Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh? Vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới hiện nay?
Vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, người cộng sản, người thầy của cách mạng
Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đó là
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã đi xa nhưng để lại cho dân tộc ta di sản
tinh thần to lớn. Những tư tưởng và đạo đức của Người là sự kết tinh
những giá trị truyền thống của dân tộc, những tinh hoa văn hóa của nhân
loại và thời đại. Suốt cả cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành chọn
cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân, trong đó, Người quan tâm
nhiều nhất đó là nâng cao đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh để Đảng ta xứng đáng "là đạo đức, là văn minh".
I. Khái niệm tư tưởng, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan niệm của Hồ Chí
Minh về Đảng Cộng Sản Việt Nam.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam
trong sạch vững mạnh.
1. Xây dựng Đảng-quy luật tồn tại phát triển của Đảng.
2. Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam
III. Nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
Cộng Sản Việt Nam trong sạch vững mạnh trong công cuộc đổi mới
hiện nay.
13 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh Vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, tư tưởng có nghĩa là một
hệ thống những quan điểm, quan niệm luận điểm được xây dựng trên
một nền tảng triết học nhất quán
+) Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết
quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin
vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các già trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân
ta giành thắng lợi, là tài sản to lớn của Đảng và dân tộc ta”.
• Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản Việt Nam
+) Hồ Chí Minh cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam “là người
lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”
+) Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định thắng
lợi của cách mạng Việt Nam
Bởi lẽ, Cách mạng trước hết “Phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận
động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và
vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công,
cũng như người cầm lái có vững thì con thuyền mới chạy.”
(trích trong tác phẩm “Đường cách mệnh” của Hồ Chí Minh)
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam
trong sạch vững mạnh.
Hồ Chí Minh là người sáng lập, đồng thời là người giáo dục và rèn luyện
Đảng Cộng Sản (ĐCS) Việt Nam trong gần 40 năm. Người đã vận dụng
một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin dựa trên tình hình thực tiễn dân
tộc, để xây dựng hệ thống các quan điểm , tư tưởng về Đảng Cộng Sản và
xây dựng Đảng Cộng Sản trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong
kiến, nền nông nghiệp còn nhiều lạc hậu với các đặc điểm văn hóa truyền
thống phương ĐôngTrong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
Cộng Sản Việt Nam trong sạch vững mạnh chiếm một vị trí dặc biệt quan
trọng trong toàn bộ di sản của Người. Hệ thống quan điểm của Người về
vấn đề này gồm 2 nội dung chủ yếu sau:
Ø 1. Xây dựng Đảng-quy luật tồn tại phát triển của Đảng.
• Xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền với sự tồn tại của Đảng;
còn Đảng còn hoạt động, còn phải xây dựng chỉnh đốn
• Xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên, vừa
cấp bách vừa lâu dài.
Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn:
Thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân Đảng là yêu cầu của sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Trong điều kiện cách mạng
chuyển sang giai đoạn mới càng cần quan tâm đến công tác xây dựng
Đảng; là “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”. Đảng tự
đổi mới, tự chỉnh đốn trên những nội dung sau đây:
+) Một là, tăng cường công tác xây dựng Đảng cả về chính trị,
tư tưởng, tổ chức, phương thức lãnh đạo, đạo đức, lối sống
+) Hai là, luôn luôn chú ý đề phòng và khắc phục những biểu
hiện tiêu cực, thoái hoá, biến chất; giữ gìn Đảng thật trong sạch,
vững mạnh. “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là
một Đảng hỏng”.
+) Ba là, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên để đội
ngũ này luôn luôn toàn tâm, toàn ý phục vụ Tổ quốc, phục vụ
cách mạng, phục vụ nhân dân.
+) Bốn là, Đảng phải vươn lên đáp ứng kịp yêu cầu của tình
hình và nhiệm vụ mới. Để làm được việc đó, Đảng phải phát
huy dân chủ trong nội bộ, phát huy và tập hợp được trí tuệ của
toàn Đảng, phấn đấu thực sự trở thành “đạo đức, văn minh”.
!“Một dân tộc, một Đảng va mỗi con người, ngày hôm qua là
vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định là hôm nay và ngày mai
vẫn được mọi người yêu quý và ca ngợi,nếu lòng dạ không trong
sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” – Hồ Chí Minh. Nhận định đó
là một chân lý.vì vậy quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng mang
tính quy luật và là nhu cầu tồn tại, phát triển của Đảng ta. Đổi mới,
chỉnh đốn Đảng làm cho toàn Đảng có đủ sức lái con thuyền cách
mạng Việt Nam tiến về phía trước, vượt qua những khúc quanh thử
thách.
Ø 2. Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam
Cần chú trọng nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam
theo 4 yếu tố sau:
• Xây dựng Đảng về tư tưởng lý luận:
Cách mạng cần có Đảng.“Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa
làm cốt”.Cách mạng Việt Nam “trước hết phải có Đảng cách mệnh”.
“Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt”. “Chủ nghĩa” mà
Người đề cập ở đây là chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành cái “cốt”, thành nền tảng
tư tưởng và là kim chỉ nam của mọi hành động của Đảng cộng sản
Việt Nam
+) Việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin
phải luôn phù hợp với từng đối tượng.
+) Việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin phải phù hợp với từng
hoàn cảnh.
+) Trong quá trình hoạt động,Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa
những kinh nghiệm tốt của các Đảng khác, đồng thời Đảng ta phải
tổng kết những kinh nghiệm của mình để bổ sung c hủ nghiã Mác
– Lênin .
• Xây dựng Đảng về chính trị
Tư tưởng Hồ Chí Minh tronh xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội
dung, trong đó đường lối chính trị là một vấn đền cốt tử trong sự tồn
tại và phát triển của Đảng.
+) Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn cần coi trọng
những vấn đề đường lối chính trị dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, vận dụng nó vào từng hoàn cảnh cụ thể trong
từng thời kì
+) Học tập kinh nghiệm của các Đảng Cộng Sản anh em, nhưng
phải tính đến điều kiện cụ thể của đất nước.
+) Đảng phải thật sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ tham mưu
sáng suốt của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc .
+) Đảng phải đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác
– Lênin. Có như vậy đội ngũ cán bộ của Đảng mới tránh được
những sai lầm gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với đất nước.
• Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, cán bộ:
+) Hệ thống tổ chức của Đảng: Hồ Chí Minh khẳng định sức
mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức. Muốn Đảng vững mạnh, cần
xây dựng hệ thống tổ chức từ trung ương tới cơ sở thật chặt chẽ, có
tình kỷ luật cao. Đồng thời ngưoif cũng rất coi trọng vai trò của chi
bộ - một tổ chức hạt nhân của Đảng
+) Các ngyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng: dựa trên 5 nguyên tắc:
iii. Tập trung dân chủ
- Phải nhận thức rõ đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất
trong tổ chức và sinh hoạt đảng. Tập trung và dân chủ luôn luôn đi
đôi với nhau.
- Tập trung trên nền tảng phát huy dân chủ thật sự trong Đảng. Dân
chủ là cơ sở của tập trung, dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung.
Nội dung cơ bản của tập trung là: Thiểu số phải phục tùng đa số,
cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương, tất
cả mọi đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của tổ
chức Đảng.
- Nội dung cơ bản của dân chủ là: Phải mở rộng và thực hành dân
chủ trong Đảng, làm cơ sở mở rộng, phát huy dân chủ ngoài xã hội.
- Đề phòng và chống các biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, hách
dịch, chụp mũ, trù dập ý kiến của người khác; đồng thời cũng cần
đề phòng và chống những biểu hiện của dân chủ “quá trớn”.
ii, Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
- Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách có quan hệ khăng khít với
nhau, là hai vế làm thành một chỉnh thể thống nhất trong nguyên
tắc sinh hoạt Đảng.
- Tập thể lãnh đạo là để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều
người.
- Cá nhân phụ trách là để xác định rõ trách nhiệm thực hiện, nâng
cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Chống thói dựa dẫm tập thể, không dám làm, không dám chịu trách
nhiệm; đồng thời chống độc đoán, cá nhân, coi thường tập thể.
- Việc thực hiện nguyên tắc này càng quan trọng trong điều kiện
Đảng cầm quyền, nhiều đảng viên có chức, có quyền.
iii. Tự phê bình và phê bình
- Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng:
- Mục đích của tự phê bình và phê bình là: Làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất
dần đi; làm cho các tổ chức Đảng luôn luôn trong sạch, vững mạnh;
để tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng; để các tổ
chức Đảng và đảng viên luôn luôn hoàn thiện mình, phấn đấu hoàn
thành nhiệm vụ Tổ quốc và nhân dân giao cho.
iv. Kỷ luật, nghiêm minh, tự giác:
- Sức mạnh của một tổ chức cộng sản và của mỗi đảng viên bắt nguồn từ ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
- Tất cả mọi đảng viên đều phải chấp hành Điều lệ Đảng, bình
đẳng trước mọi quyết định, nghị quyết của Đảng.
- Uy tín chung của Đảng và của mỗi đảng viên trong nhân dân bắt nguồn từ sự gương mẫu, tự giác tuân thủ kỷ luật của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của các tổ chức, đoàn thể
nhân dân mà đảng viên đó tham gia.
v. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng
- Thực hiện đoàn kết là trách nhiệm của toàn Đảng. “Các đồng chí
từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí
của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
- Đoàn kết, thống nhất trong Đảng phải dựa trên nền tảng tư
tưởng, cương lĩnh, điều lệ, đường lối, quan điểm, nghị quyết của tổ
chức đảng các cấp; “có lý, có tình “.
+) Cán bộ công tác cán bộ của Đảng:
- Người cán bộ là mắt khâu trung gian nối liền Đảng, nhà nước với
nhân dân. Do đó đào tạo cán bộ là công tác gốc của Đảng.Phải quan
tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để
Đảng xứng đáng “là đạo đức là văn minh”
• Xây dựng Đảng về đạo đức
Một Đảng chân chính phải có đạo đức. Có một đạo đức trong sáng
đạo đức mang bản chất cách mạng thấm nhuần chủ nghĩa Mác –
Lênin la mục tiêu, lý tưởng của Đảng, cũng là tư cách số một của
Đảng cầm quyền. Muốn làm được như vậy cần coi trọng giáo dục
đạo đức cách mạng trong việc tu dưỡng, rèn luyện cán bộ, Đảng
viên.
• Tăng cưởng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân
+) Đảng ta gắn bó với dân vì “Đảng là con nòi của nhân dân”; mục
đích của Đảng là “Đoàn kết toàn dân phụng sự Tổ quốc”.
+) Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân. Mỗi đảng viên phải bằng hành động thực tế
của mình để có niềm tin yêu của nhân dân, chứ không phải “dán
lên trán hai chữ cộng sản” là được dân tin, dân yêu, dân kính, dân
phục.
+) Đảng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với dân; phải “
không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”
+) Đảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu rõ tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân; tổ chức và vận động nhân dân tham
gia xây dựng Đảng.
III. Nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
Cộng Sản Việt Nam trong sạch vững mạnh trong công cuộc đổi mới
hiện nay.
Hiện nay nước ta đang bước vào giai đoạn mới, công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân tộc ta đang đứng
trước nhiều cơ hội, nhưng cũng đứng trước nhiều thử thách, khó khăn.
Trong hoàn cảnh mới cần nâng cao năng lực của Đảng để ngang tầm với
các nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra của lịch sử
Với nhận thức chung đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng hiện nay cần tập trung vào
những nội dung, công việc chính sau đây:
Một là; Nâng cao phẩm chất trí tuệ của Đảng xây dựng hoàn thiện
đường lối đổi mới, đề ra các chủ trương giải pháp phù hợp cho giai đoạn
phát triển mới;
Đảng ta là Đảng cầm quyền. Năng lực cầm quyền của Đảng là sự tổng
hòa trình độ, khả năng, bản lĩnh chính trị để giải quyết các yêu cầu, nhiệm
vụ do tình hình đất nước và thế giới đặt ra, nhằm lãnh đạo toàn dân thực
hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”.
Hai là; Quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, thực sự coi xây dựng
Đảng là nhiệm vụ then chốt ở tất cả các ngành các cấp;
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sự suy yếu, thoái hóa, biến chất của tổ
chức Đảng, làm cho vai trò cầm quyền của Đảng bị suy giảm, có thể dẫn
đến mất ổn định chính trị - xã hội là một nguy cơ lớn. Chăm lo xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện tiên quyết để giữ vững ổn định
chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Toàn Đảng phải quán triệt đầy đủ quan điểm xây dựng Đảng là nhiệm vụ
then chốt
1. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn, thu hút và phát huy tiềm năng trí tuệ của toàn dân tộc. Trong thực
hiện nhiệm vụ này, cần quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh: Xây dựng xã hội
mới là công việc “rất to lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang.
Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ nầy cần phải động
viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của
toàn dân”;
2. Cần đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay,
xậy dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ đức đủ tài, đầy tinh thần trách
nhiệm trước Đảng, trước dân tộc, năng động, dám nghĩ, dám làm,...không
chỉ là sự quan tâm, phát huy nhân tố con người trong Đảng, mà còn để
phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, vấn đề có ý nghĩa quyết định đến
thành bại của cả sự nghiệp cách mạng;
3. Kiên quyết đấu tranh, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tiêu cực khác
ở trong Đảng và ngoài xã hội.
Ba là; Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng;
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng hiện nay phải tăng cường sự
lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc các đoàn thể chính trị xã hội,
Đảng tiếp thu những ý kiến của các tổ chức để bổ xung, phát triển, điều
chỉnh đường lối, chủ trương;
Bốn là; Giải quyết tốt mối quan hệ với dân, Tư tưởng Hồ Chí Minh về
chủ trương tập hợp tất thảy những người yêu nước vào sự nghiệp cách
mạng, xậy dựng mối quan hệ mấu thịt giữa Đảng với dân có ý nghĩa lớn
về lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng đảng, cần được quán triệt
và tổ chức thực hiện tốt ở tất cả các cấp, các ngành; phải lấy lợi ích đa số
nhân dân làm mục đích, các chính sách ban hành phải có mục tiêu, cán bộ
đảng viên công chức phải là công bộc của dân;
Năm là; Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp theo quy định điều lệ
đảng;
Có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hoàn thành nhiệm
vụ được giao, uy tín trong Đảng, trong xã hội, có tư duy đổi mới, khả
năng tiếp cận nắm bắt sử lí các vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh khả năng
đoàn kết quy tụ vận dụng tốt tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh là đạo đức, là văn minh.
Bản thân tôi là Đảng viên, trước hết tôi rất tâm đắc về nghiên cứu, tìm
tòi và học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, nhằm để nhận xét và đánh lại bản
thân mình trong thời gian học tập, để khắc phục những cái chưa đạt được
và có định hướng phát huy những mặt tốt hơn trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó những ưu điểm, nhược điểm của bản thân cần phải thẳng
thắn, mạnh dạn, cương quyết nhìn nhận hơn nữa như tự phê bình và phê
bình, còn né tránh, cả nể, chưa kiên quyết, dứt khoát. Việc đấu tranh, tự
rèn luyện, tu dưỡng của bản thân còn chưa khoa học, chưa hệ thống. Công
việc nhiều, có lúc chưa thật sự nghiêm túc, chưa sâu sát, chưa tỉ mỉ
Qua đợt học tập chủ đề : “Về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch,
vững mạnh” là đạo đức, là văn mi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_xay_dung_dang_trong_sach_vung.doc