Đề tài Ứng dụng phân tích cơ bản trong hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán ngân hàng Đông Nam Á

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG 3

1. Hoạt động tự doanh của Công ty chứng khoán 3

1.1. Công ty chứng khoán 3

1.1.1. Khái niệm và phân loại 3

1.1.2. Vai trò, chức năng của CTCK 5

1.1.3. Các nghiệp vụ của Công ty chứng khoán 7

1.2. Hoạt động tự doanh của Công ty chứng khoán 9

2. Phân tích cơ bản 11

2.1. Khái niệm và vai trò của phân tích cơ bản 11

2.1.1. Khái niệm: 11

2.2. Nội dung phân tích cơ bản: 11

2.2.1. Định giá và lựa chọn trái phiếu 12

2.2.2. Định giá và lựa chọn cổ phiếu 17

3. Ứng dụng phân tích cơ bản trong hoạt động tự doanh 30

4. Điều kiện để ứng dụng phân tích cơ bản vào hoạt động tự doanh 32

4.1. Yếu tố về nhân lực 32

4.2. Yếu tố về kỹ thuật 33

4.3. Sự phát triển của Thị trường chứng khoán 33

4.4. Hệ thống công bố thông tin hoàn thiện 33

Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀO HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG NAM Á 35

1. Tổng quan về Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á (SEABS) 35

1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á 35

1.2. Phương châm hoạt động của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á 36

1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á và chi nhánh TP. Hồ Chí Minh 37

1.4. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á 39

1.4.1. Hoạt động môi giới và lưu ký chứng khoán 39

1.4.2. Hoạt động bảo lãnh phát hành 39

1.4.3. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp 40

1.4.4. Hoạt động tự doanh 40

1.4.5. Hoạt động quản lý tài sản ủy thác 41

1.4.6. Các hoạt động phụ trợ khác: 41

2. Thực trạng ứng dụng phân tích cơ bản trong hoạt động tự doanh của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á 41

2.1. Ứng dụng phân tích bản vào hoạt động tự doanh. 42

2.1.1. Phân tích tài chính: 42

2.1.2. Định giá cổ phiếu SMC 43

2.2. Đánh giá việc ứng dụng phân tích cơ bản trong hoạt động tự doanh của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á 44

2.2.1. Thuận lợi: 44

2.2.2. Khó khăn 45

2.2.3. Những thành tựu: 45

2.2.4. Hạn chế: 46

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀO HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG NAM Á 49

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á. 49

1.1. Các nhân tố ngoại sinh 49

1.1.1. Sự phát triển của thị trường chứng khoán 49

1.1.2. Hành lang pháp lý 49

1.1.3. Sự cạnh tranh của các Công ty chứng khoán khác 49

1.2. Các nhân tố nội sinh 50

1.2.1. Năng lực tài chính 50

1.2.2. Năng lực quản trị và đội ngũ nhân viên 50

1.2.3. Chất lượng các dịch vụ 51

2. Định hướng phát triển của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á 51

3. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phân tích cơ bản vào hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á. 52

3.1. Nhóm giải pháp từ phía thị trường: 52

3.2. Nhóm giải pháp từ phía công ty chứng khoán SEABS 53

KẾT LUẬN 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng phân tích cơ bản trong hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán ngân hàng Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hung lãi suất chung hiện hành trên thị trường để xác định tỷ suất thu nhập r. Dựa trên các thông số ước đoán, ta có 3 mô hình định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền như sau: Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) Với phương pháp này việc định giá cổ phiếu hoàn toàn chịu sự chi phối của các phán đoán, giả định về triển vọng phát triển của công ty. Do vậy, khi sử dụng phương pháp này phải kèm theo một số giả định ví dụ như: – Nền kinh tế phát triển ổn định, không có sự thay đổi chính trị, kinh tế nghiêm trọng. Chỉ số lạm phát được kiềm giữ ở mức chấp nhận được. – Không có sự thay đổi trong chính sách thuế của Chính phủ, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp & các loại thuế hiện đang áp dụng đối với nguyên liệu nhập khẩu,... – Tình trạng cạnh tranh được cơ quan Nhà nước quản lý tốt và công bằng. – Không có sự thay đổi trọng yếu trong chính sách kế toán của Công ty trong giai đoạn này – Các dự án đầu tư được tiến hành thuận lợi và không gặp trở ngại bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Các tình huống tính giá: - Tính giá cổ phiếu sau 1 năm Nếu biết được cổ tức dự đoán năm sau DIV1, giá dự đoán năm sau P và biết được tỷ suất lợi nhuận ước tính của các cổ phiếu cùng có độ rủi ro như cổ phiếu đã mua là r thì có thể định giá được cổ phiếu hiện tại theo công thức: Điều kiện cân bằng trong một thị trường vốn hoạt động hoàn hảo là tại mọi thời điểm, tất cả các cổ phiếu có cùng độ rủi ro như nhau được định giá theo cùng một tỷ lệ chiết khấu (hay còn gọi là tỷ suất vốn hoá thị trường). - Tính giá cổ phiếu sau một số năm: Cũng lập luận tương tự như trên, nếu dự đoán được cổ tức DIV2 năm thứ hai, giá cổ phiếu P2 năm thứ hai, và tỷ suất lợi nhuận mong đợi r thì có thể tính được giá cổ phiếu năm thứ nhất P1 Tính tương tự liên tiếp cho đến năm cuối h là năm người đầu tư mang bán cổ phiếu đó đi thì ta có thể định giá được giá cổ phiếu hiện tại chính là giá trị quy về hiện tậi của luồng thu nhập cổ tức cho đến năm thứ h cộng với giá trị quy về hiện tại của giá cổ phiếu năm thứ h, thể hiện qua công thức sau: Nói cách khác, giá cổ phiếu hiện tại là giá trị quy về hiện tại của tất cả các luồng cổ phiếu trong tương lai. - Khi kỳ đầu tư là vô hạn Nếu cổ phiếu được nhà đầu tư nắm giữ vô hạn thì có nghĩa là h sẽ tiến tới ∞ (thông thường, thời gian của cổ phiếu là vô hạn vì nó không có thời gian đáo hạn. Một cổ phiếu thường được chuyển quyền sở hữu cho nhiều người thuộc nhiều thế hệ, song điều đó không ảnh hưởng tới giả định của nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu đó vô thời hạn. Khi đó, giá trị hiện tại của vốn gốc (Pt/(1+r)t) sẽ tiến tới 0 và công thức trên sẽ trở thành: - Khi tỷ lệ cổ tức tăng trưởng đều đặn Việc sử dụng công thức trên để tính toán là tương đối phức tạp. Trên thực tế, công thức này thường được áp dụng khi tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm (g) là không đổi. Khi đó, công thức trên có thể viết lại như sau: Lưu ý rằng công thức này chỉ đúng khi tốc độ tăng trưởng g nhỏ hơn tỷ suất thu nhập dự tính. Trên thực tế người ta giả định rằng g<r vì điều này hoàn toàn hợp lý. Trên thực tế, các công ty thường có mức tăng trưởng cổ tức không đều trong một số năm, trước khi có thể đạt đến giai đoạn ổn định. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ áp dụng mô hình định giá hai giai đoạn: Giai đoạn siêu tăng trưởng: tốc độ là gs với thời gian n năm đầu. Giai đoạn tăng trưởng ổn định : tốc độ tăng là gl với thời gian là khoảng thời gian còn lại Do(1+gs) 1+gs 1+ gl 1+gs Po = ––––––––– - Do ( ––––––– - –––––––––) (––––––––) r – gs r- gs r- gl 1 + r Mô hình chiết khấu dòng tiền thuần Theo mô hình này ta sẽ chiết khấu các dòng tiền thuần của công ty về hiện tại, đó chính là giá trị hiện tại của cổ phiếu. Định giá bằng chiết khấu dòng tiền thuần của công ty (FCFF) Dòng tiền tự do của công ty là nguồn tiền có sẵn của người đầu tư được dùng để đầu tư vào công ty (cổ đông thường, trái chủ, cổ đông ưu đãi) Dòng tiền thuần = Dòng tiền từ hoạt - Dòng tiền từ hoạt của công ty động SXKD động đầu tư Giá trị hiện tại của dòng tiền thuần của công ty: PV= ∑ FCFFi/ (1+WACC)i với i= 1->∞ Mô hình một giai đoạn PV= FCFF/ WACC – g Mô hình nhiều giai đoạn FCFFi FCFFn+1 1 PV= ∑––––––––––––– + [ ––––––––––––– x ––––––––––––] ( 1+ WACC)i WACC- g (1+ WACC)n Với i -> n Định giá bằng chiết khấu dòng tiền vốn cổ phần (FCFE) Dòng tiền thuần vốn cổ phần là dòng tiền sẵn có để dùng của những cổ đông Dòng tiền thuần = Dòng tiền từ hoạt - vốn đầu tư - các khoản nợ vốn cổ đông động SXKD phải trả Giá trị hiện tại của dòng vốn cổ phần doanh nghiệp PV= ∑ FCFEi/ (1+r)i với i= 1->∞ Mô hình một giai đoạn PV= FCFE/ r – g Mô hình nhiều giai đoạn FCFEi FCFEn+1 1 PV= ∑––––––––––––– + [ ––––––––––––– * ––––––––––––] ( 1+ r)i r- g ( 1+ r)n b. Phương pháp định giá theo hệ số giá trên thu nhập (P/E) Hệ số giá cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu được ký hiệu là P/E. Khi P/E có giá trị cao chứng tỏ người đầu tư nghĩ rằng công ty đang có cơ hội tăng trưởng, rằng thu nhập là tương đối ổn định, an toàn, và tỷ suất vốn hoá thị trường r tương đối thấp. Nhưng cần lưu ý rằng P/E cao cũng có thể không phải do giá cổ phiếu cao mà do thu nhập thấp. Đối với một thị trường chứng khoán phát triển thì hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Vì nó cho biết giá hợp lý của một cổ phiếu khi nhìn vào giá trị P/E được công bố đối với các loại cổ phiếu có cùng độ rủi ro như cổ phiếu đó. Đây là cách định giá cổ phiếu thường nhanh nhất và đơn giản, áp dụng theo công thức sau: P = EPS × P/E Theo phương pháp này, về mặt lý thuyết, chúng ta có thể áp dụng một trong các cách sau đây: - Lấy chỉ số bình quân toàn ngành mà công ty đó tham gia hoặc lựa chọn một công ty có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như cổ phiếu mà chúng ta cần định giá. Khi đó, chúng ta sẽ xác định giá của cổ phiếu bằng cách lấy thu nhập của công ty cần định giá nhân với hệ số P/E bình quân ngành hoặc hệ số P/E của công ty được lựa chọn. - Xác định hệ số P/E "hợp lý" hay nội tại của chính công ty đó. Giá cổ phiếu được xác định bằng cách nhân hệ số P/E thông thường với thu nhập của công ty. Đối với công ty có tốc độ tăng trưởng đều đặn, hệ số P/E " hợp lý" được tính toán dựa trên công thức tương tự như công thức tính giá của cổ phiếu nêu trên đây. Ta có: P/E = (1-b)(1+g)(1-g) Tuy nhiên, trên thực tế khi tiến hành đánh giá cổ phiếu công ty thì việc lựa chọn hệ số P/E cụ thể không đơn thuần như hai phương pháp trên mà còn căn cứ vào xu hướng phát triển của toàn ngành và của từng công ty cụ thể. Do vậy, ta có thể kết hợp cả hai cách trên đây để xác định cổ phiếu công ty. Ví dụ: Công ty X là một công ty thuộc ngành sản xuất đồ uống có gas đang phát triển mạnh trong những năm gần đây với hệ số P/E có tốc độ gia tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng P/E toàn ngành. Giả sử hệ số P/E ngành này hiện đang là 13. Biết rằng tỷ lệ chi trả cổ tức năm nay của công ty là 25%, thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 2600 VND; ROE bằng 16%, tỷ lệ lợi suất đầu tư yêu cầu đối với công ty này là 14% Ta tính được giá trị cổ phiếu của công ty này là: G = (1- 0.25) x 0.16 = 0.12 Vậy P/E hợp lý của công ty là P/E = 0.25 x (1 + 0.12) / (0.14 – 0.12) = 14 Nếu sử dụng hệ số P/E toàn ngành thì giá cổ phiếu là P = 13 x 2600 = 33800đ/Cp Nhưng do đây là công ty được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành nên ta dùng hệ số P/E hợp lý của công ty để tính toán. Khi đó giá cổ phiếu hợp lý sẽ là: P = 14 x 2600 = 36400đ/CP c. Phương pháp định giá dựa trên giá trị tài sản ròng Trên một số phương diện, phương pháp định giá cổ phiếu theo giá trị tài sản ròng cũng phù hợp với các phương pháp định giá khác. Quan điểm chung của phương pháp này cho rằng một công ty có giá trị không kém hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản này không nhất thiết của nó trừ đi các khoản nợ của nó và giá trị này không nhất thiết phải có những tác động trực tiếp lên giá trị thực của công ty nói chung. Tuy nhiên, theo quan điểm của các cổ đông thì giá trị của một công ty xuất phát từ khả năng của công ty đó trong việc kiếm lợi nhuận và trả cổ tức chứ không đơn thuần là phép cộng của các tài sản. Giá trị của công ty phải được đo bằng hiệu quả sử dụng và khai thác tài sản nhằm tạo ra những lợi ích kinh tế trong tương lai. Do đó, phương pháp định giá tài sản ròng chủ yếu được sử dụng để kiểm tra chéo các phương pháp khác, nếu như có sự khác biệt đáng kể giữa kết quả định giá cổ phiếu theo giá trị tài sản ròng của một công ty và kết quả định giá theo phương pháp dựa trên lợi nhuận thì lý do của sự khác biệt đó phải được điều tra và phải đối chiếu so sánh các yếu tố gây ra đó. Ví dụ: nếu định giá dựa trên lợi nhuận thấp hơn đáng kể so với giá trị tài sản, thì điều này có thể là do việc quản lý của công ty kém, điều kiện kinh doanh của ngành bị suy yếu, hoặc có thể bởi người định giá đã lựa chọn một tỷ lệ lãi suất chiết khấu không hợp lý hoặc tài sản đã được đánh giá vượt quá giá trị. Tuy nhiên, phương pháp định giá cổ phiếu theo giá trị tài sản ròng có thể coi như là một phương pháp định giá cơ bản trong một số tình huống đặc biệt. Để tính giá trị tài sản ròng, trước hết phải tính giá trị tài sản có thực (đã loại bỏ các khoản nợ khó đòi) theo giá thị trường, sau đó trừ đi tổng số nợ của công ty, phần còn lại chính là giá trị tài sản ròng hay giao trị vốn chủ sở hữu. Có nhiều cách khác nhau để kết hợp phương pháp giá trị tài sản ròng với các phương pháp cơ bản khác. Trong phạm vi đề tài, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến một số phương thức kết hợp thông dụng trên thế giới. Phương pháp 1 Giá trị tài sản ròng + Giá trị lợi thế Giá cổ phiếu = Tổng số cổ phiếu định phát hành Trong đó, giá trị tài sản ròng có thể được xác định theo 2 cách: - Cách 1: Căn cứ vào giá trị thị trường Khi căn cứ vào thị trường, giá trị tài sản ròng chính là giá bán tất cả các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp trên thị trường (bao gồm đất đai, Giá trị lợi thế của doanh nghiệp được tính căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch bình quân của n năm liền kề (n thường được lấy bằng 5) với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo công thức: Tổng LN thực hiện n năm liền kề Tỷ suất lợi nhuận bình quân = Tổng vốn kinh doanh của DN n năm Tỷ suất Tỷ suất LN bình quân Tỷ suất LN bình quân chung LN siêu = n năm liền kề - n năm của doanh nghiệp ngạch của doanh nghiệp cùng ngành nghề Giá trị = Vốn SXKD của công ty theo sổ x tỷ suất LN lợi thế kế toán bình quân n năm liền kề siêu ngạch Phương pháp 2: Giá trị tài sản ròng + Giá trị khả năng sinh lời Giá cổ phiếu (P02) = 2 x Tổng số cổ phần định phát hành Trong đó: giá trị tài sản ròng: xác định như trên Giá trị khả năng sinh lời: LN ròng hàng năm dự tính của công ty Giá trị khả năng sinh lời = Hệ số sinh lời Phương pháp này thực chất là sự kết hợp giữa hai phương pháp đánh giá dựa trên giá trị tài sản ròng và dựa trên thu nhập. Mức giá cuối cùng được xác định là mức giá bình quân của hai phương pháp này. Công thức trên có thể được viết lại như sau: Trong đó: Giá trị tài sản ròng P= Tổng số cổ phần định phát hành Lợi nhuận ròng P= Hệ số sinh lời Theo công thức xác định, giá trị khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận mà công ty tạo ra trong tương lai. Hay nói khác đi là nó phụ thuộc vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Giá trị khả năng sinh lời của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với lợi nhuận có thể thu được. Lợi nhuận ròng bình quân dự tính hàng năm là lợi nhuận dự tính bình quân còn lại sau khi đã trừ đi thuế và các chi phí kể cả chi trả lãi vay. Các số liệu này được xác định trên cơ sở tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong những năm tới. Công thức tính như sau: Trên thực tế, lợi nhuận ròng bình quân doanh nghiệp có thể thu được thấp hơn, bằng hoặc cao hơn mức lợi nhuận dự tính này.Khi tính toán chỉ số này cần xem xét để loại trừ các ảnh hưởng đột biến có liên quan đến lợi nhuận ròng bình quân của doanh nghiệp. Đồng thời cũng cần phải phân tích, dự đoán tình hình sắp tới để điều chỉnh lợi nhuận ròng bình quân dự tính thu được cho phù hợp. Hệ số sinh lời là tỷ lệ quy đổi các khoản lợi nhuận trong tương lai về giá trị hiện tại, hay còn gọi là lãi suất chiết khấu, được xác định như ở mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF) Nếu so sánh phương pháp 1 với phương pháp 2 thì phương pháp 2 có một số tính ưu việt hơn hẳn do đã kết hợp đánh giá được một số nhân tố như rủi ro và tiềm năng tương lai của công ty Phương pháp 3: P02 + Giá trị tương đối Giá cổ phiếu (P03) = 2 Trong đó P02 là giá cổ phiếu tính theo phương pháp 2 Thực chất của phương pháp 3 là sự kết hợp tương đối giữa phương pháp 1 và phương pháp 2. Trong đó giá trị tương đối được tính trên cơ sở so sánh các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh, dựa trên các thông số: giá cổ phiếu bình quân của nhóm các công ty khác cùng quy mô, cùng lĩnh vực. 3. Ứng dụng phân tích cơ bản trong hoạt động tự doanh Đối với các công ty chứng khoán, đặc biệt các công ty chứng khoán ở các thị trường phát triển, hoạt động tự doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Trong khi môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành, hay quản lý danh mục đầu tư là những hoạt động bề nổi đối với công ty chứng khoán, nó thể hiện chất lượng dịch vụ, năng lực công nghệ, tính chuyên nghiệp của công ty chứng khoán, thì hoạt động tự doanh lại thể hiện tiềm lực tài chính thực sự của công ty đó cũng như đội ngũ nhân viên và chuyên viên tài giỏi, kinh nghiệm. Ở bất kỳ một công ty nào, đều có một bộ phận phân tích thực hiện các phân tích thị trường, phân tích ngành, phân tích công ty hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định của các bộ phận khác: tư vấn, bảo lãnh, và đặc biệt là cho bộ phận tự doanh. Ứng dụng của phân tích cơ bản vào hoạt động tự doanh thể hiện ở việc sử dụng các kết quả tính toán được của phân tích cơ bản làm nền tảng cho việc ra các quyết định tự doanh. Việc ứng dụng phân tích cơ bản thể hiện qua quy trình ứng dụng phân tích cơ bản vào hoạt động tự doanh như sau: Bước 1: Cập nhật số liệu. Công đoạn này bao gồm việc cập nhật số liệu từ các công ty niêm yết đã công bố các báo cáo quý hoặc các báo cáo năm đã kiểm toán công bố định kỳ. Các báo cáo này sẽ công bố các thông tin về tài sản, nguồn vốn, nợ, lợi nhuận, chi trả cổ tức… là những thông tin cơ bản phục vụ cho quá trình phân tích. Việc thu nhập các số liệu thô này tương đối đơn giản và cũng không tốn nhiều thời gian nếu các công ty niêm yết tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về công bố thông tin. Như trình bày ở trên, việc hoàn thiện hệ thống thông tin có ý nghĩa rất lớn đối với việc phân tích cơ bản của công ty chứng khoán Bước 2: Xử lý số liệu. Bước này hết sức quan trọng. Sau khi thu thập đủ các số liệu cần thiết, thông thường các CTCK sẽ nhập các số vào một form xử lý số liệu riêng, theo đó, khi số liệu được nhập vào đầy đủ, nó sẽ tự tính toán ra các chỉ tiêu cơ bản như các chỉ số về khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lợi (ROA, ROE), cơ cấu vốn,…Công đoạn này đòi hỏi số liệu đầu vào phải chính xác tuyệt đối và có trong ít nhất 2 năm để thực hiện so sánh tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu qua các năm. Kết quả số liệu sau khi xử lý sẽ được dùng cho phân tích công ty dựa trên các hệ số tài chính. Các hệ số này nói lên sức khỏe và tình hình sản xuất hiện tại của công ty, giúp người phân tích có một cái nhìn tổng quan về công ty và giúp đưa ra phương pháp định giá cổ phiếu phù hợp. Bước 3: Lựa chọn phương pháp định giá. Bước này được thực hiện dựa trên những đánh giá rút ra từ bước 2. Những hệ số tính toán được dựa trên các báo cáo tài chính. Nếu công ty có tốc độ phát triển ổn định, thị trường minh bạch và không có những biến động bất thường ảnh hưởng đến giá cả của cổ phiếu có thể sử dụng các phương pháp như định giá cổ phiếu bằng chiết khấu dòng tiền (DCF), định giá dựa trên hệ số P/E, hoặc kết hợp các phương pháp đó bằng một ma trận giá. Còn phương pháp định giá dựa trên giá trị tài sản ròng rất thích hợp với công ty có dòng tiền biến động, hoặc để kiểm tra khi kết quả định giá theo các phương pháp trên chênh lệnh nhau quá lớn. Việc lựa chọn phương pháp định giá là hết sức quan trọng, nó thể hiện khả năng phân tích, óc phán đoán cũng như sự linh hoạt của người làm phân tích, và do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các bước còn lại. Bước 4: Định giá cổ phiếu. Nếu các bước trên làm tốt thì đến việc này công việc của người làm phân tích sẽ hết sức đơn giản. Dù lựa chọn phương pháp nào thì quan trọng nhất là xác định được tỷ lệ chiết khấu phù hợp để thực hiện chiết khấu các dòng tiền về hiện tại. Tính toán theo các công thức đã trình bày ở trên sẽ cho kết quả về mức giá hiện tại hợp lý của một cổ phiếu mà người phân tích cần định giá. Bước 5: Đề xuất lựa chọn cổ phiếu. Đây chính là khâu thể hiện rõ nhất việc ứng dụng phân tích cơ bản vào hoạt động tự doanh của một Công ty chứng khoán, đồng thời cũng thể hiện vai trò của phân tích cơ bản đối với hoạt động tự doanh. Kết quả định giá cổ phiếu sẽ cho biết giá cổ phiếu nào hiện đang cao hay thấp hơn giá trị thực của nó, và với mức giá chấp nhận hiện tại, với mức tỷ suất yêu cầu kỳ vọng như dự tính, thì công ty nên nắm chứng khoán đó trong ngắn hạn hay dài hạn. Các nhân viên tự doanh cũng dựa trên những kết quả của phân tích cơ bản để xây dựng danh mục đầu tư hợp lý cho công ty mình với số vốn công ty có. Ngoài ra, một ứng dụng rất quan trọng của phân tích cơ bản là trong việc định giá chứng khoán phục vụ cho công tác đấu giá cổ phần, giúp công ty có thể mua được cổ phiếu đấu giá với mức giá phù hợp. Tất nhiên, khi quyết định đầu tư ngoài dựa vào những đánh giá của phân tích cơ bản, phòng tự doanh còn phải dựa vào các thông tin thị trường nắm bắt được bằng cách này hay cách khác – nhưng chủ yếu vẫn trên nguyên tắc những đánh giá của phân tích cơ bản vẫn là kim chỉ năm cho mọi quyết định của hoạt động tự doanh của Công ty chứng khoán. 4. Điều kiện để ứng dụng phân tích cơ bản vào hoạt động tự doanh 4.1. Yếu tố về nhân lực Đây là yếu tố quan trọng nhất để có thể đảm bảo cho công ty ứng dụng được phân tích cơ bản vào hoạt động tự doanh. Phân tích cơ bản là tương đối đơn giản nhưng để áp dụng được nó để vận dụng linh hoạt không phải là dễ dàng. Nó đòi hỏi một đội ngũ nhân viên và chuyên viên phân tích có kinh nghiệm, có khả năng xử lý thông tin. Điều cốt yếu nhất trong tất cả các phương pháp là phải xác định được tỷ lệ chiết khấu, điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào các nhận định, dự báo về thị trường. Nhân viên phân tích phải là những người sử dụng thành thạo, chuyên nghiệp và linh hoạt các phương pháp định giá. Phải xác định được đâu là phương pháp phù họp nhất để định giá một công ty. Trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị đầu tư với phòng tự doanh. Muốn như vậy, công ty không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của mình, đặc biệt là các chuyên viên phân tích, phải có chế độ đãi ngộ phù hợp, có chính sách thu hút người tài, chú trọng vào đào tạo trong quá trình làm việc. 4.2. Yếu tố về kỹ thuật Yếu tố này cũng không kém phần quan trọng. Bởi phân tích cơ bản là việc xử lý hàng loạt các số liệu trong quá khứ, và đưa ra các giả định trong tương lai. Nếu công việc đó được xử lý một cách hoàn tòan thủ công thì rất mất thời gian và kém chính xác. Điều nàylà hết sức hiển nhiên,và việc cung cấp đầy đủ các trang bị kỹ thuật cần thiết cho các nhân viên phân tích sẽ giúp họ nâng cao năng suất lao động, xử lý và cập nhật thông tin. Internet là một kênh thông tin rất quan trọng và hỗ trợ đắc lực cho các chuyên viên phân tích trong việc tìm kiếm các thông tin nhằm xác định tỷ lệ chiết khấu phù hợp. 4.3. Sự phát triển của Thị trường chứng khoán Phân tích cơ bản không phải là một công việc đơn giản và nhàm chán, nó phụ thuộc rất nhiều vào những dự đoán thị trường của người phân tích. Nếu thị trường đang trong giai đoạn suy thoái, đầu tư vào cổ phiếu sẽ có rủi ro cao, thì tỷ lệ chiết khấu cũng tăng lên do phải cộng thêm cái gọi là “ phần bù rủi ro”. Và khi thị trường phát triển tốt, không có lý do gì nhà phân tích lại không nâng cao tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng làm cơ sở tính toán lợi nhuận cho những năm sau. Tuy nhiên, tất cả những dự báo này chỉ mang tính chất ngắn hạn, thị trường phải phát triển ổn định, đều đặn, không có quá nhiều yếu tố vĩ mô tác động vượt ra ngoài tầm dự báo sẽ giúp những phân tích chính xác và hữu ích hơn với hoạt động đầu tư. 4.4. Hệ thống công bố thông tin hoàn thiện Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán về cơ bản cũng giống như hoạt động đầu tư của bất kỳ tổ chức cá nhân nào. Quyết định đầu tư cũng dựa trên những thông tin công bố của các tổ chức phát hành. Đặc biệt là các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình lợi nhuận, chia cổ tức nếu được công bố đầy đủ và kịp thời thì rất thuận lợi cho công ty trong việc phân tích và ra quyết định. Mặc dù bất kỳ công ty chứng khoán nào cũng có một thuận lợi đặc thù của hoạt động tự doanh do có được thông tin từ hoạt động môi giới mang lại, đó là những thông tin về tình hình cung cầu của thị trường và tâm lý nhà đầu tư, nhưng một hệ thống công bố thông tin hoàn thiện sẽ là cơ sở cho các hoạt động đầu tư cho dài hạn của công ty. Vấn đề này lại liên quan trực tiếp đến hành lang pháp lý quy định về công bố thông tin mà hiện nay Việt Nam cố gắng xây dựng và hoàn thiện. Trong thời gian qua, tính công khai, minh bạch của thị trường chứng khoán thông qua công bố thông tin của công ty niêm yết đã từng bước được nâng lên, phần lớn các công ty niêm yết đã tuân thủ công bố thông tin định kỳ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều công ty chậm công bố các thông tin bất thường, nhất là giao dịch nội bộ. Do đó các công ty chứng khoán khi đưa ra các phân tích cần phải biết lựa chọn thông tin phù hợp và xem xét thông tin nhiều chiều từ các nguồn khác nhau. Kết luận chương 1: Trong chương này chúng ta tập trung nghiên cứu các vấn đề tổng quát nhất về công ty chứng khoán, các hoạt động của công ty chứng khoán đặc biệt là hoạt động tự doanh. Trọng tâm của chương đề cập đến phân tích cơ bản, vai trò của phân tích cơ bản, các phương pháp định giá chứng khoán và tính ứng dụng của nó vào hoạt động tự doanh. Những kiến thức này không những chỉ quan trọng đối với Công ty chứng khoán mà còn quan trọng với tất cả các nhà đầu tư cá nhân khác. Điều chúng ta phải nắm vững nhất trong chương 1 là quy trình và các phương pháp định giá chứng khoán mà chúng ta sẽ sử dụng trong các chương sau để đánh giá hiệu quả ứng dụng phân tích cơ bản vào hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á. Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀO HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG NAM Á 1. Tổng quan về Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á (SEABS) 1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á Trước sự phát triển và tăng trưởng như vũ bão của Thị trường chứng khoán, hàng loạt công ty chứng khoán đã ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các nhà đầu tư. Chỉ từ một vài công ty chứng khoán trong những ngày đầu hình thành thị trường, tính đến thời điểm trước ngày 1/1/2007 tại Việt Nam đã có khoảng trên 50 công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán là một định chế tài chính góp phần hết sức quan trọng vào sự phát triển của thị trường. Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng cổ phần Đông Nam Á cũng ra đời trong hoàn cảnh đó. Ngày 2/11/ 2006 Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á đã được UBCK chấp thuận về mặt nguyên tắc, và được cấp giấy phép kinh doanh theo hình thức công ty cổ phần với cổ đông sáng lập là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội, có vốn điều lệ hiện nay là 50 tỷ đồng, ngày chính thức giao dịch đầu tiên: ngày 20/3/2007. Ngân hàng Đông Nam Á, tên giao dịch là Southeasth Asia Bank ( SeAB) được thành lập từ năm 1994 và là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Kể từ ngày thành lập tới nay, ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đạt được nhiều thành công hết sức khả quan. Việc đổi mới toàn diện luôn là chiến lược ưu tiên hàng đầu của ngân hàng Đông Nam Á với mục tiêu trở thành một ngân hàng đô thị hiện đại, tạo điều kiện vững chắc cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong thời gian qua, Ngân hàng Đông Nam Á đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển hiệu quả, lâu dài. Đó là việc hiện đại hoá phần mềm quản trị ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động, tái cấu trúc, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách hoàn hảo nhất. Cam kết không ngừng phát triển, xây dựng hình ảnh, nâng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế luôn là tiêu chí hoạt động của Ngân hàng Đông Nam Á. Hình ảnh về một ngân hàng hiện đại, tăng trưởng bền vững, luôn vì lợi ích của khách hàng đã từng bước được công nhận bởi những khách hàng của Ngân hàng. Thông tin chung: công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á Địa chỉ : 16 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 042758888 Fax: 042753816 Email: Seab@seabs. Com.vn Website: www. Seabs. Com.vn 1.2. Phương châm hoạt động của Công ty ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36719.doc
Tài liệu liên quan