MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ 2
1-/ Khái niệm tỷ giá, thị trường ngoại hối 2
2-/ Vai trò của tỷ giá 2
3-/ Những nhân tố tác động tới tỷ giá 3
4-/ Sự can thiệp điều hành tỷ giá 4
5-/ Các chế độ tỷ giá trong lịch sử 7
PHẦN II - KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM 10
I-/ KINH NGHIỆM LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở MỘT SỐ NƯỚC 10
1-/ Đức 10
2-/ Mêhicô 11
3-/ Các nước ASEAN và NICs 12
II-/ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM 13
1-/ Bối cảnh áp dụng chế độ tỷ giá thời gian qua ở Việt Nam 13
2-/ Quan điểm chế độ tỷ giá cố định 17
3-/ Quan điểm phá giá đồng tiền 19
4-/ Chế độ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay 21
PHẦN III - CÁC GIẢI PHÁP XÚC TIẾN VÀ ĐƯA CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ. 23
1-/ Tăng lượng dự trữ ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước. 23
2-/ Xử lý tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá. 23
3-/ Các cơ chế quản lý ngoại hối cần được hoàn chỉnh hơn. 24
KẾT LUẬN 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3167 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tỷ giá hối đoái và vấn đề áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá sức mua đồng nội tệ là việc nâng giá sức mua đồng nội tệ. Nó thường được áp dụng trong các trường hợp:
- Giá hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được xác định thấp so với giá trên thị trường quốc tế.
- Hạn chế xuất khẩu do sức ép của các nước bạn hàng nhằm tạo thế cân bằng trong thương mại quốc tế.
- Tăng khả năng nhập khẩu, kiềm chế lạm phát.
- Ngăn ngừa các loại ngoại tệ đang bị mất giá tràn vào nước mình.
Sự can thiệp điều hành tỷ giá trong lịch sử không phải luôn giống nhau. Thực tế mỗi công cụ can thiệp điều chỉnh tỷ giá lại được vận dụng một cách linh hoạt tương ứng với mỗi điều kiện, chế độ tỷ giá cụ thể. Trong lịch sử đã xuất hiện các chế độ bản vị vàng, bản vị đô la, chế độ tỷ giá thả nổi, chế độ tỷ giá linh hoạt,... Các chế độ này sẽ được nghiên cứu ở phần tiếp theo.
5-/ Các chế độ tỷ giá trong lịch sử:
Chế độ bản vị vàng: Khi áp dụng chế độ tỷ giá cố định lấy vàng làm bản vị (còn gọi là chế độ bản vị vàng) thì việc lựa chọn phương án xử lý tỷ giá ít phải đặt ra vì chế độ bản vị vàng là một chế độ ổn định, đồng tiền ít bị mất giá, tỷ giá xác định qua nội dung vàng của các đồng tiền ít khi bị biến động. Trong chế độ bản vị vàng thì biên độ dao động của tỷ giá là ngang giá vàng cộng (hoặc trừ) chi phí vận chuyển vàng (vận tải, bảo hiểm, đóng gói và thủ tục phí,...) giữa các nước hữu quan. Biên độ dao động này gọi là “điểm vàng”. Khi tỷ giá vượt qua điểm vàng thì nước mắc nợ sẽ không dùng đồng tiền quốc gia của mình để mua ngoại tệ dùng vào việc trả nợ mà họ sẽ chuyển vàng ra nước ngoài để trả nợ. Với đặc trưng này, chế độ bản vị vàng là một chế độ ổn định, sức mua đồng tiền ít bị biến động. Để biết chế độ bản vị vàng hoạt động như thế nào ta hãy xem xét ví dụ sau: kho bạc Mỹ chấp nhận đổi 1USD lấy 1/20 lạng vàng, ở Anh 1 Bảng đổi được 1/4 lạng vàng. Do đó, tỷ giá hối đoái giữa đồng Bảng Anh và đồng USD Mỹ là 1 Bảng = 5 USD. Bây giờ đồng Bảng Anh bắt đầu tăng giá cao hơn 5 USD. Nếu một người nhập khẩu Mỹ mua thực phẩm ở Anh trị giá 100 Bảng thì họ phải trả nhiều hơn 500 USD so với trước. Song người nhập khẩu có cách lựa chọn khác, đó là mua vàng bằng 500 USD ở Mỹ rồi trả số vàng đó sang Anh để thanh toán tiền hàng. Việc chở vàng sang Anh rẻ hơn khi giá đồng Bảng Anh vẫn cao hơn giá 5 USD (cộng thêm số tiền chi phí vận chuyển vàng từ Mỹ sang Anh).
Việc chuyển vàng từ Mỹ sang Anh làm cho cơ số tiền tệ của Anh tăng lên và cơ sở tiền tệ của Mỹ giảm xuống. Kết quả tăng lên trong cung ứng tiền tệ làm tăng mức giá cả của Anh trong khi việc cung ứng tiền tệ của Mỹ giảm xuống làm mức giá cả của Mỹ giảm xuống. Kết quả mức giá tại Anh tăng lên so với mức giá tại Mỹ làm cho đồng Bảng Anh giảm giá. Quá trình này tiếp tục cho đến khi giá trị của đồng Bảng Anh giảm xuống trở lại bằng 5 USD.
Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chế độ này tỏ ra có nhiều ưu điểm. Nó có khả năng điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông một cách tự phát, không cần đến sự can thiệp của Nhà nước theo cơ chế: Sự tăng giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông luôn tỷ lệ nghịch với sự tăng giảm dự trữ vàng kim loại trong nền kinh tế.
Chế độ tỷ giá cố định Bretton woods (1944). Theo chế độ này, tỷ giá chính thức giữa đồng tiền của các nước thành viên được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của USD Mỹ (1 USD = 0,888671 gam vàng) và chỉ được phép dao động trong biên độ 1% của tỷ giá chính thức đã được đăng ký tại quĩ tiền tệ quốc tế (IMF). Nếu vượt quá biên độ này thì Ngân hàng Trung ương phải can thiệp bằng cách mua vào hoặc bán ra một số lượng USD nhất định. Theo chế độ này, vàng vẫn đóng vai trò trung tâm để so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau qua cái cầu nối là USD (lúc bấy giờ 1 ounce = 35 USD).
Từ cuối những năm 50 trở đi, vai trò của Mỹ ngày càng giảm sút trên thị trường thế giới, cán cân thanh toán quốc tế thường xuyên bị thâm hụt, dự trữ suy giảm và nợ nước ngoài tăng đã làm cho đồng USD ngày càng mất giá nghiêm trọng.
Sự mất giá liên tục của đồng USD làm cho nạn đầu cơ trên các thị trường hối đoái quốc tế tăng lên. Hàng tỷ USD được tung ra trên thị trường để mua cái đồng tiền được giá. Các Ngân hàng Trung ương của các thành viên IMF cũng không đủ sức can thiệp để giữ giá đồng USD theo nguyên tắc tỷ giá cố định Bretton-woods. Trong bối cảnh đó, Mỹ buộc phải phá giá đồng USD. Đồng USD - đồng tiền chủ chốt, chỗ dựa cho các đồng tiền khác, trở nên bất ổn định kéo theo sự sụp đổ của chế độ tỷ giá Bretton-woods.
Chế độ tỷ giá thả nổi (Floating rate): Chế độ tỷ giá thả nổi ra đời sau khi chế độ tỷ giá cố định Bretton - woods sụp đổ. Với chế độ tỷ giá thả nổi, tỷ giá được hình thành trên cơ sở diễn biến của cung và cầu ngoại hối trong nền kinh tế mà không bị ràng buộc như trước đây. Tỷ giá thả nổi có vai trò rất quan trọng trong điều tiết xuất - nhập khẩu và góp phần làm ổn định trở lại nền kinh tế đang có nguy cơ suy thoái.
Thả nổi tỷ giá là xu hướng tất yếu của kinh tế thị trường, song việc áp dụng nó như thế nào lại là vấn đề phải cân nhắc kỹ để lựa chọn. Do đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới còn có những sự khác nhau nhất định nên tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể mà các nước tự lựa chọn cho mình một chế độ phù hợp. Đến nay chế độ tỷ giá thả nổi được chia làm 2 loại:
- Chế độ tỷ giá thả nổi tự do.
- Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.
Chế độ tỷ giá thả nổi tự do là chế độ mà tỷ giá hối đoái không có sự can thiệp nào của Chính phủ hoàn toàn do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định, tuy nhiên trên thực tế thì hầu như không có chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Chế độ tỷ giá này được áp dụng ở những nước có nền kinh tế phát triển cao, thị trường tài chính phát triển và hoàn chỉnh.
Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý là chế độ mà trong đó cung - cầu ngoại hối là cơ bản, nhưng không phải hoàn toàn, trong những trường hợp cần thiết Chính phủ sẽ có những biện pháp can thiệp nhằm giữ vững sự ổn định sức mua đồng tiền trong nước.
Lựa chọn chế độ tỷ giá nào luôn là bài toán hóc búa đối với mọi quốc gia. Thực tế đã chứng minh đó là cả một nghệ thuật. Trong lịch sử, nhiều quốc gia đã thành công trong việc lựa chọn chế độ tỷ giá thích hợp. Bên cạnh đó, không ít quốc gia đã phải trả giá đắt cho việc sai lầm khi lựa chọn chế độ tỷ giá. Qua đây, chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích vận dụng vào thực tế ở Việt Nam. Kinh nghiệm lựa chọn chế độ tỷ giá một số nước và thực trạng lựa chọn chế độ tỷ giá ở Việt Nam sẽ được phân tích sâu hơn ở Phần II.
phần II
kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng chế độ tỷ giá ở việt nam
I-/ Kinh nghiệm lựa chọn chế độ tỷ giá ở một số nước
Chế độ tỷ giá cố định, thả nổi tự do hay thả nổi có quản lý đều có mặt tích cực và mặt hạn chế nhất định. Việc lựa chọn chế độ tỷ giá nào phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Nó phụ thuộc vào mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kì. Mỗi chế độ tỷ giá lại có một cơ chế hoạt động riêng. Việc vận dụng sáng tạo, hợp lý chế độ tỷ giá vào nền kinh tế không phải đơn giản, dễ dàng. Thực tế, việc lựa chọn chế độ tỷ giá không hợp lý sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đã cho thấy điều đó.
1-/ Đức:
Nước Đức lựa chọn cho mình chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của Nhà nước. Chính phủ Đức đã can thiệp điều hành tỷ giá để chống lại khủng hoảng kinh tế (sản xuất giảm tuyệt đối, lạm phát cao, thất nghiệp hàng loạt) đầu những năm 80.
Chính phủ Đức mưa toan tìm lối thoát thông qua giải pháp mở rộng xuất khẩu bằng lợi thế phá giá, thế nhưng năm 1980 khi DM mất giá 12% lại là năm Đức có mức xuất siêu thấp nhất (8,9 tỷ DM). Lúc đó ở Đức có hai cách nhìn nhận vấn đề phá giá. Một là, sẽ cải thiện. Hai là, làm giá nhập khẩu tăng, khuyến khích lạm phát lên cao.
Đến lượt mình lạm phát tất yếu tác động tiêu cực vào xuất khẩu, sản xuất. Vậy là hiệu ứng phá giá tan mất, tình hình thêm phức tạp. Còn các chủ xuất khẩu Đức thừa nhận phá giá DM hoàn toàn không thể khắc phục khó khăn.
Kề từ 1/1980 chưa đầy hai năm, DM đã 5 lần mất giá so với USD với mức đáng kể (14 đến 15%), song tỷ giá lại nhanh chóng quay trở lại mức xuất phát điểm trước khi phá giá.
Chiến lược khôi phục kinh tế của Đức lúc bấy giờ thất bại, ngoài các nhân tố nội địa, còn chịu tác động không thể cưỡng nổi từ chính sách đồng tiền nặng của Chính quyền Rigân (vốn từ Đức, Anh “tháo chạy” sang Mỹ, Canada,...).
Vấn đề kinh tế của Đức chỉ được giải quyết khi Chính phủ mới của ông Hellmut Kol áp dụng phương sách khác: giảm can thiệp Nhà nước; sử dụng các cơ chế, chính sách tài chính; giảm mạnh thuế; khuyến khích sản xuất nội địa; thực thi chính sách thắt chặt.
2-/ Mêhicô:
Khủng hoảng ở Mêhicô là bài học có giá cho việc lựa chọn, điều chỉnh tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại hối. Sau khủng hoảng nợ 1982, với sự hỗ trợ của IMF, Mêhicô đã cải cách và điều chỉnh kinh tế dựa trên các định hướng chính sách tài chính thắt chặt, sử dụng tỷ giá hối đoái như một chỗ dựa danh nghĩa, cải cách cơ cấu (tư nhân hoá, tự do hoá ngoại hối và ngoại thương, cải cách lại các khoản nợ,...) nhằm tạo khả năng thanh toán nợ nước ngoài, tạo cơ sở phát triển cho khu vực tư nhân,...
Kết quả của cuộc cải cách (1988-1997) được thế giới đánh giá là rất thành công trên nhiều mặt: chuyển từ thâm hụt ngân sách (12% GDP năm 1988) sang bội thu trong các năm 1996-1997 (trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 42% xuống 35% bằng Mỹ, thuế thu nhập cá nhân từ 50% xuống 35%). Lạm phát từ 160% năm 1987 còn 8% năm 1997; dự trữ ngoại tệ tăng mạnh (80 tỷ USD năm 1997), tăng trưởng kinh tế từ 0% (1985-1988) lên 8% GDP trong các năm (1993-1997), việc cơ cấu lại nợ đã khôi phục và mở rộng quan hệ của Mêhicô và các tổ chức tài chính quốc tế.
Sau đó, kinh tế Mêhicô có nhiều biểu hiện xấu đi, mầm mống của khủng hoảng xuất hiện, nhất là từ năm 1998:
- Thâm hụt cán cân thanh toán 6,5% GDP năm 1997 đã là lớn; năm 1998 lên tới 8% GDP và chủ yếu được tài trợ bởi các nguồn vốn vay ngắn hạn (việc tăng giá nội tệ và giảm tích luỹ tư nhân là một nguyên nhân của tình hình trên), dự trữ ngoại tệ giảm còn 6 tỷ USD vào năm 1998 thiếu khả năng bảo vệ giá trị đồng nội tệ.
- Mêhicô phải đương đầu với việc lãi suất trên thị trường quốc tế tăng nhanh. Ngoài ra, còn phải chuộc lại 28 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn bằng ngoại tệ. Hơn nữa, Chính phủ phải bưng bít tình hình ngày càng xấu đi của nền kinh tế trước cuộc bầu cử.
Trong bối cảnh đó Chính phủ lại quyết định phá giá đột ngột đồng nội tệ. Vì vậy nó đã trở thành ngòi nổ cho cuộc đại khủng hoảng. Mặc dù IMF tài trợ 50 tỷ USD nhưng Mêhicô vẫn không cải thiện được tình hình.
Bài học rút ra từ sự kiện này là:
Thứ nhất, sự mở cửa ra thị trường quốc tế ngày nay đòi hỏi có trách nhiệm thực hiện quyết định đúng đắn trong chính sách kinh tế. Sự thận trọng và tuân thủ các nguyên tắc là phương thức hiệu quả nhằm chống lại các biến động của thị trường quốc tế. Mêhicô đã phải trả giá đắt cho việc nới lỏng kiểm soát và để mặc cho thị trường tự do thực hiện các quy luật của mình.
Thứ hai, thâm hụt cán cân thanh toán lớn chứa đựng nhiều nguy hiểm, nhất là khi chúng được sử dụng vào tiêu dùng nội địa và được tài trợ bằng các nguồn vốn ngắn hạn.
Thứ ba, việc phá giá nội tệ vào tháng 10/1998 cho thấy điều chỉnh tỷ giá hối đoái thích hợp là hết sức khó khăn ngay cả khi sự thay đổi đó là cần thiết. Hơn nữa, các biện pháp vĩ mô đi kèm và hỗ trợ là hết sức quan trọng, đảm bảo chắc chắn các đòi hỏi của thị trường và đưa ra một tỷ giá hối đoái hợp lý. Chính phủ quyết định phá giá 20% (từ 3,4 Peso/USD xuống 4,5 Peso/USD) nhưng thực tế không giữ nổi mức này và đồng Peso giảm thêm 22% thành 5,5 Peso/USD.
Thứ tư, cuộc khủng hoảng cho thấy sẽ phải trả giá đắt khi những thông tin thường xuyên, kịp thời về các chỉ số kinh tế quan trọng không được công bố đúng lúc.
3-/ Các nước ASEAN và NICs
Các nước ASEAN và NICs theo đuổi chính sách tỷ giá ổn định, hướng về xuất khẩu. Theo đó, việc can thiệp vào tỷ giá của Chính phủ nhằm ổn định tỷ giá, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài. Không một nước nào chủ trương phá giá làm động lực cho xuất khẩu, vai trò của tỷ giá chỉ là hỗ trợ.
Việc điều chỉnh tỷ giá ở các nước này có một số điểm chung:
Thứ nhất, do khó khăn về tài chính, thiếu ngoại tệ nghiêm trọng nên lúc đầu họ áp dụng nhiều loại tỷ giá, nội tệ định giá cao trong cơ chế cố định. Sau thời kì 1971-1973 thực hiện phá giá, sau đó nhanh chóng thống nhất tỷ giá chính thức và thị trường.
Thứ hai, khi đạt được tỷ giá thị trường cân đối, họ áp dụng cơ chế điều chỉnh theo quan hệ cung - cầu là chính. Các nước gắn nội tệ vào giỏ ngoại tệ mạnh.
Thứ ba, các nước nỗ lực ổn định hoá các quan hệ tỷ giá, tỷ giá hối đoái thực tế, có dự trữ ngoại tệ để khống chế biên độ dao động của tỷ giá ở mức thấp.
Thứ tư, khi tỷ giá tăng họ điều chỉnh tỷ giá để không cản trở xuất khẩu, song luôn gắn bó việc điều chỉnh này với nhiệm vụ khống chế lạm phát.
Thứ năm, nhìn chung đồng nội tệ của các nước này có xu hướng tăng giá ổn định so với USD.
Việc duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ổn định hoá các quan hệ tỷ giá hướng vào xuất khẩu trong thời gian đầu đã phát huy tác dụng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên việc theo đuổi chế độ tỷ giá này trong một thời gian dài đã dẫn đến những bất cập. Nó là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á vừa qua. Khi nợ nước ngoài đến thời kì đáo hạn lại là lúc cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt nghiêm trọng. Mặc dù nguồn ngoại tệ lúc này khan hiếm nhưng hoạt động xuất khẩu lại bị chững lại. Do đó nguồn thu ngoại tệ không đủ bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai. Chính phủ các nước vẫn tiếp tục tung dự trữ ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá cố định. Lợi dụng tình hình đó, nhà đầu cơ người Mỹ Soros đã đầu cơ vào đồng tiền các nước ASEAN. Khi ngoại tệ khan hiếm tới đỉnh điểm, đồng nội tệ có nguy cơ phải phá giá thì Soros bán khống một lượng lớn nội tệ ra thị trường làm cho đồng bản tệ hoàn toàn mất giá. Chính phủ Thailand phải tuyên bố phá giá đồng Bath, mở đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính Châu á, chấm dứt chế độ tỷ giá cố định.
Qua các sự kiện Mêhicô, khủng hoảng ở Đức, bão táp tài chính ASEAN chúng ta có thể rút ra nhiều bài học bổ ích. Việc theo đuổi, áp dụng chế độ tỷ giá nào là cả một nghệ thuật. Nên chăng Việt Nam sẽ gắn chặt đồng nội tệ với đồng tiền nước khác, duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định (như các nước ASEAN) hay sẽ chủ trương thả nổi hoàn toàn tỷ giá và phá giá nội tệ để chống đỡ khủng hoảng, hướng về xuất khẩu. áp dụng máy móc một chế độ tỷ giá nào đều là sai lầm bởi vì mỗi chế độ tỷ giá đều có mặt mạnh và mặt hạn chế. Việc lựa chọn, áp dụng chế độ tỷ giá như thế nào là hợp lý, phù hợp với đặc thù của Việt Nam sẽ được phân tích kỹ ở phần tiếp theo.
II-/ Thực trạng áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam
1-/ Bối cảnh áp dụng chế độ tỷ giá thời gian qua ở Việt Nam
Từ ngày 25/11/1955 tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam và Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc là: 1 NDT = 1.470 VNĐ, 1 Rúp (Liên Xô) = 0,5 NDT, tỷ giá chéo là 735 VNĐ = 1 Rúp. Sau đổi tiền (1959) tỷ giá VNĐ với Rúp và NDT thay đổi. Đến năm 1977 các nước XHCN thoả thuận thanh toán với nhau bằng đồng Rúp chuyển nhượng (RCN). Mỗi RCN có hàm lượng vàng là 0,98712 gam.
Bên cạnh tỷ giá trên, Nhà nước còn dùng tỷ giá thanh toán nội bộ để thanh toán giữa các tổ chức và đơn vị có thu - chi ngoại tệ với Ngân hàng ngoại thương, tính thu - chi ngân sách Nhà nước khi nhận viện trợ bằng đồng Rúp và cấp phát cho các tổ chức kinh tế để thanh toán với các đơn vị ngoại thương.
Tỷ giá kết toán nội bộ được điều chỉnh như sau:
Năm 1958 : 1 Rúp = 5,64 VNĐ
Năm 1986 : 1 Rúp = 18 VNĐ
Năm 1987 : 1 Rúp = 150 VNĐ
Năm 1988 : 1 Rúp = 700 VNĐ
Đến tháng 3/1989 huỷ bỏ chế độ kết toán nội bộ.
Trong thời gian này quan hệ kinh tế đối ngoại của ta chủ yếu với các nước XHCN, nhất là khối SEV, nên quan hệ của VNĐ chủ yếu là với đồng Rúp. Còn với các đồng tiền chuyển đổi tự do thì không được xác lập chính thức.
Chế độ tỷ giá trên đây có một số đặc trưng:
Một là, tỷ giá được xác lập nhằm phục vụ cho kế hoạch do Nhà nước quyết định, không xuất phát từ yêu cầu thực tại của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước. Tỷ giá hối đoái giữ vai trò thụ động (chủ yếu làm chức năng thanh toán, công cụ để lập kế hoạch), chưa phải là công cụ điều chỉnh vĩ mô thực thụ.
Hai là, do việc xác lập tỷ giá hối đoái duy ý chí, không tuân thủ qui luật kinh tế, các quy trình kinh tế ngay cả với kinh tế kế hoạch. Vì vậy, nó không chỉ cản trở các quan hệ kinh tế của ta với khối SEV mà còn gây nhiều khó khăn trong trao đổi, thanh toán nội bộ, trong công tác quản lý điều hành của Nhà nước, thủ tiêu động lực đối với hoạt động xuất khẩu.
Ba là, do sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ trong quản lý ngân sách Nhà nước nên việc tính toán và phản ánh thu - chi ngân sách Nhà nước bị sai lệch nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân sách Nhà nước, đặc biệt là khâu quản lý và sử dụng vốn.
Sau khi có chủ trương thu hút vốn nước ngoài (1985) và thông qua luật đầu tư nước ngoài (1987) luồng ngoại tệ bằng USD lần lượt vào Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta chỉ dùng tỷ giá chính thức do Ngân hàng Trung ương áp đặt nên vẫn còn khoảng cách khá xa so với sức mua thực tế của USD và thị trường chợ đen.
Đơn vị tính: VNĐ/1 USD
Năm
Tỷ giá chính thức
Tỷ giá thị trường
1985
15
115
1986
80
425
1987
368
1270
1988
3000
5000
1989
3900
4100
Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa 2 loại tỷ giá tính theo tỉ lệ % cũng giảm dần rõ rệt (năm 1985 là 666,67%, năm 1989 chỉ còn 5,12%).
Thời kỳ “thả nổi” tỷ giá hối đoái 1989-1996. Trong giai đoạn này tỉ giá hối đoái VNĐ/USD tăng mạnh, giá trị đồng USD tăng liên tục kèm theo những cơn “sốt” và đột biến lớn (xem bảng).
Tỷ giá hối đoái VNĐ/USD
từ năm 1989 đến 1996
Đơn vị tính: VNĐ/USD
Tháng 1
Tháng 3
Tháng 6
Tháng 9
Tháng 12
1989
- Ngân hàng
- Tư nhân
3500
5200
4200
5350
4350
4400
4100
4225
4200
4575
1994
- Ngân hàng
- Tư nhân
4300
4650
4300
4450
4800
5600
5750
6300
6650
7050
1995
- Ngân hàng
- Tư nhân
7000
7400
7400
7900
8300
8830
10700
11050
12900
12550
1996
- Ngân hàng
- Tư nhân
11880
12200
11550
11550
11285
11290
10950
10980
10720
10650
Số liệu trên cho thấy sự biến động mạnh của tỷ giá VNĐ/USD từ năm 1994 trở đi. Đỉnh cao của mức tăng giá USD là cuối năm 1995. Ngày 4/12/1995 giá USD trên thị trường tư nhân tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 14.450 VNĐ/USD và 14.580 VNĐ/USD. Giá USD trong tháng 12/1994 đã tăng từ 60% đến 80% so với mức giá đầu năm.
Mặc dù trong giai đoạn 1989-1996 chính sách quản lý của Nhà nước đã có nhiều thay đổi, như chuyển từ hình thức quản lý theo tỷ giá kết toán nội bộ bình quân cho tất cả các nhóm hàng sang tỷ giá theo nhóm hàng hoá và duy trì tương đối ổn định các tỷ giá này, hoặc nếu có thay đổi thì cũng ở mức độ nhỏ nhằm duy trì ổn định hệ thống giá vật tư và xuất khẩu, nhập khẩu nên tỷ giá công bố vẫn cách xa mức tỷ giá hình thành trên thị trường.
Hơn nữa, phần ngoại thương ngoài kế hoạch ngày càng lớn khiến cho thị trường ngoại tệ ngầm ngày càng phát triển và có xu hướng phản ánh tương quan giá trị thực giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
Tình trạng leo thang của giá đồng USD đã kích thích tâm lý dự trữ USD, nhằm mục đích đầu cơ ăn chênh lệch giá. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn bị buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước. Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của Chính phủ ít đem lại kết quả, thậm chí có những quyết định của Chính phủ về quản lý ngoại tệ đã bị mất hiệu lực ngay khi vừa mới công bố. Giai đoạn này, ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ. Qua kiểm tra 26 đơn vị sử dụng ngoại tệ ở Thừa Thiên Huế thấy tất cả đều có sai phạm:
Bán USD ra thị trường : 996,682 USD.
Cho vay lẫy lãi : 102,694 USD.
Chuyển nhượng cho nhau hơn 2 triệu USD lấy chênh lệch 3,5 tỷ VNĐ.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã thay đổi cách quản lý ngoại tệ, đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối. Nó đã giải toả được tâm lý đầu cơ ngoại tệ, ngăn ngừa xu hướng tăng giá quá mức của USD trên thị trường. Đến tháng 3/1996 tỷ giá chỉ còn 11.550 VNĐ/USD và tiếp tục giảm cho tới cuối năm 1996.
Quá trình tiến tới chính sách tỷ giá hối đoái tự chủ theo cơ chế thị trường (1996-1999). Vào cuối năm 1996 tỷ giá VNĐ/USD dần ổn định, giải toả được tâm lý đầu cơ ngoại tệ, hướng mạnh vào kinh doanh xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, ta thu được một lượng lớn ngoại tệ từ bên ngoài vào (Trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Thân 1997, có khoảng 60 ngàn Việt kiều về ăn tết mang theo lượng ngoại tệ 300-400 triệu USD) dẫn tới cung USD tăng, đồng USD giảm giá nhanh. Có ngày giá USD giảm xuống còn 9.950 VNĐ/USD tại Hà Nội, 9.750 VNĐ/USD tại Hồ Chí Minh (13/01/1997).
Việc đồng nội tệ tăng giá ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu và kích thích nhập khẩu. Do đó, ngân hàng Nhà nước phải can thiệp nhằm nâng giá USD. Từ tháng 3/1997 USD đã lên giá dần và duy trì xu hướng lên giá một cách ổn định.
Từ cuối năm 1998, USD liên tục mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, đặc biệt so với đồng Yên (Nhật Bản). Nhưng trên thị trường Việt Nam giá USD vẫn tương đối ổn định và tăng ở mức độ nhỏ (tăng 1,7% trong năm 1998 và tăng 0,4% trong quí I năm 1999) đã tạo điều kiện cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, phù hợp với chiến lược kinh tế hướng ngoại.
Tóm lại, chế độ tỷ giá hối đoái đã có những thay đổi căn bản từ khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường. Từ chỗ đồng nội tệ chỉ gắn chặt với đồng Nhân dân tệ (Trung Quốc) và đồng Rúp (Liên Xô) (do đặc thù Việt Nam trong thời gian đó quan hệ chủ yếu với các nước XHCN, đặc biệt là khối SEV) đến nay, VNĐ đã mở rộng quan hệ trao đổi với các ngoại tệ mạnh khác. Trước kia, chế độ tỷ giá ở Việt Nam là chế độ cố định, được ấn định bởi ý muốn chủ quan của Nhà nước, mang nặng tính hành chính, hoạt động kém hiệu quả,... còn hiện nay, nó đã được hình thành trên cơ sở diễn biến cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, được điều tiết bởi Chính phủ. Nó tỏ ra có hiệu quả hơn và đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, việc hoàn thiện chế độ tỷ giá và cơ chế điều hành không vì thế mà dừng lại Nó cần phải được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng linh hoạt, có sự điều chỉnh cần thiết đúng lúc cho phù hợp với hoàn cảnh. Trong điều kiện hiện nay, có hai quan điểm xung quanh vấn đề lựa chọn, áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam. Một là, quan điểm chế độ tỷ giá cố định. Hai là, phá giá đồng tiền.
2-/ Quan điểm chế độ tỷ giá cố định:
Mục đích của quan điểm này là: cần phải giữ tỷ giá hối đoái cố định để kiềm chế lạm phát ở mức thấp và củng cố lòng tin của dân chúng vào đồng tiền nội địa.
Do Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế kém phát triển, công nghiệp lạc hậu. Để kinh tế có thể phát triển nhanh mạnh, vững chắc thì cần phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đổi mới khoa học công nghệ. Do đó, việc nhập dây chuyền máy móc từ những nước công nghiệp phát triển là điều không tránh khỏi.
Chính vì vậy, vào cuối năm 1995 đầu năm 1996 Chính phủ đã can thiệp để nâng giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ. Sự can thiệp này có mục đích chống lạm phát bằng cách giữ cho giá hàng nhập khẩu được ổn định. Do từ năm 1994 trở lại đây Việt Nam đã nhập khẩu một số lượng lớn máy móc thiết bị nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất trong nước, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của nông nghiệp. Cụ thể kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua như sau:
Mặt hàng
Đơn vị
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng giá trị nhập khẩuTrong đó:
Tr. USD
2338,1
2540,7
3923,9
5825,8
7500,0
- Xăng dầu
1.000 tấn
2572,5
3142,0
4094,7
4531,0
5200,0
- Sắt thép
1.000 tấn
113,0
343,0
686,3
754,0
1100,0
- Phân bón
1.000 tấn
2663,6
2454,7
3027,8
4201,8
+
- Thuốc trừ sâu
1.000 USD
22462
24098
33403
58635
+
(Nguồn: Kinh tế xã hội Việt Nam, thực trạng xu thế và giải pháp - NXB Tổng cụ thống kê)
Tình hình trên cho thấy, khi tỉ giá ngoại tệ cao làm cho giá thành của sản phẩm sản xuất trong nước tăng bởi chính xăng dầu, sắt thép, thuốc trừ sâu và máy móc thiết bị đều là các yếu tố đầu vào của sản xuất tăng lên. Trong điều kiện nền kinh tế hiện còn tồn tại nhiều nhân tố gây bất ổn định khác nhau thì việc giá thành hàng hoá nhập khẩu tăng cao sẽ là nhân tố kích thích lạm phát (chi phí đẩy). Do đó, một tỷ giá hối đoái cố định sẽ hỗ trợ tạo đắc lực cho sự bình ổn tỷ giá.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được thì vẫn còn những mặt hạn chế của quan điểm này.
Tỷ giá hối đoái quá mạnh đã gây sức ép đối với sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Trung Quốc là một bạn hàng lớn của Việt Nam. Tỷ giá hối đoái do thị trường qui định của Trung Quốc đã bị phá giá mạnh kể từ giữa năm 1995, biến động khoảng từ 6-9 NDT/USD và có thời gian ngắn lên tới 10 NDT/USD. Trong cùng thời điểm (8/1995) khi đồng Việt Nam lần đầu tiên đạt mức tỷ giá danh nghĩa như năm 1995 thì đồng NDT bị phá giá 50%. Trong khi đó mức lạm phát tại Việt Nam là 67% còn tại Trung Quốc là 25%. Do đó, mức tăng trong sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc là rất đáng kể và các nhà máy Việt Nam đã phải vất vả vì tình trạng này (nguồn: Viện phát triển kinh tế Harvard).
Nhà nước đã đối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 72084.DOC