Đề tài Ứng dụng các công cụ phái sinh trong các hoạt động xăng dầu hiện nay trên thế giới và ứng dụng cho thị trường Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1 Thuật ngữ và khái niệm. .4

1.1.1 Phòng ngừa rủi ro bằng công cụ phái sinh. . 4

1.1.2 Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh. . 4

1.1.3 Các khái niệm giao sau và quy ền chọn. . 5

1.1.3.1 Hợp đồng giao sau. . 5

1.1.3.2 Hợp đồng quyền chọn. . 9

1.2 Đặc điểm. .10

1.2.1 Đặc điểm của hợp đồng giao sau. . 10

1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn. . . 12

1.2.2.1 Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn bán. . 13

1.2.2.2 Đặc điểm cuả hợp đồng quyền chọn mua. . 13

1.3 Những kinh nghiệm của thế giới và trong khu vực trong việc sử dụng các

công cụ phái sinh. .13

Chương 2: Thực trạng của tình hình xăng dầu trên thế giới và việc sử dụng

các công cụ phái sinh để bình ổn giá xăng dầu.

2.1 Nhận định chung về tình hình xăng dầu ở các nước xuất khẩu dầu lớn trên thế

giới. . . 15

2.2 Ảnh hưởng của tình hình xăng dầu trên thế giới đến Việt Nam. . 27

2.3 Tại sao giá xăng tăng đột biến trong những năm gần đây . . 30

Chương 3: Ứng dụng các công cụ phái sinh trong các hoạt động xăng dầu

hiện nay:

3.1 Ứng dụng các công cụ phái sinh trong các hoạt động xăng dầu hiện nay trên

th ế giới. . . 33

3.1.1 Thị trường phi tập trung. . 34

3.1.1.1 Thị trường giao sau phi tập trung . . 34

3.1.1.2 Thị trường quyền chọn phi tập trung. . . 34

3.1.2 Thị trường tập trung. . 36

3.1.2.1 Thị trường giao sau tập trung. . 36

3.1.2.2 Thị trương quyền chọn tập trung: . 36

3.1.3 Cơ chế yết giá giao sau và quy ền chọn. . 37

3.1.3.1 Hợp đồng giao sau. . . 37

3.1.3.2 Hợp đồng quyền chọn. . 39

3.2 Ứng dụng cho thị trường Việt Nam . 42

3.2.1 Những bất cập trong việc ứng dụng các công cụ phái sinh ở thị trường

Việt Nam. . 42

3.2.2 Tại sao các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam cần phòng

ngừa rủi ro cho mặt hàng này là cần thiết?. 46

3.3 Các giải pháp giảm ảnh hưởng biến động giá xăng dầu đến đời sống kinh tế

- xã hội Việt Nam. . 47

3.3.1 Nhà nước cần tăng lượng dự trữ xăng dầu. . . 47

3.3.2 Khuyến khích tiết kiệm năng lượng. . 48

3.3.3 Các DN tự tích lũy tài chính và xây dựng chiến lược kinh doanh phù

hợp, giảm tối đa chi phí để tăng sức cạnh tranh. . 49

3.4 Giải pháp ứng dụng quyền chọn và giao sau xăng dầu ở Việt Nam. . 49

3.4.1 Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về công cụ tài chính phái sinh. 49

3.4.2 Sử dụng chính sách giá và thuế để thực hiện giá xăng dầu theo cơ chế

thị trường, cần chống độc quyền ngành. . 50

3.4.3 Xây dựng thị trường hiệu quả. . . 50

3.4.4 Nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của các công cụ phái sinh trong

phòng ngừa rủi ro về giá xăng dầu trên thị tr ường Việt Nam. . 51

3.4.5 Tái phòng ngừa rủi ro và mua bảo hiểm giá trên thị trường quốc tế. . 51

3.4.6 Tăng cường hợp tác quốc tế. . 52

Kết luận:

pdf59 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng các công cụ phái sinh trong các hoạt động xăng dầu hiện nay trên thế giới và ứng dụng cho thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. + Giá gas dự đoán ở Mỹ dự đoán trung bình ở mức $8.75/mmBtu trong năm 2010, tăng lên $8/mmBtu so với trước đó. Vào trung tuần tháng 11, dự đoán giá dầu trong ngắn hạn phản ánh đúng thực tế khi giá dầu ở mức khá cao và tiếp tục chính sách siết chặt của các nước cung cấp dầu mỏ và sự gia tăng trong nhu cầu. Nhưng chúng tôi cũng không ngạc nhiên khi có sự thay đổi từ việc dự đoán giá trên $60s cho dài hạn hay giữa chu kỳ trong khung thời gian 2012-2013 mà chúng tôi đã chốt giá vào tháng 7/2007. Chúng tôi tin rằng đây chính là giá dầu đòi hỏi sẽ bao gồm thay đổi trong hành vi của người sản xuất và người tiêu thụ và chúng tôi vẫn nghĩ rằng giá dầu sẽ ở mức thấp hơn $100/bbl. Nhưng như chúng tôi đã đề cập trong tháng 7, “trạng thái cân bằng” của giá dầu là không thật sự bất biến, nó có thể thay đổi lên hoặc xuống bởi thay đổi thất thường của chính sách tiền tệ, thay đổi của GDP, kỹ thuật, sự phân vùng địa lý, chính sách thuế, luật môi trường,…Về mặt cung cấp còn có sự cạnh tranh giá của các loại như dầu hơi, dầu nặng, gas lỏng, biofuels giữa những nguyên liệu khác. Về mặt tiêu thụ, khoa học kỹ thuật có thể khuyến khích sử dụng các nhiên liệu hiệu quả để thay thế. 24 Điều này nói lên rằng, yếu tố then chốt để đưa ra nhận định mới trong việc dự báo giá năng lượng trong dài hạn là cần phải xem xét kỹ nguyên nhân của việc gia tăng quá nhanh của chi phí thăm dò và khai thác. Ủy ban năng lượng Mỹ vừa mới công bố dữ liệu từ các công ty năng lượng lớn nhất rằng chi phí trung bình cho việc F&D trung bình trong ba năm 2004-2006 tăng hơn 50% giai đoạn 2003-2005, đạt mức kỷ lục từ $11.38/bbl lên mức $17.23/bbl. Việc gia tăng chi phí trên mỗi thùng được lưu ý bởi uỷ ban năng lượng Mỹ phản ánh sự kết hợp của chi phí F&D cao (tiền thưởng, bản quyền, nhân công, nguyên vật liệu,…) và nguyên liệu dự trữ thay thế hiếm hoi. Giả định rằng chi phí F&D cho mỗi thùng sẽ tăng lên $20 trong năm 2010, nhưng với dữ liệu mới năm 2006 và việc tiếp tục gia tăng chi phí trong năm 2007 theo báo cáo của công ty cùng với đề nghị gia tăng thêm chi phí dự trữ thì chi phí F&D có thể lên một kỷ lục mới là $25/bbl. Giá dầu cao hơn được thúc đẩy bởi sự củng cố thêm của việc gia tăng chi phí . Chúng ta hiểu rằng nguyên nhân xu hướng này là của cuộc chạy đua của giá và chi phí mà không thể nào là một con đường nào khác, nhưng trừ khi có một vài nhân tố bên ngoài có thể làm giá dầu giảm xuống, chứ chi phí thì không thể hạ thấp trong tương lai. Trong chu kỳ giá dầu giảm được tạo ra bởi các yếu tố như nhu cầu các sản phẩm từ dầu thô thấp, nhiều mỏ dầu mới được tìm thấy, và kỹ thuật máy khoan hiện đại, và cả việc dự trữ nguồn dầu mỏ dồi dào. Sự lặp lại những điều kiện này điều có thể chắc chắn, nhưng dường như không thể trong vài năm tới. Nhu cầu dầu tăng nhanh ở các khu vực như Châu Á và Trung Đông những khu vực mà nền kinh tế không dễ ảnh hưởng ngay lập tức. Kỹ thuật công nghệ vẫn đang phát triển nhưng nó không đủ sức để tạo ra một bước đột phá như cách đây hai thập kỷ. Việc phát hiện những khu vực có trữ lượng dầu mỏ tiềm năng cao ngày càng giảm xuống vì “nguồn lực quốc gia” đã dần chuyển sang vấn đề chính trị hơn là việc khai thác. 25 Giá trị lịch sử trong Hình 2 dựa trên số liệu chi tiết chi phí hoạt động và quản lý và thông tin được cung cấp mỗi năm bởi các công ty sản xuất năng lượng lớn ở Mỹ cho US DOE/EIA (uỷ ban năng lượng Mỹ) thông qua “Financial Reporting System” (FRS), Chi phí cho mỗi thùng dầu là sự kết hợp tuyệt đối giữa chi phí và việc thay đổi nguồn dự trữ. Mức độ giảm dần trong nguồn dự trữ trong một vài năm gần đây đã là một phần quan trọng trong việc gia tăng chi phí thăm dò. Trong năm 2006, nguồn dự trữ trong các bảng báo cáo tài chính của các công ty (bao gồm doanh số mua và bán nguồn dự trữ) đã giảm xuống 27% so với năm 2005 tương đương với 4 tỷ thùng dầu, dẫn đến việc giảm đi lượng lớn khí gas tự nhiên dự trữ. Theo DOE/EIA, tỷ lệ thay thế cho khí gas tự nhiên trong các bảng báo cáo tài chính nguồn dự trữ của các công ty là 88% trong năm 2006. 26 Minh hoạ hình 3 là mối quan hệ giữa giá dầu và chi phí F&D. Sử dụng dữ liệu EIA dựa trên chi chi phí F&D trong một thời kỳ từ năm 1980-2006, phương trình hồi quy là: Giá Dầu = 2.6* chi phí F&D + 7.5 Nhìn một cách tổng quát, nguyên tắc giá/chi phí được thảo luận ở trên được áp dụng cho khí gas tự nhiên ở Mỹ. Dữ liệu EIA dựa trên chi chi phí F&D là cơ sở kết hợp giá dầu và dữ liệu khí gas tự nhiên được tính toán trên cơ sở một thùng dầu tương đương. Dự kiến sẽ tăng giá khí gas vào năm 2010 từ $8.00 đến $8.75/mmBtu và dự kiến giá gas sẽ tăng hơn $10/mmBtu vào năm 2015. Nguyên nhân nào làm giá dầu tăng đến USD100/bb, xem xét vấn đề tiềm tàng được kết hợp giữa chi phí và giá thành (một vài kiến nghị là chi phí đi theo giá). Như chúng ta sẽ thấy sau đây, có 4 bảng phân loại nguyên nhân làm cho giá dầu cao. 27 Nguyên nhân cơ bản: Bây giờ, dường như nhu cầu ít nhạy cảm với giá hơn bởi vì thu nhập cao hơn trước rất nhiều. Sự nổi lên của nền kinh tế Trung Quốc và Ấn độ như là những khách hàng tiềm năng cùng với mức tiêu thụ mạnh của một nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ đã tiếp thêm động lực thúc đẩy nhu cầu tăng nhanh trên thị trường. Khía cạnh nguồn cung, quá trình sản xuất dầu đã có những kế hoạch thay đổi vượt bậc. Sự thất vọng đưa đến mục tiêu sản lượng dường như là quy luật hơn là ngoại lệ. Cần tạo lại thế cân bằng khi nguồn cung thấp và nhu cầu co giãn mạnh theo thời gian. Cấu trúc thị trường: Sự phát triển tột độ trong sản xuất và cải tiến trong suốt thập niên 80 và 90 đã dần bị loại trừ. Đạt được những thành tựu trong quá khứ đã chứng minh cho những nỗ lực to lớn. Có một vài bất lợi là nền kinh tế bản địa khi giá dầu ở mức thấp vào thập niên 90 đã dẫn đến vốn đầu tư thấp trong một giai đoạn. Nguyên nhân khác nữa chính là yếu tố chính trị-như Peter Davies đã từng viết “ranh giới giữa Iraq và Venezuela là không biết trước và chắc chắn là không thể biết trước” trong khi đó nhận định riêng của chúng tôi cũng giống như vậy. Tài chính/giao thương: Các sản phẩm treo đổi thương mại (bao gồm cả năng lượng) dưới cách nhìn như là một tài sản hiện hành bởi nhà đầu tư. Dòng chảy của các luồng vốn vào các khu vực có xu hướng không ổn định. Việc đồng đô la Mỹ yếu đi để khuyến khích nhu cầu, đồng thời đã làm giảm thu nhập của nhà sản xuất. Thói quen thương mại đã hạn chế nỗ lực tiến đến nền công nghiệp hoá. Nhu Cầu: Mặc dù chứng cứ cho thấy Trung Quốc và các nước Châu Á khác ít phụ thuộc vào điều kiện nền kinh tế của các nước OECD, nhưng dường như khó tin rằng các nước Châu Á hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng đi xuống của GDP Mỹ. Theo mức độ dự báo kinh tế một sự co lại của nền kinh tế Mỹ, nhưng không phải là tình trạng kinh tế suy thoái quá xấu, và ta cũng thấy vài dấu hiệu đi xuống đáng kể của nền kinh tế của Trung Quốc, Châu Á trong khoản thời gian gần đây. Nhu cầu dầu như là một lá cờ tiên phong nhưng phần còn lại của thế giới vẫn đang phát triển. Chúng ta mong đợi giá dầu cao và sự trì trệ của một số nền kinh tế chẳng qua là sự xáo trộn sau một quá trình phát triển nóng trong thời gian vừa qua và vấn đề công suất sản xuất giảm chỉ là tức thời. 28 Nguồn cung: Các nguồn cung không phải là OPEC phát triển trong giai đoạn 2005-07 có tỷ lệ sản lượng thấp hơn đáng kể so với những gì đạt được năm 2000-04. Chúng ta mong chờ trong khoảng thời gian 2008-09, sản lượng sản xuất hằng năm của các nước không là thành viên của OPEC có thể đạt mức 0.8-1.0mmb.d, gấp đôi tỷ lệ phát triển năm 2005-07. Còn đối với các nước OPEC, như Angola đang mong muốn đạt được sản lượng mới và ở Saudi Arabia, kế hoạch tăng cao công suất dầu đang được thực hiện, và việc phát triển khí gas tự nhiên có thể tránh tình trạng xuất khẩu dầu. Hầu như cả Angola và Saudi Arabia đều có kế hoạch sản xuất dầu thô.Trong năm 2008-09 nên có kế hoạch sản xuất tốt hơn những gì đã đạt được trong những năm vừa qua. Đồng dollar Mỹ: Cường điệu về rủi ro đáng kể của đồng dola đi xuống (làm tăng giá cổ phần dầu), nhưng đây giống như môi trường cho sự phát triển nóng lên toàn cầu. Những thị trường tiền tệ mới nổi có thể liên quan đến việc xem lại khả năng dùng đồng dollar để làm đồng tiền thanh toán quốc tế. Theo các nhà chiến lược của ngân hàng Deutsche, nhiều thị trường tiền tệ đặc biệt là khu vực Châu á một lần nữa đã tiến xa hơn so với đồng dollar. Điều này có thể gián tiếp ảnh hưởng lên giá dầu, nhưng gần đây ngay tức khắc đồng dollar đã chứng minh mình vẫn là một đồng tiền mạnh. Đồng dollar thể hiện một xu hướng tăng và giảm trong một thời gian. Trung bình chu kỳ này là 7 năm, gián tiếp làm cho đồng dollar có chiều hướng đi xuống sẽ bắt đầu và trở nên kéo dài suốt năm 2008. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng lịch sử có lặp lại chu kỳ này đối với đồng dollar Mỹ hay không, khi có xu hướng kéo dài dai dẳng trong khoảng 10 năm. Tiến bộ và tiếp theo sau là sự đi xuống đồng dollar giữa năm 1995 và ngày nay lại xảy ra một tình huống tương tự như giai đoạn 1978-1995. Nếu lịch sử lặp lại thì nó gián tiếp giúp đồng dollar Mỹ duy trì dưới áp lực 29 trong năm 2008 và 2009, nhưng có thể quay trở lại giai đoạn một đường thẳng (và giá dầu thấp) trong giai đoạn 2011-2013. Dòng luân chuyển vốn: Nhu cầu phát triển ở Châu Á cũng có thể được xem xét qua cái nhìn của dòng luân chuyển hàng hoá. Đây là nhân tố muôn thuở cho vấn đề rộng lớn này. “Hàng hoá xem như một lớp tài sản” đang mang lại nguồn tiền đầu tư, đồng thời yếu tố đầu cơ tồn tại cũng cao. Lãi suất thấp và đồng dollar yếu khuyến khích hành vi đầu cơ dầu, nhưng xu hướng đi lên của đồng dollar có thể giảm việc đầu cơ dầu. Nhu cầu dầu cho toàn cầu: Dự báo nhu cầu của chúng tôi dựa trên giả thiết GDP toàn cầu sẽ không tuột dốc trầm trọng. Theo IMF, tỷ lệ tăng trưởng thực của GDP toàn cầu trong giai đoạn 1980-2006 đạt mức 3.5% mỗi năm. Từ 1995-2006 ở mức 4.0% mỗi năm. Ước tính của IMF, với sự lớn mạnh của GDP toàn cầu đạt mức 4.9% mỗi năm trong năm 2007-08. Nhu cầu dầu từ năm 1980-2006 đạt mức 1.0% mỗi năm. Từ năm 1995-2006 tiến nhanh đến mức 1.8% mỗi năm. Theo ước tính của chúng tôi thì mức tăng trưởng trung bình trong năm 2007- 2008 của giá dầu trung bình vào khoảng 1.6% . Giả định GDP trung bình toàn cầu vào khoảng 4% mỗi năm trong giai đoạn này cho đến năm 2015, chúng tôi mong đợi nhu cầu dầu thô sẽ tăng trưởng độ chừng 1,7% mỗi năm. Nguồn cung dầu toàn cầu: Mối liên hệ giữa các nước không thuộc khối OPEC sẽ có những đặc tính riêng trong giai đoạn đến năm 2010. Trong khoảng thời kỳ 3 năm ước tính là khoảng 2.0 mmb/d của sự tăng trưởng. Rủi ro trên hết là những đe doạ lớn hơn những gì đã được trình bày hơn là những vấn đề như là giới hạn nguồn tài nguyên hay các vấn đề phát sinh khác. Những năm sau năm 2010 sẽ thật sự u ám hơn. Đất nước của chúng ta và những nguồn cung cấp dầu không thuộc khối OPEC. Dự báo rằng sản lượng có thể tăng tột đỉnh tại 1 thời điểm nào đó. Trong khoảng thời gian 2010 đến 2015. Giá dầu tăng cao sẽ đi tới đâu, trong ví dụ ở hình 5 sức mua trung bình của nhóm khách hàng G7 trong 1 kỳ của giá dầu từ khi bắt đầu của thập kỷ, giá dầu liên quan mật thiết đến mức thu nhập đầu bình quân đầu người và đã tăng lên đột ngột, sau đó giảm dần sức mua. Con số trung bình thùng dầu được mua bởi nhóm khách hàng G7 trong toàn bộ khoảng thời gian là 1000 thùng dầu, và năm 2007 đứng ở mức 566 thùng. Tuy nhiên sức mua giảm đáng kể vào năm 1980-81 khi ở mức 325 thùng. Chúng ta sẽ cần khoảng $130/bbl trong năm 2008 hay $150/bbl trong năm 2012. Trong môi trường dollar yếu, rủi ro địa chất-chính trị tăng, sự phát triển mạnh của thế giới và tồn tại những vấn đề liên quan là điều kiện cho các nước không thuộc khối OPEC đạt mức sản xuất cao, tin rằng giá dầu sẽ tiếp tục là một thứ hàng hoá đắt đỏ khi đo lường trong một khoảng thời gian và liên quan đến thu nhập bình quân đầu người. Theo cách nhìn của chúng tôi khách hàng và người sản xuất không nên ngạc nhiên khi thấy giá dầu trong 1 giai 30 đoạn sẽ có xu hướng theo dạng đường thẳng kéo dài vào giữa thập kỷ tới đây. Tuy nhiên, một giả định rằng sức mua của nhóm G7 sẽ hầu như di chuyển ở 1 mức cao hơn. Khi đó, giá dầu sẽ duy trì ở mức trên $100-bbl. Giá dự báo trong tương lai: Vào tháng 10/2007 Fatih Birol, trưởng ban năng lượng quốc tế bày tỏ ý kiến, ông cho rằng giá dầu sẽ duy trì ở mức khá cao trong tương lai và có thể dự báo trước được. Điều này tuỳ thuộc vào nhu cầu tăng nhanh của các nền kinh tế lớn đang phát triển là Ấn Độ và Trung Quốc. Cuộc họp diễn ra vào đầu tháng 12/2007 của OPEC, theo thông tin từ những người chứng kiến OPEC mong muốn có một mức giá cao xong phải vững chắc để có thể duy trì mức độ tiêu thụ đảm bảo thu nhập cho các nước xuất khẩu dầu mỏ. Đồng thời tránh giá quá cao làm ảnh hưởng tiêu cực đến những quốc gia tiêu thụ dầu. Khung giá 70- 80 dollar cho một thùng là một đề nghị hợp lý của các nhà phân tích cho mục tiêu của OPEC sắp xảy ra. Một số nhà phân tích cho rằng các nước xuất khẩu dầu lớn đang phát triển một cách nhanh chóng, bởi vì họ sử dụng nhiều dầu mỏ hơn cho quốc nội, dẫn đến sẽ có ít dầu mỏ hơn cho thị trường quốc tế. Hậu quả này có thể làm giảm lượng dầu trong giao dịch và là nguyên nhân làm cho giá dầu ngày càng tăng. Đặc biệt sẽ ảnh hưởng đáng kể đến một số nước như Indonesia (hiện nay là một nước nhập khẩu xăng dầu), Mexico và Iran (nơi nhu cầu vượt quá khả năng sản xuất trong 5 năm gần đây), và Russia (nước đang có nhu cầu dầu phát triển nhanh chóng). Nhóm người khác lại cho rằng giá dầu sẽ tăng lên $300/thùng hay cao hơn trong cuối năm 2008 khi nguồn cung dầu tiếp tục giảm xuống và nhu cầu tiếp tục duy trì ở mức cao, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ là những nước luôn có nhu cầu cao về dầu để đáp ứng nhu cầu phát triển. 31 Tác động của việc giá dầu gia tăng cho thị trường không tỷ lệ thuận với chi phí của giá dầu thô, trong khi giá dầu thô gia tăng 400% từ năm 2003-2008, giá gas ở Mỹ đã không tăng cùng một mức như vậy. Điều đó bởi vì lợi nhuận của các nhà phân phối và bán lẻ, chi phí sản xuất (chẳng hạn như chi phí thăm dò và vận chuyển) và thuế là một phần tạo nên giá của chất đốt. 2.2 Ảnh hưởng của tình hình xăng dầu thế giới đến Việt Nam. Giá xăng dầu tăng không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta mà còn ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, nhất là các quốc gia sử dụng nhiều dầu mỏ, phải nhập nhiều xăng dầu. Việt Nam phải nhập khẩu 100% nhu cầu xăng dầu đã qua chế biến cho tiêu thụ trong nước, do đó mức độ ảnh hưởng còn lớn hơn. Nguồn lợi từ xuất khẩu dầu thô không đủ bù lỗ xăng dầu nhập khẩu qua các thời điểm chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu trong thời gian qua. Đợt tăng giá đột ngột và lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử giao dịch của mặt hàng xăng dầu làm cho các nhà thầu không thể cầm cự thêm và chính phủ không thể bù lỗ thêm. Trước tới giờ, ngành kinh doanh xăng dầu được nhà nước ưu ái trợ giá và bù lỗ cho. Một điều vô lý là đã kinh doanh mà chấp nhận lỗ lâu như vậy sao các doanh nghiệp lại chấp nhận kinh doanh mặt hàng này. Thật sự thì không ai biết được doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có lỗ không những nhà nước thì cứ nai lưng ra bù lỗ. Trong 10 tháng đầu năm 2007 các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu đã lỗ đến 6000 tỷ đồng do giá dầu thế giới leo thang. Thế nhưng, tất cả các doanh nghiệp chỉ biết ngồi chờ may rủi lên xuống của thị trường mà không thực hiện bất cứ nghiệp vụ hedge nào. Thực ra, việc giảm lỗ hoặc giữ một mức lãi nhất định là hoàn toàn có thể nếu các doanh nghiệp này 32 được phép năng động và linh hoạt hơn trong các hoạt động kinh doanh của mình và có sự hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách của Nhà nước. Vì vậy, việc giá dầu thế giới ngày một tăng mà chưa thấy một dấu hiệu nào cho thấy giá dầu thế giới sẽ giảm lại thì việc tăng giá bán lẻ xăng dầu là một điều tất yếu. Nhưng Việt Nam là một nước nông nghiệp, lại nhập khẩu 100% sản phẩm xăng dầu đã qua chế biến, do đó giá bán lẻ xăng dầu tăng sẽ tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống và sản xuất kinh doanh. Hiện nay xe gắn máy là phương tiện đi lại chủ yếu của hầu hết các gia đình cán bộ, công nhân, viên chức; của hầu hết các gia đình có thu nhập trung bình trở lên. Do đó giá bán lẻ xăng dầu tăng đồng nghĩa với việc phải chi tiêu nhiều hơn cho sử dụng xe gắn máy trong quá trình đi lại. Giá bán lẻ xăng dầu tăng làm cho chi phí nhiều mặt hàng của sản xuất nông ngư nghiệp tăng lên, người nông dân cũng bị tác động lớn của diễn biến bày, khi mà giá dầu bình quân tăng từ 45,6% đến 55% từ đầu năm 2005 đến nay. Chi phí của một loạt lĩnh vực tăng lên, nhất là cước phí vận chuyển. Chi phí của ngành điện lực, xi măng, khai thác mỏ, than, đánh bắt thuỷ hải sản,… chịu ảnh hưởng lớn nhất, tác động trực tiếp đến chỉ số giá bán chung. Tại thời điểm tăng giá bán lẻ xăng dầu đầu tháng 7/2005, Chính phủ không cho phép tăng giá nhiều mặt hàng do tác động của giá xăng dầu, thì nay sức ép càng lớn hơn, nên có thể phải cho phép tăng giá và tăng cước phí. Nếu không các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đó bị thua lỗ lớn. Chi phí xăng dầu tăng, làm cho chi phí dự án, chi phí vốn đầu tư tăng lên, nhu cầu vốn vay tăng lên. Trong khi đó, người dân và các doanh nghiệp, các tổ chức phải chi tiêu nhiều hơn do giá xăng dầu tăng, nên hạn chế nguồn tiền gửi vào hệ thống ngân hàng. Bởi vậy, việc huy động vốn đã khó khăn rồi lại càng khó khăn hơn. Trước diễn biến hiện nay, thiết nghĩ cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ thị trường, tránh tình trạng đầu cơ, gây kích động tăng giá, tạo cơn sốt giá một số nhóm mặt hàng hay dịch vụ nào đó. Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp hạ nhiệt lãi suất thị trường tiền tệ. Chính phủ cũng cần có biện pháp tăng lương, tăng phụ cấp,... cho các đối tượng được hưởng từ nguồn ngân sách Nhà nước. Về chiến lược, phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy lọc dầu và chế biến các sản phẩm từ dầu mỏ. Các doanh nghiệp càng cần phải đẩy mạnh tiết kiệm xăng dầu và tối ưu hoá các khâu vận chuyển, bốc dỡ, sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí. Giá dầu tăng làm gia tăng lạm phát trong nước: Theo các chuyên gia kinh tế cho rằng, sắt, thép, xi măng tăng thì chỉ ảnh hưởng đến ngành xây dựng. Nhưng xăng tăng giá ảnh hưởng hàng loạt “nồi cơm” của nhiều “nhà” khác nhau. Sắp đến giá cả hàng hoá sẽ được nâng lên mức mới, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng giá. Tình hình vật giá “sốt” là cơ sở để cho rằng lạm 33 phát sẽ càng nóng lên, dù chính phủ đang nỗ lực kiềm chế bằng nhiều giải pháp tiền tệ, chính sách. Vì vậy, việc xăng tăng giá đẩy lạm phát cũng giống như thêm dầu vào lửa. Giá xăng dầu tăng là một tín hiệu xấu đối với nền kinh tế. Giá dầu thúc đẩy gia tăng lạm phát, hay nói cách khác đây như “hình thức nhập khẩu lạm phát, đẩy mặt bằng giá lên cao”. Việc tăng giá xăng dầu sẽ gây ra tác động bất khả kháng đối với nền kinh tế, song điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam là phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới. Do vậy những biến động về giá trên thị trường thế giới chắc chắc ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Hiển nhiên, giá xăng dầu tăng là việc chẳng đặng đừng của Nhà nước; nó không phải là "thủ phạm" duy nhất, nhưng không thể chối cãi là nguyên nhân chủ yếu tạo ra làn sóng tăng giá mạnh. Dù chỉ là "giọt dầu" cuối cùng, nhưng có thể ví xăng dầu tăng giá có sức nặng như một hòn đá gây xáo động “mặt nước” xã hội vốn đã “nổi sóng” lạm phát từ mấy năm nay. Năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng mới ở mức 8,4%; năm 2006 có giảm chút ít: 6,6%, nhưng sang năm 2007 tăng vọt gấp đôi tới 12,63%. Đặc biệt, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2008 này và theo dự báo thì lạm phát năm 2008 có thể là 18.25%, chỉ số này đã tăng hơn 6,02%, tức là chiếm tới 70% mục tiêu đề ra cho cả năm phấn đấu lạm phát dưới mức tăng trưởng GDP 8,5%. Chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Trong khi mức lạm phát “mấp mé” báo động mà “thả nổi” giá xăng dầu có khác nào làm tràn "ly" lạm phát? Hiện nay, cả nước có 11 doanh nghiệp được phép làm đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu. Điểm mặt thì thấy đều là doanh nghiệp Nhà nước cả. Trong một thị trường tưởng như cạnh tranh bình đẳng thì gần 60% lượng xăng dầu nhập khẩu thuộc về “ông lớn” Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Xếp thứ hai là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, phần nhỏ còn lại thuộc Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng, Saigon Petro. Không ít chuyên gia kinh tế đã cảnh báo tình trạng liên minh tăng giá, dễ dàng thao túng thị trường. Cơ chế kinh doanh gần như độc quyền là điểm yếu "chết người" của ngành xăng dầu, rất cần một cuộc "phẫu thuật". Kiềm chế và chống lạm phát là một cuộc chiến cam go, một chặng đường dài. Kiềm chế lạm phát là cực kỳ cấp bách nếu không muốn thành quả tăng trưởng bị ảnh hưởng và đến tay đa số nhân dân chỉ là “quả lép”. Trước những nỗi lo về đời sống của người dân, nhất là người nghèo do giá cả tăng choáng váng, Ngân hàng Nhà nước đã thắt chặt tiền tệ như tăng lãi suất cơ bản, bán tín phiếu bắt buộc cho các ngân hàng thương mại nhằm hút tiền trong lưu thông về để kiềm chế lạm phát. Phải công nhận rằng biện pháp sốc này có tác động tức thì đến thanh khoản của các ngân hàng và khả năng vay đầu tư của doanh nghiệp, buộc các ngân hàng phải ngừng cho vay và chạy đua nâng lãi suất huy động; doanh nghiệp hầu như bó tay không thể xoay xở vay vốn. Thị trường chứng khoán thì tụt dốc, còn thị trường bất động sản xì hơi, chững lại. Không ít 34 chuyên gia trong và ngoài nước đã chỉ ra, nguyên nhân của lạm phát không chỉ do lượng cung tiền trên thị trường mà còn do những "thủ phạm" giấu mặt đó là đầu tư công và đầu tư của các tập đoàn kinh tế nhà nước kém hiệu quả. Bởi thế, thắt chặt đến mức siết chặt tiền tệ mà không thắt chặt đầu tư công và đầu tư các tập đoàn kinh tế thì chẳng khác gì "bịt lỗ hà ra lỗ hổng". Trong phiên họp thường kỳ tháng 2/2008, Chính phủ đã họp bàn "kịch bản" đối phó trong trường hợp tốc độ tăng giá tiêu dùng cao hơn tăng trưởng. Sở dĩ Chính phủ đã sớm nghĩ đến “kịch bản” xấu này là vì chỉ sau 2 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 6,02%, trong khi Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2008 là 8,5 - 9% và chỉ số giá tiêu dùng phải thấp hơn tốc độ tăng GDP. Ảnh hưởng đến một số lĩnh vực khác: Mỗi lần giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng thì giá cả tiêu cùng trong nước cũng tăng, có vài lần nhà nước có giảm giá xăng nhưng giá tiêu dùng vẫn không giảm. Người dân có mức thu nhập trung bình, công nhân viên chức, công nhân, sinh viên sống xa nhà…là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Giá cả tăng từng ngày những lương của họ thì không tăng. Một phần của việc giá cả leo thang là các nhà buôn bán đổ cho chi phí vận chuyển tăng học phải tăng mới có lời, ai tăng được thì cứ tăng, người phải chịu là người tiêu dùng. Đồng lương cũng có tăng nhưng không theo kịp sức tăng giá của thị trường. Sự tăng của thu nhập danh nghĩa vẫn thua so với sự giảm sút của thu nhập thực tế. Và việc kiềm chế lạm phát như thế nào đang là cấn đề khiến các nhà quản lý hiện nay đau đầu. Ngoài ra nó gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản vì nó là một trong những nguyên nhân đẩy lạm phát tăng cao. Xăng dầu có ảnh hưởng hầu hết mọi ngành nghề trong xã hội không trực tiếp thì cũng gián tiếp ảnh hưởng. Hiện nay ở Việt Nam chưa có nguồn nhiên liệu nào có thể thay thế xăng dầu trong đời sống cũng như trong sản xuất. 2.3 Tại sao giá xăng dầu tăng đột biến trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây giá xăng dầu tăng một cách đột biến, chỉ trong một đêm giá dầu thô trên thế giới đã tăng tới mức kỷ lục (111,43 USD/thùng hôm ngày 17/3/2008) chưa từng có trong lịch sử kinh doanh xăng dầu trên thế giới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tang đột biến này như nguồn dầu đang dần cạn kiệt mà chưa có nhiên liệu thay thế, tình hình chính trị bất ổn ở các nước xuất khẩu dầu lớn trên thế giới, do tăng giảm lãi suất của Mỹ. Nguyên nhân của giá dầu cao dễ thấy nhất đối với nhiều người là chiến tranh Irắc, rối loạn ở Trung Đông, Venezuela, Nigeria, Thổ Nhỉ Kỳ… Tuy nhiên, nguyên nhân thực tế phức tạp hơn nhiều. Vấn đề giá dầu thô tăng theo thời gian là một khuynh hướng không thể đảo ngược, liên quan đến tình trạng cạn kiệt nguồn khai thác vì dầu thô là nguồn tài nguyên không tái tạo. Người ta nhận thấy rằng, trong các năm gần đây, các mỏ mới, lớn, phát hiện càng ngày càng ít 35 dần, trong lúc các mỏ đang khai thác thì đang đi vào giai đoạn đỉnh điểm hoặc đang chuyển sang giai đoạn kết thúc. Tình trạng các nhà máy cũ phải nâng cấp hoặc xây dựng mới, công nghệ phải thay đổi để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường cũng như để lọc các loại dầu nặng, dầu chua, chi phí đầu tư xây dựng đường ống dẫn hoặc đóng mới các tàu chở dầu hiện đại cộng với các hoạt động đầu cơ và các tác động chính trị càng đẩy giá xăng dầu lên cao. Cần phải nói thêm, chế độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfQF-09 Hop dong mua xang dau 2.pdf
  • pdfQF-17 Hop dong nguyen tac Option xang dau- 0706.pdf
  • pdfQF-18 Hop dong giao dich Option xang dau - 0706.pdf
  • pdfTom tat.pdf
Tài liệu liên quan