Lời giới thiệu 1
Chương I 3
Khái quát về Marketing và ứng dụng 3
của Marketing trong việc nâng cao hiệu quả 3
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 3
I- Khái quát chung về Marketing và vai trò 3
của nghệ thuật ứng xử Marketing trong hoạt động 3
kinh doanh của doanh nghiệp 3
1. Khái niệm và sự hình thành Marketing . 3
2. Phân loại Marketing 5
3.Bản chất Marketing 6
4.Nghệ thuật ứng xử Marketing 7
II. Những ứng dụng của Marketing - mix trong việc 9
1.Chính sách hàng hoá 9
1.1. Những quyết định về dịch vụ đối với khách hàng: 10
1.2. Quyết định về chủng loại hàng hoá 11
2. Chính sách giá cả. 13
2.1. Xác định giá ban đầu cho hàng hoá: 13
2.1.1. Xác định nhiệm vụ hình thành giá cả. 14
2.1.2. Xác định cầu về hàng hoá của doanh nghiệp 15
2.1.3. Xác định chi phí 15
2.1.4. Phân tích giá cả và hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh. 15
2.1.5. Lựa chọn phương pháp định giá: 16
2.1.6. Quyết định giá: 17
2.2. Các chính sách định giá. 18
2.2.1. Chính sách về sự linh hoạt của giá: doanh nghiệp phải lựa chọn giữa chính sách một giá hay chính sách giá linh hoạt. 18
2.2.2. chính sách về mức giá theo chu kỳ sống của sản phẩm. 19
2.2.3. Chính sách giá khuyến khích tiêu thụ: 19
2.2.4. Chính sách giá theo phí vận chuyển: 19
2.2.5. Chủ động thay đổi giá và phản ứng của doanh nghiệp đối với việc các đối thủ cạnh tranh thay đổi giá. 19
3 Chính sách phân phối 20
3.1. Lựa chọn địa điểm. 21
3.1.1. Lựa chọn địa điểm theo yếu tố địa lý (ở đâu?) 21
3.1.2. Lựa chọn địa điểm theo yếu tố khách hàng (cho ai) 21
3.2. Lựa chọn và thiết kế kênh phân phối. 22
3.3. Tổ chức và điều khiển quá trình phân phối hiện vật. 23
3.3.1. Điều phối hàng hoá vào các kênh phân phối. 23
3.3.2. Lựa chọn phương án vận chuyển hàng hoá trong các kênh: 23
3.3.3. Lựa chọn dự trữ trong hệ thống kênh phân phối: 24
4. Chính sách xúc tiến (đẩy mạnh tiêu thụ ) 24
4.1. Quảng cáo. 24
4.2. Khuyến mại 25
4.3. Hội chợ, triển lãm. 26
4.4. Bán hàng trực tiếp. 28
4.5. Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác. 28
1. Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 29
1.1.Môi trường văn hoá xã hội. 29
1.2.Môi trường chính trị. 30
1.3.Môi trường kinh tế. 30
1.4.Môi trường khoa học - kỹ thuật 31
1.5.Môi trường cạnh tranh. 31
1.6.Khách hàng. 31
2-Những nhân tố bên trong doanh nghiệp 32
74 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng Marketing trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty kỹ thuật công nghệ Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa doanh nghiệp và đảm bảo sự thuận tiện trong việc giao dịch với khách hàng.
+ Giới thiệu hàng hoá: Là một cách thức quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp tại hội chợ triển lãm. Khi giới thiệu sản phẩm người giới thiệu phải giới thiệu tính năng, tác dụng của sản phẩm và điểm khác biệt của sản phẩm đó với các sản phẩm cạnh tranh khác. Có như vậy, mới làm nổi bật tính ưu việt của sản phẩm, làm cho khách hàng hiểu và yêu mến hình ảnh của doanh nghiệp.
+ Giao tiếp và bán hàng tại hội chợ triển lãm: Khi tiếp xúc với khách hàng mục tiêu tại hội chợ triển lãm, doanh nghiệp cần bố trí một người có trọng trách nhất định, có đủ khả năng và thẩm quyền để trả lời những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng. Tại bàn giao tiếp với khách hàng, các nhân viên cần có sổ ghi ý kiến của khách hàng, sổ ghi tên, địa chỉ của những khách hàng tham quan có nhu càu có quan hệ với doanh nghiệp.
+ Đánh giá kết quả đạt được khi tham gia hội chợ triển lãm nhằm mục đích xem xét mức độ thành công của việc tham gia hội chợ, xem xét mức độ hiệu quả khi sử dụng phương pháp này thông qua việc kiểm tra số lượng đơn đặt hàng, giá trị hàng hoá bán ra, số bạn hàng thu hút được...
4.4. Bán hàng trực tiếp.
Bán hàng trực tiếp là hành vi thương mại của thương nhân, là sự giao tiếp trực tiếp giữa người bán hàng với khách hàng tiềm năng. Những người bán hàng đó được gọi là các đại diện bán hàng. Nhiệm vụ của họ là phải cung cấp thông tin cần thiết về sản phẩm cũng như về công ty cho khách hàng đồng thời với việc thu thập thông tin về khách hàng, bạn hàng đối thủ cạnh tranh cho công ty, thêm vào đó họ còn phải thường xuyên chào hàng, cung cấp các dịch vụ khác nhau cho khách hàng, tư vấn cho khách hàng trong tiêu dùng cũng như trong hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ xúc tiến nhanh việc giao hàng. Các đại diện bán hàng có thể vừa là người chào hàng vừa là người thu thập đơn đặt hàng, vừa là người thực hiện đơn đặt hàng. Chính vì vậy, khi lựa chọn đại diện bán hàng, doanh nghiệp cần phải chọn những người có tài thuyết phục thông minh, năng động và có khả năng quyết đoán. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải trang bị, đào tạo, bồi dưỡng cho người đại diện bán hàng để họ có hiểu biết về nghệ thuật bán hàng như giao tiếp, bầy bán hàng, giới thiệu, giải đáp thắc mắc cho khách hàng.
4.5. Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác.
Quan hệ công chúng là những quan hệ với quần chúng nhằm tuyên truyền tin tức tới các dân chúng khác nhau ở trong và ngoài nước như: nói chuyện, tuyên truyền, quan hệ với cộng đồng, đóng góp từ thiện...
Vì công chúng là một lực lượng có thể thúc đẩy hoặc cũng có thể là lực lượng gây cản trở cho quá trình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, cho nên doanh nghiệp luôn phải tìm cách thu hút sự ủng hộ của công chúng, theo dõi thái độ của công chúng, tìm cách giao tiếp, thông tin với công chúng để tạo uy tín cho doanh nghiệp.
Nói tóm lại, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần ứng dụng chính sách Marketing-mix vào thực tế kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để chính việc ứng dụng này có hiệu quả doanh nghiệp còn cần phải nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách Marketing của doanh nghiệp. Những yếu tố đó là gì? Chúng sẽ được giới thiệu và trình bày trong phần 3.
III- những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng Marketing của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Để việc ứng dụng Marketing vào hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này.
1. Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
1.1.Môi trường văn hoá xã hội.
Yếu tố văn hoá xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng và có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vấn đề về nhân khẩu học có ảnh hưởng đến dung lượng thị trường có thể đạt đến. Dân số càng lớn thì quy mô thị trường càng lớn, nhu cầu về một nhóm sản phẩm càng lớn, khối lượng tiêu thụ của một sản phẩm nào đó càng lớn, khả năng đảm bảo hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngoài ra, các yếu tố khác thuộc về nhân khẩu như sự biến đổi trong gia đình, sự di chuyển dân cư hay việc trình độ học vấn và số viên chức tăng cao đều có ảnh hưởng đến chính sách Marketing, bởi chúng làm thay đổi những nhu cầu hiện có của thị trường.
Việc thông qua những quyết định Marketing có thể chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm của nếp sống văn hoá như:
-Sự trung thành sắt son với những giá trị văn hóa truyền thống cơ bản. Điều này gây khó khăn cho các nhà quản trị Marketing khi muốn thay đổi những giá trị văn hoá đó.
Những nhánh văn hoá trong khuôn khổ một nền văn hóa thống nhất có thể tạo cho nhà hoạt động thị trường lựa chọn một nhánh văn hóa nào đó làm thị trường mục tiêu căn cứ vào những nhu cầu và đặc tính của hành vi mua bán ở những người theo nhánh văn hóa đó. Tất cả những điều đó đòi hỏi nhà quản trị marketing phải nghiên cứu kỹ những giá trị văn hoá cơ bản của địa phương mà doanh nghiệp hoạt động thông qua thái độ của con người ở địa phương đó đối với bản thân họ, đối với người khác, đối với các thể chế tồn tại trong xã hội, đối với toàn xã hội, với tự nhiên và với vũ trụ.
1.2.Môi trường chính trị.
Những sự kiện xảy ra trong môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những quyết định marketing, bởi vì luật pháp điều tiết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó các nhà lãnh đạo Marketing phải biết rõ những đạo luật của địa phương mình đang hoạt động để điều chỉnh chính sách sao cho không đi trái với quy định của luật pháp.
1.3.Môi trường kinh tế.
Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năn của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất cứ thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở mức độ khác nhau và thậm chí, dẫn đến yêu cầu thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi hoạch định chính sách, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ đến sự phát triển (suy thoái) kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp , lãi suất vay tín dụng của thị trường mục tiêu. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần lưu ý đến tính chất phân bố thu nhập, sự khác biệt về địa dư trong cơ cấu phân bố thu nhập để hoạch định chính sách giá cả, phân phối sao cho hợp lý.
1.4.Môi trường khoa học - kỹ thuật
Trình độ trang thiết bị kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế liên quan đến mức độ tiên tiến/trung bình/lạc hậu của công nghệ và trang thiết bị đang được sử dụng trong nền kinh tế. ảnh hưởng trực tiếp đến yêu càu đổi mới công nghệ trang thiết bị; khả năng sản xuất sản phẩm với các cấp chất lượng, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp công nghệ, thiết bị.
Khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế phản ánh tiềm năng phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý... liên quan đến đổi mới sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm, khả năng cạnh tranh có tính tiên phong.
1.5.Môi trường cạnh tranh.
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đối thủ cạnh tranh là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Số lượng đối thủ cạnh tranh càng nhiều, tính cạnh tranh càng cao, lợi nhuận của doanh nghiệp càng giảm, đồng thời việc hoạch địh các chính sách trong doanh nghiệp mà cụ thể là chính sách Marketing – mix càng đòi hỏi chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Muốn làm được điều đó, không có cách nào khác doanh nghiệp phải tìm mọi cách để hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh của mình như: số lượng đối thủ, ưu nhược điểm của các đối thủ, chiến lược cạnh tranh của các đối thủ.
1.6.Khách hàng.
Vì khách hàng của doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp nói chung và của chính sách marketing nói riêng nên khách hàng có mối liên hệ vô cùng mật thiết với chính sách Marketing của doanh nghiệp. Do đó để chính sách Marketing có thể thành công, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ khách hàng của mình để từ đó xác định đúng những nhu cầu của khách hàng và nhờ thế công ty mới có thể tiêu thụ tốt.
2-Những nhân tố bên trong doanh nghiệp
Cơ hội và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp. Một cơ hội có thể trở thành “hấp dẫn” đối với doanh nghiệp này, nhưng lại có thể là “hiểm hoạ” đối với doanh nghiệp khác vì những yếu tố thuộc tiềm lực bên trong doanh nghiệp.
2.1.Tiềm lực về tài chính.
Là yếu tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu qua các nguồn vốn vào từng chiến lược, mục tiêu của doanh nghiệp và được thể hiện qua các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn, các tỷ lệ về khả năng sinh lời.
2.2.Tiềm năng con người.
Trong kinh doanh (đặc biệt trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ) con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm thành công. Do đó đánh giá và phát triển tiềm năng con người trở thành một nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh. Các yếu tố quan trọng nên quan tâm là:
-Lực lượng lao động có năng suất, có khả năng phân tích và sáng tạo.
-Để có khả năng hoàn thành xuất săc nhiệm vụ kinh doanh, một con người phải hội tụ đủ các yếu tố: tố chất - kiến thức - kinh nghiệm. Một doanh nghiệp có sức mạnh về con người là doanh nghiệp có khả năng lực chọn đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí công tác và sắp xếp đúng người trong một hệ thống thống nhất theo nhu cầu của công việc. Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực liên quan đến sức mạnh tiềm năng của doanh nghiệp về con người, vì nó còn tạ ra khả năng thu hút nuồn lao động xã hội nhằm kiến tạo được cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động: Trung thành và luôn hướng về doanh nghiệp; có khả năng chuyên môn cao, lao động giỏi; Có sức khoẻ, có khả năng hoà nhập và đoàn kết tốt.
2.3.Tiềm lực vô hình (tài sản vô hình)
Thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định mùa hàng của khách hàng. Tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp. Có nhiều nội dung khácnhau có thể srư dụng khi phát triển tiềm lực vô hình như:
-Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
-Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá ;
-Uy tín và mối quan hệ của lãnh đạo.
2.4. Trình độ tổ chức quản lý.
Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào những mối quan hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp.
Chương II
thực trạng ứng dụng marketing hiện nay
trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty hạ long
I- Đặc điểm kinh doanh của công ty Hạ Long có ảnh hưởng đến việc ứng dụng marketing trong hoạt động của doanh nghiệp
1- Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty Hạ Long.
Công ty ứng dụng công nghệ và kỹ thuật Hạ Long là doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo quyết định số 3901CP/TLDN ngày 10 tháng 6 năm 1997 của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội với trụ sở chính là P7N1 tổ 11 Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội.
Trước năm 1997 Công ty ứng dụng công nghệ và kỹ thuật Hạ Long là một bộ phận của Tổng Công ty Hạ Long trực thuộc Bộ Quốc phòng, với tiền thân là một bộ phận nghiên cứu những công nghệ tiên tiến để áp dụng vào quốc phòng. Tuy nhiên do tình hình kinh tế đất nước có những đổi mới, khối kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng cũng có những sự cải tổ, do không được bao cấp như trước nên một số bộ phận phải bị giải tán, Hạ Long được tách ra trở thành một Công ty trách nhiệm hữu hạn độc lập dựa trên cơ sở bộ khung của bộ phận nghiên cứu công nghệ của Tổng Công ty Hạ Long trực thuộc Bộ Quốc phòng trước đây.
Từ khi tách ra trở thành một công ty độc lập, Hạ Long đã tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích lợi nhuận tối đa và phạm vi kinh doanh là nhập khẩu, lắp ráp máy tính, máy văn phòng và một số thiết bị công nghệ cao. Ngoài ra trong những năm gần đây công ty có mở rộng thực hiện hoạt động dịch vụ. Và đặc biệt là trong năm vừa qua đưa thêm chính thức vào danh mục kinh doanh một loại sản phẩm mới mang tính chất cao cấp đó là cửa tự động (Autodoor) mang nhãn hiệu DORTEX.
Hình thức công ty là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, trách nhiệm của những người có vốn trong công ty được giới hạn bởi phần vốn góp của mình. Với tổng số vốn góp ban đầu là 450 triệu VNĐ. Công ty chính thức bắt đầu sản xuất kinh doanh vào ngày 15 tháng 6 năm 1997 với trụ sở giao dịch là 57C Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Đây là địa chỉ văn phòng giao dịch chính thức được đăng ký với cơ quan chủ quản chi cục thuế quận Thanh Xuân.
Qua gần 5 năm hoạt động, công ty ứng dụng công nghệ kỹ thuật Hạ Long từ chỗ chỉ có bán lẻ và chỉ có những hợp đồng gia công tới nay công ty Hạ Long đã tăng cường mở rộng ký kết được những hợp đồng lớn với các cơ quan nhà nước, mở rộng được nhiều mặt hàng kinh doanh, liên kết và nhập các linh kiện tới máy tính nguyên chiếc mang nhãn hiệu lớn nhắm tới thị trường bán sỉ, liên công ty trong ngành.
Số vốn của công ty cũng tăng lên con số 1 tỷ VNĐ, chưa bao gồm tài sản cố định và mở thêm
Tài khoản đồng Việt Nam số: 0011000303785 - NH Ngoại Thương Việt Nam.
Tài khoản ngoại tệ số: 0011370303785 – NH Ngoại thương VN
2- Một số đặc điểm cơ bản của công ty Hạ Long
2.1. Mặt hàng sản xuất kinh doanh
Công ty ứng dụng công nghệ và kỹ thuật Hạ Long sản xuất kinh doanh chính trên ba lĩnh vực hàng hoá:
Máy tính, linh kiện máy tính và các thiết bị kèm theo máy tính
Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ, cung cấp giải pháp trong lĩnh vực tin học hoá, hiện đại hoá cho các công ty, tổ chức.
Cửa tự động và các thiết bị an ninh kỹ thuật cao.
Trong đó cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của các lĩnh vực này là: Số liệu năm 2000, trích báo cáo KQKD
Đơn vị: 1000 VNĐ
Lĩnh vực
Doanh thu
Tỷ lệ %
Máy tính
2.630.000
79,67%
Dịch vụ
520.000
15,87%
Cửa tự động
150.000
4,96%
Tổng cộng
3.300.000
Cửa tự động là một lĩnh vực mới của công ty một phần nằm trong chiến lược đa dạng hoá kinh doanh của công ty Hạ Long, lĩnh vực cửa tự động là một lĩnh vực mới trên thị trường, chỉ chiếm một doanh thu rất nhỏ trong doanh thu công ty (chiếm 4,96%). Không phải là sản phẩm chính được tập trung nguồn lực.
Lĩnh vực kinh doanh máy tính, phụ kiện và các sản phẩm liên quan là lĩnh vực truyền thống của công ty Hạ Long. Công ty Hạ Long đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ban giám đốc luôn coi đó là lĩnh vực chính của công ty, và thực tế lĩnh vực này có doanh thu chiếm tới 76,67% doanh thu. Công ty tập trung phần lớn nguồn lực cho lĩnh vực này.
Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ và cung cấp những giải pháp kỹ thuật cho các công ty và tổ chức trong các dự án tin học hoá hay hiện đại hoá là một trong những lĩnh vực quan trọng không chỉ vì nó chiếm 15,87% doanh thu và mà còn vì lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới lĩnh vực máy tính, nó là lĩnh vực hỗ trợ máy tính, khi cung cấp giải pháp thì công ty được tăng uy tín và đôi khi có đơn đặt hàng máy tính.
2.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty Hạ Long là một công ty trách nhiệm hữu hạn, ban giám đốc của công ty bao gồm 2 người, giám đốc ông Bùi Hữu Cư, phó giám đốc bà Trần Thị Vượng. Công ty hiện tiến hành quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức cơ cấu quản lý của công ty
Ban Giám Đốc
P. Kỹ thuật
P. Kế toán
P. Kinh doanh
Nghiên cưú
Lắp đặt
Sửa chữa
Marketing
Bán hàng
Dịch vụ
* Phòng giám đốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của doanh nghiệp và đồng thời cũng trực tiếp quản lý. Giám đốc có quyền cao nhất định hướng chiến lược cũng như trực tiếp quản lý mọi hoạt động thường ngày của công ty. Ba phòng kế toán, kỹ thuật và kinh doanh là các phòng ban chức năng có nhiệm vụ cung cấp thông tin tư vấn cho ban giám đốc. Do quy mô doanh nghiệp tương đối nhỏ nên các phòng ban đều nhận mệnh lệnh trực tiếp từ ban giám đốc, không chịu một sự chi phối bởi các phòng ban chức năng khác. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty đạt được các yêu cầu như có khả năng mở rộng, có được những thông tin phản hồi, đơn giản gọn nhẹ và rất hiệu quả. Tuy nhiên trong thời gian sắp tới, bộ máy quản lý của công ty cần phải có những biện pháp giảm chi phí nhằm tăng cường lợi nhuận, có thể nhận thấy chi phí quản lý của công ty rất nặng:
Năm
Tổng số chi phí
1998
440.000.000đ
1999
507.500.000đ
2000
350.000đ
Chức năng của phòng kỹ thuật
Phòng kỹ thuật của công ty bao gồm ba bộ phận chính:
*Bộ phận nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu các tính năng của sản phẩm mới nhập khẩu của công ty, nghiên cứu chế tạo, sản xuất thử sản phẩm mới nhằm áp dụng vào sản xuất lắp ráp, nghiên cứu khắc phục những sự cố của sản xuất công ty hiện đang kinh doanh và những sản xuất công ty đã kinh doanh để có thể hỗ trợ cho khách hàng. Bộ phận nghiên cứu là bộ phận quan trọng nhất của phòng kỹ thuật, thực tế nó đóng vai trò cố vấn, hỗ trợ về kỹ thuật cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
*Bộ phận sửa chữa là một phần không thể thiếu được ở phòng kỹ thuật của một công ty kỹ thuật sản xuất máy tính. ở Công ty Hạ Long, bộ phận sửa chữa đóng vai trò sửa chữa cho cả hai mảng sản phẩm vật chất là cửa tự động và máy tính, thực hiện nhiệm vụ bảo hành của công ty hơn thế nữa bộ phận sửa chữa còn phối hợp với bộ phận dịch vụ của phòng kinh doanh để tiến hành thực hiện kinh doanh dịch vụ sửa chữa thuê.
*Trên lý thuyết thì phòng kỹ thuật thường chỉ có những bộ phận nghiên cứu và có chức năng cố vấn nhưng ở thực tế những công ty vừa và nhỏ để giảm sự tốn kém không cần thiết của bộ máy quản lý những công ty vừa và nhỏ thường có xu hướng sát nhập những bộ phận với nhau trong cùng một phòng, ở Công ty Hạ Long cũng vậy. Thực tế công ty không cần có phòng sản xuất mà bộ phận sản xuất trực thuộc phòng kỹ thuật. Điều này có một lợi thế đó là phòng kỹ thuật có thể trực tiếp tư vấn và quản lý chất lượng của sản phẩm được sản xuất lắp ráp. Bộ phận sản xuất ở công ty Hạ Long có nhiệm vụ là lắp ráp máy tính từ những linh kiện nhập ngoại.
Chức năng của phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh của công ty có chức năng kinh doanh, thực hiện công tác bán hàng và thực hiện những giao dịch của công ty. ở Công ty Hạ Long phòng kinh doanh có ba bộ phận đó là các bộ phận Marketing, bán hàng, dịch vụ. Thực chất trong những bộ phận này lại chia thành những nhóm nhỏ hơn.
Trưởng phòng
Phó phòng
BP.Bán lẻ
Máy Tính
BP.Bán sỉ
Máy Tính
BP. KD
Dịch vụ
BP. Kinh doanh
Cửa tự động
BP. Marketing
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh
Nếu nhìn vào sơ đồ quản trị của phòng kinh doanh có thể thấy phòng kinh doanh quản trị phương thức nhóm. Các nhóm tự quản trị và hoạt động theo phương thức khoán. Trưởng phòng trực tiếp điều hành hoạt động thường ngày của các bộ phận bán lẻ, bán sỉ máy tính, bộ phận kinh doanh dịch vụ và bộ phận quảng cáo. Phó phòng có nhiệm vụ điều hành bộ phận kinh doanh cửa tự động, phóng phòng có trách nhiệm báo cáo với trưởng phòng về tình hình kinh doanh của bộ phận kinh doanh cửa tự động.
Công ty ngay từ khi thành lập đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác marketing trong nền kinh tế thị trường, vì vậy bộ phận Marketing luôn có một vai trò quan trọng trong phòng kinh doanh cũng như trong công ty. Công ty có một lượng lớn nhân viên hoạt động theo mùa vụ, thuê bên ngoài mỗi khi công ty cần tổ chức những chiến dịch quảng cáo nên bộ phận quảng cáo của công ty có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu thị trường nghiên cứu nhu cầu của thị trường về sản phẩm của công ty, cung cấp thông tin về thị trường và khách hàng, nhu cầu sản phẩm, phân đoạn thị trường để có phương án kinh doanh thích hợp đối với từng nhóm khách hàng, tìm kiếm thời cơ hấp dẫn cho công ty, theo dõi tình hình bán hàng trong từng thời kỳ, quản lý các kênh phân phối nhằm điều chỉnh lượng hàng xuất cho từng nhà phân phối đại lý, thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh đánh giá mặt mạnh, yếu của đối thủ cạnh tranh, phát hiện chiến lược và mục tiêu của đối thủ cạnh tranh, dự đoán các phản ứng của đối thủ cạnh tranh từ đó thiết kế hệ thống thông tin trình báo cạnh tranh, theo dõi sự biến động về giá cả và sản phẩm trên thị trường để từ đó có đề xuất điều chỉnh về giá cả, thu thập những phản ứng đánh giá từ phía khách hàng, người tiêu thụ đối với các chương trình quảng cáo khuyến mại hay các phương thức bán hàng, chất lượng sản phẩm của công ty, đề xuất phương thức và chính sách bán hàng hiệu quả, soạn thảo thực hiện chiến dịch quảng cáo, tổ chức các chương trình khuyến mại.
2.3. Đặc điểm lao động của công ty.
Vấn đề nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng của hầu hết các công ty, do quy mô công ty còn tương đối nhỏ, Hạ Long không có bộ phận quản trị nhân lực riêng, giám đốc trực tiếp điều hành và quản lý vấn đề nhân lực, giám đốc là người quyết định xem nên tuyển dụng thêm nhân viên, bố trí vị trí của nhân viên cho thích hợp, đề ra các nội quy cho nhân viên và có quyền sa thải nhân viên.
Bảng: Tình hình nhân lực của công ty Hạ Long.
Tổng số nhân lực của công ty
30
100%
Số lao động tham gia trực tiếp sản xuất
16
53,33%
Số lao động hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
36,67%
Số lao động quản lý
3
10,00%
Số lượng lao động nữ
4
13,33%
Tuổi trung bình của đội ngũ nhân viên
26
Số lượng lao động có trình độ cao đẳng hay đại học
27
96%
Thu nhập trung bình
ằ70$
Thông qua bảng số liệu có thể thấy lực lượng lao động của công ty tương đối trẻ và có trình độ. Hầu hết nhân viên đều có trình độ đại học hoặc tương đương đại học, tuy vậy trong những vấn đề kỹ thuật của công ty thì còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, có thể nói hầu hết nhân viên marketing và nhân viên phòng kinh doanh đều có bằng đại học kinh tế là rất tốt, đáp ứng được những nhu cầu hiện nay của công ty nhưng xét thực tế công ty kinh doanh mặt hàng máy tính là mặt hàng kỹ thuật, trong thời gian tới khi mở rộng thị trường, những khách hàng trở nên khó tính hơn và những đòi hỏi cao hơn, nhân viên kinh doanh của công ty ngoài những kiến thức về kinh tế cũng cần có những hiểu biết kỹ thuật cơ bản về mặt hàng này. Vấn đề đào tạo và nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp cũng đã được ban giám đốc quan tâm. Tuy nhiên với tiềm lực nhỏ của công ty, kinh phí cho đào tạo là tương đối ít, do vậy để giải quyết vấn đề trên công ty chủ trương chỉ tuyển thêm những nhân viên đã được đào tạo có kiến thức của cả hai chuyên ngành, đồng thời khuyến khích những nhân viên của công ty học tập nâng cao kiến thức kết hợp với một số chương trình đào tạo cơ bản cho nhân viên với phương thức vừa học vừa làm nhưng đây cũng không phải là một biện pháp lâu dài trong thời gian kế tiếp khi công ty mở rộng và phát triển công ty sẽ phải có những đâù tư lâu dài cho lĩnh vực nhân lực.
2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị, công nghệ.
Là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và lắp ráp, cơ sở vật chất của công ty ứng dụng công nghệ và kỹ thuật Hạ Long hầu hết bao gồm những thiết bị phục vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty, giá trị của cơ sở vật chất không thuộc loại lớn.
*Cơ sở vật chất sử dụng để quản trị: Trụ sở của công ty đặt tại 57C – Giảng Võ. Đây là một cơ sở hiện đại được trang bị đầy đủ những thiết bị văn phòng phục vụ cho việc quản lý điều hành của công ty. Công ty từ lâu đã áp dụng những thành tựu của lĩnh vực công nghệ thông tin vào trong quản trị như sử dụng các công cụ văn phòng, máy phôtocopy, sử dụng máy tính vào việc quản lý nhân lực và đặc biệt công ty sử dụng kế toán máy, công cụ lập lịch, công cụ quản trị dự án nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị.
*Cơ sở vật chất sử dụng trong công tác sản xuất kinh doanh: Công ty trang bị cho bộ phận bảo hành và lắp ráp các thiết bị hiện đại để kiểm tra chất lượng máy móc, linh kiện, một hệ thống dây truyền lắp ráp nhỏ bảo đảm công việc bảo hành sửa chữa cũng như lắp ráp máy tính mới cho công ty. Bộ phận bán lẻ của công ty là cửa hàng cạnh trụ sở chính của công ty và cũng được trang bị đủ những thiết bị cần thiết, nó cũng giúp ích cho việc giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của công ty. Ngoài ra công ty còn có một nhà kho tương đối rộng đủ cho những nhu cầu dự trữ hàng hoá cũng như những linh kiện nhập về để lắp ráp.
2.5.Tình hình tài chính
Năm 1997, công ty được thành lập với số vốn ban đầu là vốn kinh doanh: 450 triệu đồng, tài sản cố định là 5 triệu, với mức doanh thu là 3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt mức 3 triệu đồng.
Bảng cân đối kế toán của Công ty 1998-2000 (đơn vị : 1000đ)
Chỉ mục
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Đầu
Cuối
Đầu
Cuối
Đầu
Cuối
Tổng cộng nguồn vốn
2034000
2035000
2035000
1560000
1560000
2145000
A. Nợ phải trả
1575000
1585000
1585000
1106000
1106000
1105000
Nợ dài hạn
----------
770000
770000
910.000
910.000
750.000
B. NV chủ sở h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- F0004.doc