Đề tài Tự do hóa tài khoản vốn và ổn định khu vực tài chính ở Việt Nam

Tuy khả năng thu hút ODA của chúng ta tăng trưởng ở mức khá nhưng việc thực hiện vốn cam kết hay nói cách khác là tốc độ giải ngân của Việt Nam còn chậm và chưa đạt được hiệu quả cao và đang có xu hướng sút giảm trong thời gian 3 năm trở lại đây. Tốc độ giải ngân chậm gây ra việc lãng phí, thất thoát vốn gây ra gánh nặng nợ không cần thiết cho thế hệ sau và gây ảnh hưởng xấu cho khả năng thu hút các nguồn đầu tư quốc tế khác.

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tự do hóa tài khoản vốn và ổn định khu vực tài chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư thế giới trong các năm tiếp theo…Đặc biệt, theo nhận định của các chuyên gia, lượng FDI vào các ngành công nghiệp ngày càng giảm trong khi vào các ngành dịch vụ, y tế, các ngành công nghệ cao.. lại tăng mạnh. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, cơ cấu vốn FDI đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009. Nếu như năm đầu của thế kỷ này, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới 85%, thì tới năm vừa qua, khu vực này chỉ còn chiếm 22% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó, vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ có xu hướng ngược chiều, khi tăng từ 7% lên 77%, cũng trong cùng giai đoạn với các con số thống kê kể trên. b.Tác động của FDI đối với VN: b1)Tích cực: Về kinh tế: ● Nông nghiệp: i, FDI góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm. Các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây. ii, Các dự án đầu tư FDI vào nông nghiệp tuy không lớn  nhưng đã tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định. Các dự án FDI vào nông nghiệp giúp hàng vạn hộ nông dân tham gia lao động tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía đường, khoai mì…, góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo.  ●Công nghiệp: Đầu tư FDI đem đến cho nền công nghiệp nước ta nhiều lợi ích: i, Đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước. Vai trò của đầu tư nước ngoài trong cơ cấu công nghiệp cả nước đang ngày càng được củng cố. Điều này được thể hiện thông qua tỷ trọng của đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần từ 16,9% (1991) lên 23,65% (1995), 26,5% (1996) lên tới 41,3% năm 2000, và 36,4% (2006) và 43,8% giá trị sản lượng công nghiệp (2007) tương đương với khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tốc độ tăng trưởng cao của khu vực công nghiệp có vốn FDI đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp. ii, Việc đầu tư nước ngoài trong công nghiệp phát triển nhanh cũng đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp cũng được nâng cao thông qua việc áp dụng các công nghệ, máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến từ các dự án FDI, tạo điều kiện ra đời và thay đổi diện mạo của nhiều ngành công nghiệp như khai thác dầu khí, sản xuất, lắp ráp ôtô, điện tử và công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật điện và điện gia dụng, chế biến thực phẩm và đồ uống, các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép... thu hút hàng hàng trăm ngàn lao động... Ngoài ra, đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp đã gián tiếp đào tạo cho Việt Nam một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được tiếp xúc với công nghệ mới, cũng như các kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật công nghiệp chặt chẽ. ● Dịch vụ: FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều va dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ. Tổng vốn đăng kí vào dịch vụ chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%). Với việc Việt Nam gia nhập WTO, cộng thêm với việc đời sống nhân dân Việt Nam ngày càng được nâng cao, việc đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư quốc tế. Về mặt xã hội: Các dự án FDI đa góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng xuất khẩu qua đó cải thiện cán cân thương mại. Hơn nữa, việc thực hiện dự án FDI còn tạo ra việc làm cho người lao động của Việt Nam, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Không chỉ có vậy, các lao động làm trong khu vực có vốn FDI còn được hưởng mức lương cao hơn các khu vực khác. Vì vậy, FDI góp phần cải thiện đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ đói nghèo tại Việt Nam. b2) Hạn chế Mặc dù có những tác động tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam,nhưng mức độ lan tỏa của khu vực FDI đối với nền kinh tế chưa cao. Điều đó được thể hiện ở chỗ: mức độ chuyển giao các nguồn lực kinh doanh thấp (công nghệ, kỹ năng quảnlý, kỹ năng kinh doanh) do vốn FDI tập trung nhiều trong những ngành thay thế nhập khẩu và có mức độ bảo hộ cao; nguồn vốn FDI từ các nước có công nghệ nguồn còn chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng chậm; số lượng các TNC đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài, hình thức liên doanh chưa thực sự có hiệu quả còn hình thức M&A hầu như chưa có; thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong việc sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Tiềm năng thu hút vốn FDI của Việt Nam lớn nhưng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn nhiều điều bất cập như:cơ sở hạ tầng lạc hậu (giao thông, nước, hệ thống viễn thông, hệ thống ngân hàng...); trình độ nguồn nhân lực còn thấp; hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, hay thay đổi, khó tiên đoán trước; công tác quy hoạch còn bất hợp lý, nặng về bảo hộ sản xuất trong nước và chưa phù hợp với cam kết quốc tế; thủ tục hành chính còn nhiều chồng chéo và thiếu nguồn kinh phí; công tác phân cấp đầu tư còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng “xé rào” trong ưu đãi đầu tư; thiếu sự hỗ trợ đối với các nhà đầu tư sau khi đầu tư đã được cấp phép..... Đối với ODA Tình hình thu hút và thực hiện Tính từ 1993 đến 2009 Ta có số liệu về :tình hình cam kết ODA và thực hiện ODA của nước ta từ năm 1993- 2009 (đơn vị: tỷ usd) Năm Cam kết Thực hiện 1993 1,81 0,41 1994 1,94 0,73 1995 2,26 0,74 1996 2.43 0.91 1997 2,4 1,24 1998 2,2 1,35 1999 2,21 1,65 2000 2,4 1,5 2001 2,26 1,53 2002 2,43 1,42 2003 2,4 1,65 2004 2,5 1,853 2005 2,83 1,82 2007 3,44 2,2 2008 3,75 2,45 2009 5,58 3,0 (Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư) Qua bảng trên ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng khả năng thu hút vốn ODA của nước ta tăng với tốc độ khá nhanh và ổn định trong suốt giai đoạn từ 1993- 2009 mặc dù có một giai đoạn ngắn tăng trưởng âm nhưng giai đoạn này trùng với cuộc khủng hoảng kinh tế đặc biệt là sự mất giá của đồng yên Nhật mà Nhật là nước tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam nên có thể chấp nhận được. Còn lại trong suốt quá trình từ 93- 03 là mức độ tăng trưởng ổn định trên dưới 8% đặc biệt tăng cao vào giai đoạn từ 04- nay thời điểm này trùng với giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy khả năng thu hút ODA của chúng ta tăng trưởng ở mức khá nhưng việc thực hiện vốn cam kết hay nói cách khác là tốc độ giải ngân của Việt Nam còn chậm và chưa đạt được hiệu quả cao và đang có xu hướng sút giảm trong thời gian 3 năm trở lại đây. Tốc độ giải ngân chậm gây ra việc lãng phí, thất thoát vốn gây ra gánh nặng nợ không cần thiết cho thế hệ sau và gây ảnh hưởng xấu cho khả năng thu hút các nguồn đầu tư quốc tế khác. Trong 9 tháng đầu năm 2010, tổng giá trị vốn ODA được ký thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ đạt 2.209 triệu USD; trong đó vốn vay đạt 2.108 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại đạt 101 triệu USD. (Trong khi đó con số thu hút vốn ODA 9 tháng đầu năm 2009 tổng giá trị vốn ODA được ký thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ đạt 3.236 triệu USD). Giải ngân ODA 9 tháng đầu năm 2010 ước đạt khoảng 1.920 triệu USD, bằng 79% kế hoạch cả năm và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2009. Tác động Tích cực • Thứ nhất: phát triển cơ sở hạ tầng qua đó tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như FDI hay các nguồn vốn tài trợ khác của các công ty, tổ chức kinh tế quốc tế khác. Điển hình thông qua các dự án ODA, hệ thống đường bộ được phát triển đáng kể từ quốc lộ 1A, 10, 18, 9, đường xuyên á (đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài), các cầu lớn (Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì, Bính • Thứ hai: xoá đói giảm nghèo, phát triển xã hội. • Thứ ba: tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Nhiều dự án ODA hỗ trợ bảo vệ môi trường ở các thành phố lớn. Nhiều dự án ODA đã dành cho việc tăng cường hệ thống cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn; cải thiện hệ thống thoát nước thải ở các thành phố lớn. Bảo tồn các di tích văn hóa hay cá danh lam thắng cảnh. • Thứ tư: tăng cường thể chế: ODA đã góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế theo lịch trình phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và lộ trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường năng lực con người... Thông qua các dự án ODA, hàng ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo và đào tạo lại; nhiều công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý hiện đại được chuyển giao. • Thứ năm: quan hệ đối tác chặt chẽ: Quan hệ giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hoà và tuân thủ các quy trình và thủ tục ODA Hạn chế: Do ODA có một phần là vốn vay với lãi suất thấp và thời hạn vay dài. Mặc dù ta thừa nhận đây là 1 ưu điểm nổi trội của ODA tuy nhiên ta phải thừa nhận thực tế vay thì phải đi kèm với nghĩa vụ trả nợ do thời hạn vay dài cho nên sẽ dẫn tới gánh nặng nợ cho tương lai. Đây là 1 sự rủi ro tiềm ẩn đối với khả năng thanh toán của một quốc gia và Việt Nam chúng ta cũng nằm trong tình trạng này. Điều thứ hai về hạn chế của ODA và các nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận khi sử dụng nguồn vốn này chính là những điều kiện của các nước cho ODA. Đó là những điều kiện về mở rộng hàng rào thuế quan, sự phụ thuộc về thương mại quốc tế. Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia...... Đối với đầu tư ra nước ngoài 1.Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp VN trong thời gian qua: + Giai đoạn 1989- 2008: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của VN (tính đến 19/12/2008) Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) 1989 1 563,318 1990 1 - 1991 3 4.000.000 1992 3 5.282.051 1993 5 690.831 1994 3 1.306.811 1998 2 1.850.000 1999 10 12.337.793 2000 15 7.165.370 2001 13 7.696.452 2002 15 191.459.576 2003 24 62.390.970 2004 17 12.463.114 2005 37 437.905.179 2006 36 349.106.156 2007 80 911.819.885 2008 103 2.386.201.934 Tổng cộng 368 4.391.676.122 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) + Năm 2009 Những khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến kế hoạch đầu tư ra nước ngoài năm 2009 điều chỉnh giảm so với năm 2008 (2,8 tỷ USD) với ngưỡng kỳ vọng 2,4 tỷ USD. Thế nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại khi các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội này để xâm nhập thị trường và mở rộng quy mô. Năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đạt 7,2 tỷ USD với 457 dự án, tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng hơn 143% kế hoạch và bằng 214% cả quá trình đầu tư ra nước ngoài từ năm 1989 đến năm 2008. Nhiều dự án chuyển từ quy mô đầu tư nhỏ vào các ngành nghề đơn giản sang các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao và trải đều ở tất cả các châu lục. Điểm đến cho đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam không chỉ là các thị trường quen thuộc mà còn mở sang cả những quốc gia và vùng lãnh thổ vốn là các nhà đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Phân bổ đầu tư ra nước ngoài đang có sự chuyển dịch và thay đổi. Trước đây, nước bạn Lào là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam thì sang năm 2010, Việt Nam đầu tư sang Campuchia nhiều nhất, với việc doanh nghiệp 2 nước ký thỏa thuận hợp tác với tổng trị giá khoảng 6 tỷ USD. Hiện nay, nhiều ngân hàng Việt Nam cũng đã mở chi nhánh tại các nước có dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn khi đầu tư tại nước ngoài. Sự tăng trưởng vượt bậc của đầu tư ra nước ngoài trong năm 2009 vượt xa dự báo của Cục Đầu tư nước ngoài. Thời gian tới, nhiều văn bản pháp quy sẽ được ban hành và có hiệu lực, lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam hứa hẹn những thành công mới trên con đường hội nhập. + Năm 2010: Trong chín tháng đầu năm 2010 đã có khoảng 65 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp mới. Xét trên nguồn vốn đầu tư, tính luỹ kế đến nay, khai khoáng là lĩnh vực chiếm ưu thế nhất. (Nguồn: bộ Kế hoạch và đầu tư) Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 4 tháng đầu năm 2010 đã có 38 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp mới với tổng vốn đầu tư khoảng 170 triệu USD. Số dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài không chỉ gói gọn trong các lĩnh vực “truyền thống” như nông nghiệp, khai khoáng, trồng cây công nghiệp mà còn thuộc các lĩnh vực dịch vụ xây dựng, trò chơi trực tuyến, kinh doanh trung tâm thương mại, nhà hàng, dịch vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh bất động sản, dù quy mô của đa số dự án trong các lĩnh vực này không lớn, chỉ trên dưới 1 triệu USD. Đây là khác biệt lớn trong xu thế đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam so với thời gian trước. Đáng lưu ý, thị trường Mỹ có 9 dự án đầu tư được cấp mới, chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch, chế biến thủy sản. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ thời gian khủng hoảng kinh tế để tiến hành mua lại khách sạn, khu du lịch, văn phòng cao cấp ở Mỹ với mức giá hấp dẫn. Một dự án đáng lưu ý khác là dự án trong lĩnh vực xây dựng tại Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) do Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đăng ký đầu tư. Đây được coi là cơ hội để xuất khẩu lao động có trình độ, tay nghề của Việt Nam sang thị trường nhiều tiềm năng này. Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) cũng mạnh dạn “mở cửa” thị trường Indonesia sau thành công trong phát triển dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Hàn Quốc… 2.Tác động đối với VN Những thành tựu đạt được: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã mở ra một “mặt trận” kinh tế thứ hai khai thác thị trường và lợi thế cạnh tranh của các nước khác để bổ sung, hỗ trợ sự phát triển kinh tế trong nước và nâng cao vị thế kinh tế của VN trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài mang tính đa dạng: Đa dạng về thị trường (cả 5 châu lục) – các nước có nền công nghiệp phát triển lẫn nước đang phát triển. Đa dạng về ngành đầu tư: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… Đa dạng về quy mô đầu tư: có nhiều dự án chỉ vài trăm ngàn USD, có những dự án vài trăm triệu USD (có dự án trên 1 tỷ USD ) Đa dạng về hình thức đầu tư: 100% vốn liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp đồng phân chia sản phẩm (dầu khí); chuyển nhượng quyền thương hiệu… Đa dạng về các thành phần kinh tế tham gia đầu tư ra nước ngoài: doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài , cá nhân… Đa dạng về loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư: Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp có quy mô vừa, doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Có một số dự án đầu tư thành công ở nước ngoài: dầu khí, bưu chính viễn thông chẳng những mang doanh thu ngoại tệ cho đất nước, mà còn nâng cao vị thế hình ảnh của VN trên trường quốc tế. Hình thành một đội ngũ doanh nhân có năng lực đàm phán trong đấu thầu quốc tế (ngành dầu khí, xây dựng) trong liên doanh với nước ngoài để tổ chức thực hiện đầu tư ở nước ngoài. Một số hạn chế còn tồn tại: Quản lý đầu tư và thực hiện chưa chặt chẽ Chưa có kế hoạch đầu tư dài hạn, quy mô Các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đang còn yếu Triển khai dự án chậm Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thiếu tính liên kết với nhau II.Ổn định thị trường tài chính trong nước Về thực trạng phát triển thị trường tiền tệ Tham gia thị trường tiền tệ gồm có: 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Qũy tín dụng TW, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, Quỹ đầu tư... Tuy nhiên tham gia là thành viên của thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thị trường mở... thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các NHTM NN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, một số công ty bảo hiểm... Nhìn chung, năm 2009 trên TTTT, lãi suất cho vay và huy động liên tục biến động, tỷ giá giữ ở mức ổn định trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, cho đến quý III năm 2010, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng ổn định, đảm bảo an toàn, cung - cầu vốn không có biến động lớn, vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) đảm bảo khả năng thanh toán, lãi suất USD giảm, tỷ giá không có biến động lớn. Từ đầu năm tới nay Ngân hàng Nhà nước đã hai lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND tăng trên 5%, đây là việc làm rất cần thiết và phần nào phản ánh giá trị thực của VND. Trong ngắn hạn tỷ giá vẫn ổn định do đồng USD đang mất giá quá mạnh trên thị trường thế giới, Việt Nam nếu có muốn cũng không dễ làm mất giá tiền VND hơn nữa. Tuy nhiên ở Việt Nam thời điểm quý IV lượng kiều hối thường gia tăng đột biến, nguồn cung này sẽ góp phần giảm áp lực dự trữ ngoại tệ. Dự báo cho một thị trường ngoại hối dần ổn định, cung cầu ngoại tệ trên thị trường đã dần cân bằng, tính thanh khoản ngoại tệ được cải thiện đáng kể, tỷ giá trên thị trường tự do sát với tỷ giá của các ngân hàng thương mại. Trong 6 tháng đầu năm, thị trường ngoại hối có những diễn biến không thuận lợi. Do áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, các doanh nghiệp có tâm lý găm giữ ngoại tệ. Liên tục từ đầu tháng 10 đến nay, giá USD luôn giữ ở mức cao. Đến ngày 18/10, tỷ giá giao dịch tại ngân hàng Vietcombank USD (mua/bán) 19.490 đồng/19.500 đồng, còn ngoài thị trường chợ đen, giá USD (mua/bán) đứng ở mức 19.990 đồng/19.995 đồng. Cùng với đó CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng 9/2010 cũng tăng mạnh. Nhập siêu chưa có dấu hiệu giảm, tạo ra nguy cơ mất cân đối ngoại tệ theo chiều hướng âm. Lãi suất thị trường đang gặp khó khăn do mặt bằng lãi suất hiện nay chịu tác động của cả nhân tố làm tăng và giảm đan xen nhau và do lãi suất huy động chưa giảm được trong thời gian trước mắt và chênh lệch lãi suất của ngân hàng thương mại không cao (khoảng 2,5%/năm), nên lãi suất cho vay chưa có điều kiện để giảm xuống mức lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ. Việc tiếp tục hỗ trợ lãi trong năm 2010 nhưng giảm về đối tượng và mức hỗ trợ là phù hợp với diễn biến tích cực về kinh tế - xã hội trong những tháng đầu năm 2010, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và kịp thời khắc phục những khó khăn, tồn tại về những tác động không tốt của cơ chế hỗ trợ lãi suất đã áp dụng trong năm 2009. Tác động vào lãi suất còn có công cụ dự trữ bắt buộc. Khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, có tác động làm tăng chi phí đầu vào của các TCTD. Do đó hoặc là các TCTD giữ nguyên lãi suất huy động vốn thì phải tăng lãi suất cho vay; hoặc là đồng thời vừa phải tăng lãi suất cho vay, vừa phải tăng lãi suất huy động vốn. Công cụ điều hành tỷ giá cũng có tác động vào lãi suất của các TCTD trên thị trường tiền tệ, nhưng không rõ nét. Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các TCTD, với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng được chủ động trong các hoạt động huy động vốn và cho vay của mình, tham gia tích cực, năng động và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển. Về thực trạng phát triển thị trường tiền gửi và huy động vốn: Đây là thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các tổ chức trung gian tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư. Năm 2008, sự biến động vào đầu năm của lãi suất và mức dự trữ bắt buộc mà NHTW quy định đã khiến thị trường tiền gửi và huy động vốn rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi mà sự thiếu hụt của nguồn vốn huy động trong ngắn hạn kèm theo đó là lãi suất tiền gửi đã tăng mạnh. Năm 2009 cũng là một năm kinh doanh không mấy thuận lợi đối với các doanh nghiệp nói chung và hệ thống NHTM nói riêng, đặc biệt là trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ, sự điều hành thận trọng của NHNN cùng với những nỗ lực tự thân của các NHTM cũng như các doanh nghiệp, từ quý II/2009, những khó khăn đã giảm bớt và hệ thống ngân hàng Việt Nam đã vượt qua được tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% (sơ đồ 1) khá lâu khiến cho hoạt động ngân hàng có nhiều lúc rất khó khăn do nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế không dễ thu hút được nếu không có lãi suất hấp dẫn. Trong khi đầu ra bị khống chế bởi 150% lãi suất cơ bản, nên chênh lệch đầu vào và đầu ra trong hoạt động ngân hàng thấp, tiềm ẩn rủi ro. Mặc dù vậy, hệ thống ngân hàng vẫn cố gắng phát huy vai trò là kênh truyền dẫn vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là dòng vốn hỗ trợ lãi suất của Chính phủ với dư nợ đạt trên 450.000 tỷ đồng, chiếm hơn ¼ tổng dư nợ của toàn hệ thống. Những tháng đầu năm 2010, sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất, tỷ giá và áp dụng đồng bộ các biện pháp bình ổn thị trường, thị trường tiền gửi đã có một số chuyển biến đáng ghi nhận, tính thanh khoản ngoại tệ trên thị trường được cải thiện đáng kể. Mặt khác, do tác động phụ của chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay bằng VND và việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng VND, nhiều doanh nghiệp không muốn vay ngoại tệ mà chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ dẫn đến nhu cầu mua ngoại tệ tăng mạnh, tình hình cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng. Trên thị trường hiện nay vẫn tồn tại tình trạng huy động USD của các ngân hàng rất nhiều nhưng lại thiếu USD nguồn vốn để có thể bán lại cho các doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo hoạt động kinh doanh nhiều công ty vẫn phải chấp nhận mua đồng USD ở thị trường tự do với mức giá cao hơn so với mức giá của NHNN quy định. Hiện nay, ngân hàng muốn huy động thì phải tăng lãi tiết kiệm, dẫn đến lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. “Nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp Việt Nam lên tới 80% đến 90% của các kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, có rất ít doanh nghiệp có đủ uy tín để tự huy động vốn trong xã hội, còn lại đa phần vẫn phải vay vốn từ ngân hàng. Tổng phương tiện thanh toán và tín dụng gia tăng ở mức hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và góp phần kiểm soát lạm phát. Theo NHNH, tổng phương tiện thanh toán 5 tháng đầu năm 2010 tăng 7,5%; tín dụng 5 tháng đầu năm 2010 tăng 7,46%. Ước đến tháng 6/2010, so với cuối năm 2009, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,6%, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng tăng 10,82%, dư nợ tín dụng tăng 10,52%.   Hoạt động của các tổ chức tín dụng về cơ bản an toàn, đảm bảo khả năng thanh khoản, các tổ chức tín dụng chấp hành tốt yêu cầu dự trữ bắt buộc và các tỷ lệ an toàn trong hoạt động. Lãi suất thị trường được điều tiết ở mức hợp lý. Lãi suất huy động và cho vay có biểu hiện giảm sau khi NHNN ban hành Thông tư 12/TT-NHNN. Từ cuối tháng 5, mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn trên 3 tháng tăng chủ yếu do sức ép tăng huy động vốn để cho vay. Điều đó góp phần táo tính khả quan cho thị trường tiền gửi và huy động vốn năm 2010. Về quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán: Bức phá mạnh mẽ nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam là vào năm 2006 và những tháng trong năm 2007, tiếp theo đó là sự sụt giảm về chỉ số chứng khoán lớn nhất vào năm 2008, mức giảm 66% của chỉ số VN-Index khiến Việt Nam trở thành thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh nhất trong khu vực. Điểm lại năm 2009 là năm mà thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động tăng giảm không ngờ. Đầu năm là sự sụt giảm mạnh mẽ khi chỉ số VN-Index chỉ còn lại 235 điểm, sau đó là sự tăng mạnh mẽ VN-Index tăng mạnh đạt đỉnh cao 525 giữa tháng 6 và đợt sóng cuối cùng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10 khi VN-Index liên tiếp lập những kỷ lục mới chưa từng có trước đó về khối lượng giao dịch cả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTự do hóa tài khoản vốn và ổn định khu vực tài chính ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan