Đề tài Tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người nội trợ

LỜI NÓI ĐẦU . 2

Chương I CÁC PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN VỆSINH AN TOÀN THỰC

PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ. 3

1.1 Phát động cuộc thi “VỆSINH AN TOÀN THỰC PHẨM GIÀNH CHO

QUÝ BÀ NỘI TRỢ” . 3

1.2 Tập huấn nâng cao kiến thức vệsinh an toàn thực phẩm cho các bà nội trợ. 3

1.3 Phát động cuộc thi“BẾP SẠCH, THỰC PHẨM AN TOÀN” trong tháng

an toàn thực phẩm. 3

1.4 Dán Poster hướng dẫn cách vệsinh dụng cụnhà bếp, vệsinh cá nhân, tác

hại của ngộ độc thực phẩm. . 3

1.5 Thường xuyên có những tiểu phẩm, bài viết trên các phương tiện thông

tin đại chúng . 3

1.6 Có hình thức xửphạt đối với những đối tượng có hành vi chống đối việc

thực hiện vệsinh an toàn thực phẩm . 3

Chương II LÀM SAO ĐỂTUYÊN TRUYỀN HIỆU QUẢ. 4

Chương III NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN. 5

3.1 Tại sao mọi người phải quan tâm đến vệsinh an toàn thực phẩm?. 5

3.2 Vệsinh an toàn thực phẩm là gì? . 5

3.3 Tình trạng ngộ độc thực phẩm hiện nay . 6

3.4 Vệsinh an toàn thực phẩm là vệsinh những gì?. 7

3.5 Cách lựa chọn thực phẩm . 7

3.6 Cách chếbiến và sửdụng thực phẩm . 12

3.7 Cách bảo quản thực phẩm . 13

NHẬN XÉT . 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 18

pdf19 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người nội trợ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dân về các mối nguy hại từ thực phẩm không an toàn. Nhưng làm thế nào tuyên truyền hiệu quả? Sau đây là một vài biện pháp tuyên truyền cho người nội trợ mà nhóm 2 thu thập. Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ Chương I: CÁC PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẪM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ: 1.1. Phát động cuộc thi “VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM GIÀNH CHO QUÝ BÀ NỘI TRỢ” - Thành phần tham dự là quý bà nội trợ. - Câu hỏi về tình hình ngộ độc thực phẩm hiện nay. - Làm thế nào để hạn chế ngộ độc thực phẩm. - Những loại thực phẩm nào trên thị trường đang là những mối nguy về an toàn thực phẩm. - Làm thế nào ăn thức ăn chế biến sẵn mà không bị ngộ độc. 1.2. Tập huấn nâng cao kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho người nội trợ. - Mỗi năm đều phải tổ chức một lần. - Mục đích cập nhật những thông tin về ngộ độc cho người nội trợ. - Hướng dẫn lựa chọn, chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm một cách an toàn và đúng cách. 1.3. Tuyên dương những hộ gia đình thực hiện được tiêu chí “MÔI TRƯỜNG SẠCH, BẾP SẠCH, SỬ DỤNG THỰC PHẨM AN TOÀN” trong tháng vệ sinh an toàn thực phẩm. - Khen tặng bằng khen đối với các hộ gia đình có nếp sống văn minh. - Tuyên dương các cán bộ, người dân có công tuyên vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm. 1.4. Dán Poster hướng dẫn cách vệ sinh dụng cụ nhà bếp, vệ sinh cá nhân, tác hại của ngộ độc thực phẩm, và mười nguyên tắc vàng của bộ y tế. - Poster phải được dán ở nơi công cộng: bệnh viện, trường học, chợ, siêu thị, …... - Hình thức, nội dung phù hợp, và thể hiện các vấn đề dư luận chú ý như: vệ sinh cá nhân rửa tay sạch để phòng H1N1, không sử dụng thịt gia cầm bệnh, không rõ nguồn gốc để phòng H5N1… 1.5. Thường xuyên có những tiểu phẩm, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, ti vi có chủ đề về ngộ độc thực phẩm, các mặt hàng thực phẩm không an toàn, cách vệ sinh cá nhân, vệ sinh dụng cụ nhà bếp….cách lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm một cách an toàn. Ví dụ: - Các chương trình trên kênh sức khỏe và cuộc sống VTC10... - Các phóng sự về tình hình sữa nhiễm melamine, gia cầm nhiễm virus cúm H5N1.., - Trang wep: trang wep của bộ y tế, sức khỏe và cuộc sống…, 1.6. Có hình thức xử phạt đối với những đối tượng có hành vi chống đối việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Ánh NHÓM II Trang 3 Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ Chương II: LÀM SAO ĐỂ TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆU QUẢ? II. LÀM SAO ĐỂ TUYÊN TRUYỀN HIỆU QUẢ? Việc tuyên truyền để thành công và gây hiệu quả cao: ™ Phía người tuyên truyền phải thực hiện: - Người tuyên truyền phải có uy tính trong xã hội. - Nắm khá rõ về vấn đề và các luận điểm chứng minh,. - Đủ trình độ, khả năng trò chuyện, giải thích và tranh luận với người khác. - Những vấn đề chưa giải thích đượcngười tuyên truyền có thể cùng nhau trao đổi hoặc tìm một lời giải đáp từ người khác. Không nên viết tên web, trả lời trên web cũng chỉ gây hiệu quả ở một thời gian nhất định, với một số người nhất định không gây được sự thu hút từ người nghe. - Buổi tuyên truyền phải sinh động bằng nhiều hình ảnh minh họa: hình ảnh thực phẩm an toàn, thực phẩm không an toàn, những hình ảnh chế biến không hợp vệ sinh. - Luôn phải có sự trao đổi giữa người tuyên truyền và người được tuyên truyền. - Có những phần quà cho người có những đóng góp ý hay vê cách thực hiện vệ sinh an toàn. ™ Phía người nội trợ: Cần tuyên truyền kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người xử lý thực phẩm, nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của họ thực hành các hiểu biết vào suốt quá trình chọn nguyên liệu thực phẩm và chế biến bảo quản thực phẩm do đó người nội trợ cần: - Nhận thức cao về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tiếp thu, thực hiện những biện pháp giúp phòng ngừa ngộ độc, an toàn cho sức khỏe khi sử dụng thực phẩm. Ví dụ: [3] “Đêm hội đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm” ngày 24/8 tại TP HCM do Cục vệ sinh An toàn thực phẩm phối hợp cùng Cty cổ phần truyền thông Tích Hợp VN (Unicom), dưới sự tài trợ chính của nhãn sữa Duchlady đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân thành phố.. GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Ánh NHÓM II Trang 4 Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ Chương III: NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM III. NỘI DU NỘI DUNG NG TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM: 3.1. TẠI SAO MỌI NGƯỜI CẦN QUAN TÂM ĐẾN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM”[5] Theo ông Đồng chí Hồ Sỹ Biên (Chi cục truởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Trị) đã nói: “Chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm tác động trực tiếp thường xuyên đến sức khoẻ, thậm chí tính mạng người sử dụng. Mỗi một quốc gia đều có chính sách quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với đặc thù riêng của quốc gia và hài hoà với xu thế quản lý chung của quốc tế.” Mục đích của vệ sinh an toàn thực phẩm là: Đảm bảo cho người ăn không bị ngộ độc thức ăn_Ngộ độc thức ăn là một bệnh cấp tính xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn hoặc thức ăn có chứa các chất có tính chất độc hại đối với người ăn. Bệnh thường xảy ra có tính chất đột ngột, nhiều người cùng mắc do ăn cùng một loại thức ăn, có những triệu chứng của một bệnh cấp tính biểu hiện bằng nôn mửa, ỉa chảy... kèm theo các triệu chứng khác tuỳ theo từng loại ngộ độc. Do đó mọi người quan tâm đến sức khỏe tức là phải quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm. 3.2. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ?[1] An toàn thực phẩm là sự chắc chắn rằng thực phẩm sẽ không gây hại cho người tiêu dùng khi được chuẩn bị và tiêu thụ theo đúng mục đích sử dụng. GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Ánh NHÓM II Trang 5 Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ 3.3. TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM HIỆN NAY:[2] SỐ LIỆU THỐNG KÊ SỐ VỤ NGỘ ĐỘC CỦA BỘ Y TẾ Tính đến ngày 15/08/2007 Tình hình ngộ độc thực phẩm Vụ 137 Mắc 4101 Chết 28 Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ % Vi sinh vật 53 38.6 Hóa chất 04 2.9 Thực phẩm có độc 43 31.4 Không rõ nguyên nhân 37 27.1 Tính đến ngày 31/05/2007 Tình hình ngộ độc thực phẩm Vụ 89 Mắc 2337 Chết 24 Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ % Vi sinh vật 32 35.9 Hóa chất 04 4.5 Thực phẩm có độc 28 31.5 Không rõ nguyên nhân 25 28.1 Tính đến ngày 15/03/2007 Tình hình ngộ độc thực phẩm Vụ 35 Mắc 1050 Chết 14 Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ % Vi sinh vật 07 20 Hóa chất 01 2.8 Thực phẩm có độc 15 42.9 Không rõ nguyên nhân 12 34.3 Tính đến ngày 31/01/2007 Tình hình ngộ độc thực phẩm Vụ 10 Mắc 479 Chết 00 Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ % Vi sinh vật 02 20 Hóa chất 00 0 Thực phẩm có độc 03 30 Không rõ nguyên nhân 05 50 GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Ánh NHÓM II Trang 6 Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ 3.4. Vệ sinh an toàn thực phẩm cần vệ sinh những gì? • Vệ sinh cá nhân: • Vệ sinh môi trường: vệ sinh khu vực xung quanh chúng ta sống và chế biến,vệ sinh sàn nhà, tường, kệ bếp,bếp, tủ… • Vệ sinh nguyên liệu và nguồn nước sạch: thực phẩm trước khi chế biến phải đực rửa sạch bằng nước sạch • Vệ sinh dụng cụ chế biến: dao, thớt, đũa, thìa đã tiêp xúc với thực phẩm sống không để tiếp xúc với thực phẩm chín cho ăn trực tiếp. • Vệ sinh dụng cụ ăn uống: bát, đĩa thìa, cốc... phải được rửa sạch. • Kiểm soát cả quá trình chế biến: làm sạch, tránh nhiễm bẩn, tuân thủ chế độ xử lý nhiệt về thời gian và nhiệt độ. • Khám sức khỏe định kỳ nhằm loại trừ các bệnh lây lan: ghẻ, lở, mụn và các bệnh truyền nhiễm: lao, tả, thương hàn. lỵ... 3.5. CÁCH LỰA CHỌN THỰC PHẨM AN TOÀN:[2][3][4] 3.5.1. Thực phẩm tươi sống: Nên đi chợ sớm vì thực phẩm còn tươi và phong phú để bạn có thể có nhiều lựa chọn. Mua ở những người bán quen, đáng tin cậy hoặc ở những cửa hàng có hệ thống giữ lạnh như siêu thị, cửa hàng rau sạch, thịt sạch có đăng ký. Nguyên tắc chung là chọn thực phẩm còn đang sống hoặc còn thật tươi, càng gần thời gian thu hái hay giết mổ càng tốt, chưa qua bảo quản (bằng đông đá hay tẩm ướp). ™ Thịt: - Cách chọn thịt tươi, an toàn: Thịt tươi Thịt đáng nghi ngờ - Nên lựa thịt có màu hơi hồng (thịt heo) hoặc đỏ tươi (thịt bò), thớ thịt săn chắc, lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại dấu vết gì khi bỏ ngón tay ra, da mỏng. Thịt heo già hoặc heo nái màu đỏ thẫm, mỡ ít, thịt nhão, da dày. - Bên ngoài có vẻ ướt nhưng không nhớt, bóng, không nhão. - Không có mùi lạ - Nếu có xương: thịt dính chắc vào xương. - Da sạch, mỏng, trắng - Đối với thịt gà: da gà màu trắng ngà hoặc hơi vàng nhẹ. - Thịt heo bệnh có mỡ vàng, thớ thịt nhão, hoặc trong thớ thịt heo (bò) có những đốm trắng như hạt gạo. Chính những "hạt gạo" này sẽ gây ra bệnh giun sán ở người ăn phải chúng. - Thịt kém tươi hoặc bị ôi: Khi ấn ngón tay, để lại vết nhẹ trên miếng thịt, nhưng trở lại như thường nhanh chóng hoặc không. - Bên ngoài nhớt nhiều hay bắt đầu nhớt. - Có mùi ôi - Thịt tách khỏi xương một cách dễ dàng. - Da có vết bầm - Da gà có màu vàng sậm một cách giả tạo do phẩm màu. ™ Hải sản: Theo Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM, hiện đã xác định được 39 loài sinh vật chứa độc tố có khả năng gây chết người tại biển Việt Nam gồm: 1 loài mực tuộc, 2 loài ốc cối, 3 loài cua hạt, 1 loài sam, 22 loài cá và 10 loài rắn biển. Đa số chúng có khu vực phân bố rộng, từ vịnh Bắc bộ đến vịnh Thái Lan như cá nóc, cá bống vân mây, sò và rắn biển, một vài loài mực đốm xanh… GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Ánh NHÓM II Trang 7 Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ Tốt nhất là mua hải sản đang còn sống, đang lội trong nước, không phải là loài có độc. Nếu chết thì chọn hải sản còn tươi theo cách như sau: Tươi Kém tươi hoặc ươn Cá - Thân cá co cứng, để trên bàn tay không thõng xuống. - Mắt cá lồi, trong suốt. - Miệng cá ngậm cứng. - Mang cá đỏ hồng, không có nhớt và không có mùi hôi. - Vẩy cá tươi, sáng lóng lánh, dính chặt vào thân. - Bụng cá bình thường, không phình, không bị vỡ, hậu môn nhỏ, lõm hoặc phẳng. - Thịt cá chắc, dính chặt vào xương sống. - Mùi tanh đặc trưng của cá, không có mùi lạ. - Thân cá mềm nhũn, để trên bàn tay quằn xuống dễ dàng. - Mắt cá lõm, khô và đục. - Miệng cá mở hẳn. - Mang cá màu xám hoặc nâu, có nhớt bẩn và có mùi hôi thối. - Vẩy cá không sáng hoặc mờ, lỏng lẻo, dễ tróc, có mùi hôi ươn. - Bụng cá phình, hậu môn lồi hoặc đỏ bầm. - Thịt cá mềm, dùng ngón tay ấn vào để lại vết ấn trong thời gian lâu, thịt tróc ra khỏi xương dễ dàng. - Mùi hôi, ươn, mùi kháng sinh. Tôm tép - Vỏ sáng lóng lánh, cứng dai và trơn láng, màu xanh. Tôm tươi luộc chín có vỏ đỏ, thịt chắc, mùi vị bình thường, - Đầu rời ra và que càng dễ rụng. - Mắt tôm có những vết xám và đục dần. Vỏ rít, hết bóng bẩy, màu sẫm dần. - Mình tôm mềm nhũn. - Có mùi hôi ươn. - Khi luộc chín, màu tối bẩn, mùi vị ươn thiu, đuôi mềm nhũn, thịt bở. Cua ghẹ - Cua chắc: Lật ngửa cua ra, dùng ngón tay ấn mạnh lên yếm cua, yếm cứng, không bị lún xuống - Que, càng bị rụng. - Có mùi ươn. - Cua ốm: Nhìn vào que, càng cua thấy mọng nước. Nghêu, sò - Sò sống: sò há miệng và khi sờ vào thì miệng sò khép chặt lại. - Sò chết có mùi hôi. Ốc - Ốc còn sống: dùng tay đụng nhẹ vào mài ốc thì ốc sẽ khép kín mài lại. Ốc mập thì mài ốc ở gần phía ngoài vỏ ốc. - Ốc chết: mùi hôi, mài thụt sâu vào trong vỏ ốc. GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Ánh NHÓM II Trang 8 Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ ™ Cách chọn trứng tươi: Khi mua trứng, chọn vỏ trứng còn nguyên vẹn, sạch sẽ, không bị rạn nứt, và đã được kiểm dịch. Trứng thối có vỏ ngoài màu xám, có vân, có mùi thối, khó chịu. ™ Rau, củ quả: Bình quân mỗi ngày, TP.HCM tiêu thụ trên 2.000 tấn rau xanh các loại. Lượng rau xanh cung cấp tại chỗ chỉ chiếm chưa tới 20%, số còn lại chủ yếu nhập về từ các tỉnh Lâm Đồng, Tây Ninh, Long An và một số tỉnh phía Bắc nhưng hầu hết các mặt hàng rau - củ - quả ở các chợ đầu mối, thậm chí cả trong các siêu thị ở TP.HCM đều có tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chúng ta nên chọn rau củ quả một cách cẩn thận nên chọn: Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn lớp vỏ ngoài có vẻ hơi khô cứng hơn, ít độ bóng, màu xanh nhạt. Củ quả an toàn phần cuống vẫn còn tươi. + Nên chọn những loại nguồn gốc từ các đơn vị sản xuất theo qui trình rau an toàn GAP hay VietGAP + Nên chọn những sản phẩm được đóng gói, dán nhãn và có các thông số kỹ thuật kèm theo… Những sản phẩm này thường chỉ được bán ở các siêu thị nhưng giá cả không cao so với mặt hàng rau bên ngoài. Hạn chế chọn những sản phẩm nhập khẩu vì có nhiều nguy cơ nhiễm chất bảo quản. + Chọn rau củ quả theo mùa vụ thuận là thời điểm cây trồng phát triển bình thường, ít bị sâu bệnh, dẫn đến số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ít. Mua rau sạch ở hệ thống siêu thị an toàn hơn ở chợ GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Ánh NHÓM II Trang 9 Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Ánh NHÓM II Trang 10 Đối với rau: + Rau ăn ngọn (rau lang, rau muống, đọt bầu bí) : không nên mua những bó rau có ngọn vươn ra quá dài, vì những bó rau này dùng thuốc kích thích sinh trưởng quá liều và không đảm bảo thời gian cách ly, nếu mua về không dùng liền để ngày hôm sau ngọn rau sẽ vươn ra thêm một đoạn từ 5 – 10 cm. + Rau cải (cải xanh, cải trắng, cải thảo) : Khi mua nên bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì rau cải đã bị dùng đạm quá nhiều, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm lượng Nitrat trong rau rất cao, nếu để quá 12 giờ thì dễ bị úng nâu đen, không nên mua. + Rau muống : Không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, nhìn từ xa mặt trên của lá rau rất bóng và mướt, vì rau này dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá. + Rau bí: Không nên mua bó rau ngọn dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau (ngọn vươn dài), tay cuống mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen... là những loại rau bị bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly. + Rau cần: Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen... là loại rau bị phun quá nhiều phân bón qua lá và có khả năng còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đối với củ quả : Không nên chọn những trái quá lớn, mà chọn những trái có kích thước vừa phải hoặc hơi nhỏ, không chọn những trái da căng và có vết nứt dọc theo thân, những trái da xanh bóng. + Các loại quả đậu (gồm đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà lan, đậu ván...) không nên mua những quả khi nhìn quả bóng nhẫy ít lông tơ là do người trồng đậu đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly. - Với các loại quả: Một số loại như mít, cam, đu đủ, bưởi, hồng xiêm...có thể trữ từ 3-5 ngày. - Đối với các loại rau: chỉ nên giữ trong ngày hoặc sau 1 ngày. Không nên trữ rau nhiều và lâu trong tủ lạnh sẽ làm giảm lượng vitamin. Quầy hàng kinh doanh thực phẩm ở chợ Đông Hà hợp vệ sinh. Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ 3.5.2. Thực phẩm đóng gói chế biến sẵn: Nên chọn mua thực phẩm nơi đáng tin cây có nguồn gốc rõ ràng, quy trình chế biến hợp vệ sinh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP GMP – HCCP. - Thực phẩm chính: Nên chọn những nơi tin cậy bán hàng có nguồn gốc rõ ràng, quầy hàng cao trên 60cm, thực phẩm được che đậy kỹ, không có mùi lạ, và màu sắc không tự nhiên, người bán hàng không dùng bao tay để lấy thức ăn. - Thực phẩm đóng hộp,đóng gói: Nên xem hạn sử dụng, các thông tin của sản phẩm trên nhãn hiệu Không nên chọn: + Hộp thực phẩm đã bị phồng: VD: Mặt hàng dễ bị hỏng: Nước trái cây đóng hộp, phô mai tươi, mì pasta + Các sản phẩm từ sữa, thức ăn nhanh không để trong tủ mát hoặc hàng đông lạnh để lệch khỏi tủ đông: xúc xích, thịt hun khói,…. + Bao bì hoặc túi đựng thực phẩm có dấu xé hoặc dán lại, hoặc thực phẩm đông lạnh có đá đông trong túi. Dây chuyền làm thịt gà của công ty Thực phẩm D&F GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Ánh NHÓM II Trang 11 Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Ánh NHÓM II Trang 12 3.6. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THỰC PHẨM:[4] - Nấu kỹ thức ăn: Khi luộc nấu rau nên giở nắp vung ra cho thuốc trừ sâu bay theo hơi nước, hạn chế sử dụng thực phẩm thịt cá trứng còn sống. - Sử sụng nước sạch để chế biến: Mua rau quả về ngâm rửa sạch: đầu tiên là nhặt lá vàng úa, cắt rễ, rửa sơ đất cát bùn dính, sau đó nên ngâm rau quả trong nước sạch (hoặc nước muối loãng, nước pha ít thuốc tím, nước rửa rau quả...) khoảng 20 - 30 phút, tiếp tục rửa lại dưới vòi nước chảy (tối thiểu là 3 lần). - Luôn giữ tay khi chế biến thật sạch. Trước khi ăn, chế biến bất kỳ thứ gì, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước nóng ít nhất là 20 giây. - Không để lẫn thực phẩm chín và sống. - Cần lưu ý những loại thực phẩm kị nhau. - Không nên tái sử dụng: những chiếc hộp nhựa cũ, những chiếc thìa nhựa làm theo kiểu "mì ăn liền", những đôi đũa tre được chỉ định chỉ dùng một lần, những vỏ chai nước ngọt có dung tích lớn... chất phụ gia sản xuất chúng có thể gây bệnh. Chế biến đúng quy cách và hợp vệ sinh Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ 3.7. CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM:[2][3][4] 3.7.1 Bảo quản rau củ quả: - Không nên đựng các loại khoai trong hộp nhựa mà để trong túi giấy, bảo quản ở nơi mát, thoáng khí, tránh ánh sáng trực tiếp. - Nhiệt độ bảo quản nhiệt độ mát. - Quả tươi mua về nên rửa sạch để khô nước. - Gia vị nên giữ ở những nơi khô ráo, thoáng khí, không nên bọc kín – có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc một số loại có thể ngâm với dầu ăn, rượu, giấm hay xì dầu. 3.7.2. Bảo quản thực phẩm Thực phẩm sống (kể cả tươi lẫn khô): Nếu không dùng ngày, cần bảo quản an toàn trong tủ lạnh hay tủ đá để hạn chế vi sinh vật phát triển. Vì vậy phải rã đông thực phẩm ở nơi sạch sẽ và dùng ngay. Nơi bảo quản phải luôn khô ráo và sạch sẽ, có giàn kê hoặc kệ cao để tránh ẩm mốc côn trùng, bọ sát xâm nhập Có vật chứa đựng riêng cho từng loại, để riêng thực phẩm lỏng và khô, thực phẩm có mùi và không mùi để tránh đổ vỡ lây nhiễm hút mùi từ loại này sang loại khác Thực phẩm chính: - Thức ăn chính phải được để trên bàn, kệ cao ít nhất là 60 cm, được che đậy kĩ, bày bán trong tủ kính và bao gói nếu có yêu cầu - Bao gói phải che đậy kĩ sẽ bảo vệ thực phẩm không bị tái nhiễm các vi sinh vật từ bụi bẩn,côn trùng , động vật gây hại như ruồi, chuột, mèo…. - Tránh dược các vật lạ rơi vào như mảnh thủy tinh, cát đá… tránh dược ánh sáng, nhiệt độ… cũng có thể làm hư hỏng thực phẩm - Bao gói trực tiếp thực phẩm cần phải đảm bảo vệ sinh như sau: vật liệu bao gói phải được xử lý kĩ trước khi sử dụng, không sử dụng giấy, sách , báo vì dễ thôi nhiễm chất độc có trong mực in, mực viết, nhiễm vi trùng từ bàn tay người viết, người xem sách báo…. - Vật dụng che đậy phải đảm bảo kín, an toàn, phải được vệ sinh an toàn, vệ sinh thường xuyên định kì, vật che đậy không dược phủ trực tiếp lên thực phẩm chín ăn ngay vì dễ tái nhiễm do vật che đậy chưa được che đậy kĩ. 3.7.3.Những sai lầm trong bảo quản: Đôi khi, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không nằm ở chất lượng thực phẩm mà phụ thuộc vào cách bạn lựa chọn, chế biến và bảo quản chúng. Có những việc mà các bà nội trợ tưởng là vệ sinh nhưng hóa ra lại... không an toàn. Bốn sai lầm dưới đây, các bà nội trợ hãy tham khảo và nên tránh chúng. ™ Ngâm hoa quả càng lâu càng tốt Các bà nội trợ vẫn cho rằng, rau quả mua về ngâm càng lâu càng tốt vì ngâm nước lâu sẽ làm cho các chất độc hại như thuốc trừ sâu... bị phân hủy. Thực chất, ngâm càng lâu, rau quả càng dễ bị dập nát và đó lại là điều kiện thuận lợi cho hóa chất độc hại ngấm ngược trở lại vào rau quả. Một số nghiên cứu cho thấy những ký sinh trùng trên rau rất khó loại bỏ khi ngâm nước. Vì tỉ lệ kí sinh trùng còn tới 51% sau khi rửa bằng nước rửa chuyên dụng, ngay cả máy sục ozon cũng chỉ giảm được 50%. Các ấu trùng giun vẫn còn đeo bám trên rau 76,9% sau khi rửa bằng nước thường 3 lần và nước chuyên dụng, trứng giun móc còn 30,7% sau khi rửa bằng nước vergy. Sán lá gan chỉ loại bỏ được khi rửa dưới vòi nước chảy mạnh. chứ không phải là ngâm lâu, dù ngâm nước muối hoặc thuốc tím vẫn phải rửa sạch dưới vòi nước chảy ít nhất 3 lần. GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Ánh NHÓM II Trang 13 Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ ™ Thức ăn tươi phải là thức ăn mua hàng ngày: Rất nhiều người cho rằng thức ăn tươi phải là thức ăn mua hàng ngày, còn thức ăn để trong tủ lạnh là thức ăn không tươi và không còn chất dinh dưỡng. Thức ăn tươi và sạch là thức ăn không bị nhiễm khuẩn và nhiễm các loại thuốc bảo vệ thực vật. Ngày nào cũng đi chợ nhưng lại mua phải các thức ăn đã bị ôi như thịt để lâu đã bị chảy nước, cá cắt khúc từ những con cá đã chết rồi được người bán hàng vẩy lên ít máu cá tươi của con cá khác, hoặc những thức ăn đông lạnh đã rã đông để từ sáng đến chiều thì cũng không còn được gọi là thức ăn tươi nữa. Như vậy, dù ngày nào mua thức ăn nhưng chúng ta vẫn có nguy cơ bị ngộ độc do mua phải thực phẩm đã bị ôi thiu. Nhưng nếu chúng ta đi chợ từ sáng sớm, mua được thịt còn dẻo dính mới lọc từ xương ra, cá còn đang bơi trong chậu, sau đó về nhà rửa sạch rồi cất trong ngăn đá thì vẫn đảm bảo thức ăn tươi sạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là thức ăn đã rã đông thì không được cất lại vào ngăn đá mà phải mang chế biến rồi mới để vào ngăn mát hoặc để lại ngăn đá nếu chưa ăn đến. ™ Thức ăn để trong tủ lạnh thì không bị ôi thiu: Thực tế không như vậy. Thức ăn dở dang, đã đụng đũa tức là đã bị nhiễm khuẩn từ miệng của chúng ta nên dù có để vào tủ lạnh vẫn bị hỏng. Tủ lạnh chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Do đó trước khi cất thức ăn thừa vào tủ lạnh, bạn nên đun sôi lại, để nguội. Cất thức ăn khi còn nóng vào tủ lạnh cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Và khi lấy thức ăn trong tủ lạnh ra vẫn phải đun sôi lại trước khi ăn. ™ Rau quả mua về cất ngay vào tủ lạnh cho tươi Nhiều người mua rau quả về là cất ngay vào tủ lạnh để rau quả được tươi, nhưng chỉ 1 - 2 ngày sau rau đã bị úa vàng hoặc thối. Lý do là các vi khuẩn nấm mốc chưa bị loại bỏ trước khi cất vào tủ lạnh vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở và làm hỏng rau quả, chưa kể còn lây nhiễm sang các loại thức ăn khác trong tủ lạnh. Vì vậy, khi mua rau quả về, phải nhặt bỏ hết lá úa vàng, rửa sạch nhẹ nhàng tránh dập nát, để ráo nước rồi mới cất vào tủ lạnh. Làm như vậy rau quả để 2 - 3 ngày vẫn tươi sạch. GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Ánh NHÓM II Trang 14 Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ IV. HÌNH ẢNH TỜ RƠI TUYỀN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM: GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Ánh NHÓM II Trang 15 Đề tài: TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ V. MƯỜI LỜI KHUYÊN VÀNG CỦA BỘ Y TẾ VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM:[2] 1. Nấu chín sẽ huỷ diệt những mầm gây bệnh, nhiệt độ không được thấp hơn 100oC và phải đều khắp cả phần bên trong của thực phẩm, nhất là chỗ gần xương. 2. Thực phẩm đông lạnh phải được rả đông hoàn toàn trước khi sơ chế và nấu. 3. Thức ăn vừa nấu xong phải ăn ngay. Thức ăn vừa nấu chín sẽ nguội dần bằng nhiệt độ phòng và vi khuẩn bắt đầu phát triển. Để càng lâu càng nguy hiểm vì tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển đồng thời lượng dinh dưỡng bị mất đi đáng kể. Do đó phải ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong. 4. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín. Thức ăn sau khi nấu chín chỉ có thể giữ được không quá 3-4 giờ ở nhiệt độ 60oC nếu thức ăn nóng, và 10oC nếu cần ăn nguội. Với trẻ em, không nên nấu trước thức ăn mà nấu xong phải ăn ngay. Không để thức ăn chín trong bao bì bằng giấy báo, lá cây, túi ni lông tái sinh... 5. Nấu kỹ lại thức ăn chưa sử dụng hết. Thức ăn không dùng hết nếu muốn để sang bữa sau phải được đun sôi lại ngay. Trước khi ăn phải đun lại một lần nữa cho thật sôi đều, không ít hơn 5-10 phút mới ăn. 6. Tránh không để lẫn lộn thức ăn chín và sống. Thức ăn đã nấu chín cũng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn dù chỉ chạm nhẹ vào thức ăn sống. Sự nhiễm bẩn có thể là trực tiếp, như để lẫn thịt chưa nấu với thức ăn đã nấu chín. Tuyệt đối không dùng dao thớt thái thịt sống để thái thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm cho người nội trợ.pdf
Tài liệu liên quan