ đề trò chơi là sinh hoạt gia đình, nhưng ở trẻ mẫu giáo bé thể hiện vai chơi khác so với trẻ mẫu giáo lớn. + Nội dung của trò chơi là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức được và phản ánh vào trò chơi của mình. Đó là những hành động của người lớn với các đồ vật với các mối quan hệ giữa họ với nhau, những yếu tố đạo đức, thẩm mỹ… Việc tái tạo lại những hành động ấy trở thành nội dung cơ bản trong trò chơi của trẻ mẫu giáo. 3. 2. 2. Vai chơi và hành động chơi. + Vai chơi là một yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi-Trẻ đóng vai có nghĩa là tái tạo lại hành động của người lớn với các đồ vật trong những mối quan hệ nhất định với những người xung quanh. Trong vai chơi, trẻ nhận làm một chức năng xã hội của một người nào đó, thường là chức năng mang tính chất nghề nghiệp. Ví dụ: trẻ đóng vai làm người lớn, làm cô giáo, làm người bán hàng. Đóng vai là con đường giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người xung quanh. + Muốn đóng một vai nào đó trẻ phải biết thực hiện hành động của vai. Những hành động này xuất phát từ hành động thực tế mà trẻ trông thấy trong đời sống hiện thực hay được nghe kể lại. Ví dụ: trẻ vào vai bác sỹ phải biết khám bệnh, trẻ đóng vai cô giáo phải biết giảng bài… Những thao tác của hành động phụ thuộc vào đồ chơi của trẻ. Do đó cả hành động chơi và thao tác chơi phải phù hợp với điều kiện thực tế. Vai trong trò chơi quy định hành động của trẻ đối với đồ vật và cả hành động của trẻ đối với bạn cùng chơi. Những hành động của trẻ chỉ là những hành động mô phỏng, nó không hoàn toàn giống như hành động của người lớn. Do đó hành động chơi không đòi hỏi phải có thao tác đúng kỹ thuật - nó mang tính khái quát và tính ước lệ cao. 3. 2. 3. Những mối quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi Trong TCĐVTCĐ có hai mối quan hệ qua lại giữa những trẻ em cùng tham gia trò chơi: quan hệ chơi và quan hệ thực. +Những quan hệ chơi: đó là những quan hệ qua lại của các vai trong trò chơi theo một chủ đề nhất định, mô phỏng mối quan hệ của người lớn trong xã hội. Đó là những quan hệ mà trẻ quan tâm và trở thành đối tượng trong hành động của chúng. Ví dụ : Quan hệ giữa bác sỹ và bệnh nhân Quan hệ giữa người mua hàng và người bán hàng +Những quan hệ thực: Đó là những quan hệ qua lại giữa những trẻ cùng, là người tham gia trò chơi, những người bạn cùng thực hiện một công việc chung. Trẻ tập hợp nhau thành nhóm để bàn bạc với nhau về chủ đề chơi, việc phân vai, thỏa thuạn về luật chơi và giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình chơi. Trong TCĐVTCĐ các quan hệ xã hội được bộc lộ-việc thực hiện hành động của vai chơi là phải tạo ra các mối quan hệ với các vai khác nhau. Sức sống của TC§VTC§ là ở chỗ nó tạo ra được mối quan hệ giữa các vai. Đó chính là bản chất xã hội của trò chơi. Những mối quan hệ xã hội được mô phỏng vào trò chơi có một điểm đáng lưu ý là nó làm nảy sinh luật lệ hành động của các vai buộc phải tuân theo. Như vậy luật lệ hành động của các vai được nảy sinh từ những mối quan hệ được xác lập giữa những trẻ em tham gia vào trò chơi. 3. 2. 4. Đồ chơi và hoàn cảnh chơi Đồ chơi là phương tiện vật chất dùng trong khi chơi nó không mang ý nghĩa đời sống hàng ngày. Trong đồ chơi thể hiện tính chất điển hình của đồ vật. Chính hình dáng tổng quát của đồ chơi giúp trẻ có thể tái tạo và thể hiện những hành động tương xứng đối với đồ vật ấy. Có 2 loại đồ chơi: +Loại thứ nhất: những đồ chơi do người lớn làm cho trẻ, mô phỏng theo những đồ vật thực (búp bê, ô tô, cái bút…) +Loại thứ hai: những vật thay thế cho những vật thực (cái gậy thay cho thanh kiếm, cái chổi thay cho con ngựa…) Do chơi chỉ là vật thay thế nên khi trẻ thao tác với đồ vật thay thế thì những thao tác này không tương ứng với những hành động thực, từ đó buộc trẻ phải tưởng tượng ra hoàn cảnh chơi. Hay nói cách khác hoạt động chơi của trẻ đã tạo ra kết quả là hoàn cảnh chơi tưởng tượng (A. N. Leoncheep). 3. 3. Sự phát triển của trò chơi đóng vai theo chủ đề + Từ thao tác với đồ vật, đồ chơi của trẻ tuổi ấu nhi phát triển thành TCĐVTCĐ ở tuổi mẫu giáo. Cuối tuổi nhà trẻ, ở trẻ xuất hiện chơi mô phỏng, chơi thao tác. Trẻ bắt chước một số thao tác của người lớn như cho ăn, cho con uống, lau mặt…Tất cả những hành động mô phỏng này được diển ra trong hoàn cảnh tưởng tượng nhờ các đồ chơi thay thế. Đây là giai đoạn chuẩn bị cho sự ra đời của TCĐVTCĐ ở tuổi mẫu giáo. Vào ba tuổi, TCĐVTCĐ đề xuất hiện. Ở giai đoạn đầu tiên có khi trẻ có vai, có khi trẻ chưa có vai, chỉ đơn thuần là hành động mô phỏng theo một vai nào đó mà trẻ thích, trẻ chưa tự xác định được mình đóng vai gì. Nhưng tình trạng này nhanh chóng chuyển sang giai đoạn phát triển mới, trẻ biết nhận vai và hành động phù hợp với vai trẻ nhận. Trẻ chưa thể chơi lâu với một vai nào mà thường bị lôi cuốn bởi các đồ chơi hấp dẫn. Chính vì thế trong một buổi chơi trẻ thường đóng một số vai. + Đến cuối ba tuổi - đầu bốn tuổi: trẻ mong muốn thể hiện vai chơi mình đóng bằng nội dung phong phú hơn như: quan hệ, đối xử và đời sống tình cảm phù hợp với vai chơi. Trẻ thường chơi thành các nhóm nhỏ - nhưng đơn giản là cùng nhau mô phỏng mối quan hệ nổi bật của người lớn mà trẻ nhận thức được. Ở trẻ chưa có sự bàn bạc thảo luận trong nhóm chơi. + Tuổi mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi): các nhóm chơi được hình thành ở giai đoạn trước được củng cố bền vững hơn, số trẻ trong mỗi nhóm đông hơn (4, 5 đến 6 trẻ ). Các thành viên trong nhóm đã biết cùng thảo luận, bàn bạc về chủ đề, nội dung, phân vai thể hiện và tìm đồ chơi thay thế để thể hiện ý đồ chơi. Trẻ còn phản ánh đời sống tình cảm của vai chơi, phản ánh mối quan hệ xã hội của vai mà mình đã nhận, đặc biệt là trẻ thể hiện được một số tiêu chuẩn đạo đức đặc trưng của vai hơn. + Đến tuổi cuối mẫu giáo nhỡ - giai đoạn đầu của tuổi mẫu giáo lớn: những ấn tượng và xúc cảm của trẻ về cuộc sống sinh hoạt của người lớn cũng trở nên phong phú hơn. Bắt đầu có sự xuất hiện của tập thể chơi nhỏ trên cơ sở hợp nhất các nhóm chơi nhỏ có nội dung chơi gần nhau. (như nhóm gia đình hợp với nhóm lớp mẫu giáo). Đến giai đoạn 2 và giai đoạn 3của tuổi mẫu giáo lớn- số nhóm trong tập thể tăng dần, các mối quan hệ chơi được mở rộng hơn, nội dung chơi phong phú hơn và giống thật hơn. Lúc này tập thể chơi nhỏ không còn đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ nữa và tập thể chơi chung đã được ra đời - đây là giai đoạn phát triển cao nhất của TCĐVTCĐ. Tính tự nguyện, tính độc lập và sáng tạo của trẻ trong khi chơi được thể hiện hơn bất cứ giai đoạn nào trước đó. Như vậy sự xuất hiện và phát triển của TCĐVTCĐ ở tuổi mẫu giáo đã phản ánh sự phát triển về nhận thức và về tâm lý xã hội nói chung của trẻ lứa tuổi này. 4. Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. 4. 1. Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển nhận thức: Ở tuổi mẫu giáo, đây là thời kì phát triển mạnh mẽ hoạt động nhận thức của trẻ : Đó là sự định hướng của trẻ vào các thuộc tính và các quan hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng (cảm giác, tri giác), đó là những bước thay đổi mới trong quá trình tư duy và tưởng tượng. Hoạt động vui chơi, mà trung tâm là TCĐVTCĐ có vai trò quan trọng đối với sự nhận thức của trẻ. Để đảm nhận được các vai chơi, đòi hỏi trẻ phải quan sát và mô tả đối tượng có trình tự và tỉ mỉ hơn. Ví dụ: trẻ quan sát thấy bác sĩ phải mặc áo blu trắng, tai đeo ống nghe và các thao tác khám bệnh của bác sĩ. Với các đồ vật chơi, ban đầu trẻ cầm nắm đồ vật lên tay, xoay trở mọi phía, ngắm nhìn, sờ mó cẩn thận và chú ý đến những đặc điểm nổi bật nhất của nó. Dần dần trong trò chơi để thay thế cho các đồ vật thật, trẻ không cần cầm đồ vật lên tay nữa mà chỉ cần tri giác thôi cũng có thể mô tả khá đầy đủ thuộc tính của đối tượng. Từ đó trẻ nhận thấy các sự vật có các đặc điểm tương giống với vật thật trẻ muốn thay thế. Ví dụ trẻ quan sát thấy chiếc gậy dài nhỏ tương giống với hình dáng của thanh kiếm. Từ việc nhận biết, nắm vững những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng. Thông qua TCĐVTCĐ, trẻ kết hợp với những hành động thực tiễn. Hai thành phần này tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau tạo ra hành động nhận cảm của trẻ. Hành động đó ngày càng có tổ chức, có hiệu quả hơn, đủ để tạo ra cho trẻ một hình ảnh tương đối đầy đủ về đối tượng. Như vậy, sự hoàn thiện hành động nhận cảm của trẻ là sự biến đổi hành động định hướng bên ngoài thành các hành động tri giác. Nói cách khác, hành động nhận cảm của trẻ em lứa tuổi trên mẫu giáo được hình thành theo cơ chế chuyển vào trong, thông qua trò chơi của trẻ -TCĐVTCĐ. + Đối với sự phát triển của tư duy Đến tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản: đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong. Thực chất đó là việc chuyển những hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong, theo cơ chế nhập tâm dựa vào những hính ảnh của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống. Cũng có nghĩa là chuyển từ kiểu tư duy trực quan -hành động sang kiểu tư duy hình tượng. Việc chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng là nhờ trẻ tích cực hoạt động với các đồ vật. Quan trọng hơn đó là do việc nảy sinh hoạt động vui chơi với TCĐVTCĐ là chủ đạo. Loại trò chơi này giúp trẻ hình thành chức năng kí hiệu - tượng trưng của ý thức. Chức năng này được thể hiện ở khả năng dùng một vật này thay thế cho một vật khác và hành động với vật thay thế như là hành động với vật thật. Ví dụ: trẻ lấy cái chổi dùng làm ngựa - và hành động với ngựa như thật. Lúc đầu, chức năng kí hiệu liền với hoạt động thực tiễn, giúp con người đi sâu khám phá bản chất sự việc về một mặt nào đấy. Ở trẻ em sự nắm vững các hoạt động với đồ vật và sau đó là sự tách rời hành động ra khỏi đồ vật là những tiền đề cho chức năng kí hiệu được nảy sinh. Và khi một hành động được thực hiện không phải đối với đồ vật thật mà với đồ vật thay thế thì hành động đó mất đi ý nghĩa thực tiễn của nó. Khi đó nó trở thành một hình ảnh, một kí hiệu của hành động có thực. Hiện tượng này xảy ra nhiều trong TCĐVTCĐ của trẻ. Chẳng hạn: khi trẻ dùng cái chổi để đánh đàn. Ở đây xuất hiện hai loại kí hiệu: kí hiệu của hành động - tức là hành động đánh đàn giả vờ và kí hiệu đồ vật - tức là cái đàn giả vờ (cái chổi). TCĐVTCĐ làm xuất hiện ở trẻ nhiều hệ thống kí hiệu: hệ thống kí hiệu về đồ vật, hệ thống kí hiệu về hành động, hệ thống kí hiệu về con người. Việc nảy sinh các hệ thống kí hiệu này không phải là tiền đề mà là kết quả của việc nắm vững hành động với đồ vật thay thế diễn ra trong TCĐVTCĐ. Một khi đứa trẻ nhận ra được điều này thì cũng chính lúc ấy, chức năng kí hiệu được sinh trong ý thức trẻ. Đây là bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức của trẻ với môi trường xung quanh. +Đối với sự phát triển của trí tưởng tượng Trí tưởng tượng của trẻ em tuổi mẫu giáo được hình thành chủ yếu qua TCĐVTCĐ. Trong khi chơi, trẻ hoạt động sôi nổi, chơi hết mình và chủ động như chính cuộc sống của mình vậy. Trí tưởng tượng được nảy sinh bắt đầu khi đứa trẻ biết dùng vật thay thế trong trò chơi với một loạt hoạt động mang tính chất kí hiệu tượng trưng. Việc thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác trong trò chơi dẫn đến chỗ làm nảy sinh khả năng bổ sung, thay thế các sự vật, tình huống, các sự kiện thực bằng việc xây dựng lên những biểu tượng mới từ những biểu tượng đã tích lũy được - tức là nảy sinh trí tưởng tượng. Ví dụ: Cái gối được trẻ tượng tượng thành em bé, dãy ghế được tưởng tượng thành đoàn tàu… Các vai chơi càng phong phú bao nhiêu thì sức tìm tòi, trí tưởng tượng của trẻ cũng phong phú bấy nhiêu. Bằng trí tưởng tượng trong khi chơi, trẻ có thể làm được mọi việc và có thể là bất cứ cái gì mình muốn. Trẻ có thể làm bác sĩ, làm cô giáo, làm chú bộ đội, làm bệnh nhân…thậm chí trẻ có thể tưởng tượng mình là siêu nhân bay vào vũ trụ. Trong thời gian đầu trí tưởng tượng của trẻ không tách khỏi tri giác đối tượng và hành động chơi với các đối tượng ấy. Em bé nhảy và kẹp đôi chân vào cái gậy, lập tức em bé trở thành kị sĩ và cái gậy trở thành con ngựa. Dần dần, các em không cần đến chỗ dựa bên ngoài nữa mà chuyển vào trí tượng tượng ngầm trong đầu. Chẳng hạn có những em đang chơi và hình dung ra rằng mình đang là một công chúa sống trong cung điện lộng lẫy. Trí tưởng tượng trong khi chơi của trẻ được biểu hiện thường xuyên, bay bổng và rộng khắp. Sự làm việc không mệt mỏi của trí tưởng tượng là một trong những con đường dẫn trẻ đến chỗ nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh, nó vượt ra khỏi giới hạn và kinh nghiệm cá nhân chật hẹp của trẻ. Nó nuôi dưìng, hình thành trong đầu trẻ những ước mơ cao đẹp về cuộc sống sau này. 4. 2. Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển ngôn ngữ. Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ được tục phát triển mạnh. Vốn từ được mở rộng (từ 300-400 từ ở lứa tuổi ấu nhi lên đến 3000 - 4000 từ ở lứa tuổi mẫu giáo). Cấu trúc ngữ pháp được hoàn thiện dần, trẻ phát âm chính xác hơn. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo diễn ra trong mèi quan hệ phức tạp hóa hoạt động của trẻ, trong TCĐVTCĐ - khi trẻ giao tiếp với những người xung quanh và với các bạn cùng chơi. Trẻ chơi cùng các bạn trong nhóm. Để đảm nhận tốt vai chơi và để các bạn hiểu được mục đích vai chơi, trẻ phải nắm vững ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng cách phát âm của người lớn. Đặc biệt, trẻ phải biết cách dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và nắm được hệ thống ngữ pháp phức tạp. (Quy luật ngôn ngữ, nói năng mạch lạc, thoải mái). Ví dụ: khi trẻ đóng vai là cô giáo, trẻ biết mình là cô giáo nên nói năng phải dịu dàng, rõ rµng học sinh mới dể hiểu. Tuy nhiên thông qua các vai chơi, trẻ chủ yếu nắm vững phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và chỉ ở một mức độ nào đó là phong cách nghệ thuật. Cho nên đứa trẻ phải học thêm nhiều ở nhà trường, ở sách báo…để nắm vững sâu sắc hơn tiếng mẹ đẻ của mình. 4. 3. Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển tình cảm. Ở tuổi mẫu giáo, tình cảm chi phối tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý đứa trẻ. Nó có sự chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú, vừa sâu sắc hơn những giai đoạn lứa tuổi trước đó. Tình cảm của con người chỉ được nảy sinh trong những mối quan hệ giữa người và người, mà ở trẻ mẫu giáo mối quan hệ ấy được mở rộng một cách đáng kể thông qua các vai chơi trong TCĐVTCĐ. TCĐVTCĐ giúp trẻ được hóa mình vào những vai trò khác nhau và trẻ gửi gắm tất cả mọi tình cảm, cảm xúc của bản thân vào vai trò ấy. Những tình cảm của trẻ được thể hiện một cách độc đáo: trẻ rất âu yếm khi bế một em bé, rất đồng cảm với người ốm khi làm bác sĩ hay chăm lo cho học sinh khi làm một cô giáo… Tất cả những điều đó là cơ hội tốt cho sự giáo dục những tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, lòng nhân ái ở trẻ - Đây chính là cơ sở quan trọng của sự phát triển nhân phẩm sau này. Đồng thời, sự phát triển tình cảm ở trẻ mẫu giáo không chỉ thể hiện ở thái độ với người xung quanh mà còn thể hiện ở thái độ đối với bản thân mình. Khi đảm nhận một vai xã hội - trẻ đã biết lĩnh hội các chuẩn mực, quy tắc hành vi. . . , đã biết phấn khởi khi người lớn khen ngợi ( nếu thể hiện tốt vai chơi ) hay buồn rầu khi bị nhắc nhở. Với sự hình thành sự tự ý thức ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu gây ra niềm vui sướng tự hào, nỗi đau khổ, xấu hổ khi chỉ có một mình đứa trẻ mà không cần sự có mặt của người lớn. Luật lệ trong các trò chơi giúp trẻ điều khiển được những cảm xúc bột phát của bản thân mình, biết thể hiện sắc thái tình cảm một cách tế nhị như bằng ánh mắt, nụ cười, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, giọng nói… Cho nên, ở thời điểm mà nhân cách vừa mới được hình thành - người lớn cần giáo dục cho trẻ một lối sống đẹp, uốn nắn ngay từ đầu, tránh để lại những di chứng, những dấu ấn không đẹp trong tâm hồn trẻ. 4. 4. Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển ý chí. Ý chí xuất hiện ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo như là một sự điều chỉnh có ý thức đối với hành vi của bản thân. Thông qua TCĐVTCĐ – mà cụ thể là luật của trò chơi - ở trẻ mẫu giáo đã hình thành khả năng bắt những hành động của mình phải phục tùng một nhiệm vụ nào đó và khắc phục những khó khăn để đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo.doc
Tài liệu liên quan