Đề tài Ứng dụng tin học trong quản lí thi tốt nghiệp PTTH của tỉnh Phú Thọ

 

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 : TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ-TIN HỌC 5

VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP. 5

1. Tổng quan về Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học 6

1. 1 Giới thiệu chung về cơ sở thực tập 6

1. 2 Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan thực tập : 7

1. 3 Hiện trạng và Hướng phát triển của Trung tâm: 7

1. 3. 1 Sự phát triển về quy mô : 7

1. 3. 2 Đánh giá về chất lượng, hiệu quả giáo dục -đào tạo và việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập : 8

2. Sự cần thiết của ứng dụng tin học trong công tác quản lí thi tốt nghiệp phổ thông trung học của Tỉnh Phú Thọ. 11

3. Mục tiêu của luận văn tốt nghiệp 13

4. Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu luận văn tốt nghiệp 14

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN ĐỂ 18

NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 18

1. Hệ thống thông tin quản lí. 19

1. 1 Định nghĩa hệ thống thông tin. 19

1. 2 Cơ sở kỹ thuật hệ thống thông tin của hệ thống thông tin. 20

1. 3 Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin. 21

1. 3. 1. Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một hệ thống thông tin. 21

1. 3. 2. Phương pháp phát triển hệ thống thông tin. 22

3. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong chương trình. 22

3. 1 Một số khái niệm về cơ sở dữ liệu. 22

3. 2 Những hoạt động chính của cơ sở dữ liệu. 23

3. 2. 1 Cập nhật dữ liệu. 23

3. 2. 2 Truy vấn dữ liệu. 24

3. 2. 3 Lập báo cáo từ cơ sở dữ liệu 24

3. 2. 4 Cấu trúc tệp và mô hình dữ liệu 24

3. 2. 5 Cơ sơ dữ liệu và mạng. 25

3. 2. 6 Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng. 26

4. Các công đoạn của quá trình phát triển hệ thống: 26

5. Visual Basic. 28

5. 1 Tại sao nên dùng visual basic 28

5. 2 Dùng Visual basic để quản lí các đối tượng 29

5. 3 Dùng Visual basic để xử lí các tập hợp bản ghi. 29

5. 4 Thiết kế cơ sở dữ liệu nhiều người dùng. 29

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ THI TỐT NGHIỆP 31

1. Quy trình phân tích hệ thống 32

1. 1 Đánh giá yêu cầu của hệ thống Quản lí thi tốt nghiệp. 32

1. 2. Phân tích chi tiết 33

1. 2. 1 Mục tiêu 33

1. 2. 2 Phân tích sơ đồ luồng thông tin. 33

1. 2. 3 Sơ đồ Luồng dữ liệu. 42

2. Thiết kế dữ liệu 49

2. 1 Mục đích của thiết kế cơ sở dữ liệu 49

2. 2 Các thông tin đầu ra 50

2. 3 Phân loại thực thể và các thực thể : 56

2. 3. 2 Thực thể “hoidong “ 58

2. 3. 3 Thực thể “ lientruong” 59

2. 3. 4 Thực thể “truong” 59

2. 4 Mối liên hệ giữa các bảng : 60

3. Thiết kế giải thuật 61

3. 1 Phân tích tra cứu 63

3. 2 Phân tích cập nhật 63

4. Thiết kế màn hình giao diện 64

5. Kết quả thử nghiệm chương trình 68

6. In ra một số màn hình giao diện . 74

Phụ lục 88

Kết luận 100

Danh sách các tài liệu tham khảo 102

 

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng tin học trong quản lí thi tốt nghiệp PTTH của tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luôn phải lưu trữ và xử lí dữ liệu phục vụ trong công việc quản lí và kinh doanh của mình, những danh sách khách hàng, danh sách của nhà cung cấp, sổ sách bán hàng, hồ sơ nhân viên. Là những vấn đề cần tổ chức dữ liệu. Trước khi có máy tính những thông tin kể trên vẫn đã được thu thập, lưu trữ, xử lí, phân tích cập nhập. Chúng có thể ghi trên bảng, ghi trong sổ sách, trong các phích bằng bìa cứng thậm trí trong các trí não của những nhân viên làm việc. Làm như vậy cần rất nhiều người, cần rất nhiều không gian nhớ và rất vất vả trong quá trình tính toán. Thời gian xử lí lâu quá trình mệt mỏi nặng nhọc và các báo cáo thường không đầy đủ và chính xác. Ngày nay người ta thường sử dụng máy tính và các hệ quả trị cơ sở dữ liệu để giao tác với các dữ liệu trong cơ sở Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một phần mềm ứng dụng giúp chúng ta tạo ra, lưu trữ tổ chức và tìm kiếm dữ liệu từ một cơ sở đơn lẻ hoặc từ một số cơ sở dữ liệu. Microsoft Access, Foxpro là những ví dụ về những hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng trên các máy tính cá nhân. Cơ sở dữ liệu được bắt đầu từ những khái niệm cụ thể sau đây: - Thực thể là một đối tượng nào đó mà nhà quản lí muốn lưu trữ thông tin về nó. Chẳng hạn như nhân viên máy móc thiết bị, hợp đồng mua bán, khách hàng. - Trường dữ liệu để lưu trữ thông tin về từng thực thể người ta thiết lập cho nó một bộ thuộc tính để ghi giá trị cho từng thuộc tính đó. - Bản ghi là tập hợp bộ giá trị của các trường của một thực thể cụ thể làm thành một bản ghi. - Bảng là toàn bộ các bản ghi lưu trữ thông tin cho một thực thể tạo ra một bảng mà mỗi dòng là một bản ghi và mỗi cột là một trường. - Cơ sở dữ liệu được hiểu là tập hợp các bảng có liên quan với nhau được tổ chức và lưu trữ trên các thiết bị hiện đại của tin học, chịu sự quản lí của các hệ thống chương trình máy tính, nhằm cung cấp thông tin cho nhiều người sử dụng khác nhau, với những mục đích khác nhau. 3. 2 Những hoạt động chính của cơ sở dữ liệu. 3.2.1 Cập nhật dữ liệu. Có nhiều nhiệm vụ cần thực hiện khi sử dụng cơ sở dữ liệu. Một số nhiệm vụ thực hiện trực tiếp từ các nhân viên hoặc nhà quản lí, một số khác do các quản trị viên cơ sở dữ liệu hoặc lập trình viên có năng lực thực hiện. Xu thế của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu làm dễ dàng việc tạo và nhập dữ liệu, quản trị những ứng dụng cơ sở dữ liệu cho những người sử dụng. 3. 2. 2 Truy vấn dữ liệu. Truy vấn dữ liệu là làm thế nào để lấy dữ liệu cơ sở dữ liệu. Để thực hiện nhịêm vụ này ta phải có một cách thức nào đó giao diện với cơ sở dữ liệu. Thông thường thông qua một dạng nào đó của ngôn ngữ truy vấn : - Ngôn ngữ có cấu trúc SQL là ngôn ngữ phổ dụng nhất được dùng để truy vấn các cơ sở dữ liệu hiện nay. Việc viết một lệnh SQL đòi hỏi nhiều kĩ năng và thời gian nhất là những truy vấn phức tạp trong một cơ sở dữ liệu lớn. - Truy vấn bằng QBE : nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu có cách thức đơn gian hơn để giao tác với cơ sở dữ liệu dựa vào quan niệm QBE. Vì nó tạo cho người dùng sử dụng một lưới điền hoặc một mẫu để xây dựng cấu trúc một mẫu hoặc mô tả một mà họ muốn tìm kiếm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hiện đại sử dụng giao diện hiện đại và kỹ thuật rê chuột để tạo truy vấn một cách dễ dàng và nhanh chóng. 3. 2. 3 Lập báo cáo từ cơ sở dữ liệu Thường thì các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường bổ sung tính năng lập báo cáo cho việc truy vấn dữ liệu. Báo cáo là những dữ liệu kết xuất ra từ cơ sở dữ liệu, được tổ chức sắp xếp và đưa ra dưới dạng in ấn. Tuy nhiên báo cáo cũng có thể hiện trên màn hình. 3. 2. 4 Cấu trúc tệp và mô hình dữ liệu Dữ liệu cần phải được tổ chức theo một cánh nào đó để không dư thừa và dễ dàng tìm kiếm, phân tích hiểu được chúng. Vì vậy cơ sở dữ liệu được tổ chức cần phải cấu trúc lại. Đối với thực thể việc xác định tên gọi, độ rộng các trường, loại của từng trường. Tất cả những thứ đó đều được gọi là cấu trúc một thực thể. Để lưu trữ dữ liệu chúng ta cần một cơ chế để gắn kết một thực thể mà chúng ta có mỗi liên hệ tự nhiên giữa cái nọ với cái kia. - Mô hình phân cấp thể hiện mối quan hệ Cha _con. Một thực thể có thể có nhiều thực thể con, nhưng mỗi thực thể con thì có một thực thể cha. Quan hệ này được gọi là quan hệ Một _Nhiều - Mô hình mạng lưới tỏ ra mềm dẻo hơn nhiều so với mô hình phân cấp. Theo mô hình này một thực thể cha có nhiều thực thể con và ngược lại. Quan hệ này đuợc gọi là quan hệ Nhiều _Nhiều. Mô hình này mềm dẻo nhưng cũng có nhiều yếu điểm của nó. Kích thước của sự phức tạp của các mối quan hệ sẽ làm cơ sở dữ liệu chở lên lớn và cồng kềnh và rất rễ nhầm lẫn. - Mô hình quan hệ là mô hình được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Theo mô hình này thì hệ quản trị cơ sở dữ liệu xem xét và thực hiện các thực thể như là bảng hai chiều với bản ghi là các hàng và các trường là các cột. Có một cột đóng vai trò trường khoá hay còn gọi là trường định danh. Mỗi giá trị của nó xác định một bản ghi duy nhất. Bảng có thể chứa các trường liên kết, chúng không phải là những trường mô tả về thực thể mà là móc xích liên kết với nhiều và một bản ghi của một bảng khác. Cấu trúc như vậy có nhiều thuận lợi cho việc thao tác với dữ liệu trên các bảng. 3. 2. 5 Cơ sơ dữ liệu và mạng. Những ứng dụng cơ sở trong một tổ chức ngày càng lớn và ngày càng phức tạp và nó phục vụ cho nhiều mục đích, cho nhiều người vì vậy khó có thể thực hiện chúng một cách có hiệu quả trên một máy vi tính. Kiến trúc Client/Server được thiết kế để giải quyết vấn đề đó. Trong kiến trúc Client/Server các ứng dụng được chia làm hai phần. Cơ sở dữ liệu được nằm trong một máy tính mạnh được gọi là máy chủ cơ sở dữ liệu. Những chương trình xử lí dữ liệu nằm ở các máy tính trên bàn của người sử dụng gọi là máy khách. Nói cách khác ta có thể tìm dữ liệu trên máy chủ bằng cánh chạy chương trình ứng dụng trên máy tính tại bàn của chúng ta. 3. 2. 6 Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng. Một số cơ sở dữ liệu đã bắt đầu bao chứa những kĩ thuật thiết kế hướng đối tượng được dùng trong kỹ thuật lập trình. Đối tượng là tập hợp gồm dữ liệu và những thao tác thực hiện trên các dữ liệu đó, cơ sở dữ liệu hướng đối tượng xử lí các bảng các truy vấn và các đối tượng. Khả năng module hoá và việc sử dụng lại nhanh và dễ dàng các đối tượng xuất hiện trong tổ chức làm giảm chi phí về thời gian và tiền bạc cho cơ sở dữ liệu đó. 4. Các công đoạn của quá trình phát triển hệ thống: Phương pháp được trình bày ở đây có 7 giai đoạn. Sau đây là mô tả sơ lược các giai đoạn của việc phát triển hệ thống thông tin. - Giai đoạn 1 : Đánh giá yêu cầu - Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu - Làm rõ yêu cầu - Đánh giá tính khả thi - Chuẩn bị và trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu - Giai đoạn 2 : Phân tích chi tiết - Lập kế hoạch phân tích chi tiết - Nghiên cứu môi trường của hệ thống thực tại - Nghiên cứu hệ thống thực tại - Chuẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp - Đánh giá lại tính khả thi - Sửa đổi đề xuất của dự án - Chuẩn bị và trình bày báo cáo chi tiết Giai đoạn 3 : Thiết kế Logic - Thiết kế cơ sở dữ liệu - Thiết kế xử lý - Thiết kế các dòng vào - Hoàn chỉnh các tài liệu logic - Hợp thức hoá mô hình logic Giai đoạn 4 : Đề xuất các phương án của giải pháp - Xác định các ràng buộc tổ chức và tin học - Xây dựng các phương án của giải pháp - Đánh giá các phương án và giải pháp - Chuẩn bị và trình bày các báo cáo về các phương án của giải pháp Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài - Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài - Thiết kế chi tiết các giao diện vào/ra - Thiết kế phương thức giao tác với phần tin học hoá - Thiết kế các thủ tục thủ công - Chuẩn bị và trình bày báo cáo thiết kế vật lý ngoài Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống - Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật - Thiết kế vật lý trong - Lập trình - Thử nghiệm kiểm tra - Chuẩn bị các tài liệu cho hệ thống Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác - Lập kế hoạch cài đặt - Chuyển đổi - Khai thác và bảo trì - Đánh giá. Kết quả của quá trình phân tích và thiết kế bao gồm hai phần lớn : hệ thống thông tin và tài liệu về hệ thống. 5. Visual Basic. 5. 1 Tại sao nên dùng visual basic Visual basic là ngôn ngữ lập trình có thể dùng cho Microsoft Access. Ta dùng các đối tượng để liên kết các đối tượng trong một ứng dụng với nhau thành một thể thống nhất. Với giao diện của Microsoft Access ta có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ xử lí dữ liệu mà đáng lẽ phải lập trình khi dùng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác. Sau đây là các lý do xác đáng nhất để dùng visual basic : - Làm cho cơ sở dữ liệu dễ bảo trì hơn : các thủ tục để hưởng ứng các sự kiện được gắn liền như những bộ phận của Form hay Report. Nếu di chuyển hoặc copy một Form hay Report từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác thì các thử tục gắn liền với Form hay Report sẽ di chuyển theo. - Tạo các hàm theo ý mình : Access có sẵn nhiều hàm, khi dùng visual basic bạn có thể tạo ra các theo ý mình để tính ra một giá trị theo những công thức hay một quá trình phức tạp. Sau khi đã tạo ra các hàm thì chỉ viết tên hàm trong các biểu thức chứ không cần hướng dẫn cách tính giá trị của hàm nữa. - Báo lỗi hay xử lí lỗi theo theo ý mình : visual basic có thể giúp bạn phát hiện lỗi của người dùng, hiện ra những thông báo dễ hiểu và đôi khi có thể tự sửa lỗi. - Tạo và điều khiển các đối tượng : cánh tốt nhất là tạo và sửa đổi một đối tượng là tiến hành trong Design view của đối tượng ấy. Tuy nhiên trong một số trường hợp, định nghĩa và điều khiển các đối tượng bằng chương trình. Dùng visual basic, có thể điều khiển tất cả các đối tượng trong cơ sở dữ liệu và bản thân cơ sở dữ liệu nữa. - Xử lí từng bản ghi : Có thể dùng visual basic để xử lí từng bản ghi trong một tập hợp nào đó. - Truyển các argument đến các thủ tục : với visual basic có thể truyền các argumemt tới các thủ tục trong lúc đang thực hiện và có thể dùng các biến làm argument. Như thế việc thực hiện các thủ tục được linh hoạt hơn. - Tiến hành các hành động ở mức hệ thống : Với visual basic có thể kiểm tra xem một tệp có tồn tại trên hệ thống hay không, có thể giao lưu với các ứng dụng khác như excel thông qua Automation hay Dynamic Data exchange và có thể dùng các hàm trong Dynamic-Link Libraries. 5. 2 Dùng Visual basic để quản lí các đối tượng Chúng ta có thể tạo ra các đối tượng và đặt các tính chất cho nó trong Design view của đối tượng ấy mà không cần lập trình. Ngoài việc quản lí các đối tượng qua các giao diện của Access, còn viết được các thủ tục Visual basic để tạo, sửa đổi xoá bỏ các đối tượng. 5. 3 Dùng Visual basic để xử lí các tập hợp bản ghi. Giao diện của Microsoft Access đã tạo điều kiện để người dùng có thể duyệt, xử lí và đổi mới dữ liệu theo nhiều cách khác nhau. Tuy vậy, đôi khi chương trình ứng dụng phải trực tiếp quản lí dữ liệu để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Visual basic cùng với các đối tượng tiếp cận dữ liệu tạo thành một công cụ cho phép ta tìm, duyệt, bổ sung, loại bỏ hay sửa đổi dữ liệu. 5. 4 Thiết kế cơ sở dữ liệu nhiều người dùng. - Chia sẻ toàn bộ CSDL : Có thể đặt toàn bộ CSDL trên một máy chủ hay trong một thư mục chia sẻ được. - Chỉ chia sẻ các bảng trong một CSDL : có thể đặt các bảng trên một máy chủ và dữ các đối tượng CSDL khác trên từng máy tính của mỗi người dùng. - Chia sẻ dữ liệu trên mạng Internet : có thể biến các đối tượng Access của mình thành các trang Web. - Nhân bản CSDL : Nếu dùng hai máy tính, thì Access có thể duy trì tính đồng bộ của bản sao. - Tạo một ứng dụng khách chủ : nếu bạn làm việc trong một môi trường khách/chủ thì có thể tận dụng khả năng bảo mật của môi trường này bằng cách tạo ra một môi trường khách / chủ. Chương 3 : Phân tích, thiết kế chương trình quản lí thi tốt nghiệp 1. Quy trình phân tích hệ thống 2. Thiết kế dữ liệu 3. Thiết kế giải thuật 4. Thiết kế màn hình giao diện 5. Kết quả thử nghiệm chương trình 6. In ra một số giao diện màn hình tiêu biểu. 1. Quy trình phân tích hệ thống 1. 1 Đánh giá yêu cầu của hệ thống Quản lí thi tốt nghiệp. Yều cầu của đề tài là tạo một chương trình quản lí thi tốt nghiệp trên máy tính phù hợp với công tác thi tuyển ở nhiều sở GD-ĐT, ở các trường trung học chuyên nghiệp. Chương trình sẽ được thiết kế theo mô hình mở tức là tạo sự linh động trong quá trình ứng dụng, để chương trình có thể phục vụ nhiều truờng, nhiều tổ chức của ngành chứ không đơn thuần chỉ áp dụng cho một trường nào cả. Tuy nhiên trong thời gian có hạn em chỉ cố gắng hoàn thành đề tài của mình một cách tốt nhất, để áp dụng thử nghiệm trong Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ. Vì là chương trình quản lí nên yêu cầu phải thiết kế chương trình đáp ứng yêu cầu đề ra của nhà quản lí mà cụ thể là phải thực hiện từng bước như xử lí hồ sơ từ trường, đến liên trường và quản lí thi gồm cập nhật, xử lí hồ sơ, tổ chức thi, xử lí kết quả thi, xét tuyển, hệ thống. Ngoài ra không chỉ phục vụ mục đích quản lí thi ta cũng phải tạo ra một giao diện đẹp, các chức năng rõ ràng và đầy đủ. 1. 2. Phân tích chi tiết 1. 2.1 Mục tiêu Giai đoạn phân tích chi tiết sẽ được tiến hành: 1. 0 Xác định yêu cầu hệ thống 2. 0 Cấu trúc hoá chương trình 3. 0 Tìm và lựa chọn các giải pháp Hồ sơ dự án Mục đích chính của giai đoạn phân tích chi tiết là đưa ra được chuẩn đoán chi tiết về hệ thống đang tồn tại nghĩa là xác định được những vấn đề chính cũng như các nguyên nhân chính của chúng, xác định được mục tiêu cần đạt được của hệ thống mới và đề ra được các yếu tố giải pháp cho phép đạt được mục tiêu trên. 1.2.2 Phân tích sơ đồ luồng thông tin. Sơ đồ luồng thông tin dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau: - Xử lí. Thủ công Giao tác người máy Tin học hoá hoàn toàn - Kho lưu trữ dữ liệu. Thủ công Tin học hoá - Dòng thông tin. Tài liệu Luồng thông tin Sơ đồ luồng thông tin trong hệ thống quản lí thi tại cơ sở trường : Thời điểm Học sinh Quản lý Đào tạo 30 ngày trước khi thi tốt ngiệp Danh sách Nhập danh sách Hồ sơ HS In danh sách theo lớp Danh sách đăng ký dự thi Danh sách dự thi của trường Sơ đồ luồng thông tin của quá trình quản lí thi tốt nghiệp : Trường Cán bộ quản lí thi Phòng đào tạo Hồ Sơ học sinh Tạo đĩa liên trường Tạo A:\THITN Tạo C:\THITN Tổng số thí sinh toàn tỉnh Tạo đĩa chấm thi theo từng môn học Xét duyệt Kết quả Công nhận tốt nghiệp Tổng hợp báo các chung Bảng ghi điểm thi Sơ đồ luồng thông tin trong hệ thống quản lí thi theo liên trường : Nhân viên nhập liệu Người quản lí thi tốt nghiệp Phòng đào tạo của sở In danh sách Các báo cáo tổng hợp Hồ sơ về học sinh Cập nhật Nhập song Sao lưu dữ liệu Nhập song Tạo đĩa trường Đánh SBD và sắp xếp phòng thi Hoàn thành In các báo cáo Phích xử lí Phích xử lí : Cập nhật Hồ sơ về học sinh, trường. - Tên xử lí : Cập nhật. - Mô tả : Cập nhật hồ sơ về học sinh và mô tả về trường, hội đồng thi và các liên trường. - Phân rã thành các IFD con. - Phương tiện thực hiện : Bàn phím ổ đĩa mềm, máy quét. - Dữ liệu nhập : Hồ sơ học sinh là dữ liệu để thực hiện quá trình thi. - Thủ tục nhập : Nhập tuần tự. - Thời gian nhập : Nhập trước khi tổ chức thi. Phích xử lí : Sếp số báo danh và phòng thi. -Tên xử lí : Sắp xếp - Mô tả : Sau khi nhập hồ sơ học sinh, trước khi thi người quản lí thì cán bộ nhập liệu phải thực hiện công việc đó là : Sắp xếp SBD, tạo phòng thi. - Phương tiện làm : Từ chương trình chạy. - Sự kiện khởi sinh : Quản lí thi. - Phương pháp xử lí : Xử lí tuần tự. Phích xử lí : In báo cáo. - Tên xử lí : In phiếu. - Mô tả : Người quản lí in báo cáo về số phòng thi và các thông tin về học sinh của từng trường cho phòng đào tạo của sở. - Phương tiện thực hiện: Từ chương trình. - Sự kiện khởi sinh thi : Tiến hành thi. Phích xử lí : Tạo đĩa trường - Tên xử lí vào điểm : Tạo đĩa trường. - Mô tả : Người quản lí thi bắt đầu lắp ghép từ nhiều máy vì số lượng học sinh đông nên vấn đề nhập liệu phải thực hiện ở nhiều máy. - Phương thức thực hiện : Bàn phím và chuột, ổ đĩa. - Sự kiện khởi sinh: Xử lí ghép thông tin từ nhiều máy. - Các sự lựa chon các phương án. Phích dữ liệu và thông tin. Phích dữ liệu : hồ sơ học sinh đã cập nhật. - Tên tài liệu : Hồ sơ học sinh đã cập nhật. - Mô tả : Sau khi nhân được hồ sơ học sinh của các trường thì nhân viên tiến hành nhập liệu. - Vật mang : ổ cứng. - Chương trình hoặc người truy cập : Người truy cập. - Phích lưu dữ liệu: phòng thi. - Tên tài liệu : Phòng thi. - Mô tả : Sau khi đã nhập liệu song hồ sơ của học sinh thì chúng ta tiến hành đánh số báo danh và sắp xếp phòng thi thu được kết quả ta được các phòng thi. - Vật mang : ổ cứng và giấy in. - Chương trình hoặc người truy cập : Người truy cập. Phích sao lưu dữ liệu - Tên kho : Sao lưu dữ liệu. - Mô tả : Sau khi thi song toàn bộ toàn bộ dữ liệu sẽ được sao lưu sang đĩa mềm, các thiết bị khác để cất trữ tránh các rủi ro có thể xảy ra. - Vật dụng : Đĩa mềm đĩa cứng hoặc in ra giấy. - Người hoặc chương trình truy cập : Người truy cập. Phích luồng thông tin : Hồ sơ học sinh. - Tên tài liệu : Hồ sơ học sinh. - Mô tả : Trước khi thi thì nhân viên nhập liệu phải lên thông tin về học sinh. - Vật mang : Giấy, ổ đĩa. - Hình dạng : Văn bản. - Nguồn: Các hồ sơ. - Đích : Đưa đến người quản lí thi. Phích kho dữ liệu : Bảng tổng hợp - Tên kho :Báo cáo tổng hợp. - Mô tả : Trước khi thi người quản lí thi phải có các báo cáo tổng hợp để nộp lên phòng đào tạo của sở. - Vật mang : ổ cứng, giấy in. - Chương trình hoặc người truy cập : Chương trình 1.2. 3 Sơ đồ Luồng dữ liệu. Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả cũng chính hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu các xử lí, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lí. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì. - Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) - Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng bốn loại ký pháp cơ bản: Thực thể, Tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu. Nguồn hoặc đích Tên người \bộ phận phát nhận thông tin Tên dòng dữ liệu Dòngdữ liệu Tiến trình xử lí Tiến trình xử lí Tệp dữ liệu Kho dữ liệu Các ký pháp cơ bản của ngôn ngữ DFD Sơ đồ ngữ cảnh Sơ đồ ngữ cảnh thể hiện rất khái quát hệ thống hông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Để cho sơ đồ ngữ cảnh sáng sủa dễ nhìn có thể bỏ qua các kho dữ liệu, bỏ qua các xử lí cập nhật. Sơ đồ khung cảnh còn được gọi là sơ đồ mức 0 Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống quản lí thi Nhân viên nhập liệu Quản lí thông tin thi Các báo cáo về trường Các báo cáo lên sở Sơ đồ DFD mức 0 của hệ thống quản lí thi 1. 0 Cập nhật 2. 0 Tạo đĩa trường Học sinh 3. 0 Đánh số báo danh và sắp xếp phòng thi 4. 0 Nhập điểm 5. 0 Tính điểm cho từng HS Sở GD-ĐT 6. 0 In ra các báo cáo Các trường PTTH Hồ sơ HS Ghép nối Hồ sơ học sinh Hồ sơ kết quả thi Sơ đồ DFD của trường : 1. 1 Tạo đĩa trường 2. 1 Tạo đĩa nối từ A:\THITN 3. 1 Tạo đĩa nối từ C: \THITN Nhân viên nhập liệu Hồ sơ học sinh Sơ đồ DFD mức 1của công việc đánh số báo danh: 1. 1 Đánh SBD và PT 2. 1 Sửa không thay đổi SBD 3. 1 Sửa có thay đổi SBD Nhân viên quản lí Hồ sơ học sinh Sơ đồ DFD mức 1 của công việc In báo cáo 1. 1 In các báo cáo 2. 1 Danh sách HS dự thi 3. 1 In bảng tổng hợp Nhân viên nhập liệu 4. 1 Tờ bài thi Hồ sơ học sinh Theo sơ đồ dữ liệu trên ta có các phích xử lí lô gíc sau : Mẫu phích xử lí lôgic. Mâu phích luồng dữ liệu. Mẫu phích phần tử thông tin. Mẫu phích kho dữ liệu. Mẫu phích tệp dữ liệu. Phích xử lí logic - Phích xử lí cập nhật - Tên xử lí : Cập nhật Hồ sơ học sinh. - Mô tả : Cập nhật các thông tin cần thiết tới hệ thống thông tin thi tốt nghiệp. - Tên DFD liên quan : Sơ đồ DFD mức 0. - Các luồng thông tin dữ liệu vào : Hồ sơ học sinh. - Các luồng dữ liệu ra: Hồ sơ học sinh đã cập nhật. - Kho dữ liệu mà xử lí sử dụng : Hồ sơ Học sinh - Phích xử lí Đánh số báo danh và phòng thi : - Tên xử lí : Đánh số báo danh và phòng thi. - Mô tả : Cập nhật các thông tin cần thiết tới hệ thống thông tin thi tốt nghiệp xong thì ta phải đánh số báo danh cho hệ thống thi tốt nghiệp. - Tên DFD liên quan : sơ đồ DFD mức 0, DFD mức 1. - Các luồng thông tin dữ liệu vào : Hồ sơ học sinh. - Các luồng dữ liệu ra : Danh sách các SBD và các phòng thi. - Kho dữ liệu mà xử lí sử dụng : Hồ sơ Học sinh. - Phích xử lí : Tạo đĩa trường - Tên xử lí : Tạo đĩa trường. - Mô tả : Cập nhật các thông tin cần thiết tới hệ thống thông tin thi tốt nghiệp, nhưng với lượng dữ liệu nhiều chúng ta phải cập nhật từ nhiều máy vì vậy ta phải có công đoạn ghép dữ liệu. - Tên DFD liên quan : Sơ đồ DFD mức 0, DFD mức 1. - Các luồng thông tin dữ liệu vào : Hồ sơ học sinh. - Các luồng dữ liệu ra: Hồ sơ học sinh đã cập nhật đầy đủ của các trường. - Kho dữ liệu mà xử lí sử dụng : Hồ sơ Học sinh. - Phích xử lí In các báo cáo - Tên xử lí : In các báo cáo. - Mô tả : Trước quá trình thi ta phải in các báo cáo về các số lượng thi của nhiều trường. - Tên DFD liên quan : sơ đồ DFD mức 0, DFD mức 1. - Các luồng thông tin dữ liệu vào : Hồ sơ học sinh và danh sách phòng thi và SBD. - Các luồng dữ liệu ra: Hồ sơ học sinh đã cập nhật. - Kho dữ liệu mà xử lí sử dụng : Hồ sơ Học sinh, Phòng thi. Phích luồng dữ liệu - Phích luồng dữ liệu : Hồ sơ học sinh - Tên luồng : Hồ sơ học sinh. - Mô tả : Đây là toàn bộ số học sinh tham gia thi tốt nghiệp ở một tỉnh. - Tên DFD liên quan : Sơ đồ DFD mức 0, DFD mức 1 của công việc Tạo đĩa trường. - Nguồn : Từ các trường gửi về. - Đích : Tạo ra các phòng thi và SBD trước khi quá trình thi diễn ra. - Các phần tử thông tin : Dạng text. 2. Thiết kế dữ liệu 2. 1 Mục đích của thiết kế cơ sở dữ liệu Xây dựng mô hình lôgic là quá trình tương đối phức tạp, cần phải có sự hiểu biết sâu sắc hệ thống thông tin đang nghiên cứu, phải biết tự làm chủ các công cụ tạo ra và hoàn chỉnh các hệ thống mức lôgíc và cần am hiểu tinh tế các khái niệm cơ bản của cơ sở dữ liệu. Phương pháp thiết kế các bộ phận của hệ thống thông tin mới theo trật tự sau: - Thiết kế cơ sở dữ liệu - Thiết kế xử lí - Thiết kế các dòng vào Với những nhiệm vụ trên cần phải bổ sung hoàn chỉnh tài liệu và hợp thức hoá mô hình lôgíc. 2. 2 Các thông tin đầu ra Xuất phát từ các tài liệu, các thông tin thu thập về hệ thống quản lí thi của Tỉnh Phú Thọ có các danh mục thông tin đầu ra cần để thiết kế cơ sở dữ liệu sau: Danh Sách dự thi 1 Danh sánh dự thi 2 Danh sách trường Danh sánh hội đồng Danh sách liên trường Danh sách in thí sinh dự thi lần 1 Danh sách in danh sách phòng thi Danh sách in tờ thu bài Danh sách phòng thi. Danh sách SBD của học sinh. Tổng hợp theo trường. Bảng tổng hợp theo hội đồng Bảng tổng hợp theo liên trường. Bảng tổng hợp các môn. Bảng chứng nhận tạm thời. Bảng ghi tên ghi điểm. Danh sách công nhận. Bảng kết quả tốt nghiệp chung. Xác định các tệp cơ sở dữ liệu trên cơ sở đầu ra của hệ thống là phương pháp cổ điển và cơ bản của việc thiết kế cơ sở dữ liệu từ thông tin đầu ra: Bước 1. Xác định các đầu ra Liệt kê toàn bộ thông tin đầu ra. Nội dung, khối lượng, tần suất và nơi nhận của chúng. Bước 2. Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra đầu ra tương ứng. Từ đầu ra “Hồ sơ học sinh ”ta lập được danh sách các thuộc tính: Mã học sinh Số thứ tự(R) Mã trường(R) Mã liên trường (R) Mã hội đồng (R) Lớp (R) Họ tên(R) Số báo danh(R) Phòng thi(R) Ngày sinh(R) Nơi sinh(R) Dân tộc(S) Giới tính(R) Tên (R) Họ (R) Điểm 1(R) Điểm 2(R) Ưu tiên (R) Khuyến khích (R) Học lực (R) Hạnh Kiểm (R) Môn 1(R) Môn 2(R) Môn 3(R) Môn 4(R) Môn 5(R) Môn 6(R) Môn chọn 6(R) Trung bình 1(S) Tổng (S) Trung bình 2(S) Kết quả (S) Xếp loại (S) Ghi chú (S) Ký hiệu R là thuộc tính lặp: là thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu. Ký hiệu S là đánh dấu thuộc tính thứ sinh : là những thuộc tính được tính toán ra hoặc suy ra từ các thuộc tính khác. Thực hiện việc chuẩn hoá mức 1 (1. NF): Trong một danh sách không phép được chứa những thuộc tính lặp. Hoc sinh Mã học sinh Họ tên Ngày sinh Nơi sinh Dân tộc Giới tính Điểm thi Mã học sinh Số thứ tự Mã trường Mã liên trường Mã hội đồng Lớp Số báo danh Phòng thi Điểm 1 Điểm 2 Ưu tiên Khuyến khích Học lực Hạnh Kiểm Môn 1 Môn 2 Môn 3 Môn 4 Môn 5 Môn 6 Môn chọn 6 Thực hiện chuẩn hoá mức 2(2. NF) : Trong một danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thộc hàm vào toàn bộ khoá chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khoá. Hoc sinh Mã học sinh Họ tên Ngày sinh Nơi sinh Dân tộc Giới tính Điểm thi Mã học sinh Điểm 1 Điểm 2 Học lực Hạnh Kiểm Môn 1 Môn 2 Môn 3 Môn 4 Môn 5 Môn 6 Môn chọn 6 Hệ thống thi của từng học sinh Mã học sinh Mã trường Mã liên trường Mã hội đồng Lớp Số báo danh Phòng thi Mô tả các tệp : Biểu diễn các tệp theo ngôn ngữ của cơ sở dữ liệu về tệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docP0069.doc
Tài liệu liên quan