Lời mở đầu 1
I.Vấn đề trục lợi trong bảo hiểm tài sản 2
1.Trục lợi bảo hiểm là gì? 2
2.Nguyên nhân dẫn đến hành vi trục lợi 2
2.1 Nguyên nhân khách quan 2
2.2 Nguyên nhân chủ quan 4
3.Các hình thức trục lợi trong BHTS 6
4.Hậu quả 11
4.1 Đối với doanh nghiệp bảo hiểm 11
4.2 Hậu quả đối với xã hội 13
4.3 Hậu quả đối với khách hàng 14
II. Tình hình trục lợi trong BHTS ở Việt Nam 14
1.Thực trạng 14
2.Nguyên nhân chủ yếu 17
3.Biện pháp của các doanh nghiệp bảo hiểm 18
III.Một số đề xuất 19
1.Về phía nhà nước 19
2.Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm. 19
3. Về phía hiệp hội bảo hiểm 21
Kết luận 23
26 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trục lợi bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểu rất rõ và biết làm thế nào,chỉ đường đi nước bước để qua mắt được các bộ phận khác khi bị kiểm tra.
Đặc biệt do đặc thù của ngành KDBH là các nhân viên tiếp xúc với khách hàng, tư vấn giải thích cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu thì sẽ cấp đơn bảo hiểm.Trong quá trình tư vấn một số không ít nhân viên đã vì lợi ích cá nhân mà tư vấn sai nhằm mục đích lôi kéo khách hàng mua bảo hiểm với nhiều lợi ích hấp dẫn.Các doanh nghiệp không thể kiểm soát được việc trao đổi gặp gỡ giữa nhân viên với khách hàng.Vì vậy rất khó cho doanh nghiệp khi bị nhân viên của mình “phản bội”.
-Thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt quyết liệt.Vì vậy việc trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp với nhau còn rất hạn chế và hầu như không có.Mọi doanh nghiệp luôn muốn giữ kín mọi thông tin liên quan đến khách hàng của mình.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng TLBH diễn ra thuận lợi , có khi cùng một mánh khóe thủ đoạn nhưng có thể thực hiện thành công ở rất nhiều công ty BH khác nhau.Khi các vụ trục lợi bị phát hiện thì các doanh nghiệp cũng không muốn làm to chuyện mà họ chỉ cần ngăn chặn được tổn thất bởi vì:
+Khi làm to chuyện thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của khách hàng còn lại của công ty, từ đó tạo ra tâm lí không tin tưởng và hoang mang.vì vậy việc giữ chân khách hàng cũng như thu hút thêm khách hàng mới là rất khó điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
+Các doanh nghiệp cũng chỉ cần đạt được mục đích ngăn chặn tổn thất chứ không có ý định phạt hay đưa nhau ra tòa.Vì chí phí theo kiện cũng không nhỏ, nếu kéo dài không những chi phí tốn kém mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.Như vậy không chỉ làm cho chi phí tăng mà còn làm giảm doanh thu nên cách tốt nhất là các doanh nghiệp không khiếu kiện khi phát hiện khách hàng có hành vi trục lợi.
+Trong KDBH nó còn liên quan đến các mối quan hệ, có thể đối tượng trục lợi lại là người thân quen của một khách hàng lớn.Nếu làm to chuyện thì không hay, có thể sẽ mất đi một khách hàng lớn tiềm năng và như vậy sẽ làm ảnh hương đến kết quả của doanh nghiệp.
-Sự chủ quan của các doanh nghiệp trong quá trình giám định bồi thường
Hầu hết đối với các hồ sơ bồi thường có số tiền tổn thất nhỏ(<10 triệu đồng) thì các doanh nghiệp rất chủ quan không đánh giá xem xét một cách kĩ càng.Vì vậycác vụ trục lợi có số tiền bồi thường nhỏ rất ít bị phát hiện.
Chính vì những nguyên nhân nêu trên mà hiện tượng trục lợi ngày càng gia tăng bởi vì tâm lí của những kẻ trục lợi là được thì càng tốt mà không được thì cũng chẳng sao.
3.Các hình thức trục lợi trong BHTS
Mỗi nghiệp vụ BH khi triển khai đều có những hành vi trục lợi.Nếu như trong BH con người,BH trách nhiệm dân sự thì TLBH thường diễn ra dưới một số hình thức như:
-Người được bảo hiểm chết do các bệnh có thời gian tiến triển bệnh lí kéo dài như: ung thư, lao, xơ gan, suy thận, suy tim…..
-Người được bảo hiểm chết khi hợp đồng có hiệu lực trong những năm đầu
-Người được bảo hiểm đã điều trị bệnh( thuộc trường hợp những bệnh không chấp nhận bảo hiểm) dưới tên người khác trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực
-Hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn so với khả năng tài chính, hoàn cảnh kinh tế của người tham gia BH
-Rủi ra xảy ra liên quan đến nhiều hợp đồng bảo hiểm được phát hành vào những thời điểm gần nhau
-Khai báo rủi ro không trung thực
-Khai giảm tuổi so với tuổi thực trong bảo hiểm nhân thọ để được giảm phí
-Gian lận đối với người thứ ba
………………………..
Tuy nhiên do BHTS có đối tương bảo hiểm là tài sản và thường áp dụng một số nguyên tắc như: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền, bảo hiểm trùng……Vì vậy hiện tượng trục lợi trong BHTS thương diễn ra dưới các hình thức không giống như trong bảo hiểm con người, bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đối với BHTS hiện tượng trục lợi thường diễn ra dưới các hình thức phổ biến như:
-“Cháy hàng” rồi mới mua bảo hiểm
Có nghĩa là khi tổn thất thực tế đã xảy ra chủ sở hữu tài sản mới đi mua BH. Đây là hình thức trục lợi rất phổ biến, kiểu trục lợi này thường nảy sinh khi sự cố tai nạn đã xảy ra mà chủ tài sản chưa mua BH.Tuy nhiên kiểu trục lợi này chỉ có thể thành công khi có sự tiếp tay của cán bộ nhân viên trong công ty bảo hiểm.Bởi vì một trong những nguyên tắc của hoạt động KDBH là “ rủi ro có thể bảo hiểm”.Theo nguyên tắc này các công ty BH chỉ có thể BH cho những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.Các công ty BH sẽ không BH cho những rủi ro đã xảy ra hoặc chắc chắn sẽ xảy ra.Trước khi bán dịch vụ BH cho khách hàng các công ty bảo hiểm phải đánh giá rủi ro cho đối tương BH nếu thấy rủi ro đó có thể BH được thì mới cấp đơn bảo hiểm cho khách hàng và hợp đồng bảo hiểm mới bắt đầu có hiệu lực.Vì vậy hành vi trục lợi này chỉ có thể thành công khi có sự tiếp tay giữa người tham gia bảo hiểm với các cá nhân trong công ty bảo hiểm để thực hiện hành vi trục lợi, cùng chia nhau số tiền trục lợi được từ công ty.
-Khai tăng số tiền tổn thất từ các vụ tai nạn
Một trong những nguyên tắc của BHTS là nguyên tắc bồi thường:
STBT=Giá trị thiệt hại thực tế*(STBH/GTBH)
Vì vậy trong mọi trường hợp số tiền bồi thường mà người tham gia bảo hiểm nhận được không thể vượt quá giá trị thiệt hại thực tế.Vì nguyên tắc này mà một số kẻ đã trục lợi bằng cách khai tăng số tiền tổn thất trong các vụ tai nạn dưới nhiều hình thức như thực tế tài sản không bị hư hỏng, không bị sửa chữa nhưng ngươi tham gia BH vẫn kê khai vào hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường, sửa chữa.
Hoặc người được BH “mượn gió bẻ măng” lợi dụng tổn thất đã xảy ra để làm hư hỏng thêm hoặc phá hủy tài sản đã tham gia BH nhằm được bồi thương cao hơn hoặc thay thế tài sản đã bị hư hỏng đã cũ bằng một tài sản mới có giá trị cao hơn.
-Tự phá tà sản để nhận tiền bồi thường
Vì BHTS có đối tượng BH là tài sản và khi tài sản bị hư hỏng thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm có quyền đòi các DNBH bồi thường.Do đó một số kẻ lợi dụng hình thức này đã tự phá tài sản để được bồi thường bởi vì như vậy họ vừa được bồi thường mà lại không ảnh hưởng gì đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của bản thân họ. Để thực hiện hành vi trục lợi này người tham gia bảo hiểm đã có kế hoạch từ trước, chuẩn bị công phu. Đây là hình thức TLBH nghiêm trọng nhất và cũng khó phát hiện nhất.
Vì vậy hành vi trục lợi này thường gây khó khăn cho công việc điều tra khi tổn thất xảy ra. Ý đồ trục lợi của hình thức này thường diễn ra từ trước khi tham gia BH, quy mô trục lợi lớn số tiền gian lận trục lợi rất cao.Việc trục lợi được thực hiện dưới hình thức người tham gia bảo hiểm sẽ tháo dỡ các bộ phận tài sản máy móc thiết bị có giá trị cao thay vào đó là các bộ phận tài sản, máy móc thiết bị cũ, hư hỏng,có giá trị thấp.Sau đó,sẽ cố ý phá huỷ tài sản đã mua BH.Và khi tài sản đã phá huỷ xong thì kẻ trục lợi sẽ đòi bồi thường tương ứng với các giá trị của các bộ phận tài sản,máy móc, thiết bị có giá trị cao.
Ví dụ: chủ tàu biển sau khi kí kết hợp đồng bảo hiểm sẽ tháo dỡ các trang thiết bị trên tàu đi nơi khác sau đó đánh chìm tàu xuống biển(tức là gây nên tổn thất toàn bộ) và đòi bảo hiểm bồi thường.
Hoặc là trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới các chủ phương tiện sau khi bảo hiểm sẽ thay thế các bộ phận có giá trị bằng các bộ phận cũ, giá trị thấp.Sau đó sẽ tự đốt chiếc xe hoặc cho xe đâm xuống vực và việc cuối cùng là yêu cầu các công ty bảo hiểm bồi thường.
-Lập hồ sơ hiện trường giả
Đối với hình thức trục lợi này những kẻ trục lợi thường cố tình tạo ra một hiện trường tai nạn rủi ro giả giống như một vụ tai nạn thật.
Ví dụ: Một chiếc xe bị tai nạn gây tổn thất toàn bộ nhưng chủ xe lại không tham gia bảo hiểm.Lúc đó những kẻ trục lợi sẽ tháo biển số xe của một chiếc xe khác đã mua bảo hiểm đến nơi xảy ra tai nạn.Sau đó sẽ báo cho công ty bảo hiểm đến giám định và yêu cầu bồi thường.tuy nhiên để thực hiện được hành vi này thì phải có sự chuẩn bị từ trước.Bởi vì khi khách hàng yêu cầu bồi thường thì các công ty bảo hiểm thường yêu cầu khách hàng phải có giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
-Trục lợi bảo hiểm thông qua bảo hiểm trùng
Trong BHTS áp dụng nguyên tắc đóng góp khi có bảo hiểm trùng.Bảo hiểm trùng là trường hợp cùng một đối tượng BH được bảo hiểm bởi nhiều đơn khác nhau( hai đơn trở lên) cho cùng một thời hạn bảo hiểm cùng một phạm vi bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm.Và khi có tổn thất xảy ra thì tổng số tiền bồi thường từ tất cả các đơn không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.Số tiền bồi thương của mỗi công ty được phân bổ theo nguyên tắc đóng góp dựa trên số tiền bảo hiểm hoặc phí bảo hiểm của từng đơn.
Dựa vào nguyên tắc này một số kẻ đã trục lợi bằng cách dùng tài sản để tham gia bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm khác nhau.Và khi có rủi ro xảy ra thì đòi tất cả các công ty bảo hiểm bồi thường.Do cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm với nhau rất gay gắt nên việc trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp với nhau hầu như không có.Chính vì vậy cùng một đối tượng bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm tại rất nhiều công ty bảo hiểm khác nhau mà các công ty bảo hiểm không hề biết.Và khi tổn thất xảy ra thì tất cả các công ty bảo hiểm đều bồi thường cho tổn thất đó dựa vào tổn thất thực tế mà không hề dựa vào nguyên tắc đóng góp.
Đại lí bán bảo hiểm nhưng không nộp phí về cho công ty bảo hiểm
Thông thường các hợp đồng bảo hiểm thường có thời hạn bảo hiểm dưới một năm, có những nghiệp vụ chỉ có thời gian bảo hiểm trong mấy ngày.Chính vì có thời hạn ngắn, trách nhiệm phát sinh trong thời hạn ngắn nên một số đại lí bảo hiểm khi bán bảo hiểm đã không nộp phí về cho công ty mà bỏ vào túi.Những trường hợp này thì chỉ khi phát sinh trách nhiệm và khách hàng yêu cầu giả quyết bồi thường thì các công ty bảo hiểm mới phát hiện được.Khi đó công ty bảo hiểm vẫn phải bồi thường cho khách hàng bởi vì đại lí bảo hiểm là người đại diện cho công ty bảo hiểm đi bán dịch vụ bảo hiểm.
Ví dụ:Trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.Các chuyến hàng thường có thời gian vận chuyển khoảng một vài tháng.Và khi chuyến hàng đó kết thúc thì hợp đồng bảo hiểm cũng chấm dứt.Các chuyến hàng thường có giá trị lớn nên phí bảo hiểm cũng cao.Một số đại lí sau khi cấp đơn bảo hiểm cho khách hàng đã không nộp phí về cho công ty và khi chuyên hàng kết thúc thì trách nhiệm của công ty bảo hiểm cũng hết.Nếu không có tổn thất đối với chuyến hàng thì công ty bảo hiểm không hề biết.
Bên cạnh đó trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển còn có hiện tượng trục lợi xuất phát từ phía khách hàng đó là:trước khi thực hiện chuyến vận chuyển họ đến các công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm nhưng chưa đóng phí.Khi cuộc hành trình kết thúc họ đến công ty bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đông để khỏi đóng bảo hiểm. Đây cũng là kiểu trục lợi mà các chủ tàu chủ hàng rất hay áp dụng.
4.Hậu quả
Trục lợi là hành vi gian lận chiếm đoạt tài sản một cách bất chính.Nó để lại hậu quả rất nguy hại cho các DNBH cũng như toàn nền kinh tế bởi vì BH là một ngành dịch vụ giữ vai trò ổn định tài chính cho kinh tế khi có rủi ro.Mặt khác, TLBH còn làm suy đồi đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp.Hành vi trục lợi thường để lại những hậu quả:
4.1 Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Hành vi trục lợi tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của mỗi DNBH.Khi hành vi trục lợi diễn ra thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống bởi vì:
Lợi nhuận =Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các khoản thu chủ yếu sau:
+Doanh thu từ hoạt động KDBH như: KDBH gốc, kinh doanh tái bảo hiểm, và các hoạt động khác có liên quan như đại lí bảo hiểm, giám định tổn thất…
+Doanh thu từ hoạt động tài chính: Các DNBH luôn có trong tay một lương tiền nhàn rỗi tương đối lớn phải đem đầu tư nên nguồn thu từ hoạt động tài chính là tương đối lớn. Đối với các DNBH lớn gần như toàn bộ chi phí hoạt động và lợi nhuận là từ nguồn thu này.
+Doanh thu từ các hoạt động khác như: Thu từ nhượng bán thanh lí tài sản cố định, thu tiền vi phạm hợp đồng,….
Trong các khoản thu trên thì thu từ hoạt động KDBH là nguồn thu cơ bản và đóng vai trò quyết định đối với hoạt đông của DNBH.Khoản thu này sẽ quyết định các khoản thu khác của DNBH.
Chi phí của DNBH bao gồm các khoản chi:
+Chi cho hoạt động KDBH như:chi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, chi cho hoạt đông nhận và nhượng tái bảo hiểm và chi cho các hoạt động khác có liên quan như chi giám định tổn thất, chi đánh giá rủi ro đối tương bảo hiểm, chi đề phòng hạn chế tổn thất
+Chi cho hoạt động tài chính: khi thực hiện hoạt đông tài chính thì các doanh nghiệp cũng mất một khoản chi phí cho hoạt động này.
+Chi phí khác: chi phí khác của các doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các khoản chi như chi nhượng bán thanh lí tài sản cố định,chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng….
Khi hành vi trục lợi xảy ra làm cho doanh thu từ hoạt động KDBH giảm xuống.Khi hành vi này diễn ra phổ biến nó làm ảnh hưởng đến công tác khai thác của nhân viên bảo hiểm vì họ bị phân tán trong công việc vừa thực hiện khai thác tìm kiếm khách hàng vừa phải thực hiện công tác điều tra gian lận trong bảo hiểm. Đồng thời công tác điều tra gian lận còn làm cho quá trình giám định bồi thường bị gián đoạn, kéo dài thời gian, chất lượng dịch vụ bị giảm tạo tâm lí không thoải mái yên tâm cho những khách hàng trung thực.Tức là uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, khách hàng mất niềm tin vào doanh nghiệp.Hậu quả là làm giảm số lượng khách hàng.Nhìn chung sẽ làm cho doanh thu phí giảm cả hiện tại và tương lai.
TLBH ảnh hưởng trực tiếp theo hương tăng lên của chi phí kinh doanh, chi phí bồi thường của DNBH.Trong các khoản chi thì chi bồi thường là khoản chi lớn nhất thường chiếm khoảng 50% tổng chi của toàn doanh nghiệp.Thậm chí có một số nghiệp vụ khoản chi này lêntới 90% tổng chi củ toàn doanh nghiệp.Khi nhận thấy có các dấu hiệu nghi ngờ về hành vi trục lợi doanh nghiệp phải tiến hành điều tra xác minh.Và như vậy chưa kể đến điều tra có thành công hay không thì doanh nghiệp cũng đã phải chi một khoản chi không nhỏ cho công tác này, làm tăng chi phí quản lí của doanh nghiệp.Nếu những nghi ngờ không chứng minh được thì doanh nghiệp vừa phải tốn chi phí điều tra vừa phải bồi thường đúng trách nhiệm của mình.vì vậy chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Chi phí kinh doanh tăng lên, doanh thu lại giảm.Do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Đây là điều mà không một doanh nghiệp nào mong muốn bởi vì mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.
Hanh vi trục lợi còn làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm uy tín của doanh nghiệp.Vì vậy sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường sẽ giảm.
Khi hành vi trục lợi diễn ra ở mức độ nghiêm trọng làm cho chi bồi thường cao quá dự kiến buộc các doanh nghiệp phải tính lại phí bảo hiểm theo chiều hướng tăng lên bù đắp chi phí bồi thường quá cao để đạt được lợi nhuận hợp lí.Phí bảo hiểm là giá cả sản phẩm bảo hiểm đây cũng là một trong những yếu tố được khách hàng quan tâm khi lựa chọn mua một sản phẩm dịch vụ bất kì.Vì vậy tăng phí bảo hiểm sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm uy tín của doanh nghiệp dẫn đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm.
Nói chung hậu quả mà hành vi trục lợi gây ra cho các DNBH là rất lớn, đây là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên.Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì hậu quả ngày càng nghiêm trọng.
4.2 Hậu quả đối với xã hội
- Khi hành vi trục lợi xảy ra thì nguồn thu ngân sách của nhà nước sẽ giảm.
Nguồn thu lớn nhất của ngân sách nhà nước là nguồn thu từ thuế.Nộp thuế là quyền lợi nghĩa vụ của tất cả mọi cá nhân cơ quan tổ chức.Khi lợi nhuận của các DNBH giảm xuống thì sự đóng góp của các công ty bảo hiểm vào ngân sách sẽ giảm.Vì vậy việc chi tiêu của chính phủ cũng bị giảm đi một phần, làm lợi ích chung của xã hội cũng bị mất đi một phần không nhỏ.
-Hành vi trục lợi gây ảnh hưởng đến kỉ cương pháp luật, đạo đức xã hội bị suy đồi.
Trục lợi là một hành vi mà nó làm tha hoá đạo đức của con người, làm suy đồi đạo đức nghề nghiệp.Từ đó làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các DNBHnói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
-Khi hành vi trục lợi phát triển thành tổ chức mà các doanh nghiệp không có biện pháp hạn chế thì sẽ gây rối trật tự an ninh xã hội và tạo ra tâm lí coi thường pháp luật của người dân.
4.3 Hậu quả đối với khách hàng
Hành vi trục lợi xảy ra làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tính toán lại phí bảo hiểm và tất nhiên là phí bảo hiểm sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp làm tốt công tác trục lợi.Do đó với những khách hàng trung thực thì họ sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi.Bởi vì phí bảo hiểm mà họ đóng lại dùng để bồi thường cho những hành vi gian lận trái pháp luật.Nó không đảm bảo được nguyên tắc “ số đông bù số ít” san sẻ rủi ro giữa khách hàng tham gia bảo hiểm với nhau.
II. Tình hình trục lợi trong BHTS ở Việt Nam
1.Thực trạng
Thị trường bảo hiểm càng phát triển thì các hình thức trục lợi ngày càng đa dạng hơn, thủ đoạn trục lợi ngày càng tinh vi hơn và số tiền gian lận trục lợi cũng ngày càng nhiều hơn.Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều hành vi trục lợi, có nhiều vụ trục lợi đã gây ảnh hưởng và tác động xấu đến thị trường.Có một số vụ trục lợi tiêu biểu như:
-Vụ trục lợi với số tiền 3,8 tỷ đồng tại công ty bảo hiểm PJICO
Diễn biến của vụ trục lợi này như sau:
Ngày 9/10/2002, công ty TNHH Sông Tiền bán 2 lô hàng tôm biển cho công ty Pizoler AG(Thụy Sĩ) từ TP HCM vận chuyển sang Đức.Trên đường đi, một lô hàng gần 16 tấn bị cháy.Sự việc xảy ra sáng ngày 11/11/2002.Vài giờ sau vụ cháy, Phan Hồng Thu(Giám đốc công ty Việt Thái Phong) nhờ một nhân viên của công ty Sông Tiền mang 2 bộ hồ sơ liên quan việc xuất nhập khẩu lô hàng tới chi nhánh công ty cổ phần BH Petrolimex(PJICO) tại TP HCM để làm thủ tục mua BH.Người tiếp nhận và hoàn tất thủ tục cho họ là Nguyễn Thị Bích Hợp (nhân viên phòng hàng hải).Theo đó chấp nhận công ty Sông Tiền đứng tên mua nhưng đơn vị được nhận BH lại là Việt Thái Phong.Ngày 26/11/2002,Phan Hồng Thu kí công văn gửi PJICO TPHCM đề nghị được trả tiền BH cho lô hàng bị tổn thất gần 250.000 USD.
Vụ việc sau đó PJICO TPHCM chuyển sang cho công ty mẹ ở Hà Nội giải quyết theo thẩm quyền.Vũ Dương Quý (Phòng giám định bồi thường) trực tiếp nhận hố sơ, giải quyết bồi thường. Đầu tháng 2/2003, Tổng giám đốc PJICO Trần Nghĩa Vinh và Phó tổng giám đốc Hồ Mạnh Quân nhận định: “vụ này có nhiều dấu hiệu trục lợi bảo hiểm”.Họ biết rõ đơn bảo hiểm ngày 11/11/2002 mà PJICO TPHCM cấp cho Việt Thái Phong là vô hiệu ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm , bởi bên mua không có quyền lợi có thể được bảo hiểm và có hành vi gian dối khi giao kết hợp đồng.
Tuy vậy Phan Hồng Thu vẫn chưa từ bỏ ý định.Tháng 9/2004 bà từ TPHCM ra Hà Nội gặp lãnh đạo PJICO và những người trực tiếp giải quyết…sau nhiều lần “đàm phán”, tháng 2/2005,nữ giám đốc của Việt Thái Phong đồng ý chi 1,9 tỷ đồng cho ông Vinh và Quân nếu được nhaanj3,8 tỷ đồng bảo hiểm.Lúc này vụ việc lập tức chuyển sang thái cực khác.Ngày 24/2/2005, trong hồ sơ bảo không có tình tiết, chứng từ mới nào về việc PJICO có nghĩa vụ chi tiền bảo hiểm cho Việt Thái Phong, nhưng Vũ Dương Quý (mới được bổ nhiệm làm Trưởng phòng giám định bồi thường) và Ngô Hồng Khoa(phó phòng) đã trình và đề xuất trả tiền bảo hiểm cho Việt Thái Phong.Với sự hợp tác đó, Tổng giám đốc Vinh chỉ đạo giải quyết bồi thường.
Như vậy có thể nói vụ trục lợi này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.Vụ trục lợi này có sự móc nối của những người lãnh đạo trong DNBH.
-Tự đốt ôtô để trục lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt KonTum
Đối với vụ trục lợi này chủ xe là ông Phạm Đại Việt đã chỉ đạo tài xế đốt chiếc xe ôtô cũ để đòi bồi thường rủi ro.Theo chỉ đạo của chủ xe thì khi xe lên gần hết đèo sẽ đổ xăng vào thùng xe và châm lửa tự đốt.Chiếc xe Fordtransit (đời 2000) được mua bảo hiểm tại Bảo Việt KonTum với mức trách nhiệm bồi thường là 400 Triệu đồng.Giá trị thực của phương tiện trước khi bị cháy là 170-180 triệu đồng.Với những thủ đoạn trục lợi tinh vi nhưng khi nhận được tin báo Bảo Việt KonTum đã cùng với công an tỉnh Lâm Đồng phanh phui vụ an này.
-Vụ trục lợi đòi bồi thường hơn 900 triệu đồng tại bảo hiểm Viễn Đông
Công ty vật tư vận tải và công trình giao thông đã đòi công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông bồi thường hơn 900 triệu đồng tiền bảo hiểm cho 72 chiếc xe máy bị cháy.Vụ trục lợi này diễn biến như sau:
Ngày 20/10/2004 tại Quốc lộ 1A tỉnh Bình Định xảy ra vụ cháy chiếc ô tô tải vận chuyển 72 chiếc xe máy hiệu Star-MH3.Toàn bộ tìa sản này bị thiêu cháy.sau khi chiếc xe bị cháy,11h03 cảnh sát PCCC nhận được tin báo đã cử tổ công tác đến cứu ứng.
Đại diện phía công ty bảo hiểm Viễn Đông cho biết, cũng ngay thời điểm xe đang cháy là 11h10 công ty vật tư vận tải và công trình giao thông đã gọi diện đến cho nhân viên kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông chi nhánh Hà Nội yêu cầu mua bảo hiểm cho chuyến hàng vận chuyển nội địa từ Đồng Nai đến Hà Tây khởi hành từ chiều 19/12/2004.mặc dù đặt mua bảo hiểm qua điện thoại chưa thanh toan tiền bảo hiểm và hợp đồng vẫn chưa có đầy đủ chữ kí cả 2bên nhưng cả phía công ty vật tư vận tải và công trình giao thông và công ty cổ phần bảo hiểm viễn đông vẫn thoả thuận là hợp đồng có hiệu lực từ 11h ngày 20/12/2004.Do công ty vật tư vận tải và công trình giao thông là khách hàng quen của bảo hiểm Viễn Đông đã từng mua bảo hiểm 2 lần tại bảo hiểm viễn đông
Qua làm việc với lái xe và các nhân chứng có mặt tại thời điểm xảy ra vụ cháy cho biết thời điểm phát hiện lửa bùng cháy ở thân xe khoảng 11h khi xe đang vận hành.Như vậy thời gian phát cháy chiếc xe ô tô đã xảy ra trước 11h ngày 20/12/2004.Có nghĩa là khi chiếc xe đã phát lửa cháy thì phía công ty vật tư vận tải và công trình giao thông mới có yêu cầu mua bảo hiểm.Và cũng do là khách hàng quen nên công ty bảo hiểm viễn đông đã không đánh giá đối tượng bảo hiểm trước khi kí hợp đồng. Đây cũng là một nguyên nhân chủ quan của công ty bảo hiểm viễn đông nên mới xảy ra vụ đòi thương với số tiền trục lợi lớn như vậy.
Vụ trục lợi này cũng là bài học cho các công ty khác trước khi kí hợp đông bảo hiểm.Cho dù khách hàng là chỗ thân quen như thế nào thì cũng phải đánh giá đối tượng bảo hiểm trước khi kí hợp đồng.
…………………….
2.Nguyên nhân chủ yếu
Qua một số vụ trục lợi nhu trên có thể thấy nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là:
-Về phía khách hàng
Nguyên nhân sâu xa chủ yếu của hành vi này là do lòng tham vô đáy của con người muốn chiếm đoạt tài sản của các DNBH.
Hơn nữa ý thức của họ về BH đang còn thấp, nếu đã có ý mua BH tại sao lại không mua trước khi thực hiện chuyến vận tải mà lại mua sau khi tai nạn rủi ro dã xảy ra.Họ đã không muốn bỏ ra một khoản tiền để mua bảo hiểm nhưng khi rủi ro đã xảy ra họ mới sẵn sàng bỏ tiền ra mua bảo hiểm để nhận tiền bồi thường.
Nếu như khách hàng nào của bảo hiểm cũng có những hành vi như thế này thì chắc chắn các DNBH không thể tồn tại được.
- Về phía các DNBH
Cùng với lòng tham vô dáy và ý thức đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ công nhân viên trong công ty đang còn thấp đã cấu kết với khách hàng để trục lợi “biển thủ” tiền công để sử dụng vào mục đích cá nhân.
Bên cạnh đó cũng là do sự chủ quan của công ty BH đã không đánh giá đối tượng bảo hiểm trước khi kí hợp đồng, dựa vào sự quen biết mà “nhắm mắt” kí hợp đồng không thực hiện đúng trình tự.
3.Biện pháp của các doanh nghiệp bảo hiểm
-Các biện pháp chung
Đây là các biện pháp lâu dài nhằm ngăn chặn từ xa không để cho đối tượng trục lợi thực hiện được hành vi trục lợi.Cụ thể:
+Xây dựng các quy tắc bảo hiểm chặt chẽ
+Cán bộ khai thác cũng như giám định bồi thường phải nắm vững các quy tắc BH, chuyên môn nghiệp vụ của mình để không bị các khách hàng có hành vi gian lận qua mắt
+Luôn tổ chức những buổi tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp ụu của nhân viên và tạo điều kiện cho các nhân viên trao đổi thông tin,kinh nghiệm trong công việc từ đó tránh được các vụ trục lợi đáng tiếc xảy ra do thiếu thông tin hoặc kinh nghiệm.
-Biện pháp ngay từ khi tham gia bảo hiểm
+Công tác quả kí sổ, đơn bảo hiểm cấp cho các nhân viên, đại lí BH phải được tổ chức chặt chẽ.
+Yêu cầu người tham gia BH trực tiếp khai đầy đủ các thông tin về đối tượng BH không cho người khác khai hộ.
-Các biện pháp áp dụng cho các vụ trục lợi có ý định sau khi đã mua bảo hiểm.
+Kiểm tra kĩ giấy yêu cầu BH, giấy chứng nhận BH, hoá đơn thu phí, thời gian nộp phí về công ty
+Kiểm tra tính hợp pháp,logic và hợp lí thống nhất của các giấy tờ trong hồ sơ mà đối tượng gửi lên yêu cầu đòi bồi thường
+Thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng, nguyên nhân xảy ra tai nạn, rủi ra từ nhiều nguồn khác nhau
III.Một số đề xuất
Từ những nguyên nhân và thực trạng về tình hình trục lợi trên thị trường bảo hiểm hiện nay em xin đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này như sau:
1.Về phía nhà nước
-Nhà nước cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm nhằm điều chỉnh các quy định chưa phù hợp,bổ su
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0139.doc