Đề tài Ứng dụng thương mại điện tử trong phát triển thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TMĐT Ở VIỆT NAM 2

1.1KHÁI NIỆM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển thương mại điện tử 2

1.1.2. khái niệm 2

1.1.3 Đặc trưng của thương mại điện tử 4

1.2. CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5

1.2.1 Thư điện tử 5

1.2.2. Thanh toán điện tử 6

1.2.3. Trao đổi dữ liệu điện tử (Electrolic data interchange – EDI ) 7

1.2.4. Giao gửi số hóa các dung liệu ( digital delivery of content ) 7

1.2.5. Bán lẻ hàng hóa hữu hình ( Retail of tangible goods ) 8

1.3. LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 8

1.3.1. Đơn giản hóa truyền thông và thay đổi các mối quan hệ 8

1.3.2. Nắm được thông tin phong phú 8

1.3.3. Giảm chi phí sản xuất 9

1.3.4. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị 10

1.3.5 Giảm chi phí giao dịch 10

1.3.6. Tạo điều kiện sớm tiếp cận hinh tế số 11

1.4. CÁC BƯỚC TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 11

1.4.1. Chia sẻ thông tin: 11

1.4.2. Đặt hàng 13

1.4.3. Thanh toán 13

1.4.4. Đáp ứng khách hàng 14

1.5. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIÊN TMĐT Ở VIỆT NAM 15

CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG TMĐT TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 16

2.1. THỰC TRẠNG 16

2.1.1. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ 16

2.1.2. Cơ sở phát triển hàng TCMN của Việt Nam 22

2.2. ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀO PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM 23

2.2.1. Thực trạng 23

2.2.2 Giải pháp ứng dụng TMĐT cho phát triển thị trưòng hàng TCMN ở Việt Nam 26

KẾT LUẬN 28

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng thương mại điện tử trong phát triển thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ dừng lại ở biên giới quôc gia nữa. Với thương mại điện tử thì không còn biên giới trong việc trao đổi và mua bán hàng hóa. Nhờ thế người tiêu dùng có thể nêu ra ý kiến của mình, phản hồi thông tin tới nhà sản xuất một cách nhanh nhất để nhà sản xuất có thể điều chỉnh cho phù hợp. Nhờ đặc tính về khả năng lan truyền thông qua mạng truyền thông của mình mà thương mại điện tử đã làm thay đổi các mối quan hệ thương mại. Đưa đến sự đơn giản, tiện lợi cho người mua va giúp ích rất nhiều cho người bán. 1.3.2. Nắm được thông tin phong phú Việc nắm được thông tin phong phú là lợi ích của thương mại điện tử mang đến cho cả người mua và người bán -Đối với người mua thì họ không chỉ được tiếp xúc với một người bán duy nhất mà với rất nhiều người bán. Họ có thể sử dụng những thông tin về giá cả, chất lượng , mẫu mã , dịch vụ của doanh nghiệp này so sánh với doanh nghiệp khác cùng cung ứng sản phẩm tương tự. Hoặc có thể so sánh sản phẩm giữa các quốc gia với nhau. Ví dụ có thể so sánh gỗ của VIỆT NAM với đồ gỗ của THÁI LAN...Mạng truyền thông toàn cầu đã giúp người tiêu dung có thêm nhiều thông tin vượt ra ngoài biên giới của quốc gia và có thêm sự lựa chọn. Mặt khác, người tiêu dùng còn có thể biết thêm nhiều thông tin của nhà sản xuất về chất lượng, uy tín, khả năng tài chính...Những điều đó chỉ có thương mại điện tử mới đem lại một cách nhanh chóng được. Thông tin phong phú về thị trường giúp ích cho người mua nhưng bên cạnh đó còn có những thông tin không chính xác cho nên khi đọc thông tin cần tìm đến các nguồn đáng tin cậy -Với nhà sản xuất thì qua thương mại điện tử họ có thể nhận biết được nhu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng, khách hàng là những người quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Họ là người trả lương và nuôi sống doanh nghiệp. Chỉn khi đáp ứng được nhu cầu của họ nhà sản xuất mới có thể đứng vững và tiếp tục cạnh tranh trên thị trường. Có thể sử dụng các phương tiện mareting qua mạng với việc giới thiệu hình ảnh độc đáo, cuốn hút người mua. Với hệ thống website của mình họ có thể thu thập thông tin một cách nhanh nhất với các bảng thăm dò ý kiến khách hàng 1.3.3. Giảm chi phí sản xuất Là mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm. Giảm chi phí sản xuất sẽ giảm được giá bán hàng hóa và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Nhờ thương mại điện tử mà các doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa các chi phí đầu vào của mình. Thông qua thương mại điện tử doanh nghiệp tìm ra được các nguồn y thế phù hợp. Sẽ không phải chi quá nhiều tiền cho việc dữ trữ và lưu kho. Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm , chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần . Trong đó khâu in ấn gần như được bỏ hẳn. Điều quan trọng hơn là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ. Giúp họ có thể tâp trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến lợi ích lâu dài cho kinh doanh nếu nhìn từ góc độ chiến lược. 1.3.4. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị Với các doanh nghiệp sản xuất họ phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào giảm thiểu các chi phí để cạnh tranh. Bán hàng và tiếp thị là khâu quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trên thương trường. Với việc hình thành cửa hàng ảo trên mạng thìn doang nghiệp không cần xây dựng thêm mạng lưới bán hàng và giảm được chi phí bán hàng. Bên cạnh đó trước đây tiếp thị là phải lên mặt báo, ti vi, mở những chương trình lớn thì nay với thưong mại điện tử với cách sử dụng tốt điện tử vào thương mại sẽ giảm được chi phí tiếp thị. Với tiếp thị thì làm sao cho nhiều người biết đến hàng của mình càng nhiều càng tốt, một số lượng người dùng mạng đông đảo như hiện nay sẽ giup nhiều cho tiêp thị. Số tiền lập website và duy trì hoạt động của nó là không đáng kể so với lợi ích mà nó mang lại. Nhưng cần phải có những ý tưởng hay để làm mới và thu hút khách hàng. Lượng nhân công tham gia vào các quá trình bán hàng và tiếp thị sẽ được giảm một cách đáng kể. Như thế sẽ giúp doanh nghiệp giam được chi pphí bán hàng và tiếp thị bên cạnh đó sẽ có thêm tiền để đầu tư vào đổi mới công nghệ làm mới sản phẩm. 1.3.5 Giảm chi phí giao dịch Lợi ích này TMĐT đem lại cho cả người bán và người mua Đối với người mua : thay vì đến các cửa hàng để mua bán thì giờ đây họ có thể ngồi nhà và giao dịch qua điện thoại, fax, email. Không tốn thời gian giao dịch ,mặc cả , đi lại và các vấn đề liên quan. Không phải giao dịch qua người thứ ba nên mọi thắc mắc được giải đáp một cách nhanh chóng và thỏa đáng hơn.Trong thời gian diễn ra giao dịch họ có thể kiếm ra được nhiều tiền và thời gian không bị lãng phí. Một mặt hàng mà thương mại điện tử là nhân tố quan trọng không thể thiếu đó chính là chưng khoán.Nhờ hệ thống điện tử mà các sàn có thể hoat động tốt. Đối với người bán : cũng không phải tốn đến các chi phí liên quan đến giao dịch, không cần tiền thuê nhân viên bán hàng và nhân viên phục vụ khách hàng trực tiếp. Một người có thể làm cùng một lúc được nhiều công việc như chuyển hàng trong nội vi thành phố và nghe điện thoại của khách hàng gọi đến. Với những giao dịch lớn sẽ đỡ tốn chi phín đi lại, chi phí ăn ở để tìm hiểu thị sát tình hình. Hiện nay trên thế giới đã có những cuộc giao dịch và đàm phán dẫn tới viếc kí kết những hợp đồng lớn mà các đối tác không trực tiếp gặp măt nhau. Họ dùng các phương tiện điện tử hiện đại để giao dịch làm ăn với nhau. CÓ nhiều hợp đồng lớn cũng đã được kí thông qua nhưng x cuộc giao dịch như vậy. Với thưong mại thông thường rất khó để giảm chi phí giao dịch còn với thương mại điện tử thì đã khác. Chính việc rút ngắn khoảng cách giữa biên giới quốc gia đã giáp cho thương mại điện tử giảm được chi phí giao dịch. Mặc dù vậy, truyền thống của VIỆT NAM vẫn chưa quen giao dịch qua mạng 1.3.6. Tạo điều kiện sớm tiếp cận hinh tế số TMĐT theo nghĩa hẹp là việc sử dụng các phương tiện điện tử để mua, bán, trao đổi hàng hóa. Như vậy, muốn có TMĐT phải có các phương tiện điện tử, cơ sở hạ tầng công nghệ. Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì thời kỳ số hóa đang đến gần. Nền kinh tế số là nền kinh tế đang phát triển và sẽ phát triển tới đỉnh cao. Với xu hướng chung của thế giới như thế thì Việt Nam cũng đang dần tiến bộ. Và TMĐT đã và đang tạo điều kiện cho chúng ta sớm tiếp cận nền kinh tế số. Nền kinh tế của một tương lai không xa. 1.4. CÁC BƯỚC TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.4.1. Chia sẻ thông tin: Dùng internet để cung cấp thông tin đồng thời tìm hiểu thông tin về thị trường: đây là bước đầu tiên trong việc chia sẻ thông tin. Dùng internet- một công cụ , mạng lưới được sử dụng nhiều nhất và nhanh nhất trên thế giới hiện nay để cung cấp thông tin mới nhất về sản phẩm. Có thể từ các website quảng các, giới thiệu hoặc dùng email. Những thông tin truyền đi cần có độ chính xác cao để tạo lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Thông qua internet thì doanh nghiệp , nhà sản xuất có thể cung cấp thông tin nhưng đồng thời sẽ tìm hiểu về thị trường. Tìm hiểu về thị trường cũng có thể thông qua các trang web của doanh nghiệp khác, qua email gửi tới khách hàng đây chính là việc tìm hiểu về xu hướng tiêu dùng. Ví dụ: màu sắc của mùa hè năm nay là màu gì? kiểu dáng như thế nào?...Do internet có tính toàn cầu nên những thông tin không chỉ xuất hiện ở một nơi mà ở trên toàn thế giới. Độ lan truyền của thông tin thì cực nhanh. Với sự ra đời của youtobe và my space ... đã làm cho việc tự thể hiện mình và những cách quảng cáo mới độc đáo ra đời. Doanh nghiệp nên sử dụng các phương tiện để có thể tìm hiểu về thị trường vì chỉ khi hiểu được thị trường doanh nghiệp mới có thể đứng vững và phát triển. Nhất là các thị trường nước ngoài nhờ internet mà các doanh nghiệp có thể tìm hiểu dễ dàng và ít tốn kém hơn. Thông qua cộng đồng mạng để tuyên truyền thông tin về sản phẩm : cộng đồng mạng là một cộng đồng ảo nhưng ảnh hưởng của nó là có thật và khá mạnh. Doanh nghiệp có thể tạo các diễn đàn để quảng bá thông tin về sản phẩm. Giới trẻ rất thích đồ độc nhưng cũng rất nhiều người thích theo mốt, theo xu hướng. Cần có những hoạt động để kích thích tính ảnh hưởng của cộng đồng mạng. Qua cộng đồng này thông tin lan truyền rất nhanh. Muốn thông qua cộng đồng mạng thì thông tin và cách truyền đạt phải hơi dí dỏm, hài hước, vui nhộn để thu hút giới trẻ. Ngoài thông tin từ các diễn đàn của doanh nghiệp thì giờ đây lại có một kênh quảng cáo mới rất hiệu quả - đó chính là blog . Ví dụ: một thanh niên ở Trung Quốc đã dùng blog để giới thiệu về thành phố Thượng Hải và lượng khách du lịch đổ về đây tăng đáng kể. Nhưng để có được một blog hay cũng rất khó. Phải đầu tư một cách kỹ càng chứ không thể làm rồi để đó. Một bạn trẻ giờ đây có thể sở hữu một lúc nhiều blog. Ngay cả những tờ báo lớn uy tín cũng dùng blog để thu hút sự quan tâm của độc giả. Tuyên truyền thông tin qua kênh này giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí quảng cáo và tiếp cận thị trường nhanh chóng, thuận tiện. Thu thập dữ liệu từ các khách hàng duyệt web: khi các khách hàng tìm hiểu thông tin về sản phẩm họ vào web của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có một hệ thống các câu hỏi để thu thập dữ liệu từ khách hàng. Như thế sẽ giúp doanh nghiệp lấy được ý kiến của khách hàng về mẫu mã, chủng loại, dịch vụ hậu mãi, tiện ích của sản phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng. Họ không phải đi đến từng hộ gia đình để thu thập thông tin, không cần tốn chi phí đi lại mà còn có thể củng cố được khả năng đáp ứng khách hàng một cách nhanh nhất. Đây là một cách tìm hiểu thị trường vừa nhanh vừa tiện lợi. Doanh nghiệp có thể cho ra đời những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng, ngược lại khách hàng cũng có thể truyền tải ý kiến của mình tới nhà cung cấp. Trong việc này cả hai bên đều có lợi, khách hàng sẽ được tiêu dùng sản phẩm phù hợp với chất lượng và dịch vụ tốt hơn, bên cạnh đó nhà cung cấp cũng biết được những sản phẩm mình tung ra là phù hợp chưa? Họ hiểu khách hàng muốn gì, cần gì ở mình để có thể đáp ứng một cách đầy đủ và hiệu quả. 1.4.2. Đặt hàng Đặt hàng là bước quan trọng nhất trong thương mại điện tử. Khi có đơn đặt hàng và nhu cầu đặt hàng thì khi đó doanh nghiệp mới có thể bán được hàng và bán được hàng là điều kiện cho doanh nghiệp có thể tồn tại được trên thương trường. Các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đặt hàng có thể vào website của doanh nghiệp để đặt hàng trực tiếp. Hoặc có thể dùng email, điện thoại để đặt hàng. Qua thương mại điện tử việc đặt hàng cực kỳ dễ dàng và thuận tiện cho người mua và người bán. Các trang web cần có hướng dẫn cụ thể để cho khách hàng chọn được hàng dễ dàng, nhanh chómh và tiện lợi. Khi khách hàng đã thấy được sản phẩm phù hợp với họ hoặc nhu cầu của một số người thì họ sẽ tiến hành đặt hàng. Việc đặt hàng qua mạng bây giờ tương đối dễ dàng và thuận tiện cho mọi người. 1.4.3. Thanh toán Cá nhân , doanh nghiệp muốn mua được hàng thì cần phải trả tiền cho người cung cấp. Việc thanh toán thuận tiện hay không tùy thuộc trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và pháp lý của đất nước đó. Thanh toán thường có nhiều phương thức nhưng đi cùng với thương mại điện tử thì phải có thanh toán điện tử. Thanh toán điện tử là cách thanh toán nhanh chóng và hiệu quả. Cách thanh toán thông thường là thanh toán qua các thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng và thực hiện qua chuyển khoản. Việc thanh toán tùy thuộc rất nhiều vào khách hàng. Nếu mua dễ mà thanh toán khó sẽ gây cho khách hàng cảm giác khó chịu và dễ bỏ qua sản phẩm của doanh nghiệp. Một cách thanh toán nữa là thanh toán theo kiểu truyền thống. Tức là mua hàng qua thương mại điện tử nhưng phải đến bưu điện để chuyển tiền cho người bán . Việc này chỉ được người mua cân nhắc khi loại sản phẩm hiếm, độc đáo và ở nơi đó không có.Việc chuyển tiền qua bưu điện gây mất thời gian và không đúng với tốc độ và tiện ích của thương mại điện tử. Thanh toán là bước rất quan trọng với doanh nghiệp, khi được thanh toán doanh nghiệp mới có thể quay vòng được vốn. Như vậy, chúng ta cần hoàn thiện phương thức thanh toán để giúp cho thương mại điện tử hoàn thiện hơn và được nhiều người sử dụng hơn. 1.4.4. Đáp ứng khách hàng Việc đáp ứng khách hàng là việc của doanh nghiệp. Thông qua các đơn đặt hàng qua website, email, điện thoại doanh nghiệp tiến hành quá trình đáp ứng khách hàng. Dù là thương mại điện tử nhưng cách đáp ứng thì vẫn là cách đáp ứng thông thường. Khi nhận được yêu cầu người bán sẽ cử người đi giao hàng tận nhà cho khách hàng. Với việc giao hàng ra nước ngoài, theo thỏa thuận giữa người mua và người bán giá cả sẽ được thống nhất và vận chuyển đến nơi được yêu cầu. Khi đáp ứng được khách hàng về mặt sản phẩm doanh nghiệp phải tiếp tục giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Các kế hoạch về cung ứng, giao nhận phải được hoàn tất và đáp ứng cho khách hàng một cách hoàn hảo. Các dịch vụ sau bán và bảo hành để khách hàng tiếp tục tìm đến doanh nghiệp. Với việc đáp ứng khách hàng ở ta là chưa thực sự tốt. Vận chuyển hàng hóa chậm và phí vận chuyển đắt đỏ là một trở ngại lớn cho thương mại điện tử phát triển. Đáp ứng khách hàng là bước cuối cùng trong thương mại điện tử nhưng nó lại quyết định khách hàng có sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nữa hay không. Việc đáp ứng bao gồm tất cả các chi tiết liên quan đến sản phẩm. Việc mua bán, trao đổi, giao chuyển diễn ra nhanh chóng hay không là nhờ việc đáp ứng khách hàng tốt hay không. Lôi kéo được khách hàng, làm cho khách hàng biết được doanh nghiệp mình đã khó, việc giữ khách hàng còn khó hơn. Đáp ứng không chỉ có nhận yêu cầu rồi làm theo yêu cầu đó mà phải làm cho việc thực hiện yêu cầu thuận tiện hơn. 1.5. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIÊN TMĐT Ở VIỆT NAM Vào năm 1997 Internet bắt đầu có mặt tại Việt Nam trong khi đó trên thế giới TMĐT đã phát triển tới đỉnh điểm. Mặc dù vậy, TMĐT chỉ mới thực sự xuất hiện và đi vào cuộc sống từ năm 2000. Với sự xuất hiện của vài trang web ban đầu thì giờ đã có đến hơn 90% doanh nghiệp có website.Tháng 11 năm 1997 Việt Nam chính thức nối mạng Internet. Tới đầu năm 1999 mới có khoảng 17000 thuê bao, tuy nhiên lĩnh vực này đang phát triển nhanh dần, số thuê bao Internet tăng với tốc độ là 600-700 thuê bao/tháng. Hiện nay đã có hàng triệu thuê bao trên khắp cả nước. Khoảng cuối năm 2006 , nhiều cơ hội mở ra cho đất nước ta với nhiều khả năng lớn, thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn. Năm 2006 Intel đã đầu tư 1 tỷ usd để xây dựng dây chuyền sản xuất máy tính tại thành phố Hồ chí minh cho thấy tiêm năng về công nghệ thông tin của Việt Nam là không nhỏ. Ebay- mạng bán lẻ nhiều nhất và rộng nhất thế giới hiện nay cũng đã mở một web tiếng việt. Trong khi doanh nghiệp nước ngoài đổ xô vào Việt nam ,chiếm lĩnh gần hết các phân đoạn thị trường thì các doanh nghiệp chúng ta vẫn đang đứng yên, chưa có các động thái tích cực để khai thác tiềm năng sẵn có của mình. Nhìn chung thì TMĐT vẫn còn khá mới mẻ đối với thị trường việt nam. Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì TMĐT cũng phải theo kịp để không bỏ phí tiềm năng. Cơ hội của thời kì hội nhập là rất nhiều nhưng nếu chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức. CHƯƠNG II ỨNG DỤNG TMĐT TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 2.1. THỰC TRẠNG 2.1.1. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ à Thành tựu: Những năm trở lại đây, hàng thủ công mỹ nghệ đựơc liệt vào danh sách 10 mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất. Năm 1998 hàng TCMN Việt Nam mới chỉ có mặt ở 50 nước thì nay đã có mặt ở hơn 100 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu năm 1991 là 6,8 triêu USD, năm 2000 là 235 triệu USD, năm 2004 là 450 triệu USD. Những tháng đầu năm 2007 là: Giá trị trực thu từ mặt hàng này rất cao vì đa số hàng TCMN của nước ta không phải nhập khẩu các nguyên liệu từ nước ngoài, sản xuất bởi chính các nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ khấu hao từ 3-5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy giá trị thường đạt từ 95-97%. Tại hầu hết các thị trường lớn trên thế giới hàng TCMN của Việt Nam đã có chỗ đứng khá vững. Các sản phẩm truyền thống đang ngày càng mở rộng , một số lượng lớn người tiêu dùng , khách hàng ở Bắc Mỹ , Châu Âu , Nhật Bản và một số nước châu Phi đang hướng đến những sản phẩm mang tính dan tộc, tính nghệ thuật cổ truyền dân gian, những sản phẩm thủ công truyền thống mang bản sắc quốc gia. Các thị trường xuất khẩu hàng TCMN chính của Việt Nam + Pháp là thị trường truyền thống và lớn nhất của Việt Nam, các hàng TCMN mà Pháp quan tâm và thường nhập khẩu là hàng gốm sứ và đồ trang sức. Là nước quan tâm rất nhiều đến thời trang , ngành thời trang ở đây rất phát triển và họ có những cảm nhận rất tinh tế về thời trang. Đồ trang sức và gốm sứ của Việt Nam là hai mặt hàng được ưa thích vì hàng Việt Nam khá đơn giản nhưng lại tạo được cảm giác thích thú và hấp dẫn. Gốm Việt Nam không chỉ có gốm Bát Tràng mà cả gốm Phù Lãng và Hương Canh là những làng gốm lâu đời.Gốm có nước gốm màu đẹp, sáng bóng và có tiếng. Họa tiết đơn giãn nhưng gần gũi với cuộc sống đời thường, chất lượng lại rất đảm bảo. Pháp vẫn là thi trường trọng điểm để phát triển thị trường của hàng TCMN Việt Nam. + Nhật là một thị trường ổn định đối với các mặt hàng TCMN của Việt Nam như: đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, gốm sứ, thảm các loại. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2006 là 5,1 tỷ USD. Hàng năm Việt Nam xuất sang Nhật Bản khoảng 7 triệu USD thảm các loại, 16 triệu USD từ lụa tơ tằm và khoảng 9 triệu USD đồ gốm sứ. + Hoa Kỳ là một thị trường có nhu cầu lớn về hàng TCMN Việt Nam, chiếm khoảng 20-25% kim ngạch xuất khẩu hang TCMN của nước ta. Là thị trường trọng điểm và luôn luôn biến chuyển, các mặt hàng được yêu thích là mây tre đan, lụa tơ tằm, đồ gốm mang tính chất thời trang. + Thị trường EU có nhu cầu lớn về các sản phẩm gỗ ( gồm cả gỗ dân dụng và gỗ mỹ nghệ), mây tre đan, gốm sứ mỹ nghệ. Là thị trường có đòi hỏi cao về tính thời trang của sản phẩm nên những sản phẩm làm bằng tay như mây tre đan, gốm sứ, hàng thêu tay rất được ưa chuộng vì chi tiết rất đẹp và độc đáo. + Các thị trường châu Phi như Nam Phi là những thi trường tiềm năng vì hiện nay nước ta đang tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại với những nước này. Đồ gỗ nội thất là những mặt hàng được nước này quan tâm nhiều nhất. àNhững ưu thế của hàng thủ công mỹ nghệ Viêt Nam Số lượng những làng nghề khổng lồ ở nước ta. Hầu như vùng nào cũng có vài ba vùng sản xuất đồ thủ công với truyền thống từ lâu đời. Từ làng gốm Bát Tràng, Hương Canh, Phù Lãng đến làng tranh Đông Hồ, làng lụa Hà Đông, nón làng Chuông, làng dệt chiếu ở Thanh Hóa. Các mặt hàng từ dùng trong một gia đình thuần nông bình dân đến sử dụng trong cung vua phủ chúa đều do các làng thủ công sản xuất lớn. Khối lượng làng nghề lớn và mỗi nơi lại có một món hàng riêng biệt nên chúng ta không chỉ có thể phát triển một loại hàng hóa mà là rất nhiều loại hàng hóa từ đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, gốm sứ, lụa tơ tằm, hàng trang sức, đồ lưu niệm, đồ gốm. Kinh nghiệm sản xuất đã cho ra những sản phẩm độc đáo, bắt mắt và cuốn hút. Từ những chiếc rổ, rá bình thường được sử dụng hàng ngày trong sinh hoạt đời thường đã được biến tấu, sáng tạo trở thành những vật sinh động làm vật trang trí. Sự chạm trổ tỉ mỉ đã biến những khúc gỗ vô tri thành những con vật hay đơn giãn chỉ là một bông hồng. Lượng nhân công dồi dào, những con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ và đầy tính sáng tạo Trong một làng nghề truyền thống thì hầu như gia đình nào cũng tham gia sản xuất, họ sản xuất vào những ngày nông nhàn. Yếu tố con người là yếu tố then chốt quyết định thành công của mọi việc. Người Việt ta mang trong mình truyền thống cần cù, chăm chỉ. Họ đã cho ra không biết bao nhiêu sản phẩm từ bàn tay khéo léo. Đầu óc tinh tế, hài hước đã để lại dấu ấn trong những bức tranh Đông Hồ như đám cưới chuột, cảnh Việt Nam hiện lên đầy lãng mạn và đầy chất thơ trong trong những bức tranh thêu tay. Hay ai đến Huế mà không mua một chiếc nón bài thơ để làm quà, người ta mua không phải để đội mà để kỉ niệm, để nhớ về một cố đô như thế. Không phải là nhân tố gì khác ngoài con người đã thổi hồn vào những vật vô tri biến thành những biểu tượng của từng vùng, từng nơi du khách đặt chân đến. Tính sáng tạo trong lao động của những người gắn bó với nghề là không thể phủ nhận được. 80% dân số nước ta tập trung ở nông thôn nên nguồn lao động cho các ngành thủ công là rất dồi dào. Chỉ có điều chúng ta phải nâng cao chất lượng trình độ người lao động để tạo ra được đội ngũ lành nghề, yêu nghề và tích cực sáng tạo. Vì chỉ có sáng tạo mới làm cho hàng TCMN Việt Nam vươn cao hơn , vươn xa hơn trên trường quốc tế. Sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước ta Hàng năm nhà nước đã bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để trợ cấp cho nông nghiệp, bên cạnh đó hỗ trợ cho thủ công mỹ nghệ là một mặt rất quan trọng. Nước ta đã tham gia vào rất nhiều triển lãm, hội chợ lớn trên thế giới nhằm quảng bá hàng TCMN Việt Nam. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là một nỗ lực không nhỏ của chính phủ. Định hướng và hoạch định chiến lược cho ngành hàng TCMN, để hàng TCMN có được hướng phát triển đúng đắn và phù hợp với tổng thể nền kinh tế, đưa đến cân bằng cơ cấu ngành và lĩnh vực. Với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và cơ sở hạ tầng đã giúp cho các doanh nghiệp không bị yếu thế khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong thời buổi hội nhập, các trợ cấp trực tiếp từ chính phủ bị cắt giảm rất nhiều gây ra mất cạnh tranh về giá của hàng TCMN trên thị trường nhưng lại có những hỗ trợ về kỹ thuật, định hướng chiến lượcgiúp doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất đứng vững . Nhờ sự quan tâm chu đáo của nhà nước mà các cơ sở sản xuất có thể yên tâm và chú trọng vào sáng tạo và sản xuất hơn. Mặc dù tiềm năng và lợi thế xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam là rất lớn nhưng tính bền vững của các thị trường lại chưa cao do những nguyên nhân sau: àHạn chế trong phát triển thị trường hàng TCMN của Việt Nam Sự nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tập trung giữa các cơ sở sản xuất của những ngành hàng. Do quy mô sản xuất nhỏ nên các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN của Việt Nam khó đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài. Mỗi làng quê là một làng nghề, không có sự tập trung trong cùng một xã hay cùng một huyện. Về cơ bản, hàng TCMN của ta đẹp nhưng đáng tiếc khi được đặt hàng với một số lượng lớn và yêu cầu về mẫu mã thì chúng ta không thể đáp ứng được. Như thế làm cho bạn hàng tìm đén các đối tác khác mạnh hơn về quy mô, vốn, công nghệ. Đồng thời chúng ta cũng chưa tạo được sự tin cậy của bạn hàng trong những đơn đặt hàng như về thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm không đồng bộ. Điều đó đã đưa chúng ta vào thế bất lợi trong cạnh tranh nhất là cạnh tranh với hàng của Trung Quốc.Vì vậy chúng ta cần phải có quy hoạch cụ thể phát triển hàng TCMN cho từng ngành, từng vùng. Tập trung vào chuyên môn hóa sản xuất để tạo ra lợi thế về quy mô. Bên cạnh đó phải đầu tư về công nghệ, cải tiến kỹ thuật để giảm bớt hàm lượng lao động trong sản phẩm. Sự nhỏ lẻ, manh mún và thiếu tập trung là vấn đề chung của tất cả các loại hàng TCMN ví dụ như gốm, không chỉ gốm Bát Tràng mà còn có gốm Phù Lãng, Hương Canh. Giá cả khá cao so với khu vực. Xét về các lợi thế thì các nước như : Malaisya, Philippin có khả năng rấy cao trong cạnh tranh về mẫu mã , chất lượng và dịch vụ. Về giá thì Trung Quốc đưa ra mức giá cạnh tranh nhất, theo sau là Việt Nam nhưng chúng ta khó cạnh tranh về giá được với trung Quốc. Chúng ta có nguồn nhân công rẻ nhưng giá sản phẩm vẫn cao hơn đối thủ cạnh tranh của mình. Đó là do các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN hầu hết là nghề truyền thống, quy mô nhỏ nên ít quan tâm tới công tác tổ chức lao động từ đó không tiết kiệm được chi phí.Việc phân công lao động hợp lý sẽ đỡ tốn thời gian cho lao động hơn, một công việc, một sản phẩm có thể được hoàn thành trong một thời gian ít hơn rất nhiều vì thế sẽ tăng năng suất lao động và giảm thiểu được nhiều chi phí. Hàng TCMN được sản xuất chủ yếu là từ làng nghề truyền thống nên không thể sản xuất đại trà một khối lượng lớn vì không đủ khả năng, họ chỉ quen sản xuất ít một phục vụ tiêu dùng của nhân dân quanh vùng.Lượng sản phẩm sản xuấanra ít ỏi nên tất cả các khoản chi phí tính trên sản phẩm sẽ cao và các chi phí vận chuyển, chi phí thủ tục nên các sản phẩm phải chia nhau gánh vác giá thành. Mẫu mã đơn giãn, thiếu sự tinh tế và không có sự thay đổi. Cái yếu của chúng ta là chỉ chú tâm xuất khẩu , xuất khẩu được càng nhiều càng tốt, từng lô hàng liên tiếp giống nhau được xuất đi gây ra sự nhàm chán cho người tiêu dùng. Thị hiếu của người tiêu dùng thường xuyên thay đổi mà chúng ta cứ khư khư theo một kiểu dáng cũ . Mẫu mã đơn giãn và ít thay đổi bên cạnh đó các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN không đầu tư cho thiết kế kiểu dáng. Hình ảnh qua hàng chục năm mà vẫn không có sự thay đổi gì cả. Hơn thế nữa chúng ta cứ sao chép rập khuôn kiểu dáng giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc với hàng Trung Quốc như thế sẽ gặp rất nhiều rắc rối về mặt pháp lý và sở hữu trí tuệ. Nếu mà sản xuất theo mẫu mã của đối tác thì ta sẽ thụ động, ỷ lại và trông chờ các mẫu mã từ đối tác . Điều này chỉ mang lại những bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, mang lại giá trị gia tăng rất nhỏ nhoi. Đồng thời chúng ta mất dần khả năng sáng tạo trong sáng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc235.doc
Tài liệu liên quan