Đề tài Ứng dụng GIS trong việc quản lý giá đất trên địa bàn phường 6, thành phố Cao Lãnh

Hoạt động mua bán, sang nhượng đất đai diễn ra ngày càng nhiều trên thị trường. Việc bình ổn thị trường nhà đất là một việc hết sức cần thiết và quan trọng. Nếu giá đất được bình ổn thích hợp sẽ dẫn đến việc bình ổn thị trường nhà đất và làm cho thị trường phát triển mạnh mẽ. Khi thị trường đất đai được phát triển ổn định sẽ góp phần vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế thị trường chung của cả nước. Chính vì vậy, việc quản lý giá đất một cách hiệu quả là một việc rất cần thiết và là yếu tố quan trọng nhất góp phần bình ổn thị trường nhà đất.

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6112 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng GIS trong việc quản lý giá đất trên địa bàn phường 6, thành phố Cao Lãnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất thuộc vị trí 1 trong phạm vi từ trên 20 mét đến mét thứ 50 tính từ mép trong vỉa hè; thửa đất thuộc vị trí 1 nhưng không tiếp giáp và khác chủ với thửa đất tiếp giáp đường phố tính từ đường phố gần nhất. Giá đất của vị trí 2 được tính bằng 50% giá đất của vị trí 1; - Vị trí 3: áp dụng đối với thửa đất cùng chủ hoặc cùng thửa đất với thửa đất thuộc vị trí 2 trong phạm từ trên 50 mét đến mét thứ 100; thửa đất thuộc vị trí 2 nhưng không tiếp giáp và khác chủ với thửa đất tiếp giáp đường phố tính từ đường phố gần nhất. Giá đất của vị trí 3 được tính bằng 30% giá đất của vị trí 1; - Vị trí 4: áp dụng đối với thửa đất cùng chủ hoặc cùng thửa đất với thửa đất thuộc vị trí 3 trên 100 mét; thửa đất không tiếp giáp và khác chủ với thửa đất tiếp giáp đường phố trong phạm vi từ trên 50 mét đến mét thứ 100 tính từ mép trong vỉa hè tính từ đường phố gần nhất. Giá đất của vị trí 4 được tính bằng 20% giá đất của vị trí 1. Trường hợp thửa đất không tiếp giáp và khác chủ với thửa đất tiếp giáp đường phố trong phạm vi từ trên 100 mét tính từ mép trong vỉa hè. Giá đất được tính bằng 15% giá đất vị trí 1 của đường phố gần nhất, nhưng không được thấp hơn giá đất tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 13 của Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp). Phân loại hẻm trong mỗi đô thị: Được phân thành 2 loại hẻm như sau: - Hẻm loại 1: là hẻm kết nối với đường phố, mặt hẻm rộng từ 3 mét trở lên, có cơ sở hạ tầng như: mặt hẻm tráng nhựa hoặc bê tông, xi măng. Giá đất của hẻm loại 1 được tính bằng giá đất vị trí 3 của đường phố mà hẻm kết nối trong phạm vi 20 mét tính từ mép ngoài của hẻm; phần diện tích còn lại trên 20 mét (nếu cùng thửa hoặc cùng chủ với thửa đất tiếp giáp hẻm) thì giá đất được tính bằng 50% giá đất của vị trí 3; - Hẻm loại 2: là các hẻm còn lại. Giá đất của hẻm loại 2 được tính bằng giá đất vị trí 4 của đường phố mà hẻm kết nối trong phạm vi 20 mét tính từ mép ngoài của hẻm; phần diện tích còn lại trên 20 mét (nếu cùng thửa hoặc cùng chủ với thửa đất tiếp giáp hẻm) thì giá đất được tính bằng 50% giá đất của vị trí 4; - Giá đất của các hẻm có tên trong bảng Phụ lục 3 (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp) là giá đất trong phạm vi 20 mét tính từ mép ngoài của hẻm; phần diện tích còn lại trên 20 mét (nếu cùng thửa hoặc cùng chủ với thửa đất tiếp giáp hẻm) thì giá đất được tính bằng 50% giá đất của giá đất trong phạm vi 20 mét tiếp giáp hẻm. Xử lý một số trường hợp về giá đất ở trong đô thị + Thửa đất tiếp giáp đường phố - Thửa đất có vị trí tiếp giáp từ 2 đường phố trở lên hoặc tiếp giáp đường phố và hẻm thì được xác định theo giá đất của đường phố có giá đất cao nhất; - Trường hợp xác định giá đất theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp) nhưng tại các đường phố mà qui hoạch không thể hiện vỉa hè, thì phạm vi để xác định các vị trí đất được tính từ chân taluy của đường phố; + Thửa đất tiếp giáp với hẻm - Thửa đất có vị trí tiếp giáp từ 2 hẻm trở lên thì được xác định theo giá đất của hẻm có giá đất cao nhất; - Trường hợp hẻm tiếp nối giữa hai đường phố có giá đất khác nhau, thì giá đất trong phạm vi 20 mét tiếp giáp hẻm (theo quy định tại Điểm a khoản 4 Điều 7 của Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)) được xác định theo đường phố có giá cao nhất; + Đối với thửa đất (khác thửa hoặc khác chủ) có cùng khoảng cách đến nhiều đường phố, hẻm có giá đất khác nhau thì được xác định theo đường phố có giá cao nhất. + Đối với thửa đất mà phần mặt tiền tiếp giáp với các tuyến đường là mương lộ có chiều rộng dưới 3 mét (không phân biệt đã tự san lắp hay chưa san lắp) hoặc đường dân sinh thì giá đất được tính bằng giá đất của thửa đất tiếp giáp với đường phố; tính bằng 80% giá của thửa đất tiếp giáp với đường phố nếu chiều rộng của mương lộ rộng từ 3 mét trở lên. Trường hợp mương lộ đã san lấp toàn tuyến thì giá đất được tính bằng giá đất quy định ở khoản 3 Điều 13 của Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp). + Việc xác định giá đất ở theo các quy định tại khoản 3, khoản 4 và điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 5 Điều này nếu thấp hơn giá đất tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 13 của Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp) thì được tính bằng mức giá đất tối thiểu. Giá đất ở tại nông thôn - Phạm vi đất ở tại nông thôn: đất ở tại nông thôn được xác định là các khu vực đất còn lại ngoài đất ở đô thị. - Phân vị trí, khu vực đất ở nông thôn Đất ở tại nông thôn được xác định giá theo 3 khu vực đất và trong mỗi khu vực đất được chia thành 4 vị trí đất như sau: Khu vực 1 Đất khu vực 1 là đất ở khu dân cư tập trung ở chợ xã và khu dân cư tập trung theo qui hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Đất ở khu vực 1 được phân chia thành 4 loại lộ và 4 vị trí đất như sau: Ø Phân theo loại lộ: - Lộ loại 1 bao gồm: các lộ nằm đối diện nhà lồng chợ, các trục lộ giao thông chính; - Lộ loại 2 bao gồm: các lộ nằm đối diện bến tàu, bến xe; các đường huyện có tên trong Phụ lục số 2 (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp) các đường nội bộ có kích thước mặt đường rộng từ 7 mét trở lên; - Lộ loại 3 bao gồm: các đường nội bộ có kích thước mặt đường rộng từ 5 mét đến dưới 7 mét; - Lộ loại 4 bao gồm: các đường nội bộ còn lại. Ø Phân theo vị trí: - Vị trí 1: áp dụng đối thửa đất tiếp giáp hoặc cùng chủ với thửa đất tiếp giáp với lộ trong phạm vi 20 mét tính từ chân taluy lộ. Giá đất của vị trí 1 được quy định tại khoản 2 Điều 13 của Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp); - Vị trí 2: áp dụng đối với thửa đất cùng chủ hoặc cùng thửa với thửa đất thuộc vị trí 1 trong phạm vi từ trên 20 mét đến mét thứ 50 tính từ chân taluy lộ; thửa đất thuộc vị trí 1 nhưng không tiếp giáp và khác chủ với thửa đất tiếp giáp lộ. Giá đất của vị trí 2 được tính bằng 50% giá đất vị trí 1; - Vị trí 3: áp dụng đối với thửa đất cùng chủ hoặc cùng thửa với thửa đất thuộc vị trí 2 trong phạm vi từ trên 50 mét đến mét thứ 100 tính từ chân taluy lộ; thửa đất thuộc vị trí 2 nhưng không tiếp giáp và khác chủ với thửa đất tiếp giáp lộ. Giá đất của vị trí 3 được tính bằng 30% giá đất vị trí 1; - Vị trí 4: áp dụng đối với các thửa đất còn lại, giá đất của vị trí 4 được tính bằng 20% giá đất vị trí 1. Khu vực 2 Đất khu vực 2 là đất ở nằm trong phạm vi 100 mét (được tính từ chân taluy lộ trở vào) của các trục lộ giao thông chính, đường huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đất ở khu vực 2 được phân chia thành 4 loại lộ và 4 vị trí đất như sau: Ø Phân loại lộ: - Trục lộ giao thông chính, đường huyện: được chia thành 02 loại lộ, được xác định từ lộ loại 1 đến lộ loại 2 tùy theo khả năng sinh lợi và điều kiện cơ sở hạ tầng. - Các đường huyện còn lại: được chia thành 2 loại lộ, được xác định từ lộ loại 3 đến lộ loại 4 tùy theo khả năng sinh lợi và điều kiện cơ sở hạ tầng. Ø Phân vị trí: Được phân thành 4 vị trí như đối với đất khu vực 1 quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 8 của Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp). Khu vực 3 Đất khu vực 3 là đất ở khu vực nông thôn còn lại (ngoài đất ở khu vực 1 và khu vực 2). Giá đất ở khu vực 3 được xác định theo 4 vị trí đất, như sau: - Vị trí 1: thửa đất tiếp giáp với mặt tiền đường liên ấp (lộ xã) có cơ sở hạ tầng là nhựa hoặc bê tông, xi măng; - Vị trí 2: thửa đất tiếp giáp mặt tiền đường liên ấp (lộ xã) hiện trạng là đường đất; thửa đất không tiếp giáp (khác chủ với thửa đất tiếp giáp) với quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện từ trên 100 mét đến mét thứ 300 tính từ chân taluy lộ; - Vị trí 3: thửa đất tiếp giáp với kênh, rạch; thửa đất không tiếp giáp (khác chủ với thửa đất tiếp giáp) với lộ liên ấp (lộ xã) từ trên 100 mét đến mét thứ 300 tính từ chân taluy lộ; - Vị trí 4: áp dụng đối với các thửa đất còn lại. Xác định giá đất cụ thể tại nông thôn - Giá đất ở khu vực 1 tại nông thôn được quy định khoản 2 Điều 13 của Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp) là giá đất của vị trí 1, các vị trí còn lại được xác định theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 8 Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp); - Giá đất ở khu vực 2 tại nông thôn được quy định khoản 2 Điều 13 của Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp) là giá đất của vị trí 1, các vị trí còn lại trong phạm vi 100 mét tính từ chân taluy lộ được xác định theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 8 của Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp) đối với đất nằm ngoài phạm vi 100 mét tính từ chân taluy lộ được xác định theo giá đất khu vực 3 của đất ở tại nông thôn; - Giá đất ở khu vực 3 tại nông thôn được tính bằng tổng diện tích của đất theo từng vị trí nhân với bảng giá đất quy định tại khoản 2 Điều 13 của Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp) - Xử lý một số trường hợp cụ thể về giá đất ở nông thôn: + Thửa đất có vị trí tiếp giáp từ 2 lộ trở lên thì được xác định theo giá đất của loại lộ có giá đất cao nhất; thửa đất nằm cùng trên nhiều khu vực hoặc vị trí đất khác nhau thì được tính theo giá đất của khu vực, vị trí có giá đất cao nhất. + Đối với thửa đất thuộc khu vực 1 và khu vực 2 mà phần mặt tiền tiếp giáp với các trục lộ là mương lộ có chiều rộng dưới 3 mét (không phân biệt đã tự san lấp hay chưa san lấp) hoặc đường dân sinh thì giá đất được tính bằng giá đất của thửa đất tiếp giáp với lộ giao thông; tính bằng 80% giá của thửa đất tiếp giáp với trục lộ nếu chiều rộng của mương lộ rộng từ 3 mét trở lên. Trường hợp mương lộ đã san lấp toàn tuyến thì giá đất được tính bằng giá đất quy định ở khoản 2 Điều 13 của Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp) + Việc xác định giá đất ở theo các quy định tại điểm a, điểm b, khoản 3 Điều này nếu thấp hơn giá đất tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thì được tính bằng mức giá đất tối thiểu 1.1.4. Các loại giá đất Thông thường đất được hình thành ở 2 loại giá: Giá theo qui định của Nhà nước và giá đất theo nhu cầu và tâm lý của người mua. Giá đất theo qui định của Nhà nước Giá đất do Nhà nước qui định nằm trong khung giá chung của cả nước, loại giá này dựa trên cơ sở phân hạng định giá trị của đất dựa vào các yếu tố đã qui định và tùy thuộc vào từng vùng, khu vực cũng như điều kiện cụ thể của từng địa phương mà hình thành. Dựa trên cơ sở này Nhà nước qui định mức thuế cho người sử dụng đất. Giá đất dựa vào nhu cầu và tâm lý của người mua bán hay sang nhượng Giá đất dựa vào nhu cầu và tâm lý của người mua bán hay sang nhượng, là loại giá không ổn định, không có cơ sở vững chắc về mặt phân hạng cũng như pháp lý mà chủ yếu dựa vào sự ước đoán, vào thị hiếu hay sở thích và tâm lý của người sử dụng. Loại giá này thông thường cũng dựa trên cơ sở khung giá qui định của Nhà nước mà hình thành nhưng ở mức cao hoặc thấp hơn, thường bằng giá Nhà nước + sự chênh lệch do nhu cầu và tâm lý của người mua và người bán. Trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện, giá đất được chia theo loại đất và mục đích sử dụng đất. Giá đất được hình thành gồm có ba loại sau: - Giá đất nông nghiệp: Được quy định theo khung giá chung bao gồm các loại đất dùng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Giá đất phi nông nghiệp: Bao gồm giá đất ở, giá đất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Giá đất chưa sử dụng: Là giá đất được đưa ra để định giá cho hoạt động cho thuê sử dụng đối với đất trống chưa xác định mục đích sử dụng. 1.1.5. Sự cần thiết quản lý giá đất Hoạt động mua bán, sang nhượng đất đai diễn ra ngày càng nhiều trên thị trường. Việc bình ổn thị trường nhà đất là một việc hết sức cần thiết và quan trọng. Nếu giá đất được bình ổn thích hợp sẽ dẫn đến việc bình ổn thị trường nhà đất và làm cho thị trường phát triển mạnh mẽ. Khi thị trường đất đai được phát triển ổn định sẽ góp phần vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế thị trường chung của cả nước. Chính vì vậy, việc quản lý giá đất một cách hiệu quả là một việc rất cần thiết và là yếu tố quan trọng nhất góp phần bình ổn thị trường nhà đất. 1.2. Tổng quan về GIS 1.2.1 Khái niệm Từ các cách tiếp cận khác nhau nhiều nhà khoa học đã có những định nghĩa khác nhau về GIS: - GIS là một Hệ thống thông tin đặc biệt với cơ sở dữ liệu gồm những đối tượng, những hoạt động hay những sự kiện phân bố trong không gian được biểu diễn như những điểm, đường, vùng trong hệ thống máy tính. Hệ thống thông tin địa lý xử lý, truy vấn dữ liệu theo điểm, đường, vùng phục vụ cho những hỏi đáp và phân tích đặc biệt (Dueker, 1979). - GIS là một kỹ thuật quản lý các thông tin dựa vào máy vi tính được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý các số liệu thuộc địa lý hoặc không gian nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau (Võ Quang Minh, 2005). - Ngoài ra còn có một số định nghĩa sau: Định nghĩa theo chức năng: GIS là một hệ thống bao gồm 4 hệ con: Dữ liệu vào, quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu và dữ liệu ra. Định nghĩa theo khối công cụ: GIS là tập hợp phức tạp của các thuật toán. Định nghĩa theo mô hình dữ liệu: GIS gồm các cấu trúc dữ liệu được sử dụng trong các hệ thống khác nhau (cấu trúc dạng Raster và Vecter). Định nghĩa về mặt công nghệ: GIS là công nghệ thông tin để lưu trữ, phân tích và trình bày các thông tin không gian và thông tin phi không gian, công nghệ GIS có thể nói là tập hợp hoàn chỉnh các phương pháp và các phương tiện nhằm sử dụng và lưu trữ các đối tượng. Định nghĩa theo sự trợ giúp và ra quyết định: GIS có thể coi là một hệ thống trợ giúp việc ra quyết định, tích hợp các số liệu không gian trong một cơ chế thống nhất. 1.2.2 Thành phần: Theo Võ Quang Minh (2005), GIS gồm các thành phần: a. Trang thiết bị Là các phần vật lý của máy tính, bao gồm các thiết bị xử lý và thiết bị ngoại vi. Thiết bị bao gồm máy vi tính, máy vẽ, máy in, bàn số hoá, thiết bị quét ảnh, các phương tiện lưu trữ số liệu … b. Phần mềm Là tập hợp các câu lệnh, chỉ thị nhằm điều khiển phần cứng của máy tính thực hiện một nhiệm vụ xác định, phần mềm hệ thống thông tin địa lý có thể là một hoặc tổ hợp các phần mềm máy tính, phần mềm sử dụng trong kỹ thuật GIS phải bao gồm các tính năng: Nhập và kiểm tra dữ liệu Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu Xuất dữ liệu Biến đổi dữ liệu Tương tác với người dùng c. Số liệu và dữ liệu địa lý Có 2 dạng số liệu được sử dụng trong kỹ thuật GIS là cơ sở dữ liệu thông tin không gian và thông tin thuộc tính. + Cơ sở dữ liệu không gian: Là những mô tả hình ảnh bản đồ được số hoá theo một khuôn dạng nhất định mà máy tính hiểu được. Hệ thống thông tin địa lý dùng cơ sở dữ liệu này để xuất ra các thiết bị ngoại vi khác như máy in, máy vẽ. Có 2 loại số liệu đó là số liệu Vector và số liệu Raster: - Số liệu Vector: Được trình bày dưới dạng điểm, đường và vùng, mỗi dạng có liên quan đến một số liệu thuộc tính được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu thuộc tính được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. - Số liệu Raster: Được trình bày dưới dạng lưới ô vuông hay ô chữ nhật đều nhau, giá trị được ấn định cho mỗi ô sẽ chỉ định giá trị của thuộc tính. số liệu của ảnh vệ tinh và số liệu của bản đồ được quét là số liệu Raster. + Cơ sở dữ liệu thuộc tính: Là những thông tin về tính chất, đặc điểm và các yếu tố nhận biết của đối tượng địa lý, bao gồm các biểu mẫu, các diễn giải về những đặc tính khối lượng hay bản chất cử các mối liên quan những thông tin bản đồ với vị trí đích thực của nó. Các thông tin thuộc tính được lưu trữ, quản lý và trình bày trong hệ thống thông tin địa lý dưới dạng số, các ký tự, ký hiệu hay biểu thức logic để mô tả các thuộc tính thuộc về các thông tin địa lý. d. Chuyên viên Đây là một trong những hợp phần quan trọng của công nghệ GIS, đòi hỏi những chuyên viên phải có kiến thức về các số liệu đang sử dụng và thông thạo về việc chọn các công cụ GIS để thực hiện các chức năng phân tích - xử lý các số liệu. e. Chính sách và cách thức quản lý Đây là một trong những hợp phần quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này phải được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ người sử dụng thông tin. 1.2.3 Ứng dụng thực tiễn của GIS Theo Võ Quang Minh (2005), Ở nước ta kỹ thuật GIS thực tế đã được biết đến khoảng 7 đến 8 năm trở lại đây. Ở ĐBSCL, công nghệ GIS được đưa vào sử dụng từ chương trình cấp nhà nước trong đánh giá tài nguyên thiên nhiên vào năm 1986, từ năm 1991 sau khi các tỉnh thành lập sở địa chính để quản lý các thông tin thì công nghệ GIS mới thật sự đưa vào sử dụng và thực hiện ở vài tỉnh, hiện nay được sử dụng thành công trong việc lưu trữ hồ sơ địa chính. Hoàng Văn Đôn (2006), các ứng dụng trên Mapinfo bằng ngôn ngữ lập trình Mapbasic để theo dõi hiện trạng sử dụng đất của từng khu vực trên bản đồ hiện trạng, cho biết giá của thửa đất ở từng vị trí trên một tuyến đường đã chọn, cập nhật giá tự động cho tất cả các bản đồ theo từng năm đã chọn, tính tiền bồ thường thiệt hại về đất theo năm bất kỳ, cho phép người sử dụng so sánh được giá của cùng một thửa đất theo 2 năm bất kỳ trên một tuyến đường. Đề tài còn hạn chế chưa cập nhật giá tự động cho một vùng rộng lớn. Lê Minh Phương (2006), xây dựng được một tiện ích bằng ngôn ngữ MapBasic có thể sử dụng để hỗ trợ thực hiện việc tính toán giải tỏa bồi hoàn mà không cần phải lặp lại nhiều thao tác hoặc công đoạn trên phần mềm MapInfo như: chồng lắp bản đồ, xác định đối tượng mục tiêu, tạo vùng đệm, cắt bản đồ, tính diện tích bị giải tỏa, tính tổng bồi hoàn. 1.2.4. Tầm quan trọng của GIS trong việc quản lý đất đai Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý đất đai là một việc rất cần thiết và quan trọng. Công nghệ GIS ngày càng phát trển và đạt nhiều thành tựu quan trọng. GIS ngày nay trở thành công cụ đắc lực phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý đất đai. Quản lý đất đai là một lĩnh vực quan trọng, chính sự phát triển của công nghệ GIS góp phần phục vụ hiệu quả cho việc quản lý đất đai. Bên cạnh đó thì đứng trước những biến đổi không ngừng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện kỹ thuật cũng như các hệ phần mềm. Chính điều này thúc đẩy sự phát triển của công nghệ GIS. Và việc quản lý đất đai cũng cần có những bước chuyển đổi phù hợp hơn. Ứng dụng GIS vào quản lý đất đai là một điều quan trọng và cần thiết. 1.3. Giới thiệu về MapInfo 1.3.1. Sơ lược về MapInfo Theo Phạm Trọng Mạnh (1999), Phần mềm Mapinfo là một công cụ khá công hiệu để tạo ra và quản lý cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng công cụ Mapinfo có thể thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất cho tất cả các tổ chức kinh tế xã hội của ngành và của địa phương. Ngoài ra Mapinfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng, đặc biệt, dùng cho mục đích giảng dạy về GIS rất hiệu quả. 1.3.2. Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo Theo Phạm Trọng Mạnh (1999), Các thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo từng bảng, mỗi bảng là một tập hợp các file về thông tin đồ hoạ chứa các bảng ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào các chức năng của phần mềm Mapinfo, Table mà trong đó có chứa các tập tin sau đây: + Tập tin .tab chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu, đó là các file ở dạng văieät nam bản mô tả khuôn dạng của file lưu trữ thông tin. + Tập tin .dat chứa các thông tin nguyên thuỷ, phần mở rộng của thông tin này có thể là *wks, dbf, xls, … nếu chúng ta làm việc với thông tin nguyên thuỷ là các số liệu từ Lotus 1 2 3, dbase/foxbase và excel. + Tập tin .map bao gồm các thông tin mô tả các đối tượng địa lý. + Tập tin .id bao gồm các thông tin về sự liên kết các đối tượng với nhau. + Tập tin .ind chứa các thông tin về chỉ số đối tượng. Tập tin này chỉ có khi trong cấu trúc của Table đã có ít nhất một trường dữ liệu đã được chọn làm chỉ số khoá (index). Thông qua các thông tin của file này chúng ta có thể thực hiện tìm kiếm thông tin thông qua một chỉ tiêu cho trước bằng chức năng file của Mapinfo. 1.3.3. Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng Theo Nguyễn Thế Thận (1999), Các thông tin bản đồ trong GIS thường được tổ chức quản lý theo từng lớp đối tượng. Mỗi Hệ thống thông tin địa lý. Mỗi một lớp thông tin chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp thông tin là một tập hợp các đối tượng bản đồ thuần nhất, thể hiện và quản lý các đối địa lý trong không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đích nhất định trong hệ thống. Với các tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần mềm Mapinfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính điều đó giúp cho phần mềm Mapinfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính điều đó giúp chúng ta thêm vào mảnh bản đồ đã có các lớp thông tin mới hoặc xoá đi các lớp đối tượng khi không cần thiết. Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó Mapinfo sẽ quản lý, trừu tượng hoá các đối tượng địa lý trong thế giới thực vật và thể hiện chúng thành các loại bản đồ khác nhau. + Đối tượng vùng: Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ một vùng diện tích nhất định. + Đối tượng điểm: Thể hiện vị trí cụ thể của đối tượng địa lý. + Đối tượng đường: Thể hiện các đối tượng không gian khép kín hình học và chạy dài theo một khoảng cách nhất định. + Đối tượng chữ: Thể hiện các đối tượng không gian không phải là địa lý của bản đồ. 1.3.4. Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ Theo Phạm Trọng Mạnh (1999), một đặc điểm khác biệt của các thông tin trong GIS so với các thông tin trong các hệ đồ hoạ trong các máy tính khác là sự liên kết chặt chẽ, không thể tách rời giữa các thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ. Trong cơ cấu tổ chức và quản lý của cơ sở dữ liệu Mapinfo sẽ được chia làm 2 phần cơ bản là cơ sở dữ liệu thuộc tính và cơ sở dữ liệu bản đồ. Các bảng ghi trong các cơ sở dữ liệu này được quản lý độc lập với nhau nhưng được liên kết với nhau thông qua một chỉ số ID, được lưu trữ và quản lý chung cho cả hai loại bản đồ ghi nói trên. Các thông tin thuộc tính thể hiện nội dung bên trong của các đối tượng bản đồ và chúng ta có thể truy cập, tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua 2 loại dữ liệu trên. 1.4. Đặc điểm vùng nghiên cứu 1.4.1. Điều kiện tự nhiên Phường 6 là khu vực cửa quan trọng nằm ven sông tiền của khu vực thành phố Cao Lãnh với diện tích tự nhiên 902,2 ha với 2.983 hộ dân. Phía Đông giáp với xã Tịnh Thới; Phía Tây giáp xã Hòa An và Tân Đông; Phía Bắc giáp phường 4 và phường 3; Phía Nam giáp xã Tân Mỹ huyện Lấp Vò. Phường được chia làm 6 khóm với 64 tổ. 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Tổng số hộ dân trong phường là 2.983 hộ với 13.865 người trong đó có 6734 nam và 7131 nữ. Phường là một cửa ngõ kinh tế quan trọng của thành phố Cao Lãnh. Với vị trí tiếp giáp với các huyện phía nam sông Tiền thì đi vào cửa ngõ thành phố cũng cần phải qua phường. Kinh tế phường phát triển ổn định, với phần lớn người dân phát triển các dịch vụ. Đặc biệt, với việc có trường Đại học trên địa bàn phường đã giúp cho việc phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ kèm theo. Giao thông hoàn chỉnh đa phần ở mỗi khóm đều có đường lộ đal. Bằng việc hoàn chỉnh hệ thống giao thông đã thúc đẩy việc trao đổi mua bán và việc đi lại của người dân được thuận tiện hơn. Kết cấu hạ tầng nhìn chung hoàn chỉnh và được đưa vào sử dụng một cách hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docỨng dụng GIS trong việc quản lý giá đất trên địa bàn phường 6 – Tp Cao Lãnh.doc
Tài liệu liên quan