Đề tài Từ khảo sát thực trạng hướng đến xây dựng mô hình quản trị rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀTÀI

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮVIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ

RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

1.1 Khái niệm cơbản vềrủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng . 1

1.1.1 Định nghĩa. 1

1.1.2 Phân loại. 1

a. Rủi ro kinh doanh . 1

b. Rủi ro tài chính . 1

c. Rủi ro hoạt động . 2

1.2 Vấn đềquản trịrủi ro trong Ngân hàng thương mại . 2

1.2.1 Định nghĩa vềquản trịrủi ro. 2

1.2.2 Vai trò và sựcần thiết phải có hệthống quản trịrủi ro . 2

1.2.3 Các nguyên tắc cơbản của quản lý rủi ro . 3

1.2.4 Các điểm then chốt của hệthống quản lý rủi ro . 3

a. Có thông tin toàn diện vềcông cụphòng ngừa rủi ro . 4

b. Khảnăng liên kết với những nhà cung cấp thông tin thịtrường. 4

c. Thông qua hệthống quản trịrủi ro, cung cấp thông tin vềcác mục tiêu đầu

tưvà chỉdẫn cho hoạt động ngân hàng . 4

d. Cơchếtheo dõi/ phản hồi. 5

e. Phân tích và thểhiện . 5

f. Hạn mức và kiểm soát . 5

1.2.5 Các chuẩn mực, công cụáp dụng đểquản trịrủi ro ngân hàng. 6

a. Hiệp ước an toàn vốn Basel. 6

b. Các công cụphái sinh. 7

c. Đo lường dựa trên thời hạn . 7

d. Thước đo loại giá trị điểm cơbản . 8

e. Giá trịchịu rủi ro (VaR) . 8

f. Các kỹthuật danh mục khác . 8

Kết luận chương 1 . 9

CHƯƠNG 2: TỪCUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN NHỮNG RỦI

RO PHẢI ĐỐI MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.

2.1 Từcuộc khủng hoảng tài chính thếgiới. 10

2.2 Tác động từtình hình trong nước. 11

2.2.1 Kinh tếViệt Nam trước cuộc khủng hoảng, những tác động đến ngành ngân

hàng . 11

a. Ảnh hưởng làm giảm nguồn thu ngoại tệcủa Việt Nam. 11

b. Những biến động vềtỷgiá . 13

c. Vấn đềvềlạm phát và lãi suất. 14

d. Thịtrường chứng khoán Việt Nam . 15

e. Thịtrường nhà đất . 16

f. Thịtrường vàng . 17

g. Sựbiến động của giá dầu, nguyên liệu, hàng hoá đầu vào thếgiới . 17

2.2.2 Tác động từchính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 18

a. Luật ngân hàng và các tổchức tín dụng. 19

b. Tỷlệdựtrữbắt buộc . 19

c. Điều hành lãi suất . 20

d. Điều hành tỷgiá . 21

2.3 Thực trạng từnội tại của chính các Ngân hàng thương mại . 22

2.3.1 Quy mô vốn. 22

2.3.2 Năng lực quản lý, cơcấu tổchức. 22

2.3.3 Hệthống kênh phân phối và mức độ đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ

ngân hàng . 23

2.3.4 Trình độcông nghệ. 24

2.3.5 Nhân lực chuyên môn . 24

Kết luận chương 2. 25

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TRONG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

3.1 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

thương mại Việt Nam. 26

3.1.1 Rủi ro kinh doanh. 26

a. Thực trạng áp dụng hiệp ước an toàn vốn Basel tại Việt Nam . 26

b. Thực trạng rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại của Việt Nam. 26

3.1.2 Rủi ro tài chính. 28

a. Rủi ro thanh khoản . 28

b. Rủi ro lãi suất . 29

c. Rủi ro tỷgiá . 30

3.1.3 Rủi ro hoạt động. 31

a. Thực trạng công nghệ. 31

b. Vấn đềan ninh bảo mật . 32

c. Kiểm soát nội bộ. 32

3.2 Thảo luận kết quảkhảo sát. 33

Kết luận chương 3 . 39

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆTHỐNG QUẢN TRỊRỦI RO

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

4.1 Chương trình quản trịrủi ro . 40

4.1.1 Quản trịrủi ro kinh doanh. 40

a. Quản trịrủi ro tín dụng. 40

b. Các đềxuất . 40

4.1.2 Quản trịrủi ro tài chính. 41

a. Rủi ro thanh khoản . 41

b. Rủi ro lãi suất . 42

c. Rủi ro tỷgiá . 43

4.1.3 Quản trịrủi ro hoạt động. 44

a. Xác định, phân loại rủi ro. 44

b. Đo lường rủi ro, ước lượng thiệt hại . 44

c. Kiểm soát rủi ro và xây dựng các chính sách làm giảm thiểu rủi ro, phân

định vai trò và trách nhiệm trong quản trịrủi ro . 45

d. Giám sát, kiểm tra lại quy trình. 45

4.1.4 Mô hình quản trịrủi ro tổng hợp . 46

a. Chính sách điều hành và quy trình quản trịrủi ro . 46

b. Các giải pháp phối hợp . 47

4.2 Các giải pháp hỗtrợ. 48

Kết luận chương 4. 50

KẾT LUẬN. 50

PHỤLỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Từ khảo sát thực trạng hướng đến xây dựng mô hình quản trị rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa thể xây được một hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng, có chất lượng. Những tiêu chuẩn và hệ thống xếp loại mà các tổ chức này sử dụng đều từ các tổ chức khác nhau của thế giới chứ chưa xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu thống nhất cho Việt Nam. Đó chính là 28 nguyên nhân gây ra nhiều khó khăn và không đồng bộ trong việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp đối với NHTM Việt Nam. 3.1.2 Rủi ro tài chính Rủi ro tài chính thường có tác động dây chuyền và cộng hưởng. Với xu hướng toàn cầu hóa tài chính, rủi ro tại các thị trường tài chính thế giới cũng có thể gây ra những biến động nghiêm trọng với thị trường tài chính trong nước, gây thiệt hại đối với hoạt động kinh doanh của NHTM trong nước. a. Rủi ro thanh khoản Chúng ta có thể thấy trong hơn nửa năm đầu 2008, tiền đồng khan hiếm do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Cuộc đua lãi suất diễn ra, lãi suất huy động tăng dần có khi đỉnh điểm lên đến 20%/năm. NHTM bị rơi vào tình trạng khó khăn khi đẩy lãi suất huy động lên để cạnh tranh, và đương nhiên để đảm bảo lợi nhuận kinh doanh thì lãi suất cho vay cũng phải tăng lên tuy nhiên không được vượt mức quy định trên. Vậy là khi lãi suất huy động và lãi suất cho vay tiến lại gần nhau. Các NHTM có thể huy động được tiền Đồng, tuy nhiên không ổn định do tình trạng cạnh tranh lãi suất khiến cho khách hàng rút tiền trước hạn để chuyển sang gửi ở ngân hàng có lãi suất cao hơn. Trong khi đó, lãi suất quá cao khiến các doanh nghiệp trong nước rất e dè hoặc không có khả năng vay. Hậu quả là việc cho vay tại các ngân hàng dường như bị đình trệ. Trong khi khoảng huy động với lãi suất cao, đến hạn hoàn trả. Biểu đồ 3.1 : Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2000-2009 TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG QUA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (%) 38.1 21.4 22.2 28.4 41.5 19.2 21.4 51.39 21 30 0 10 20 30 40 50 60 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 (E) (%) Nguồn: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam 29 Kết quả kinh doanh của các ngân hàng giảm sút một cách nghiêm trọng, nhiều ngân hàng lỗ hàng trăm tỷ và giảm kế hoạch lợi nhuận 2008 xuống 30- 40%. Tình trạng thanh khoản tạo áp lực lớn lên các nhà quản trị ngân hàng. Chưa kể đến sự cố áp trần lãi suất từ NHNN, theo đó giữ trần lãi suất cho vay và do vậy, lãi suất huy động cũng không thể tăng được. Trước những tình huống đó, liệu các NHTM có chuẩn bị một phương sách để bảo toàn cho mình hay chưa. Từ tình hình trên chúng ta có thể đưa ra những nhận xét như sau: Mặc dù lãi suất huy động có tăng cao, nhưng bên cạnh đó tỷ lệ lạm phát cũng tăng không kém, dẫn đến có lúc lãi suất thực là âm. Về phía các NHTM, tốc độ tăng trưởng nhanh trong năm gần đây đã gây chủ quan trong công tác phòng ngừa rủi ro thanh khoản. Làm xuất hiện tình trạng mất cân đối một số tương quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của NHNN Việt Nam. Dẫn đến các NHTM không thể xoay chuyển kịp thời, mất thanh khoản do cơ cấu đầu tư. Các NHTM, không thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản một các bài bản. Những tiêu chẩn trong đảm bảo khả năng thanh khoản từ ủy ban Basel_ “hiệp ước vốn 2” đã ra đời từ 31/12/2006 đến nay vẫn chưa được áp dụng với các NHTM Việt Nam. Theo tình hình khảo sát, hiện nay, các Ngân hàng hầu như chưa có động thái nào từ việc tiến hành phổ biến và có thay đổi trong quản trị rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản còn đồi mặt với một nguyên nhân quan trọng không kém, đó chính là lòng tin. Một khi chỉ số tín nhiệm tín dụng của NHTM bị giảm sút, ngay lập tức sẽ phải đối mặt với nguy cơ lượng tiền rút ồ ạt không dự kiến trước được do các đối tác ngưng giao dịch, rút vốn,… Thanh khoản là vấn đề sống còn của các tổ chức tín dụng nó chung, các NHTM nói riêng. Trong tình hình biến động như hiện nay, quản trị rủi ro thanh khoản là vô cùng cần thiết. b. Rủi ro lãi suất Kể từ nửa năm 2008 trở lại đây, khi lãi suất đảo chiều và có xu hướng giảm dần, các NHTM chịu áp lực từ cả người gửi lẫn người vay. Về phía người gửi tiền, do NHTM đã huy động vốn với lãi suất cao trong thời gian trước đây, nên trong 30 giai đoạn này vẫn phải cam kết trả đúng lãi suất theo thời hạn đã ghi trên sổ tiết kiệm. Trong đó, nhiều khoản huy động với lãi suất cao ngất 18,5% -19%/năm trong thời hạn 12, 24, 36 tháng, có ngân hàng phải trả lãi suất này đến năm 2011. Trong khi, tất cả những người đi vay kể từ tháng 10/2008 đã tìm cách thoát khỏi các hợp đồng đã ký với lãi suất cao 21%/năm. Khách hàng trả nợ trước hạn và chuyển sang hợp đồng vay mới với lãi suất thấp hơn tạo cho ngân hàng nhiều áp lực. Sau mỗi đợt cho lãi suất cơ bản giảm, kéo theo lãi suất trần cho vay là các NHTM trong nước lại đón thêm nhiều hồ sơ trả nợ trước. Thu phí cũng không thể ngăn cản được. Ngân hàng có thể lâm vào tình trạng kẹt vốn vì đã không lường hết được sự đảo chiều nhanh chóng của lạm phát và diễn biến của nền kinh tế c. Rủi ro tỷ giá Theo cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay, NHNN dùng “tỷ giá bình quân liên ngân hàng” và “biên độ” để kiểm soát tỷ giá trên thị trường. Thế nhưng, điều gây ra rủi ro lớn cho hệ thống NHTM chính là sự tham gia gián tiếp vào thị trường tự do để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Trong khi tỷ giá thị trường tự do tăng cao, tỷ giá niêm yết tại các NHTM lại thấp hơn (do NHNN khống chế), NHNN đã tìm cách thu phí khi giao dịch với các doanh nghiệp, để nâng khoản thu lên bằng với giá thị trường do không thể tìm mua USD trên thị trường bằng với giá niêm yết. Sau đó, NHNN cấm không cho thu phí, NHTM lại quy định bán USD thông qua ngoại tệ thứ ba, tính ra giá USD sẽ bằng với giá thị trường tự do. Sau đó hành động này cũng bị cấm. NHNN ra quyết định 622/QĐ – NHNN, điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá VND/USD từ +/-3% lên +/-5% . Trong khi tỷ giá trên thị trường chính thức khá ổn định thì tỷ giá trên thị trường tự do lại đang có xu hướng vượt trần biên độ của tỷ giá chính thức. Do biên độ được nới rộng, nhiều người đổ nhau đi mua USD vì cho rằng giá USD sẽ tăng. Một lần nữa làm giá USD trên thị trường tự do tăng. Chưa kể đến tâm lý găm giữ ngoại tệ của 1 số doanh nghiệp chờ giá USD tăng, không bán cho ngân hàng nên ngân hàng có thể không đủ nguồn ngoại tệ cung ứng cho nhu cầu của thị trường. Khi cơn sốt thiếu ngoại tệ tăng lên, các NHTM tìm cách ký hợp đồng quyền chọn VND và USD với khách hàng nhưng giao ngay và thu phí. NHNN lập 31 tức ra công văn cấm các NHTM bán USD bằng các sản phẩm phái sinh như OPTION, FORWARD, để bán USD vượt trần biên độ. Từ tình trạng trên, có thể suy ra vài nguyên nhân tác động như sau: Các NHTM hiện nay chủ yếu chỉ chú ý đến các Công cụ phái sinh trong mua bán ngoại tệ nhằm mục đích thanh toán, cho vay ngoại tệ, mà quên mất đây cũng là công cụ để bảo hiểm tỷ giá trong kinh doanh tiền tệ. Thực trạng về mức độ thường xuyên sử dụng và hiểu biết về các công cụ phái sinh chưa được chú trọng do nhiều nguyên nhân. Các doanh nghiệp Việt nam chưa chú ý đến bảo hiểm tỷ giá cho mình. Nên nhu cầu thực sự của khách hàng đối với các sản phẩm phái sinh của ngân hàng là không cao. Hơn nữa các doanh nghiệp nếu phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì chủ yếu là giữa nội tệ với ngoại tệ chứ ít khi nào có nhu cầu đối với phái sinh ngoại tệ và ngoại tệ. Nhưng các công cụ phái sinh nội tệ và ngoại tệ đang được NHNN khống chế. Kiến thức nhân lực là một điểm quan trọng. Công cụ phái sinh là sản phẩm khá mới và phức tạp với thị trường trong nước cần kiến thức chuyên môn để vận hành 3.1.3 Rủi ro hoạt động: Theo kết quả khảo sát hoạt động hiện nay của các NHTM Việt Nam, vấn đề ước lượng rủi ro hoạt động đang được thực hiện nhưng chỉ ở mức độ cơ bản. Cùng với sự giám sát và quản lý của bộ phận thanh tra NHNN, tổ chức kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ, hầu như những vấn đề về không tuân thủ theo quy trình đều được phát hiện và xử lý kịp thời, chưa để dẫn đến những tình huống nghiêm trọng. Những rủi ro bên ngoài xảy ra không lường trước được như tin đồn thất thiệt, liên quan đến ngân hàng gây cảm giác bất an cho những người gửi tiền đều được xử lý nhanh chóng bởi sự giúp sức của các ngân hàng trong hệ thống cùng với NHNN Việt Nam. a. Thực trạng công nghệ Có nhận định cho rằng công nghệ của ngành ngân hàng đã có sự tiến triển rất nhanh, đặc biệt là trong hệ thống thanh toán. Nhờ có đổi mới công nghệ mà hệ thống ngân hàng đã đưa ra được rất nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên những công nghệ mới như: dịch vụ như máy ATM, máy POS, Internet Banking, 32 Telephone Banking, ngân hàng trực tuyến... những dịch vụ này đang được coi là sức mạnh của các ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Trên thực tế, không phải ngân hàng nào cũng có được một nền tảng công nghệ hiện đại đáp ứng được các dịch vụ giá trị gia tăng, đặc biệt là các NHTM cổ phần nhỏ chưa có đủ kinh nghiệm và vốn để triển khai đầu tư cho công nghệ. b. An ninh bảo mật Về vấn đề này, thiếu tướng TS. Phạm Viết Thế, Cục trưởng Cục Công Nghệ Tin học Nghiệp vụ, Tổng cục kỹ thuật, Bộ Công an đã đưa ra nhận xét tại hội thảo Banking & Security 2008 từ ngày 1 đến ngày 3/12/2008: “Hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh bảo mật đều đồng nhất với quan điểm đánh giá các hệ thống Công Nghệ Thông Tin của lĩnh vực tài chính ngân hàng là: yếu cả phòng lẫn chống”. Thực tế năm 2008 có rất nhiều website bị tấn công do những điểm yếu về an ninh chưa được các quản trị cập nhật, cụ thể là website của ngân hàng Techcombank bị hacker xâm nhập để lại thông điệp cảnh báo lỗi bảo mật. Ở Việt Nam, năm 2008, lừa đảo thanh toán đã tăng lên một cách nhanh chóng 187% so với năm 2007, làm thất thoát 37 triệu USD, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2008 đã có tới 20.000 cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến. Những cảnh báo về an toàn trong hệ thống ATM cũng chưa được các ngân hàng quan tâm nhiều. Trong khi đó tội phạm thẻ ngày càng nguy hiểm và tinh vi hơn trong hoạt động của mình. c. Kiểm soát nội bộ Trong năm 2007 và 2008 đã có nhiều ngân hàng thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ theo quyết định số 37/2006/QĐ - NHNN. Tuy vậy, kết quả một cuộc khảo sát của Pricewaterhouse Coopers về kiểm toán nội bộ trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam, trong đó có những NHTM cổ phần, đã cho thấy nhiều khó khăn mà các ngân hàng đang phải đối mặt. Cuộc khảo sát được phân thành tám lĩnh vực về chức năng của kiểm toán nội bộ bao gồm: tổ chức, nhiệm vụ, kỹ năng và kiến thức, đánh giá rủi ro, quy trình kiểm toán, báo cáo kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán và thách thức trong việc thực hiện. 33 Kết quả khảo sát cho thấy 41% các ngân hàng tham gia cuộc khảo sát nói rằng họ chưa có quy trình kiểm toán nội bộ. Điều này có nghĩa là tại các ngân hàng vẫn chưa xây dựng được một chiến lược rõ ràng và dài hạn cho kiểm toán nội bộ. Ở khía cạnh khác, 78% các ngân hàng tham gia cuộc khảo sát cho rằng có sự chồng chéo về vai trò và trách nhiệm của chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. 70% các ngân hàng nói rằng họ chỉ có ít hơn 20 kiểm toán viên nội bộ. Chỉ có một ngân hàng trả lời rằng có hơn 100 kiểm toán viên nội bộ. Điều này nói lên thực tế ở Việt Nam, kiểm toán nội bộ là một lĩnh vực mới, chưa có những huớng dẫn rõ ràng và cụ thể, mặt khác, chất lượng và số lượng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ vẫn còn chưa cao, cần phải được đào tạo và chuyên sâu phù hợp với quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. 3.2 Thảo luận vấn đề khảo sát Đề tài thực hiện khảo sát thông qua các NHTM Việt Nam, gồm 3 phần chính. Phần 1: Thông tin chung của đáp viên Phần 2: Khảo sát về Ngân hàng Phần 3: Khảo sát về rủi ro kinh doanh và rủi ro vận hành của Ngân hàng Phần 4: Khảo sát về tài chính của Ngân hàng và nhận thức về sản phẩm phái sinh Biểu đồ 3.2 : Mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro đến doanh thu và hoạt động kinh doanh của NHTM 3.43 2.85 2.87 2.73 3.05 2.55 2.65 2.73 0 1 2 3 4 5 Mean tín dụng quốc gia, thanh khoản tỷ giá lãi suất nguồn nhân công nghệ uy tín, lừa Mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro đến hoạt động kinh doanh của NHTM Nguồn: kết quả khảo sát 34 Xét từ mức độ 1: hoàn toàn không có khó khăn gì; đến mức 5 là ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Khảo sát thu được kết quả nhận định rằng hầu hết các loại rủi ro đều có ảnh hưởng tương đối lớn đến ngân hàng. Có thể nhận thấy trong hoàn cảnh kinh tế biến động hiện nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp phải rủi ro là không thể tránh khỏi. Từ yếu tố kinh tế, môi trường, chính sách điều hành của NHNN khi thay đổi đều làm cho các NHTM cũng phải tự điều chỉnh theo cùng với thị trường. Với đặc trưng hoạt động của NHTM Việt Nam truyền thống vẫn là cho vay và tiết kiệm, thì trong tình hình biến động, chắc chắn là rủi ro tín dụng, rủi ro về lãi suất trước mắt sẽ là những rủi ro có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, dựa trên kết quả khảo sát cũng cho thấy. Trong tình trạng, kinh tế thế giới đang tự điều chỉnh lại, khó khăn đối với ngành ngân hàng vẫn sẽ trải đều, không xem nhẹ bất cứ một khía cạnh nào trong quản trị rủi ro. Biểu đồ 3.3: Mức độ am hiểu hiệp ước Basel II Mức độ am hiểu về hiệp ước Basel II 1.691.721.78 1 2 3 4 5 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 M ea n Nguồn: kết quả khảo sát Về mức độ am hiểu đối với hiệp ước an toàn vốn Basel, với 1 là hoàn toàn không am hiểu đến 5 là am hiểu rất rõ. Thông qua kết quả khảo sát hầu hết các đáp viên đều dừng lại ở mức độ đã từng đọc trong tài liệu tham khảo, hay có tìm hiểu qua sách báo, tạp chí, nhưng hiểu biết không sâu và không có hệ thống cả 3 cấp độ và mức độ am hiểu cũng giảm dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3. 35 3 cấp độ trong chuẩn mực giám sát trong Basel II đã trình bày trong phần khung lý luận, đánh dấu tầm quan trọng tăng dần và sự cần thiết phải nắm vững trong ứng dụng điều hành bằng Basel. Khi hội nhập chỉ là chuyện sớm muộn, hơn khi nào hết, ngành ngân hàng trong nước cần có những nắm bắt kịp thời trước những thay đổi và tiến bộ cùng với ngành ngân hàng thế giới. Basel dường như là một chuẩn mực nền tảng trong đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Am hiểu là bước đi quan trọng đầu tiên trong tiến trình chuẩn bị cho việc áp dụng. Đi chậm hơn so với thế giới chừng nào, NHTM trong nước sẽ đánh mất đi cơ hội cạnh tranh cho mình chừng ấy. Thực trạng cho thấy là các tổ chức Quốc tế hiện nay đánh giá mức độ an toàn ở các NHTM Việt Nam là khá thấp. Nguyên nhân là do họ dựa vào những chuẩn mực quốc tế để đo lường “sức khỏe” của ngân hàng Việt Nam. Một trong những trở ngại lớn đối với việc tiếp cận các quy tắc trong hiệp ước Basel là sự khác biệt về ngôn ngữ. Đa số các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực này đều bằng tiếng Anh, có độ dài, hơn nữa những thuật ngữ sử dụng cũng không dễ hiểu. Ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các văn bản của Basel với nhiều công thức tính toán phức tạp, chưa gần gũi với thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng là lý do để các chuyên gia cũng như các nhân viên Ngân hàng không giành nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu. Áp dụng Basel II vào hệ thống giám sát và quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam thì chi phí vận hành theo toàn bộ chuẩn mực Basel II quá lớn, cũng gây ra những khó khăn không nhỏ trong việc áp dụng. Nhận thấy tầm quan trọng về những hiểu biết quốc tế, thừa nhận khó khăn sẽ giúp ngành ngân hàng tìm ra giải pháp tối ưu cho một tương lai hội nhập nhiều thử thách sắp tới 36 Biểu đồ 3.4 : Tầm quan trọng của các yếu tố trong quy trình quản trị rủi ro vận hành 3.14 3.12 3.12 3.09 3.21 1 2 3 4 Mean Phân định vai trò trách nhiệm Tự đánh giá rủi ro Các chỉ tiêu then chốt Các tiêu chuẩn kiểm soát Các kế hoạch hành động Các thành tố trong quản trị rủi ro vận hành Nguồn: kết quả khảo sát Về rủi ro vận hành, qua khảo sát về tầm quan trọng của các yếu tố trong quy trình quản trị rủi ro theo các mức độ: 1 : Chưa có yếu tố này trong quy trình. 2 : đã có nhưng chưa phát huy tác dụng. 3 : cần có sự thay đồi cho phù hợp với giai đoạn hiện nay 4 : đã hoàn thiện. Kết quả khảo sát trên biểu đồ cho thấy các đáp viên đều cho rằng ngân hàng của họ đã xây dựng được mô hình quản trị rủi ro bao gồm các yếu tố đã kể trên nhưng vẫn chưa hoàn thiện, và cần sửa đổi cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Có thể thấy rằng, trong nội bộ các ngân hàng đã hình thành bộ phận quản trị rủi ro nhưng vẫn còn chung chung, chưa thực sự cụ thể và tiếp cận với từng nhân viên trong hệ thống ngân hàng. Hầu hết bộ phận quản trị rủi ro tập trung tại Hội sở, trong khi những chi nhánh, phòng giao dịch mới là nơi thường xuyên trực tiếp phát sinh những nghiệp vụ, hợp đồng mang rủi ro cho ngân hàng. Sự bất cập trong cơ cấu quản lý, cách sắp xếp nhân lực trong bộ máy quản trị rủi ro cho ngân hàng vẫn chưa chặc chẽ và thống nhất. Dẫn đến một thực trạng không thể phủ nhận rằng một bộ phận không nhỏ nhân viên ngân hàng hoàn toàn chưa vững kiến thức 37 về quản trị rủi ro cơ bản. Trong khi yêu cầu tiên quyết của một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả chính là sự đồng bộ và xuyên suốt. Biểu đồ 3.5 : Mức độ am hiểu đối với công cụ phái sinh Mức độ am hiểu các công cụ phái sinh 2.44 2.492.762.63 1 2 3 4 5 Kỳ hạn Giao sau Quyền chọn Hoán đổi M ea n Nguồn: kết quả khảo sát Công cụ phái sinh tuy được sử dụng từ rất lâu trên thị trường thế giới. Song chúng cũng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Được sử dụng và tìm hiểu trong vài năm trở lại đây, nhưng những công cụ này dường như chỉ phát huy tác dụng trong 1 bộ phận rất nhỏ những nhà phòng ngừa rủi ro có kiến thức. Kiến thức là yếu tố cốt lõi cho mọi vấn đề, không thể điều hành và thực hiện tốt một công cụ mà không thấu hiểu nó. Thực tế đáng quan tâm, hầu hết những người được hỏi đều biết đến những công cụ phái sinh thông qua đọc trong tài liệu tham khảo, nhưng họ thừa nhận rằng mình vẫn chưa có hiểu biết sâu sắc về những công cụ này. Số ít còn lại hoặc là có thực hiện những hợp đồng phái sinh trong thực tế hoặc đã tham gia các khóa học chuyên sâu, nhưng tỷ lệ những người này là khá ít. Điều đương nhiên là không thể thuyết phục người khác dùng nó nếu bản thân vẫn chưa nắm vững về những công cụ này. Thực trạng là những nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm phái sinh ít được ngân hàng sử dụng. Bên cạnh đó, NHNN vẫn rất thận trọng trong việc cho phép các NHTM sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro, có thể bởi tính hai mặt của công cụ này. Nếu không có khung pháp lý, hướng dẫn cho phù hợp và giám sát chặt chẽ, sản phẩm phái sinh là con dao hai lưỡi, có thể giúp người sử dụng nó 38 giảm thiểu thiệt hại từ rủi ro, nhưng cũng có thể làm đỗ vỡ cả hệ thống ngân hàng. Như bài học chúng ta thấy từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Biểu đồ 3.6: Mức độ thường xuyên sử dụng các hợp đồng phái sinh tại các NHTM. Mức độ thường xuyên sử dụng hợp đồng phái sinh 2.12 1.58 1.97 1.93 0 1 2 3 kỳ hạn giao sau quyền chọn hoán đổi M ea n Nguồn: kết quả khảo sát Đánh giá mức độ quan tâm của các ngân hàng, kết quả khảo sát cho thấy, các ngân hàng hoàn toàn có sự quan tâm đến việc phát triển sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro, nhất là rủi ro tài chính. Mức độ quan tâm khá đồng đều, cho thấy sự quan tâm nghiêm túc đến vấn đề quản trị rủi ro. Biểu đồ 3.6 : Mức độ quan tâm về việc sử dụng công cụ phái sinh trong tình hình hiện nay của các NHTM. Mức độ quan tâm về việc sử dụng công cụ phái sinh 3.16 3.16 3.26 3.24 1 2 3 4 5 Kỳ hạn Giao sau Quyền chọn Hoán đổi M ea n Nguồn: kết quả khảo sát 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: Nhận diện được rủi ro, và mức độ nghiệm trọng, cũng như những nguyên nhân cụ thể là một bước tiến dài trong tiến tới một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả. chuyển động như một vòng tròn, các rủi ro liên kết và quan hệ mật thiết với nhau. Phòng ngừa rủi ro không thể xem nhẹ bất kỳ một dấu hiệu rủi ro nào. Cuộc khảo sát tỏ ra có ích trong trường hợp tiếp cận một cách thực tế hơn với những nhận định về thực trạng quản trị rủi ro trong hệ thống các NHTM. Một lần nữa làm rõ hơn những nguy cơ rủi ro phải đối mặt từ chính những suy nghĩ của người trong cuộc.Nhận định được những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro càng chính xác chừng nào, mô hình đưa ra càng hiệu quả chừng ấy. Một số giải pháp đối với từng loại rủi ro sẽ được đề xuất sau đây củng với mô hình quản trị rủi ro tổng thể và những giải pháp hỗ trợ cho mô hình này. 40 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 4.1 Chương trình quản trị rủi ro 4.1.1 Quản trị rủi ro kinh doanh: a. Quản trị rủi ro tín dụng: Hoạt động tín dụng chiếm phần lớn tỷ trọng các nghiệp vụ của ngân hàng, vì vậy xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng là việc làm tất yếu trong mỗi ngân hàng, thường được dựa trên 5 yếu tố: Tư cách người vay (Character), Vốn (Capital), Nâng cao năng lực trả nợ, Bảo đảm tiền vay (Collateral), Chu kỳ hoặc các điều kiện kinh tế (Cycle, Conditions)1 b. Các đề xuất - Tham khảo và thực hiện những thước đo và chuẩn mực trong đo lường rủi ro tín dụng tại phần phụ lục. - Tổ chức lại việc thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin vụ việc ra quyết định đầu tư, giám sát sau khi cho vay. - Để giảm rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất, cần thiết có sự độc lập giữa các chức năng: quan hệ khách hàng và quản trị rủi ro. - Các NHTM tìm hiểu về phương án kinh doanh, mục đích vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng thông qua các biện pháp chuyên môn và ngoài ra cần truy cập thông tin về khách hàng thông qua trung tâm CIC để tìm hiểu các khoản vay về khách hàng tại các TCTD khác, yêu cầu hồ sơ tín dụng phải có báo cáo CIC làm cơ sở xác minh việc thẩm định khách hàng. - Đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn, được các TCTD đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu cấp lại thời hạn nợ, thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thoả thuận trên cơ sở quy định của pháp luật. 1 Xem thêm phụ lục 4 – Tr.16A 41 - Dự đoán yếu tố môi trường kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động sản suất kinh doanh như lạm phát, chính trị, tỷ giá hối đoái… 4.1.2 Quản trị rủi ro tài chính a. Rủi ro thanh khoản: Đề xuất đối với các NHTM: Tính toán nhu cầu thanh khoản của ngân hàng để thực hiện dự trữ cần thiết, có kế hoạch cho đầu ra không để tình trạng dư thừa vốn kéo dài. Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại NHNN và các tài sản có tính lỏng cao khác). Như vậy sẽ đáp ứng những quy định về dự trữ bắt buộc của NHNN và đối phó với dòng tiền đi ra. Việc kếp hợp dữ trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp các ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng vừa có thể đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. Xây dựng danh mục đầu tư hợp lý, có tỷ trọng đầu tư hợp lý về đầu tư vào chứng khoán, có khả năng chuyển đổi nhanh sang tiền mặt với chi phí chuyển đổi thấp nhất hoặc bằng không. Thực hiện phát hành các giấy tờ có giá. Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường thứ nhất_các tổ chức và dân cư với thị trường thứ hai_thị trường liên ngân hàng Quản lý tài sản có hiệu quả, tạo uy tín, để không diễn ra tình trạng rút tiền ồ ạt. đồng thời phải dự báo tốt nhu cầu rút tiền của khách hàng trong từng thời kỳ để có thể chủ động trong chuẩn bị nguồn vốn chi trả. Cơ cấu lại toàn bộ tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản cho ngân hàng hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường thứ nhất (huy động tiền gửi từ các tổ chức và khu dân cư); cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn. Sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn với tỷ trọng quá lớn, hoặc cùng là huy động và cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn như thời gian khác nhau (ví dụ như huy động trung hạn thời gian 2 năm, nhưng cho vay trung hạn thời kỳ 3 năm). Tình trạng như vậy sẽ làm cho các ngân hàng khó kiểm soát được dòng tiền ra, dòng tiền vào của mình. Điều chỉnh cơ cấu cho vay trong các lĩnh vực nhạy cảm và nhiều rủi ro như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. 42 Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất : tránh tình trạng rút tiền trước hạn của khách hàng do cạnh tranh của các ngân hàng khi lãi suất huy động tăng. Hoàn thiện quy định trong huy động và cho vay. Tránh sự thay đổi quá đột ngột trong cơ cấu huy động và cho vay. Nhất trong trường hợp lãi suất cho vay tăng, khách hàng sẽ tìm cách trả trước hạn; trong khi ngân hàng vẫn phải trả lãi cho số vốn huy động với lãi suất cao tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • docNCKHSV A3.doc
  • pdfTom tat.pdf
Tài liệu liên quan