Áp dụng trò chơi trong phân môn học hát và âm nhạc thường thức:
Trong thực tế, tại Trường THCS Lương Chí, sau khi học xong bài trên lớp, giáo viên hỏi tên bài hát là gì các em học sinh thường không nhớ. Có thể do các em chưa biết cách ghi nhớ hoặc chủ quan không ghi nhớ tên bài hát mà thường chỉ lấy câu hát đầu tiên làm tên bài hát và đặc bệt càng không nhớ tên tác giả.
Trong phân môn Âm nhạc thường thức, học sinh cũng thường không nhớ tên các bài hát nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của tác giả được sách giáo khoa giới thiệu do các em chỉ được giáo viên cho nghe qua chứ không được học. Chính vì thế, mục đích khi tổ chức các trò chơi này là giúp học sinh khắc sâu và ghi nhớ tên tác giả, tên bài hát sau khi học xong. Thời gian thích hợp để thực hiện trò chơi là trong các tiết ôn tập bài hát và củng cố kiến thức. Trò chơi “ Tên nào bài ấy”.
- Chuẩn bị: Trong trò chơi này giáo viên sẽ dùng mày trình chiếu: mỗi bảng sẽ có hai cột, một cột là tên tác giả bài hát, nơi xuất sứ các bài dân ca hoặc tác giả bài TĐN, một cột là tên các bài hát, bài TĐN.
13 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc 6 ở Trường THCS Lương Chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải trí đơn thuần nên trò chơi âm nhạc lúc này chưa thật sự mang lại hiểu quả cho giờ học.
Vì lí do này nên tôi đã tìm hiểu dựa trên một số ý kiến của các nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu âm nhạc và mạnh dạn áp dụng một số trò chơi âm nhạc vào một số phân môn, từ đó giúp các em học sinh thêm yêu thích và có nhiều hứng thú hơn trong các giờ học âm nhạc qua đề tài:“Ứng dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc 6 ở Trường THCS Lương Chí“.
2. Mục đích nghiên cứu
Đối với việc học tập ở trường phổ thông đặc biệt là ở lứa tuổi Trung học cơ sở (THCS), âm nhạc vừa có tác dụng kích thích sự ham muốn tìm tòi học hỏi của học sinh, nuôi dưỡng và củng cố niềm ham thích và sự tham gia của học sinh vào những hoạt động âm nhạc. Việc này giúp các em đạt được kết quả học tập tốt và có những lối cư sử đúng mực, thái độ tích cực và phẩm chất tốt hơn trong cuộc sống.
Qua thực tế, tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh khối 6 chưa có nhiều hứng thú đối với môn Âm nhạc , vì thế tiết học chưa sôi nổi và đạt hiệu quả. Khi đưa ra các trò chơi áp dụng vào các phân môn trong giờ học âm nhạc,, mục đích của tôi thông qua các trò chơi này là, học sinh thêm yêu thích và thấy môn Âm nhạc không còn là môn học lí thuyết đơn thuần và nhàm chán.
3. Đối tượng nghiên cứu
Bản thân tôi là giáo viên âm nhạc tại trường THCS Lương Chí đã có nhiều năm và khi đi vào thực tế giảng dạy thì tôi nhận ra rằng, với các em học sinh Trường THCS Lương Chí môn âm nhạc vẫn còn chưa được các em quan tâm đúng mức, nhận thức về tầm quan trọng của âm nhạc còn hạn chế. Vì thế các tiết học diễn ra chưa thực sự hiệu quả trong việc giúp nâng cao thẩm mỹ, đồng thời chưa phát huy hết được các tác dụng mà âm nhạc mang lại. Từ thực tế đó, trong quá trình lên lớp, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số trò chơi nhằm kích thích và gây hừng thú chho các em, qua đó nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học môn Âm nhạc.
Các trò chơi đã được tôi áp dụng và tổng hợp trong đề tài nghiên cứu : “Ứng dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và nâng cao hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc 6 ở Trường THCC Lương Chí ’’ với mong muốn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về cách tổ chức một số trò chơi giúp cho học sinh khối 6 có thể học tốt hơn môn Âm nhạc và thêm hứng thú với bộ môn này.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã vận dụng chặt chẽ các phương pháp nghiên cứu sau :
Phương pháp điều tra qua khảo sát thực tế: Để xây dựng và đáp ứng được nhu cầu dạy và học phải trải qua quá trình thu thập và nghiên cứu tài liệu xử lý và tóm tắt tài liệu có liên quan đến ý tưởng, đề tài như tạp chí khoa hoc, tài liệu hội thảo chuyên đề, và một số sách tham khảo khác.
Phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp.
Phương pháp thống kế.
Từ thực tiễn giảng dạy cũng như việc học của học sinh, trong gần một năm qua, bản thân tôi nhận thấy việc dạy học môn âm nhạc góp phần không nhỏ giúp cho học sinh có khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống sinh hoạt văn hóa văn nghệ trong và ngoài nhà trường giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Vì vậy , đó là nguồn động lực thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Ứng dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và nâng cao hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc 6 ở Trường THCS Lương Chí ’’.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Khái niệm trò chơi âm nhạc
Cũng giống như các bộ môn khác, khi giảng dạy âm nhạc trong trường THCS , giáo viên (GV) phải biết tận dụng các phương pháp dạy khác nhau như thuyết giảng, trình bày, phát vấn bên cạnh các hình thức học tập của học sinh (HS) như tự nghiên cứu, thảo luận nhóm, thuyết tŕnh, biểu diễn. Riêng âm nhạc là bộ môn có thể phát huy được nhiều nhất thế mạnh về hướng dẫn trò chơi trong giờ học. Vậy trò chơi âm nhạc là gì?
Trò chơi âm nhạc là một hoạt động học tập được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trò chơi trong một tiết học âm nhạc. Tham gia trò chơi , học sinh được tìm hiểu về vấn đề , thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể hiện những hành động , những thái độ và tăng thêm hứng thú học tập thông qua một số trò chơi nào đó. Từ đó tạo ra được hiệu ứng lớn trong việc giúp các em khắc sâu kiến thức, phát triển kĩ năng và đặc biệt là phát huy tính tích cực của HS theo mục tiêu đổi mới.
Trò chơi âm nhạc có những đặc điểm sau :
Nội dung của âm nhạc gắn liền với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một phân môn âm nhạc hoặc một bài học cụ thể.
Trò chơi âm nhạc được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định của một tiết học.
Sau khi tham gia trò chơi , mọi HS đều nhận được những nội dung học tập phù hợp với trình độ cũng như tâm lí lứa tuổi của các em.
Khác với các trò chơi vận động rèn luyện sức khỏe hoặc nhằm mục đích giải trí, trò chơi được sử dụng trong môn âm nhạc hướng tới sự hiểu biết âm nhạc gắn với các nội dung học tập cụ thể là môn học, bài học.
Cách thức tổ chức âm nhạc
Âm nhạc có rất nhiều lợi thế. Đây là bộ môn nghệ thuật động, nghệ thuật của âm thanh, của ca từ. Lợi thế đó rất phù hợp với nhu cầu tâm sinh lý của lứa tuổi THCS , đây là lứa tuổi hiếu động, thích được thể hiện mình. Trò chơi trong âm nhạc sẽ đưa lớp học vào một không gian đặc biệt, tạo nên được không khí sinh động trong giờ dạy. Nó chưa có ma lực cuốn hút và gây nhiều hứng thú cho học sinh kể cả những em lười học, thụ động. Không khí sôi động đó sẽ choán chỗ và đẩy lùi được cách dạy lý thuyết suông nặng nề, nhàm chán. Không mạng tính hàn lâm bác học theo kiểu “ đạo to, bứa lớn”. Các giờ học mang “ bộ áo trò chơi” sẽ cuốn các em vào “ cuộc chơi tri thức” lành mạnh, làm giàu thêm vốn văn hóa âm nhạc phổ thông cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.
Khi áp dụng trò chơi vào giờ học âm nhạc cần phải theo một quy trình nhất định: Trước hết giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu của bài học, sau đó chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho trò chơi. Bước tiếp theo là phổ biến tên trò chơi, nội dung, tác dụng và luật chơi cho học sinh. Học sinh tiến hành chơi và cuối cùng là đánh giá và thảo luận về ý nghĩa của trò chơi.
Từ trước tới nay trong văn hóa dân gian và hiện đại, trò chơi vừa là nhu cầu lớn của con người, vừa là phương tiện giáo dục hấp dẫn và hiệu quả. Vì thế những ai biết tổ chức trò chơi trong tiết học là người đó biết cụ thể hóa phương châm “ học mà chơi, chơi mà học”. Đặc biệt áp dụng trò chơi trong giờ học là phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ em, qua đó các em sẽ bộc lộ, thể hiện mình một cách tự nhiên, Với không khí tiết học vui vẻ, các em sẽ thấy giờ học trở nê hấp dẫn hơn, từ đó tiếp thu bài học một cách tích cực và hiệu quả. Các trò chơi cũng góp phần củng cố kiến thức cho học sinh và rèn luyện kỹ năng sống cho các em: có trách nhiệm, tôn trọng kỉ luật, ý chí, tinh thần đồng đội khi tham gia nhóm, đội và tôn trọng luật chơi.
Âm nhạc là một bộ môn đặc thù nên không thể có một tiết dạy nào thuần túy và lý thuyết. Trong các giờ học hát không khí lớp học cũng sẽ kém sinh động và thu hút nếu giáo viên không biết lồng ghép các trò chơi hấp dẫn vào trong tiết dạy của mình. Bằng việc chơi trò chơi, việc học Âm nhạc sẽ được tiến hành một cách sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên đồng thời giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
Trong khi tổ chức trò chơi cần phải lưu ý một số điểm sau:
Mục đích của trò chơi phải rõ ràng, thông qua trò chơi các em sẽ tiếp thu được những kiến thức gì; Nội dung của trò chơi phải gắn liền với kiến thức moon học, bài học, lớp học. Trò chơi phải đơn giản, dễ hiểu, dễ tổ chức và thực hiện; phải phù hợp với chủ đề của bài học, với quỹ thời gian, không gian lớp học và đặc biệt là không gây nguy hiểm cho học sinh.
Trước khi tổ chức trò chơi giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt, mọi học sinh đều hiểu và tham gia trò cho dễ dàng, hiệu quả. Khi chơi các em phải nắm được quy tắc chơi và tôn trọng luật chơi cũng như quy định của nhóm, tổ
Trong quá trình chơi không được lạm dụng quá nhiều thời gian, gây ảnh hưởng đễn các nội dung khác của bài học. Trò chơi phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên có thể tạo điều kiện để học sinh tham gia tổ chức, tự điều khiển cả quá trình chơi trò chơi: Từ chuẩn bị, tiến hành chơi và đánh giá kết quả sau khi chơi. Các trò chơi phải được thay đổi một cách hợp lý, tránh gây nhàm chán cho học sinh.
Vì thế mục đích của đề tài này là đưa ra một số trò chơi giúp giáo dục tổ chức tốt giờ dạy của mình, bên cạnh đó tăng thêm hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đối với bộ môn Âm nhạc. Việc chơi trò chơi trong giờ học còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên.
Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn, căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa, căn cứ vào chương trình giảm tải của Bộ giáo dục, với tư cách là giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận và nắm vững các kiến thức về bộ môn và phương pháp giảng dạy bộ môn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
2. Thực trạng của vấn đề
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện “Ứng dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và nâng cao hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc 6 ở Trường THCC Lương Chí ’’
Thuận lợi
- Trường THCS Lương Chí là một trường trung tâm chất lượng cao của huyện nhà, các em học sinh rất ngoan ngoãn, lễ phép, thật thà. Đây là trường có học sinh tuyển chọn từ các xã khác nhau nên chất lượng đầu vào của các em cao hơn so với mặt bằng chung các trường trong huyện.
- Cơ sở vật chất của nhà trường như: Sách giáo khoa, thanh phách, nhạc cụ tương đối đầy đủ.
- Nhà trường và ban giám hiệu thường xuyên quan tâm tới chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS, việc dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm. Kết quả bộ môn là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học.
Bản thân giáo viên đã được tham gia nhiều lớp tập huấn của sở GD&ĐT tổ chức, vốn yêu nghê, say sưa với công tác giảng dạy, đầu tư cho chuyên môn, tìm mọi biện pháp để có giờ dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tìm cách truyền đạt cho học sinh cảm hứng trong giờ học hay nói cách khác là thổi hồn vào trong giờ học cho học sinh.
Khó khăn:
Ngoài những điều kiện thuận lợi ra vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định. Do quan diểm sai lệch về “ môn chính” và “môn Phụ”, coi trọng các môn tự nhiên, xem nhẹ các môn không chấm điểm. Đồng thời tình trạng “ Thực dụng” trong học sinh còn tồn tại khá nặng nề, thể hiện ở quan niệm rằng “ thi gì học nấy”.
Mặt khác tuy nhiên trường THCS Lương Chí nhưng sơ sở vật chất phục vụ cho công việc giảng dạy dù tương đối đầy đủ nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ. Nhà trường chưa có phòng học chức năng dành cho bộ môn âm nhạc, các phương tiện nghe nhìn còn thiếu ảnh hưởng không nhỏ tới việc học bộ môn này.
- Đối với học sinh khối 6 ở Trường THCS Lương Chí, do dặc thù tâm sinh lý lứa tuổi nên hầu hết các em chưa tự tin, ngại thể hiện mình trước đám động, đứng trước lớp biểu diễn còn sợ bạn bè chê cười, hoặc do mặc cảm về giọng nói đang trong thời kỳ thay đổiở các em nam nên các em không mấy hào hứng khi học âm nhạc
Vì vậy để giờ học âm nhạc được hiệu quả, tôi đã áp dụng một số trò chơi trong vào các tiết học qua những phương pháp được trình bày cụ thể trong phần tiếp theo.
3. Các giải pháp thực hiện.
Xác định rõ mục đích, yêu cầu học sinh cần đạt được thông qua việc chơi các trò chơi âm nhạc:
Tăng hứng thú và niềm vui khi học môn Âm nhạc
Nắm vững và nhớ rõ giai điệu, tiết tấu của các bài hát
Nhớ được các tên bài hát gắn liền với tên tác giả
Ghi nhớ các kí hiệu âm nhạc và cách sử dụng các kí hiệu đó trong tứng trường hợp cụ thể
Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau, và tự tin khi biểu diễn trên sân khấu
Áp dụng trò chơi trong phân môn học hát và tập đọc nhạc.
Thời gian thích hợp nhất để thực hiện trò chơi là trong các tiết ôn tập bài hát, ôn tập TĐN ở giữa kì hoặc cuối kì. Mục đích khi tổ chức trò chơi này là giúp học sinh củng cố lại các bài hát, bài TĐN đã được học, bên cạnh đó trò chơi cũng kích thích kĩ năng nghe và phản xạ nhanh cho các em, giúp các em học được tính đoàn kết khi tham gia trò chơi trong tập thể.
*Trò chơi “ Nghe nhạc đoán tên bài”.
Trong trò chơi này, giáo viên cho học sinh nghe một đoạn giai điệu bài hát hoặc bài tập đọc nhạc rồi yêu cầu học sinh đoán đung tê bài hát hoặc bài TĐN bất kì, đội nào đoán đúng và nhanh nhất tên bài hát hoặc bài TĐN đó thì sẽ thắng.
Ví dụ 1: Bài hát Đi Cấy ( dân ca Thanh Hóa)
Giáo viên chia học sinh thành 2 đội chơi sau đó cho học sinh nghe giai điệu một câu trong bài: Lên chùa bẻ một cành sen. Đội nào trả lời nhanh tên bài th́ sẽ thắng.
Ví dụ 2: Bài TĐN số 5 Vào rừng hoa.
Giáo viên cũng chi lớp thành các đội chơi tương ứng, rồi đàn giai điệu ô nhịp 3 và 4, đội nào trả lời nhanh đó là bài TĐN sẽ thắng. Các bài TĐN các chơi cũng tương tự.
Khi chơi trò chơi Nghe nhạc đoán tên bài, các em học sinh đều tham gia nhiệt tình, sau khi kết thúc trò chơi hầu hết các em đều nhớ chính xác tên các bài hát.
*.Trò chơi “ Nghe giai điệu xướng lời ca”.
Trò chơi này có tác dụng các em ghi nhớ và hát chính xác lời ca ứng với gia điệu của bài hát, kể cả các bài hát có nội dung dài và khó nhớ.
Ví dụ: Bài hát Niềm vui của em – (nhạc và lời Nguyễn Huy Hùng).
Để thực hiện trò chơi này, giáo viên chia lớp học thành 4 tổ, mỗi tổ cử một học sinh làm nhiệm vụ phất cờ. Giáo viên đàn và yêu cầu học sinh lắng nghe thật kĩ giai điệu hai ô nhịp bất kì trong bài hát ( Ví dụ ô nhịp 2 và 3 trong câu 2; hoặc ô nhịp 3 và 4 trong câu 4).
Tổ nào phất cờ nhanh nhất sẽ phải hát cả câu hát có ô nhịp đó. Nếu hát chính xác tổ đó sẽ ghi điểm. Hay khi dạy bài hát Hành khúc tới trường giáo viên có thể sử dụng trò chơi dưới hình thức rung chuông vàng
Với các bài TĐN các làm cũng tương tự. Sau khi học sinh thực hiện xong tất cả các bài hát cũng như bài TĐN, giáo viên tổng hợp và công bố tổ chiến thắng rồi cho điểm tượng trưng để động viên các em. Tổng kết trò chơi, đội nào hát được chính xác nhiều lời ca đội đó sẽ chiến thắng chung cuộc.
Khi chơi trò chơi Nghe giai điệu xướng lời ca yêu cầu học sinh phải tập trung, có tai nghe tốt và phản xạ nhanh khi nghe giai điệu vì chỉ có hai ô nhịp với rất ít nốt nhạc vang lên. Nếu nghe không kì học sinh sẽ đoán sai giai điệu của câu hát đó, dẫn đến việc hát lời ca không chính xác. Đây là cách để ủng cố việc học thuộc lời ca của các em học sinh.
Áp dụng trò chơi trong phân môn học hát và âm nhạc thường thức:
Trong thực tế, tại Trường THCS Lương Chí, sau khi học xong bài trên lớp, giáo viên hỏi tên bài hát là gì các em học sinh thường không nhớ. Có thể do các em chưa biết cách ghi nhớ hoặc chủ quan không ghi nhớ tên bài hát mà thường chỉ lấy câu hát đầu tiên làm tên bài hát và đặc bệt càng không nhớ tên tác giả.
Trong phân môn Âm nhạc thường thức, học sinh cũng thường không nhớ tên các bài hát nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của tác giả được sách giáo khoa giới thiệu do các em chỉ được giáo viên cho nghe qua chứ không được học. Chính vì thế, mục đích khi tổ chức các trò chơi này là giúp học sinh khắc sâu và ghi nhớ tên tác giả, tên bài hát sau khi học xong. Thời gian thích hợp để thực hiện trò chơi là trong các tiết ôn tập bài hát và củng cố kiến thức. Trò chơi “ Tên nào bài ấy”.
- Chuẩn bị: Trong trò chơi này giáo viên sẽ dùng mày trình chiếu: mỗi bảng sẽ có hai cột, một cột là tên tác giả bài hát, nơi xuất sứ các bài dân ca hoặc tác giả bài TĐN, một cột là tên các bài hát, bài TĐN.
- Cách chơi: Đội nào nối được chính xác tên tác giả với bài hát thì sẽ thắng.
- Luật chơi: Yêu cầu hai đội khi chơi không được sử dụng sách giáo khoa.
- Ví dụ: Ôn tập và củng cố cuối học kì và cuối năm học.
Tên bài
Tác giả
TĐN:Thật là hay
Hoàng Lân
Làng tôi
Dân ca Pháp
TĐN: Tập đọc nhạc số 4
Mo- Da
Len Đàng
Văn Cao
Niềm vui của em
Lưu Hữu Phước
TĐN Vào rừng hoa
Nguyễn Huy Hùng
Ai yêu Bác Hồ chí Minh Hơn thiếu niên nhi đồng
Việt Anh
TĐN: Trời đã sáng rồi
Phong Nhã
Áp dụng trò chơi trong phân môn nhạc lí :
Ở lớp 6, đối với phân môn Nhạc lí một số kí hiệu thường hay gặp trong các bài hát, bản nhạc HS đã được học ở lớp dưới nhưng do ít ôn luyện nên các em không còn nhớ, hoặc nhớ chưa chính xác. Vì thế, mục đích khi tổ chức các trò chơi này là nhằm khắc sâu các kiến thức về lí thuyết âm nhạc đơn giản, giúp HS ghi nhớ các kí hiệu thường gặp trong các bản nhạc để các em khi học hát, học TĐN sẽ không bị lúng túng mỗi khi chuyển câu, chuyển đoạn hoặc luyến láy giai điệu của bài.
Trò chơi “ Đọc kí hiệu nhanh ”.
- Cách thứ nhất, GV chia HS làm ba đội (mỗi đội khoảng 3 người) và phát cho mỗi đội một bảng phụ có ghi một câu nhạc hoặc một đoạn nhạc ngắn với nhiều dạng kí hiệu âm nhạc đã được học. Các đội sẽ nhìn các kí hiệu âm nhạc và viết tên các kí hiệu vào bảng trả lời. Đội nào trả lời nhanh, nhiều và chính xác nhất các kí hiệu âm nhạc và tác dụng kí hiệu đội đó sẽ thắng.
- Cách thứ hai, cũng chia HS làm ba đội, sau đó GV giơ bảng phụ viết kí hiệu âm nhạc, các đội sẽ trả lời tên của kí hiệu thật nhanh vào bảng của mình và giơ lên. Đội nào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ thắng.
Trò chơi “Chính tả tiếp sức”.
- Cách chơi như sau :
+ GV chia HS làm bốn tổ, chia đều bảng làm bốn phần.
+ GV phổ biến cách thức và luật khi tham gia trò chơi.
+ Nhiệm vụ : Các đội chơi viết nhanh các kí hiệu âm nhạc đã được học lên bảng.
+ Tiến hành chơi : Các đội sẽ cử đại diện của mình lên bảng, GV đọc tên kí hiệu lần lượt, mỗi em sẽ viết thành kí hiệu trên khuôn nhạc. Hết HS này đến lượt HS khác lên bảng. Đội nào hoàn thành nhanh và chính xác nhất đội đó sẽ chiến thắng.
Khái niệm trò chơi âm nhạc
*- Trò chơi “ Ai đố hay, ai giải hay”
Trò chơi này HS sẽ là người chủ động sáng tạo bởi các em sẽ phải tự chuẩn bị ngân hàng câu hỏi dựa trên các bài học, các kiến thức mà các em đã tiếp thu được ở trên lớp. GV sẽ là người quản trò, giúp trò chơi được diễn ra một cách công bằng.
Cách chơi : HS sẽ được chia thành bốn đội. Các đội sẽ chuẩn bị “ngân hàng” các câu hỏi phù hợp với bài học.
Khi chơi, một đội sẽ đưa ra câu đố, yêu cầu các đội còn lại giành quyền trả lời nhanh đê ghi điểm. Đội nào ra câu đố hay, sáng tạo cũng sẽ được cộng thêm điểm. Cuối trò chơi, đội nào nhiều điểm nhất sẽ thắng. Lưu ý là khi chơi không được xem sách giáo khoa.
Với trò chơi đòi hỏi tính sáng tạo này , HS sẽ được ôn tập tổng hợp các kiến thức đã được học vì các câu hỏi mỗi đội đưa ra đều khác nhau, và các đội chơi cũng phải nắm chắc kiến thức để đưa ra các câu hỏi cũng như đáp án thuyết phục nhất.
*- Trò chơi “Thể dục đồng diễn bằng âm nhạc”.
Mục đích của trò chơi này là phát triển kĩ năng nghe, kích thích phản xạ nhanh cho HS và yêu cầu các em phải khéo léo, uyển chuyển khi tham gia trò chơi này.
Cách tổ chức : Lấy một HS đứng trong tư thế mô phỏng khóa Son làm chuẩn, các HS khác xếp thành hàng ngang mô phỏng các nốt nhạc. GV đàn giai điệu một bài hát hoặc bài TĐN, các “Nốt nhạc học sinh” sẽ thay đổi tư thế đứng cao hơn hay thấp hơn tùy theo cao độ của từng nốt nhạc.
Ví dụ : Trò chơi “Thể dục đồng diễn” áp dụng vào bài TĐN số 5 : Vào rừng hoa.
GV yêu cầu 7 HS lên tham gia trò chơi. Một HS đứng đầu hàng sẽ làm tư thế khóa Son, đây là nốt chuẩn trên khuông nhạc tưởng tượng. GV sẽ đàn giai điệu bài TĐN số 5 : cầm tay nhau cùng đi chơi, các nốt nhạc học sinh sẽ thay đổi tư thế đứng, ngồi tùy theo cao độ của từng nốt nhạc từ câu đầu tiên cho đến hết bài.
Nếu thực hiện chính xác đây sẽ là một trò chơi rất thú vị và sinh động bởi vài trò chơi này sẽ khiến HS phải vận động nhẹ nhàng, điều này giúp các em giảm căng thẳng từ tiết học trước, qua đó làm tăng thêm sự tự tin và khả năng thể hiện mình trước đám đông của các em.
Khi sử dụng các trò chơi trong giờ âm nhạc, GV phải vận dụng linh hoạt tùy theo đối tượng HS để tăng – giảm độ khó – dễ chứ không rập khuôn một cách máy móc. Không tập trung nhiều vào các em giỏi, các em có năng khiếu âm nhạc mà phải chú ý đều các nhóm đối tượng. Bên cạnh đó GV phải tích lũy được một ngân hàng tró chơi phong phú để thường xuyên thay đổi nhằm gây hứng thú cho các em. Vừa là người quản trò, vừa là trọng tài nên GV phải là người công minh, khách quan tránh gây mất đoàn kết giữa HS.
Ngoài các trò chơi do GV đề xuất, cũng có thể yêu cầu các em tự tổ chức thêm các trò chơi khác nhằm kích thích tư duy, tăng khả năng sáng tạo nhằm bồi dưỡng thêm hứng thú học môn âm nhạc của các em. Qua đó khích lệ các em thêm yêu thích và đam mê học môn âm nhạc, góp phần giáo dục, định hướng về thẩm mĩ, giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộc sống.
4. Hiệu quả đạt được khi áp dụng SKKN
Từ khi áp dụng sáng kiến “ứng dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc khối 6 trường THCS Lương Chí” tôi đã thu được những kết quả rất khả quan :
Sau khi áp dụng các trò chơi vào môn Âm nhạc, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Gần như tất cả các em đều ngày càng yêu thích môn học, sự hứng thú ở mỗi học sinh được nâng cao một cách rõ rệt, bên cạnh đó giờ học còn mang lại niềm vui thích, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau những tiết học trên lớp. Và đây là kết quả khảo sát vào tháng 4 năm học 2016- 2017 sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy :
Lớp
Sĩ số
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
6A
41
41
100
0
0
6B
40
40
100
0
0
Tổng
81
81
100
0
0
Qua một thời gian áp dụng sáng kiến, các em HS lớp 6 từ chỗ không có hứng thú học âm nhạc, rụt rè khi phải lên biểu diễn trước lớp, các kiến thức âm nhạc nắm chưa vững, sau khi được học kết hợp với việc chơi trò chơi trong giờ ôn tập, các em đã học tập sôi nổi hơn, thường xuyên xung phong lên bảng trình bày bài.
Song song với đó, nhờ những trò chơi nhằm củng cố lí thuyết, các em đã biết đọc bản nhạc. Khi hát hoặc TĐN các em đã nhớ tác dụng của các kí hiệu âm nhạc, nhờ đó tự hát chính xác theo kết cấu của bài. Những em dù không có năng khiếu âm nhạc nhưng vì vừa được học nhạc vừa kết không được chơi trò chơi nên các em đã dần thay đổi theo hướng tích cực, ngày càng tự tin hơn trong cá tiết học và trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, chỉ còn số rất ít HS do đặc thù của môi trường sống tại bản làng đã tạo nên tính cách rụt rè, ngại giao tiếp, từ đó khiến các em ngại bộc lộ mình trong các giờ học. Phải cần thêm thời gian sinh hoạt cũng như học tập các em mới có thể tự tin thể hiện mình trước lớp.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, trong mỗi tiết Âm nhạc đa số HS thường xuyên xung phong xây dựng bài, không ngại lên bảng trình bày các bài hát cũng như tự tin thể hiện mình trong các hoạt động Văn hóa – Văn nghệ di lớp hay do trường tổ chức. Đó cũng chính là những điều mong muốn của tôi khi xây dựng và phát triển đề tài này.
PHẦN III. KẾT LUÂN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận :
Âm nhạc là bộ môn đặc thù mang tính nghệ thuật động, vì thế trong các tiết dạy đều có phần hát và Tập đọc nhạc đi kèm, không có tiết học nào thuần lí thuyết cả. Tâm lí học sinh cũng vậy, cứ đến giờ học nhạc là các em hiếu động hơn, ngồi không yên nhất là những em hay nghịch phá. Vì thế tôi nhận thấy bản than người GV phải biết khai thác ưu thế bộ môn qua các trò chơi khắc sâu kiến thức thì mới có hiệu quả. Dù trong lớp có HS hiếu động hay nghịch phá thì tất cả cũng sẽ đi theo quỹ đạo chung của tiết học. Có như vậy giờ học mới thực sự thành công.
Có thể thấy rằng, Âm nhạc là một trong những phương tiện giáo dục tích cực góp phần hình thành ở HS một tâm hồn trong sáng, thị hiếu lành mạnh. Âm nhạc giúp các em hoàn thiện, luôn tự tin vào bản thân, tư duy thêm sắc sảo, sáng tạo và có cái nhìn cuộc sống tích cực hơn. Đặc biệt môn Âm nhạc trong chương trình phổ thông còn giúp các em giảm bớt căng thẳng sau những tiết học. Thông qua việc học âm nhạc ở trường THCS nói chung, môn Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới.
Từ thực tế giảng dạy của bản thân, tôi thấy việc sử dụng trò chơi trong môn Âm nhạc mang lại kết quả rất tích cực. Học sinh yêu thích và say mê môn học hơn,số học sinh đạt yêu cầu tăng cao rõ rệt. Từ việc áp dụng sáng kiến, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau :
Các trò chơi khi áp dụng phải dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian, phù hợp với nội dung bài học và đặc điểm tâm lí của học sinh.
Trò chơi phải được thay đổi luân phiên, tránh sử dụng nhiều lần một cách máy móc gây nhàm chán cho học sinh.
Trong một giờ học không nên áp dụng quá nhiều trò chơi.
Trò chơi cần phải được tổ chức vào thời gian thích hợp của bài học để không ảnh hưởng đến nội dung khác trong bài.
Khi tổ chức trò chơi, giáo viên phải chủ động bao quát lớp, không để học sinh ồn ào gây ảnh hưởng đến việc học tập của lớp khác.
Sau khi chơi, GV cần kết luận và giúp học sinh tổng hợp kiến thức, tránh việc học sinh quá ham chơi mà quên mất mục đích chính là thông qua trò chơi củng cố bài học.
Bên cạnh đó, để tạo hứng th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sang kien kinh nghiem am nhac_12380865.doc