MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .6
Chương 1: Mục đích, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài.
1.1. Bảo dưỡng sửa chữa máy móc và những thay đổi trong bảo dưỡng
sửa chữa .7
1.1.1. Khái niệm .7
1.1.2. Những thay đổi trong sửa chữa bảo dưỡng .8
1.2. Các phương pháp chẩn đoán .9
1.3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài “ ứng dụng phân tích
dầu bôi trơn và hạt mài mòn trong chẩn đoán kỹ thuật máy”.11
1.3.1. Tính cấp thiết của đề tài .11
1.3.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 11
1.3.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài .11
Chương 2: Khái niệm chung về dầu bôi trơn.
2.1. Một số vấn đề về dầu bôi trơn .12
2.1.1. Dầu khoáng .12
2.1.2. Dầu tổng hợp .12
2.1.3. Chất phụ gia trong dầu bôi trơn .13
2.2. Dầu bôi trơn hệ thống.
2.2.1. Yêu cầu 16
2.2.2. Phân loại dầu bôi trơn bánh răng .17
2.2.3. Sử dụng dầu hộp số .19
2.3. Dầu bôi trơn động cơ 20
2.3.1. Vai trò và nhiệm vụ.20
2.3.2. Pha chế dầu động cơ.22
2.3.3. Tiêu chuẩn cho dầu nhớt động cơ.22
2.4. Chẩn đoán kỹ thuật bằng phân tích dầu bôi trơn và hạt mài mòn.23
2.4.1. Phân tích thành phần kim loại.24
2.4.2. Phân tích hình dáng hạt mài mòn.24
2.4.3. Kích thước hạt mài mòn.27
2.4.4. Số lượng hạt mài mòn.28
Chương 3: Các thiết bị thí nghiệm và nghiên cứu.
3.1. Hộp giảm tốc trục vít hai cấp.28
3.2. Máy phân tích thành phần kim loại TN Alloy Pro 9388.33
3.2.1. Tổng quan về sản phẩm.33
3.2.2. Tìm hiểu các tính năng của hệ thống và cơ khíển của thiết bị.36
3.2.3. Khởi động và kiểm tra hệ thống.40
3.2.4. Các thông số cấu hình.44
3.2.5. Menu file.47
3.2.6. Truy cập kết quả được lưu.49
3.2.7. Menu the Utilities( tiện ích) và menu setup( cài đặt).50
3.2.8. Phép đo và kết quả.53
3.3. Hệ thống phân tích hình ảnh Omnimet Express Image Analysis
(86-3000).57
3.3.1. Vài nét chính của Omnimet Enterprise .58
3.3.2. Các phím nguồn của hệ thống phân tích hình ảnh.62
3.3.3. Cở sở dữ liệu của Omimet Image.67
3.3.4 Các chức năng trên thanh công cụ của sổ ảnh.78
3.3.5. Cửa sổ hiện thị kết quả.80
3.3.6. Tạo báo cáo( Report Genenation). . 82
Chương 4: Thí nghiệm và phân tích đánh giá kết quả.
4.1. Thí nghiệm 1 .86
4.2. Thí nghiêm 2 .87
4.3. Phân tích các kết quả thí nghiệm .92
Kết luận .96
Taì liệu tham khảo .97
109 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng phân tích dầu bôi trơn và hạt mài mòn trong chẩn đoán kỹ thuật máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết được nguyên lý các tia X của các thành phần nguyên tử kế cận nhau như crôm, mangan, sắt v.v.. Hơn nữa, với hiệu quả cao, đầu đo TN Alloy Pro có thể giúp ta giảm thời gian đo, TN Alloy Pro cho ta kết quả về 24 thành phần – titan, vanađi, crôm, mangan, sắt, coban, niken, đồng, kẽm, selen, ziriconi, niobi, molypđen, bạc, thiếc, hafini, tantali, vonfram, vàng, chỡ, iốt, reni, asen và bitmut. Các thành phần khác như palladia, iriđi và platin có thể được nhận biết trong thư viện kim loại. Thư viện hợp kim của máy bao gồm 230 mẫu chi tiết về các loại hợp kim tiêu chuẩn trong công nghiệp như hợp kim sắt, hợp kim đồng, hợp kim coban, hợp kim niken và hợp kim nhôm. Các hợp kim được nhận dạng bằng tên gọi phổ biến. Người sử dụng có thể thêm vào thư viện máy hợp kim mà mình biết. Người sử dụng có thể xem lại đặc tính của hợp kim và tạm thời xoá bỏ bất cứ đặc tính hợp kim nào trong thư viện.
b.Đặc điểm kỹ thuật
TN Alloy Pro
Nguồn kích thích tia X
Hai nguồn đồng vị phóng xạ 4mCi Cd109 và 20mCi Fe55
Đầu dò tia X
Đầu dò SiPIN với độ phân dải 250 eV
Cửa sổ plastic
Dày 0,00024 in (6mm), người sử dụng có thể thay thế được
Kích thước
9 x 8 x 1.5 in (228.6 x 203.2 x 38.1 mm)
Khối lượng
1.7 lb (0.771 kg)
Pin
Pin Lithium Ion 14,8V (thời gian sử dụng 6h)
Hộp đựng thiết bị
Hộp đựng có bề mặt cứng được IATA
Bao đựng súng
Có thể đeo vào dây lưng giúp
Nhiệt độ khi hoạt động
320 tới 1200 F (00 tới 490 C)
Nhiệt độ bảo quản
-40 tới 1200 F (-200 tới 490 C)
Compaq iPAQ™
RAM 65MB, Bộ xử lý 400 MHz
Màn hình TFT trên 65000 màu
Hệ điều hành MicrosoftÒ Pocket PC 2002
JavaTM cho các ứng dụng chạy trên công nghệ Java
Có hỗ trợ thẻ nhớ ngoài giúp tăng bộ nhớ
Các lựa chọn
Cáp nối dài
Cáp xoắn có thể dón tới 3m cho phép tách riêng PDA trong khi hoạt động
Bộ phận chịu nhiệt
Bộ phận chịu nhiệt có thể được lắp vào cuối đầu đo để sử dụng khi nhiệt độ của bề mặt mẫu vượt quá nhiệt độ hoạt động thông thường 1200F (490C). Nhiệt độ tối đa mà bộ phân chịu nhiệt chịu được là 8000F (4260C).
Giá đỡ
Giúp ta giữ mẫu đứng yên so để đo những mẫu nhỏ
Các hợp kim chuẩn
Không được chứng nhận: bộ gồm 53 mẫu kim loại thông dụng.
Được chứng nhận: bộ các hợp kim đó được xác định thành phần vật chất
Bộ cửa sổ
Bộ cửa sổ người sử dụng có thể thay thế được
Adaptor
Được sử dụng để thay thế cho pin khi có nguồn AC
c. Các quy tắc an toàn và biện pháp phòng ngừa rủi ro
- Các chỉ thị nguồn phát xạ:
Bất cứ khi nào một phép đo đang được tiến hành, một trong hai nguồn phóng xạ sẽ ở trạng thái ON (phát xạ) và một lượng tia X cường độ thấp sẽ được phát ra từ cửa sổ đầu đo. Một vài chỉ thị được đưa ra để cảnh báo người sử dụng khi một phép đo đang được tiến hành đồng nghĩa với việc một nguồn phát xạ đang ở trạng thái ON.
Một âm thanh sẽ được phát ra cứ khi một nguồn được chuyển sang trạng thái ON giúp người sử dụng có thể nhận biết được. Khi phép đo kết thúc, một âm thanh khác sẽ chỉ thị rằng nguồn phát xạ đó trở lại trạng thái OFF.
Trong suốt quá trình đo, các đèn LED ở mặt trên của đầu đo sẽ nháy ở màu đỏ để chỉ thị có một phép đo đang được tiến hành.
Bất cứ khi nào phép đo được tiến hành, một thông điệp RADIATION ON được hiển thị trên màn hình cùng với một đồng hồ đếm ngược
thời gian còn lại phải thực hiện phép đo.
- Các biện pháp phòng ngừa:
Khi không sử dụng thiết bị, đậy nắp bảo vệ lên cửa sổ đầu đo.
Không được nhìn vào cửa sổ đầu đo khi đèn LED trên đầu đo nháy sáng hoặc có chỉ thị RADIATION ON trên màn hình.
Không được hướng đầu đo vào người mình hoặc người khác trong quá trình tiến hành đo.
Tia phóng xạ được phát ra sẽ đi qua những vùng không được che phủ khi thực hiện phép đo mà mẫu đo có kích thước nhỏ hơn cửa sổ đầu đo, và giữ khoảng cách ít nhất là 30cm so với đầu đo cho tới khi phép đo hoàn thành.
Sẽ không có tia phóng xạ bị phát ra nếu cửa sổ hoàn toàn được bao phủ bởi kim loại.
Không được tháo rời đầu đo.
3.2.2 Tìm hiểu các tính năng hệ thống và cơ cấu điều khiển của thiết bị
PDA là dũng Compaq iPAQ có thẻ nhớ ngoài SD 64MB. Thẻ nhớ SD này sẽ lưu giữ thư viện, dữ liệu hiệu chỉnh, dữ liệu đo và một chương trình phân tích có thể tự cài đặt. Một cơ cấu điều khiển kiểu cò súng được đặt trên đầu đo, vì thế quá trình đo có thể được kích hoạt hoặc dừng lại bằng cách nhấn vào cò súng một lần hoặc nhấn vào biểu tượng START hay STOP trên màn hình. Cơ cấu điều khiển và đặc tính của đầu đo và iPAQ PDA được miêu tả như dưới đây.
Hình 3.11: Đầu đo và PDA
Đầu đo bao gồm các thành phần chính đó là hai nguồn phát tia phóng xạ Cd109 và Fe55 và đầu dò tia X SiPIN có độ phân dải cao.
a. Cài đặt PDA.
Nhấn nút Power ở phía trên bên phải của PDA để khởi động nó. Thời gian và ngày tháng của hệ thống được cài đặt bởi nhà sản xuất và được hiển thị phía trên bên phải của màn hình. Một câu hỏi gợi ý được đưa ra nếu thời gian là chính xác. Chọn NO nếu thời gian không chính xác.
Pin của PDA được bỏ ra sau khi đó được nhà sản xuất nạp đầy, cho phép bạn có thể sử dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu PDA không hoạt động trong một thời gian dài và pin bên trong đó hết, hãy đặt một pin đó được nạp đầy vào tay cầm của đầu đo. Cầm và giữ cò súng, đèn báo nạp pin trên PDA sẽ bắt đầu nháy. Trong khi vẫn giữ cò súng, nhấn nút power trên PDA. Khi đó PDA sẽ khởi động. Giữ nguyên cò súng trong suốt quá trình để hoàn thành việc cài đặt PDA.
Nếu pin PDA không hết sạch, PDA sẽ giữ lại được toàn bộ thông tin ban đầu, và có thể bắt đầu sử dụng chương trình ngay lập tức. Còn nếu pin PDA hết sạch, PDA sẽ trở lại trạng thái nguyên thuỷ. Xem hướng dẫn như trên màn hình để cài đặt ban đầu cho PDA và điều chỉnh thời gian và ngày tháng. PDA sẽ nhận thẻ nhớ mở rộng và cài đặt chương trình phân tích.
Mô tả:
1 – Sensor cảm ứng.
2 – Rãnh cắm thẻ nhớ SD.
3 – Nút Power.
4 – Bút cảm ứng.
5 – Đèn chỉ thị báo nạp pin.
6 – Màn hình cảm ứng.
7 – Nút Task Manager (Quản lý công việc).
Hình 3.12: PAD
b. Chế độ màn hình sáng và màn hình tiết kiệm điện
Để tăng thời gian hoạt động cho pin, màn hình sáng sẽ tự động tắt nếu như thiết bị không được sử dụng trong 2 phút, và màn hình sẽ tắt nếu thiết bị không được sử dụng sau 5 phút. Bạn có thể thay đổi các cài đặt của máy tùy theo ý muốn. Để thay đổi nguồn điện hoặc các cài đặt của PDA khác bạn có thể làm như sau:
- Nhấn nút Task Manager trên PDA khi PDA đang ở chế độ hoạt động.
- Chọn nút Task ở giữa.
- Chọn Power từ màn hình Task để vào màn hình cài đặt năng lượng, và tiến hành bất cứ điều chỉnh nào nếu cần.
- Vào mục backlight (ở đáy màn hình) để điều chỉnh chức năng này nếu cần.
- Nhấn ok khi đó hoàn thành.
c. Nhập vào các kí tự
Có một vài cách để nhập dữ liệu vào PDA. Phương pháp dễ nhất đó là chọn biểu tượng bàn phím ở góc phía dưới bên phải của màn hình hiển thị, khi đó một bàn phím sẽ xuất hiện. Sử dụng bút cảm ứng để chọn các chữ hoặc số.
d. Thẻ nhớ ngoài SD 64MB
Một thẻ nhớ ngoài SD 64MB được cung cấp cùng với PDA. Các file cấu hình, kết quả, phổ, các file cài đặt, dữ liệu được lưu giữ trên thẻ nhớ này sẽ không bị mất. Nhà sản xuất khuyên người sử dụng nên sao chép các file trên thẻ nhớ vào một máy tín bằng một đầu đọc ghi thẻ nhớ được cung cấp cùng với TN Alloy Pro. Việc làm chính là để phòng khi thẻ nhớ bị hư hỏng.
e. Pin cho đầu đo
TN Alloy Pro có thể được cung cấp nguồn bằng cách sử dụng một bộ nguồn xoay chiều hoặc bằng pin Lithium Ion 14,7V. Nếu không lắp pin, TN Alloy Pro chỉ có thể hoạt động bằng cách sử dụng bộ nguồn xoay chiều.
TN Alloy Pro được cung cấp 2 pin. Một pin nạp đầy có thể hoạt động được tối thiểu khoảng 6h trong điều kiện nhiệt độ trong phòng và ngắn hơn nếu hoạt động trong điều kiện nhiệt độ môi trường làm việc cao hơn do cần phải tốn nhiều năng lượng để làm mát đầu dò. Nếu cần thiết, pin của đầu đo cũng có thể dùng để nạp cho pin của PDA. Nếu dung lượng pin của PDA xuống thấp hơn mức tối thiểu cho phép, PDA sẽ hiển thị một lời nhắc: At this point, you should finish the measurement and exit the analyzer program (Tại điểm này, bạn nên kế thúc quá trình đo và thoát khỏi chương trình phân tích). Thay pin và khởi động lại đầu đo.
Đầu đo sẽ tự tắt khi nó nhận thấy dung lượng pin thấp hơn mức cho phép. Khi hiện tượng này xảy ra, sự kết nối giữa đầu đo và PDA bị dừng lại và đèn báo nạp pin của PDA sẽ tắt. Tuy nhiên PDA vẫn có thể tiếp tục hoạt động, cho phép người sử dụng có thể thoát chương trình phân tích và thay pin cho đầu đo.
f. Tấm bảo vệ đầu đo
Luôn đặt tấm bảo vệ đầu đo trên cửa sổ của đầu đo khi không sử dụng thiết bị.
g. Tấm phủ và cửa sổ đầu đo
Tấm phủ là một tấm kim loại dùng để che đầu đo và tạo ra một lớp tiếp xúc với mẫu cần đo trong suốt quá trình đo. Một tấm phủ tiêu chuẩn là một tấm kim loại mỏng có chức năng bảo vệ tấm lyon ở đầu đo. Để tiến hành một phép đo, bỏ tấm bảo vệ đầu đo và thay bằng tấm phủ. Ngoài ra, còn có một mặt nạ dùng trong trường hợp phân tích mối hàn, khi đó bỏ tấm phủ và thay nó bằng mặt nạ.
h. Cò súng
Cò súng có chức năng điều khiển đầu đo nút Start và Stop trên màn hình PDA. Nhấn cò súng để bắt đầu đo và nhấn thêm lần nữa để dừng quá trình đo. Khi đó trên màn hình PDA sẽ xuất hiện một hộp thoại lựa chọn xem tiếp tục hay dừng phép đó lại. Bạn cũng có thể nhấn cò súng thêm một lần nữa để tiếp tục phép đo (Trước khi thực hiện một phép đo, bạn phải chắc chắn rằng cửa sổ đầu đo được che kín bởi mẫu cần đo).
Khi phép đo đó hoàn tất, nhấn cò súng hoặc ấn vào nút Start trên PDA để quay lại menu chính. Nhấn cò súng hoặc Start trên PDA một lần nữa để bắt đầu một phép đo mới.
Bạn cũng có thể huỷ một phép đo bằng cách chọn Stop trên PDA hoặc tiếp tục phép đo bằng cách nhấn và giữ nguyên cò súng.
i. Đèn trạng thái của đầu đo
Có hai đèn trạng thái ở phía trên của đầu đo. Đèn phía trên hiển thị màu xanh nếu như mẫu được đo trùng với một mẫu trong thư viện của máy và sẽ hiện màu da cam nếu như không có mẫu nào trong thư viện trùng với mẫu được đo. Đèn phía dưới chỉ thị quá trình đo đang được tiến hành hoặc một nguồn đang hoạt động bằng cách nháy màu đỏ (Đèn phía dưới (hiển thị tình trạng có tia phóng xạ) sẽ nhấp nháy khi phép đo đang được thực hiện, điều đó có nghĩa rằng tia X đang được phát ra qua cửa sổ đầu đo.)
Hình 3.13: Các đèn hiển thị trạng thái của đầu đo
j. Giá đỡ
Giá đỡ là một lựa chọn dùng để gắn lên đầu đo tạo một vị trí cố định khi đo các mẫu nhỏ.
3.2.3 Khởi động và kiểm tra hệ thống
a. Các nguyên tắc đo
- Vị trí tương đối của bề mặt mẫu so với lỗ hổng của đầu đo là một hệ số quan trọng để có một phép đo chính xác. Nếu mẫu không ở vị trí chính xác nhiều lỗi có thể xuất hiện. Để có kết quả tốt nhất thì tim của mẫu phải được để trên cửa sổ đầu đo. Khi đo các mẫu có bề mặt không nhẵn cần phải cẩn thận không để cửa sổ đầu đo bị đâm thủng.
- Tia X chỉ có thể xuyên qua bề mặt của mẫu kim loại. Ví dụ, tia X chỉ có thể xuyên qua 25mm đối với mẫu là thép. Bề mặt của mẫu (và của tấm lyon trên cửa sổ đầu đo) không được để dính bất cứ một loại dầu nào. Trong một vài trường hợp trên mẫu có thể có lớp ô xít kim loại, cần phải mài sạch lớp ô xít này.
- Các nguồn phát tia X:
Nguồn Cd109 phát ra tia X của bạc mức K (có năng lượng 22.12keV), tia X này đầu tiên được sử dụng để phân tích các nguyên tố trong dải từ Crôm đến Ruteni, các nguyên tố trong dải từ Hafino tới Bitmut được phân tích bởi tia X mức L. Các tia gamma của nguồn Cd109 (có năng lượng 88.1 keV) có thể được sử dụng để kích thích các tia X mức K của chỡ và bạc.
Nguồn Fe55 phát ra tia X của mangan (có năng lượng 5.9keV), tia X này đầu tiên được sử dụng để phân tích các nguyên tố trong dải từ Titan tới Crôm, các nguyên tố trong dải từ bạc tới thiếc được phân tích bởi tia X mức L.
Hầu hết trong các phép đo đều sử dụng cả hai nguồn. Bạn không cần phải sử dụng nguồn Fe55 nếu như một mình nguồn Cd109 đó thích hợp cho phép đo.
b. Khởi động hệ thống
Nhấn nút mở nguồn PDA, một thông điệp sẽ xuất hiện hỏi có muốn khởi động chương trình TN Alloy Pro XRF. Chọn Yes, một thông điệp xuất hiện hỏi bạn nếu đồng hồ của PDA có đúng hay không. Chọn Yes để vào chương trình phân tích, No để điều chỉnh thời gian. Khi thời gian đó chính xác, màn hình Initializing xuất hiện, lúc đó PDA sẽ tải các file thư viện hợp kim và bắt đầu kết nối với đầu đo. Đầu đo bắt đầu làm lạnh đầu dò và nạp pin cho PDA nếu cần.
Hình 3.14-A (Trái), 3.14-B (Phải)
Vì các lí do an toàn, khi khởi động đầu đo sẽ tự động đặt ở trạng thái
Disabled, và không thể đo được cho đến khi đầu đo được chuyển sang trạng
thái Enabled.
Khi thiết bị được khởi động, sau khoảng 1-2 phút, đầu dũ tia X sẽ được làm lạnh để có thể bắt đầu tiến hành phép đo. Nếu bạn cố gắng tiến hành đo quá sớm, một thông báo “The probe is not ready” sẽ xuất hiện cho biết đầu dò không đủ lạnh để sử dụng. Khi đầu dò nhận thấy nhiệt độ đó đạt yêu cầu, một biểu tượng giống như khẩu súng ngắn màu xanh sẽ xuất hiện ở phía dưới menu hiển thị (hình 3.5-C) và lúc đó đầu dò đó sẵn sàng hoạt động.
- Cho phép phát xạ tia X:
Từ màn hình Safety (Hình 3.5-C), chọn X-Rays Enabled. Một màn hình xuất hiện đề nghị bạn nhập vào password (Hình 3.5-D). Bạn phải nhập vào password chính xác để kích hoạt các nguồn phóng xạ. Password mặc định là password. Để hạn chế việc sử dụng thiết bị bạn có thể thay đổi password.
Đầu đo sẵn sàng hoạt dddddreetttrrtrtđđddđộng
Hình 3.5-C (Trái) & 4.5-D (Phải)
c. Hiệu chỉnh năng lượng
TN Alloy Pro được hiệu chỉnh cho các môi trường làm việc tại nhà máy thông thường vì thế sẽ là không cần thiết phải hiệu chỉnh năng lượng khi bạn làm việc trong môi trường có nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên, nếu môi trường làm việc có nhiệt độ chênh lệch so với bình thường quá lớn (quá nóng hoặc quá lạnh), hoặc nếu bạn nghi ngờ thiết bị hoạt động không bình thường, bạn nên làm theo các bước sau:
Hình 3.16 –A (Trái) & 3.16-B(Phải)
Hiệu chỉnh năng lượng là quá trình dựa vào phép đo một mẫu Titan (Ti), mẫu này được gắn vào phía dưới của tấm bảo vệ và nằm trên cửa sổ đầu đo.
- Chọn X-Rays Enabled trên màn hình Safety.
- Chọn Energy Calibration dưới lựa chọn Utilities.
- Khi mẫu Ti được đặt vào, kích vào nút Start Energy Calibration.
- Kích vào nút OK ở hộp thoại vừa xuất hiện để bắt đầu thủ tục hiệu chỉnh.
Trong thủ tục này, phép đo đầu tiên sử dụng nguồn Cd109, phép đo thứ hai sử dụng nguồn Fe55. Khi cả hai phép đo hoàn tất, thông báo “Energy Calibration Successfully Completed” (Hiệu chỉnh năng lượng đó hoàn tất) được hiển thị.
d. Phép đo cơ sở
Bước tiếp theo đó là tiến hành phép đo không khí cơ sở, ở bước này không đặt mẫu lên trên cửa sổ đầu đo.
- Chọn X-Rays Enabled trên màn hình Safety.
- Chọn lựa chọn Background Measurement từ menu Utilities.
- Chọn Acquire Background Spectra.
- Làm theo những chỉ dẫn xuất hiện trên màn hình.
Trong thủ tục này, phép đo đầu tiên sử dụng nguồn Cd109, phép đo thứ hai sử dụng nguồn Fe55. Khi cả hai phép đo đó hoàn tất, chương trình sẽ tự động quay trở lại màn hình Safety.
Chú ý:
- Không đặt mẫu lên trên cửa sổ đầu đo trong suốt quá trình đo không khí. Trước khi bắt đầu thực hiện phép đo, bạn phải chắc chắn rằng đầu đầu đo ở vị trí không hướng vào bạn cũng như bất cứ người khác.
- Trong suốt quá trình đo, giữ khoảng cách xấp xỉ 12 in (30 cm) so với đầu đo. Bạn cũng phải chắc chắn rằn không có vật nào ở trong khoảng 12 in so với cửa sổ đầu đo vì khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến cường độ tia X phản xạ lại đầu dò, sẽ làm kết quả của phép đo cơ sở bị sai lệch.
3.2.4 Các thông số cấu hình
Các thông số cấu hình được liệt kê như trong bảng sau. Cột thứ hai chỉ giới hạn của các lựa chọn có thể sử dụng được cho các thông số cấu hình, cột thứ ba chỉ các giá trị cài đặt mặc định của nhà sản xuất.
Thông số
Các giá trị lựa chọn thông số
Cài đặt mặc định của nhà sản xuất
Lựa chọn nguồn
Cd109, cả hai
Cả hai
*Cấp chính xác của phép đo
0,5; 1,0; 2,0; 3,0
1,0 (cho Cd109 và Fe55)
* Thời gian đo
0,5 tới 9999,0 s
Thời gian tương ứng với cấp chính xác 1,0
Tự động lưu kết quả
Tắt/Bật
Tắt
Tự động lưu phổ
Tắt/Bật
Tắt
Mặt nạ
Tắt/Bật
Tắt
Thư viện hợp kim
General Alloy Library (Thư viện hợp kim phổ biến), General Single Source (Nguồn đơn phổ biến) và Custom Thư viện do người sử dụng tạo
General Alloy Library (Thư viện hợp kim phổ biến)
Chi tiết về kết quả
Chỉ các thành phần quan trọng, tất cả các thành phần đo được hoặc chỉ các thành phần được lựa chọn
Chỉ các thành phần quan trọng.
a. Tạo cấu hình
TN Alloy Pro cho phép bạn xác định các cài đặt về cấu hình để điều khiển cách thực hiện phép đo, cách hiển thị kết quả, và cách lưu kết quả.
Hình 3.17-A: Bước 1
Hình 3.17-B: Bước 3-4
Hình 3.17-C: Bước 7-8
Chọn Configurations menu File. Chọn Open.
Chọn cấu hình bạn muốn mở, và nhấn nút Select.
Nếu bạn mở ứng dụng nguồn đôi (Factory Alloy ID), chọn kiểu nguồn bạn muốn định dạng – Cd109 hoặc Fe55.
- Đặt cấp chính xác cho nguồn – 0,5; 1,0; 2,0; 3,0 – hoặc đặt thời gian trong khoảng từ 0,5 tới 9999,0 s.
- Tiếp tục bước 4.
Nếu bạn mở ứng dụng nguồn đơn (ID Single Source), bạn có thể chỉ cần định dạng Cd109.
- Đặt cấp chính xác cho nguồn – 0,5; 1,0; 2,0; 3,0 – hoặc đặt thời gian trong khoảng từ 0,5 tới 9999,0 s.
- Bỏ qua bước 4 và thực hiện tiếp bước 5.
Lặp lại bước 3 để định dạng nguồn thứ hai.
Kích vào tab Storing.
Nếu bạn không muốn thiết bị lưu các file kết quả, chọn Do NOT Save Results Automatically. Nếu bạn muốn lưu các file kết quả, hãy xác định cách gán nhóm cho file và chọn lựa chọn thích hợp.
Kích vào hộp kiểm tra nếu bạn muốn thiết bị lưu lại phổ cho mỗi phép đo.
Kích vào tab Mask.
Kiểm tra hộp nếu bạn muốn sử dụng mặt nạ cho cấu hình này và nhập vào tên của mặt nạ
Kích vào tab Alloy Library.
Chọn thư viện bạn muốn sử dụng cho ứng dụng này (General Alloy Library cho nguồn đôi hoặc General Single Source cho nguồn đơn)
Hình 3.17 –D: Bước 11 (trái), Hình 3.17-E: Bước 14-16a (phải)
Nếu bạn muốn sử dụng tất cả các hợp kim có sẵn trong thư viện, kích vào Enable All. Nếu muốn bỏ hợp kim nào trong thư viện hãy chọn thư viện đó và kích vào cột bên trái (có tên là Hidden). Khi đó một dấu hoa thị (*) sẽ xuất hiện biểu thị hợp kim đó sẽ bị bỏ khỏi thư viện.
Kích vào tab Description để biết chi tiết về cấu hình.
Kích vào tab Options.
Sẽ xác định cách bạn muốn đầu tiên là xem kết quả và chọn lựa chọn mong muốn – các hợp kim tìm được sẽ được đối chiếu với mẫu hoặc phần trăm của mỗi nguyên tố được tìm thấy trong mẫu. Lựa chọn Element %’s cũng hiển thị hợp kim gần nhất khi đối chiếu.
Thiết bị có thể hiển thị kết quả với 3 cấp khác nhau về mức độ chi tiết. Những phần sau sẽ miêu tả mỗi cấp độ này, xem và chọn lựa chọn mong muốn.
- Significant Elements Only (Chỉ các nguyên tố chính): lựa chọn này cho ta cấp tối thiểu về mức độ chi tiết. Chỉ có giá trị đo được và độ lệch chuẩn của nguyên tố chính được hiển thị (là các nguyên tố có giá trị đo được lớn hơn ba lần độ lệch chuẩn của sai số).
- All Measured Elements (Tất cả các nguyên tố đo được): lựa chọn này sẽ hiển thị các giá trị đo được và độ lệch chuẩn của tất cả các nguyên tố đo được. Bao gồm cả những nguyên tố có thành phần rất ít. Chú ý rằng nếu độ lệch chuẩn lớn hơn phần trăm đo được, điều đo có nghĩa là chưa xác định được chính xác nguyên tố có mặt.
- Only Selected Elements (Chỉ các nguyên tố được chọn): lựa chọn này sẽ hiển thị giá trị đo được và độ lệch chuẩn của các nguyên tố được chọn bởi người sử dụng. Điều này là rất có lợi khi bạn chỉ muốn đo một hoặc một vài nguyên tố, ví dụ như muốn đo hàm lượng Fe trong mối hàn.
Nếu bạn chọn Only Selected Elements, một danh sách các nguyên tố sẽ được hiển thị. Kích vào các nguyên tố mong muốn rối nhấn vào cột bên trái (có tên là Select). Bạn cũng có thể chọn Select All or Select None.(Chọn tất hoặc Không chọn) Sau khi đó chọn một nguyên tố, một dấu hoa thị (*) sẽ xuất hiện biểu thị nguyên tố này đó được chọn. Nhấn OK khi bạn đó chọn tất cả các thành phần mong muốn, hoặc Cancel để thoát khỏi màn hình mà không lựa chọn nguyên tố nào.
Kích vào tab Finish. Kích OK để lưu cấu hình. Kích Save As… và nhập tên cho cấu hình mới. Kích Cancel để thoát và không lưu cấu hình.
b. Mở và xoá cấu hình
- Mở cấu hình đó được lưu:
Kích vào menu File và chọn Configurations rồi Open.
Chọn cấu hình mong muốn. Nhấn Select.
Màn hình về cấu hình sẽ xuất hiện, bạn có thể thay đổi hoặc xem các thông số cấu hình.
- Xóa cấu hình đó được lưu:
Kích vào menu File và chọn Configurations rồi Delete.
Chọn cấu hình muốn xóa, rối nhấn Select. Bạn cũng có thể chọn Delete All để xoá tất cả các cấu hình.
Nhấn OK để xoá cấu hình
3.2.5. Menu File
Hình 3.18
Những màn hình sau được đặt trong menu File:
- Configurations – cấu hình.
- Alloy Libraries – các thư viện hợp kim.
- Results – kết quả.
- Masks – mặt nạ.
- Change Safety Password – thay đổi password bảo vệ.
- About Alloy Pro (về TN Alloy Pro)
- Exit – thoát.
a. Các thư viện hợp kim (Alloy Libraries)
Kích vào lựa chọn Edit/Review Alloy Libraries và Open sẽ hiển thị một danh sách các thư viện đó được lưu. Chọn thư viện mong muốn, nhấn OK, màn hình Initializing xuất hiện biểu thị thư viện đang được tải ra. Khi đó được tải ra, tất cả các hợp kim trong thư viện sẽ được hiển thị. Nếu hợp kim nào do người sử dụng định nghĩa thì cột bên trái nó sẽ có chữ Yes. Nếu hợp kim là tiêu chuẩn, cột bên trái nó sẽ có chữ No.
Hình 3.19-A Thư viện hợp kim chung
b. Hợp kim do người sử dụng định nghĩa
- Thêm vào/ Bớt đi hợp kim:
Bạn có thể thêm vào các hợp kim hoặc bỏ đi các hợp kim do người sử dụng định nghĩa khỏi thư viện. Kích vào Add Alloy, và chọn hợp kim mong muốn. Để bỏ một hợp kim khỏi thư viện, chọn hợp kim đó và kích vào Remove Alloy. Chú ý rằng bạn không thể bớt đi các hợp kim do nhà sản xuất cài vào thư viện chung.
Hình3.19-B: Thay đổi một hợp kim
Thay đổi hợp kim do người sử dụng định nghĩa.
Bạn có thể thay đổi đặc tính của hợp kim do người sử dụng định nghĩa bằng cách chọn hợp kim muốn thay đổi và nhấn Edit Alloy. Chọn một nguyên tố từ danh sách và nhấn Edit Element để thay đổi phần trăm mức thấp và mức cao của nguyên tố. Nhấn Add Element để thêm một nguyên tố vào nhóm hoặc bạn có thể chọn một nguyên tố và nhấn Remove Element để xoá nó khỏi hợp kim.
c. Các hợp kim do nhà sản xuất cài đặt
Không thể thay đổi đặc tính của các hợp kim được cài đặt bởi nhà sản xuất, chỉ có thể xem đặc tính của các hợp kim này (phần trăm mức thấp và phần trăm mức cao của mỗi nguyên tố trong hợp kim) bằng cách chọn hợp kim cần xem và nhấn Review.
3.2.6 Truy cập kết quả được lưu
a. Trong chương trình phân tích
- Kích vào menu File, rồi Results để ra một danh sách các kết quả được lưu.
- Chọn một bộ các kết quả để xem bằng cách kích vào các cột bên trái của các file muốn xem (biểu thị bằng dấu X).Sau đó kích vào Review Highlighted Result.
- Trong màn hình Results Browser, sử dụng thanh cuốn để xem dữ liệu. Dữ liệu được lưu bao gồm nhón của file, ngày thỏng và thời gian đo, ứng dụng, thư viện được sử dụng, các hợp kim gần nhất và phần trăm (hệ thập phân) của các nguyên tố đo được trong mẫu. Danh sách các hợp kim gần nhất gồm các hợp kim có đặc điểm gần nhất so với mẫu được đo.
Hình 3.20: Kết quả được lưu
Nhấn OK khi đó hoàn tất quá trình xem kết quả.
Bạn cũng có thể xoá các file kết quả bằng cách chọn file muốn xoá và nhấn Delete Checked Results. Nhấn OK để thoát.
b. Xem kết quả trên máy tính
Cắm đầu đọc card vào cổng USB của máy tính của bạn.
Chắc chắn rằng thiết bị đó tắt nguồn, tháo thẻ nhớ SD khỏi PDA, cắm thẻ nhớ vào đầu đọc card.
Mở chương trình Worrd hoặc Excel.
Trong chương trình Worrd hoặc Excel, kích menu File, Open, Removable Disk.
Trong hộp Files of type chọn All Files.
Chọn file kết quả bạn muốn mở và kích Open.
3.2.7. Menu The Utilities (tiện ích) và menu Setup (cài đặt)
Menu Utilities bao gồm 3 lựa chọn :
- Energy Calibration – Hiệu chỉnh năng lượng.
- Background Measurement – Phép đo cơ sở.
- View Spectra – Quan sát phổ.
Hình 3.21
a. Energy Calibration (hiệu chỉnh năng lượng) và Background Measurement (phép đo cơ sở)
Hai thủ tục này là một phần của quá trình cài đặt ban đầu và thủ tục kiểm tra TN Alloy Pro.
b. Quan sát phổ
Phổ được thể hiện dưới dạng đồ hoạ, nó biểu thị số lượng photon năng lượng mà đầu dũ nhận được trong một phép đo. Trục X của phổ là mức năng lượng với đơn vị là KeV (K electron volts). Năng lượng thấp hơn thì ở phía bên trái. Khi bạn kéo sang phải, mức năng lượng sẽ tăng lên.
Chiều cao của đỉnh (trục Y) tương ứng với một số các nguyên tố trong mẫu, mặc dù tỉ lệ của mỗi nguyên tố là không tuyến tính hoặc không bằng nhau. Chiều cao đỉnh này được gọi là cường độ của phổ.
Hình dạng và dữ liệu của phổ là thụ, không qua xử lý. Tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hoá học được hiển thị. Tính năng này rất hữu ích nếu bạn nghi ngờ là có nguyên tố trong mẫu mà thiết bị đó không hiển thị. Ví dụ, nếu bạn thấy Ca có thành phần lớn hơn 10 ppm (phần triệu), ví dụ như trong ngọc trai, bạn có thể nhận thấy đỉnh của Ca trong phổ ngay cả khi thiết bị không nhận ra nguyên tố này. Thiết bị có thể tìm được tất cả các nguyên tố trong khoảng từ S đến Uranium. Quá trình phân tích phổ cho ta thêm những thông tin rất giá trị về phép đo.
Bạn có thể truy cập các file phổ đó lưu