Phương pháp thuỷ chuẩn hình học
Phương pháp thuỷ chuẩn tiến hành theo thứ tự sau:
a. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy thuỷ chuẩn
b. Mối quan hệ giữa độ dốc dọc kênh (i) với các hạng cấp chính xác của tuyến thuỷ chuẩn quy định như sau:
- Kênh có độ dốc dọc i 1/10.000: phải xác định cao độ lưới cơ sở kênh theo theo tuyến thuỷ chuẩn hạng III, xác định cao độ tim kênh theo tuyến thuỷ chuẩn hạng IV;
- Kênh có độ dốc dọc 1/10.000 <i 1/5000: phải xác định cao độ lưới cơ sở, tim kênh theo tuyến thuỷ chuẩn hạng IV;
- Kênh có độ dốc dọc 1/5.000 <i 1/2000: phải xác định cao độ lưới cơ sở kênh theo tuyến thuỷ chuẩn hạng IV, tim kênh theo tuyến thuỷ chuẩn kỹ thuật.
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8895 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng autocad trong vẽ bình đồ (tỷ lệ 1-1000) và mặt cắt địa hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số liệu đo mặt cắt ngang được xử lý trên chương trình Microsoft Excel và vẽ trên chương trình Canal Design, Autocad.
Khối lượng thực hiện:
Trên cạn: 27mặt cắt x 10m/mặt cắt = 270 m
Dưới nước: 27mặt cắt x 10m/mặt cắt = 270 m
Quy trình: giống như quy trình thành lập bình đồ.
3.2.4. Công tác chuẩn bị, thiết kế
Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ, các số liệu và sơ đồ các điểm khống chế khu vực cần đo.
Khảo sát khu đo: là đi thực địa xem xét kỹ để nắm chắc địa hình địa vật trong khu đo, xác định ranh giới đo vẽ. Đối chiếu thực địa với bản đồ, bổ sung, sửa chữa những thay đổi của địa vật và dáng đất cho đúng với hiện trạng khu đo. Tìm các mốc trắc địa theo tài liệu đã thu thập ở nhà. Xem xét kỹ lưỡng hiện trạng của mốc, nếu thấy khác so với chỉ dẫn trong tài liệu lưu trữ đã thu thập thì không nên dùng.
Căn cứ vào các mốc tìm được và tình hình cụ thể trên khu đo mà dự kiến bố trí lưới khống chế mặt bằng (số lượng điểm và dạng đồ hình).
Sau khi khảo sát ở thực địa về, phải lập dự án đo vẽ. Nội dung của dự án gồm thiết kế lưới khống chế, chọn phương pháp đo vẽ, tính toán chi phí vật tư, tiền của, thời gian và dự trù nhân lực, thiết bị, phương tiện.
3.2.5. Công tác thi công
Xác định ranh giới hành chính, phạm vi ranh giới khu đo
Triển khai thiết kế lưới khống chế đo vẽ ra thực địa, tiến hành chọn điểm, chôn mốc, dựng tiêu…
Đo đạc hệ thống lưới khống chế.
Xử lý số liệu, tính toán bình sai và xây dựng bản vẽ.
Thực hiện đo chi tiết bình đồ tỷ lệ 1/1000 và mặt cắt địa hình.
Kiểm tra chất lượng đo vẽ ngoại nghiệp
Hoàn chỉnh bản đồ gốc và tính toán diện tích.
Kiểm tra chất lượng công tác nội nghiệp.
Nghiệm thu và đánh giá chất lượng thành quả.
In bản đồ và hồ sơ kỹ thuật.
Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
3.3. Đo vẽ chi tiết nội dung bình đồ và mặt cắt địa hình
3.3.1. Phương pháp và tỷ lệ đo vẽ
- Căn cứ vào sơ đồ phân mảnh bình đồ của luận chứng kinh tế kỹ thuật trong toàn khu đo gồm có tỷ lệ 1 :500 và 1/1000. Đo vẽ chi tiết địa hình theo phương pháp cực, cạnh, đo bằng lưới chỉ hoặc đường cong khoảng cách, đọc số đến 0,1m. Góc bằng (bi), góc nghiêng (Zi) đọc như góc trong đường chuyền toàn đạc nhưng chỉ đo một chiều.
- Khoảng cách từ máy đến mia không vượt quá quy định ở bảng 3.1.
- Khi vẽ ít nhất phải kiểm tra định hướng từ 2 điểm. Sai lệch về hướng giữa trị đo và trị tính ngược £90”.
- Mỗi trạm đo, ít nhất phải có 3 điểm địa vật rõ ràng trùng với trạm liền kề để tiếp biên.
- Mỗi trạm máy phải vẽ sơ đồ chi tiết về dáng địa hình. Vẽ hình dạng của địa vật (địa vật định hướng và địa vật đo vẽ), phải tuân theo thứ tự sau đây:
+ Vẽ những địa vật định hướng trước như: hệ thống đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, thuỷ hệ, điểm yên ngựa, đồi độc lập, cây, nhà độc lập v.v... sau đến địa hình, địa vật dạng đường, diện v.v... theo “Quy phạm đo vẽ địa hình tỷ lệ 1:500¸5000” 96TCN 43-90 của Tổng cục Địa chính.
Bảng 3.1: Khoảng cách từ máy đến các điểm mia
Tỷ lệ bình đồ
Khoảng cao đều đường bình độ h (m)
Khoảng cách lớn nhất giữa các điểm mia (m)
Khoảng cách từ máy đến mia
Đo vẽ địa hình (m)
Đo vẽ địa vật (m)
1:200
0,25
0,5
1,0
5
10
10
50
50
80
30
30
40
1:500
0,5
1,0
10
15
100
150
60
60
1:1000
0,5
1,0
20
30
150
200
80
80
1:2000
0,5
1,0
40
40
200
200
100
100
1:5000
1
2
50
80
300
300
150
150
+ Dùng thước đo độ và thước đo vẽ ngay bình đồ và mặt cắt địa hình ngoài thực địa. Sau đó so sánh bổ sung tại thực địa để tránh sai sót. Thời gian chuyển trị đo thành bản vẽ mỗi trạm không quá 3 ngày.
- Vùng tiếp biên giữa hai mảnh bản đồ là 2cm theo tỷ lệ bình đồ ví dụ: bình đồ tỷ lệ 1:1000 tính theo tỷ lệ bình đồ vùng tiếp biên là 40m v.v... Sau khi lên biên đạt độ chính xác như sau:
+ Độ lệch giữa các vị trí địa vật D£0,4mm´M (trong đó M là mẫu số tỷ lệ bản đồ thành lập);
+ Độ chênh cao Dh£1/4 h, trong đó h là khoảng cao đều đường bình độ;
+ Sau đó tiếp biên quét, số hoá và in bằng máy Plotter.
- Nếu vẽ bằng máy toàn đạc điện tử, việc vẽ địa hình địa vật được tự động hoá qua chương trình SDR hoặc Suffer trực tiếp lấy số liệu từ Card hoặc fieldbook và vẽ bình đồ số ngay trên máy tính. Sau khi kiểm tra, được in qua các máy Ploter.
3.3.2. Dụng cụ đo
Để xác định các điểm chi tiết trên mặt đất đối với khu đo cụm dân cư xã Phương Thịnh và đối với tuyến kênh Sườn Tổ 6 được thực hiện chủ yếu bằng máy đo toàn đạc điện tử có thiết bị ghi và lưu trữ số liệu đo bằng loại máy Nikon NE-20S và TopCon DT206.
3.3.3. Vẽ lược đồ chi tiết
Trước khi đo vẽ chi tiết cần phải sơ họa chi tiết với tỷ lệ không nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập, nếu tỷ lệ sơ họa nhỏ hơn phải đảm bảo sao cho các đối tượng cần vẽ được thể hiện rõ ràng, đủ chỗ cần thiết để ghi chú tên các điểm mia. Trên sơ họa phải có các điểm đo chi tiết kèm theo số hiệu điểm, số đo (nếu đo khoảng cách bằng thước đo dây chuyên dụng), loại đất, tên chủ sử dụng và các ghi chú cần thiết khác có liên quan đến khâu tiếp theo như: số hiệu điểm trạm đo, hướng đến các điểm định hướng. Tại mỗi trạm máy phải bố trí các điểm mia chi tiết làm điểm kiểm tra (điểm mia trùng) với các điểm trạm đo kề nhau, phải từ 2 điểm trở lên với mỗi trạm đo kề nhau và các điểm này phải đóng khung vuông để phân biệt.
3.3.4. Phương pháp đo vẽ chi tiết bình đồ
3.3.4.1. Thành lập lưới khống chế độ cao hạng IV
- Hệ thống độ cao sử dụng cho công trình theo hệ Hòn Dấu, mốc chuẩn lấy từ hệ thống cao độ hạng IV kênh An Phong - Mỹ Hoà - Bắc Đông.
- Đo dẫn cao độ hạng IV từ mốc chuẩn về đến đầu công trình và đo nội bộ công trình phục vụ cho việc đo vẽ bình đồ.
- Phương pháp tính toán: Bình sai theo phương pháp chặt chẽ, sai số khép độ cao cho phép: fh £ ± 20mm.
- Phương pháp đo; Đo 2 lần (đo đi và đo về).
- Máy trắc địa: máy thuỷ chuẩn CS2 đã được kiểm nghiệm các yêu cầu theo quy phạm đo cao hạng IV
- Mia: Mia thương số 5m của Nhật sản xuất đã được kiểm nghiệm các yêu cầu theo quy phạm đo cao hạng IV.
- Xây dựng hệ thống mốc bảo lưu độ cao bàn giao cho chủ đầu tư phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo.
* Về địa hình tuyến cụm dân cư xã Phương Thịnh
Cấp hạng đo cao : đo cao hạng IV.
Hình thức bố trí tuyến đo: Tuyến dẫn khép kín đo đi đo về.
Sai số đo fhđo = SDhđo = -18mm, sai số khép cho phép: fh(cp) £ ± 20mm= 24mm, đạt yêu cầu so với quy phạm.
Bảng 3.2 Các mốc độ cao bảo lưu: khu đo bố trí 03 mốc cao độ
STT
TÊN MỐC
MỤC TIÊU
ĐỘ CAO
VỊ TRÍ
1
APMH 28
Mốc bê tông
+3.687
Qua cầu Hai Ngộ
2
ĐG2
Chốt sắt
+3.757
Mép đường đal (gần ngã ba)
3
Lũ 2000
Dấu sơn đỏ
+3.358
Trạm y tế Phương Thịnh
Tổng chiều dài đo cao hạng IV: 1.5km, địa hình cấp II.
3.3.4.2. Thành lập lưới khống chế mặt bằng
- Hệ toạ độ sử dụng theo hệ toạ độ Quốc gia VN 2000 (cùng hệ toạ độ kênh).
- Lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp II được bố trí theo dạng đường chuyền đa giác khép kín.
- Xây dựng các mốc khống chế mặt bằng làm cơ sở cho việc đo vẽ bình đồ và định vị cắm mốc quy hoạch xây dựng công trình sau này.
- Phương pháp đo lưới khống chế mặt bằng: Đo cạnh dùng toàn đạc điện tử đo hai lần, sai số giữa hai lần đo không quá 3mm; Đo góc dùng máy toàn đạc điện tử, đo thuận và đảo kính, sai số không quá 20”.
* Tuyến cụm dân cư xã Phương Thịnh
- Chiều dài tuyến đo đường chuyền cấp II là:1.180m
- Độ dài cạnh lớn nhất là 236m; nhỏ nhất là 141m.
- Các điểm khống chế đường chuyền cấp II đảm bảo đủ số điểm và độ chính xác phục vụ đo vẽ chi tiết.
Bảng 3.3 Các mốc khống chế: khu đo bố trí 06 mốc khống chế.
STT
Tên mốc
Mục tiêu
Độ cao
X
Y
1
KCII – 1
Chốt sắt
+3.509
490.680.603
1.172.563.517
2
KCII - 2
Chốt sắt
+3.509
490.822.186
1.172.555.603
3
KCII - 3
Mốc bê tông
+1.823
490.869.849
1.172.324.022
4
KCII - 4
Mốc bê tông
+1.050
490.756.590
1.172.159.008
5
KCII - 5
Chốt sắt
+3.544
490.598.645
1.172.068.940
6
KCII - 6
Chốt sắt
+3.382
490.629.017
1.172.324.185
Tổng số điểm khống chế đường chuyền cấp II: 6 điểm, địa hình cấp II.
3.3.4.3. Đo vẽ bình đồ
Dùng máy kinh vĩ điện tử hiệu Nikon NE-20H để đo vẽ bình đồ tỷ lệ đo vẽ 1/1000.
Công tác đo vẽ chi tiết được tiến hành theo phương pháp cực, cạnh đo bằng dây đo thị cự, khảng cách từ máy đến mia 60m – 100m (60m đối với địa vật, 100m đối với dáng đất), số lượng điểm ghi chú cao độ phải đảm bảo không ít hơn 25 điểm trong 1 dm2 trên bình đồ.
Khoảng cao đều cơ bản (đường đồng mức) là 0.5m.
Khi đo vẽ chi tiết xung quanh khu ô phố, khu dân cư phải đảm bảo đúng theo cơ sở toán học và độ chính xác của từng loại tỷ lệ bản đồ đồng thời làm cơ sở khống chế đo vẽ bên trong ô phố, khu dân cư và toàn bộ diện tích bên trong khu ô phố. Công việc đo vẽ bên trong ô phố rất phức tạp, phải xác định được tọa độ mốc ranh thửa, tình trạng sở hữu, loại đất, loại nhà … Đo vẽ chi tiết bên trong ô phố, khu dân cư phải liên hệ mật thiết với đo bao xung quanh ô phố và khu dân cư để tạo ra bình đồ phù hợp với quy định.
Trong quá trình đo vẽ cần phải tận dụng tối đa các góc ranh, góc nhà, mép nhà bên trong ô phố mà tại điểm trạm đo có thể xác định được. Đối với các góc ranh, góc nhà không thể xác định được nên áp dụng các phương pháp giao hội cạnh, dóng hướng, tọa độ vuông góc để xác định điểm.
Lưu ý: khi đo vẽ chi tiết dù bằng phương pháp nào cũng phải có đủ các yếu tố dựng hình.
3.3.5. Phương pháp đo vẽ chi tiết mặt cắt địa hình
3.3.5.1. Thành lập lưới khống chế mặt bằng
Lưới khống chế mặt bằng dọc theo tuyến kênh được tiến hành theo một trong các phương pháp sau:
Tuyến lưới đường chuyền
a. Tuyến đường chuyền dọc theo băng kênh phải được xây dựng ở một trong hai dạng:
- Dạng phù hợp: xuất phát từ 2 điểm gốc khép về 2 điểm gốc khác;
- Dạng khép kín: xuất phát từ hai điểm gốc khép về chính nó hoặc xuất phát từ một điểm gốc có đo phương vị và khép về chính nó.
b. Khi chiều dài kênh L ³ 1Km, được phép xây dựng lưới đường chuyền cấp I, cấp II. Nếu L<1Km chỉ được xây dựng lưới đường chuyền cấp II.
c. Khi băng kênh có chiều dài lớn hơn 5Km mà chỉ có 2 điểm khống chế cấp cao (hạng I,II,III,IV) phải xây dựng lưới đường chuyền nhiều điểm nút.
d. Tiêu chuẩn kỹ thuật cuả tuyến đường chuyền ở bảng 3.4.
e. Thiết kế tuyến, lưới, chọn điểm trong đường chuyền theo quy định ở Điều 3.5, 3.6 trong Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở đo đạc công trình thuỷ lợi 14TCN 22-2002.
Kí hiệu mốc quy định như sau:
- Kênh chính: KC-1ĐCi (i=1¸n) với đường chuyền cấp I; KC-2ĐCi (i=1¸n) với đường chuyền cấp II. Nếu có nhiều kênh chính, thêm chỉ số kênh chính.
Ví dụ: KCj-1ĐCi(i=1¸n) với đường chuyền cấp I; KCj-2ĐCi(i=1¸n) với đường chuyền cấp II.
(j = 1¸n- chỉ thứ tự kênh chính tính theo chiều thuận kim đồng hồ)
- Kênh nhánh cũng tương tự, chỉ thay tên kênh nhánh: N2-1ĐCi, N2-2ĐCi v.v...
g. Đo góc trong tuyến đường chuyền có thể đo theo góc bên trái (ngắm điểm gốc trước sau ngắm đến điểm phát triển) hoặc theo góc bên phải (ngắm ngược lại). Phương pháp đo là phương pháp toàn vòng với 2 vị trí của bàn độ. Số lần đo quy định đối với 1 số loại máy thông dụng ở bảng 3.5.
h. Đo cạnh theo 2 chiều thuận nghịch. Số lần đo được quy định kèm theo Catalog của từng máy. Bảng 3.6 quy định cho một số máy đo cạnh quang điện thường dùng ở nước ta.
i. Bình sai tuyến, lưới đường chuyền theo phương pháp gián tiếp có điều kiện. Bình sai trên máy vi tính.
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường chuyền
TT
Chỉ tiêu
Cấp 1
Cấp 2
1
Chiều dài giới hạn lớn nhất của tuyến đường chuyền (Km):
- Tuyến đường đơn:
- Giữa điểm gốc và điểm nút:
- Giữa các điểm nút:
- Chu vi của vòng khép:
5
3
2
15
3
2
1,5
9
2
Chiều dài cạnh đường chuyền (Km):
- Cạnh dài nhất:
- Cạnh ngắn nhất:
- Cạnh trung bình:
0,8
0,12
0,3
0,35
0,08
0,.2
3
Góc nhỏ nhất:
³250
³250
4
Số cạnh giới hạn ngắn nhất trong tuyến không vượt quá:
15
15
5
Sai số tương đối do cạnh không vượt quá:
1/10.000
1/5.000
6
Sai số trong phương đo góc (theo sai số khép) không vượt quá:
5”
10”
7
Sai số khép góc của tuyến đường chuyền (n-số đỉnh trong tuyến đường chuyền):
10”Ön
20”Ön
8
Sai số khép vị trí điểm tính theo sai số khép tương đối:
fS/[S] £1/10.000
fS/[S] £1/5.000
Bảng 3.5: Số lần đo
Loại máy
Cấp
THEO 010, WILDT2, SET3B, SET3C
DT2,DT6
THEO 020, 020A
Đường chuyền cấp I:
Đường chuyền cấp II:
3
2
4
2
6
3
Bảng 3.6: Số lần đo cạnh lưới đường chuyền
Loại máy
Cấp
SET3B, SET3C, DTM720
SET 5E, SET 5F, DTM 420
CT5, EOK2000
Đường chuyền cấp 1:
Đường chuyền cấp 2:
2
1
3
2
4
2
Giao hội giải tích 1, 2
a. Giao hội lưới giải tích 1,2 được ứng dụng thuận tiện trong các trường hợp:
- Những băng kênh và vị trí tuyến kênh ngắn (L£1Km);
- Những băng kênh có nhiều đồi núi xen kẽ, sử dụng thuận lợi là giao hội chùm: dạng quạt..
b. Số điểm gốc quy định cho các loại điểm giao hội (Hình 3.2 a,b,c):
- 3 điểm gốc với giao hội giải tích phía trước;
- 2 điểm gốc giao hội và 1 điểm kiểm tra cho giao hội bên cạnh;
- 3 điểm gốc cho giao hội nghịch và một điểm kiểm tra
A
B
C
D
P
A
B
C
P
A
B
C
P
(Kiểm tra)
a- Giao hội phía trước b- Giao hội bên cạnh
c- Giao hội nghịch
Hình 3.2: Các trường hợp giao hội giải tích
c. Số điểm gốc cho lưới giao hội : số điểm gốc xuất phát là 2 điểm, cứ cách 10 đường đáy thì có thêm một điểm gốc (Hình 3.3). Độ dài cạnh đáy b³0,5¸0,6D.
B
C
D
P3
P2
P1
A
Trong đó: D là khoảng cách từ đường đáy đến điểm cần giao hội (đảm bảo góc giao hội giữa 2 tuyến ³250).
A, B, C,D - điểm gốc Hình 3.3: Giao hội lưới
Pi(i = 1¸n)- điểm cần xác định
d. Quy định đo góc, cạnh tuân theo quy định trong lưới đường chuyền.
- Kênh chính: KCj-1GHi- điểm giao hội giải tích 1 thứ i của kênh chính thứ j (i=1¸n), (j=1¸k).
KCj-2GHi- điểm giao hội giải tích 2 thứ i của kênh chính thứ j (i=1¸n), (j=1¸k);
- Kênh nhánh: Nj-1GHi- điểm giao hội giải tích 1 thứ i của kênh nhánh thứ j.
3.3.5.2. Thành lập lưới khống chế cao độ
Lưới khống chế cao độ nhằm xác định cao độ các điểm khống chế mặt bằng trên kênh, các công trình trên kênh, các điểm tim, tuyến kênh. Được sử dụng hai phương pháp: thuỷ chuẩn hình học hạng III, hạng IV, kỹ thuật và thuỷ chuẩn lượng giác đo theo tuyến chênh cao (nghĩa là đo Dh, loại bỏ sai số đo chiều cao máy).
Phương pháp thuỷ chuẩn hình học
Phương pháp thuỷ chuẩn tiến hành theo thứ tự sau:
a. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy thuỷ chuẩn
b. Mối quan hệ giữa độ dốc dọc kênh (i) với các hạng cấp chính xác của tuyến thuỷ chuẩn quy định như sau:
- Kênh có độ dốc dọc i £1/10.000: phải xác định cao độ lưới cơ sở kênh theo theo tuyến thuỷ chuẩn hạng III, xác định cao độ tim kênh theo tuyến thuỷ chuẩn hạng IV;
- Kênh có độ dốc dọc 1/10.000 <i £1/5000: phải xác định cao độ lưới cơ sở, tim kênh theo tuyến thuỷ chuẩn hạng IV;
- Kênh có độ dốc dọc 1/5.000 <i £1/2000: phải xác định cao độ lưới cơ sở kênh theo tuyến thuỷ chuẩn hạng IV, tim kênh theo tuyến thuỷ chuẩn kỹ thuật.
- Sai số khép của các tuyến thuỷ chuẩn: quy định theo Quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong công trình thuỷ lợi - 14TCN102-2002:
+ Thuỷ chuẩn hạng III có sai số khép tuyến: fh£±10mm;
+ Thuỷ chuẩn hạng IV có sai số khép tuyến: fh£±20mm;
+ Thuỷ chuẩn kỹ thuật có sai số khép tuyến: fh£±50mm;
Trong đó L- chiều dài tuyến thuỷ chuẩn tính bằng Km.
c. Bình sai tính toán
d. Sơ hoạ, thống kê cao độ
3.3.5.4. Đo trắc ngang tuyến kênh
Trung bình khoảng 100m dài đo một mặt cắt ngang. Công tác đo vẽ mặt cắt ngang đều đạt yêu cầu theo nhiệm vụ kỹ thuật và quy phạm quy định.
Mặt cắt ngang công trình được thể hiện trên bản vẽ tỷ lệ H=1/200, L=1/200 trên bản vẽ thể hiện chi tiết hiện trạng bề mặt địa hình, đảm bảo đủ số liệu (số lượng và bề rộng mặt cắt) phục vụ thiết kế. Mật độ giữa các điểm đo bình quân là 2m, tại những vị trí địa hình không thay đổi thì khoảng cách điểm đo có thể dài hơn 2m nhưng không dài quá 5m, khoảng cách đo phải có độ chính xác ΔD/D ≤ 1/200.
Máy móc thiết bị sử dụng: Sử dụng máy chuyên dùng, các máy thuỷ chuẩn hiện có, mia thường loại 5m do Nhật sản xuất, đo khoảng cách dài bằng dây đo đã được kiểm nghiệm bằng thước thép. Thiết bị sử dụng đã được kiểm định đạt các yêu cầu kỹ thuật trước khi xuất kho sử dụng.
+ Trên cạn: 27mặt cắt x 20m = 0.54 km. Địa hình cấp III
+ Dưới nước: 27 mặt cắt x 10m = 0.27 km. Địa hình cấp I
3.3.6. Phân tích số liệu, đánh giá kết quả đo đạc bình đồ và mặt cắt địa hình
3.3.6.1. Nhận xét và phân cấp địa hình cho công tác đo vẽ
3.3.6.1.1. Khống chế độ cao
Thành lập tuyến đo cao hạng IV từ mốc chuẩn hạng II đo cao về công trình.
Dọc tuyến công trình xây dựng tuyến đo thuỷ chuẩn hạng IV phục vụ cho việc đo vẽ bình đồ và mặt cắt địa hình theo chiều dài tuyến công trình.
Phương pháp đo: Đo 2 lần (đo đi & về), số liệu đo ghi chép theo mẫu.
Phương pháp tính toán: sai số khép độ cao cho phép: fh £ ± 20mm .
Thiết bị sử dụng: Máy thuỷ chuẩn có độ phóng đại từ 25-:-30x, đã được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn đo cao hạng IV.
3.3.6.1.2. Công tác đo vẽ bình đồ
Đo vẽ bình đồ tỷ lệ 1/1000 trên cơ sở các điểm khống chế mặt bằng đường chuyền kinh vĩ để tiến hành đo vẽ chi tiết bình đồ.
Bình đồ được đo vẽ theo phương pháp toàn đạc, xử lý số liệu bằng phần mềm T-Com sau đó load qua phần mềm AutoCad để quản lý. Sử dụng máy toàn đạc điện tử hiệu TOPCON DT206 để đo vẽ chi tiết.
Khoảng cao đều cơ bản (đường đồng mức) là 1m.
Số lượng điểm ghi chú cao độ đảm bảo không ít hơn 25 điểm trong 1 dm2 trên bình đồ.
Sai số trung bình vị trí mặt phẳng của các địa vật cố định, chủ yếu so với điểm khống chế đo vẽ gần nhất không quá 0.5mm trên bản đồ, đối với địa vật thứ yếu không quá 0.7mm.
Sai số trung bình đo vẽ dáng đất so với điểm khống chế độ cao gần nhất tính theo khoảng cao đều cơ bản không vượt quá 1/4 lần. Sai số về cao độ của các điểm đặc trưng không vượt quá 1/3 lần khoảng cao đều cơ bản.
Bình đồ được đo vẽ bằng phương pháp toàn đạc, trên bình đồ đã thể hiện được đầy đủ và đúng hiện trạng về địa hình, địa vật có trong khu vực đo như: nhà cửa, mồ mả, các loại cây trồng, cầu, cống, kênh mương, bờ bao, đường dây điện cao thế - hạ thế, đường mòn, hệ thống cọc, mốc độ cao…..
Bình đồ được vẽ và in ra trên giấy khổ A3 (297x420mm).
Tổng diện tích đo vẽ bình đồ là 05ha
3.3.6.1.3. Công tác đo vẽ cắt ngang, dọc
- Đo vẽ mặt cắt ngang trên cạn:
Công trình thuộc vùng đồng bằng, dân cư thưa thớt, vùng bằng phẳng xen kẽ là nhà cửa của người dân. Tuyến công trình khảo sát thuộc địa hình cấp III.
- Đo vẽ mặt cắt ngang dưới nước:
Địa hình sông rộng <100m, lòng sông có nhiều đoạn thẳng, nước chảy chậm. Hai bờ sông thấp, thoải đều, đi lại thuận tiện không ảnh hưởng hướng ngắm. Tuyến công trình khảo sát thuộc địa hình cấp I.
- Công tác đo vẽ mặt cắt dọc đều đạt yêu cầu theo nhiệm vụ kỹ thuật và quy phạm quy định. Bản vẽ trắc dọc công trình được thể hiện trên tỷ lệ H (cao)=1/100, L (dài)=1/2000, trên bản vẽ thể hiện đầy đủ các chi tiết địa hình dọc tuyến.
Chiều dài đo vẽ trắc dọc (bằng chiều dài công trình): 2.475km.
3.3.6.2. Phân tích đánh giá kết quả khảo sát
- Để đảm bảo độ chính xác của tài liệu nhằm phục vụ tốt cho công tác thiết kế và lập dự toán nên công tác kiểm tra phân tích đánh giá tài liệu rất được quan tâm.
- Phương pháp kiểm tra: đã tiến hành kiểm tra rất chặt chẽ trong suốt quá trình đo vẽ như:
+ Kiểm tra các loại sổ sách ghi chép ngoài thực địa.
+ Kiểm tra các bảng tính toán.
+ Kiểm tra đối chiếu giữa bản vẽ địa hình các loại với thực địa.
- Phân tích số liệu:
Tuyến công trình khảo sát có địa hình tương đối phức tạp. Cụm dân cư thì chủ yếu đi qua nhiều ruộng lúa, còn lòng kênh sình bồi lắng nhiều, dọc hai bên bờ dừa nhiều, rậm rạp do vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc đo đạc ngoài thực địa và công tác nội nghiệp. Tuy nhiên đơn vị đo đạc đã khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành các bước khảo sát theo nội dung đã ký hợp đồng đúng thời gian và chất lượng.
3.3.6.3. Đánh giá số liệu
Qua kiểm tra công tác nội nghiệp đồng thời đối chiếu với thực địa, đội kiểm tra đánh giá nhưsau:
- Phần ngoại nghiệp:
Qua bảng số liệu cho thấy cao độ hiện trạng tại thời điểm đo rất cạn so với cao độ bước thiết kế cơ sở, cao độ chênh lệch từ 0.3m÷0.9m, lòng kênh bồi lắng nhiều.
Đã tiến hành tuần tự các bước khảo sát theo đúng quy trình quy phạm và các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Phần nội nghiệp:
Các số liệu đo đạc ngoài thực địa thể hiện trên các bản vẽ địa hình như:
+ Bản vẽ bình đồ tỷ lệ 1/1000
+ Bản vẽ cắt dọc tỷ lệ cao: 1/200, tỷ lệ dài: 1/1000
+ Bản vẽ cắt ngang tỷ lệ: 1/200.
+ Cao độ thống nhất hệ cao độ nhà nước.
Được thực hiện đúng quy trình, quy phạm và đầy đủ địa vật, chất lượng các loại bản vẽ được thể hiện và xử lý trên máy vi tính thông qua các phần mềm chuyên ngành, sử dụng máy đo đạc có độ chính xác cao, phương pháp đo đạc và chỉnh biên tài liệu đúng theo quy trình quy phạm.
Đo vẽ bình đồ tỷ lệ 1/1000 nhìn chung đo vẽ cũng khá chi tiết và đầy đủ các địa hình, địa vật chính như: nhà cửa, ranh giới….
Trong các ký hiệu địa hình, địa vật, nhà cửa, cầu cống….có bảng ký hiệu trên bình đồ.
Tài liệu, bản vẽ trắc dọc, bản vẽ trắc ngang cũng mô tả đầy đủ chi tiết hiện trạng địa hình, đo vẽ chi tiết đặc điểm dáng đất, địa hình. Bản vẽ trắc dọc, trắc ngang nằm trọn trong khổ giấy A3 thuận tiện cho việc lập hồ sơ.
3.3.7. Các bước tiến hành đo vẽ chi tiết
Đặt máy tại trạm đo trên giá 3 chân ( điểm khống chế đo vẽ).
Khởi động máy, định tâm, dọi điểm, cân bằng máy chính xác.
Tiến hành đặt tên trạm (nếu đo lần đầu tiên), đặt tên số hiệu điểm định hướng ban đầu, trạm máy và điểm khống chế kế cận.
Ngắm bắt mục tiêu chính xác và ghi lại số liệu.
Mẫu số đo chi tiết bằng phương pháp toàn đạc quang học hoặc bằng toàn đạc điện tử chép tay theo quy định. Để tránh sai số nhầm lẫn trong quá trình đo chi tiết chúng tôi chọn phương án dùng máy toàn đạc điện tử hiệu Nikon NE-20S, TOPCON DT206 máy có sổ điện tử, các số liệu đo được ghi lại và trút trực tiếp vào máy vi tính, sau đó dùng phần mềm đã được Tổng Cục Địa Chính cho phép xử lý, sổ đo chi tiết sẽ được in ra trực tiếp từ máy vi tính và đóng thành quyển gồm: tọa độ các điểm chi tiết, điểm trạm đo, điểm định hướng.
3.3.8. Cách biểu thị nội dung bình đồ
Nội dung biểu thị của bình đồ bao gồm:
Điểm khống chế trắc địa: quốc gia, cơ sở và đo vẽ.
- Thủy hệ và các công trình phụ thuộc trong hệ thống thủy lợi hiện có: toàn bộ hệ thống sông suối, kênh mương, ao hồ, đập nước … ghi chú tên sông suối, kênh mương, ao hồ, đập nước và hướng dòng chảy.
Hệ thống đường giao thông và các thiết bị phụ thuộc: thể hiện chính xác
chỉ giới đường, chất liệu xây dựng và tên công trình: cầu, cống, đập, bến đò, phà…
- Điểm dân cư, ranh giới khu dân cư đô thị: thể hiện chính xác đường viền khu dân cư. Trong khu dân cư thể hiện rõ ràng, chính xác ranh giới từng thửa đất của từng chủ sử dụng, các công trình công cộng.
- Địa vật kinh tế xã hội: thể hiện các công trình dân dụng, công trình có ý nghĩa định hướng (tháp nước, trạm biến thế, đài tưởng niệm…) và ghi chú tên gọi.
Sai số trung bình các địa vật cố định so với điểm khống chế đo vẽ gần nhất không quá 5mm, đối với địa vật thứ yếu không quá 7mm.
- Địa hình thể hiện dáng đất, cao độ mặt đất tự nhiên, độ cao các cốt đáy kênh, cầu, cống, đường xá, các nền nhà….Sai số trung bình đo vẽ dáng đất so với điểm khống chế đo vẽ gần nhất không quá ¼ khoảng cao đều.
- Thực vật
- Ranh giới và tường rào: chính xác, đầy đủ chi tiết, đúng hình dạng, kích thước, đúng vị trí, khép kín và ổn định.
- Địa danh và các ghi chú cần thiết theo mẫu kí hiệu đo vẽ bản đồ địa hình theo quy định trong tiêu chuẩn 96TCN 31-91.
Tổng diện tích khu đo: (dài 250m x rộng 200m) = 5,0ha. Địa hình cấp II.
3.4. Nhập dữ liệu, biên vẽ bình đồ
Trong những năm gần đây Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng NN tỉnh Đồng Tháp đã ứng dụng công nghệ tin học bằng các phần mềm chuyên dụng, các trang thiết bị hiện đại vào công tác thành lập bình đồ và vẽ mặt cắt địa hình của các con kênh để phục vụ cho công tác thủy lợi. Quá trình xử lý, tính toán, bình sai số liệu đo đạc và biên tập hoàn chỉnh bình đồ hiện trạng sau khi đo đạc ngoại nghiệp, tiến hành thực hiện qua sơ đồ sau:
Hình 3.5 Quy trình công nghệ xử lý số liệu đo, biên tập thành lập bình đồ bằng phần mềm chuyên dụng
Quy trình vẽ bình đồ được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Nhập số liệu từ máy toàn đạc điện tử vào máy tính.
Toàn bộ số liệu đo đạc được nhập từ máy toàn đạc điện tử Nikon NE-20S, TOPCON DT206 vào máy tính thông qua cáp truyền.
Từ màn hình Windows khởi động chương trình T_Com. Chọn comm à download à chọn hàng có kí hiệu là GTS–210/310/GPT – 1000 ( hình 3.6)
Hình 3.6 : Giao diện cách trút số liệu từ T-Com
Bước 2:
Ta tiếp tục tiến hành chọn Go trên màn hình máy tính đồng thời ấn nút trút số liệu trên máy toàn đạt điện tử (hình 3.7).
Hình 3.7 :Chọn Go Trên màn hình T_Com
Bước 3:
Kết quả của quá trình trút số liệu ta được kết quả của các điểm như hình bên dưới (hình 3.8).
Hình 3.8 Kết quả trút số liệu bằng T-com
Bước 4: Lưu file trút số liệu vào phần mềm excel
a/ Mở phần mềm excel trên màn hình desktopà ta chọn open rồi chọn file lưu tập tin.
Chú ý chọn files of type là All Files (*.*) (hình 3.9)
Hình 3.9 Giao diện mở file lưu
b/ Sau đó tiếp tục ta chọn next sẽ được như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng dụng autocad trong vẽ bình đồ (tỷ lệ 1-1000) và mặt cắt địa hình.doc