Platon mô tả linh hồn được cấu thành từ ba yếu tố: lý trí, tinh thần và dục vọng.
Trước hết, có sự ý thức về một mục tiêu hay giá trị, đây là hành vi của lý trí. Kế đến
có một lực thúc đẩy hành động, đó là tinh thần, ban đầu mang tính trung lập, nhưng
rồi ngã theo đường của lý trí. Sau cùng, có ham muốn những điều về thân xác, đó là
dục vọng. Như ông đã minh họa hình ảnh này trong quyển Phaedrus là người đánh xe
có hai con ngựa kéo, bánh xe không thể đi đâu nếu không có hai con ngựa, vì vậy cả
ba phải liên kết với nhau và làm việc chung với nhau để đạt các mục tiêu chung. Cũng
thế đối với linh hồn con người, lý trí hoạt động cùng với tinh thần và dục vọng, và tác
động trên chúng. Lý trí phải điều khiển tinh thần và dục vọng.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6866 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm
tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn. “Ý niệm tuyệt đối” theo nhận xét của Lênin chỉ là một cách
nói theo đường vòng, một cách khác nói về Thượng đế mà thối. Cho nên triết học của
Hêghen là sự biện hộ cho tôn giáo.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 28
Hêghen dã có công trong việc phê phán tư duy siêu hình và ông là người đầu
tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa
là trong sự vận động và biến đổi không ngừng. Đồng thời trong khuôn khổ của hệ
thống triết học duy tâm của mình, Hêghen không chỉ trình bày các phạm trù như chất,
lượng, phủ định, mâu thuẫn,… mà còn nói đến các quy luật “lượng đổi dẫn đến chất
đổỉ và ngược lại”, “phủ dịnh của phủ định” và “quy luật mâu thuẫn”. Nhưng tất cả cái
đó chỉ là quy luật vận động và phát triển của bản thân tư duy, của ý niệm tuyệt đối.
Trong hệ thống triết học của Hêgen, không phải ý thức, tư tưởng phát triển trong sự
phụ thuộc vào sự phát triển của tự nhiên và xã hội, mà ngược lại, tự nhiên phụ thuộc
vào sự phát triển của ý niệm tuyệt đối.Ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới là tính thứ
nhất, giới tự nhiên là tính thứ hai do tinh thần thế giới và ý niệm tuyệt đối quyết định.
Nó là một sự “tồn tại khác” của tinh thần, sau khi trải qua giai đoạn “tồn tại khác” ấy,
ý niệm tuyệt đối hay tinh thần thế giới mới trở lại “bản thân mình” và đó là giai đoạn
cao nhất, giai đoạn tột cùng, được Hêghen gọi là tinh thần tuyệt đối.
Tóm lại, Hêghen là nhà triết học biện chưng duy tâm khách quan. Là nhà triết
học duy tâm khách quan, Hêghen cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước vật chất,
tồn tại vĩnh viễn không phụ thuộc vào con người, tạo ra hiện thực khách quan. Giới tự
nhiên chỉ là sự tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối” Tính đa dạng của thực tiễn được
ông xem như là kết quả tác động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Là nhà biện chứng,
ông đã có công nêu ra những phạm trù, quy luật cơ bản của phép biện chứng. Nhưng
phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, vì vậy Mác gọi đó là phép
biện chứng lộn ngược đầu xuống đất, vì đó cũng chỉ là quy luật của sự phát triển của
“ý niệm tuyệt đối” mà thôi. Mặc dù vậy, ông vẫn là người đầu tiên trình bày toàn bộ
giới tự nhiên và lịch sử dưới dạng một quá trình không ngừng vận động và biến đổi,
phát triển và cố gắng vạch ra mối liên hệ bên trong của sự vận động và phát triển ấy.
K. Marxvà Ăng ghen đã phê phán một cách triệt để tính chất phản khoa học và
thần bí của “ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hêghen; đồng thời hai ông đánh giá cao
và tiếp thu “hạt nhân hợp lý” trong phép biện chứng của Hêghen để xây dựng và phát
triển học thuyết về phép biện chứng duy vật của mình.
I.4.3. c. Lutvich Phoiơbăc (1804 -1872)
Là một trong những nhà triết học duy vật lớn nhất thời kỳ trước C.Mác. Công
lao vĩ đại của Phoiơbăc là ở chỗ trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghiã duy tâm và
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 29
thần học, ông đã khôi phục lại địa vị xứng đáng của triết học duy vật; đã giáng một
đòn rất nặng vào triết học duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy tâm nói chung.
Phoiơbắc chứng minh rằng, thế giới vật chất, giới tự nhiên không do ai sáng tạo
ra, nó tồn tại độc lập với ý thức con người và không phụ thuộc vào bất cứ thứ triết học
nào. Do đó cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong giới tự nhiên. Chống lại hệ
thống duy tâm của Hêghen - hệ thống coi giới tự nhiên là sự tồn tại khác của tinh thần.
Phoiơbắc chỉ ra rằng triết học mới này phải có tính chất nhân bản, phải kết hợp với
khoa học tự nhiên.
Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbắc là xoá bỏ sự tách rời giữa tinh thần
và thể xác do triết học duy tâm và triết học nhị nguyên tao ra. Mặt tích cực trong triết
học nhân bản của Phoiơbắc còn ở chỗ ông đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo
chính thống của đạo thiên chúa, đặc biệt là quan niệm về Thượng đế. Trái với các
quan niệm tôn giáo và thần học cho rằng Thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định
chính con người tạo ra Thượng đế. Khác với Hêghen nói về sự tha hoá của ý niệm
tuyệt đối. Phoiơbắc nói về sự tha hoá của bản chất con người vào Thượng đế. Ông lập
luận rằng bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa
là hướng tới cái gì đẹp nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong
thực tế những cái đó co người không đạt được nên đã gửi gắm tất cả ước muốn của
mình vào hình tượng Thượng đế; từ đó ông phủ nhận mọi thứ tôn giáo và thần học về
một vị Thượng đế siêu nhiên đứng ngoài sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống
con người.
Tuy nhiên, triết học nhân bản của Phoiơbắc cũng bộc lộ những hạn chế. Khi
ông đòi hỏi triết học mới - triết học nhân bản - phải gắn liền với tự nhiên thì đồng thời
đã đứng luôn trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc
về con người và xã hội.
Công lao to lớn của Phoiơbắc còn ở chỗ, ông không chỉ đấu tranh chống chủ
nghĩa duy tâm mà còn đấu tranh chống lại những người duy vật tầm thường. Ông đã
có quan niệm đúng đắn là, không thể quy các hiện tượng tâm lý về các quá trình lý –
hoá; công nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới. Ông đã kịch liệt phê
phán những người theo chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết. Trong sự phát
triển lý luận nhận thức duy vât, Phoiơbắc đã biết dựa vào thực tiễn là tổng hợp những
yêu cầu về tinh thần, về sinh lý mà chưa nhận thức được nội dung cơ bản của thực tiễn
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 30
là hoạt động vật chất của con người, là lao động sản xuất vật chất, đấu tranh giai cấp
và hoạt động thực tiễn của nó là cơ sở của nhận thức cảm tính và lý tính.
Như vậy, Phoiơbắc đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử đấu tranh của
chủ nghĩa duy vật chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Ông đã vạch ra mối liên
hệ giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, chỉ ra sự cần thiết phải đấu trnah loại bỏ tôn
giáo hữu thần, coi đó là sự tha hoá bản chất của con người. Ông đã có công khôi phục
và phát triển chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII, XVIII.
Tuy nhiên trong lúc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của triết học Hêghen,
Phoiơbắc lại vứt bỏ luôn phép biện chứng của Hêghen. Cũng như các nhà triết học
giai đoạn trước Mác, Phoiơbăc rơi vào duy tâm khi giải quyết các vấn đề xã hội.
Mặc dù triết học của Phoiơbắc có những hạn chế, nhưng cuộc đấu tranh của
ông chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung đã có ý nghĩa lịch sử to lớn. Vì
vậy, triết học của Phoiơbắc trở thành một trong những nguồn gốc lý luận của chủ
nghĩa Mác.
I.4.4. Nhận định chung
Triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn nhưng nó đã tạo
ra những thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học. Trước hết, nó đã từng bước khắc
phục những hạn chế siêu hình của triết học duy vật thế kỷ XVII, XVIII. Thành quả lớn
nhất của nó là những tư tưởng biện chứng đã đạt tới trình độ một hệ thống lý luận –
điều mà phép biện chứng cổ đại Hy Lạp đã chưa đạt tới và chủ nghĩa duy vật thế kỷ
XVII – XVIII cũng không có khả năng tạo ra.
Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của triết học cổ điển Đức là tính chất duy tâm
khách quan của Hêghen, còn về chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc thì xét về thực chất
không vượt qua được trình độ chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII Tây Âu.
Những hạn chế và thành quả của triết học cổ điển Đức đã được triết học Mác
khắc phục, kế thừa và nâng lên một trình độ mới của chủ nghĩa duy vật hiện đại.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 31
CHƯƠNG II. TƯỞNG CON NGƯỜI, XÃ HỘI TRONG TRIẾT HỌC
PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI TỚI CẬN ĐẠI
II.1. Tư tưởng con người, xã hội trong Triết học Hy Lạp cổ đại
II.1.1 Tư tưởng con người
Triết học phương Tây nói chung nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề về con người
để làm tăng thêm sức mạnh cho con người nhằm chinh phục thế giới khách quan. Triết
học phương Tây đã tập trung nghiên cứu con người một cách khá toàn diện, mà đặc
biệt là đề cao con người, con “con người là trung tâm của vũ trụ”, là “thước đo của
vạn vật”; chú ý đến những phẩm chất tự nhiên và tự do của con người. Quan điểm về
con người trong triết học phương Tây thể hiện rõ nét qua các thời kỳ với hai khuynh
hướng duy vật và duy tâm rất rõ nét, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển rực rỡ của
Triết học Hy Lạp cổ đại. Chúng ta có thể lược khảo các quan điểm về con người trong
triết học Hy Lạp cổ đại qua tư tưởng của các triết gia tiêu biểu sau đây.
Heraclit
Về nhân bản học. Heraclit quan điểm rằng con người là sự thống nhất cả hai mặt
đối lập ẩm ướt và lửa. Linh hồn của con người là biểu hiện của lửa. Lửa đưa con người
đến điều thiện, làm cho con người trở nên hoàn hảo, lửa là thôi thúc ở trong tim để ngăn
ngừa những cám dỗ vì chống lại khoái cảm còn khó hơn chống lại sự giận dữ.
Về mặt nhận thức. Theo ông, nhận thức khởi đầu từ cảm tính thông qua các
giác quan để con người nhận thức các sự vật cụ thể. Ông cũng nhận thấy vai trò không
giống nhau giữa các giác quan trong nhận thức “mắt và tai là người thầy tốt nhất
nhưng mắt tốt hơn tai”. Ông chia nhận thức thành hai cấp độ là nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính chỉ là sự tiếp cận với logos nhưng không chắc
chắn. Nhận thức lý tính là con đường đạt tới chân lý nên ông đề cao.
Đêmôcrit
Theo ông, con người là một loại động vật, nhưng về khả năng có thể học được
bất kỳ cái gì nhờ có tay chân, cảm giác và năng lực trí tuệ trợ giúp. Đêmôcrit đứng
trên lập trường vô thần phủ nhận thượng đế và thần linh; thần chỉ là sự nhân cách hóa
hiện tượng tự nhiên hay thuộc tính của con người. Theo ông, linh hồn không phải là
cái siêu vật chất, mà là cái bản nguyên bằng lửa trong cơ thể; nó cũng được cấu tạo từ
các nguyên tử hình cầu giống như lửa và có tốc độ vận động lớn hơn các nguyên tử
khác. Sự sống và con người không phải do thần thánh tạo ra mà là kết quả của quá
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 32
trình biến đổi của chính tự nhiên, được phát sinh từ những vật thể ẩm ướt dưới tác
động của nhiệt độ. Trong đó, nhận thức của người ta bắt nguồn từ cảm giác. Nhờ sự
vật tác động vào các giác quan mà ta có cảm giác về chúng. Những cảm giác này có
nội dung chân thật, nhưng không đầy đủ, không sâu sắc, nó chỉ là sự phản ánh cái vỏ
bên ngoài của sự vật, chưa phản ảnh được bản chất của sự vật. Bởi vì, nó chỉ phản ánh
được mùi vị, âm thanh, mầu sắc, hình dáng của sự vật, mà không phản ánh được
nguyên tử và chân không.
Platon
Platon mô tả linh hồn được cấu thành từ ba yếu tố: lý trí, tinh thần và dục vọng.
Trước hết, có sự ý thức về một mục tiêu hay giá trị, đây là hành vi của lý trí. Kế đến
có một lực thúc đẩy hành động, đó là tinh thần, ban đầu mang tính trung lập, nhưng
rồi ngã theo đường của lý trí. Sau cùng, có ham muốn những điều về thân xác, đó là
dục vọng. Như ông đã minh họa hình ảnh này trong quyển Phaedrus là người đánh xe
có hai con ngựa kéo, bánh xe không thể đi đâu nếu không có hai con ngựa, vì vậy cả
ba phải liên kết với nhau và làm việc chung với nhau để đạt các mục tiêu chung. Cũng
thế đối với linh hồn con người, lý trí hoạt động cùng với tinh thần và dục vọng, và tác
động trên chúng. Lý trí phải điều khiển tinh thần và dục vọng.
Theo ông, ba yếu tố cấu thành linh hồn được phân làm hai phần: : lý tính và phi
lý tính. Phi lý tính gồm hai phần: tinh thần và dục vọng. Phần lý tính được tạo dựng
bởi tạo hóa – linh hồn của vũ trụ; phi lý tính được tạo dựng bởi các thần linh. Phần phi
lý tính là phần không hoàn hảo, nó kéo linh hồn rơi xuống nhập vào thân xác. Vì vậy,
linh hồn muốn tìm về chỗ cũ của nó, nó phải hướng thượng. Chính vì thế mà đạo đức
học của Platon là đi từ trên xuống mà mình phải bắt chước. Linh hồn có một bản chất
bất trị và xấu nơi những thành phần phi lý tính của nó, nguyên nhân của cái ác đã tồn
tại ngay từ tình trạng tiền hiện hữu của linh hồn.
Linh hồn là hoàn hảo theo bản tính. Khi linh hồn từ bỏ thế giới hình thức nhập
vào thân xác, nó đi từ thế giới cái một sang thế giới của cái nhiều. Linh hồn trôi dạt
giữa biển cả rối rắm của muôn vàn sự vật và chịu tác động của mọi thứ sai lạc do bản
chất lừa dối của các sự vật. Trong thân xác linh hồn cảm nghiệm cảm giác ham muốn,
lạc thú, đau đớn cũng như sợ hãi và tức giận. Linh hồn cũng cảm nhận được sự yêu
thích với một loạt những sự vật đa dạng từ miếng ăn đơn sơ nhất đến nếm cảm sự ngọt
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 33
ngào của tình yêu, chân lý, cái đẹp thuần túy và vĩnh cửu. Thân xác như một chướng
ngại vật khó chịu đối với linh hồn, tinh thần và dục vọng. Khi nhập vào thân xác, sự
hài hòa ban đầu của các phần khác nhau của linh hồn tiếp tục bị đảo lộn, trí thức trước
kia bị bỏ quên mà tính trì truệ của thân xác như là một chướng ngại vật khó chịu làm
cản trở sự phục hồi tri thức.
Vậy làm thế nào để phục hồi đạo đức đã mất? Platon cho rằng: Lý trí phải dành
lại quyền điều khiển các phần phi lý tính của bản ngã. Chỉ tri thức mới có khả năng
tạo ra đức hạnh, bởi vì chính sự ngu dốt hay tri thức sai lạc đã tạo ra cái ác. Trí thức
nằm sâu trong kí ức trí khôn. Những gì linh hồn biết trước kia bây giờ nhớ lại. Nó di
chuyển từ bóng tối ra ánh sáng, từ mê muội sang hiểu biết. Phải có một tác nhân bên
ngoài giúp linh hồn thức tỉnh, bắt linh hồn đứng dậy, quay lại… và vươn tới ánh sáng.
Khi trí khôn đi từ mức độ thấp lên cao, nó dần nhớ lại những gì nó đã biết trước đây
và cần thiết phải biết để đạt sự hòa hợp nội tâm. Sự phát triển đạo đức song song với
tri thức của người ấy, vì sự tăng trưởng tri thức làm gia tăng tình yêu đối với chân,
thiện và mỹ (cái đẹp). Đức hạnh là tri thức, vì đó là hành trình đi tìm kiếm khôn ngoan
để biết hành động nào là đúng thật sự, tri thức đích thực về những hậu quả của mọi
hành vi, đức hạnh là sự hoàn thành một chức năng độc đáo.
Như thế, đức hạnh như sự hoàn thành chức năng. Đời sống tốt lành là đới sống
có sự hài hòa nội tâm, an lạc và hạnh phúc. Lý trí có một chức năng và chỉ tốt khi nó
hạnh động đúng. Dục vọng có chừng mực, không lấn lướt lý chí, quân bình trong lạc
thú và ước muốn sẽ dẫn tới đức hạnh tiết độ. Ý chí thuộc phần tinh thần của linh hồn,
giữ giới hạn và chừng mực, tránh hành động nông nỗi, trở thành sức mạnh đáng tin
cậy dẫn tới đức hạnh can đảm. Lý trí không để mình bị khuấy động bởi những dục
vọng dẫn tới đức hạnh khôn ngoan. Tiết độ là sự kiểm soát hợp lý các dục vọng. Can
đảm là sự sai khiến hợp lý của tinh thần. Mỗi phần hoàn thành chức năng chuyên biệt
của mình sẽ dẫn tới đực hạnh công bằng. Công bằng là đức hạnh tổng hợp, nó phản
ánh sự đạt tới an lạc hài hòa nội tâm của con người. Điều này chỉ đạt được khi mỗi
phần của linh hồn hoàn thành đúng chức năng của mình. Như vậy, công bằng là sự hài
hòa bên trong linh hồn giữa ba quan năng: lý trí, tinh thần và dục vọng. Công bằng là
tạo điều kiện cho con người hoàn thành chức năng của mình.
Arixtốt
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 34
Arixtốt cho rằng con người có phần linh hồn và phần thể xác, tựa như mỗi sự
vật đều được hình thành từ vật chất và hình thức. Ông phê phán Platon xem “thể xác
chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn bất tử ". Theo ông, linh hồn không có trong cơ
thể chết; không thể có linh hồn nếu không có vật chất. Nhưng ông lại chia linh hồn
làm 3 loại: linh hồn thực vật có hoạt động nuôi dưỡng và sinh sản; linh hồn động vật
có khả năng cảm ứng với môi trường xung quanh; linh hồn con người có hoạt động lý
tính, đây là loại linh hồn cao nhất. Trong con người có cả ba loại linh hồn nói trên.
Khi người ta chết, riêng linh hồn lý tính còn tồn tại bất diệt. Quan niệm về linh hồn
như trên chứng tỏ rằng Arixtốt là nhà triết học không triệt để, vừa phê phán Platon,
vừa kế thừa quan điểm duy tâm của Platon.
Lý luận về nhận thức của Arixtốt là đỉnh cao của sự phát triển các tư tưởng về
nhận thức luận thời cổ đại Hy Lạp. Ông đã đặt ra những vấn đề hệ trọng về nhận thức
luận, như các vấn đề: đối tượng của nhận thức, khả năng nhận thức của con người, vấn
đề chân lý và khoa học về tư duy. Điểm đặc sắc trong lý luận nhận thức của ông là
phương pháp suy luận ba bước (tam đoạn luận) của lôgíc hình thức. Ông là người thừa
hưởng triết lý sâu sắc của Platon, tuy nhiên khác với Platon coi ý niệm là đối tượng
của nhận thức, ông khẳng định rằng thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức, là
nguồn gốc của kinh nghiệm; tự nhiên là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai. Theo
ông, mọi tri thức đều bắt nguồn từ cảm giác về những sự vật đơn nhất được khái quát
lại mà có.
Đạo đức học của Arixtôt phản ánh rõ nhất lập trường giai cấp của ông. Ông cho
rằng, đạo đức phải phục vụ quyền lợi của nhà nước, hành vi nào làm suy yếu nhà nước
là không có đạo đức. Đạo đức phải gắn liền với hành vi của con người, tiêu chuẩn
đánh giá một cá nhân có đạo đức không phải ở lời nói mà là ở hành động. Việc đánh
giá một con người còn dựa trên quan điểm của cá nhân ấy về hạnh phúc. Theo ông,
người nào tuyệt đối hoá sự hưởng thụ vật chất thì không khác gì con vật vì “hạnh phúc
của con người là sự thông thái”. Vì quan niệm của con người về hạnh phúc khác nhau,
đa dạng nên việc đánh giá một con người hết sức phức tạp và khó khăn. Một người có
đạo đức phải có các phẩm chất như: thông thái, dũng cảm, chế ngự dục vọng... tất cả
được chỉ đạo bởi lý trí và còn một phẩm chất nữa là chính nghĩa, trong đó thông thái
là phẩm chất cao nhất. Nông dân có phẩm chất chủ yếu là chế ngự dục vọng, nhà nước
phải tạo điều kiện cho họ phát huy phẩm chất này. Nô lệ không có phẩm chất đạo đức.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 35
Trong quan hệ ứng xử giữa người và người thì phẩm chất tối ưu là trung vị (dũng cảm,
khiêm tốn, hào phóng...) là sự kết hợp của hai yếu tố đối lập nhau là liều lĩnh, khoe
khoang, hoang phí... và nhút nhát, tự ti, hà tiện...
Socrates
Triết học của ông khác với các nhà triết học trước đó. Các nhà triết học trước
nghiên cứu về giới tự nhiên nhưng ông dành phần lớn vào việc nghiên cứu về con
người, về đạo đức, về nhân sinh quan. Triết học không gì khác hơn là sự nhận thức
của con người về chính mình, “con người hãy nhận thức chính mình”. Bắt đầu từ ông,
đề tài con người trở thành một trong những chủ đề trong tâm của triết học phương
Tây. Vì vậy, quan điểm triết học của ông bàn đến vấn đề con người trong đời sống xã
hội mà trước hết là hành vi đạo đức.
Socrates tìm cách khám phá ra các chân lý chung cho con người trong các cuộc
đàm thoại, theo ông để có cuộc đàm thoại được, những người tham gia cuộc đàm thoại
phải có “ngôn ngữ chung” nhất định, ngôn ngữ đó mang tính khách quan, nhờ đó con
người mới khám phá ra chân lý một cách đích thực mà ai cũng phải thừa nhận. Theo
ông ý thức của con người trong cuộc đàm thoại, ngoài yếu tố chủ quan, còn có một nội
dung khách quan, có tri thức phổ biến mang tính tổng quát. Đó là những tri thức
chung mà mỗi con người chúng ta có được bằng nỗ lực của mình.
Nhận thức luận của ông chủ yếu là thể hiện qua đạo đức của con người. Đạo đức
học của ông mang tính chất duy lý, ông thừa nhận Đạo Đức và Tri Thức thống nhất là
một “ Mỗi điều thiện đó là tri thức và mỗi điều ác đó là sự dốt nát”, mỗi hành vi vô
đạo đức đều là kết quả của sự dốt nát của chúng ta. Ông cho rằng cai thiện phổ biến là
cơ sở của đạo đức, là tiêu chuẩn của đức hạnh, muốn tuân thủ theo cái thiện thì phải
nắm bắt được nó, hiểu nó, để phát hiện được cái phổ biến, phải có phương pháp tìm ra
chân lý thông qua các cuộc tranh luận.
II.1.2 Tư tưởng về xã hội
Đêmôcrite
Đêmôcrit đứng trên lập trường của chủ nô dân chủ, bảo vệ nền dân chủ Aten
chống lại chế độ chuyên chính. Ông cho rằng “cái nghèo trong chế độ dân chủ cũng
quý hơn cái hạnh phúc của công dân dưới thời quân chủ y như là tự do quý hơn nô lệ”.
Nhưng do xuất thân từ tầng lớp chủ nô nên ông chỉ đề cập đến dân chủ của chủ nô và
công dân tự do; còn nô lệ phải biết tuân theo người chủ. Ông coi nhà nước là trụ cột
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 36
của xã hội, cần phải xử lý nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật hay các chuẩn
mực đạo đức.
Trong quan điểm chính trị, xã hội của mình, Đêmôcrit tập trung vào các vấn đề
đạo đức và nhà nước, từ đó chú tâm lý giải những động lực, sự phát triển của xã hội
loại người. Ông cho rằng khi tổ tiên của loài người thoát ra khỏi thế giới động vật thì
đời sống của họ hết sức mông muội, họ sống thành những bầy đàn khác nhau, bị tự
nhiên chi phối hoàn toàn. Điều này dẫn tới những hệ quả: Ban đầu con người tìm kiếm
thức ăn để thoả mãn nhu cầu sống, chưa có ý thức dự trữ và tích luỹ thức ăn (tư tưởng
và hành động tư hữu) do vậy con người sẽ bị thiếu thức ăn vào những thời điểm mà
thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt. Về sau này, dần dần người ta đã biết tích luỹ, dự trữ
thức ăn và biến nó thành thói quen. Do con người sống thành những bầy đàn khác
nhau, lượng tài sản tư hữu không giống nhau nên xảy ra tranh giành giữa các thành
viên trong bầy đàn và giữa các bầy đàn. Con người trở nên có tư tưởng chiếm đoạt và
tư hữu, đây là một bước phát triển mới của xã hội loài người. Cũng do thời tiết khắc
nghiệt nên con người nảy sinh nhu cầu mặc quần áo che chắn cơ thể, đây cũng là một
bước tiến đáng kể của lịch sử. Dần dần họ biết dùng lửa sưởi ấm và làm chín thức ăn.
Thêm một bước nữa, họ có ngôn ngữ để cố kết các mối quan hệ, trao đổi thông tin,
tiếng nói trước hết là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, các bầy đàn khác nhau có sự
mô phỏng khác nhau nên xuất hiện các ngôn ngữ khác nhau. Tất cả những bước tiến
này là do hoàn cảnh sống, nhu cầu tồn tại, tính cách... tạo ra. Như vậy, dù triết học của
ông còn mang tính thô sơ, chất phác, nhưng với những thành tựu triết học rực rỡ của
mình, Đêmôcrit đã đưa chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại lên một đỉnh cao mới.
Platon
Trong tác phẩm Nước cộng hoà (Chính thể cộng hoà), Platon chia linh hồn làm
ba bộ phận: lý tính hay trí tuệ, xúc cảm và cảm tính. Tương ứng với ba bộ phận ấy là
ba hạng trong xã hội. Hạng thứ nhất, là các nhà triết học, nhà thông thái. Hạng này lý
tính giữa vai trò chủ đạo, thích hợp với việc lãnh đạo nhà nước. Hạng thứ hai, là
những người lính, võ sĩ mà linh hồn của họ tràn đầy xúc cảm gan dạ, biết phục tùng lý
trí và nghĩa vụ, thích hợp với việc bảo vệ an ninh của nhà nước cộng hoà. Hạng thứ
ba, là đại chúng, gồm những người nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Hạng này
linh hồn của họ không đi xa hơn những khát vọng cảm tính thích nghi với lao động
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 37
chân tay, làm ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống của nước cộng hoà. Vì vậy, công
lý là ở chỗ mọi người phải sống đúng vị trí của mình.
Để duy trì trật tự xã hội, Platon cho rằng sự tồn tại của nhà nước là cần thiết,
nhưng ba hình thức nhà nước hiện nay đều xấu. Một là nhà nước của bọn vua chúa
xây dựng trên khát vọng làm giầu, ham danh vọng, đưa đến chiến tranh. Hai là, nhà
nước quân phiệt của một số ít người giầu có, áp bức số đông, đưa đến tội ác. Ba là,
nhà nước dân chủ đem lại quyền lực cho số đông; đó là một nhà nước tồi tệ.
Platon nêu lên mô hình một nhà nước mà ông cho là lý tưởng, đó là nhà nước
cộng hoà vì nó được xây dựng với ba đẳng cấp (tương ứng với ba loại linh hồn, ba
phẩm chất đạo đức) là đẳng cấp cai trị (có linh hồn trí tuệ, phẩm chất thông thái và
chủ yếu là các triết gia), đẳng cấp vệ quân (bảo vệ bộ máy cai trị và an ninh xã hội, có
phẩm chất dũng cảm, trung thành), đẳng cấp nông dân và thợ thủ công (có nhiệm vụ
tạo ra vật chất nuôi sống xã hội, có phẩm chất cần cù, chịu khuất phục và chế ngự dục
vọng) Trong nhà nước ấy, quan hệ bất bình đẳng giữa các hạng người phải được duy
trì, bởi vì nó hợp với tự nhiên, hợp với sự phân công trong xã hội. Sự tồn tại của nhà
nước lý tưởng phải dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất và sự phân công hài
hoà giữa các nghề trong xã hội. Để khắc phục sự phân chia giàu nghèo, cần xoá bỏ gia
đình và tư hữu. Trẻ con sinh ra được đưa vào các cơ quan giáo dục riêng, lựa chọn
những đứa trẻ khỏe mạnh, nuôi dưỡng chúng để trở thành vệ binh. Các nhà thông thái,
triết học sẽ được lựa chọn trong số vệ binh này.
Quan niệm về một nhà nước lý tưởng trên đây của Platon chứa đựng nhiều mâu
thuẫn. Một mặt, ông muốn xoá bỏ tư hữu, mặt khác, ông lại chủ trương duy trì sự bất
bình đẳng giữa các hạng người. Một mặt, ông đề cao hình thức cộng hoà, mặt khác
ông lại ra sức bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô quý tộc, chống lại nhà nước dân chủ
Aten. Nhà nước mà ông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại.pdf