Đề tài Ùn tắc giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hà Nội đang trong quá trình xây dựng, phát triển, tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh, hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng bộ. Ùn tắc giao thông là do sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với hệ thống giao thông vận tải mà trong thực tế hiện nay là cầu đang vượt quá cung, cung không đáp ứng được với sự tăng trưởng của cầu, đã dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội hiện nay.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12054 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ùn tắc giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh chọn đề tài “ Ùn tắc giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho môn học này. 1.Vì sao vấn đề này trở thành đề tài khoa học? Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, thu hút hàng ngàn người về học tập, làm việc, sinh sống và hưởng thụ dịch vụ. Thế nhưng, Hà Nội đã và đang phải đối mặt với vấn nạn ùn tắc giao thông cùng với những hậu quả ngày càng nghiêm trọng của nó. Ùn tắc giao thông với tần suất xảy ra thường xuyên, liên tục và kéo dài triền miên đã gây ra rất nhiều vấn đề bức xúc như lãng phí thời gian, tiền bạc, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, giảm năng suất lao động, tai nạn giao thông, làm mất cảnh quan đô thị và nhiều tệ nạn xã hội khác gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân đô thị. Ùn tắc giao thông trong các đô thị đặc biệt là thủ đô Hà Nội đã, đang và ngày càng trở nên bức xúc, nan giải, cần được giải quyết ngay không chỉ trong ngắn hạn mà còn cần phải có tầm nhìn dài hạn. Với mục tiêu xây dựng phát triển Thủ Đô hài hòa, văn minh, hiện đại đúng với tầm vóc đất nước, cộng với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh như hiện nay, giải quyết vấn đề ùn tắc giao thônsg trên địa bàn Hà Nội xứng đáng là một đề tài khoa học cấp thiết, tất yếu, khách quan. 2. Cái mới của đề tài: Tập trung tìm hiểu nghiên cứu thực trạng hệ thống giao thông vận tải đô thị và ùn tắc giao thông đô thị. Rà soát lại những biện pháp đã và đang được thực hiện để giảm thiểu ùn tắc giao thông, những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Đề xuất những kiến nghị mong muốn góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông trong thời gian tới với kết quả cao. 3. Loại hình nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã vận dụng tổng hợp các loại hình nghiên cứu như: Mô tả: nhận dạng, phân biệt khác nhau về hình thái, định tính, định lượng của ùn tắc giao thông Giải thích: những nguyên nhân hình thành phát triển, nguồn gốc, động thái của nó... Giải pháp sáng tạo:sáng tạo các giải pháp phục vụ thực tiễn : giảm thiểu ùn tắc giao thông. Thăm dò: xác định đầu tư nghiên cứu khoa học cải thiện tình hình đó. Nghiên cứu cơ bản định hướng: phát hiện bản chất quy luật, xu hướng vận động phát triển của sự vật hiện tượng để phục vụ đời sống con người. 4.Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài(chung và riêng) Trong đề tài này, chúng em đã sử dụng phương pháp chung là : Phân tích và tổng hợp. Phương pháp qui nạp và diễn dịch. Ngoài các phương pháp phân tích chung trên ta còn sử dụng phương pháp riêng : Phương pháp nghiên cứu xã hội học Phương pháp khoa học thực nghiệm. Phương pháp toán học Để tìm hiểu, lý giải các mối quan hệ, các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Dựa vào cơ sở lí luận của đối tượng mà ta lựa chọn các phương pháp trên để nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu ở đây là hiện tượng ùn tắc giao thông ở Hà Nội 5. Mối quan hệ giữa các phần, các chương: Ta nghiên cứu đề tài trên qua 3 phương diện, bộ phận chính là : thực trạng - hậu quả, nguyên nhân và giải pháp. Các bộ phận trên được phân tích trong mối quan hệ biện chứng với nhau để làm rõ nội dung của đề tài Có sự liên hệ giữa các phần của đề tài: từ những quan sát về thực trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội, sử dụng phương pháp diễn dịch để phân tích tìm ra nguyên nhân sau đó sử dụng phương pháp quy nạp tổng hợp những tri thức đã hiểu biết hoặc mới phát hiện từ những hiểu biết của mình đưa ra những giải pháp thích hợp Mục lục CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 1.1.Thực trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội Hà Nội đang phải đối mặt với cuộc “chiến tranh giao thông”, đó là nhận định của các chuyên gia giao thông Nhật Bản đang làm việc tại dự án phát triển nguồn nhân lực an toàn giao thông Hà Nội. Hạ tầng giao thông hầu như không phát triển, phương tiện giao thông tăng theo cấp số nhân, ý thức chấp hành Luật giao thông tự phát, tùy tiện, kéo theo đó là ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông ngày càng tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đánh giá của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, hiện các tuyến đường trong khu vực nội thành chỉ đáp ứng được 30% lượng phương tiện hiện có. Ùn tắc giao thông thường xảy ra ở các giao lộ (ngã ba, ngã tư…), trên đường 2 chiều và thường xảy ra vào giờ cao điểm từ 7h - 8h30 và 17h -19h. Nhiều điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng như ngã tư Trung Hiền, Tây Sơn - chùa Bộc, Trường Chinh… Mật độ phương tiện tham gia giao thông ở Hà Nội luôn quá tải, nhất là trong những giờ cao điểm nên hầu hết các nút giao thông đều vượt quá khả năng thông xe. Hiện tại các tuyến nút giao thông đều quá tải khoảng 200%. Vào giờ cao điểm các phương tiện tham gia giao thông chỉ còn biết nhích từng centimet. Ước tính, hiện nay thành phố có 207.090 xe ô tô các loại, 1.921.822 xe máy, 1.000.000 xe đạp, 300 xe xích lô, chưa kể đến các phương tiện đăng kí ngoại tỉnh lưu hành trong thành phố. Với hiện trạng giao thông hiện nay thì 1 km đường Hà Nội phải chịu tải trên 500 ô tô và 6000 xe máy. Với tốc độ phát triển phương tiện la 12 - 15%/năm như hiện nay thì tình trạng ùn tắc sẽ càng nghiêm trọng hơn. 1.2.Đánh giá hậu quả ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội 1.2.1.Thiệt hại kinh tế do ùn tắc giao thông gây nên Ùn tắc giao thông gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm. Việc dừng lại quá lâu gây lãng phí xăng, đồng thời thải ra lượng khí bụi khá lớn. Theo tính toán của Viện Y tế lao động, Hà Nội bị tổn thất mỗi ngày 1 tỷ đồng do ô nhiễm không khí. Ô nhiễm bụi ở Hà Nội ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người còn gây ra các thiệt hại to lớn khác như giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, hư hỏng thiết bị, suy giảm tuổi thọ công trình và làm mất mỹ quan thành phố. Các thiệt hại về kinh tế có thể lượng hóa bằng tiền với mức thiệt hại khoảng 200-500 tỷ đồng một năm. Mức thiệt hại về kinh tế do khí thải xe máy được các nhà nghiên cứu đưa ra là hơn 20 triệu USD/năm tại Hà Nội. đáng ngại là mức thiệt hại ngày càng tăng, chiếm tự 0,3 - 0,6% GDP của thành phố. 1.2.2.Ô nhiễm môi trường ngày càng cao (ô nhiễm không khí do bụi và khí thải và ô nhiễm tiếng ồn) Ô nhiễm bụi ở Hà Nội Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, nồng độ bụi trong không khí trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần. Tại các nút giao thông thì nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn từ 2 - 5 lần. Bụi trong không khí trên dường phố chủ yếu là bụi đường (trên 80%). Môi trường không khí ở Hà Nội đang bị ô nhiễm cục bộ, chủ yếu ở các nút giao thông trọng điểm, các trục đường giao thông chính và các khu công nghiệp. Tại một số “điểm nóng” của Hà Nội, nồng độ bụi trong không khí luôn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm khí thải ở Hà Nội Không khí bụi, nồng độ khí CO và NO2 tại các nút giao thông lớn trong đô thị cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải, do lưu lượng xe lớn và tình trạng kẹt xe liên tục tại các nút giao thông gây ra chiếm tỉ lệ khoảng 70%. Lưu lượng xe tham gia giao thông đang tăng nhanh cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. chỉ tính riêng thủ đô Hà Nội đã có xấp xỉ 2 triệu xe máy, 150.000 xe ô tô các loại thường xuyên hoạt động. Khảo sát của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội cũng cho thấy, 70% số xe máy đang lưu hành trên đường phố Hà Nội không đạt tiêu chuẩn cho phép về khí thải, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố. Vào giờ cao điểm, nồng độ bụi mịn trong không khí đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 - 2,3 lần. Tình trạng ô nhiễm chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân Hà Nội, đặc biệt với những người tiếp xúc thường xuyên hoặc cư trú tại khu vực ô nhiễm. Ô nhiễm tiếng ồn ở Hà Nội Các phương tiện giao thông tăng quá nhanh, tiếng còi, tiếng động cơ của các loại ô tô, xe máy,… làm cho nhiều nơi cường độ tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép có thể gây nên sự căng thẳng thần kinh (stress), mệt mỏi liên tục cho con người 1.2.3.Ùn tắc giao thông ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội Không chỉ gây thiệt hại to lớn về mặt kinh tế, với tác động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như trên, ùn tắc giao thông đã và đang gây nguy hại cho sức khỏe của con người và làm suy giảm chất lượng cuộc sống đô thị. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005, y học hiện đại đã ghi nhận nhiều bệnh tật đường hô hấp do môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi, hơi khí độc CO, CO2, NO và chì như : hen, lao, dị ứng, viêm phế quản,…Riêng tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai, năm 2001tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp tăng 2,1 lần so với trung bình hàng năm của giai đoạn 1991 - 1995 và tăng 1,9 lần so với trung bình hangf năm giai đoạn 1996 - 2000 Bên cạnh đó, ùn tắc giao thông còn ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh, buôn bán của các hộ dân hai bên đường, đồng thời gây mất mỹ quan đô thị. CHƯƠNG 2:NGUYÊN NHÂN GÂY ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI HÀ NỘI Hà Nội đang trong quá trình xây dựng, phát triển, tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh, hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng bộ. Ùn tắc giao thông là do sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với hệ thống giao thông vận tải mà trong thực tế hiện nay là cầu đang vượt quá cung, cung không đáp ứng được với sự tăng trưởng của cầu, đã dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội hiện nay. 2.1.Dân số, mật độ dân số và tăng trưởng kinh tế Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thương mại và du lịch quan trọng của cả nước. Chính sức hút cùng quá trình đô hóa đã tạo ra các dòng di dân, người ở tỉnh ngoài về Hà Nội kiếm việc làm (có lúc tới hơn 20 vạn người), khiến tốc dộ đô thị hóa bị thúc ép tăng nhanh hơn tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ quản lý đô thị. Dòng di cư về bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Trước hết phải kể đến các sinh viên, học sinh từ khắp các tỉnh thành đến học tập, rồi sau khi ra trường ở lại Hà Nội kiếm việc làm. Tiếp đến là người nông dân muốn tìm kiếm việc làm lúc nông nhàn, ra Hà Nội tìm kiếm các công việc làm thêm như xe ôm, thu mua phế thải, bán hàng rong… để tăng thêm thu nhập. Phần lớn họ chỉ có hộ khẩu tạm trú. Hơn nữa, Hà Nội cung cấp cho họ các dịch vụ tốt hơn như y tế, giáo dục, ngân hàng, bưu chính viễn thông…cho nên nhu cầu giao thông ngày càng tăng cao và lưu lượng tham gia giao thông ngày càng lớn. Mật độ dân số ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê, mật dộ dân số ở Hà Nội năm 2006 là 3618 người/km2, cao gấp 3 lần mật độ dân số vùng Đồng Bằng Sông Hồng (1125 người/km2), cao gấp hơn 14 lần mật độ dân số cả nước (254 người/km2) và gấp 90 – 103 lần mật độ chuẩn (35 – 40 người/km2). Cùng với tốc độ tăng dân số, GDP của Hà Nội cũng tăng lên không ngừng qua các năm. Sự phát triển kinh tế đòi hỏi nguồn lao động dồi dào, thu hút nhiều người dân đến đô thị sinh sống và làm việc. Bên cạnh đó cũng cần phát triển hệ thống giao thông vận tải đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh lưu thông trong việc cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm…Điều này tạo sức ép không nhỏ nên hệ thống giao thông vận tải đô thị. 2.2.Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị yếu kém, quỹ đất dành cho phát triển giao thông quá ít. Cơ sở hạ tầng yếu kém là một trong những nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông tại Hà Nội. Mạng lưới đường bộ dài 955 km (tính đến đầu năm 2008), chỉ chiếm 7,2% diện tích đất đô thị trong khi con số chuẩn là 15 – 20%. Khoảng cách trung bình giữa các nút giao thông là 380 – 400m (quá gần) với 580 nút là các nút giao đồng mức. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ xe chạy, thường xuyên gây ùn tắc giao thông, đặc biệt là vào các giờ cao điểm. Hà Nội có tới 133 điểm giao cắt đường sắt với đường bộ, trong đó 46 điểm có gác chắn, 39 điểm lắp đặt cảnh báo tự động, 48 điểm có biển báo và 500 điểm đường dân sinh chằng chịt cắt qua đường sắt. Cứ mỗi lần có tàu chạy qua, giao thông đường bộ phải ngừng lại ít nhất 3 đến 10 phút, điều này cũng là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Diện tích đất cho các bãi đỗ xe chỉ bằng khoảng 0,46% đất đô thị ( yêu cầu chuẩn là 4 – 7%) khiến cho toàn thành phố rơi vào tình trạng thiếu chỗ đỗ xe trầm trọng. Việc này đã làm cho nhiều xe phải dựng tạm thời trên hè phố, lòng đường gây cản trở giao thông. Hiện nay, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nên ô tô, xe máy xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện tại diện tích giao thông đường bộ chỉ đáp ứng khoảng 40% lượng phương tiện giao thông đã đăng ký, đó là chưa kể đến lượng phương tiện giao thông đổ về Hà Nội mỗi ngày. 2.3.Hệ thống vận tải hành khách công cộng còn thiếu và yếu Hiện nay, phương tiện giao thông chủ yếu là ô tô buýt và taxi. Hà Nội có khoảng 32 doanh nghiệp tham gia kinh doanh taxi với số lượng trên 3000 xe. Taxi phục vụ cho tham quan du lịch, khách vãng lai, một số bộ phận người dân có thu nhập cao và những người có nhu cầu cần thiết. Hệ thống xe buýt ngày càng được mở rộng nhưng mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu đi lại của người dân. Các tuyến xe buýt bị chia cắt vì thiếu các vòng tròn nối các tuyến xe buýt dạng hướng tâm và xuyên tâm, thiếu các tuyến gom và tiếp chuyển hành khách từ các điểm tập dân cư đến các tuyến xe buýt chính, thiếu các tuyến vận chuyển trong nội bộ từng khu vực dân cư và các tuyến xe buýt đi vào các khu vực có mật độ dân cư cao nhưng lòng đường chật hẹp. Sự phân bố các tuyến xe buýt cũng còn nhiều bất hợp lí: có những tuyến xe buýt luôn trong tình trạng quá tải, có những tuyến xe buýt thì luôn rộng thênh thang. Nhìn chung thời gian phục vụ và tần suất của mạng lưới tuyến xe buýt ở Hà Nội chưa cao và không dều đặn, độ liên thông của toàn mạng thấp, chưa đáp ứng được ứng được nhu cầu đặt ra, chưa thuận lợi và thu hút hành khách còn thấp. Xe buýt hiện nay hoạt động vẫn còn lãng phí, chưa đạt hiệu quả cao. Hiện nay, tổng số hành khách đi xe buýt một ngày đạt 557.692 người, số lượng hành khách/km là 3.712.858 người, tổng số chuyến lượt xe buýt thực hiện một ngày đạt hơn 8.800 lượt. Theo tính toán của các chuyên gia giao thông, số lượng xe buýt thực sự cần chỉ là 586 chiếc chứ không phải gần 1000 chiếc như hiện nay. Điều này cũng góp phần làm cho ùn tắc giao thông tại Hà Nội. 2.4. Công tác quản lý, tổ chức giao thông đô thị còn nhiều yếu kém và bất cập. Công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch đô thị thành phố Hà Nội trong nhiều thập kỉ qua nói chung là bị buông lỏng hoặc có làm nhưng manh mún, nhỏ lẻ, làm lấy lệ và có nhiều sai sót… do vậy các loại phương tiện đã phát triển một cách tự phát, đưa đến tình trạng lộn xộn và quá tải không kiểm soát được như hiện nay. Quy hoạch xây dựng hạ tầng giao thông còn đơn điệu, biện pháp hạn chế các xe cá nhân còn máy móc, dập khuôn. Nhiều quyết định thiếu sâu sát và sáng suốt, còn nhiều giải pháp tình thế không mấy hiệu quả như: Cắt xén vỉa hè, đặt thêm rồi lại cắt đi các giải phân cách cứng, bổ sung các biển báo và tín hiệu chỉ đường, phân luồng xe chạy, không cho rồi lại cho dân được mua xe máy, sắp xếp thời gian biểu lệch giờ khiến các bà mẹ phải đưa đón con cứ rối linh tinh lên. Mạng lưới xe buýt chưa được khai thác một cách khoa học. Lái xe vẫn còn chạy ẩu, tranh khách để kiếm thêm theo mức khoán của xí nghiệp. Mạng lưới các công ty, xí nghiệp vận tải tại Hà Nội còn nhiều điều bất cập, thiếu sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ vẫn còn có sự cạnh tranh không lành mạnh, gây sự chồng chéo, thiếu sự kết hợp, gắn kết trong quá trình vận tải. Việc giáo dục giao thông đường bộ và ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức phục vụ hành khách chưa cao. Việc học luật giao thông đường bộ và tổ chức thi lấy bằng lái xe còn nhiều bất cập. Nhiều người tham gia mà vẫn chưa hiểu rõ luật giao thông cũng là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. 2.5. Tình trạng dân trí, ý thức tự giác của người tham gia giao thông còn thấp. Tình trạng chạy không đúng luật, phóng nhanh, vượt ẩu,… còn xảy ra nhiều. Mọi người ai cũng muốn tranh đường đi cho mình đi mà không nghĩ hành động đó có thể gây tổn hại đến mình và những người khác. Ý thức kém còn được được thể hiện qua hành động chống lại cảnh sát giao thông khi thi hành công vụ. Nạn chiếm lòng đường, lề đường,chiếm dụng các cầu làm nơi mua bán, họp chợ của những người mua hàng đầu xe bừa bãi đã khiến cho đường phố ngày càng bị tắc nghẽn hơn. Nhất là vào giờ cao điểm chiều, khi nhiều người tan việc về tranh thủ mua thực phẩm hoặc hàng hóa từ các chợ bất hợp pháp nói trên. Ùn tắc giao thông cũng xảy ra trước cổng các trường học khi các phụ huynh đưa đón con không tôn trọng luật lệ nên đã đỗ xe tràn lan dưới lòng đường gây ùn tắc giao thông, đây cũng là hành động đáng bị lên án. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Định hướng phát triển giao thông đô thị Hà Nội đến 2020 Quan điểm, định hướng: * Quy hoạch hệ thống giao thông phải đi trước một bước, phải có tầm nhìn dài hạn, tránh gây lãng phí. Thiết kế các tuyến giao thông (nhất là các đường trục, đường vành đai) cần đặt trong tầm nhìn dài hạn không chỉ đến năm 2020 mà phải đến năm 2030,để không phải đầu tư xây dựng, mở rộng đường nhiều gây lãng phí. *Hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới giao thông đô thị. *Ưu tiên phát triển phương thức vận tải hành khách công cộng (xe buýt, xe điện). * Phát triển khu đô thị mới với cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại: Phát triển khu đô thị mới với cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại bên ngoài đường vành đai 2, vành đai 3 nhằm phân tán dân cư và tránh sự tập trung nhu cầu giao thông tại khu vực các quận nội thành cũ. *Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông gắn liền với tạo diện mạo kiến trúc đô thị hiện đại. 3.2. Giải pháp Một số giải pháp với tầm nhìn dài hạn: + Giải pháp về quy hoạch +Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng +Giải pháp về phát triển hệ thống giao thông công cộng +Giải pháp về tổ chức, quản lý phát triển giao thông đô thị +Giải pháp về tuyên truyền giáo dục +Giải pháp về cơ chế chính sách +Giải pháp về nguồn vốn Các giải pháp cần được tiến hành đồng bộ như sau: 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch Việc xây dựng quy hoạch giao thông đô thị có tính chất bền vững phù hợp với sự phát triển của thành phố là điều đặc biệt quan trọng Việc lập và thực hiện quy hoạch giao thông phải đựợc tiến hành và kết hợp đồng bộ với quy hoạch các ngành điện lực, bưu chính viễn thông, lắp đặt các thiết bị, tránh tình trạng đào lên lấp xuống nhiều lần, gây lãng phí thời gian, tiền bạc của xã hội, đồng thời tránh gây cản trở giao thông. Các quy hoạch phải được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Những nguyên tắc chung về quy hoạch giao thông: Hệ thống giao thông là yếu tố hình thành nên cơ cấu quy hoạch hoàn chỉnh của thành phố, vai trò ưu tiên dành cho phát triển hệ thống giao thông, nó giữ vai trò định hình không gian và cấu trúc của toàn đô thị. Khẳng định 25%quỹ đất dành cho giao thông, để đạt mục tiêu đó , chúng ta cần cải tạo lại toàn bộ không gian thành phố, tạo nên một không gian đô thị văn minh hiện đại. Phát triển giao thông đô thị phải lấy phát triển giao thông công cộng làm khâu trung tâm.Với Hà Nội nơi đất đai chật chội, nguồn lực đầu tư hạn hẹp, thời gian hành động không nhiều, nguy cơ xâm hại môi trường ngày càng lớn... thì lựa chọn tối ưu là phát triển giao thông công cộng, với dự báo đặt ra là chỉ khi nào 50% các chuyến đi của cư dân thực hiện bằng giao thông công cộng thì sự ùn tắc trên các đường phố mới có cơ may giải tỏa. Về cải tạo quy hoạch đô thị, cần đặt vấn đề giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ xây dựng với sự phát triẻn cơ sở hạ tầng giao thông đô thị và các chỉ tiêu sinh hoạt như điện, nước, môi trường, xử lý rác thải,..., cần có giải pháp dãn dân từ nội thành ra ngoại thành và các khu đô thị mới. Hình thành các trung tâm vệ tinh hoàn chỉnh, tửng bước giảm mật độ dân số và xe cộ trong các khu vực nội thành. Cần xây dựng kế hoạch cụ thể di chuyển các trường đại học, các công ty, nhà xưởng sản xuất gây ô nhiễm môi trường, một số bệnh viện, trường học ra khỏi trung tâm thành phố. Bổ sung hệ thống các đường tròn cao tốc vành đai (ngầm, trên mặt đất,...) nối liền trung tâm hành chính, thương mại ở nội, ngoại thành và các khu đô thị mới. Chú trọng phát triển các đô thị vệ tinh nhằm giảm áp lực dân số và ô nhiễm trong nội thành. Phát triển các đô thị vệ tinh cũng cần chú trọng việc quy hoạch phát triển đồng bộ các dịch vụ công cộng, dịch vụ, trường học, bệnh viện, mạng lưới giao thông...Khi nhu cầu được đáp ứng đầy đủ, người dân sẽ không cần phải di chuyển vào trong thành phố để hưởng thụ dịch vụ, nhờ đó mà giảm nhu cầu giao thông vận tải trong nội thành. 3.2.2. Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Cơ sở hạ tầng giao thông thiếu và yếu kém, không đáp ứng kịp tốc độ phát triển của nhu cầu giao thông đô thị, không đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của lượng phương tiện giao thông (đặc biệt là phương tiện giao thông cá nhân như xe máy và ôtô) là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Nội dung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng gồm: +Nâng cấp mặt đường và vỉa hè. +Nâng cấp hệ thống nút giao thông. +Nâng cấp hệ thống đi bộ vượt đường. +Nâng cấp hệ thống giao thông tĩnh 3.2.3. Phát triển hệ thống giao thông công cộng Một trong những thách thức lớn nhất đối với hệ thống giao thông đô thị thành phố Hà Nội là sự bùng nổ các phương tiện giao thông cá nhân và thói quen sử dụng các phương tiện này. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông. Theo thống kê của Bộ Giao thông- vận tải, đến tháng 10/2007 tỷ lệ phương tiện giao thông cá nhân ở Hà Nội như sau: Xe ôtô cá nhân: 198170 xe, tỷ lệ: 57 xe/ 1000 người. Xe máy: 1932486 xe đạt tỷ lệ 552 xe/ 1000 người. Để giảm bớt tình trạng nghẽn giao thông trong thành phố cần khống chế tỷ lệ các phương tiện cá nhân như sau: Xe ôtô cá nhân tỷ lệ:60 xe / 1000 người. Xe máy 200-250 xe/1000 người. Phát triển hệ thống giao thông công cộng là cực kì cần thiết, phải phù hợp với quy hoạch giao thông Thủ đô Hà Nội và phải được phát triển trên cơ sở đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. Định hướng phát triển giao thông công cộng Hà Nội Coi việc vận tải hành khách công cộng là biện pháp cơ bản nhất trong chiến lược đảm bảo nhu cầu đi lại của Thủ đô. Xây dựng một khung chính sách cụ thể nhằm phát triển vận tải hành khách công cộng Thủ đô. Từng bước triển khai quy hoạch phát triển giao thông công cộng một cách kiên quyết. Thiết lập khung thể chế thích hợp nhằm khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng và khai thác giao thông công cộng. Phát động các chiến dịch tuyên truyền và thực hiện các chương trình giáo dục an toàn giao thông đô thị và sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Phương tiện phục vụ đi lại chủ yếu ở Hà Nội đến năm 2010 sẽ là ôtô buýt sau đó đến taxi. xe máy , xe đạp. Trong thời gian trở lại đây, hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu đi lại của nhân dân, mục tiêu đề ra là tỷ lệ đi lại bằng các phương tiện công cộng trong nội thành đạt 55 - 60% vào năm 2020. Nếu tăng số lượng xe buýt sẽ gây ùn tắc giao thông đô thị vậy cần có hướng đầu tư phát triển mới cho loại phương tiện có khả năng chuyên chở nhiều hơn, tốc độ nhanh hơn: xe buýt nhanh:BRT (Bus rapid transit) và hệ thống metro, hệ thống tàu điện cao. 3.2.4.Hoàn thiện công tác quản lý, tổ chức phát triển giao thông đô thị Hoàn thiện công tác quản lý giao thông: -Hoàn chỉnh luật giao thông đô thị -Bãi bỏ hoặc sửa lại những văn bản pháp luật giao thông đô thị đã lạc hậu -Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện quản lý thống nhất của Quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách công cộng. Tổ chức giao thông đô thị: -Tổ chức thực hiện việc phân làn phân luồng để tách dòng phương tiện đi tại một số tuyến đường -Tổ chức lắp đặt đèn chỉ huy giao thông tại các nút chưa có đèn, xây dựng thêm các cầu vượt, đường hầm dành cho người đi bộ. 3.2.5. Tăng cường tuyên truyền giáo dục dân trí về ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đô thị Đây là một biện pháp cần thực hiện thường xuyên nhằm giảm đến mức tối thiểu tai nạn giao thông đô thị.Đồng thời sẽ hỗ trợ đắc lực cho triển khai thực hiện nghiêm chỉnh luật giao thông đô thị đã ban hành - dù không có sự kiểm soát liên tục của cảnh sát nhưng việc thực hiện giao thông đô thị vẫn được chấp hành nghiêm túc. Việc giáo dục luật giao thông đường bộ và ý thức tổ chức kỉ luật,ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ hành khách cho các lái xe chính,phụ xe buýt, tãi,cho người tham gia giao thông cần được đề cao. Giáo dục được kết hợp trong trường học sẽ rất hiệu quả. Tiến hành rà soát lại chất lượng và phương pháp giảng dạy của các trung tâm dạy luật giao thông đường bộ cho người thi bằng lái xe, đảm bảo xây dựng một chương trình giao thông đường bộ hiệu quả. 3.2.6. Giải pháp về cơ chế,chính sách Tăng cường xử phạt các vi phạm. Đây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25786.doc
Tài liệu liên quan