Đề tài Ứng dụng giao sau phòng ngừa rủi ro giá nguyên liệu nhựa ở Việt Nam

MỤC LỤC

Danh sách bảng biểu

Lời nói đầu

Chương 1: Hợp đồng giao sau – Thị trường giao sau . 1

1.1. Cơ sở lý luận về hợp đồng giao sau . . 1

1.1.1. Các khái niệm . 1

1.1.1.1. Hợp đồng kỳ hạn . 1

1.1.1.2. Hợp đồng giao sau . . 1

1.1.1.3. Các lợi thế về hoạt động của hợp đồng giao sau so với giao ngay và

các công cụ phái sinh khác . . 1

1.1.2. Phân loại hợp đồng giao sau . 2

1.1.2.1. Hợp đồng giao sau được thanh lý sau khi giao hàng . 2

1.1.2.2. Hợp đồng giao sau được thanh lý trước ngày giao hàng. 2

1.1.3. Đặc điểm của hợp đồng giao sau . . 2

1.1.3.1. Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa . 2

1.1.3.2. Hợp đồng giao sau là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện

nghĩa vụ trong tương lai . 3

1.1.3.3. Hợp đồng giao sau được lập tại sàn giao dịch qua trung gian . 3

1.1.3.4. Hợp đồng giao sau phải có tiền bảo chứng . . 4

1.1.3.5. Đa số các hợp đồng giao sau đều được thanh lý trước thời hạn . 4

1.1.3.6. Giảm thiểu rủi ro không thanh toán . . 4

1.2. Thị trường giao sau . . . 5

1.2.1. Cơ chế của thị trường giao sau . 5

1.2.1.1. Đặt lệnh . 5

1.2.1.2. Các hình thức ký quỹ và thanh toán hằng ngày . 5

1.2.1.3. Quá trình giao nhận hàng hóa và thanh toán tiền mặt . 6

1.2.2. Cấu trúc thị trường giao sau . . 7

1.2.3. Vai trò của thị trường giao sau . 8

1.2.3.1. Vai trò trong nền kinh tế . 8

1.2.3.2. Vai trò đối với các thành ph ần trong nền kinh tế . 8

1.2.3.2.1. Công cụ bảo hộ . 8

1.2.3.2.2. Công cụ đầu tư . 9

1.2.3.2.3. Công cụ điều chỉnh giá cả trên thị trường . . 9

1.2.3.3. Vai trò quản lý Nhà nước . 10

1.2.3.4. Tạo ra lợi ích cho xã hội . 11

1.3. Thực trạng ứng dụng Hợp đồng Giao sau trên thế giới . 11

1.3.1. Thực trạng Giao sau trên thế giới . 11

1.3.2. Thành tựu của thị trường giao sau trên thế giới . 11

1.3.2.1. Các sàn giao dịch giao sau . . 11

1.3.2.2. Sự phát triển của thị trường giao sau tài chính . 12

1.4. Thị trường giao sau ở Việt Nam . . 13

Chương 2: Thị trường nguyên liệu nhựa Việt Nam . 14

2.1. Tổng quan ngành nhựa ở Việt Nam . 14

2.1.1. Vị trí của ngành nhựa trong nền kinh tế . 14

2.1.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm nhựa . 15

2.1.2.1. Số lư ợng sản phẩm xuất khẩu nhựa . . 15

2.1.2.2. Thị trư ờng xuất khẩu sản phẩm hiện nay . 16

2.1.3. Tình hình nhập khẩu nguy ên liệu nhựa (hạt nhựa) . 17

2.1.3.1. Nguồn nhập khẩu hạt nh ựa . . 17

2.1.3.2. Chủng loại h ạt nhựa nhập khẩu . . 17

2.1.3.3. Số lư ợng nhập khẩu hạt nhựa . 18

2.1.3.4. Giá hạt nhựa nhập khẩu vào Việt Nam . 19

2.2. Quy trình sản xuất hạt nhựa . 20

2.3. Rủi ro do biến động giá nguyên vật liệu (hạt nhựa) . . 21

2.4. Nguyên nhân gây nên sự bất ổn giá nguy ên liệu nhựa . 22

2.4.1. Do xuất phát điểm của ngành thấp hơn các nước trong khu vực và thế giới. 22

2.4.2. Nguyên liệu nhựa được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ và khí đốt . 22

2.4.3. Nguyên nhân đ ầu cơ . . 23

2.4.4. Rào cản pháp lý . . . 24

2.5. Những giải pháp Hiệp hội Nhựa Việt Nam đề xuất để phòng ngừa rủi ro giá

nguyên liệu nhựa . 24

2.5.1. Về phía doanh nghiệp . 24

2.5.1.1. Tiếp cận thị trường và đối tác nước ngoài. 24

2.5.1.2. Triển khai các dự án xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa . 24

2.5.1.2.1. Sớm triển khai các dự án xây dựng nhà máy sản xuất nguyên

liệu nhựa để chủ động nguồn nguyên liệu quốc gia . 25

2.5.1.2.2. Thiết lập và triển khai kế hoạch xây dựng cụ thể cho từng hạng

mục, từng nhà máy nguyên liệu . 26

2.5.1.3. Lập các đầu mối lớn nhập khẩu nguyên liệu nhựa . 26

2.5.2. Về phía Nhà nước . 26

2.5.2.1. Mở rộng tiêu chuẩn và chủng loại sản phẩm nhựa phế liệu cho phép

nhập khẩu . 26

2.5.2.2. Cho phép loại hình Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trở thành

hội viên chính thức của Hiệp hội Nhựa Việt Nam . 27

2.5.2.3. Bãi bỏ phụ thu và giảm thuế nhập khẩu đối với một số hạt nh ựa nhập

khẩu . 27

2.6. Sự cần thiết của việc ứng dụng Giao sau vào thị trường Nhựa Việt Nam hiện

nay . 27

2.6.1. Ưu điểm của hợp đồng giao sau . 27

2.6.2. Sự cần thiết của việc ứng dụng . 28

Chương 3: Xây dựng sàn giao sau nguyên vật liệu phòng ngừa rủi ro giá hạt

nhựa . . . 29

3.1. Mô hình đề xuất – Sàn giao sau nguyên vật liệu MADEX . 29

3.1.1. Cơ chế quản lý của Nhà nước . 29

3.1.2. Sàn giao dịch . 30

3.1.2.1. Mô hình tổ chức sàn . 30

3.1.2.2. Quy chế giao dịch tại sàn (điều khoản) . 33

3.1.2.2.1. Quy định về thời gian làm việc của sàn . 33

3.1.2.2.2. Quy định về chủng loại h àng hoá . 33

3.1.2.2.3. Quy định cách yết giá . . 34

3.1.2.2.4. Quy định biên độ giao động giá trong ngày . 34

3.1.2.2.5. Quy định về khối lượng mỗi hợp đồng giao dịch . 34

3.1.2.2.6. Quy định giới hạn vị thế mở hợp đồng . 34

3.1.2.2.7. Quy định về khoản ký quỹ . 34

3.1.2.2.8. Quy định về thanh toán và giao hàng . 35

3.1.2.2.9. Quy định về hoa hồng và phí giao dịch . 37

3.1.2.2.10. Kiểm định chất lượng hàng hóa . 37

3.1.2.2.11. Quy định về thanh toán và xác định lợi nhuận . 38

3.1.2.2.12. Bồi thường . 39

3.1.2.2.13. Giải quyết tranh chấp . 40

3.1.2.2.14. Chuy ển nhượng . 40

3.1.2.3. Quy trình giao dịch (sơ đồ) . . 40

3.1.2.4. Quy trình thanh toán . 41

3.1.2.5. Quy trình giao nhận hàng – tiền . . 42

3.1.2.6. Kết chuyển lãi lỗ trên tài khoản ký quỹ hàng ngày . 43

3.2. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Sàn giao dịch . 46

3.2.1. Thuận lợi . 46

3.2.1.1. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước . 46

3.2.1.2. Kinh nghiệm từ thị trường chứng khoán . . 47

3.2.1.3. Lợi thế so với sàn giao sau nông sản . 47

3.2.1.4. Thành quả từ việc làm mô giới cho sàn giao sau London . 47

3.2.2. Khó khăn . 47

3.2.2.1. Phòng ngừa rủi ro bằng sản phẩm phái sinh, thị trường hàng hoá giao

sau là khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam . 47

3.2.2.2. Khung pháp lý còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ và chưa phù hợp với

thông lệ quốc tế . 48

3.2.2.3. Chưa xây dựng được Sàn giao sau nông sản thí điểm . 48

3.2.2.4. Đội ngũ các nhà kinh doanh rủi ro trên thị trường thứ cấp chưa thật

sự mạnh về cả chất lẫn lượng . 48

3.3. Một số kiến nghị khi xây dựng sàn giao dịch giao sau ở Việt Nam . 48

3.3.1. Công tác nghiên cứu . . 48

3.3.2. V ề đào tạo nguồn nhân lực . 49

3.3.3. Về việc xây dựng khuôn khổ pháp lý . 49

3.3.4. Tuyên truyền, quảng cáo . . 49

3.3.5. Về quy mô tổ chức sàn giao dịch . . 50

3.3.6. Sự hỗ trợ từ bên ngoài . 50

Kết luận

pdf63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng giao sau phòng ngừa rủi ro giá nguyên liệu nhựa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o sau Giao dịch giao sau xảy ra trên hơn 50 sàn giao dịch giao sau khắp thế giới. Do tính chất của giao dịch toàn cầu, đặc biệt là khi được tự động hóa hoàn toàn, nên đây chính là điều kiện liên kết các sàn giao dịch lại với nhau. Ví dụ Sàn Giao Dịch Chicago (CME) và Sàn Giao Dịch Tiền Tệ Quốc Tế Singapore (SIMEX) được liên kết chặt chẽ đến độ mà giao dịch mở một vị thế Eurodolars trên một sàn giao dịch này và có thể đóng vị thế lại trên một sàn giao dịch khác. Chính do sự liên kết giữa các sàn giao dịch ở khắp nơi trên thế giới đã ngày càng làm tăng thêm tính phổ biến của thị trường này. Theo số liệu trên tạp chí Futures Industry phát hành tháng Giêng/tháng Hai năm 2002, có khoảng 316 triệu hợp đồng được giao dịch tại CME trong năm 2001. CBOT có khối lượng giao dịch gần 210 triệu đồng. Sàn giao dịch giao sau bận rộn nhất trên thế giới là EUREX, là sàn giao dịch liên kết giữa Đức và Thụy Sĩ đã giao dịch trên 435 triệu hợp đồng. Sàn giao dịch giao sau tài chính quốc tế Luân Đôn giao dịch trên 161 triệu hợp đồng. Futures Industry ước tính số lượng hợp đồng giao sau giao dịch trên thế giới năm 2001 là 1,8 tỷ hợp đồng trong đó 1/3 số lượng giao dịch này là từ Mỹ. 1.7.2.2. Sự phát triển của thị trường giao sau tài chính Vào năm 1976, thị trường tiền tệ quốc tế đã giới thiệu hợp đồng giao sau đầu tiến trên trái phiếu chính phủ và các công cụ tài chính ngắn hạn là trái phiếu kho bạc T-Bill Mỹ loại 90 ngày. Hợp đồng này đã được giao dịch rất 23 năng động trong nhiều năm liền nhưng sau đó đã giảm dần do những thành công mang lại từ các hợp đồng giao sau Eurodollar - dạng giao dịch đã được phát triển mạnh mẽ trong những năm thập niên 1980. CBOT bắt đầu giao dịch giao sau trái phiếu T-Bond Mỹ vào năm 1977 - loại hợp đồng giao sau thành công nhất trong các thời kỳ. Chỉ trong vòng một vài năm, công cụ này trở thành hợp đồng giao dịch năng động nhất và vượt qua cả hợp đồng giao sau ngũ cốc, vốn đã tồn tại hơn một thế kỷ trước đây. Vào thập niên 1980, hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán đã đạt được những thành công cao độ. Công cụ này là chiếc cầu nối giữa các nhà giao dịch cổ phiếu tại New York và các nhà giao dịch giao sau tại Chicago. Tại Mỹ, chỉ sau một vài năm đã có hợp đồng giao sau chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, một chỉ số tên tuổi trên thị trường chứng khoán . Hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán đã thành công vang dội khắp toàn cầu. Hầu hết các nước phát triển đều có sàn giao dịch giao sau riêng cho hợp đồng chỉ số chứng khoán hoạt động. Một số nước có hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán phổ biến gồm Anh, Pháp, Nhật, Đức, Tây Ban Nha và Hongkong 1.8. Thị trường giao sau ở Việt Nam Trong điều kiện hiện nay, các thành phần kinh tế luôn phải đối mặt với các rủi ro về giá cả, thông tin, thị trường (nguồn hàng, cung - cầu) và tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu. Những rủi ro này không chỉ ảnh hưởng đến những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh mà ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Tuy nhiên, hầu hết các thành phần kinh tế Việt Nam chỉ biết chấp nhận vì chưa có công cụ bảo vệ rủi ro. Trong những năm gần đây, khi tiếp xúc làm ăn với nước ngoài, chúng ta dần dần biết được những phương cách bảo hộ rủi ro trên thị trường tài chính phái sinh. Một số doanh nghiệp đã sử dụng công cụ này để bảo hộ cho hoạt động kinh doanh của mình và dựa vào thông tin, giá cả trên các thị trường này để điều tiết sản xuất, không còn lo bị ép giá. Việt Nam đang tổ chức các chợ đầu mối, các trung tâm giao dịch và tiến tới hình thành các thị trường giao sau về nông sản. Trong lĩnh vực ngoại hối, Chính phủ đã cho phép sử dụng hợp đồng quyền chọn để bảo vệ hoạt 24 động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy muộn màng so với xu thế phát triển thế giới nhưng sự khởi đầu này cũng là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Hợp đồng giao sau được ứng dụng rộng rãi trên thế giới để phòng ngừa rủi ro, thu hút các nhà đầu cơ tham gia và kích thích phát triển kinh tế. Là bộ phận của nền kinh tế thế giới, chịu rủi ro từ những biến động kinh tế toàn cầu, Việt Nam nên học hỏi xây dựng Sàn giao dịch giao sau phục vụ cho mục đích phòng ngừa rủi ro, tạo đà cho kinh tế phát triển vững bền. Chương 2: THỊ TRƯỜNG NGUYÊN LIỆU NHỰA VIỆT NAM 2.1. Tổng quan ngành nhựa ở Việt Nam 2.1.1. Vị trí của ngành nhựa trong nền kinh tế Giai đoạn 2007- 2010, Chính phủ xác định danh mục 10 ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn: cơ khí chế tạo; thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; sản phẩm từ công nghệ mới; dệt may; da giày; nhựa; chế biến nông lâm thủy sản; khai thác chế biến bauxit nhôm; thép; hóa chất. Trong đó, Nhựa (hay chất dẻo) là một loại vật liệu mới và ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống hàng ngày cũng như trong lĩnh vực công nghiệp khác. Trong 5 năm qua, ngành Nhựa Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng, có tiến độ đầu tư nhanh, có khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa và được coi là một trong những ngành công nghiệp năng động. Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp theo vùng miền Vùng miền Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ (%) Miền Bắc 1669 83.45 Miền Trung 64 3.70 Miền Nam 267 13.35 (Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam) 25 Hiện nay, có gần 2.000 Doanh nghiệp họat động sản xuất – kinh doanh trong lĩnh vực Nhựa trải dài từ Bắc vào Nam. Tập trung chủ yếu ở Tp.HCM (chiếm hơn 80%) thuộc mọi thành phần kinh tế; với hơn 95% là Doanh nghiệp tư nhân. Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực hoạt động Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ (%) Bao bì 528 37.71 Gia dụng 448 32.00 Xây dựng 147 10.50 Kỹ thuật 277 19.79 (Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam) Biểu 2.1: Biểu đồ phân bố doanh nghiệp theo vùng miền và theo lĩnh vực hoạt động. (Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam) Trong đó, chủ yếu thiên về công nghiệp sản xuất bao bì và gia dụng. Các doanh nghiệp sản xuất nhựa xây dựng và kỹ thuật vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp. 2.1.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm nhựa Bằng việc cải tiến qui trình sản xuất và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật vào sản xuất, ngành Nhựa đã giữ vững được sự tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh và tạo được những nét nổi bật trong lĩnh vực xuất khẩu. 2.1.2.1. Số lượng sản phẩm xuất khẩu nhựa: Sản phẩm nhựa tính trên đầu người năm 1990 chỉ đạt 3,8 kg/năm thì năm 2007 đã tăng lên 22,1 kg/năm. Nếu năm 2001 xuất khẩu trực tiếp chỉ đạt 100 26 triệu USD, thì sản lượng của ngành năm 2005 đạt 1,650,000 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 380 triệu USD và đến năm 2007 đã tăng lên 750 triệu USD. Bảng 2.3: Tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam Đơn vị tính: triệu USD Thời gian 2004 2005 2006 2007 Doanh thu xuất khẩu 280 336 485 725 Tăng trưởng 21% 44% 51% (Nguồn Vinanet) Sản phẩm bao bì nhựa chiếm tới 80% giá trị xuất khẩu, đã có mặt tại 41 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cuối năm 2007, sản phẩm nhựa Việt Nam đã có mặt tại thị trường 48 nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa đạt 750 triệu USD, tăng 46% so với năm 2006 (năm 2006 là 478 triệu USD). Trong đó thị trường Mỹ đứng đầu với hơn 95.2 triệu USD. Biểu 2.2: Biểu đồ diễn biến xuất khẩu sản phẩm nhựa giai đoạn 2005-2007 34.56 32.02 26.84 29.12 33.53 31.4932.07 27.3226.81 19 26.52 16.85 52 38.74 40.49 39 44.32 41.8 47.6 47.8 3640.11 25.79 31.18 69 74.8 60.559.2 67.6 62.2 56.658.658.6 49.249 44.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Tr iệ u U S D Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (Nguồn: www.vpas.com.vn) Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 25% - 43%, và đang được kỳ vọng là sẽ phát triển mạnh trong những năm tới, dự kiến năm 2008 xuất khẩu sản phẩm nhựa sẽ đạt 1 tỷ USD, tăng 42.9% so với năm 2007. Ước tính kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 1.3 tỷ USD vào năm 2010. 2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu sản phẩm hiện nay: 27 Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm nhựa sang các nước châu Á (ngoài Asian), các nước Asian, các nước khối EU và Bắc Mỹ... Trong đó, dẫn đầu là các nước EU với tỷ trọng 39% tổng xuất. Biểu 2.3: Xuất khẩu sản phẩm Nhựa Việt Nam theo khu vực và quốc gia (Nguồn: www.vpas.com.vn) 2.1.3. Tình hình nhập khẩu nguyên liệu nhựa (hạt nhựa) Cùng với việc các sản phẩm làm từ nhựa hiện nay hầu như có mặt ở khắp các ngành công nghiệp, nhu cầu sản phẩm nhựa phục vụ cho xuất khẩu và sử dụng trong nước ngày càng cao, đòi hỏi nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp nhựa ngày càng lớn. 2.1.3.1. Nguồn nhập khẩu hạt nhựa: Bảng 2.4: Tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ các nguồn năm 2007 Quốc gia Các nước châu Á Trung Đông EU Khác (Mỹ, Úc, Brazil…) Tỷ trọng nhập khẩu năm 2007(%) 85.3 5.7 1.6 7.4 % thay đổi so với 2006 +23.8 +5.7 -9.8 N/A Biểu 2.4: Tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ các nguồn năm 2007 28 (Nguồn Hiệp hội Nhựa Việt Nam) Nhìn chung, nhập khẩu nguyên liệu nhựa trong năm 2007 của Việt Nam vẫn chủ yếu hướng đến các thị trường châu Á. Các thị trường có mức tăng trưởng nhập khẩu mạnh như: Trung Quốc tăng gần 50%, Nhật Bản tăng 30.9%, Hàn Quốc tăng 24.2%, Malayxia tăng 22.3%... 2.1.3.2. Chủng loại hạt nhựa nhập khẩu Trong bối cảnh sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ, nên chúng ta phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong năm 2007, các chủng loại nguyên liệu nhựa nhập khẩu ngày càng đa dạng với hơn 30 loại và hầu hết các chủng loại đều có lượng nhập tăng so với năm trước. Trong đó, PE và PP là hai loại nguyên liệu nhập về chủ yếu, tỷ trọng nhập khẩu chiếm tới 65.5% tổng nhập. Biểu 2.5: Tỷ trọng nhập khẩu các loại hạt nhựa vào Việt Nam năm 2007 (Nguồn Hiệp hội Nhựa Việt Nam) 29 Thực tế, nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 10-20% nhu cầu của các doanh nghiệp nhựa. Hằng năm, ngành nhựa phải nhập khẩu từ 2 triệu đến 2.5 triệu tấn các dòng nguyên liệu như: PE, PP, ABS, PC, PS... 2.1.3.3. Số lượng nhập khẩu hạt nhựa Biểu 2.6: Số lượng nhập khẩu hạt nhựa qua các năm Đơn vị tính: triệu USD (Nguồn: Tổng cục thống kê, số liệu tính đến cuối tháng 3/2008) Nhập khẩu nguyên liệu nhựa vào Việt Nam trong nhiều năm gần đây tăng liên tục. Thống kê từ năm 2000 cho đến nay, tốc độ tăng trưởng khối lượng nhập khẩu hạt nhựa liên tục tăng, mức tăng trung bình đạt khoảng 16%/năm. Trong đó, từ 648,000 tấn nguyên liệu nhựa được nhập về năm 2000, đến năm 2005, khối lượng nhập khẩu đã tăng lên 1,2 nghìn tấn và đến 2007 là 1,6 triệu tấn. Ước tính, nguồn nguyên liệu sản xuất năm 2010 sẽ đáp ứng 50% nhu cầu, vào khoảng 1.560.000 tấn và phần lớn là nguyên liệu trong nước. 2.1.3.4. Giá hạt nhựa nhập khẩu vào Việt Nam Thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp nhựa đang phải đối đầu là việc cung cấp nguyên liệu phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu và sự biến động liên tục về giá nguyên liệu. Do đặc điểm hầu hết các loại nguyên liệu nhựa được sản xuất từ dầu mỏ và khí đốt nên giá nguyên liệu nhựa có liên quan mật thiết và chịu tác động trực tiếp với sự biến động của giá dầu thô trên thế giới. 30 Trong năm 2007, qua các đợt tăng giá của giá dầu thô, giá cả nguyên liệu nhựa nói chung đã tăng trung bình 9.6% so với năm 2006. Vì vậy, trong năm qua, mặc dù khối lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu tăng 22.6% song kim ngạch nhập khẩu lại tăng tới 34.4% so với năm trước đó, đạt tổng cộng 1.6 triệu tấn, trị giá 2.5 tỷ USD. Biểu 2.7: Giá nhập khẩu trung bình các loại hạt nhựa từ 2003-2007 Đơn vị tính: USD/tấn (Nguồn: www.vinanet.com.vn) 2.2. Quy trình sản xuất hạt nhựa: Nguyên liệu chính để sản xuất hạt nhựa là dầu thô. Trung bình, 1,000kg dầu thô chỉ sản xuất ra được 40kg hạt nhựa. Cho nên, chỉ cần giá 1kg dầu thô dao động ở mức thấp cũng khiến cho giá hạt nhựa biến động rất mạnh. Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất hạt nhựa 31 ((Nguồn: www.bayermaterialscience.com) Sản xuất hạt nhựa đòi hỏi công nghệ tối tân và rất nhiều nguyên vật liệu phức tạp mà công nghệ Việt Nam chưa đủ khả năng đáp ứng. Để tạo được hạt nhựa phải qua rất nhiều quy trình và chuỗi phản ứng, công đoạn đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn sâu (chưng cất chân không, reformer, polymer hóa, đa trùng ngưng..) Sơ đồ 2.2: Các phản ứng hóa học tạo ra hạt nhựa (Nguồn: www.bayermaterialscience.com) 2.3. Rủi ro do biến động giá nguyên vật liệu (hạt nhựa) Khó khăn thể hiện qua việc nhập khẩu các loại nguyên liệu Nhựa đã không ngừng tăng về số lượng cũng như trị giá nhập. Thị trường Việt Nam chỉ tạm thời cung cấp 300,000 tấn nguyên liệu mỗi năm (trong đó: hạt nhựa PVC chiếm 200,000 tấn và PET chiếm 100,000 tấn) nhưng nhu cầu nguyên liệu Nhựa trung bình hàng năm phải nhập khẩu từ 1.4 – 1.5 triệu tấn các loại như PE, PP, PS... Năm 2006, giá một tấn bột PVC là 830 USD; đến năm 2007 tăng lên 960 USD và hiện nay đã lên đến 1.020 USD. Biểu 2.8: Số lượng nguyên liệu Nhựa nhập khẩu từ 2005 – 2007 Đơn vị tính: nghìn tấn 32 (Nguồn: www.vpas.com.vn) Năm 2007, nhập khẩu nguyên liệu nhựa tăng 22.6% về lượng và tăng 34.4% về trị giá so với năm 2006, đạt tổng cộng 1.6 triệu tấn, trị giá 2.5 tỷ USD. Chính điều này đã tác động rất mạnh đến sức cạnh tranh của các sản phẩm Nhựa từ thị trường nội địa. Đặc biệt là đối với các sản phẩm Nhựa xuất khẩu (giá nguyên liệu chiếm 80% giá thành sản phẩm), việc giá cả nguyên liệu Nhựa tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước (tăng trung bình 144USD/tấn) đã tạo sức ép trong quá trình sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp Nhựa Việt Nam. 2.4. Nguyên nhân gây nên sự bất ổn giá nguyên liệu nhựa 2.4.1. Do xuất phát điểm của ngành thấp hơn trong khu vực và thế giới: Hiện nay, cả nước chỉ có hai nhà máy sản xuất hạt nhựa PVC là Công ty TPC Vina, Công ty TNHH nhựa và hóa chất Phú Mỹ với tổng công suất mỗi năm khoảng 250.000T PVC. Một nhà máy khác của Công ty hóa chất LG Vina mỗi năm cung cấp khoảng 150.000T nguyên liệu DOP. Ngành sản xuất khuôn mẫu phát triển chậm so với tốc độ phát triển của ngành nhựa và chưa đáp ứng kịp nhu cầu trong nước. Nguyên nhân là do chưa có nơi nào đào tạo chuyên sâu về chế tạo khuôn mẫu ngành nhựa. 33 Thiết bị của ngành quá lạc hậu, ngành cơ khí trong nước không chú trọng đến việc chế tạo thiết bị ngành nhựa nên các doanh nghiệp nhựa phải tự mày mò chế tạo hoặc sử dụng công nghệ thứ cấp của nước ngoài. Điều này hạn chế rất nhiều khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước so với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. 2.4.2. Nguyên liệu nhựa được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ và khí đốt Hầu hết các loại nguyên liệu nhựa được sản xuất từ dầu mỏ và khí đốt nên giá nguyên liệu nhựa chịu tác động trực tiếp từ giá các mặt hàng này. Phần lớn nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu nên những biến động về tình hình kinh tế, chính trị tại các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới như: Iran, Iraq, Kuwait, Ảrập Saudi,... có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả nguyên vật liệu của các công ty. Biểu 2.9: Giá dầu nhập khẩu qua các năm 1995-2007 Đơn vị tính: USD/thùng 0 10 20 30 40 50 60 70 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 16.86 20.29 18.68 12.28 17.48 27.6 23.12 24.36 28.1 36.05 50.64 61.08 69.1 (Nguồn: www.opec.org) Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC chiếm hơn 1/3 nguồn cung cấp dầu mỏ của thế giới. Cuối năm 2006 các nước này tuyên bố giảm sản lượng để ngăn chặn tình trạng giảm giá dầu. Ngoài ra nguồn cung cấp dầu thô từ Nigiêria, Iran, Iraq cũng giảm. Các cơ sở lọc dầu ở Mỹ hiện phải đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu đầu vào ngoài dự kiến. Các kho chứa cạn kiệt ngay trước mùa hè, khi nhu cầu về xăng tăng đến đỉnh điểm. Năm 2005, nổ nhà máy lọc dầu của BP tại Texas lớn thứ 3 nước Mỹ. Nhà máy lọc dầu này chiếm khoảng 30% sản lượng của BP ở thị trường phía Bắc 34 nước Mỹ và 3%c cả thị trường dầu thô Hoa Kỳ. Công suất của nhà máy là 430.000 thùng/ngày. Ở khu vực châu Á, giá ethylene, propylene và styrene đã đạt mức cao trong một thời gian dài chủ yếu là do các nhà máy sản xuất bảo trì. Với chi phí nguyên liệu đầu vào tăng như vậy đã làm cho giá nhựa tăng theo. 2.4.3. Nguyên nhân đầu cơ: Một nguyên nhân khác khiến giá nguyên liệu nhựa tại Việt Nam tăng đột biến là do các tập đoàn đầu cơ quốc tế đã nhúng tay vào thị trường Việt Nam thông qua nhà phân phối nguyên liệu nhựa. Bởi thực tế các nhà máy cung cấp nguyên liệu nhựa chính ở Áo, Bắc Mỹ và Singapore vẫn hoạt động bình thường. Nước ta có hơn 1,000 đơn vị xuất nhập khẩu nguyên liệu nhựa. Tất cả số doanh nghiệp này đều có quyền nhập khẩu, dẫn đến manh mún, nhỏ lẻ, tranh mua tranh bán không kiểm soát nổi. Mạng lưới phân phối nguyên liệu nhựa ở Việt Nam với khối lượng trên 900,000 tấn/năm được chia thành 3 cấp:  Cấp 1: do các công ty đa quốc gia chi phối.  Cấp 2: là những công ty xuất nhập khẩu Việt Nam kinh doanh nguyên liệu nhựa, hoặc các nhà máy nhựa lớn nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.  Cấp 3: là những đại lý hoặc doanh nghiệp bán lẻ nguyên liệu nhựa cho các nhà máy. Qua thẩm tra hệ thống phân phối nguyên liệu nhựa, phát hiện thấy nguyên nhân chính gây biến động giá nguyên liệu nhựa tại thị trường Việt Nam là do mạng cung cấp cấp một đầu cơ tăng giá và một phần do cấp hai “ăn theo”. Ngoài ra, có không ít các doanh nghiệp bỏ vốn găm nguyên liệu chờ giá lên rồi kiếm lời. Hành vi tiêu cực này là một nguyên nhân gây sốt giá nguyên liệu. Ngoài ra, đầu cơ còn bắt nguồn từ các đầu mối ở các quốc gia lớn như Trung Quốc, Thái Lan – những nước cung cấp nguồn nguyên vật liệu nhựa chủ yếu cho Việt Nam. 2.4.4. Rào cản pháp lý 35 Nước ta vẫn cho nhập phế liệu từ nhựa về làm nguyên liệu sản xuất nhưng có quá nhiều rào cản pháp lý để nhập được một lô hàng phế liệu từ nhựa nên ít doanh nghiệp dám nhập về. 2.5. Những giải pháp Hiệp hội Nhựa Việt Nam đề xuất để phòng ngừa rủi ro giá nguyên liệu nhựa Vấn đề mang tính “sống còn” của ngành Nhựa là nếu chủ động được một phần về nguyên liệu sẽ tạo thế và lực cho ngành Nhựa và giảm chi phí ngoại tệ 2.5.1. Về phía doanh nghiệp: 2.5.1.1. Tiếp cận thị trường và đối tác nước ngoài: Thông qua các cuộc triển lãm, hội chợ và xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên liệu mới phong phú, với giá cạnh tranh hơn để giảm bớt chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Đây là yêu cầu chung và cũng là ưu điểm của quá trình hội nhập. 2.5.1.2. Triển khai các dự án xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa 2.5.1.2.1. Sớm triển khai các dự án xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa để chủ động nguồn nguyên liệu cho quốc gia Trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO, việc đầu tư xây dựng những nhà máy sản xuất ống nhựa với quy mô lớn và đồng bộ về hạ tầng, trang bị máy móc thiết bị hiện đại từ các nước G7 và EU nhằm mục đích mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh là một hướng đi cần thiết. Nhà nước cần tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng nhiều nhà máy sản xuất các dòng nguyên liệu nhựa khác nhau không những đủ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn để xuất khẩu. Ðể tăng sức cạnh tranh của mặt hàng nhựa Việt Nam trên thị trường, việc nâng cao năng lực, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm là yêu cầu bắt buộc. Cùng với việc đầu tư đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp cần tìm ra các giải pháp để giảm tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu, nhờ đó giảm chi phí sản xuất (trong đó giảm tiêu hao 36 năng lượng điện có ý nghĩa quyết định), giảm phế liệu phát sinh trong sản xuất; tận dụng triệt để các sản phẩm không đạt yêu cầu thông qua quy trình tái chế, tạo bột. Ngành cơ khí cần phối hợp với ngành nhựa, từng bước sản xuất khuôn mẫu để các doanh nghiệp nhựa có thể giảm chi phí đầu tư. Các doanh nghiệp nhựa cần phối hợp chặt chẽ hơn để hỗ trợ, bảo vệ nhau trong sản xuất kinh doanh trước sự cạnh tranh quyết liệt của hàng nước ngoài. Hiện nay nhiều dự án nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nguyên liệu nhựa đã được triển khai như: lọc-hoá dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi Sơn (Thanh Hoá), sản xuất chất dẻo DOP (Ðồng Nai) đáp ứng sản xuất các nguyên liệu quan trọng như PE, PP, PS, PVC, đảm bảo 50% nhu cầu chất dẻo cả nước. Chính phủ cũng dành gần 1 tỷ USD hỗ trợ việc xây dựng và cải tạo nhà máy sản xuất nguyên liệu thô như PVC và PP, có thể đáp ứng 50-60% nhu cầu nguyên liệu thô cho ngành. Ngoài ra, Nhà nước còn dành nhiều khoản kinh phí để hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, thành lập các trung tâm dữ liệu ngành, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho việc mua thiết bị, cải tạo nhà xưởng. 2.5.1.2.2. Thiết lập và triển khai kế hoạch xây dựng cụ thể cho từng hạng mục, từng nhà máy nguyên liệu: Phấn đấu đến năm 2010 phải cố gắng đáp ứng được 20 – 30% nhu cầu nguyên liệu (tức khoảng 800.000 tấn). Không chờ đến lúc có sản phẩm hóa dầu mà bước đầu nhập nguyên liệu bán sản phẩm, thực hiện một số công đoạn cuối của quy trình sản xuất nguyên liệu cho chế tạo sản phẩm cuối cùng. Đến khi có sản phẩm hóa dầu thì phát triển thêm và mở rộng sản xuất. 2.5.1.3. Lập các đầu mối lớn nhập khẩu nguyên liệu nhựa: Giao nhiệm vụ cho Hiệp hội Nhựa Việt Nam làm trung gian lập các đầu mối lớn của Việt Nam để nhập khẩu nguyên liệu nhựa cho thị trường với điều kiện có sự điều tiết của nhà nước về kế hoạch. 2.5.2. Về phía Nhà nước 37 2.5.2.1. Mở rộng tiêu chuẩn và chủng loại sản phẩm nhựa phế liệu cho phép nhập khẩu: Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp ngành nhựa cần nhập các sản phẩm nhựa bị loại ở các nhà máy nước ngoài không đạt thông số kỹ thuật, đã ép thành khối và giá chỉ bằng 10-20% so với giá nguyên liệu nhựa chính phẩm và một nguồn khác nữa là rác thải nhựa công nghiệp sau khi đã được phân loại, xử lý sạch và ép thành kiện (giá khoảng 300 USD/tấn)… Nhà nước cần có những quy định thông thoáng hơn về việc nhập hạt nhựa tái sinh hay phế liệu sạch đảm bảo an toàn môi trường như: mở rộng tiêu chuẩn và chủng loại cho phép nhập khẩu có kiểm soát các sản phẩm phế liệu Nhựa công nghiệp (in-house waste) và cho thực hiện việc tái chế nguyên liệu Nhựa đã qua sử dụng tại Việt Nam dưới sự kết hợp giám sát chặt chẽ của các cơ quan chuyên ngành liên quan như: Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công thương… 2.5.2.2. Cho phép loại hình Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội Nhựa Việt Nam: Vì tính đặc trưng của ngành là các đơn vị sản xuất nguyên liệu Nhựa và sở hữu các công nghệ sản xuất tiên tiến đa phần là các Công ty 100% vốn nước ngoài. Khi trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội thì chính họ sẽ gia tăng sự gắn bó và có đóng góp tích cực đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhựa trong nước… 2.5.2.3. Bãi bỏ phụ thu và giảm thuế nhập khẩu đối với một số hạt nhựa nhập khẩu: Trước diễn biến tăng giá nguyên liệu nhựa hiện nay, Hiệp hội Nhựa đề nghị bãi bỏ khoản phụ thu 5% đối với PVC hạt nhập khẩu và giảm tiếp các mức thuế nhập khẩu phù hợp đối với PVC hạt (hiện là 5%), PVC huyền phù (hiện 3% ngoài ASEAN) và PVC nhũ tương bột (hiện 3% trong ASEAN). 2.6. Sự cần thiết của việc ứng dụng Thị trường Giao sau phòng ngừa rủi ro giá hạt nhựa Việt Nam hiện nay 38 2.6.1. Ưu điểm của hợp đồng giao sau: Hợp đồng giao sau là một khái niệm khá mới về mặt kinh tế lẫn trong khoa học pháp lý tại Việt Nam nhưng có tiềm năng to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là những giải pháp hiệu quả cho những nhà kinh doanh Việt Nam thoát khỏi tình trạng bấp bênh, rủi ro trong làm ăn nói riêng. Thị trường hàng hoá giao sau đã và đang tiếp tục chứng minh là một công cụ tuyệt vời đối với việc khắc phục những ách tắc trong lưu thông của một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; góp phần làm đa dạng hoá các hình thức lưu thông và đóng vai trò như một công cụ bảo hiểm đối với những nhà sản xuất. Đối với nền kinh tế tập trung bao cấp không vận hành theo cơ chế thị trường thường không gặp phải những yếu tố rủi ro do thị trường mang lại. Ngược lại, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì rủi ro từ phía thị trường đối với những nhà sản xuất trực tiếp thường là rất lớn đặc biệt là trong điều kiện hội nhập như hiện nay. Điều đáng lưu ý là hợp đồng giao sau tạo nên tính thanh khoản đồng thời tránh được rủi ro tín dụng cho các bên tham gia. Đây cũng là ưu điểm nổi trội nhất của hợp đồng giao sau so với kỳ hạn. 2.6.2. Sự cần thiết của việc ứng dụng Sự cạnh tranh về mặt hàng nhựa ngày càng quyết liệt cả trên thị trường trong nước lẫn thị trường thế giới. Với thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ, các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng ngày càng nhiều nhà máy nhựa tại Việt Nam. Doanh nghiệp Nhựa Việt Nam cần nỗ lực nhiều để cạnh tranh, mà đầu tiên là phải cắt giảm và ổn định được các khoản chi phí do giá nguyên liệu nhựa gia tăng đột ngột. Ngoài lý do thiếu nguồn nguyên liệu do trong nước không sản xuất đủ, mà cả chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfhop dong giao sau nguyen nhien lieu mau MADEX.pdf
  • pdfphu luc.pdf
Tài liệu liên quan