Đề tài Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử

LỜI CẢM ƠN . 1

TÓM TẮT NỘI DUNG. 3

MỤC LỤC . 4

MỞ ĐẦU . 7

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀCÔNG NGHỆDI ĐỘNG . 9

1.1. Công nghệdi động . 9

1.1.1 Thiết bịcầm tay . 10

1.1.2. GSM. 13

1.1.3. CDMA . 14

1.1.4. GPRS . 19

1.1.5. Phần mềm trung gian . 21

1.1.6. Các mạng không dây . 23

1.1.7. Máy tính phục vụ. 29

1.2. SMS. 30

1.2.1. Một sốnguyên lí cơbản . 31

1.2.2. Kiến trúc của SMS. 32

1.2.3. Các ứng dụng SMS . 36

CHƯƠNG II. THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG . 38

2.1. Thương mại điện tử. 38

2.1.1 Một sốkhái niệm cơbản. 39

2.1.2. Lợi ích của thương mại địên tử. 40

2.1.3. Các yêu cầu trong thương mại điện tử. 41

2.2. Thương mại điện tửdựa trên thiết bịdi động . 42

2.2.1 Cấu trúc của một hệthống mobile commerce . 43

2.2.2. Các ứng dụng mobile commerce . 47

2.2.3 Vấn đềthanh toán và bảo mật. 50

2.3. Việt Nam với e-Commerce và m-Commerce . 54

2.3.1 Hiện trạng . 54

2.3.2 Đánh giá. 56

CHƯƠNG III. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỬNGHIỆM VỀVÍ ĐIỆN TỬHOẠT

ĐỘNG DỰA TRÊN TIN NHẮN SMS . 57

3.1. Ví điện tử. 58

Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệdi động vào thương mại điện tử

Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 5

3.1.1. Khái niệm ví điện tử. 58

3.1.2. Tại sao phải dùng ví điện tử. 59

3.2. Thửnghiệm hệthống thanh toán qua SMS. 61

3.2.1. Các yêu cầu và mục đích cần đạt được. 61

3.2.2. Phân tích và thiết kếhệthống. 61

Chương IV. TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG THỬNGHIỆM . 78

4.1. Giải pháp SelabSMS Server . 78

4.2. Cài đặt ứng dụng thửnghiệm. 80

4.3. Kết quảthửnghiệm. 81

KẾT LUẬN . 82

5.1. Đánh giá kết quảcủa khoá luận . 82

5.2. Định hướng tương lai . 82

Tài liệu tham khảo . 84

pdf84 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc bị hỏng (kèm theo lí do hỏng) - MT-SM (mobile terminated short message ): Mức này, tin nhắn sẽ đuợc SMSM chuyển tới MS nhận. Sau đó sẽ có một báo cáo xác nhận MS đã nhận tin hoặc tin gửi bị hỏng (kèm theo lí do hỏng) Như vậy, cuối cùng người gửi sẽ nhận đựơc báo cáo tin nhắn đến máy người nhận qua 2 cơ chế điểm nối điểm. MT-SM: nhận báo cáo về việc gửi SMS tới MS nhận, kết quả báo cáo đó được dùng để trả về MS gửi trong cơ chế MO-SM. 1.2.2. Kiến trúc của SMS Ban đầu, tin nhắn SMS xuất phát từ máy gửi, mạng di động tương thích sẽ mang nó, nó có thể đi qua một số trung tâm trung gian nào đó của mạng, sau đó tin nhắn được chuyển tới trung tâm (SMSC). Trung tâm SMSC lại được kết nối với mạng GSM thông qua các cổng dịch vụ (service gateway ): SMS GMSC. Một trung tâm có thể kết nối với nhiều mạng GSM bằng nhiều cổng dịch vụ SMS (SMS GMSCs) khác nhau. Các cổng dịch vụ SMS này chính là điểm liên kết giữa mạng di động và các mạng khác. Mỗi cổng dịch vụ SMS lại đuợc gắn với trung tâm chuyển đổi chuyển đổi tín hiệu (MSC: Mobile Switching Center). Trung tâm này sẽ phát tán tin nhắn SMS tới các trạm thu (Base station systems: BSSs), và trạm trung chuyển (transceiver stations: BTSs) trong mạng. Tin nhắn sẽ đựơc chuyển tới thiết bị nhận ngay tức thì nếu thiết bị này đang ở trạng thái hoạt động. Không đơn thuần là điện thoại di động, đó có thể bao gồm cả máy Fax, một máy tính nối mạng Internet.... Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 33 Hình 3. Mô tả quá trình chuyển một tin nhắn SMS trong mạng di động Các yếu tố cấu thành của SMS Có 7 yếu tố cơ bản liên quan tới việc gửi, nhận và trung chuyển một tin nhắn SMS: • Chu kỳ T, được tính bằng thời gian mà một tin nhắn SMS được lưu tại trung tâm (SMSC) từ khi nó tới trung tâm đến khi nó được chuyển tới máy nhận. Chu kỳ này có thể linh động trong vòng từ 5 phút cho tới 1 tuần. Giá trị này tùy vào nhà cung cấp dịch vụ thiết lập dựa theo điều kiện mạng truyền thông GSM của họ. • Thời gian chính xác tin nhắn đến trung tâm dùng để thông báo làm số liệu cho máy nhận. • Nhận dạng giao thức truyền thông sử dụng trong các mạng liên quan cũng như các thiết bị gửi nhận. • Thông số dùng tại SMSC thông báo cho ngừơi dùng biết có hơn một tin nhắn đang chờ thực thi. • Độ ưu tiên của các tin nhắn. • Độ trễ của tin nhắn (những tin nhắn chờ được gửi) Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 34 • Yếu tố cảnh báo để nêu các nguy cơ không gửi được tin trong thời điểm hiện tại SMS với cơ chế đảm bảo độ tin cậy cao Ứng dụng sử dụng tin nhắn SMS rất đa dạng. Có rất nhiều ứng dụng không đòi hỏi một cơ chế phát tin có đảm bảo. Bên cạnh đó, lại có một lượng lớn các ứng dụng đặt yêu cầu an toàn và một cơ chế chuyển phát tin có đảm bảo và đáng tin cậy. Chẳng hạn như ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, bảo mật là vấn đề sống còn gắn với sự tồn tại của ứng dụng và gắn tới tiền bạc của chính những cá nhân, tập thể sử dụng ứng dụng. Ta sẽ nghiên cứu các cơ chế đảm bảo tính an toàn và tin cậy trong việc phát tin SMS. Khi người dùng gửi tin SMS, một báo cáo sẽ được SMSC trả về máy của người gửi thông báo việc gửi thành công hay thất bại, lỗi kèm theo nếu gửi thất bại. Cũng giống như thế, khi SMSC gửi một tin SMS tới điện thoại của khách hàng, SMSC sẽ được nhận lại một báo cáo mang thông tin hiện trạng gửi tin nhắn thành công hay không, kèm theo nguyên nhân nếu không thành công. Hình 4. Dịch vụ điểm nối điểm OM-SM trong SMS Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 35 Khách hàng gửi tin nhắn đến một trung tâm (MSC: Mobile Switching Center) - MSC sẽ truy vấn cơ sở dữ liệu VLR (visitor location register: VLR) để kiểm tra tính khả thi của địa chỉ đích, kiểm tra các nguy cơ dẫn tới việc gửi bị hỏng. - MSC gửi tin nhắn SMS tới SMSC sử dụng trình điều khiển gửi tin SMS. - SMSC chuyển tin nhắn đến cho máy nhận thông qua một trung tâm dịch vụ theo định tuyến. - SMSC gửi một xác nhận gửi thành công tới MSC, và báo cáo này sẽ được gửi trả về máy nhận. Biểu diễn các cơ chế chuyển tin từ SMSC tới MS: Hình 5. Dịch vụ điểm nối điểm TM-SM trong SMS SMSC nhận tin nhắn từ một trung tâm dịch vụ SC (service center: SC) nào đó. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 36 - SMSC yêu cầu HLR (home location register: HLR) để định vị việc gửi tin nhắn tới máy nhận nào đó. - SMSC gửi tin nhắn tới MSC bằng việc sử dụng trình điều khiển gửi tin (theforwardShortMessage). - MSC tìm lại thông tin người dùng trong VLR. Việc xác thực cũng được tiến hành nếu được yêu cầu. - Sau đó, MSC sẽ chuyển tin nhắn tới máy nhận. - MSC thông báo kết quả trả về cho SMSC cũng thônng qua cơ chế điều khiển: theforwardShortMessage . - Nếu có yêu cầu, SMSC sẽ trả về báo cáo cho MS. Như vậy, với cơ chế gửi tin đáng tin cậy, máy gửi hoàn toàn có thể yêu cầu nhận lại báo cáo mỗi khi phát tin đi. Báo cáo trả về có thể là thông báo đã gửi thành công, hoặc việc gửi thất bại do một nguyên nhân cụ thể nào đó được thông báo kèm theo. Cơ chế báo cáo này rất quan trọng, nhất là đối với các hệ thống thanh toán qua thiết bị di động hay các hệ thống cần yêu cầu xác thực quyền người dùng, các hệ thống ngân hàng. 1.2.3. Các ứng dụng SMS SMS là dịch vụ có giá cước thấp do việc chi phí để duy trì và xây dựng hệ thống không tốn kém như các dịch vụ khác. Có rất nhiều ứng dụng SMS đã được đưa vào các mạng di động sử dụng công nghệ GSM, CDMA...như các dịch vụ nhắn tin dạng văn bản thông thường, các dịch vụ chat trực tuyến như dịch vụ Yahoo Instant SMS Chatting (Yahoo! Messenger for mobile), các dịch vụ chat hai chiều giữa những thuê bao, một số dịch vụ tin nhắn quảng cáo, tham gia trò chơi giải trí và các dịch vụ tin nhắn sử dụng trong quản lí khách hàng và thương mại...Dưới đây chúng tôi đề cập tới một dịch vụ khá mới và có liên quan trực tiếp tới việc điều khiển thanh toán trong các hệ thống thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Dịch vụ ngân hàng và việc thanh toán thông qua SMS Đây là ứng dụng SMS an toàn, cho phép bạn thanh toán mọi khoản chi phí khi giao thương, từ việc mua hàng, trả tiền dịch vụ phúc lợi, hay chuyển khoản... Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 37 Để tham gia vào cơ chế thanh toán này, bạn cần có một tài khoản ATM hoặc Credit Card mở tại một ngân hàng hỗ trợ thanh toán bằng SMS an toàn. Một chiếc điện thoại đã đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc thanh toán qua SMS an toàn. Chú ý rằng, bạn cần nâng cấp SimCard trong máy của bạn thành 64K SimCard, đó là một loại sim card an toàn với các tính năng nổi bật mới sau: • Xem tên, thông tin của người đã gọi ngay cả khi anh ta tắt máy hoặc không cung cấp thông tin. • Cá nhân hoá và điều chỉnh trình đơn trên SIM nếu muốn • Gửi đồng thời một tin nhắn tới nhiều người khác nhau Yếu tố cuối cùng, đối tác của bạn, cũng như bạn đều chấp nhận giao dịch thanh toán bằng SMS qua hệ thống của hai bên và ngân hàng trung gian. Một khi hệ thống ngân hàng cho giao dịch bằng điện thoại di động và hệ thống thanh toán bằng tin nhắn SMS an toàn đã được kích hoạt. Người dùng có thể thực hiện mọi thao tác quản lí và thanh toán thông dụng, ví dụ quản lí thông tin cá nhân, kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền vào tài khoản, chuyển khoản, séc, thanh toán thông qua thẻ tín dụng....Ngưòi dùng cũng có thể yêu cầu xác thực bằng mật khẩu khi thực hiện các truy nhập hệ thống, mặc dù mỗi tài khoản luôn gắn với số điện thoại và mã Pin của chủ tài khoản. Mỗi chủ thể được xác thực bởi số điện thoại, mật khẩu và mã Pin gắn với mỗi máy di động (mobile personal identification number: M-PIN), mã này khác với mã ATM PIN trên ngân hàng. Ngoài ra, các tin nhắn gửi đi trong mô hình m-banking còn đựơc mã hoá dạng 3DES (data encryption standard) việc này có thể làm dễ dàng bởi một sim 64k. Với cơ chế này, chỉ sim và ngân hàng mới có khoá mở tin nhắn chứa nội dung giao thương, thanh toán...Ngoài ra M-PIN khi giao dịch và truyền đi cũng được mã hoá bởi cơ chế sử dụng một khoá duy nhất cho mỗi giao dịch (DUKPT)...được hỗ trợ bởi VISA. Mỗi tin nhắn gửi đi đều có một mã duy nhất để kiểm tra và tránh bản sao của nó.Việc gửi báo cáo khi nhận và thực thi tin nhắn là rõ ràng và cụ thể . Kết luận: Qua chương đầu, chúng tôi đã duyệt qua hầu hết các thiết bị và công nghệ di động phổ biến hiện nay. Đây sẽ là nền tảng kiến thức quan trọng giúp cho việc trình bày các phần sau của luận văn được liền mạch và tường minh. Việc đi sâu nghiên cứu về SMS sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai ứng dụng thử nghiệm dựa trên SMS. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 38 CHƯƠNG II. THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG Dựa vào lợi thế của công nghệ WWW và các phần mềm hỗ trợ thông minh trên nền WEB theo mô hình Client Server, thương mại điện tử đã tạo ra một cuộc cách mạng thật sự trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ không dây và các mạng di động số, một hình thái mới của thương mại điện tử bắt đầu xuất hiện với những tiềm năng lớn, đó chính là thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Để hiểu sâu sắc hơn về các khái niệm, nguyên lí và cấu trúc của một hệ thống mobile commerce, chúng tôi sẽ dành phần đầu của chương để trình bày về các vấn đề liên quan tới một hệ thống thương mại điện tử thông thường. 2.1. Thương mại điện tử Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet, thương mại điện tử đã và đang trở nên sôi động trên phạm vi toàn thế giới và khu vực Asean. Ở nước ta thương mại điện tử vẫn còn là 1 lĩnh vực rất mới mẻ. Tuy nhiên đây là một công việc các quốc gia tất yếu phải làm hay nói cách khác là không thể né tránh trong xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu. Là một nước có nền kinh tế lạc hậu, chúng ta lại tham gia Internet chưa lâu (năm 1997), vì vậy có rất nhiều khó khăn trước mắt cần giải quyết, đó là: Thứ nhất, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn quá thấp so với các nưôc trong khu vực Thứ hai, lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam rất thấp. Hơn nữa giá sử dụng Internet nằm ngoài khả năng chi trả với mức thu nhập trung bình của quần chúng. Khách hàng vẫn còn phàn nàn về chất lượng của mạng. Trong khi Thái Lan và Indonesia có trên 200 nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Providers) thì Việt Nam mới chỉ có chưa đây 10 nhà cung cấp dịch vụ này. Trong đó lượng người sử dụng Internet dài hạn chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng dân số nước nhà. Ngày nay Internet đang làm thay đổi cách mọi người làm việc, học tập và liên lạc. Thương mại điện tử là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của Internet, nó sẽ làm thay đổi cách thức buôn bán kinh doanh truyền thống của chúng ta và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đầy tiềm năng đang không ngừng tăng trưởng của Việt Nam. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 39 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản Thương mại điện tử Là một quá trình mua bán hàng hoá hay dịch vụ thông qua mạng điện tử. Phương tiện phổ biến dùng trong E-Commerce là Internet. E-commerce là một hệ thống không chỉ tập trung vào việc mua bán hàng hóa, dịch vụ nhằm phát sinh lợi nhuận mà còn nhằm hỗ trợ cho các nhu cầu của khách hàng cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp giao tiếp với nhau dễ dàng hơn. Như vậy, với thương mại điện tử, người bán và người mua có thể thực hiện hầu hết các giao thương mà không cần phải trực tiếp gặp gỡ, mọi việc thậm chí còn có thể thao tác tự động dưới sự uỷ quyền cho phần mềm máy tính thông minh. E-commerce là một hình thức giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh của những tổ chức và cá nhân. Dữ liệu được sử dụng để giao dịch có thể ở dạng văn bản, dạng form, đồ họa, visual image, âm thanh, các video clip và hình ảnh động. Thanh toán điện tử Là hình thức thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử thay cho việc giao tận tay bằng tiền mặt.Việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng ... Trao đổi thông tin Là hình thức trao đổi dữ liệu dưới dạng cấu trúc từ máy tính này đến máy tính khác, giữa các công ty với tổ chức đã thỏa thuận mua bán với nhau một cách tự động. Dịch vụ này chỉ phục vụ chủ yếu phân phối hàng (gởi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gởi hàng, hóa đơn ...). Ngày nay chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử EDI đã được xác lập góp phần tăng cường trao đổi dữ liệu điện tử. Mua bán trên mạng Đây là hình thức mua bán xảy ra hoàn toàn tại cửa hàng ảo mà người bán muốn trưng bày sản phẩm của họ bằng các hình ảnh thực tế sinh động trên một Website. Người mua có quyền lựa chọn sản phẩm, đặt mua và thanh toán bằng hình thức điện tử. Sau đó họ sẽ được cung cấp hàng hoá tại nhà. Hình thức này tận dụng nhiều ưu điểm như giảm việc chi phí thuê nhân viên, thuế ... Có thể nói một điều thuận tiện nhất mà các nhà mua bán đã vận dụng được là tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web, để trang trí trang Web sao cho Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 40 thật hấp dẫn và thuận tiện trong việc trưng bày sản phẩm dưới các hình thức khác nhau. 2.1.2. Lợi ích của thương mại địên tử Có thể hiểu được rằng bằng cách sử dụng phương tiện này sẽ giúp ích cho người sử dụng môi trường mạng trong việc tìm kiếm đối tác, nắm bắt được thông tin trên thị trường, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch ... nhằm mở rộng qui mô sản xuất hoạt động kinh doanh trong thương trường. Có cơ hội đạt lợi nhuận Nắm bắt được nhiều thông tin phong phú, giúp cho các doanh nghiệp nhờ đó mà có thể đề ra các chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển trong và ngoài nước. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội mở rộng đối tác trên thị trường, nắm tình hình thị trường ... mà nhờ đó sẽ được biết đến tên tuổi công ty. Hiện nay thương mại điện tử đang được nhiều người quan tâm và thu hút rất nhiều thương gia doanh nghiệp trên thế giới, vì đó là một trong những động lực phát triển doanh nghiêp và cho cả nước . Giảm thiểu các chi phí kinh doanh Giảm chi phí sản xuất, chi phí văn phòng, chi phí thuê mặt bằng ... Bên cạnh đó không cần tốn nhiều nhân viên để quản lý và mua bán giao dịch. Thương mại điện tử giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị mà chỉ thông qua môi trường Web một nhân viên vẫn có thể giao dịch với nhiều đối tác, khách hàng ... đồng thời còn trưng bày, giới thiệu catalog đủ loại hàng hóa, xuất xứ của từng loại sản phẩm ... Do đó giảm được chi phí in ấn cho các catalog và giao dịch mua bán. Điều quan trọng nhất là giảm được thời gian trao đổi đáng kể cho khách hàng và doanh nghiệp. Chỉ trong thời gian ngắn mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được thị hiếu khách hàng và thị trường thay đổi mà nhanh chóng kịp thời củng cố và đáp ứng cho nhu cầu đó. Chiến lược kinh doanh Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 41 Qua thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp có thể củng cố quan hệ hợp tác, thiết lập các quan hệ tốt hơn với bạn hàng, người dùng. Đồng thời ngày càng có điều kiện nâng cao uy tín trên thị trường . 2.1.3. Các yêu cầu trong thương mại điện tử Thương mại điện tử không đơn thuần là phương tiện để thực hiện công việc mua bán trên mạng mà còn bao gồm các yêu cầu phức tạp đan xen nhau có liên quan đến các vấn đề khác như : chứng nhận pháp lý, luật quốc gia, tập quán xã hội ... Cơ sở hạ tầng Trong việc phát triển thương mại dựa trên hệ thống thông tin thì trước hết phải có một kĩ thuật máy tính điện tử hiện đại, phần mềm mạnh mẽ, một hạ tầng mạng tin cậy, băng thông thoả đáng. Nhân lực Để có thể theo kịp và nắm bắt thông tin kịp thời trong thời đại thông tin thì phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ tin học, kỹ thuật điện tử, khả năng tiếp cận nhanh chóng các phần mềm mới. Bên cạnh đó ngoài khả năng giao tiếp ngôn ngữ trong nước, nhân viên còn phải trang bị vốn tiếng Anh (ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu) để có thể hội nhập trong một nền kinh tế toàn cầu hoá. Tạo mối quan hệ bằng sự tin cậy Tin cậy là trọng tâm của bất kỳ giao tiếp thương mại nào, không những thể hiện giữa các phòng ban, thực hiện đúng luật pháp của các doanh nghiệp mà còn với khách hàng bằng sự tin tưởng về vấn đề sản phẩm hay phàn nàn, khiếu nại. Đó là yếu tố tất yếu của nhà doanh nghiệp muốn kinh doanh lâu dài. Bảo mật và an toàn Trong thương trường giao dịch bằng Internet là yếu tố không hoàn toàn đảm bảo an toàn. Việc làm lộ tài liệu cá nhân, các hợp đồng, dữ liệu... sẽ khiến không có ai muốn giao dịch thương mại qua mạng nữa. Một vấn đề đáng lo ngại nữa là mất dữ liệu, một hệ thống được xem là an toàn nhất vẫn có thể bị tấn công.Vì thế việc xây dựng một hệ thống an toàn và bảo mật là vấn đề hàng đầu là trọng tâm để có thể cho mọi người, nhất là các doanh nghiệp có khả năng mua bán mà không thể đổ lỗi lẫn nhau. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 42 Bảo vệ quyền lợi khách hàng và bản quyền kinh doanh Trong môi trường Internet là nơi các doanh nghiệp đầu tư sử dụng, trình bày sản phẩm, mua bán trao đổi thông tin hàng hóa thì vấn đề bản quyền là cần thiết giúp cho các doanh nghiệp an tâm, đảm bảo trong công việc phát triển và đồng thời ngăn chặn việc xâm phạm bản quyền, phiên dịch trái phép hay ăn cắp”chất xám”. Do vấn đề mua bán trên mạng, việc xem hàng hóa thông qua sử dụng hình ảnh thì chất lựơng và vấn đề thực tế bên trong sản phẩm đó là như thế nào thì không ai biết được do đó phải đề ra luật lệ và qui định đối với những người mua bán qua mạng. Hệ thống thanh toán điện tử tự động Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện một cách trọn vẹn nếu có một hệ thống thanh toán điện tử tự động. Nếu không có hệ thống này thì tính cách thương mại sẽ bị giảm thấp và chỉ mang tính ứng dụng trao đổi thông tin . 2.2. Thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động Khái niệm thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động bao gồm tất cả các dịch vụ trao đổi, mua bán hàng hoá, các dịch vụ kèm theo và cả việc sử dụng các vụ trên mạng toàn cầu Internet dựa vào thiết bị cầm tay của người dùng cuối. Vài năm gần đây, thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống và hứa hẹn tạo ra một cuộc cách mạng thương mại trong tương lai gần. Theo dự đoán, trong năm 2006, tại Mỹ sẽ có 50 triệu người dùng thiết bị di động để thanh toán cho các dịch vụ bảo hiểm và mua bán ("The Yankee Group", 2001), con số này chiếm 17% dân số Mỹ và chiếm 20% tổng số người sử dụng thiết bị cầm tay số ở quốc gia này. Thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động tỏ ra rất nhanh chóng và hiệu quả trong hầu hết các hoạt động giao thương, dù cho người dùng có thể ở bất cứ vị trí nào, tại bất cứ thời điểm nào. Với các ưu thế đó, rất nhiều công ty lớn đã bắt đầu cung cấp cho khách hàng của mình những dịch vụ mobile thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động đi đôi với những dịch vụ thương mại điện tử hiện có của họ (Yankee Group, 2002). Tuy vậy, thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động là một lĩnh vực mới. Để làm chủ và xây dựng thành công một hệ thống, chúng ta cần rất nhiều công sức. Đây là một lĩnh vực khó hiểu và phức tạp, yêu cầu có kiến thức công nghệ rộng ở nhiều Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 43 ngành lĩnh vực liên quan. Để phần nào giải quyết những khó khăn trên, chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau: • Cấu trúc của một hệ thống thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động • Các ứng dụng của thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động • Vấn đề thanh toán và bảo mật trong thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động 2.2.1 Cấu trúc của một hệ thống thương mại di động Một hệ thống thương mại điện tử thường rất phức tạp và bao gồm nhiều nhóm thành phần khác nhau. Thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động là một nhánh của thương mại điện tử, do vậy trước khi xét cấu trúc của thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động, chúng tôi trình bày cấu trúc của một hệ thống thương mại điện tử đơn thuần. Hình 5. Cấu trúc của một hệ thống thương mại điện tử Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 44 Hình vẽ trên mô tả cấu trúc của một hệ thống thương mại điện tử thông thường. Hệ thống bao gồm 4 nhóm thành phần chính Nhóm các ứng dụng thương mại điện tử (Electronic commerce applications): bao gồm các hoạt động, dịch vụ mua bán, trao đổi hàng hoá, tiền tệ thông qua các hình thức truyền thông số. Các ứng dụng giao thương được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả hoạt động đấu giá, ngân hàng, các hoạt động môi giới, trung chuyển hàng hoá... Client computer: bao gồm các máy tính của người sử dụng tham gia giao dịch trong hệ thống thương mại điện tử, ở đây ta sẽ hiểu là các thiết bị cầm tay nếu sử dụng trong thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động Mạng máy tính (Wired networks): thành phần này sẽ có sự khác biệt giữa mô hình thương mại điện tử truyền thống và thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động Máy tính phục vụ (Host computers): máy chủ cung cấp các ứng dụng nền cho hệ thống thương mại điện tử trong đó có database server, WEB server và chính các ứng dụng WEB và CSDL biến các máy chủ này thành các máy chủ ứng dụng (application server) hoạt động trên nền WEB. So sánh với một hệ thống thương mại điện tử thì hệ thống thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động phức tạp hơn rất nhiều vì ngoài các thành phần của một hệ thống thương mại điện tử cơ bản, chúng ta cần phải xét thêm hàng loạt vấn đề liên quan tới điện toán di động số (mobile computing). Để làm sáng tỏ nhận định này, chúng ta xem xét cấu trúc của một hệ thống thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động theo khối với 6 thành phần cơ bản: Tầng ứng dụng (mobile commerce applications): tầng này cũng bao gồm các vấn đề đã trình bày trong tầng ứng dụng của mô hình thương mại điện tử đơn thần. Đặc biệt, dịch vụ được cung cấp bởi tầng này được phân biệt bởi 2 khối con. Khối đầu là những chương trình từ phía người sử dụng (client-side programs) ví dụ trình duyệt rút gọn (microbrowser), và các chương trình phía máy chủ (server-side programs) như chương trình truy cập và cập nhật dữ liệu. Mobile station: tầng trình diễn các giao tiếp của người dùng cuối và chuyển tiếp qua lại các giao tiếp đó từ người dùng tới các tầng liên quan. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 45 Mobile middleware: là cầu nói trung gian để giúp các ứng dụng ở các hệ thống khác nhau có thể hoạt động với nhau. Đây thường là các phần mềm trong suốt với người dùng cuối. Wireless networks: với mạng truy cập không dây Wi-Fi, thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động sẽ trở nên đơn giản và khả thi hơn trong rất nhiều khía cạnh. Wired networks: đây là tầng không bắt buộc đối với mô hình thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Tuy nhiên, hầu hết máy tính (máy chủ) hoạt động trong các mạng Wired, ví dụ mạng Internet, do vậy yêu cầu của người dùng được dẫn qua các server sử dụng các dịch vụ bảo mật cung cấp bởi các mạng wired. Host computers: tầng này gồm các thành phần máy chủ chứa tài nguyên và phần mềm đảm bảo duy trì hoạt động của hệ thống, cơ bản giống với máy lưu trữ trong mô hình thương mại điện tử đơn thuần. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 46 Hình 6. cấu trúc của một hệ thống mobile commerce cơ bản. Để minh hoạ rõ hơn cấu trúc trên, ta hãy xem xét một yêu cầu từ người dùng được xử lí như thế nào trong mô hình mobile commerce thông qua sơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfỨng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử.pdf