Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học

Các nguyên tắc chung của một bài giảng có ứng dụng CNTT.

- Đảm bảo tính khoa học sư phạm và khoa học tin học.

- Đảm bảo tính hiệu quả, tính thực tế, tính giáo dục.

- Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng.

- Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức bài giảng.

- Cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của bài học, xác định trọng tâm bài và căn cứ trình độ nhận thức của học sinh cùng các điều kiện hiện có để thiết kế bài giảng

- Đa dạng hóa kiến thức.

- Ứng dụng CNTT theo quan điểm dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm

 

doc23 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 31392 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỤNG CNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG: 1 . Vị trí chức năng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học. Công nghệ thông tin, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 : Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.           Công nghệ thông tin (viết tắt là CNTT) là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước ( Trích Chỉ thị Số:  55/2008/CT- BGDĐT) 2. Ứng dụng CNTT trong soạn giáo án.     a) Soạn giáo án bằng máy vi tính (đánh máy giáo án): * Hiện nay các trường đều khuyến khích giáo viên soạn giáo án bằng máy vi tính, đặc biệt trong các đợt hội giảng cấp trường, cấp Huyện, cấp tỉnh. Những ưu điểm: + Giáo án đánh máy có hình thức đẹp, trình bày khoa học, dễ sử dụng khi giảng dạy. + Rút ngắn thời gian soạn giáo án do có sử dụng những ưu điểm của phần mềm soạn giáo án ( Microsoft Word hay Open office), các phần mềm này sẽ tự động hóa một số thủ tục của giáo án theo một mẫu nhất định do người soạn đạt ra : ví dụ như tuần, ngày soạn, ngày dạy, kẻ khung, các mục của giáo án…, + Soạn giáo án bằng máy vi tính làm cho chúng ta có thể chỉnh sửa rất dễ dàng. Ngoài ra, phầm mềm còn cho phép chúng ta sưu tầm, lựa chọn  sao chép những ý tưởng, nội dung  hay trong các giáo án cũ của mình, của đồng nghiệp. + Có thể lưu trữ đến các năm học sau để bản thân, đồng nghiệp sử dụng tham khảo. + Có thể sử dụng để đưa các nội dung cần thiết vào bài giảng điện tử một cách nhanh chóng mà không cần gõ lại. +Qua việc soạn giáo án, giáo viên được tìm hiểu, học hỏi  thêm về công nghệ thông tin từ đó nâng cao trình độ tin học của giáo viên góp phần nâng cao phong trào ứng dụng CNTT trong dạy học. +Giáo viên có thể dễ dàng đưa vào giáo án những sơ đồ, biểu đồ, tranh, ảnh minh họa…. điều mà giáo án viết tay khó có thể làm được. Thực trạng: Qua việc chỉ đạo công tác chuyên môn cùng với một số năm được đi thanh tra chuyên môn các trường và chấm thi GVDG Huyện Tiên Du, bản thân thấy có một số bất cập của giáo án in như sau: - Nhiều giáo viên chưa có đủ điều kiện có được bộ máy tính, máy in để soạn giáo án. - Nhiều giáo viên còn lúng túng khi sử dụng máy vi tính và các phần mềm văn phòng để soạn giáo án, chưa biết khai thác mạng internet để sưu tầm giáo án, tư liệu phục vụ cho giáo án. - Một số giáo viên lợi dụng mạng internet để khai thác một cách tiêu cực giáo án của đồng nghiệp như: sao chép y nguyên, không có sự nghiên cứu, không có chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện dạy học của mình. - Giáo án sao chép từ nhiều nguồn nên bộ font chữ rất lộn xộn, không thực hiện theo đúng thể thức trình bày văn bản thông thường. Giáo viên không đủ trình độ tin học để sửa lỗi theo ý mình. - Việc đóng bìa, kẹp, đánh số trang còn rất tùy tiện. - Giáo án in không đủ cơ sở pháp lý: Không ghi họ tên, trường, lớp hoặc ghi bằng bút mực(ghi sau) - Thậm chí có giáo viên còn nhờ hoặc thuê người download giáo án cốt để có giáo án đối phó với kiểm tra, hầu như không xem lại giáo án. àNhững việc làm đó không những không mang lại hiệu quả cho việc dạy học bằng giáo án đánh máy mà còn làm cho người dạy lười không nghiên cứu bài dạy và kết quả là làm cho tiết dạy đạt hiệu quả thấp. Do vậy, rất cần có sự chỉ đạo cụ thể của cán bộ quản lý và các cơ quan chuyên môn để điều chỉnh. b) Xây dựng bài giảng với sự hỗ trợ của máy tính.          Khái niệm giáo án điện tử và bài giảng điện tử là khái niệm mà nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu vẫn còn tiếp tục tranh luận, tôi chỉ muốn nói nên những hiểu biết của mình về việc ứng dụng CNTT trong xây dựng bài giảng.          Bài giảng có ứng dụng CNTT nói chung được xây dựng bằng máy tính với các phần mềm hỗ chợ chuyên dụng như: phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint, phần mềm Movie Maker, Violet, Geo Sketchpad,  Carbi, Crocodile Clips, Crocodile Physics, Macromedia Flash,… và sự hỗ trợ của máy chiếu, camera, máy ảnh cùng các thiết bị khác.           Những năm gần đây, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến đổi mới về phương tiện, các thiết bị dạy học ngày càng phong phú về số lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao. Việc xây dựng và ứng dụng các phần mềm vào dạy học hiện nay đang được nhiều trường, nhiều giáo viên thực hiện để thiết kế bài giảng nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đây là một trong những hướng đổi mới PPDH đạt hiệu quả. Do đó, Công nghệ thông tin (CNTT) có vai trò rất quan trọng trong dạy học, nó mang lại hiệu quả cao, tiết học sinh động, học sinh hứng thú học tập và tích cực tham gia xây dựng bài. Tuy nhiên, khi ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng, giáo viên cần đảm bảo các nguyên tắc chung, các quy trình thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT sao cho có hiệu quả. Dạy học với CNTT đòi hỏi người giáo viên phải biết định hướng, điều khiển quá trình học tập, giúp học sinh tự mình lĩnh hội tối đa kiến thức. Vì vậy giáo viên cần phải tích cực bồi dưỡng kiến thức tin học, sẵn sàng đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng CNTT vào dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. * Các nguyên tắc chung của một bài giảng có ứng dụng CNTT. - Đảm bảo tính khoa học sư phạm và khoa học tin học. - Đảm bảo tính hiệu quả, tính thực tế, tính giáo dục. - Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng. - Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức bài giảng. - Cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của bài học, xác định trọng tâm bài và căn cứ trình độ nhận thức của học sinh cùng các điều kiện hiện có để thiết kế bài giảng - Đa dạng hóa kiến thức. - Ứng dụng CNTT theo quan điểm dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm * Những chú ý khi thiết kế bài giảng  có ứng dụng CNTT. Ba khâu quan trọng nhất: soạn giáo án, trình chiếu giáo án và hướng dẫn học sinh ghi chép. Mỗi lớp học thường có trung bình từ 35-45 học sinh. Trong khi đó các tiết dạy GAĐT thường phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Như vậy, những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ khó khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết hay công thức trên màn chiếu. Do đó để học sinh có thể ghi chép được bài học chính xác từ màn chiếu, giáo viên khi soạn giáo án trên Power Point cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau: - Các trang trình chiếu phải đơn giản và rõ ràng. - Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vào mỗi trang slide. Về màu sắc của trang trình chiếu: Màu sắc không được lòe loẹt, không nên dùng các hình đồ họa vui nhộn gây mất tập trung cho học sinh. Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ đậm màu (đen, xanh đậm, đỏ đậm…)trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng. Về font chữ: Dùng các phông chữ, khung, nền hợp lí. (vd: nền màu trắng, màu đỏ cho các đề mục có vai trò ngang nhau “cỡ chữ, kiểu chữ giống nhau”, màu xanh mực cho học sinh ghi vào vở…) Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn, không chân (Arial, Tahoma, VNI-Helve…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu. Về cỡ chữ: Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì cỡ chữ thích hợp nên từ khoảng 20 đến 30 trở lên mới đọc rõ được. Tuy nhiên, với đối tượng học sinh THCS, không nên dùng cỡ chữ quá to, trông trang chiếu thô và không mỹ thuật. Về trình bày nội dung trên trang slide:  Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền trang từ trên xuống, từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Khi khai thác đa phương tiện (hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng…) cần phải được lựa chọn cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán tư tưởng, tư duy lệch lạc trong học sinh. Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin như ta mong muốn. Trình chiếu giáo án Khi giáo viên trình chiếu Power Point, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn. Hướng dẫn học sinh ghi chép: Cần thể hiện bố cục của bài giảng trong suốt quá trình giảng dạy. (vd: Tên bài dạy, các đề mục) để học sinh dễ dàng củng cố. Cần quy định màu chữ cho học sinh ghi vào vở. (vd: màu xanh mực…) và cần quy định để học sinh có thể tự ghi khi nhìn màn hình. Trong tiết học, học sinh phải có sẵn trước mặt sách giáo khoa quy định của Bộ GD&ĐT và dùng vở để ghi chép. Khi trình chiếu Power Point và giảng bài, giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi bài học vào vở như sau:         Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các slide có ký hiệu riêng. Ví dụ ký hiệu (@, đặt ở góc trên bên trái, hoặc hình ảnh ngón tay chỉ, hình ảnh chiếc bút viết). Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tối thiểu của tiết học.               Những nội dung có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằm trong các slide khác, không có ký hiệu riêng. Với những slide này, học sinh tự chọn học nội dung để chép tùy theo sự hiểu bài của mình.              Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của tiết học, sau khi giảng xong giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu trong sách giáo khoa để về nhà chép (học sinh sẽ chừa khoảng trống thích hợp). Nguyên tắc giáo dục chủ động là lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên trong quá trình giảng dạy là phải đảm bảo được việc học sinh nắm được kiến thức trọng tâm, nhưng giáo viên không có quyền bắt học sịnh công nhận tất cả các đơn vị kiến thức. Chính bản thân học sinh, trong khi tham gia tích cực vào tiết học, sau khi tìm hiểu lại sách giáo khoa và tìm tòi ở các phương tiện multimedia, sẽ chọn lọc đúc kết những kiến thức của tiết học và ghi chép, lưu trữ cho riêng mình. Các tiêu chí đánh giá bài giảng: - Kế hoạch bài giảng được thể hiện cụ thể, rõ ràng và logic, nêu bật mục tiêu, nội dung, tiến trình bài giảng. - Thể hiện được các yêu cầu của phương pháp dạy học tiên tiến, phát huy tính tích cực của học sinh. - Nội dung bài giảng bám sát kiến thức cơ bản của chương trình theo quy định, có tính hệ thống và khoa học. - Sử dụng và tích hợp các công cụ công nghệ thông tin sáng tạo, hợp lý, nhằm phát huy tối đa chất lượng, tính hấp dẫn trong bài giảng; thu hút và tạo môi trường tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh với nhau. - Hình thức tổ chức, bố trí nội dung bài giảng khoa học, dễ hiểu, thân thiện. - Hiệu quả, tác động và ảnh hưởng của bài giảng đối với môi trường giáo dục. 3. Khai thác mạng Internet phục vụ dạy học: Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú và phù hợp để bổ sung những nội dung được quy định trong chương trình và sách giáo khoa. Internet–nguồn tư liệu vô tận cho các bài giảng sẽ giúp giáo viên và học sinh đáp ứng được yêu cầu đó . a) Lợi ích từ internet đối với giáo viên: - Giáo viên có thể tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học khi tham gia vào các diễn đàn, các câu lạc bộ, hay tìm hiểu các trang Web từ mạng internet như: giaovien.net, vnschool.net, violet.vn, dayhoc.vn, hocmai.vn, dayhoctructuyen.org, edu.net.vn, diendan3t.net, toanhoctuoitre.nxbgd.com.vn, toantuoitho.nxbgd.vn, … - Giáo viên có thể tải các giáo án, bài giảng, tư liệu, đề thi và tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các trang web như: vioet.vn, giaovien.net, edu.net.vn, vnschool.net, thuvienkhoahoc.com, ebook.moet.gov.vn. - Qua mạng internet giáo viên có thể tham gia vào các diễn đàn của học sinh, các trường bạn, các blog … để tìm hiểu về tâm lý, sở thích của học sinh từ đó có những phương pháp giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao. - Giáo viên có thể lập blog hay trang web hay các câu lạc bộ để trao đổi cùng đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm của mình. b) Hạn chế: - Nhiều giáo viên còn chưa thấy được các lợi ích từ việc khai thác internet, có nhiều người nghĩ rằng internet chỉ là để đọc báo, để giải trí, cũng có người sợ mình không biết cách khai thác mạng. - Nhiều GV chưa có điều kiện để nối mạng internet, cũng có nhiều người bận dạy thêm hay bận công việc gia đình không có thời gian nghiên cứu khai thác mạng internet phục vụ công tác dạy học. - Có những giáo viên còn non nớt về kiến thức, kĩ năng tin học, rất lúng túng khi truy cập, khai thác mạng internet (tìm trang, download, lưu trữ, đưa vào bài giảng…) - Có những giáo viên ngại học, ngại tìm hiểu nghiên cứu  để nâng cao trình độ, bằng lòng với những kiến thức mình đã có. 4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học-vai trò của CBQL và giáo viên: Thời gian gần đây, phong trào thi đua soạn bài giảng điện tử để đổi mới cách dạy và học đã được nhiều CBGV hưởng ứng tích cực. Đây được coi là con đường ngắn để nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường, tuy nhiên để CBGV có thể làm chủ được CNTT còn nhiều vấn đề cần bàn… Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho đến nay không còn mới mẻ, nhưng cũng chưa hẳn đã được phổ biến rộng rãi, nhiều giáo viên còn e dè, ngại ngần, sử dụng CNTT trong dạy học một cách máy móc, thụ động…Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều giáo viên đã ăn sâu cách dạy học truyền thống, ngại đổi mới, bên cạnh đó trình độ tin học trong giáo viên chưa đồng đều, nhiều giáo viên chưa được đào tạo cơ bản. Cùng với đó, trang thiết bị, máy móc để phục vụ việc dạy học còn thiếu thốn… Việc đầu tư hệ thống máy tính, máy chiếu đòi hỏi nguồn kinh phí không nhỏ, máy chiếu projerter lại có khấu hao lớn, khi bị sự cố thì việc sửa chữa rất tốn kém. Việc lắp đặt máy chiếu cũng đòi hỏi phải có kỹ năng, nhiều giáo viên chưa tự làm được, những khi có trục trặc không thể tự xử lý nếu không có trợ giúp. Đứng trước những khó khăn này, nếu người thầy không thực sự say mê nghề nghiệp, không có sự lao động sáng tạo thì sẽ khó mà đưa được CNTT vào giảng dạy…. Đổi mới phương pháp dạy học, yếu tố quyết định là bản thân người giáo viên có quyết tâm hay không. Nếu quyết tâm cao thì chắc chắn sẽ làm được. * Vai trò của CBQL: Là một cán bộ quản lý, một thanh tra viên, tôi hiểu rõ muốn đổi mới dạy học và ứng dụng CNTT có hiệu quả trong nhà trường, trước hết chính người hiệu trưởng cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của đổi mới dạy học và vai trò của ứng dụng CNTT vào dạy học, phải giúp giáo viên hiểu được thế nào là đổi mới dạy học và muốn đổi mới dạy học giáo viên phải làm gì. Đồng thời hiệu trưởng cũng phải tạo điều kiện cơ sở vật chất để việc thực hiện đổi mới dạy học của GV có thể thực hiện… Thấy được tầm quan trọng cũng như những khó khăn của giáo viên khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy, trong những năm qua, Ban giám hiệu Trường THCS Lạc Vệ đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động để hỗ trợ giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học, từ việc nâng cao nhận thức của CBGV đến tập huấn sử dụng phần mềm, hội giảng theo chuyên đề, đầu tư trang thiết bị hiện đại…Chính vì vậy, đến thời điểm này, trên 50% CBGV của trường đã có thể ứng dụng CNTT như một công cụ hữu hiệu trong quản lý và dạy học. Trường THCS Lạc Vệ hiện có 2 phòng máy tính cho học sinh. Nhà trường luôn bố trí 2 máy tính trong văn phòng có nối mạng để giáo viên khai thác thông tin, tư liệu và soạn bài. Tổ văn phòng có 3 máy tính, 2 cbql có máy tính riêng. Trên 50% số máy tính được kết nối mạng internet. Trường dành riêng 1 phòng để dạy học bằng máy chiếu giúp thuận lợi cho việc lắp đặt và giảng dạy. Cơ sở dữ liệu ngày càng phong phú, tất cả các văn bản đều được đánh máy và lưu trữ cẩn thận. Trong các đợt thi GVDG các cấp, trường luôn cử một giáo viên tin học trực tiếp đi cùng giáo viên dạy để trợ giúp kĩ thuật khi cần thiết, giúp giáo viên yên tâm dự thi để có kết quả tốt. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có quan điểm như vậy. Ở nhiều trường, quan điểm của lãnh đạo nhà trường về vấn đề ứng dụng CNTT còn chưa đồng bộ và chưa rõ ràng, còn có tâm lý hoài nghi về tính hiệu quả của việc làm này. Trường không thực sự khuyến khích việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thiết kế bài giảng điện tử trong công tác chuyên môn. Hơn nữa, để soạn ra một giáo án điện tử, giáo viên phải mất rất nhiều công sức, thời gian cũng như kinh phí, nhưng ở nhiều nơi, nhà trường không có hình thức động viên xứng đáng… Khi bắt tay vào thiết kế bài giảng điện tử, nhiều giáo viên tỏ ra mệt mỏi vì công sức phải bỏ ra để có một tiết dạy không phải tính bằng giờ mà bằng ngày. Chính vì vậy, những khó khăn và tốn kém về thời gian, vật chất này cần được nhà trường hiểu rõ để có sự động viên và đãi ngộ hợp lý, có sự hỗ trợ kinh phí …Hơn nữa, Nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua giảng dạy bằng phương tiện hiện đại, có tổng kết, biểu dương, khen thưởng nhằm tạo thêm khí thế sôi nổi và để những giáo viên còn e ngại có những bước đi mạnh dạn hơn, đặc biệt là giáo viên đã có tuổi và giáo viên mới vào nghề. Đẩy mạnh việc tổ chức các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên, từ đó đề xuất với chuyên môn những giải pháp góp phần nâng cao trình độ tin học cho giáo viên, có chế độ đãi ngộ cho những giáo viên có bài giảng điện tử có giá trị, tích cực lao động sáng tạo trong nghề, đồng thời đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy…  II. KẾT QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Qua mấy năm áp dụng CNTT trong quản lý và dạy học, tôi thấy đã đạt được một số kết quả bước đầu sau: - Bản thân tôi luôn đi đầu và động viên phong trào áp dụng CNTT vào quản lý và dạy học ở trường THCS Lạc Vệ, hiện đã có trên 50% giáo viên trong trường đã là thành viên khá tích cực của các trang web ngành. - Trường THCS Lạc Vệ đã lập Forum từ cuối năm 2009 là nơi thày và trò trao đổi thông tin, thảo luận về các vấn đề liên quan đến công tác giáo dục. Địa chỉ: - Bản thân đã áp dụng CNTT trong công tác quản lý của mình. Luôn cố gắng tự học để có thể sử dụng CNTT để soạn thảo, lưu trữ, tra cứu tư liệu, nhận và chuyển thông tin, báo cáo. Tôi còn tham gia tư vấn, giúp đỡ một số giáo viên trong trường soạn giáo án điện tử, khai thác mạng internet phục vụ công tác dạy học. - Không ít giáo viên trường THCS Lạc Vệ đã sử dụng giáo án đánh máy, đa số các tiết hội giảng, thi GVDG các cấp mà GV của trường tham gia đều sử dụng CNTT và nhiều tiết đạt kết quả cao như môn Sinh, Vật Lý, Lịch Sử, Tiếng Anh, GDCD, Địa…(Số tiết dạy bằng giáo án điện tử trong các đợt hội giảng đạt trên 70%; Số tiết thi GVDG các cấp đạt trên 90%). - Trong 3 năm gần đây, năm nào trường THCS Lạc Vệ cũng có Giáo viên dự thi và đạt danh hiệu GVDG cấp Tỉnh. Năm học 2009 – 2010 có 2 giáo viên đạt trong đó có đ/c Nguyễn Phương Liên đạt Xuất sắc cấp Tỉnh. - Việc ứng dụng CNTT đã đem lại những kết quả bước đầu, học sinh hứng thú học tập và tìm hiểu nâng cao nhận thức, thầy cô ham học hỏi để cập nhật thông tin, nâng cao nghiệp vụ PHẦN III. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Tham mưu, đề nghị các cấp quản lí giáo dục tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực hiện GAĐT như máy tính, máy chiếu đa năng, camera… 2. Tổ chức các chuyên đề, tập huấn học tập về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint, khai thác mạng internet cho giáo viên để họ có thể tự thiết kế GAĐT cho mình, theo ý mình. Tránh việc phải nhờ soạn hộ hoặc chỉ biết nhấn chuột cho chạy các trang slide, không thể tự xử lí khi có sự cố. 3. Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao trong việc sử dụng GAĐT, khai thac mạng internet để làm phong phú thêm những dạng bài tập khác nhau. 4. Tham gia các buổi hội giảng, chuyên đề, tập huấn để thu nhận những góp ý chân thành từ đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới. 5. Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học để nắm bắt được thực chất chất lượng của các em. Kịp thời điều chỉnh những bất cập trong quá trình giảng dạy với máy chiếu. 6. Tránh các quan điểm tiêu cực như cự tuyệt giáo án điện tử, chỉ dạy theo lối cổ điển “đọc chép” hoặc tuyệt đối hóa máy chiếu, học sinh thụ động tiếp thu “nhìn chép”. Chỉ nên coi máy chiếu là một trong những công cụ, phương tiện dạy học và cần được phối hợp với các công cụ phương tiện khác để làm cho giờ học phong phú và đạt hiệu quả cao hơn. Tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm quá trình học tập, bồi dưỡng về kiến thức tin học, các giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN Biện pháp 1: Ngoài kiến thức chuyên môn cần phải trang bị những kiến thức tin học cơ bản nhất: Mặc dù GAĐT chưa được tất cả các trường học đón nhận rộng rãi, chưa thực sự phổ biến trong tất cả đội ngũ tnhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ cần “click” chuột? Thực ra, muốn click  chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải bỏ công tìm hiểu, làm  quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải: - Có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính - Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint - Biết cách truy cập và khai thác tài nguyên Internet. - Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh … đơn giản. - Biết khai thác mạng internet để tìm giáo án, bài giảng, tư liệu. - Biết cách sử dụng projecter. Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự để sử dụng GAĐT vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là không. Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi môn học, mỗi bài học mà có các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được hết các yêu cầu trên thì thật tuyệt vời, các hoạt động của giáo viên trong giờ dạy sẽ rất phong phú và hấp dẫn, lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị bài. Biện pháp 2: Khai thác và xử lý thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng: Từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các GAĐT được trình bày trên máy chiếu? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint. Đây là một phần mềm nằm trong bộ Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự khai thác hết sức mạnh của PowerPoint cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Những tư liệu minh họa cho các nội dung bài học tương đối nhiều trên Internet. Thiết nghĩ, nếu chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung, hình ảnh cần minh họa cho bài giảng thì đó là điều rất nên làm bởi lẽ nó vừa cung cấp cho chúng ta tư liệu bài giảng lại vừa giúp ta nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên cần biết cách thức truy cập Internet để lấy thông tin. Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào chúng ta lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn. Điều quan trọng là biết cách chọn lọc tư liệu, tiết kiệm được thời gian mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Các địa chỉ web mà giáo viên nên quan tâm: ,   ,        , , , , , www.dayhocintel.org. Biện pháp 3: Đưa các tư liệu cần thiết vào bài dạy: Khi đã sưu tập được những tư liệu cần thiết cần phải có sự chọn lọc cần thiết để đưa vào bài giảng của mình. Không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh tư liệu mà chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh làm phân tán sự tập trung của học sinh. Sau khi đưa hình ảnh minh họa vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được là cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Các hiệu ứng cần được sử dụng một cách vừa p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docỨng dụng cntt trong quản lý - dạy học.doc
Tài liệu liên quan