Lời nói đầu.3
Chương I: Lý luận chung về Marketing Ngân hàng với dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.5
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Marketing.5
1.2 Marketing.7
1.2.1 Khái niệm Marketing.7
1.2.2 Marketing Ngân hàng.7
1.2.2.1 Khái niệm.7
1.2.2.2 Đặc điểm.8
1.2.3 Nội dung Marketing Ngân hàng.12
1.2.3.1 Tổ chức nghiên cứu môi trường kinh doanh ngân hàng.12
1.2.3.2 Hệ thống thông tin nghiên cứu môi trường kinh doanh.13
1.2.4 Công cụ Marketing ứng dụng cho phân tích dịch vụ ngân hàng.14
1.2.4.1 Phân tích PEST.14
1.2.4.2 Phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu và xác định chiến lược Marketing.16
1.2.4.3 Phân tích SWOT.18
Chương II: Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại Techcombank.29
2.1 Giới thiệu về Techcombank.29
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.29
2.1.2 Công nghệ ứng dụng.30
2.1.3 Cơ cấu tổ chức.32
2.2 Tình hình kinh doanh của Techcombank.36
2.2.1 Các chỉ tiêu chung.36
2.2.1.1 Tổng tài sản.36
2.2.1.2 Vốn điều lệ.37
2.2.1.3 Lợi nhuận trước thuế.37
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Techcombank.38
87 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng kỹ thuật Marketing phõn tớch dịch vụ cho vay tiêu dùng của Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ép thực hiện tới 1.000 giao dịch ngân hàng/giây, cùng lúc cho phép tới 110.000 người truy cập (10.000 trực tiếp và 100.000 qua Internet) và quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng. Với phần mềm T24 R5, Techcombank đã tiếp tục cho ra mắt một loạt dịch vụ tài khoản với những tính năng tiện ích khác như: Tài khoản tiết kiệm đa năng và Tài khoản tiết kiệm trả lãi định kỳ.Như vậy, thay vì chỉ đến ngân hàng mở sổ tiết kiệm, đến hạn lại mang sổ tiết kiệm ra tất toán thì khách hàng chỉ cần mở một tài khoản tại ngân hàng, và còn có thể quản lý, theo dõi số dư tài khoản, thực hiện các giao dịch điều chuyển thường xuyên trên tài khoản, nộp và rút tiền mọi lúc mọi nơi, rút quá số tiền trên tài khoản khi có nhu cầu, lại có thể đăng ký lĩnh lãi định kỳ... Thời của các quyển sổ tiết kiệm đã qua, nhường chỗ cho những tài khoản ngân hàng tiện ích, an toàn, chính xác và nhanh chóng.
Một số tiện ích tài khoản tiền gửi khách hàng do Techcombank cung cấp:
- Tài khoản tiền gửi thanh toán cho phép khách hàng có thể nhận và lưu trữ các khoản tiền nhàn rỗi và sử dụng cho các mục đích chi tiêu và thanh toán thường xuyên của mình mà không hạn chế số lần gửi hoặc rút tiền ra khi sử dụng.
- Thông qua dịch vụ Sweeping, khách hàng có thể liên kết các tài khoản của mình để tự động điều chuyển số dư giữa các tài khoản (ví dụ: khách hàng đăng ký chỉ duy trì tối đa 3 triệu đồng trên tài khoản, bất kỳ số tiền nào vượt quá 3 triệu đồng sẽ được ngân hàng đặt chuyển tự động vào tài khoản tiết kiệm để khách hàng được hưởng lãi suất cao hơn; trên tài khoản của chồng cứ trên 5 triệu đồng thì chuyển sang tài khoản của vợ).
- Thông qua dịch vụ Standing Order, khách hàng cũng có thể thực hiện tự động các lệnh thanh toán cho tài khoản khác (ví dụ: tài khoản của con hàng tháng được tài khoản mẹ chuyển cho 500.000 đồng vào ngày 10 hàng tháng, tài khoản chủ hộ kinh doanh cá thể tự động trả lương vào ngày 15 hàng tháng cho tài khoản nhân viên...).
- Khách hàng có thể tối ưu hoá lãi suất của các khoản tiền chưa sử dụng bằng cách đăng ký duy trì số tiền tối đa trên tài khoản, vượt trên mức đó thì tiền được chuyển sang tài khoản tiết kiệm để được hưởng lãi suất cao hơn.
- Khách hàng cũng có thể kết nối tài khoản tiền gửi này với Tài khoản F@stSaving để hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn cho các khoản tiền chưa cần sử dụng ngay và có thể sử dụng linh hoạt tiền tiết kiệm ngay khi cần thông qua sản phẩm Tài khoản tiết kiệm F@stSaving.
- Thấu chi tài khoản của khách hàng thông qua sản phẩm F@stAdvance cho phép khách hàng được chi vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi của mình. Khách hàng phải trả lãi trên số tiền chi tiêu vượt quá và hoàn trả số tiền ứng trước này trong một thời hạn nhất định.
- Đối với khách hàng là hộ kinh doanh cá thể cũng có thể sử dụng các tính năng tiện ích của tài khoản mở tại Techcombank thông qua sản phẩm Ứng tiền nhanh. Techcombank cấp cho các hộ kinh doanh một hạn mức chi tiêu và họ có thể sử dụng số tiền đó bất cứ khi nào, qua thẻ thanh toán F@stAccess hoặc tại điểm giao dịch của ngân hàng và chỉ trả lãi cho thời gian
Năm 2007 là năm Techcombank gặt hái được rất nhiều thành công trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng. Đây là năm nở rộ của nhiều sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử. Techcombank là ngân hàng đầu tiên cung cấp sản phẩm giao dịch ngân hàng qua internet - F@st i-Bank, góp phần dần thay thế các giao dịch trực tiếp tại quầy bằng giao dịch trực tuyến qua internet. Techcombank cũng là ngân hàng cổ phần đầu tiên cung cấp sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán mang tên F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay, ...
Những nỗ lực này của Techcombank đã được Bộ Công Thương ghi nhận và Techcombank đã được chọn là ngân hàng cổ phần đầu tiên trở thành thành viên của Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) từ tháng 7/2007.
Không chỉ được công nhận bởi các tổ chức trong nước, trong năm 2007, Financial Insights, một chi nhánh của công ty tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới IDC trực thuộc tập đoàn IDG (tập đoàn hàng đầu thế giới hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông) đã trao tặng Techcombank giải thưởng về công nghệ ngân hàng, công nhận những thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường của Techcombank.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Mô hình cơ cấu của Techcombank được tổ chức theo các khối nghiệp vụ, quản lý theo chiều dọc và dần được hoàn thiện theo mô hình kế toán tập trung
+ Đại hội đồng cổ đông : là cơ quan có thẩm quyền cao nhất tại Techcombank, có quyền quyết định về chiến lược phát triển của Ngân hàng và bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông tiến hành định kỳ hàng năm và có thể tổ chức bất thường giữa hai kỳ đại hội thường niên
+ Hội đồng quản trị : là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi từ ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
+ Ban kiểm soát : là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việt chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng
+Các hội đồng, ủy ban : Do hội đồng quản trị thành lập , làm tham mưu trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đảm bảo sự phát triển hiệu quả , an toàn và đúng mục tiêu đề ra. Trong các hội đồng, ủy ban của Techcombank phải kể đến hai cơ quan rất quan trọng: đó là Ủy ban quản lý Tài sản nợ và Tài sản có và Hội đồng Tín dụng.
Ủy ban quản lý Tài sản nợ và Tài sản có : có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, tính toán và kiểm soát các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng
Hội đồng Tín dụng : đưa ra quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng, quyết định biện pháp xử lý nợ tại các chi nhánh
Ban Tổng Giám đốc: bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng và được trợ giúp hoạt động từ các Phó tổng giám đốc và các phòng chuyên môn khác.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Techcombank
P.Quản lý chất lượng
P. Kế toán tài chính
Phòng, ban khác
P. Tiếp thị, phát triển sản phẩm
P. Kiểm soát nội bộ
P. Kế toán tài chính
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ủy ban QL
TSN& TSC
Ủy ban quản lý RR
Ban Tổng Giám Đốc
Hội đồng tín dụng
Ủy ban khác
Ban quản trị và phân tích HĐKD
Ban QL ủy thác đầu tư, QL tài sản và tư vấn
Trung tâm UD&PT DVNH
Trung tâm QL vốn và GD trên TT tài chính
Trung tâm thẻ và DVTC tiêu dùng
Trung tâm thanh toán và ngân hàng đại lý
Các chi nhánh, điểm giao dịch của Techcombank
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2006
Tình hình kinh doanh của Techcombank
2.2.1 Các chỉ tiêu tài chính chung
2.2.1.1 Tổng tài sản
Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn và tốc độ phát triển mạnh mẽ hiện nay nhất tại Việt Nam hiện nay. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản của Techcombank dự tính là 37000 tỷ, tăng gấp hơn 2 lần so với tổng tài sản năm 2006 (17326 tỷ) và là một trong số 3 ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản lớn nhất hiện nay. Về tốc độ tăng trưởng của tài sản , Techcombank luôn là 1 trong ba ngân hàng có tốc độ tăng cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh đang ngày càng mở rộng và mở rộng với tốc độ nhanh chóng của Techcombank
Biểu đồ 1
Biểu đồ 2
Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm và thông tin trên trang web các ngân hàng
2.2.1.2 Vốn điều lệ
Theo quyết định 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2006, các ngân hàng thương mại cổ phần phải đáp ứng mức vốn pháp định đến năm 2008 tối thiểu là 1000 tỷ đồng và đến năm 2010 là 3000 tỷ đồng. Việc ban hành quyết định này đã tác động lớn tới hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, khiến cho năm 2007 một loạt các ngân hàng thương mại cổ phần tuyên bố tăng vốn điều lệ. Techcombank cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó, và cho tới hết năm 2007, vốn điều lệ của Techcombank là khoảng 2700 tỷ đồng, cao thứ 2 trong số các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Biểu đồ 3 Biểu đồ 4
Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng và thông tin trên trang web các ngân hàng
2.2.1.3 Lợi nhuận trước thuế
Mặc dù lợi nhuận trước thuế dự tính trong năm 2007 của Techcombank chưa phải là cao so với các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu như ACB hay Sacombank. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng giúp Techcombank khẳng định vị thể là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, Techcombank cũng nằm trong nhóm 3 ngân hàng có chỉ số ROE cao nhất hiện nay.
Biểu đồ 5 Biểu đồ 6
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Techcombank
2.2.2.1 Huy động vốn
Bảng 1.Cơ cấu huy động vốn qua các năm Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu (đến 31/12)
2004
2005
2006
Số lượng
Tỷ trọng
Số luợng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Vay từ NHNNVN
17.058
0,244%
150.102
1,603%
57.883
0,382%
Tiền gửi và vay từ các TCTD khác
2.360.399
33,783%
2.903.954
31,025%
5.070.852
33,439%
Tiền gửi của khách hàng
4.600.097
65,838%
6.195.027
66,186%
9.566.043
63,082%
Vốn ủy thác
9.369
0,135%
110.877
1.186%
277.307
1.828%
Phát hành giấy tờ có giá
-
-
192.242
1.269%
Tổng vốn huy động
6.986.923
9.359.960
15.167.327
Dựa vào bảng trên ta thấy, Techcombank chủ yếu huy động vốn từ nguồn tiền gửi của khách hàng, tỷ lệ phần trăm của tiền gửi khách hàng trong tổng vốn huy động qua các năm ở Techcombank nằm trong khoảng từ 63-67% và không có xu hướng thay đổi nhiều. Riêng năm 2006, Techcombank có thêm nguồn huy động từ phát hành giấy tờ có giá và chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động. Đến năm 2007, tổng vốn huy động của Techcombank đã lên tới 34586 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2006.
Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động của Techcombank là khoảng 29.5%/năm. Riêng trong năm 2006 tăng trưởng vốn huy động của Techcombank là rất cao 62.044% đây là mức tăng cao trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm đó. Xét về lượng, so với các ngân hàng thương mại cổ phần có địa bàn hoạt động chính tại thị trường miền bắc thì Techcombank có lượng vốn huy động lớn nhất.Tuy nhiên, với trên 15 nghìn tỷ thì lượng vốn huy động của Techcombank vẫn chưa thể gọi là lớn nếu so sánh với ACB và Sacombank.
Biểu đồ 7 Biểu đồ 8
Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng qua các năm
Về cơ cấu vốn huy động của Techcombank, tỷ lệ huy động từ khách hàng doanh nghiệp giảm dần và tỷ lệ huy động từ khách hàng cá nhân tăng dần theo từng năm phản ảnh đúng xu hướng phát triển của Techcombank trở thành một ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp, riêng đến năm 2007 huy động vốn từ dân cư chiếm 41% tổng vốn huy động. Tuy nhiên, trong cơ cấu vốn huy động thì tỷ lệ huy động từ khách hàng cá nhân vẫn còn khá khiêm tốn ( chưa quá 50%).Điều này cho thấy, Techcombank sẽ còn phải cố gắng hơn nữa trong các chiến lược huy động vốn từ thị trường khách hàng cá nhân.
Biểu đồ 9 Biểu đồ 10
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank qua các năm và trang web Techcombank
2.2.2 Hoạt động tín dụng
Năm 2007 là một năm thành công của Techcombank trong lĩnh vực tín dụng. Dư nợ tín dụng vào thời điểm 31/12/2007 là 20188 tỷ đồng tăng 129% so với thời điểm này năm 2006 và đây là tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất của Techcombank trong 5 năm trở lại đây.So sánh với các ngân hàng khác, ta vẫn thấy chênh lệch rõ rệt giữa Techcombank với ACB, Sacombank trong lượng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, trong tương quan với các ngân hàng thương mại cổ phần có địa bàn hoạt động ngoài Miền Bắc thì Techcombank vẫn khẳng định vị trí là một trong những ngân hàng có quy mô và tăng trưởng trong hoạt động tín dụng lớn nhất.
Biểu đồ 11
Biểu đồ 12
Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng qua các năm và trang web Techcombank
Dựa vào cơ cấu dư nợ của Techcombank, ta có thể thấy mảng tín dụng dành cho doanh nghiệp vẫn chiếm phần lớn và có xu hướng phát triển cao hơn. Về cơ cấu ngành nghề các khách hàng doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng (39.7%), công nghiệp (31.3%), kinh doanh bất động sản, sản xuất nông, lâm, thủy sảnTỷ lệ tăng trưởng trung bình trong mảng tín dụng doanh nghiệp là 33.4%/ năm, riêng trong năm 2006 là 56.92%.
2.2.2.3 Hoạt động thanh toán
+ Với thanh toán quốc tế
Đây là thế mạnh của Techcombank, chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đã được các tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới công nhận như Citibank, Bank of New York, Standard Chartered Bank...Điều này cũng thể hiện qua tỷ lệ điện chuẩn trong 3 năm 2004,2005,2006 của Techcombank đều đạt mức xấp xỉ trên 99%. Doanh số thanh toán quốc tế trong 4 năm trở lại đây của Techcombank tăng trưởng ở mức 32%/ năm. Về doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế, Techcombank đạt mức tăng trưởng 29.2 %/năm và doanh thu từ mảng kinh doanh này luôn chiếm trên 40% doanh thu từ phí hoạt động của ngân hàng. Mới đây, Techcombank ra mắt thẻ thanh toán quốc tế mới Techcombank-Visa, trong tháng đầu tiên đã đạt tới con số 3000 thẻ phát hành.
+ Thanh toán trong nước
Trong năm 2006, Trung tâm Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về các hình thức giao dịch, thanh toán giữa ngân hàng và khách hàng. Kết quả cho thấy 37% khách hàng lựa chọn hình thức giao dịch thông qua máy rút tiền tự động (ATM). Qua đó, ta có thể thấy thị trường thẻ của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ và là cơ hội để các ngân hàng phát triển mảng thanh toán này. Đối với riêng Techcombank, trong năm 2007 số lượng thẻ phát hành đã tăng 2.46 lần từ 130.000 thẻ năm 2006 lên tới con số 320.000 thẻ năm 2007 . Kể từ khi hòa vào mạng thanh toán của Vietcombank năm 2004, ba năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng trung bình của lượng thẻ mà Techcombank phát hành ra là 1.86 lần/ năm. Tuy số lượng thẻ phát hành của Techcombank chưa phải là lớn so với các ngân hàng thương mại Nhà Nước hoặc những ngân hàng thương mại cổ phần có ưu thế lớn về thẻ như Đông Á, nhưng tốc độ phát triển số lượng thẻ của Techcombank là rất lớn. Không chỉ có hình thức thanh toán qua thẻ, những hình thức thanh toán mới được triển khai như thanh toán qua tin nhắn từ điện thoại di động, Internet Banking cũng đang được đón nhận tốt từ phía khách hàng
Biểu đồ 13
Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng qua các năm
2.2.2.4 Phát triển về mạng lưới hoạt động và nhân sự
Khởi nguồn từ trụ sở chính 24 phố Lý Thường Kiệt, và chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh thành lập năm 1995, cho đến nay số lượng chi nhánh và sở giao dịch của Techcombank đã lên tới con số 122, địa bàn phân bố chủ yếu Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Tốc độ tăng trưởng số chi nhánh và điểm giao dịch của Techcombank từ năm 2004-2007 đạt 48.016%/năm, đây là mức tăng cao trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Đặc biệt, trong năm 2007, Techcombank đã mở thêm các cơ sở giao dịch mới ở các tỉnh và thành phố phát triển như Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Nghệ An, An Giang, Quy Nhơn, Đăklăk
Trên cơ sở tăng số lượng chi nhánh và sở giao dịch, số lượng công nhân viên của Techcombank cũng tăng lên theo từng năm, và đến hết năm 2007 đã là 128 điểm với số lượng nhân viên là 2900 người, và là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng công nhân viên lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.
Biểu 14
Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng
Trên cơ sở mức độ phân tán của các điểm giao dịch của Techcombank, ta nhận thấy ngân hàng cũng có sự tập trung hoạt động tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, trên tổng số 128 chi nhánh và sở giao dịch của Techcombank trên cả nước, có 38 điểm giao dịch được đặt tại Hà Nội và một con số tương đương như vậy ở Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên cở sở số lượng chi nhánh của từng vùng ta có tỷ lệ chi nhánh theo vùng của Techcombank
Bảng 15
Nguồn: Trang web Techcombank
2.2.3 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank
2.2.3.1 Các chương trình cho vay tiêu dùng và quy trình thẩm định cho vay tiêu dùng tại Techcombank
Techcombank triển khai dịch vụ tín dụng cho khách hàng cá nhân theo các hình thức sau:
Tín dụng hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể : Techcombank cho vay cáccá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác tư nhân, doanh nghiệp tư nhân... để bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản cố định, xây dựng trang trại, kinh doanh bất động sản, thuê địa điểm bán hàngHạn mức cho vay tối đa 70% tổng nhu cầu vốn đầu tư của khách hàng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Chương trình “ Nhà mới” : Techcombank cho vay để xây, sửa, mua nhà, chuyển quyền sử dụng đất và quyền thuê nhà của Nhà Nước. Ngân hàng hỗ trợ tới 70% tổng nhu cầu vốn của khách hàng nhưng không quá 2 tỷ đồng với xây, sửa nhà và không quá 7 tỷ đồng với trường hợp mua nhà, chuyển quyền thuê lại nhà của Nhà Nước và chuyển quyền sử dụng đất.Mức tối thiểu cho vay tại chương trình này là 30 triệu đồng. Đối với xây, sửa nhà: thời hạn cho vay tối thiểu là 6 tháng, tối đa là 10 năm. Thời hạn cho vay tối đa với khách hàng muốn mua nhà và chuyển quyền sử dụng đất là 15 năm.
Chương trình “Ô tô xịn” hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân mua ô tô phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. Ngân hàng ký kết hợp đồng hợp tác với các hãng xe như Ford Thăng Long, VIDAMCO, IZZUSU, Mitsubishi, Toyota, Mercedez-Benz để thực hiện quản lý và cho vay hiệu quả hơn. Tùy theo mức độ tài sản đảm bảo của khách hàng mà ngân hàng có thể cho vay tối đa tới 60 tháng và hạn mức vay là 80% giá trị chiếc xe mong muốn.
Dịch vụ “ Ứng trước tài khoản cá nhân F@stAdvance” : Techcombank cho phép khách hàng chi vượt quá số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của mình mở tại Techcombank trong một hạn mức nhất định. Khách hàng có thể thực hiện rút tiền vào bất kỳ thời điểm nào qua thẻ thanh toán F@stAccess hoặc rút trực tiếp tại các điểm giao dịch của Ngân hàng, thông qua 700 máy ATM và 11000 máy POS của Techcombank, Vietcombank và 16 ngân hàng khác trong liên minh thẻ. Với F@stAdvance có tài sản đảm bảo, giá trị hạn mức được xác định tùy theo giá trị tài sản đảm bảo, tuy nhiên không vượt quá mức 300 triệu đồng. Với F@st Advance không có tài sản đảm bảo, hạn mức tối đa là 4-5 tháng lương của khách hàng nhưng không quá 100 triệu đồng.
Chương trình “Ứng tiền nhanh” : Techcombank cho các khách hàng là hộ kinh doanh cá thể được chi vượt số tiền trên tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Techcombank để chi trả tiền hàng hóa,dịch vụ. Khách hàng có thể sử dụng số tiền ứng trước bằng cách rút tiền mặt, chuyển khoản tại các quầy giao dịch của Techcombank hay bằng thẻ thanh toán F@stAccess tại 700 máy ATM và 11000 máy POS của Techcombank, Vietcombank và 16 ngân hàng khác trong liên minh thẻ trên cả nước. Với các hộ kinh doanh vàng bạc, hạn mức là 1 tỷ đồng và với các hộ thuộc ngành nghề khác là không quá 500 triệu đồng. Thời hạn tối đa không quá 12 tháng.
Chương trình “ Gia đình trẻ” :Techcombank cho các gia đình trẻ hoặc cá nhân đã lập gia đình trong độ tuổi từ 22-45 vay để phục vụ nhu cầu về nhà ở, ô tô, các trang thiết bị trong gia đình và các sản phẩm dịch vụ về thẻ. Thời hạn cho vay tối đa là 20 năm với mua nhà, 5 năm với mua ô tô và 2 năm với mua trang bị đồ dùng gia đình. Tỷ lệ cho vay tối đa là 80% tổng nhu cầu vay mua ô tô ( theo chương trình “Ô tô xịn”, 50% tổng nhu cầu vốn vay mua sắm trang thiết bị sinh hoạt ( tối thiểu là 30 triệu đồng)
Cho vay kinh doanh chứng khoán ( hiện nay tại chi nhánh đang tạm thời dừng cung cấp dịch vụ này khi có chỉ thị 03/2007/CT-NHNN của Chính Phủ hạn chế cho vay kinh doanh chứng khoán).
Chương trình “Mua trả góp với Techcombank”: Đây là chương trình kết hợp giữa “Cho vay tiêu dùng trả góp” và “Cho vay trả góp mua hàng hóa” nhằm mục tiêu tài trợ cho những nhu cầu mua sắm hàng hóa gia dụng, có giá trị và thời gian sử dụng cao như: Máy tính, xe máy, máy ảnh, hàng điện tử điện lạnh, đồ nội thất... Khách hàng đến vay không cần đặt cọc hay tài sản đảm bảo, số tiền vay tối đa lên tới 200 triệu đồng và thời gian vay lên tới 36 tháng
Cho vay học phí: là dịch vụ cho vay tín chấp của Techcombank dưới hình thức trả dần theo định kỳ nhằm mục đích hỗ trợ cho người có đủ khả năng chi trả học phí khi bản thân người vay hoặc thân nhân của người vay theo học các khóa học của các đơn vị đào tạo tại Việt Nam. Thời hạn vay tối đa là 48 tháng, hạn mức vay là 70% học phí khóa học và không quá 200 triệu đồng. Ngoài việc tài trợ học phí cho các khóa học tại các cơ sở giáo dục của Việt Nam. Techcombank còn có chương trình “cho vay du học” và “ cho vay du học tại chỗ”,cũng với mức tài trợ tối đa là 70% học phí các khóa học. Thông qua các chương trình này, khách hàng có điều kiện đăng ký các khóa học tại nước ngoài hoặc các khóa học nước ngoài được tổ chức tại Việt Nam
Trừ một số chương trình hoặc sản phẩm có mức cho vay tối đa riêng, thì tất cả các sản phẩm còn lại đều cho vay với mức tối đa là 70% nhu cầu vốn vay của khách hàng. Thời hạn vay lớn nhất đối với dịch vụ tín dụng khách hàng cá nhân là 15 năm với việc mua nhà và chuyển quyền sử dụng đất, và ngắn nhất là tùy vào thời điểm nộp tiền vào tài khoản của khách hàng với dịch vụ ứng trước tiền nhanh.
So với các ngân hàng thương mại khác trên thị trường thì Techcombank là một trong những ngân hàng có chính sách cho vay tiêu dùng cũng như các chương trình cho vay hết sức phong phú. Những nhu cầu cơ bản được đáp ứng thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng của Techcombank là:
Nhu cầu mua, xây, sửa chữa nhà cửa
Nhu cầu mua phương tiện đi lại
Nhu cầu mua các vật dụng cá nhân và gia đình
Nhu cầu vay tiền đóng học phí hoặc đi du học
Nhu cầu đầu tư chứng khoán
Nhu cầu vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể
Với những ngân hàng thương mại Nhà nước lớn như Vietcombank hay BIDV, thì hoạt động cho vay tiêu dùng chưa thực sự là mối quan tâm lớn. Điều đó thể hiện ở các chương trình cho vay tiêu dùng của các ngân hàng chưa này chưa được quảng bá mạnh mẽ, cũng như tính đa dạng là thấp. Với Vietcombank, ngân hàng này chỉ đưa ra hai dịch vụ chính là cho vay để mua nhà và mua ô tô chưa có sự mở rộng cho vay để phục vụ các nhu cầu khác. Còn BIDV có chú trọng hơn đến việc cho vay để mua các hàng hóa khác tuy nhiên vẫn tập trung quảng bá cho hai chương trình cho vay mua nhà và mua ô tô.
Mặt khác, cũng giống như Techcombank, các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như ACB hay Sacombank đưa ra nhiều chương trình khác nhau liên quan những nhu cầu thường có của khách hàng cá nhân. Trong đó, hai ngân hàng này còn có nhiều chương trình liên quan đến cho vay đầu tư vàng, chứng khoán, trả góp cho sinh hoạt tiêu dùng hết sức đa dạng. Trong khi những nhu cầu này lại chưa phải là thế mạnh của ngân hàng Techcombank. Tuy nhiên, khi xét về tính linh hoạt của thời hạn cho vay cũng như những yếu tố khác của chính sách tín dụng, ta vẫn thấy Techcombank có sự đa dạng lớn hơn. Cụ thể như việc cho vay mua nhà, thời hạn tối đa của Techcombank có thể lên tới 20 năm trong khi của ACB và Sacombank chỉ dừng lại mức12 năm.
2.3.2.2 Quy trình thẩm định cho vay tiêu dùng tại Techcombank
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay
Cán bộ tín dụng tiếp nhận nhu cầu vay của khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cấp hạn mức theo quy trình cấp hạn mức tín chấp tiêu dùng của Techcombank.
Bước 2 : Xếp hạng khách hàng và nhập dữ liệu vào hệ thống
Cán bộ tín dụng căn cứ vào từng hồ sơ tiến hành thẩm định, đánh giá, xếp hạng khách hàng thể nhân trên hệ thống T24
Bước 3: Kiểm soát và phê duyệt việc xếp hạng khách hàng cá nhân
Lãnh đạo phòng tín dụng tại chi nhánh hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm kiểm soát nội dung xếp hạng khách hàng của đơn vị mình và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thấy cần thiết
Các nội dung cần kiểm soát : Kiểm tra tính chính xác của các thông tin cung cấp, tính hợp lý của điểm số mà chuyên viên đánh giá có thể cộng/trừ vào điểm xếp hạng khách hàng, tính chính xác giữa bảng xếp hạng trên T24 với các thông tin cung cấp trong hồ sơ khách hàng
Sau khi kiểm tra, cần thống nhất nội dung của Cho vay khách hàng cá nhân
Thông tin khách hàng sẽ được các cấp có thẩm quyền ( bao gồm Trưởng/Phó phòng Giao dịch, Trưởng/ Phó phòng Kinh doanh tại Chi nhánh, Trưởng/Phó phòng dịch vụ thẻ tín dụng tại Trung Tâm thẻ, Ban giám đốc chi nhánh hoặc người được ủy quyền) phê duyệt trên hệ thống T24.
Sau khi xếp hạng khách hàng được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trên T24, cán bộ tín dụng in phiếu xếp hạng khách hàng, ký và lưu và hồ sơ tín dụng của khách hàng
Xếp hạng lại: Trong quá trình xem xét cấp tín dụng cho khách hàng, nếu Ban giám đốc chi nhánh không đồng ý với kết quả xếp hạng thì Cán bộ tín dụng và cán bộ phê duyệt trên T24 phải tiến hành xếp hạng lại và duyệt lại theo đúng quy trình xếp hạng
Bước 4: Lưu hồ sơ
Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt xếp hạng khách hàng và đa hạch toán vào hệ thống GLOBUS, cán bộ tín dụng có trách nhiệm lưu hồ sơ xếp hạng khách hàng vào cặp hồ sơ tín dụng . Việc lưu hồ sơ phải đảm bảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT874.doc