Đề tài Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt

Chất thảirắntại cáccơ quan, côngsở thường đượclưu chứa trong các thùng chứa

cónắp đậy và đảmbảovệ sinh.Tại các phòng ban, phònghọc đều có các thùng rác

riêng, thường là các thùng nhựa cónắp đậy với dung tíchtừ 10÷15 lít.Hầuhết trong

mỗi thùng rác đều cóbịch n y lonbằng nhựa PVC. Chất th ảirắn sau khi được chứa

trong các thùng nhỏtạimỗi phòng ban, phònghọc cuối ngày sẽ được nhân viêntạpvụ

củacơ quan đưa ra các thùng ráclớn (240 ÷660 lít) để cho đơnvị thu gom đến nhận.

Sốlượng và kíchcỡ thùnglớn tu ỳ thuộc vàolượng rác thải ramỗi ngày củatừngnơi.

Các thùnglớn này thường không cóbịch n y lon đặt bên trong.

Nơilưu chứa rác trong các phòng ban, phònghọc thườngrấtsạchsẽ và không phát

sinh mùi hôi. Tu y nhiên đốivớinơi đặt các thùng ráclớn thường khôngsạchsẽ, có

mùi hôi, ruồi muỗi và có th ể cócảnướcrỉ rác

pdf95 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh phố Đà Lạt” - 35 - Bảng 2-9: Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp Cơ cấu 2000 2002 2002 2004 2005 2006 Diện tích gieo trồng (ha) Lúa 20 4 15 11 11 28 Ngô 60 90 107 129 138 141 Rau 6.23 6.76 7.03 7.18 7.47 9.27 Chè 269 265 315 306 379 452 Công nghiệp lâu năm 4.11 3.71 3.78 3.62 3.72 3.84 Sản lượng cây trồng Lúa (kg/người) 0,1 0,05 0,11 0,11 0,17 0,28 Ngô (tấn) 116 91 193 250 274 295 Rau 159 170 181 183 192 234 Chè (ha thu hoạch) 227 158 198 218 277 312 Số lượng đàn gia súc - gia cầm (con) Trâu 116 39 38 26 77 54 Sản lượng tôm cá (tấn) 19 36 101,3 100 80,5 67 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2007) · Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hiện nay, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thành phố đã tạo ra hướng sản xuất đa ngành thu hút nhiều thành phần kinh tế với khoảng 780 cơ sở, với hơn 8200 lao động. Mức tăng bình quân 9÷10%. Hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu hướng vào khai thác các thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ như chế biến rau, hoa quả, dược liệu, tơ tằm phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành may mặc, đan thêu… Bảng 2-10: Kết quả hoạt động sản xuất CN-TTCN Chỉ tiêu 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Cơ sở sản xuất (cơ sở) 816 837 745 782 775 744 Gía trị sản xuất (triệu đồng) 337.592 387.030 447.279 575.871 753.157 1021.434 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2007) · Thương mại - dịch vụ - du lịch Du lịch là tiềm năng nổi trội của Đà Lạt. Lượng khách du lịch tăng nhanh từ 450.000 lượt khách (2000) lên 690.000 lượt (2002) và đến năm 2005 lượng khách bình quân từ 1,1÷1,2 triệu người trong đó khách quốc tế có 60.500 lượt người, từ đó kéo “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 36 - theo các hoạt động thương mại- du lịch khác cũng tăng. Mức tăng của ngành thương mại - dịch vụ - du lịch đạt bình quân 13,5 ÷ 15,5%. Số lượng các cơ sở sản xuất thương mại - dịch vụ - du lịch ngày càng tăng, phát triển các loại hình du lịch khá phong phú như: khu du lịch sinh thái, giải trí,… Bảng 2-11: Kết quả hoạt động sản xuất thương mại-dịch vụ-du lịch. Chỉ tiêu 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Cơ sở sản xuất (cơ sở) 6.628 8.341 7.429 7.761 8.705 744 Số người kinh doanh(cá thể) 6.811 9.044 11.479 10.140 10.837 10.670 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2007) 2.5.2.2. Xã hội. · Dân số Dân số ở Đà Lạt tính đến năm 2007 là 196.390 người, trong đó người Kinh chiếm đa số và sống chủ yếu trong đô thị và vùng thấp. Dân số thành thị là 177.707 người (chiếm 90,5%),nông thôn là 18.683 người (chiếm 9,5%). Mật độ dân số trung bình là 500 người/km2. Bảng 2-12: Cơ cấu dân số Đà Lạt qua các năm. (Đơn vị: Người) Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2002 179.276 87.342 91.934 161.966 17.310 2003 183.870 89.704 94.166 166.369 17.501 2004 187.309 91.558 95.751 169.388 17.921 2005 190.152 93.103 97.049 171.867 18.285 2006 195.365 95.659 99.706 176.524 18.841 2007 196.390 96.159 100.231 177.707 18.683 (Nguồn: Phòng thống kê thành phố Đà Lạt) “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 37 - Bảng 2-13: Diện tích, dân số và đơn vị hành chính Thành phố Đà Lạt năm 2007 (Đơn vị : Người) Diện tích Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn (ha) Nam Nữ Thành thị Nông thôn Phường 1 174 13.872 6.798 7.074 13.872 Phường 2 157 21.446 10.462 10.984 21.446 Phường 3 2.700 16.048 7.831 8.217 16.048 Phường 4 2.908 17.953 8.807 9.146 17.953 Phường 5 3.500 13.112 6.375 6.737 13.112 Phường 6 177 14.945 7.256 7.689 14.945 Phường 7 3.362 13.357 6.797 6.560 13.357 Phường 8 1.734 18.538 9.448 9.090 18.538 Phường 9 486 15.022 7.440 7.582 15.022 Phường 10 1.370 17.097 7.972 9.125 17.097 Phường 11 1.750 9.035 4.528 4.507 9.035 Phường 12 1.240 7.282 3.657 3.625 7.282 Xuân Thọ 6.238 5.592 2.653 2.939 5.592 Xuân Trường 8.955 9.666 4.560 5.106 9.666 Tà Nung 4.578 3.425 1.575 1.850 3.425 (Nguồn: Phòng thống kê thành phố Đà Lạt) 170000 175000 180000 185000 190000 195000 200000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm N gư ờ i Hình 2.21: Biểu đồ gia tăng dân số Thành phố Đà Lạt qua các năm “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 38 - Dân số Đà Lạt tăng nhanh trong những năm qua. Cụ thể từ năm 2000 -2005 tỷ lệ gia tăng là 1,06. Việc gia tăng dân số phát sinh nhiều vấn đề xã hội như giải quyết vấn đề nhà ở, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự và gây nên một sức ép đối với môi trường như rác thải, nước thải. · Y tế Hệ thống y tế của Đà Lạt đang được củng cố và kiện toàn cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực. Tỉ lệ số cán bộ y tế hiện nay của Thành phố Đà Lạt là 3,2 cán bộ y tế/1.000 người dân. Bảng 2-14: Cơ cấu cán bộ y tế Thành phố Đà Lạt năm 2006. (Đơn vị: Người) Trình độ Gía trị Bác sỹ đại học và trên đại học 154 Y sỹ và kĩ thuật viên 382 Y tá, hộ lý 454 Nữ hộ sinh 400 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2007) · Giáo dục – Đào tạo Ở Đà Lạt công tác xã hội hóa và đa dạng hóa giáo dục đã và đang được đẩy mạnh, công tác giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống các cấp học và ngành học được quan tâm đầu tư, chương trình giáo dục được phát triển rộng khắp, đồng bộ. Số lượng học sinh đến lớp ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh bỏ lớp giảm, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Hiện tại, Đà Lạt đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đang được triển khai thực hiện. Hoạt động giáo dục đào tạo của thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, kết quả như sau: Năm học 2004 – 2005: với 47.423 học sinh, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khối mầm non tăng 32,35%, bậc phổ thông trung học tăng 1,02% so với cùng kỳ năm trước, trung học phổ thông tăng 6,71% so với cùng kỳ năm trước. “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 39 - Bảng 2-15: Cơ cấu học sinh, trường học và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp qua các năm BẬC HỌC 2002- 2003 2003- 2004 2004- 2005 2005- 2006 2006- 2007 Học sinh Mầm non 6680 6636 8783 9088 9475 Tiểu học 17732 17470 16290 16029 15769 Trung học cơ sở 13721 13792 13933 13806 13773 Trung học phổ thông 7600 7887 8417 8718 8894 Trường học Mầm non 20 20 20 20 20 Tiểu học 24 24 25 25 25 Trung học cơ sở (II) 3 3 3 4 4 Trung học phổ thông (III) 2 2 2 3 4 THCS (CẤP I- II) 1 1 1 1 1 THPT (CẤP II- III) 8 8 8 7 7 Học sinh tốt nghiệp Tiểu học 3544 3666 3666 3434 3480 Trung học cơ sở 2874 2890 2891 2845 3194 Trung học phổ thông 2048 2026 2026 2131 2544 (Nguồn: Phòng kinh tế) · Văn hóa Đà Lạt có nhiều thành phần dân tộc, những cư dân bản địa sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp ở vùng núi cao. Đây là nơi hội tụ cư dân của nhiều miền quê, nhiều dân tộc khác nhau và là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa. Do môi trường cũng như tác động của xã hội, trình độ sản xuất ở mỗi nhóm người trong từng dân tộc thiểu số đều có những nét đặc thù riêng biệt. · Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - Giao thông nội thị: Mật độ mạng lưới giao thông nội thị khá cao: 4,5km/km2. Mạng lưới đường giao thông trong thành phố được xây dựng uốn lượn theo địa hình, bị chia cắt phức tạp khiến cho việc giao lưu nội thành gặp trắc trở. Địa hình đồi núi và thung lũng làm cho đường trở nên quanh co, nhiều dốc cao và hẹp gây khó khăn cho việc lưu thông cũng như vận chuyển rác thải. - Giao thông ngoại thị: “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 40 - Quốc lộ 20 là trục giao thông trọng yếu của tỉnh Lâm Đồng, nối Đà Lạt với các tỉnh Đông nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh ở phía Nam và Phan Rang, Nha Trang ở phía Đông. Hầu hết khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách đều thông qua quốc lộ 1A nối với quốc lộ 20 để về Đà Lạt. Khoảng cách đường bộ đến các đô thị chủ yếu như sau: Tuyến Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh: dài 310 km (có 170 km thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng), mặt đường đá thâm nhập nhựa hẹp (5,6÷6 m), chất lượng kém, có nhiều dốc cao và quanh co. Tuyến Đà Lạt – Phan Rang : 120 km. Tuyến Đà Lạt _ Nha Trang: khoảng 250 km, hiện nay đã hoàn thành xong con đường nối Đà lạt với Nha Trang chỉ còn hơn 100 km. · Nhu cầu nhà ở: Đặc điểm các đô thị của Đà Lạt là nhà liền vườn, đất trống trong nội bộ các hộ vẫn còn. Diện tích nhà ở bình quân theo đầu người khoảng 8÷12m2 /người. Tỷ lệ nhà gạch và bê tông chiếm khoảng 70÷80%, ở khu vực trung tâm do nhu cầu phát triển nhà ở làm xuất hiện hiện tượng bê tông hóa gây ảnh hưởng đến cảnh quan chung của thành phố. 2.6. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTR ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT 2.6.1. Hiện trạng thu gom – vận chuyển CTR tại thành phố Đà Lạt. 2.6.1.1. Nguồn gốc phát sinh CTR. Khái niệm: Chất thải rắn (CTR) hay rác thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế-xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, các hoạt động du hành vũ trụ…). Trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Rác sinh hoạt được thải ra từ các nguồn sau : § Từ các hộ gia đình § Từ các công sở, nhà máy, xí nghiệp, trường học § Từ các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 41 - § Từ bệnh viện § Từ chợ, cửa hàng bách hóa § Từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan § Từ công trình xây dựng § Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp… 2.6.1.2. Hiện trạng quản lý CTR tại Thành phố Đà Lạt. · Thành phần, khối lượng và tỷ lệ thu gom Bảng 2-16: Thống kê thành phần rác thải sinh hoạt (Đơn vị :%) STT Thành phần Hộ gia đình Cơ quan, xí nghiệp Chợ Bãi rác 1 Giấy vụn 15 3 1 5 2 Bao Nilong, chai nhựa các loại 10 1 18 3 3 Kim loại 0.5 0 0 0.5 4 Thủy tinh 0.1 0 1 0.5 5 Thành phần hữu cơ, thức ăn thừa 73.4 94.4 70 76 6 Các chất khác 1 1.5 10 15 Tổng cộng 100 100 100 100 (Nguồn:số liệu thực tế tại bãi rác trung tâm và viện nghiên kĩ thuật nhiệt đới phối hợp với công ty quản lí công trinh đô thị). Nhận xét Dựa vào bảng thành phần rác trên cho thấy lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Đà Lạt chủ yếu là chất hữu cơ ( rau quả, thức ăn thừa…) chiếm từ 70÷94,4%. Thành phần có thể tái sử dụng như giấy, nhựa chiếm tỷ lệ tương đối lớn từ 6÷7,5%. Các thành phần khác như kim loại, thủy tinh và chất độc hại khác có tỷ lệ không đáng kể. Ngoài ra thành phần rác thải đối với từng đối tượng xả thải cũng khác nhau. Đối với rác thải ở chợ thì lượng bao nilông là lớn nhất, Đối với đối tượng xả thải là các xí nghiệp, cơ quan thì lượng rác hữu cơ lớn nhất “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 42 - Bảng 2-17: Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh qua các năm tại Đà Lạt (Đv:Tấn). Tháng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 3065.76 3058.39 3253.21 3301.25 3379.64 3460.56 2 2924.61 2815.64 2904.56 2987.56 3025.61 3156.78 3 2705.64 2726.35 2869.21 2735.61 2603.45 2924.6 4 2758.34 2689.24 2732.04 2725.64 2705.68 2845.73 5 2803.62 2703.69 2786.52 2532.45 2826.43 2921.95 6 2628.42 2823.61 2857.32 2682.37 2879.43 2989.77 7 2563.64 2689.24 2945.02 2723.01 2692.64 2785.5 8 2925.76 2956.34 3027.45 2978.31 3502.53 3483.86 9 2625.64 2789.31 2689.31 2625.89 2836.42 2947.73 10 2598.42 2702.65 3097.64 2723.46 3025.41 3035.12 11 2509.84 3024.58 3512.64 2802.56 3746.72 2854.15 12 2804.35 3312.01 3823.1 2796.66 4062.31 2950.6 Tổng cộng 32914.04 34291.05 36498.02 33614.77 37286.27 36356.35 (Nguồn: Đội môi trường-Công ty Quản lý công trình đô thị Đà Lạt) Nhận xét Qua bảng khối lượng rác phát sinh qua các năm của Thành phố Đà Lạt cho thấy khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố tăng đều qua các năm. Năm 2001 tăng 6,35%, năm 2002 tăng 9,8%, năm 2003 tăng 10%, năm 2004 tăng 14,6% so với năm 2000. Riêng năm 2005 và năm 2007 tỷ lệ tăng cao( năm 2005 tăng 21,96%, năm 2007 tăng 24,6% so với năm 2000). · Hiện trạng quản lý CTR tại Đà Lạt Theo thống kê hiện nay thành phố Đà Lạt có tổng cộng khoảng 120 tuyến đường chính và mạng lưới giao thông nội bộ thuộc 12 phường 3 xã với tổng dân số là 196.390 người (năm 2007) ngoài ra còn có 25.000 dân tạm trú và khách du lịch. Trung bình mỗi ngày lượng rác thải tính bình quân trên mỗi người là 0,5 kg. Như vậy lượng rác thải sinh hoạt trong một ngày tương đương 110 tấn (tương đương 220 m3), cùng với lượng rác thải ở các điểm chợ, trường lớp, cơ quan, nhà hàng cũng tương đương 40% lượng rác trên. Tổng lượng rác thải hàng ngày: 308 m3 (chưa tính lượng chế phẩm trong nông nghiệp: trung bình 80 m3/ngày). “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 43 - Chất thải rắn của Đà Lạt mang đặc trưng của rác thải sinh hoạt, rác nông nghiệp và điển hình là rác thải du lịch, dịch vụ. Thành phần chính của rác thải sinh hoạt Đà Lạt là chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ là 78,45% và độ ẩm giao động khoảng 20%. Tỷ trọng trung bình của rác thải giao động trong khoảng 300÷450kg/m3. Đây cũng chính là đặc tính chung của vùng rau xanh. Thời tiết ở Đà Lạt có 2 mùa là mưa và nắng. Đặc biệt là vào mùa mưa, khối lượng rác rất lớn ( do khả năng tích ẩm, tích nước của rác). Thêm vào đó là do địa hình dốc, đồi núi ..do đó bên cạnh những khó khăn do công tác vận chuyển, thu gom ( đường trơn trợt) thì vấn đề xói lở đất đá rơi vãi xuống đường phố từ các sườn đồi, trên triền dốc cũng là vấn đề đáng lo ngại. Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và xử lý rác thải tại Đà Lạt là Công ty QLCTĐT Đà Lạt. Chính do các đặc trưng trên của rác thải, điều kiện thời tiết, sự phân bố dân cư theo địa hình đồi núi cao, thung lũng của thành phố và do thiếu nguồn nhân lực, phương tiện mà Công ty chỉ thu gom, vận chuyển và xử lý được rác thải sinh hoạt và một phần rác thải nông nghiệp.. Hiện nay, Thành phố đã có bãi chôn lấp Cam Ly cách thành phố 7km về phía Tây, có diện tích 10ha. Nhưng hiện tại bãi rác vẫn chưa có biện pháp xử lý, hình thức chỉ là chôn lấp, không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm ở các con suối nhỏ dưới thung lũng. - Chất thải rắn hộ gia đình Hiện tại, các gia đình thường sử dụng các thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa như thùng nhựa có nắp đậy, thùng sơn không có nắp đậy, sọt do đó thường gây mùi hôi. Loại thùng chứa cũng thường không đồng nhất tại từng khu dân cư. Dung tích thay đổi từ 15 ÷ 25 lít đối với các hộ gia đình không kinh doanh buôn bán. Đối với các hộ có kinh doanh buôn bán (nhà hàng, khách sạn,quán ăn) thì dung tích thùng lớn hơn gấp đôi, gấp ba lần (50÷70 lít). Thường thì các thùng chứa hay được đặt trong nhà. Ngoài ra, việc sử dụng bao nylong để đựng rác cũng khá phổ biến. Do thói quen không muốn để rác trong nhà nên rác thường được cho vào bịch nylon, đem ra để “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 44 - trước nhà vào buổi sáng chờ xe thu gom, do đó làm mất mỹ quan khu phố, cũng như góp phần nhân rộng môi trường lan truyền dịch bệnh. Tất cả các loại bịch nylon đựng trong các thùng rác hay chứa rác tại hộ gia đình phần lớn đều làm từ loại vật liệu với chất liệu PVC (polyvinylclorua) khó phân huỷ với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Các loại bịch này nếu không được thu lại mà thải ra bãi chôn lấp thì thời gian tồn tại của chúng trên bãi chôn lấp là rất dài do đó làm giảm nhanh diện tích chôn lấp và thời gian tồn tại của bãi chôn lấp. Tình trạng vệ sinh chung tại các nơi lưu chứa rác tại hộ gia đình cũng chưa tốt. Hầu hết các hộ dân bỏ rác ra trước cửa bằng bịch nylon hay đặt các thùng rác, sọt rác trước nhà gây nên tình trạng nước rỉ rác chảy ra gây mùi hôi và thu hút ruồi muỗi. Nguyên nhân là do các thiết bị lưu chứa này không đảm bảo yêu cầu vệ sinh: bị hư hỏng, không giữ được nước rác bên trong, bịch nylon dễ bị thủng, thùng sắt hay bị ăn mòn… Ngoài ra đối với phần lớn các hộ dân sống ven kênh rạch, vùng trũng thấp thường đổ rác xuống kênh hoặc các khoảng trống xung quanh khu vực sinh sống gây tắc nghẽn, ô nhiễm dòng chảy và mùi hôi. - Chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học Chất thải rắn tại các cơ quan, công sở thường được lưu chứa trong các thùng chứa có nắp đậy và đảm bảo vệ sinh. Tại các phòng ban, phòng học đều có các thùng rác riêng, thường là các thùng nhựa có nắp đậy với dung tích từ 10÷15 lít. Hầu hết trong mỗi thùng rác đều có bịch nylon bằng nhựa PVC. Chất thải rắn sau khi được chứa trong các thùng nhỏ tại mỗi phòng ban, phòng học cuối ngày sẽ được nhân viên tạp vụ của cơ quan đưa ra các thùng rác lớn (240 ÷660 lít) để cho đơn vị thu gom đến nhận. Số lượng và kích cỡ thùng lớn tuỳ thuộc vào lượng rác thải ra mỗi ngày của từng nơi. Các thùng lớn này thường không có bịch nylon đặt bên trong. Nơi lưu chứa rác trong các phòng ban, phòng học thường rất sạch sẽ và không phát sinh mùi hôi. Tuy nhiên đối với nơi đặt các thùng rác lớn thường không sạch sẽ, có mùi hôi, ruồi muỗi và có thể có cả nước rỉ rác. - Chất thải rắn tại chợ Phần lớn các sạp hàng không có thiết bị lưu trữ rác thải. Rác thường được lưu trữ trong bao nylon hoặc đổ thành đống trước sạp. “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 45 - Rác sau khi được lưu chứa vào các bao nylon tại các quầy hàng được tập trung vào các thùng rác 660 lít tại điểm tập trung rác của chợ. Do phần lớn là rác thực phẩm dễ phân hủy, thiết bị tồn trữ không đảm bảo khống chế ô nhiễm (rác tràn ra khỏi thùng chứa, nước rỉ rác) nên mùi phát sinh từ nơi tập trung rác là rất nặng. Đối với những chợ tự phát (thường là ở các hẻm, các khu phố…), do không có đủ diện tích để làm nơi tập trung rác, nên điểm tập trung rác thường là đường phố, sau đó mới được công nhân thu gom và chuyển thẳng lên xe vận chuyển. Điều này vừa làm mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm khu vực lân cận do điểm tập trung rác lộ thiên, không được che chắn. - Chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế khác Hiện tại, Bãi chôn lấp thành phố chưa có hệ thống xử lý rác thải y tế. Rác thải y tế do chính các cơ sở tự có biện pháp xử lý, rác thải sinh hoạt được lưu chứa trong thùng có dung tích thường 15÷30lít trong có lót nylong. Sau đó rác từ các phòng được tập trung xuống các thùng chứa lớn chờ xe thu gom. Tuy nhiên,còn tồn tại một số cơ sở y tế để các chai lọ hoá chất chung với rác sinh hoạt hoặc để rác y tế gần với rác sinh hoạt mà không có không gian cách ly thích hợp. - Chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất công nghiệp Rác thải tại nhà máy được tập trung trong các thùng chứa. Nơi lưu chứa thường đặt ngoài trời nên không tránh khỏi việc nước rỉ rác trong thùng chứa chảy tràn khi trời mưa. Công tác vệ sinh nơi lưu chứa trước và sau thu gom thường được các doanh nghiệp thực hiện tốt về vệ sinh môi trường vì ảnh hưởng đến bộ mặt kinh doanh của nhà máy. Đối với các các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ thì công tác lưu trữ chưa được quan tâm. Hầu hết không có nơi lưu chứa riêng chất thải nguy hại và rác sinh hoạt. Vấn đề vệ sinh cũng chưa được thực hiện tốt: mùi cũng như ruồi muỗi rất nhiều tại các nơi lưu chứa rác, hầu như ít được vê sinh sau khi thu gom. “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 46 - · Hệ thống hành chính quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Lạt Sơ đồ hệ thống quản lý: Hình 2.22: Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn thành phố Đà Lạt Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý Thuận lợi Được sự quan tâm của ủy ban nhân dân Thành phố, phòng Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân các phường đã tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường. Do đó, người dân ngày càng có ý thức vệ sinh môi trường trên địa bàn sinh sống. Khó khăn Phương tiện chuyên dùng cho công tác thu gom vận chuyển rác đều kém chất lượng, không đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường Giá thu gom từ các hộ dân còn thấp,ngoài ra ý thức của người dân về việc nộp lệ phí vệ sinh còn kém cụ thể là những hộ dân sống ở khu thung lũng thì không nộp phí vệ sinh trong khi đó họ vẫn xả thải. “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 47 - · Công ty quản lý Công trình Đô thị Đà Lạt Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Hình 2.23: Sơ đồ cơ cấu tổ chưc Công ty QLCTĐT Đà Lạt Chức năng: Công ty QLCTĐT Đà Lạt là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt. Là một công ty hoạt động công ích được Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh Lâm Đồng ra quyết định thành lập và bổ nhiêm Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng. Công ty hoạt động dưới sự điều hành của UBND Tỉnh, UBND Thành phố. Công ty có các chức năng sau: § Quét dọn, thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt các đường phố lớn, hút hầm vệ sinh § Thu gom và vận chuyển rác tại chợ Đà Lạt và các chợ nhỏ § Duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông § Quản lý, khai thác khu vui chơi giải trí, khu du thuyền Hồ Xuân Hương và mở rộng khai thác khu du thuyền Hồ Tuyền Lâm § Quản lý, chăm sóc vườn hoa thành phố và công viên, cây xanh đường phố § Chiếu sáng, sửa chữa đèn đường đô thị công cộng § Vận chuyển rác từ các khu dân cư (12 phường 2 xã) trên địa bàn Thành phố đến bãi chôn lấp của Thành phố. “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 48 - · Đội môi trường Sơ đồ tổ chức đội môi trường: Hình 2.24: Sơ đồ tổ chức đội môi trường Nguồn nhân lực của đội: Đội môi trường thuộc công ty QLCTĐT Đà Lạt, đội gồm có 6 tổ với tổng số nhân công là 213 người. Trong đó gồm 3 cán bộ quản lý, 1 kế toán, 1 bảo vệ. § Tổ văn phòng gồm 6 người § Tổ tài xế gồm 17 lao động. Tổ trưởng: Trịnh văn Đông § Tổ bốc xếp gồm 21 lao động. Tổ trưởng: Nguyễn văn Đồng § Tổ xe đạp gồm 5 lao động. Tổ trưởng: Dương thị Thắm § Tổ quản lý bãi rác: Đỗ Hòa Hiền § Tổ quét dọn có 156 công nhân, gồm 6 tổ nhỏ: Bảng 2-18: Nhân lực tổ quét dọn và địa bàn hoạt động Tổ Nhân công Khu vực Tổ trưởng 1 23 Phường 1 và phường 2 Ứng Thị Luyên 2 27 Phường 5 và phường 6 Nguyễn Thị Lộc 3 28 Phường 7 và phường 8 Trần Thị Kim Thanh 4 20 Phường 3và phường 4 Lê Thị Thanh Tâm Phường 9,10,11,12,Xuân 5 32 Trường và Xuân Thọ Phạn Thị Mai 6 25 Chợ Đà Lạt Nguyễn Thị Bân (Nguồn: Đội môi trường - Công ty QLCTĐT Đà Lạt) Các trang thiết bị của đội: § Xe ép trọng tải 5 tấn : 5 chiếc § Xe ép trọng tải 4,5 tấn: 9 chiếc § Xe ép trọng tải 2 tấn : 1 chiếc “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 49 - § Một xe hút hấm vệ sinh § Xe đẩy tay dung tích 660L: 210 chiếc Chức năng: § Quét dọn, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đường phố lớn § Thu gom, vận chuyển rác thải từ các thùng rác lề đường § Quản lý bãi chôn lấp § Nhặt rác xung quanh khu trung tâm thành phố 2.6.2. Qúa trình hoạt động của hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay. Sơ đồ phương thức thu gom, vận chuyển: Hình 2.25: Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn thành phố Đà Lạt 2.6.2.1. Phương thức thu gom CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Lạt. · Phương tiện thu gom Bảng 2-19: Số lượng xe của Công ty QLCTĐT Đà Lạt Loại xe Số lượng Trọng tải T sử dụng (năm) T còn lại (năm) Tỉ lệ còn lại (%) Cự ly (km) Xe ép rác Fuso 49B_0328 1 4.5T 10 4 32.04 40 Xe ép ISUSU 49B-0237 1 4.5T 10 2 3.87 40 Xe ép KIA 49B_0681 1 4.5 T 10 3 0.27 40 Xe ép KIA 49B_0680 1 4.5 T 10 3 18.92 40 “Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt” - 50 - Xe ép KIA 49B_0382 1 4.5 T 10 6 22.8 40 Xe ép KIA 49B_0481 1 5T 10 6 45.38 40 Xe ép KIA 49B_0662 1 4.5 T 10 6 46.22 40 Xe ép KIA 49B_0663 1 4.5 T 10 6 53.55 40 Xe ép KIA 49B_8183 1 4.5 T 10 8 70 40 Xe ép HINO 49B0480 1 5T 10 10 87.5 40 Xe ép IFA 49B_0238 1 4.5 T 10 1 4.81 40 Xe ép IFA 49B_0509 1 4.5 T 10 0 0 40 Xe ép CANTER 49B0239 1 2T 10 1 0.27 40 Xe ép 49X_3957 1 5T 10 5 43.21 40 Xe ép HINO 49B_0418 1 5T 10 4 51.12 40 Xe đẩy tay 210 660L (Nguồn: Công ty QLCTĐT Đà Lạt) · Phương thức thu gom Công tác thu gom do đội môi trường đô thị Đà lạt đảm trách. Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt ở thành phố Đà Lạt là hệ thống thùng xe cố định, các thùng chứa đặt cố định tại nơi tập kết rác, trừ một khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên xe đổ rác vào xe thu gom. - Rác từ các hộ gia đình Những người thu gom rác sẽ đi qua từng nhà mang thùng rác hoặc bao rác ra đổ lên xe của họ và sau đó trả thùng rác về chỗ cũ. - Rác đường phố và các khu vực công cộng Được quét dọn và thu gom bởi đội môi trường thuộc Công ty QLCT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfỨng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt.pdf
Tài liệu liên quan