2.2. Sự thay đổi quan niệm và tƣ duy thể loại truyện ngắn trong văn học hiện nay
2.2.1. Những tiền đề của sự đổi mới tư duy thể loại
2.2.1.1. Tác động của bối cảnh xã hội
Những năm sau chiến tranh, trở về với quỹ đạo của cuộc sống đời thường, nhà văn có điều kiện phát huy tự do sáng tạo. Điều này một phần được tác động bởi tinh thần dân chủ trong đời sống. Chủ trương, đường lối lãnh đạo về văn hóa văn nghệ có xu hướng cởi mở hơn đã tạo chất xúc tác cho sự đổi mới tư duy sáng tạo, đời sống văn học và đời sống thể loại đã có những thay đổi đáng kể. Năm 1976, tác phẩm truyện ngắn được xem là một trong những “cột mốc” của quá trình đổi mới Hai người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi ra đời ít nhiều gây nên bất ngờ cho người đọc, cho thấy những thay đổi trong cách nhìn về con người và những vấn đề thế sự, đời tư. Trong số những nhà văn chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu là người có ý thức cách tân khá sớm. Tập truyện Bến quê đánh dấu sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng. Tiếp sau đó là những dư luận xung quanh truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (với chùm truyện ngắn lịch sử Vàng lửa, Phẩm tiết, Kiếm sắc; truyện ngắn Tướng về hưu, ), Phạm Thị Hoài (với Thiên sứ, các truyện ngắn trong tập Mê lộ). Không chỉ với nhà văn sáng tác trong thời kỳ đổi mới mà với thế hệ nhà văn xuất hiện từ sau khi hòa bình lập lại, thế hệ nhà văn trưởng thành trong chiến tranh chống Mỹ như Xuân Thiều, Đỗ Chu, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Sáng, sáng tác của họ cũng cho thấy sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật cũng như có sự kết hợp lối viết truyền thống với việc đổi mới nghệ thuật dựng truyện: trong kết cấu, bố cục tác phẩm, trong việc sử dụng ngôn ngữ và sử dụng bút pháp đa dạng, hiệu quả để thể hiện con người bên trong với nhiều ẩn khuất tầng bậc. Nhiều người trong số họ đã tạo dựng được phong cách và cá tính nghệ thuật độc đáo, góp phần quan trọng vào thành tựu của truyện ngắn Việt Nam đương đại. Không khí sáng tác và phê bình văn học trở nên sôi động với nhiều tiếng nói, nhiều sự phản biện.
168 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải ngẫu nhiên mà gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về dòng văn học kỳ ảo trong văn xuôi sau 1975 nói chung và truyện ngắn nói riêng. Điều này cho thấy thực tế là sự tồn tại của một dạng thức trần thuật trong đó yếu tố kỳ ảo đóng vai trò như một phương thức tự sự, chi phối cách xây dựng nhân vật và cốt truyện, cách tạo dựng chi tiết và tình huống. Bút pháp huyền thoại đã có mặt trong văn học trước đây, tuy nhiên sau một thời gian gần như vắng bóng, phải đến những năm sau chiến tranh, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới, yếu tố kỳ ảo đã được tái xuất làm phong phú thêm những phương thức tiếp cận hiện thực. Có nhiều con đường dẫn đến sự tái xuất của bút pháp huyền thoại. Ngoài sự tiếp nối từ vốn liếng huyền thoại (cổ tích, thần thoại,) trong văn học dân gian và văn học viết là sự tiếp nhận, ảnh hưởng của văn học kỳ ảo thế giới, từ ý thức đổi mới lối viết của nhà văn. Bút pháp huyền thoại được sử dụng trong nhiều truyện ngắn của các cây bút Võ Thị Hảo, Ngô Văn Phú, Phạm Hải Vân, Nguyễn Huy Thiệp, Hoà Vang, Phạm Thị Hoài, Lý Lan, Nguyễn Thị Ấm, Y Ban, Ngô Tự Lập, Lưu Sơn Minh,... Với việc sử dụng những hình thức nghệ thuật như cổ tích hoá, huyền thoại hoá; các cây bút đã có một cách thức phù hợp với việc tái tạo hiện thực nhằm đem đến cho người đọc những không gian hiện thực mới. Thủ pháp kỳ ảo được các tác giả sử dụng có khi dựa trên nền tảng của những tác phẩm cổ tích, truyền thuyết, thần thoại trong quá khứ (Trương Chi, Những ngọn gió Hua Tát - Nguyễn Huy Thiệp, Sự tích ngày đẹp trời – Hoà Vang, Gióng – Lê Minh Hà) và ở đó hiện thực đời sống không phải bao giờ cũng tuân theo lô gic nhân quả; có khi là việc sử dụng các chi tiết tình huống kỳ ảo (Thợ may - Phạm Hải Vân, Anh lính Tony D – Lê Minh Khuê, Nguyệt cầm -
Nguyễn Thị Ấm) với sự lồng ghép yếu tố hư và thực, sử dụng mô típ hóa kiếp, luân hồi. Tính chất “nguyên phiến” của huyền thoại, cổ tích đã không còn mà đã có sự khúc xạ qua lăng kính của nhà văn. Bút pháp huyền thoại được vận dụng trong việc tạo dựng không khí, không gian huyền thoại, yếu tố thần kỳ, xây dựng kết cấu, nhân vật truyện ngắn, qua ngôn ngữ và hệ thống biểu tượng, Nhân vật trong nhiều truyện ngắn Võ Thị Hảo mang âm hưởng của huyền thoại, cổ tích: Nàng tiên xanh xao, Hành trang của người đàn bà Âu Lạc, Đêm bướm ma,Nhiều truyện ngắn có cấu trúc đan cài thực và ảo. Không phải trở về với quá khứ xa xôi, yếu tố huyền thoại ở đây được xem như một công cụ để tái hiện sinh động và có hiệu quả cuộc sống con người đương thời. Nếu như Nguyễn Huy Thiệp đã mượn hình thức truyện cổ (Trương Chi, Những ngọn gió Hua tát ) để xây dựng nên những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống đương đại thì Lưu Sơn Minh, Phạm Hải Vân, Võ Thị Hảo và nhiều tác giả khác đã bằng hình thức huyền thoại hóa để mở ra “không gian cảm nhận mới lạ” cho người đọc. Sự tiếp nối, liên tưởng với những nét mờ nhoè, sự pha trộn đan cài giữa hư và thực, sự vận động của dòng mạch truyện kể nhiều khi “không tuân theo quy luật tư duy và lý trí” đã kích thích khả năng khám phá của người đọc với tư cách là chủ thể tiếp nhận.
Việc sử dụng bút pháp huyền thoại xuất hiện nhiều trong văn học những thập kỷ gần đây xuất phát từ một thực tế mặc dù những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã giúp cho con người có khả năng lý giải được nhiều vấn đề của đời sống nhưng không phải bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể tìm ra những ẩn số cuối cùng. Vì thế, việc khám phá những phần khuất lấp trong con người, trong đời sống tâm linh đang là vấn đề đặt ra với nhiều người viết. Ở đây, không phải là chiều theo thị hiếu, dù rằng với những phạm trù khó nắm bắt như thế giới tâm linh, con người luôn có hứng thú tìm hiểu mà chính là ở ý thức nội tại của chủ thể sáng tạo, ở ý thức “đoạn tuyệt với quán tính viết”, mở rộng đường biên của hiện thực.
Với việc sử dụng bút pháp huyền thoại, các tác giả truyện ngắn thời kỳ này đã cho thấy những cách tân trong kỹ thuật tự sự: từ chỗ tả thực nặng về “nệ thực” đến việc sử dụng yếu tố kỳ ảo như một thủ pháp nương vào sự đa nghĩa của hình tượng để chuyển tải ý tưởng và gia tăng biên độ cảm nhận cho người đọc. Các cây bút truyện ngắn đã tận dụng được lợi thế của bút pháp này trong việc khám phá và thể hiện thế giới đa chiều của đời sống. Cũng cần phải nói thêm rằng, thủ pháp kỳ ảo không phải là một phương thức tự sự độc tôn của truyện ngắn mà ở các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác, kỳ ảo cũng đã trở thành một đặc trưng trong nghệ thuật tự sự như các tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường (Mảnh đất lắm người nhiều ma), của Nguyễn Việt Hà (Cơ hội của Chúa), của Chu Lai (Ăn mày dĩ vãng), của Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), của Tạ Duy Anh (Thiên thần sám hối), Châu Diên (Người sông Mê), Nguyễn Bình Phương (Thoạt kỳ thuỷ, Trí nhớ suy tàn), Hồ Anh Thái (Cõi người rung chuông tận thế, Trong sương hồng hiện ra), Đào Thắng (Dòng sông mía)... Việc sử dụng bút pháp huyền thoại trong các sáng tác thời kỳ này cho thấy những bứt phá khỏi mô thức tự sự truyền thống với sự biến hóa trong cách kể, cách trần thuật đem đến cho người đọc những cách tiếp cận mới. Điều đó cho thấy nỗ lực nhằm xoá bỏ khoảng cách trần thuật, xoá bỏ giới hạn của cái bình thường và cái dị biệt, vượt qua cái nhìn hiện thực truyền thống.
2.2.4.3. Tự sự dòng ý thức
Với ý thức thể hiện thế giới đa chiều của hiện thực và khám phá chiều sâu bí ẩn của con người, nhà văn buộc phải có những cách tân trong lối viết, nhằm “phá vỡ hình thức, tìm một tiếng nói nghệ thuật mới có thể dung chứa nội dung nghệ thuật mới”. Trong những năm chiến tranh, do yêu cầu của việc phản ánh, chuyển tải hiện thực, theo sát các sự kiện đời sống, các nhà văn thường thiên về biểu đạt thế giới hiện thực trong tương quan với đời sống xã hội. Ở đó nhân vật thường được soi chiếu từ bình diện con người công dân, con người mang tâm thức cộng đồng. Thời kỳ đổi mới, với sự mở rộng các bình diện khám phá, sự thay đổi quan niệm về hiện thực, nhà văn thường nhìn nhận con người ở nhiều kiểu dạng: cả con người ý thức và con người vô thức, con người cá nhân với những đặc điểm nhân sinh, tâm lý, tính cách phức tạp. Trước đây hiện thực trong tác phẩm thường được nhìn nhận bằng cảm quan “đại tự sự” thì trong những thập kỷ gần đây, các cây bút có xu hướng khai thác những “tiểu tự sự”. Với cách tiếp cận hiện thực đời sống theo hướng đó, một tác phẩm được triển khai bằng sự vận động của trục sự kiện trong cốt truyện đã tỏ ra không còn hợp lý; kỹ thuật dòng ý thức được các tác giả sử dụng cho phép nhà văn đi sâu vào đời sống bên trong con người, biểu đạt thế giới đời sống theo chiều sâu, biểu đạt thế giới nội tại của con người: “từ hướng ngoại chuyển vào hướng nội”. Cùng với sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật là sự thay đổi ngôi kể. Có những truyện ngắn, người viết đã tạo nên sự hòa lẫn của nhiều dòng ý thức bằng việc sử dụng linh hoạt ngôi kể. Trên thế giới, dòng ý thức có thời điểm trở thành một “xu hướng sáng tạo văn học” và đã từng có những đại diện tiêu biểu như Marcel Proust
(với Đi tìm thời gian đã mất), James Joyce (với Ulysses). Ở Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới, thủ pháp dòng ý thức đã ít nhiều được các nhà văn sử dụng nhưng phải đến sau 1986 nó mới có thể trở thành ý thức nghệ thuật “tự giác và thường trực” trong đó tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là một thành công xuất sắc. Ở thể truyện ngắn, các tác phẩm Phiªn chî Gi¸t (Nguyễn Minh Châu), Kịch câm, Si tình (Phan Thị Vàng Anh), Trong c¬n m-a (Phạm Thị Hoài), Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y
Ban), Chơi Hạ Long, Biển trong mưa (Lý Lan),... với thủ pháp tự sự dòng ý thức, các nhà văn đã miêu tả đời sống thông qua trạng thái suy tư của nhân vật. Với truyện ngắn Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), việc sử dụng thủ pháp dòng ý thức đã cho thấy những hiệu quả nghệ thuật trong việc phá vỡ tính lô gic của sự kiện, “phá hủy tính biên niên và tính lô gic thời gian” đồng thời nhân vật được hiện diện trong nhiều chiều kích. Lão Khúng – nhân vật chính của truyện hiện diện với hồi ức, giấc mơ, ở đó nội tâm nhân vật được soi chiếu, phân tích và làm hiện lên suy nghĩ về kiếp người, về vòng luân hồi, ám ảnh thân phận, khát vọng tự do. Tác phẩm như một giàn ăng ten với nhiều kênh thông tin, một kết cấu mở đem đến cho người đọc hứng thú đi tìm các lớp nghĩa. Với lối viết dựa vào dòng ý thức, các sáng tác theo khuynh hướng này không thiên về cốt truyện sự kiện mà thường khai thác ý nghĩ của nhân vật. Đằng sau lối kể chuyện tự do, lối tự sự “đứt nối, lộn xộn, bột phát” là quan niệm và lối sống của mỗi cá nhân riêng biệt. Đằng sau những phát ngôn của nhân vật là những trạng thái tâm lý, những suy ngẫm về cuộc đời và con người. Không có mở đầu và kết thúc, kết cấu truyện ngắn Biển trong mưa (Lý Lan) chỉ bao gồm những đoạn đối thoại. Bỏ qua vai trò của người kể chuyện, hay nói cách khác là ẩn đi nhân vật người kể chuyện, câu chuyện cứ thế diễn ra một cách tự nhiên. Ở những truyện ngắn mà dòng ý thức đã trở thành sợi dây kết nối mạch truyện, thời gian thường mang tính ước lệ, quá khứ và hiện tại cùng đồng hiện đan xen theo dòng tâm tưởng của nhân vật. Tác phẩm thiên về bộc lộ cảm nghĩ và suy tưởng hơn là bám sát miêu tả sự kiện và biến cố của đời sống. Tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện không còn là nguyên tắc tổ chức tác phẩm. Diễn biến của truyện đôi khi đứt đoạn, không liền mạch. Đồng hiện thời gian, độc thoại nội tâm, hồi tưởng được xem là những cách triển khai hợp lý nhằm khắc hoạ đời sống nội tâm của nhân vật cũng như những trạng thái của đời sống.
Tiểu kết chƣơng 2:
Ở trên, chúng tôi đã khảo sát quan niệm và sự đổi mới quan niệm truyện ngắn Việt Nam trong quá trình vận động của thể loại. Có thể thấy sự đổi mới thể loại thể hiện trên nhiều cấp độ: ở quan niệm nghệ thuật, quan niệm thể loại của nhà văn, đồng thời còn được thể hiện qua việc thiết tạo, sử dụng những phương thức, bút pháp nghệ thuật trong quá trình sáng tác. Thực tiễn đời sống thể loại cũng như các quan niệm thể loại cho thấy nổi lên hai xu hướng. Thứ nhất là khuynh hướng coi truyện ngắn là một thể loại độc lập với những quy ước thể loại, những đặc trưng thi pháp. Thứ hai (tập trung ở những người viết chú ý nhiều đến những cách tân hình thức) là khuynh hướng làm mờ ranh giới thể loại. Truyện ngắn đồng nghĩa với sự đa dạng, biến đổi không ngừng, truyện ngắn tồn tại như một thể loại “tự sự động”. Tính mở, tính động và tính trò chơi của truyện ngắn trở thành chất xúc tác, khơi nguồn sáng tạo của nhà văn, kích thích họ tìm tòi những thủ pháp nghệ thuật mới lạ. Với việc vận dụng nhiều bút pháp trần thuật trong cách thức xây dựng tác phẩm, các cây bút truyện ngắn thời kỳ đổi mới đã đem đến cho văn học thời kỳ này những sắc thái mới.
CHƢƠNG 3
CÁC DẠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ TỔ CHỨC KẾT CẤU VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN
3.1. Các dạng thức xây dựng nhân vật
Khi tiếp cận với hệ thống nhân vật trong sáng tác văn học các nhà nghiên cứu thường dựa vào nhiều cấp độ. Chẳng hạn đã từng tồn tại cách phân loại nhân vật theo các bình diện: kết cấu (nhân vật chính – phụ), ý thức hệ (nhân vật chính diện – phản diện), cấu trúc (nhân vật chức năng – nhân vật loại hình – nhân vật tư tưởng), thành phần xã hội (nhân vật nông dân – nhân vật chiến sỹ - nhân vật trí thức,). Sự phân chia này bị chi phối bởi đặc điểm loại hình nhân vật trong từng thời điểm lịch sử, giai đoạn văn học cụ thể. Ở mỗi trào lưu, mỗi giai đoạn, do sự chi phối của nhiều yếu tố, thế giới nhân vật trong các sáng tác mang tính đặc thù thể hiện những quan điểm khác nhau về con người và cuộc đời. Nhân vật trong văn học giai đoạn trước 1975 thường là nhân vật đơn nhất. Sau 1975, quan niệm về con người cá nhân, cá thể qua lăng kính của nhà văn đã được khúc xạ bằng thế giới nhân vật đa dạng. Sự phân chia theo các dạng thức trên đây đã phần nào phản ánh được đặc trưng của một hệ hình tư duy nghệ thuật mang tính lịch sử. Với văn học Việt Nam hiện nay, cũng như với thể loại truyện ngắn thì những dấu hiệu khu biệt này đã không còn hợp lý, nghĩa là thế giới nhân vật được nhà văn xây dựng tạo tác đã khác trước.
3.1.1. Thay đổi dạng thức nhân vật bất biến
Tồn tại trong bối cảnh đặc thù của chiến tranh cách mạng, văn học giai đoạn 1945 – 1975 nói chung và truyện ngắn nói riêng chịu sự chi phối của hoàn cảnh chiến tranh, theo đó văn học cũng phải hướng tới nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, cổ vũ công cuộc xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Truyện ngắn giai đoạn 1945 – 1975 với nhiệm vụ phục vụ kháng chiến đã lấy công – nông – binh làm nhân vật trung tâm. Nhân vật thường mang tính chung và có mô hình khá giống nhau.
Trong ý thức hướng tới thể hiện con người mới xã hội chủ nghĩa con người công dân, con người cộng đồng, nhân vật thường được xây dựng là con người hướng ngoại, đời sống nội tâm không mấy phức tạp. Ở những tác phẩm đó, người đọc khi đọc tác phẩm sẽ được tiếp xúc với một thế giới nhân vật được biết trước: việc xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học là sự bồi đắp, gia cố bằng các chi tiết, tình huống, đặc điểm của những con người có thật trong đời sống. Về cơ bản, nhân vật được hiện diện với tính cách định hình, những đặc điểm đã đi vào tâm thức người đọc. Sự nở rộ loại hình truyện ký người thật việc thật trong văn học kháng chiến đã cho thấy một hình thái tư duy và những nguyên tắc xây dựng nhân vật mang tính đặc thù trong bối cảnh đời sống kháng chiến. Tính chất bất biến của nhân vật văn học ở đây là phù hợp với tiêu chuẩn “con người mới”: con người với những phẩm chất công dân, đặt quyền lợi chung, lòng yêu nước lên cao nhất, hoặc kết hợp hài hòa cái chung và cái riêng như nhân vật trong truyện ngắn Mảnh trăng (Nguyễn Minh Châu).
Thời kỳ đổi mới, với ý thức thay đổi mối quan hệ tác giả - nhân vật và người đọc, với sự đổi mới tư duy nghệ thuật đã dẫn đến sự thay đổi trong cách thức xây dựng nhân vật. Đến nay, nhà văn không nhằm khắc họa những mẫu hình nhân vật mang tính chung mà hướng tới việc thể hiện nhân vật với những đặc điểm tính cách tâm lý phức tạp, đa tính cách, luôn biến đổi. Trong truyện ngắn đương đại, thế giới nhân vật càng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, mỗi nhân vật là một tính cách, một hoàn cảnh và thái độ ứng xử độc lập, khác biệt. Không chỉ viết về con người công nông binh vốn là nhân vật trung tâm của văn học giai đoạn trước mà văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng hướng tới mọi vấn đề của con người trong đời sống. Có thể đó là người nông dân, người lính hậu chiến, cũng có thể là những người thị dân trong cuộc mưu sinh, trong cách ứng xử mà ở đó nhân cách họ được bộc lộ. Nếu như trước đây hình tượng, đề tài văn học thường được trở đi trở lại là nông thôn, nông dân, chiến tranh, người lính; vì thế những vấn đề được đề cập thường xuất phát từ những vấn đề của nông thôn, của chiến tranh cách mạng và theo đó đời sống của mỗi cá nhân luôn được đặt trong mối quan hệ với tập thể thì trong bối cảnh những thập niên gần đây văn học lại hướng nhiều đến việc thể hiện đời sống của thị dân, đời sống cá nhân trong môi trường của những đô thị hiện đại, bao gồm cả không gian sinh tồn, bầu sinh quyển đô thị và những hoạt động, trạng thái tinh thần của con người trong bối cảnh đó. Nhiều kiểu dạng nhân vật mới như công chức, trí thức, doanh nhân, giám đốc, k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_truyen_ngan_viet_nam_tu_1986_den_nay_nhin_tu_goc_do_t.doc