Đề tài Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam

Giai đoạn 1997-2000:

Từ năm 1997- 1998, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD giảm dần, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bùng nổ làm cho giá trị đồng tiền của các nước trong khu vực giảm nhanh( Đồng Rupiah Inđônêxia mất giá 130%, đồng Baht Thái Lan mất giá 100%, đồng Ringgit Ma-lai-xi-a mất giá 60%. Đồng thời lượng vốn đầu tư vào Việt Nam giảm mạnh. Xu hướng của các nhà đầu tư và dân chúng là rut VND để chuyển sang ngoại tệ tăng lên. Hơn nữa do năm 1996, khối lượng L/C trả chậm khá lớn và phần lớn đến hạn trả là năm 1997,do vậy làm tăng nhu cầu mua ngoại tệ trong nước để trả nợ đến hạn.Tất cả những điều kiện trên gây áp lực giảm giá VND.Trước tình trạng đó Chính phủ đã thực hiện hai lần tăng giá từ 11.113đ/ 1 USD năm 1996 lên 13.908đ/1USD năm 1998. Việc điều chỉnh giá lần này là một quyết định kịp thời. Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, việc cố định một tỷ giá được coi là cao hơn so với tỷ giá thực là một rủi ro quá lớn cho nền kinh tế Việt Nam, không những nó cản trở xuất nhập khẩu mà còn hạn chế " khả năng đề kháng" của nền kinh tế Việt Nam. Nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng mức tỷ giá hiện nay chính là thời điểm dừng thích hợp. Việc tăng tỷ giá đã góp phần giảm nhập siêu 20,3% năm 1997 xuống còn 17,6% năm 1998.

Trong năm 1999, với cơ chế điều hành tỷ giá mới, chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước ở nước ta hiện nay càng có cơ hội phát huy hiệu quả. Nếu trước tháng 2 năm 1999, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là cơ chế can thiệp trực tiếp bằng cách ấn định tỷ giá chính thức với biên độ giao dịch ở thời điểm tương ứng có khi lên đến 10% thì từ ngày 25/02/1999 NHNN Việt Nam đã công bố 2 quyết định mới về tỷ giá:

Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ.

Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức được phép kinh doanh ngoại tệ.

Từ ngày 26/2/1999, NHNN chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ( TTNTLNH) của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Căn cứ vào đó các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay không vượt quá 0,1% so với tỷ giá này.

Việc điều chỉnh tỷ giá này nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam; giảm bớt sự mất cân bằng của đồng Việt Nam so với USD, dịch chuyển tỷ giá dần tới trạng thái cân bằng của nó.

Nhờ cơ chế điều hành tỷ giá mới, tình hình tỷ giá hối đoái ở Việt Nam rất ổn định, không biến động nhiều lắm, tỷ giá giữa VND và USD giao động trong khoảng 14.000 - 14.014 đ/ 1 USD.

Trong năm 2000, từ ngày 5/9, cơ chế tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ của các NHTM được thực hiện theo quyết định số 289/2000?QĐ-NHNN7 ngày 30/8/2000 của Thống đốc NHNN quy định mới về nguyên tắc xác định tỷ giá của các giao dịch hối đoái kỳ hạn , hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Còn nguyên tắc xác định tỷ giá giao ngay vẫn được thực hiện theo quyết định số 65/1999/QD-NHNN7.

 

doc48 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 19656 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở VN.DOC
Tài liệu liên quan