Đề tài Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân

MỤC LỤC

Nội dung trang

MỤC LỤC 01

LỜI MỞĐẦU 03

Chương1 MỘT SỐVẤN ĐỀCƠ BẢN VỀCHIA TÀI SẢN

CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, ÝNGHĨA 05

1.1.1. Các khái niệm cơ bản 05

1.1.2. Đặc điểm của việc chia tài sản chung trong thời kì 06

hôn nhân

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc chia tài sản chung trong 07

thời kì hôn nhân

1.2. KHÁI QUÁT VỀCHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KÌ 08

HÔN NHÂN THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

QUA CÁC THỜI KÌ

1.2.1. Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân trong 08

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986

1.2.2. Chia tài sản chung trong Luật Hôn nhânvà Gia đình 10

năm 2000

1.3. MỘT SỐCHẾĐỊNH TƯƠNG TỰTRONG PHÁP LUẬT 10

MỘT SỐNƯỚC TRÊN THẾGIỚI

1.3.1. Chếđịnh chia tài sản vợ chồng trong thời kì hôn nhân 11

Theo Bộluật dân sựvà thương mại Thái Lan

1.3.2. Một loại hậu hôn ước (postnuptial agreement) ởHoa Kì 12

1.3.3. Qui ước vềtài sản trong Luật Hôn nhân của Cộng hòa 13

nhân dân Trung Hoa năm 2001

Chương2 QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHIA TÀI SẢN

CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN

2.1. TÀI SẢN CHIA 15

2.1.1. Tài sản chung theo qui định của pháp luật 15

2.1.2. Nguyên tắc của việc qui định tài sản chung 22

2.2. NGƯỜI YÊU CẦU CHIA 24

2.3. ĐIỀU KIỆN CHIA 25

2.3.1. Đầu tư kinh doanh riêng 25

2.3.2. Thực hiện nghĩa vụdân sựriêng 26

2.3.3 Lí do chính đáng khác 27

2.4. CÁCH THỨC CHIA 27

2.5. HÌNH THỨC CHIA VÀ HIỆU LỰC 28

2.5.1. Thỏa thuận bằng văn bản của vợchồng 28

2.5.2. Quyết định của tòa án 29

2.6. HẬU QUẢPHÁP LÍ VỀTÀI SẢN CỦA VIỆC CHIA 29

2.7. VIỆC KHÔI PHỤC CHẾĐỘTÀI SẢN CHUNG CỦA VỢCHỒNG 31

Chương3 VẤN ĐỀTHỎA THUẬN VỀTÀI SẢN CỦA VỢCHỒNG

TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

3.1. THỎA THUẬNNHẬP TÀI SẢN RIÊNG CỦA MỘT BÊN 32

VỢ HOẶC CHỒNG VÀO TÀI SẢN CHUNG

3.2. THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 33

TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN

3.2.1. Những ý kiến vềsựhợp lí và hợp pháp của các 33

qui định vềchia tài sản chung trong thời kì hôn nhân

3.2.2. Hạn chế vềmặt xã hội của việc chia tài sản chung 37

3.3. THỎA THUẬN VỀTÀI SẢN CỦA VỢCHỒNG TRONG 38

THỜI KÌ HÔN NHÂN

3.3.1. Nội dung và hình thức 38

3.3.2. Tính hợp pháp 40

3.3.3. Tính hợp lí 42

3.3.4. Kiến nghịcủa người viết 44

LỜI KẾT 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Phụlục 50

pdf61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữu chung của vợ chồng vì đây là thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. 2.1.2. Nguyên tắc của việc qui định tài sản chung Theo nguyên tắc của luật dân sự thì quyền sở hữu chung được xác lập trên cơ sở thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc qui định của pháp luật hoặc theo tập quán. Theo những phân tích ở phần trên (2.1.1) ta thấy tài sản chung của vợ chồng được xác định theo các nguyên tắc sau: 31 Xem khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 32 Xem điều 13 và các điều từ 37 đến 42 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 - 23 - Các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng hoàn toàn tuân theo qui định của pháp luật33. Tuy nhiên tài sản chung của vợ chồng cũng được xác định theo hai phương thức đối với những tài sản có nguồn gốc khác nhau. Theo phương thức bắt buộc đối với những tài sản là tài sản tạo ra trong thời kì hôn nhân, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác; theo phương thức tôn trọng ý chí của người có tài sản: đối với những tài sản mà chủ sở hữu đã chỉ rõ là cho vợ chồng thừa kế chung hoặc đã chỉ rõ là tặng cho chung hai vợ chồng thì đó là tài sản chung của vợ chồng, tôn trọng ý chỉ của vợ, chồng nên những tài sản nào vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung nó cũng thuộc khối tài sản chung. Theo qui định của pháp luật thì có vẻ như những tài sản nào có được trong thời kì hôn nhân mà phải đền bù thì đều coi là tài sản chung. Có lẽ là do tính cộng đồng của hôn nhân nên mọi thứ của hai vợ chồng lúc đó đều là của nhau. Chính vì vậy mọi thứ vợ chồng bỏ ra trong thời kì hôn nhân đều được coi là của chung, và thứ có được nhờ nó cũng phải được coi là của chung. Vậy nên lương, tiền thưởng, lợi nhuận do sản xuất kinh doanh và các thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung. Những tài sản nào mà không đủ chứng cứ chứng minh là tài sản riêng thì là tài sản chung. Nguyên tắc này được ghi nhận trong khoản 3 điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Theo các qui định của luật thì ta thấy khối tài sản chung bao giờ cũng có xu hướng thu hút các khối tài sản khác. Chính vì thế mà tất cả những tài sản nào không đủ chứng cứ là tài sản riêng thì đều được coi là tài sản chung của vợ chồng. Tất cả những điều trên là “do tính cộng đồng của hôn nhân và mục đích của quan hệ vợ chồng được xác lập, khi dự liệu chế độ tài sản giữa vợ chồng, Luật Hôn nhân và Gia đình đã thực hiện cách thức điều chỉnh đặc biệt để qui định về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng; những đặc điểm riêng biệt 33 Xem thêm về “Nội dung các loại chế độ tài sản của vợ chòng trong pháp luật” - TS. Nguyễn Văn Cừ , Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, phần IV chương I, NXB Tư pháp,2008. - 24 - của sở hữu chung hợp nhất giữa vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do hai vợ chồng tạo ra một cách trực tiếp, chỉ cần vợ, chồng tạo ra được trong thời kì hôn nhân; không xác định được tỉ lệ (kỉ phần) từ trước của vợ, chồng đối với tài sản chung; đặc biệt, vợ, chồng bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu, không phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi bên vợ, chồng trong quá trình tạo lập tài sản chung...”34 2.2. NGƯỜI YÊU CẦU CHIA Theo qui định của Bộ luật Dân sự thì tài sản chung được chia theo yêu cầu của chủ sở hữu chung hoặc theo yêu cầu của người có quyền yêu cầu một trong các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ với mình mà người đó không có tài sản riêng35. Việc yêu cầu được chia tài sản chung của chủ sở chung không cần có lí do chính đáng. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là một trường hợp của chia tài sản thuộc sở hữu chung. Theo qui định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì tài sản chung chỉ được chia khi có lí do chính đáng và theo thỏa thuận của vợ chồng (khi vợ chồng không thỏa thuận được thì mới yêu cầu tòa án chia). Theo đó người yêu cầu chia tài sản chung là vợ hoặc chồng hoặc cả hai khi có lí do chính đáng. Trường hợp người thứ ba yêu cầu chia không được qui định trong Luật Hôn nhân và Gia đình, tuy nhiên theo qui định về việc áp dụng Bộ luật Dân sự trong trường hợp Luật Hôn nhân và Gia đình không có qui định36 thì có thêm một người có quyền yêu cầu là người mà vợ hoặc chồng có nghĩa vụ riêng với họ. Hơn nữa một trong các lí do được coi là chính đáng để chia tài sản chung là chia để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng nên có thể hiểu quyền yêu cầu của người thứ ba vẫn tồn tại trong khi người thứ ba chỉ thực hiện 34 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp 2008, tr. 232. 35 Xem điều 224 Bộ luật Dân sự năm 2005. 36 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. - 25 - quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ với một người, còn vợ chồng họ tự nguyện chia tài sản chung để thanh toán. Tuy nhiên theo người viết, thường thì tài sản chung này được chia do vợ chồng tự nguyện chỉ nhằm để trốn tránh hay trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ với người kia, còn nếu bình thường khi vợ chồng không hề có mâu thuẫn gì thì chắc họ sẽ tự nguyện dùng khối tài sản chung để thanh toán chứ không chia tài sản chung. Theo người viết thì cơ chế để thực hiện quyền yêu cầu của người thứ ba như sau: người thứ ba có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với mình, thậm chí được kê biên tài sản riêng của người đó; nếu tài sản riêng không đủ thì người này có thể yêu cầu vợ chồng bằng cách nào đó để có tài sản thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu không được thì người này có quyền yêu cầu vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung để người kia có tài sản thanh toán cho mình, thậm chí được tham gia vào việc chia tài sản chung đó; nếu cả ba người không thể thỏa thuận được thì người thứ ba này có quyền yêu cầu tòa án chia tài sản chung của vợ chồng họ để một người có tài sản thực hiện nghĩa vụ với mình37. 2.3. ĐIỀU KIỆN CHIA Theo qui định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì điều kiện để có thể chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là phải có lí do chính đáng, hiện tại luật đã dự liệu hai trường hợp cụ thể được coi là có lí do chính đáng đó là trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng và trường hợp vợ chồng thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng, ngoài ra luật vẫn để dự trù các trường hợp có lí do chính đáng khác. 2.3.1. Đầu tư kinh doanh riêng Đầu tư kinh doanh riêng là khái niệm tương đối rộng và tương đối khó xác định, theo người viết thì hoạt động đầu tư kinh doanh riêng là hoạt động nhằm sinh lợi, do một người (vợ hoặc chồng) bỏ vốn ra để thực hiện một 37 Có ý kiến cho rằng trong trường hợp này quyền khởi kiện của người thứ ba không được thừa nhận. ThS. Nguyễn Hồng Hải, Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, Tạp chí Luật học số 5 năm 2003, tr. 26-29 - 26 - trong các công đoạn của quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường38. Việc đầu tư kinh doanh được coi là một lí do chính đáng bởi để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thì chắc chắn cần phải có một khối tài sản thuộc sở hữu của người đầu tư để giao dịch. Việc tài sản đem đầu tư là tài sản thuộc sở hữu chung sẽ gây nhiều phức tạp cho việc thực hiện giao dịch, bởi việc định đoạt tài sản đó cần có sự thỏa thuận của các đồng sở hữu chủ, nếu như người kia không quan tâm đến việc kinh doanh hoặc thậm chí phản đối việc kinh doanh đó thì việc thỏa thuận sẽ rất mất thời gian, thậm chí rắc rối và khó thực hiện trong khi hoạt động kinh doanh thì cần phải nhanh chóng để “chớp thời cơ”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh nhằm phát triển kinh tế gia đình và đất nước, Luật Hôn nhân và Gia đình qui định rằng đây là một lí do chính đáng để vợ chồng có thể chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Hơn nữa, nhiều hoạt động kinh doanh cũng được coi là mạo hiểm nên cần tách riêng một khoản tài sản để nếu việc kinh doanh bị thua lỗ thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sự tồn tại của gia đình. Nói chung là việc chia tài sản này nhằm để một người có tài sản riêng để thực hiện các giao dịch bảo đảm vay vốn kinh doanh, để giúp thực hiện các giao dịch đỡ phức tạp hơn, bảo đảm cuộc sống của gia đình không bị ảnh hưởng nặng nề khi việc kinh doanh thua lỗ. 2.3.2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng Theo Bộ luật Dân sự, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng là việc thực hiện nghĩa vụ mà chỉ một người (vợ hoặc chồng) phải thực hiện còn người kia (chồng hoặc vợ) không phải liên đới thực hiện. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng này chỉ nhằm để thực hiện đúng nghĩa vụ phải thực hiện, chứ có mục đích nhằm để phát sinh lợi (vì nếu nhằm để phát 38 Khái niệm kinh doanh này được lấy tương tự như khái niệm kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2005. - 27 - sinh lợi thì sẽ thuộc trường hợp chia để đầu tư kinh doanh riêng). Nghĩa vụ dân sự riêng bao gồm các trường hợp thực hiện nghĩa vụ phát sinh do giao dịch do một bên thực hiện trước thời kì hôn nhân hoặc không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Theo người viết nghĩa vụ dân sự riêng thường phải phát sinh trước khi chia tài sản chung39 có như vậy việc chia tài sản chung mới là cần thiết để cho một trong hai người có thể thực hiện được nghĩa vụ này. Tuy nhiên cũng có trường hợp nghĩa vụ riêng là nghĩa vụ trong tương lai, tuy nhiên nó phải có tầm quan trọng nhất định thì mới được coi là chính đáng. Luật chỉ dự liệu trường hợp chia tài sản để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng chứ không hề dự liệu việc chia tài sản để thực hiện trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm hành chính với hình phạt tiền. 2.3.3. Lí do chính đáng khác Trường hợp này là do luật chưa dự liệu hết được các trường hợp. Theo Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 thì trường hợp vợ chồng tính tình không hợp nhưng con cái đã lớn không muốn li hôn, được coi là một trường hợp có lí do chính đáng (trường hợp này có thể được coi là “li thân thực tế”). Theo người viết thì trường hợp một người thường xuyên có hành vi phá tán tài sản mà không thuộc trường hợp bị tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự (vì không nghiện hút hay nghiện các chất kích thích khác) cũng được coi là lí do chính đáng để vợ chồng chia tài sản chung. Thực tế là không hề có một chuẩn mực nào để đánh giá sự chính đáng trong lí do của việc chia tài sản chung, nếu như việc chia tài sản chung do tòa án quyết định thì một lí do có được coi là lí do chính đáng khác không sẽ do tòa án cân nhắc, còn nếu việc chia là do vợ chồng thỏa thuận thì không thể kiểm soát được lí do chia tài sản có là chính đáng hay không, mà chỉ có qui định về sự vô hiệu của bản thỏa thuận chia khi nó được lập ra nhằm để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản. 2.4. CÁCH THỨC CHIA Theo nguyên tắc của Luật Hôn nhân và Gia đình thì việc chia tài sản chung được tiến hành theo cách thức ưu tiên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì 39 Có ý kiến cho rằng nghĩa vụ dân sự riêng có thể là nghĩa vụ trong tương lai, tuy nhiên nếu như nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì có lẽ khó có thể coi là có lí do chính đáng. - 28 - mới yêu cầu tòa án chia40. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận được (hoặc là cả ba người thỏa thuận được khi người thứ ba yêu cầu vợ chồng chia) thì việc chia là hoàn toàn tự do có thể chia hết tài sản, chia một phần tài sản, chia cho hai bên có tài sản như nhau, chia cho một bên tất cả tài sản hiện có...miễn là việc chia đó không nhằm để trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản. Trường hợp không thỏa thuận được thì việc chia do tòa án, tuy các văn bản hiện hành không qui định về cách thức chia trong trường hợp này nhưng kế thừa các qui định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 thì có lẽ cơ chế chia giống như trong một vụ li hôn41. Việc không qui định về cách thức chia trong trường hợp này có thể là sơ suất của nhà làm luật. 2.5. HÌNH THỨC CHIA VÀ HIỆU LỰC 2.5.1. Thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng Theo qui định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì thỏa thuận của vợ chồng phải được lập thành văn bản. Yêu cầu bắt buộc của văn bản là phải ghi rõ các nội dung: lý do chia tài sản; phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia; phần tài sản còn lại không chia (nếu có); thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung; phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ kí của cả vợ và chồng. Văn bản có thể có người làm chứng, hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo qui định của pháp luật42. Vậy nên việc chia tài sản của vợ chồng hiện tại không hề bắt buộc phải có người làm chứng, hay phải công chứng chứng thực, tuy nhiên với một số trường hợp để đảm bảo cơ sở pháp lí chắc chắn cho việc thực hiện các thủ tục pháp lí tiếp theo có liên quan đến tài sản chia thì bản thỏa thuận chia tài sản chung phải có công chứng, chứng thực ví dụ chia tài sản chung là quyền sử dụng đất, chia tài sản chung để tham gia giao dịch bảo đảm. 40Qui định tại khoản 1 điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. 41 Xem điều 18 và điều 42 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986. 42 Xem khoản 1 và khoản 2 điều 6 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001. - 29 - Thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải được ghi rõ trong văn bản đó. Điều 7 Nghị định số 70/2001/NĐ- CP qui định về hiệu lực của văn bản thỏa thuận như sau: “1. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản. 2. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì hiệu lực được tính từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực. 3. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.” Dễ nhận thấy rằng thời điểm có hiệu lực được qui định là phải ghi trong văn bản nhưng nếu thiếu nó thì cũng không làm mất tính hợp pháp của văn bản (theo qui định của khoản 1) và sự thỏa thuận của vợ chồng về thời điểm có hiệu lực trong trường hợp văn bản phải được công chứng chứng thực theo qui định của pháp luật sẽ không có giá trị (theo khoản 3). 2.5.2. Quyết định của tòa án Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì vợ hoặc chồng hoặc cả hai người yêu cầu tòa án chia tài sản chung, hoặc trong trường hợp người thứ ba có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng với vợ hoặc chồng mà không được đáp ứng thì cũng có quyền yêu cầu tòa án chia. Trường hợp này sẽ phải tiến hành các thủ tục tố tụng theo qui định của luật tố tụng dân sự. Hiệu lực của việc chia tài sản chung trong trường hợp này là ngày quyết định cho chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực pháp luật. 2.6. HẬU QUẢ PHÁP LÍ VỀ TÀI SẢN CỦA VIỆC CHIA Hậu quả pháp lí về tài sản của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chính là sự thay đổi của các khối tài sản. Theo qui định của điều 30 Luật - 30 - Hôn nhân và Gia đình thì hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là “hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Theo các qui định của luật thì quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng được mở rộng phạm vi đó là hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sẽ thuộc sở hữu riêng của vợ chồng, phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Như vậy tức là khối tài sản riêng chỉ được mở rộng với các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khối tài sản riêng được chia còn khối tài sản chung vẫn được phát sinh theo luật. Tức là mọi tài sản tạo ra, mọi thu nhập hợp pháp, mọi tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung, mọi tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung đều là tài sản chung. Theo như câu chữ của luật thì hoa lợi lợi tức từ tài sản riêng của vợ chồng không do chia và thậm chí cả thu nhập từ việc bán tài sản riêng do được chia cũng thuộc khối tài sản chung. Việc này sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư kinh doanh của người được chia tài sản để đầu tư kinh doanh và như thế thì không phù hợp với mục đích của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Để tránh việc qui định như vậy Nghị định 70 hướng dẫn chi tiết Luật Hôn nhân và Gia đình đã qui định thêm về hậu quả chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân như sau: “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác43”. Tuy nhiên qui định của Nghị định này thực tế đã làm thay đổi chế độ tài sản vợ chồng (ngay cả tên điều 9 của Nghị định cũng là “khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng”), bởi theo như qui định này thì chỉ có những tài sản được tặng cho, thừa kế chung, tài sản vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung và những hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản chung mới thuộc khối tài sản chung, còn lại những tài sản là thu nhập hợp pháp của vợ chồng như lương, tài sản mà một người tạo ra trong thời kì hôn nhân thuộc khối tài sản riêng của vợ 43 Khoản 2 điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001. - 31 - chồng…và nếu như vợ chồng quyết định chia tất cả tài sản chung thì khối tài sản chung sẽ gần như không còn có thể tồn tại nếu không được thừa kế chung, tặng cho chung hay vợ chồng không khôi phục lại chế độ tài sản chung. Có ý kiến cho rằng qui định này thực chất là đã chấp nhận chế độ biệt sản của vợ chồng44, có ý kiến cho rằng qui định này là trái luật và phải bị vô hiệu hóa45. 2.7. VIỆC KHÔI PHỤC CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG Việc khôi phục chế độ tài sản chung chỉ có thể đặt ra khi vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Việc khôi phục chế độ tài sản chung phải theo thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng. Trong văn bản này bắt buộc phải ghi rõ lí do khôi phục tài sản chung, phần tài sản riêng của mỗi bên, phần tài sản chung (nếu có), thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung. Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng chỉ bắt buộc phải có chữ kí của cả hai vợ chồng, không bắt buộc phải có người làm chứng hay công chứng chứng thực, kể cả trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng chứng thực nhưng không phải là trường hợp bắt buộc phải công chứng chứng thực theo qui định của pháp luật. Chỉ có qui định bắt buộc phải công chứng chứng thực đối với các văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo qui định của pháp luật46. Việc khôi phục chế độ tài sản chung này căn cứ vào qui định tại điều 9 Nghị định 70 thì là khôi phục toàn bộ chế độ tài sản chung, tuy nhiên theo người viết, có thể khôi phục một phần chế độ tài sản chung, nó thực ra chỉ là việc khôi phục toàn bộ chế độ tài sản chung rồi lại chia tài sản chung nhưng có thỏa thuận là hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sau khi chia và thu nhập hợp pháp của vợ chồng sau khi chia là tài sản chung của vợ chồng. 44TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp 2008, tr. 253. 45 TS. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lí luận về các phương pháp phân tích luật viết, NXB Tư pháp 2006, tr. 123. 46 Xem khoản 3 điều 9 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001. - 32 - Chương 3 VẤN ĐỀ THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3.1. THỎA THUẬN NHẬP TÀI SẢN RIÊNG CỦA MỘT BÊN VỢ HOẶC CHỒNG VÀO TÀI SẢN CHUNG Thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề ít được bàn tới và cũng ít được qui định cụ thể như thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Có lẽ ít trường hợp mà thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ chồng vào tài sản chung trở nên cần thiết bởi nếu như những tài sản riêng (trừ những tài sản có được do chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân) được đem giao dịch hay biến đổi thì đa phần sẽ tự trở thành tài sản chung theo qui định về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng. Hơn nữa do sự đặc biệt của quan hệ vợ chồng, do sự gắn kết đặc biệt giữa vợ chồng, sự gắn kết vì tình yêu, vì sự phát triển giống nòi nên vợ chồng coi nhau như một, cùng hướng tới một mục đích là phát triển kinh tế để gia đình được sống sung túc đầy đủ, tạo điều kiện tốt nhất để con cái học hành vì thế mà vợ, chồng luôn muốn đem tất cả những gì mình có để phục vụ cho các nhu cầu của gia đình, không muốn giữ của riêng, nên việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được coi như là một điều đương nhiên. Nhưng để tránh những tranh chấp về tài sản sau này, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 70) đã qui định rõ là việc nhập những tài sản có giá trị lớn, nhà ở, quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có chữ kí của cả hai vợ chồng, trong trường hợp pháp luật qui định thì phải công chứng, chứng thực47. Tuy nhiên với những trường hợp vợ, chồng chưa từng muốn nhập tài sản riêng vào tài sản chung và đối với tài sản đó thì việc nhập không bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng lại có tranh chấp48 về tài sản đó thì việc chứng minh nó là tài sản riêng của một người là vô cùng khó khăn và phức tạp bởi đời sống chung của vợ chồng là vô cùng phức tạp. 47 Xem khoản 1 điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001. 48 Có thể tài sản có giá trị không lớn về mặt vật chất nhưng lại có ý nghĩa về mặt tinh thần hoặc có thể một tài sản như thế thì có giá trị không lớn nhưng nhiều tài sản kiểu đó thì lại có giá trị lớn… - 33 - Trong trường hợp đó nguyên tắc nếu không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung49 sẽ được áp dụng. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung có thể được tiến hành vào bất cứ lúc nào trong thời kì hôn nhân nên vợ chồng hoàn toàn có thể nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung ngay khi đăng kí kết hôn. Việc hai người nam nữ chuẩn bị kết hôn thỏa thuận trước về việc nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung (tức là hai người lập bản thỏa thuận trước khi kết hôn và xác định thời điểm có hiệu lực là khi quan hệ hôn nhân được xác lập) không được qui định trong pháp luật Việt Nam, tuy nhiên theo người viết thì điều này hoàn toàn hợp lí, mặc dù có thể nó không được công nhận trong pháp luật hiện hành. 3.2. THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN 3.2.1. Những ý kiến về sự hợp lí và hợp pháp của các qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân Như đã nói ở những phần trước, việc qui định cho vợ chồng có thể chia tài sản bằng cách thỏa thuận sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng được thuận tiện trong việc giao dịch, Nghị định 70 đã qui định tương đối đầy đủ và chi tiết về việc này, tuy nhiên có tương đối nhiều ý kiến xoay quanh tính hợp lí và hợp pháp của các qui định về thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân của Nghị định này. Thứ nhất: qui định trong thời kì hôn nhân, nếu có lí do chính đáng vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản mà không qui định trách nhiệm của họ đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là một qui định quá “mở”. Giả sử, ngay sau khi kết hôn với lí do kinh doanh riêng, vợ chồng có thoả thuận toàn bộ tài sản chung được chia, tài sản của ai làm ra thuộc về người đó, thì khi đó lợi ích gia đình được đặt ở vị trí nào?50 49 Xem khoản 3 điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. 50 ThS. Nguyễn Hồng Hải, Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, tạp chí Luật học số 5 năm 2003, tr. 26 - 29. - 34 - Thứ hai: Theo Điều 9 và Điều 10 Nghị định 70 trong trường hợp vợ chồng có thoả thuận bằng văn bản về khôi phục chế độ tài sản chung, thì kể từ ngày văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực, việc xác định phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, phần tài sản thuộc sở hữu chung căn cứ vào sự thoả thuận của vợ chồng. Qui định này đã trao cho vợ chồng một quyền hạn quá rộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTừ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.pdf