Đề tài Ứng dụng mô hình Just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm, là điều kiện thuận lợi cho phất triển ngành nông nghiệp và trồng cây nguyên liệu phục vụ các ngành công nghiệp nước ta, đồng thời nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, trữ lượng lớn. Nhưng do điều kiện khoa học kỹ thuật của nước ta chưa hiện đại nên chưa khai thác triệt để được các nguồn tài nguyên, chưa tạo ra được đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp nước ta. Ngành dệt may cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đó, hàng năm toàn ngành phải nhập khẩu 70% nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài, làm cho chi phí sản xuất cao từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp thấp. Vì vậy đây là một thách thức khó khăn đối với toàn ngành Dệt may Việt Nam.

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng mô hình Just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trong sự vận động và phát triển của thị trường. Có sức mua mới có thị trường. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua , cơ cấu tiêu dùng như: tốc độ tăng trưởng hay suy thoái kinh tế chung, tỷ lệ lạm phát nền kinh tế, cơ cấu thu nhập và mức tăng trưởng thu nhập, sự thay đổi cơ cấu chi tiêu của dân cư….Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gần đây đã có tác động đến nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, tỷ lệ lạm phát cao đã làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của họ cũng giảm xuống. Để hạn chế những thiệt hại mà suy thoái nền kinh tế gây ra chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách khác nhau như: kích cầu tiêu dùng, gần đây nhất là cuộc vận động người Việt Nam dùng hang Việt Nam để hạn chế rủi ro của các doanh nghiệ Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. 2.1.2.4.3. Nhân tố xã hội Kinh tế càng phát triển , đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu may mặc cũng có sự biến đổi liên tục. Nếu các doanh nghiệp may không cú trọng đầu tư đúng mức cho công tác thiết kế sẽ nhanh chóng bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Hàng may mặc Trung Quốc với giá rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường may mặc nội địa. Tuy nhiên, người Việt Nam có tâm lý “ ăn chắc mặc bền”, nên sản phảm chất lượng tốt của các doanh nghiệp trong nước vẫn được nhiều người Việt Nam tìm dùng. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn chiếm lại thị trường nội địa hiện đang bị hàng Trung Quốc tấn công và thống trị. 2.1.2.4.4. Nhân tố công nghệ Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn vẫn là thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được. Vì thế, nếu được đầu từ đúng mức về công nghệ thì ngành may mặc Việt Nam có thể phát huy hết tiềm năng về lao động và chất lượng. 2.1.2.4.5. Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các hoạt động Marketing trên thị trường. Đây là những yếu tố vừa tạo nên những điều kiện thuận lợi vừa đưa lại những khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là: Đặc điểm thời tiết khí hậu của vùng hay quốc gia Nguồn tài nguyên thiên nhiên, trữ lượng và điều kiện khai thác Vấn đề ô nhiễm môi trường Sự can thiệp của Chính phủ vào quản lý tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm, là điều kiện thuận lợi cho phất triển ngành nông nghiệp và trồng cây nguyên liệu phục vụ các ngành công nghiệp nước ta, đồng thời nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, trữ lượng lớn. Nhưng do điều kiện khoa học kỹ thuật của nước ta chưa hiện đại nên chưa khai thác triệt để được các nguồn tài nguyên, chưa tạo ra được đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp nước ta. Ngành dệt may cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đó, hàng năm toàn ngành phải nhập khẩu 70% nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài, làm cho chi phí sản xuất cao từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp thấp. Vì vậy đây là một thách thức khó khăn đối với toàn ngành Dệt may Việt Nam. 2.1.2.5. Phân tích SWOT của ngành 2.1.2.5.1. Điểm mạnh - Nguồn lao động dồi dào, khéo léo, cần cù, chịu khó; -Tiền gia công sản phẩm rẻ, chi phí nhân công thấp; - Chất lượng các sản phẩm may mặc của Việt Nam được các nước nhập khẩu đánh giá cao; - Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam ngày càng tăng và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng; - Các doanh nghiệp may đang dần chú trọng và có kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực thiết kế, năng suất lao động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm giảm lãng phí về nguyên vật liệu. 2.1.2.5.2. Điểm yếu - Công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn lạc hậu; - Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các doanh nghiệp may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới; - Chủ yếu là thực hiện may gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên giá trị gia tăng của ngành may còn thấp; - Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành may của Việt Nam tại thị trường nước ngoài nên không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ, - Phần lớn nguyên liệu cho ngành may mặc hiện nay vẫn phải nhập khẩu dẫn đến giá trị thực tế thu được của ngành chưa cao, - Ngành may mặc Việt Nam hiện chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa; - Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất. khẩu. 2.1.2.5.3. Cơ hội - Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành may mặc Việt Nam; - Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sẽ khiến cho nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm trung và cao cấp. - Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm của các nước nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản…) do chất lượng sản phẩm cao nên sẽ có thể mở rộng hơn thị phần xuất khẩu cũng như tăng giá trị xuất khẩu; - Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế suất khi xuất khẩu hàng may mặc vào các nước khác; - Ngành may mặc trong thời gian tới được coi là ngành ưu tiên và khuyến khích phát triển nên sẽ nhận được những nguồn vốn đầu tư lớn cả trong và ngoài nước. 2.1.2.5.4. Thách thức: - Các quốc gia nhập khẩu thường có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất lượng của hàng may mặc nhập khẩu vào bao gồm cả hàng hóa của Việt Nam. - Hàng hóa Việt Nam cũng như của một số quốc gia khác có nguy cơ bị kiện bán phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành may mặc của nước nhập khẩu; - Để thu được lợi nhuận cao thì Việt Nam cần phải đầu tư các sản phẩm thiết kế thời trang để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước cũng như để xuất khẩu. - Những biến động bất lợi về giá dầu thế giới, giá lương công nhân có thể làm tăng giá thành sản xuất của doanh nghiệp may. Nếu giá sản phẩm may mặc của Việt Nam tăng lên và cao hơn các nước khác thì các nước nhập khẩu sẽ chuyển hướng sang những nước có giá thành rẻ hơn và không nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam nữa, do đó sẽ làm giảm sút kim ngạch xuất khẩu. - Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc vớ giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới. 2.2. Tình hình sản xuất và hàng tồn kho trong các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam 2.2.1. Vài nét về tình hình sản xuất của ngành dệt may Việt Nam Từ năm 2002, ngành Dệt may Việt Nam có tăng trưởng đột phá mở đầu cho một thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ cả về kim ngach lẫn tỷ trọng trong xuất khẩu chung của nền kinh tế. Năm 2002, xuất khẩu dệt may đạt trên 2,7 tỷ USD và chiếm tỷ trọng trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của nền kinh tế. Từ sau khi gia nhập WTO , Việt Nam đã từng bước vươn lên thành 1 trong 9 nước dẫn đầu về kim ngach xuất khẩu sản phẩm may mặc. Kể từ đó, giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng không ngừng tăng cao. Dệt may trở thành ngành có vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn , phù hợp với đất nước đang phát triển , có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. Tuy nhiên Viêt Nam gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện cam kết giảm thuế nhập khẩu bảo hộ hàng dệt may nội địa, riêng thuế nhập khẩu hàng dệt may đã giảm khoảng 2/3, cụ thể hàng may mặc từ 50% giảm xuống còn 20%, vải từ 40% xuống 12%, sợi xuống còn 5%. Hơn nữa Hoa Kỳ - một thị trường tiềm năng của Dệt may Việt Nam đã đơn phương áp đặt cơ chế giám sát đặc biệt dệt may đối với 5 nhóm hàng dệt may của Việt Nam: quần, áo sơ mi, đồ lót, đồ bơi và áo len, áp lực càng gia tăng nặng nề khi hầu hết chi phí đầu vào sản xuất đều tăng hơn 40% so với năm ngoái. Mặc dù cơ chế này mới chỉ dừng ở việc giám sát số liệu, nhưng đã gây một số bất lợi đối với ngành dệt may Việt Nam. Các nhà nhập khẩu lớn dè dặt khi đặt hàng tại Việt Nam, thậm chí rút đơn hàng khỏi Việt Nam trong quí 1-2007. Trước khó khăn đó, chính các DN chứ không ai khác đã chủ động thoát khỏi các tình huống khó khăn. Những khuyến cáo liên tục của Vitas và Bộ Công thương yêu cầu các DN phải kiên quyết nói "không" với việc chuyển tải bất hợp pháp để tránh gia tăng mức độ nguy hiểm có khả năng dẫn đến điều tra chống bán phá giá đã được các DN thực hiện nghiêm túc. Toàn bộ hệ thống sổ sách liên quan đến lý lịch và chi phí đầu vào của lô hàng xuất khẩu để phục vụ công tác kiểm tra (nếu có từ phía Mỹ) đều được các DN chuẩn bị chu đáo. Chính sự chủ động thực hiện một cách đồng bộ này đã mang lại kết quả rất khả quan cho thị trường Mỹ khi tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu cứ ngày một tăng dần. Sau quí 1 tương đối "u ám", ngành dệt may đã tăng tốc xuất khẩu từ tháng tư trở đi, dệt may vươn lên vị trí dẫn đầu trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu với kim ngạch sẽ đạt khoảng 7,8 tỉ USD (tăng 31% so với năm 2006), vượt qua cả dầu thô. Tính đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 6,38 tỉ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ giữ vị trí chủ đạo đạt 4,4 - 4,5 tỉ USD, thị trường EU đạt khoảng 1,45 -1,5 tỉ USD, Nhật Bản đạt 700 triệu USD... Lợi nhuận năm 2007 ước đạt trên 556 tỷ đồng, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân ước đạt 15,6%. Năm 2008 là năm chứng kiến nhiều biến động của thị trường trong nước và quốc tế. Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 nhưng không ít các ngành công nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc xuất khẩu các mặt hàng ra nước ngoài và khó khăn trong việc tiêu thụ trong nước. Ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng đã gặp không ít khó khăn từ việc sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm. Bức tranh khó khăn của ngành công nghiệp dệt may thể hiện rõ nhất ở khu vực TP.HCM, nơi chiếm gần phân nửa năng lực dệt may của cả nước. Ông Phạm Xuân Hồng - Phó Chủ tịch Hội dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, kim ngạch dệt may của toàn ngành tháng 11-2008 ước đạt 780 triệu USD, nâng kim ngạch từ đầu năm đến nay đạt 8,37 tỷ USD. Với tình hình này, xuất khẩu dệt may sẽ khó đạt mức 9,5 tỷ USD cho năm 2008. Thực trạng này phản ánh đúng tình hình thực tế khi các đơn hàng bắt đầu sụt giảm kể từ tháng 8-2008. Bởi bậy, VITAS khuyến cáo các doanh nghiệp (DN) hết sức thận trọng khi thực hiện các đơn hàng mới, đặc biệt từ các nhà nhập khẩu trung gian, để tránh những đơn hàng bị huỷ mà không có lý do rõ ràng. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho DN dệt may đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khi nhiều nhà nhập khẩu giảm đơn hàng, ngưng đặt hàng, doanh thu thấp nên buộc phải cắt giảm chi tiêu và lao động để giảm chi phí sản xuất, thậm chí chủ doanh nghiệp đã bị tạm giữ vì định “bỏ của chạy lấy người”. Tại TP.HCM, đã có một số DN vốn 100% của Đài Loan, Hàn Quốc ngưng sản xuất do không có đơn hàng và bị tác động từ công ty mẹ. Nhiều DN trong nước cũng đã xuất hiện tình trạng thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động để giảm áp lực khó khăn về tài chính. Hiện chỉ một số doanh nghiệp có thương hiệu và có nhiều khách hàng truyền thống như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè… là còn đơn đặt. Vì thế, “tồn tại” là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp Theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AMCHAM), doanh số bán hàng dệt may tại Hoa Kỳ trong tháng 10/2008 đã giảm sút mạnh, ở mức thấp nhất trong 35 năm qua. Trong các mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong 9 tháng, chỉ có hàng dệt may Việt Nam tăng 22%, hàng nhập khẩu từ các nước khác giảm 3% so với cùng kỳ 2007. Hiện Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, chiếm khoảng 85% thị phần xuất khẩu, trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm 57% thị phần. Đây là nguyên nhân khiến cho hàng dệt may của Việt Nam gặp nhiều trở ngại do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động. Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng nhìn nhận, khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp dệt may trong nước hiện nay là cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá. Năm 2008, mặc dù kinh tế Việt Nam và thế giới chứng kiến những biến động mạnh mẽ, từ lạm phát những tháng đầu năm đến giảm phát cuối năm, nhưng hết năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn đạt con số kỷ lục 9,2 tỷ USD, đưa Việt Nam đứng vào Top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Phải nói rằng, ngành dệt may Việt Nam là ngành được Chính phủ rất quan tâm. Điều này không chỉ do tốc độ tăng trưởng cao, tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu mà quan trong hơn cả là đã tạo ra trên 2 triệu chỗ làm với 6 triệu người ăn theo. Những đóng góp cho xã hội đó đã nâng cao vị thế của ngành dệt may trong nền kinh tế đất nước. Theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam năm 2009, toàn ngành đã có đến hơn 3000 doanh nghiệp tham gia sản xuất. Con số này cho chúng ta thấy được quy mô phát triển của ngành, Dệt may thực sự đã trở thành một ngành tiềm năng thu hút nhiều đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do có được sự đầu tư từ nhiều nguồn, năng lực sản xuất của ngành ngày càng có những tiến bộ vượt bậc. Sản lượng hàng năm của các doanh nghiệp đều tăng mạnh ở những con số ấn tượng và ở hầu hết mọi lĩnh vực trong toàn ngành đều đã có sự quan tâm của các nhà đầu tư. Bảng thống kê dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này: Bảng 2.3 – Năng lực sản xuất của ngành Dệt may Việt Nam( tổng hợp năm 2009) Lĩnh vực Số doanh nghiệp Số máy móc Năng lực sản xuất 1. Sản xuất nguyên liệu thô Bông vải 60000 tấn Kéo sợi 145 3 789 000 máy 35 0000 tấn 2. Dệt vải Dệt thoi 401 21 800 máy 1000 triệu m2 Dệt kim 105 3800 máy 200 000 tấn sx khác dệt 7 5 000 tấn Nhuộm 94 1109 máy 700 triệu m2 3. May mặc Quần áo 2424 918 700 máy 2400 triệu đơn vị sp Khăn bông 62 000 tấn Nguồn : Hiệp hội Dệt may Việt Nam   Đến nay, ngành dệt may Việt Nam khá phát triển, trang bị được đổi mới và hiện đại hóa tới 90%. Lực lượng lao động trong ngành khá dồi dào, có kỹ năng và tay nghề tốt, có chi phí lao động thấp so với nhiều quốc gia khác, có khả năng sản xuất được các loại sản phẩm phức tạp, đòi hỏi chất lượng cao và được phần lớn khách hàng kỹ tính chấp nhận. Nhiều doanh nghiệp trong ngành đã được tổ chức tốt, xây dựng được thương hiệu, có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà nhập khẩu bán lẻ nước ngoài, nhất là với Mỹ. Có tới 57% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là vào Mỹ đã chứng tỏ điều đó. Hình 2.4- Cơ cấu xuất khẩu dệt may năm 2008. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã được 2 năm. Dệt may là một trong những ngành được coi là mũi nhọn và chịu nhiều tác động sau sự kiện này. Nếu như trong khoảng thời gian đầu năm 2008, ngành dệt may đã đạt được những bước tăng trưởng khá mạnh thì cuối năm 2008, đầu năm 2009, dệt may Việt Nam đang đứng trước rất nhiều những khó khăn, thách thức. Tuy nhiên theo dự báo của Bộ Công Thương, những tháng đầu năm 2009, ngành dệt may xuất khẩu đã có những dấu hiệu khởi sắc, sau những khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu . Theo Bộ Công Thương cho hay, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 4 tháng đầu năm 2009 tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU giảm nhẹ, và xuất khẩu sang Nhật Bản tăng. Theo ông Nguyễn Sơn, Phó Tổng Thư Ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết thì xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ trong quý 1 vừa qua đạt trên 1 tỷ đô la trong tổng kim ngạch của Việt Nam xuất ra toàn thế giới là 1,9 tỷ đô la, giảm 4% so với cùng thời gian này năm ngoái. Năm 2009, nhu cầu hàng hoá cho hai thị trường Mỹ và EU giảm, đặc biệt là thị trường Mỹ sẽ giảm trên 15% nhập khẩu hàng dệt may. Bên cạnh đó, giá bán các sản phẩm cao cấp giảm rất mạnh, hệ thống siêu thị Mỹ đóng cửa rất nhiều trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, ngành dệt may xuất khẩu khó có thể duy trì được mức tăng trưởng 5% như các năm trước. Do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, trong khi một số DN đến từ thị trường Hàn Quốc, Đài Loan bị đóng cửa, nhiều DN trong nước vẫn giữ được ổn định và tăng trưởng. 6 tháng đầu năm, nhiều DN có bước tăng trưởng cao như: Tổng Công ty May Việt Tiến tăng trưởng hơn 30%; Phong Phú: 29%; May 10, Đức Giang, May Nam Định, Dệt Nha Trang... cũng đang tiếp tục tăng trưởng, xứng đáng là những DN chủ lực của ngành dệt may Việt Nam. Đại diện Công ty May 10 cho biết, lợi nhuận và doanh thu của công ty vẫn vượt chỉ tiêu 12-15%. Hiện, mỗi tháng công ty phải hoàn thành 1,2-1,5 triệu sản phẩm để chuẩn bị hàng xuất sang châu Âu. Vì vậy, 15 xí nghiệp của May 10 đang phải tập trung nhân lực cho sản xuất với cường độ cao, dự kiến mức tăng trưởng năm nay sẽ đạt 15%. Thời điểm này ngành dệt may đang phải đối phó với nhiều nỗi lo, trong đó có nỗi lo thiếu lao động. Việc thiếu lao động là tất yếu, vì ở thời điểm đầu năm khi không có đơn hàng, doanh nghiệp đã thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Khi đơn hàng trở lại, các doanh nghiệp không có lao động để mở rộng sản xuất. Vì thế, nhu cầu cần tuyển lao động tại nhiều doanh nghiệp tăng cao, cũng “cấp bách” như việc cắt giảm lao động, ngưng sản xuất trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng. Hiện tại trung bình ngành dệt may thiếu khoảng 10-15% lao động để có thể đẩy mạnh sản xuất cho những tháng cuối năm. Ngành dệt may đối mặt thiếu cả lao động phổ thông và lao động có chuyên môn. Tình trạng thiếu lao động đang căng thẳng hơn cả những năm trước, vì sau Tết Nguyên đán 2009, đa phần người lao động không trở lại nhà máy làm việc, mà tìm kiếm cơ hội khác hoặc ở lại quê hương khiến số lượng công nhân của nhiều doanh nghiệp giảm đáng kể. Nỗi lo thứ hai là giá xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng. Theo Vitas, giá hàng dệt may xuất khẩu hiện đã giảm khoảng 15% so với quý I/2009. Ông Phạm Xuân Hồng, Tổng Giám đốc Công ty CP May Sài Gòn 3, cho biết: Giá xuất khẩu các mặt hàng dệt may sang Hoa Kỳ đang giảm 15%, sang EU giảm 5-7%, sang Nhật giảm 3%. Trong bối cảnh chi phí đầu vào như giá điện, tiền lương... đều tăng cao thì việc giá xuất khẩu giảm sẽ ảnh hưởng không ít đến lợi nhuận kỳ vọng và sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa hàng dệt may Việt Nam sẽ gặp phải sức cạnh tranh gay gắt ở thị trường ngoài nước trong thời gian tới. Nếu như các nhà quản trị không tìm cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, hạ giá thành thì hàng Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh với hàng hóa các nước khác. Không chỉ khó khăn trong việc giảm giá hàng xuất khẩu mà các doanh nghiệp còn phải đối mặt với việc cắt giảm cả lượng hàng xuất khẩu. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đến nay, thị trường Mỹ giảm nhập khẩu hàng dệt may hơn 20%, Nhật Bản giảm 15%. Sức tiêu thụ hàng dệt may cao cấp cũng giảm mạnh. Bên cạnh đó, sản phẩm dệt may của Việt Nam còn bị cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Thị trường xuất khẩu dệt may đang bị thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu bị cắt giảm, và nhiều dự đoán sẽ tiếp tục cắt giảm tới đầu năm 2010. Do đó, ngành dệt may cần có nhiều biện pháp thích hợp, để vượt qua khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm nay. Trong bối cảnh đi xuống chung của ngành dệt may toàn cầu. Các doanh nghiệp đều cố gắng tìm kiếm hợp đồng, chấp nhận lợi nhuận thấp, kể cả hoà vốn miễn là ổn định sản xuất và đảm bảo việc làm cho người lao động. Đại diện Hiệp hội Dệt May kiến nghị trong tình hình kinh tế thế giới suy thoái, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, Chính phủ cần có ngân quỹ cho nhập khẩu công nghệ, thiết bị, tạo điều kiện cho DN có lợi thế phát triển khi khủng hoảng đi qua khó khăn. Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, ngành dệt may bên cạnh việc triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư và các chi phí quản lý hành chính trong sản xuất kinh doanh, hình thành chuỗi liên kết sử dụng nguyên liệu, vật liệu chung, giảm tồn kho toàn hệ thống, giảm vốn lưu động, thì trong ngắn hạn chấp nhận làm gia công xuất khẩu để giảm áp lực vốn lưu động cho nguyên vật liệu. Thực tế hiện có đến 80% DN dệt may làm hàng gia công xuất khẩu, vì thế hàng gia công bị chịu nhiều thiệt thòi hơn so với những DN làm hàng FOB (mua đứt, bán đoạn). Trong khi tốc độ và giá trị tăng trưởng của ngành dệt may phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất FOB (mua nguyên phụ liệu, bán thành phẩm) và khả năng chủ động nguồn nguyên phụ liệu thì tỷ lệ sản xuất hàng FOB ở Việt Nam đến nay chỉ chiếm khoảng 20% - 25%. Điều này không có nghĩa là năng lực của ngành kém, không đủ sức sản xuất. Theo Hiệp hội Dệt may thêu đan TP.HCM, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng FOB cũng gặp không ít khó khăn, nhất về là điều kiện thanh toán hợp đồng. Nếu hiểu đúng nghĩa của sản xuất FOB thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng mới dừng lại ở dạng sản xuất FOB “cấp 2” (một hình thức gia công thông qua hợp đồng trung gian). Do không đủ năng lực để tự thiết kế mẫu, chủ động lựa chọn nguyên phụ liệu, tự chào bán sản phẩm, nên các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận sản xuất lại hàng theo chỉ định của nhà sản xuất FOB “cấp 1”. Trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất FOB của Việt Nam tự mua nguyên phụ liệu, nhưng phải mua theo mẫu của FOB “cấp 1” đưa ra (với đơn hàng FOB này doanh nghiệp được hưởng thêm 5% - 10% trên giá trị nguyên phụ liệu). Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sản xuất- Thương mại May Sài Gòn cho biết, nhà cung cấp nguyên phụ liệu trước đây khi bán hàng thường cho doanh nghiệp trả chậm đến 3 tháng, hiện nay do nguồn vốn từ công ty mẹ rót chậm nên các công ty này buộc doanh nghiệp phải ứng trước tiền mới cung ứng hàng. Đây chỉ là thủ thuật tính toán trong kinh doanh, nhưng doanh nghiệp phải có vốn mới có thể xoay xở được. Ngoài những khó khăn về đơn hàng, chi phí sản xuất, các doanh ngiệp dệt may có thể sẽ gặp bất trắc từ các nhà nhập khẩu đã đặt hàng nhưng không nhận hàng. Nếu tình trạng này xảy ra với doanh nghiệp sản xuất hàng FOB thì thiệt hại càng lớn hơn. Nhận thức rõ được lợi thế phát triển của ngành dệt may, nhiều nhà đầu tư đã đầu tư vào ngành dệt may. Hàng loạt các nhà xưởng, dây chuyền sản xuất hiện đại được đầu tư, làm cho hoạt động sản xuất của ngành dệt may ngày càng được mở rộng và hiện đại hơn. Tuy nhiên, một thực trạng mà chúng ta có thế thấy rõ, ngành dệt may Việt Nam mới chỉ dừng chân ở sản xuất theo các đơn hàng gia công chủ yếu từ nước ngoài chứ chưa có nhiều doanh nghiệp tự đứng ra thiết kế và sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu của chính mình. Thậm chí, một số khách hàng đặt hàng còn chỉ định cả nhà cung cấp nguyên phụ liệu, các doanh nghiệp dệt may sản xuất hoàn toàn thụ động chỉ mang tính chất “ làm công ăn lương”. Do vậy mà nguồn thu nhập thực tế mang lại rất thấp. Mô hình quản lý sản xuất còn rất đơn giản, hầu như đều kế thừa từ mô hình truyền thống. Sản xuất phụ thuộc chủ yếu theo các đơn hàng nên chưa có sự chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên phụ liệu,… dẫn đến tình trạng lãng phí nhân lực, lãng phí nguyên vật liệu. Nguồn nhân công trong ngành dệt may Việt Nam là một trong điểm tạo ra lợi thế của ngành dệt may Việt Nam so với các quốc gia khác. Nguồn nhân lực dồi dào, dễ huy động, giá rẻ, được đánh giá là khéo léo, có tay nghề cao. Tuy nhiên , một điểm yếu trong vấn đề nhân lực của nước ta đó là tính chuyên nghiệp không cao,khâu quản lý nhân lực còn thiếu khoa học. 2.2.2. Tình hình hàng tồn kho trong các DNDM Việt Nam 2.2.2.1. Thực trạng hàng tồn kho của một số doanh nghiệp trong ngành Đối với các ngành sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhu ngành dệt may thì vấn đề hàng tồn kho luôn là nỗi lo thường trực của các doanh nghiệp. Bởi vì nhu cầu , thị hiếu của người tiêu dùng thường xuyên có sự thay đổi theo từng mùa, từng năm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ của một số mặt hàng. Đồng thời tình hình kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi gia đình cũng là nhân tố của vấn đề này. Vì vậy, hàng năm , trong mỗi doanh nghiệp dệt may vẫn còn tồn tại một lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên đây là vấn đề khá tế nhị, rất ít các doanh nghiệp lại công bố số liệu về tồn kho của doanh nghiệp mình ra đại chúng. Vì việc này cũng chẳng giúp ích gì cho họ và những con số thật thậm chí sẽ có ảnh hưởng xấu đến họ. Chẳng hạn như trong vấn đề xây dựng thương hiệu, đối với một số công ty đã niêm yết chứng khoán cũng sẽ là ảnh hưởng tiêu cực nếu giá trị hàng tồn kho cao,… Hiện tại, có rất ít các cơ quan chức năng nào có thể thống kê được con số chính xác về hàng tồn kho trong các doanh nghiệp dệt may. Chính điều này đã gây cho chúng tôi nhiều khó khăn trong quá trình thu thập thông tin và số liệu về hàng tồn kho trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay. Các thông tin và những con số chúng tôi điều tra được dưới đây còn mang tính chung chung. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hàng dệt may được xếp vào nhóm hàng có tốc độ tăng tồn kho cao. Bảng 2.5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docỨng dụng mô hình Just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan